Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

28/02/2019

Bóng của Bắc Kinh có đè lên thượng đỉnh Trump – Kim II ?

Tổng hợp

Trung Quốc có vai trò gì với thượng đỉnh Trump – Kim lần 2 ? (RFI, 28/02/2019

Trước thượng đỉnh lần 2 Trump - Kim ở Hà Nội ngày 27 và 28/02/2019, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, vai trò của Trung Quốc dường như không được chú ý nhiều. Tuy nhiên, thượng đỉnh hôm 28/02 bất ngờ khép lại, không theo kịch bản dự kiến. Hai bên không ra được thỏa thuận, tổng thống Mỹ phải về sớm. Ảnh hưởng quan trọng của Bắc Kinh đột ngột được nêu bật trở lại.

backinh1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Đại Liên (Dalian) tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh do THX công bố ngày 08/05/2018) Reuters

Trong cuộc trả lời báo giới trước khi lên đường về nước, ông Donald Trump khẳng định việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chấp nhận một thỏa thuận với Mỹ, nếu không đạt được việc dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn, là hoàn toàn xuất phát từ quyết định của Bình Nhưỡng, "họ không nhận lệnh từ bất cứ ai", tổng thống Mỹ nhấn mạnh. Thế nhưng, tổng thống Trump cũng tái khẳng định vai trò rất lớn của Trung Quốc đối với kinh tế Bắc Triều Tiên, bởi 93% hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào nước này là qua biên giới với Trung Quốc.

Trung Quốc có ảnh hưởng thực sự ra sao đối với Bình Nhưỡng trong các thương thuyết nói chung giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, và đặc biệt là cuộc thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai ?

Hiện tại còn rất ít thông tin có thể giúp giải mã vấn đề này. Vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh việc dự án ra Tuyên bố chung đột ngột bị hủy. Tuy nhiên, những người cho rằng Bắc Kinh chỉ đóng một vai trò bên lề trong các thương thuyết về phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã không chú ý đến những trao đổi âm thầm, nhưng tấp nập trong hậu trường giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, vốn có một vị trí hết sức quan trọng. Trong các đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên, Trung Quốc là bên thứ ba có ảnh hưởng nhiều nhất. Bà Yun Sun (1), chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã ví Bắc Kinh như một tài xế cùng lái cỗ xe đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, nhưng ngồi ở ghế sau.

Sau đây là phần tóm lược các phân tích của chuyên gia Yun Sun, qua bài viết "The Second Trump Kim Summit Where is China ?"  (2).

***

Trung Quốc tự tin

Việc Trung Quốc chỉ ngồi ở "ghế sau" trong các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên và đàm phán Liên Triều khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh bị gạt sang bên lề trong các thương thuyết đang diễn ra liên quan đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ trên các tuyên bố và hành động mới đây của Bắc Kinh, Trung Quốc tỏ ra không đặc biệt lo ngại về vị trí "bên lề" hiện tại trong các thương thuyết Mỹ-Bắc Triều Tiên, bao gồm cả thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai.

Về mặt chính thức, bộ Ngoại Giao và các giới chức chính quyền Trung Quốc liên tục bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng đỉnh và hy vọng thượng đỉnh có kết quả tốt. Theo tác giả, nếu như Trung Quốc "thực sự cảm thấy bị loại" ra khỏi tiến trình này, thì Bắc Kinh đã "khó mà giữ được thái độ bình tĩnh và độ lượng đến như vậy".

Có nhiều lý do giải thích được thái độ bình thản của Trung Quốc trước các thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. "Điều quan trọng nhất" là Bình Nhưỡng duy trì các liên lạc và tham vấn mật thiết với Bắc Kinh trong suốt tiến trình, từ khi chuẩn bị mở các đàm phán đầu tiên với Mỹ cho đến trước thềm thượng đỉnh lần thứ hai.

Năm 2018, trước cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hai lần sang Trung Quốc, vào tháng 3 và tháng 5. Nếu như chuyến đi đầu tiên là nhằm để tái lập quan hệ giữa hai bên ở cấp cao nhất, sau 6 năm "quan hệ song phương lạnh lẽo", chuyến đi thứ hai rõ ràng có mục tiêu nhờ cậy đến sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với thượng đỉnh. Chuyến đi lần thứ hai của Kim Jong-un đến Bắc Kinh diễn ra ngay sau cuộc thượng đỉnh Liên Triều lần thứ nhất và vào thời điểm Bình Nhưỡng đang ráo riết đàm phán với Washington để chuẩn bị thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore.

Người lái ở "ghế sau"

Sự tin cậy hay sự phụ thuộc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc cũng thể hiện qua việc Kim Jong-un dùng máy bay của hàng không Trung Quốc để đi Singapore, cũng như việc chỉ một tuần sau cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ, lãnh đạo họ Kim đã lại sang Trung Quốc lần thứ ba, để thông báo với Bắc Kinh về tiến trình và các kết quả của hội nghị.

Thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai tại Hà Nội cũng tương tự. Tháng Giêng 2019, Kim Jong-un đi Bắc Kinh lần thứ tư vào thời điểm mà Bình Nhưỡng và Washington đang thương lượng về cuộc thượng đỉnh này. Rất nhiều khả năng Kim Jong-un sẽ đến Bắc Kinh lần thứ năm, ngay sau cuộc thượng đỉnh với tổng thống Mỹ tại Hà Nội. Việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục sang Trung Quốc tham vấn trước và sau thượng đỉnh với Mỹ là một động thái không chỉ cho thấy "vị trí không thể thay thế được" của Trung Quốc, với tư cách là bên "thúc đẩy" các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, mà còn để thể hiện với Bắc Kinh là Bình Nhưỡng chỉ có thể thổ lộ những điểm yếu của mình với riêng Trung Quốc, hoàn toàn tin cậy ở Trung Quốc.

Như vậy, có thể nói là, cho dù Bắc Kinh không phải là một bên chính thức tham gia các thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng là các thỏa thuận của Bắc Triều Tiên với Mỹ sẽ không thể gây tác hại đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và thậm chí còn có lợi cho các kế hoạch của Trung Quốc.

Ngoài thái độ của chính quyền Bình Nhưỡng, việc Trung Quốc rất tự tin còn dựa trên vào diễn biến thực tế của quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên, cho thấy tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ mong muốn hoàn toàn không hề nhanh chóng và đơn giản. Việc hai bên không đạt được các cam kết cụ thể trong thượng đỉnh Singapore, cũng như tiến trình đàm phán song phương chuẩn bị cho thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam gây thất vọng, là những điều khiến Bắc Kinh an tâm. Bởi tiến trình "phi hạt nhân hóa" càng kéo dài và theo từng bước một, thì Bắc Kinh càng dễ bề chi phối, càng tạo ra nhiều cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng.

Trên thực tế, cho đến nay Washington và Bình Nhưỡng vẫn còn rất nghi kị nhau và đây chính là điều cản trở việc Bắc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Chừng nào mà Hoa Kỳ vẫn là mối đe dọa với Bình Nhưỡng, thì chừng đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì được vị trí là người bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên và qua đó tác động đến các đàm phán.

Lợi thế và giới hạn

Bắc Kinh xem việc Mỹ-Bắc Triều Tiên hai lần tổ chức thượng đỉnh, để tìm kiếm một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là một điểm sáng hiếm có trong hợp tác Mỹ-Trung trong bối cảnh quan hệ song phương rơi vào tình trạng có thể coi là tồi tệ nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Bắc Kinh tự cho mình đã đóng góp tích cực bằng cách gây áp lực buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán, với việc "áp dụng nghiêm ngặt" các trừng phạt quốc tế trong năm 2017. Trung Quốc cũng sẵn sàng đứng ra môi giới, nếu đàm phán Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Khi cần thiết, Bắc Kinh có thể mô tả là đã giúp Hoa Kỳ trong vấn đề này.

Theo tác giả, gắn liền "phi hạt nhân hóa" Bắc Triều Tiên và tái lập "hòa bình" và "ổn định" trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên của Trung Quốc. Việc chế độ Bình Nhưỡng quá phụ thuộc vào Trung Quốc là một gánh nặng đối với Bắc Kinh. Một chế độ Kim Jong-un mở ra với bên ngoài được cho là sẽ giảm nhẹ phần "trách nhiệm của Trung Quốc đối với tương lai chính trị, kinh tế cũng như uy tín" của đàn em Đông Bắc Á.

Nhà phân tích Yun Sun cũng đề cập đến các giới hạn trong khả năng can thiệp của Trung Quốc đến lập trường của Bắc Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ, một vấn đề tương đối ít được chú ý.

Ít ngày trước thềm thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ nhất tháng 6/2018, tổng thống Trump tung ra nhận định là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thay đổi lập trường, sau cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào thời điểm đó, ông Trump còn đặt cho chủ tịch Trung Quốc biệt danh là "một tay chơi xì phé cỡ thế giới". Chưa biết điều này có đúng hay không, nhưng ngay sau đó, ngày 23/05, chính quyền Mỹ đã hủy bỏ dự định ký một thỏa thuận không gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, và ngày hôm sau 24/05, quyết định đơn phương đình chỉ thượng đỉnh lần thứ nhất dự kiến, trước khi chấp nhận tổ chức trở lại.

Những ứng xử nói trên của Mỹ mang lại cho Trung Quốc một bài học về những giới hạn cần tránh. Một can thiệp bị coi là "chọc gậy bánh xe" có thể sẽ dẫn đến các phản ứng khó lường, và rất có thể là tiêu cực từ Mỹ, cả về phía quan hệ Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên, cũng như quan hệ song phương Mỹ - Trung.

Quan hệ khó lường

Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc Yun Sun khép lại bài phân tích với một nhận định đáng chú ý. Theo bà, có rất nhiều khả năng Washington không hiểu được thực sự mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, các tuyên truyền của chế độ Bình Nhưỡng về một nước Triều Tiên từng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lăng từ Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, có thể khiến Hoa Kỳ nuôi hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia thân Mỹ, chống Trung.

Nhà phân tích Yun Sun nhấn mạnh : Trong quan hệ tay ba này, việc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc "không hiểu rõ" quan hệ của Bắc Triều Tiên với phía bên kia chắc chắn sẽ dẫn đến các đánh giá sai, và hệ quả là "các tính toán sai lầm nghiêm trọng" trong phương thức đối xử với chế độ Bình Nhưỡng. Cảnh báo của nhà phân tích được đưa ra một hôm trước cuộc thượng đỉnh Trump – Kim, với kết quả như chúng ta đã biết, là Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ khăng khăng quan điểm vốn có, thượng đỉnh không ra được thỏa thuận.

Trọng Thành

Ghi chú :

1. Bà Yun Sun là giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm tư vấn về hòa bình và an ninh thế giới Stimson Center (Washington).

2. Bài đăng tải ngày 26/02/2019 trên trang mạng 38 North (chuyên về Bắc Triều Tiên).

*******************

‘Bàn tay’ Trung Quốc làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội ? (VOA, 28/02/2019)

Các chuyên gia và nhà quan sát nói với VOA rng vic Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un không đt được mt thỏa thuận Hà Ni hôm 28/2 là mt điu "đáng tiếc", nhưng không loi tr kh năng có "bàn tay" Trung Quc làm hng thượng đnh M-Triu.

backinh2

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ngày 28/2/2019 tại Hà Nội.

Tổng thng Donald Trump và Ch tch Triu Tiên kết thúc hi ngh thượng đnh ln hai ti Hà Ni vào trưa 28/2 mà không đt được mt tha thun chung. Ti bui hp báo bt đu vào lúc 2 gi chiu, Tng thng M cho biết "bt đng v lnh cm vn chính" là lý do hi ngh thượng đnh gia ông và Ch tch Triu Tiên không đt kết qu như mong đi.

Nhà quan sát chính trị Quang Hu Minh thành ph H Chí Minh trao đi vi VOA :

"Phát biểu ca Tng thng Donald Trump v vic không ký được tha thun vi Triu Tiên nhưng ông li nhc đến Trung Quc. Trung Quc không có mt nhưng Trung Quc được nhc đến… Đó là mt li phê bình khéo léo là ông đ trách nhim tht bi trong vic ký kết này là do có s tham gia ca Trung Quc".

backinh3

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo chiều ngày 28/2/2019 tại Hà Nội.

Ông Dương Đi Triu Lâm, nhà báo đc lp Vit Nam, cho VOA biết nhn đnh ca ông v s "bt thành" ca thượng đnh M - Triu ln 2.

"Tôi nghĩ có tác động ca Trung Quc trong việc hai nhà lãnh đạo M-Triu gp nhau ti Vit Nam trong hai ngày qua. Trung Quc da vào đa chính tr ca mình cũng như s nh hưởng ca mình đi vi Triu Tiên đ lng ghép chương trình ht nhân ca Triu Tiên trong các tha thun v thương mi ca h để mang lại li thế cho h trong các tha thun vi phía Hoa Kỳ.

"Tôi nghĩ có bàn tay Trung Quốc trong vic cuc đàm phán thượng đnh ca hai bên b tht bi ngày hôm nay".

Tại cuc hp báo ti Hà Ni vào chiu ngày 28/2, Tng thng Donald Trump nói Trung Quc có nh hưởng rt ln đi vi Triu Tiên :

"Tôi nghĩ Trung Quốc là mt nước ln, cung ng đến 93% lượng hàng hóa cho Triu Tiên, và do đó đóng vai trò ln. Nhưng tôi tin rng Triu Tiên có lp trường riêng ca h. H không nhn mnh lnh t bt kỳ ai. Ông y (ông Kim) là mt người mnh m và Triu Tiên đã làm được nhng điu khá kỳ diu. Nhưng có đến 93% hàng hóa nhp t Trung Quc. Trung Quc có nh hưởng ln và Trung Quc là mt nước đã h tr nhiu cho Triu Tiên, Nga cũng vy".

Ông Tong Zhao, học gi ht nhân ca Trung Quc, nói vi VOA :

"Tôi nghĩ Trung Quốc không đóng mt vai trò trc tiếp nào trong các đàm phán song phương gia M và Triu Tiên. Tuy nhiên mi quan h thân thiết gia Triu Tiên và Trung Quc li làm cho cng đng thế gii nghĩ rng Triu Tiên nhn được s hu thun ca Trung Quc. Tôi nghĩ rng Triu Tiên đã có chiến lược riêng đ thiết lp v thế ca h trong vic đàm phán vi Hoa Kỳ".

Bộ Ngoi giao Trung Quc hôm 28/2 nói rng h hy vng đi thoi và liên lc gia Hoa Kỳ và Triu Tiên vn có th tiếp din.

Reuters dẫn li phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói trong cuc hp báo thường kỳ ti Bc Kinh rng c hai bên đu đã th hin s chân thành, sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un không đt được tha thun phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên ti hi ngh thượng đnh Vit Nam.

Tiến sĩ Trần Văn Luyến, chuyên gia đin nguyên t ca Vit Nam, cho VOA biết nhn đnh ca ông v mc tiêu ca hai bên đàm phán ti thượng đnh Hà Ni :

"Việc Triu Tiên có ht nhân và tên la và vn đ mà Triu Tiên mang ra mc c vi M đ đi ly vic ni b cm vn. M cũng có con bài là nếu như ông dp b ht nhân thì chúng tôi mi b cm vn. Hai bên đang thương lượng chuyn đó. M luôn luôn đưa ra điu kiên tiên quyết là Triu Tiên phi ht nhân hóa nhưng phi kim chng được, nghĩa là phi có thanh sát quc tế hay mt phái đoàn nào đó vào đ chng minh được Triu Tiên phi ht nhân hóa mt cách tht tình ch không ch qua li tuyên b".

Ông Dương Đi Triu Lâm cho biết :

"Việc ông Trump và ông Kim Jong-un không đt được mt tha thun là mt điu đáng tiếc. Tht đáng bun cho nhân dân Triu Tiên vì nếu không đt được các tha thuận và ông Kim vẫn tiếp tc theo đui đường li chính tr ca ông thì người dân Triu Tiên vn tiếp tc sng trong nn kinh tế kém phát trin, nghèo đói và lc hu. Người Triu Tiên chu s thit thòi nhiu nht vì tha thun không được ký kết".

Ông Quang Hữu Minh nói việc ông Kim đi tàu ha đến Trung Quc ri mi đến Vit Nam d thưởng đnh cho thy "thái đ lng nghe" ca Bình Nhưỡng đi vi Bc Kinh.

"Việc Hi ngh thượng đnh ln này t chc Vit Nam, tôi nghĩ phía Trung Quc cũng không thích lm. Kim Jong-un đã đi máy bay qua Singapore được thì không có lý do gì đ ông không đi máy bay qua Vit Nam được. Vì vy vic ông đi tàu ha qua ngõ Trung Quc được xem như là mt đng thái gi là ông lng nghe Trung Quc không chính thc trước khi ông đến Vit Nam".

********************

Trung Quốc : Hy vọng đối thoại Mỹ-Triều Tiên có thể tiếp tục (VOA, 28/02/2019)

Bộ Ngoi giao Trung Quc Trung Quc hôm 28/2 nói rng h hy vng đi thoi và liên lc gia Hoa Kỳ và Triu Tiên vẫn có th tiếp din.

backinh4

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Lc Khng.

Reuters dẫn li phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói trong cuc hp báo thường kỳ ti Bc Kinh rng c hai bên đu đã th hin s chân thành, sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un không đạt được tha thun phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên ti hi ngh thượng đnh Vit Nam.

Trong khi đó, tại cuc hp báo sau khi kết thúc thượng đnh, Tng thng Donald Trump nói rng ông và nhà lãnh đo Triu Tiên đã nói rt nhiu v Trung Quốc ti thượng đnh, nhưng Triu Tiên không nhn lnh t bt kỳ ai.

"Trung Quốc đã ‘giúp đ rt nhiu’ v chuyn Triu Tiên", Reuters dn li ông Trump nói.

********************

Trung Quốc : Thượng đỉnh Trump - Kim là một "bước quan trọng" tiến tới phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên (RFA, 27/02/2019)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư 27 tháng 2 lên tiếng cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể là một "bước quan trọng" tiến tới phi hạt nhân hóa và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

backinh5

Ảnh minh họa : Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, hôm 21/2/2019. AFP

AFP loan tin vừa nêu hôm 27/2/2019.

Bắc Kinh là đồng minh lớn duy nhất của Bắc Triều Tiên và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đi hơn hai ngày bằng xe lửa qua ngã Trung Quốc để đến Hà Nội.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần thứ tư vào tháng 1, cho thấy Bắc Kinh vẫn giữ vai trò chủ chốt trong lần đàm phán này.

Phát biểu sau cuộc hội đàm với các đối tác Nga và Ấn Độ tại thành phố Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị cho biết, thượng đỉnh Trump-Kim lần này ở Hà Nội không chỉ làm tăng tiến thực tiễn nồng ấm lên của tình thế, mà khó khăn mới đạt được như hiện nay, mà còn để có thể thực hiện một bước quan trọng để thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập một cơ chế hòa bình.

**********************

Thất bại của thượng đỉnh Hà Nội không có gì là bất ngờ (RFI, 28/02/2019)

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt được một thỏa thuận này, trái với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Thất bại còn ê chề đối với Mỹ ở chỗ Nhà Trắng đã chuẩn bị một lễ ký kết tuyên bố chung của hai lãnh đạo, thế mà hai phái đoàn đã rời khỏi khách sạn Metropole không kèn không trống, bỏ cả ăn trưa.

backinh6

Tổng thống Mỹ họp báo tại Hà Nội sau thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên, ngày 28/02/2019. Reuters/Leah Millis

Những hứa hẹn của tổng thống Trump về một tương lai "tươi sáng" cho Bắc Triều Tiên, nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, rốt cuộc vẫn không thuyết phục được lãnh đạo họ Kim.

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, thất bại của thượng đỉnh Hà Nội thật ra không có gì là bất ngờ. Trên mạng Twitter hôm nay, ông Joe Cirincione, chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức vì hòa bình và an ninh thế giới của Mỹ, nhận định đây là một "thất bại lớn", và nó cho thấy hạn chế của các cuộc họp thượng đỉnh, như ở Hà Nội, do cả hai bên đều không đủ thời gian và nhân lực để soạn thảo một thỏa thuận.

Cũng trên mạng Twitter, chuyên gia Ankit Panda, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cảnh báo rằng Nhà Trắng hy vọng sẽ có các cuộc đàm phán kế tiếp, nhưng phía Bắc Triều Tiên lại không nghĩ như vậy. Theo nhận xét của ông Panda, do quá bực bội, có thể là ông Kim Jong-un sẽ không muốn tiếp tục đàm phán.

Còn theo nhà phân tích Adam Mount của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, đây là thất bại của đàm phán theo kiểu "được ăn cả, ngã về không". Nhà phân tích này nói : "Trong khi Bình Nhưỡng vẫn chống lại các biện pháp giải trừ vũ khí, ông Donald Trump lại không có phương tiện để đạt các thỏa thuận từng bước, nhằm tạo đà cho tiến trình đàm phán. Chính sách "được ăn cả, ngã về không" chẳng đi đến đâu".

Thật ra thì bản thân tổng thống Trump trước khi gặp lại lãnh đạo họ Kim đã nhiều lần nhấn mạnh là không nên chờ đợi một bước đột phá ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội và ông sẽ không vội vã ký kết một thỏa thuận, khi nào mà Bình Nhưỡng tiếp tục tạm ngưng thử hạt nhân và tên lửa.

Đối với ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Hoa Kỳ), thà không có thỏa thuận còn hơn là đạt một thỏa thuận tồi. Ông nói : "Mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nay đã là một thực tế. Nếu đạt một thỏa thuận mà không giải tỏa được mối đe dọa này, thì còn tệ hơn nhiều so với một thỏa thuận không hoàn hảo".

Dầu sau, thì việc thượng đỉnh Hà Nội không đạt được thỏa thuận nào là một vố đau đối với tổng thống Trump, vào lúc ông đang phải đối phó với những áp lực trong nước, do cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ và do dự án xây tường biên giới Mêhicô của ông đang bị chống đối ở Quốc hội.

Thượng đỉnh lần này lại diễn ra đúng vào lúc cựu luật sư Michael Cohen ra điều trần trước Hạ Viện, tố cáo tổng thống Trump là một kẻ dối trá, lừa đảo. Chủ nhân Nhà Trắng đã hy vọng sẽ giành được một thắng lợi ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội để dư luận ở Hoa Kỳ bớt chú ý đến những tuyên bố của ông Cohen. Thế mà ông đã trở về Washington tay không, thậm chí không chắc là sẽ gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

Quay lại trang chủ
Read 521 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)