Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/03/2019

Kim Jong-un về nước, nhận định về Thượng đỉnh Trump-Kim II

Tổng hợp

Ông Kim Jong-un về tới Triều Tiên sau chuyến thăm Việt Nam (VOA, 05/03/2019)

Chủ tch Triu Tiên Kim Jong-un đã v ti Bc Hàn hôm 5/3 sau hành trình dài hàng nghìn kilomét, mt hàng chc tiếng đng h qua Trung Quc t Vit Nam, nơi cuc hp thượng đnh vi Tng thng M Donald Trump đ v ít ngày trước đó.

hau1

Chủ tịch Kim Jong-un trên chiếc xe hơ i hi ệu Mercedes.

"Ông Kim Jong-un về ti nhà hôm th Ba sau khi kết thúc thành công chuyến thăm thin chí ti nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam", KCNA ca Bc Hàn đưa tin, theo AFP.

Hãng tin nhà nước ca Triu Tiên đưa tiếp rng đoàn tàu ch Ch tch Kim tiến vào ga Bình Nhưỡng lúc "3 giờ sáng" và các quan chc cp cao đã "nng nhit" chào đón và chúc mng ông tr v.

Ông Kim rời ga Đng Đăng, thuc tnh Lng Sơn ca Vit Nam, hôm 2/3.

Theo AFP, hiện chưa rõ v lch trình ca nhà lãnh đo Bc Hàn khi đoàn tàu qua Trung Quc, và liu ông có dừng li đ gp Ch tch Tp Cn Bình hay không.

Không giống Tng thng Trump, nhà lãnh đo Bc Hàn nán li Hà Ni, thăm chính thc Vit Nam t ngày 1-2/3.

Các cuộc đàm phán gia hai nhà lãnh đo Bc Hàn và M kết thúc đt ngt hôm 28/2, sau khi đôi bên không đt tha thun v chương trình ht nhân ca Bình Nhưỡng đ đi ly s ni lng v các bin pháp trng pht.

Hai phía sau đó cũng đư
a ra các thông tin khác nhau về cuc hp thượng đnh.

"Mọi chuyn là vì các bin pháp trng pht", ông Trump nói trong cuc trao đi vi phóng viên sau đó. "V cơ bn, h mun các bin pháp trng pht được d b hoàn toàn và chúng tôi không th làm vy".

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Bc Hàn Ri Yong Ho sau đó nói ti mt cuc hp báo rng Triu Tiên ch mun d b mt phn các bin pháp trng pht "liên quan ti đi sng ca người dân và không liên quan ti các bin pháp trng pht quân s".

Dù không đạt được tha thun nào ti cuc hp thượng đnh ln hai, M và Triu Tiên nói vn đ ng kh năng tiến hành các cuc trao đi tiếp theo, dù hin cuc hp thượng đnh th ba chưa được lên lch, theo AFP.

*********************

Nghi vấn vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn dù có cấm vận (BBC, 05/03/2019)

Reuters cho hay một tàu Việt Nam chở 2.000 tấn dầu cập cảng Bắc Hàn trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim gây hoài nghi liệu Hà Nội có vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.

hau2

Đường đi tới Bắc Hàn của tàu chở dầu Viet Tin 01

Tàu Viet Tin 01 của Việt Nam được thấy đậu ở bờ tây cảng Nampo của Bắc Hàn hôm 25/2, theo dữ liệu của Refinitiv. Dữ liệu này ghi nhận chuyển động của tàu, thông tin chuyến hàng và điểm đến chính theo đúng đăng ký của chủ tàu.

Theo Reuters, hiện chưa rõ liệu tàu này có dỡ hàng tại cảng Nampo hay không.

Theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Bắc Hàn bị hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Thông tin từ báo Việt Nam

Hôm 5/3, báo Giao thông, thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam, có bài giải thích : "Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đã kiểm tra, xác minh và được biết tàu Việt Tín 01 (Hô hiệu/Số IMO : 3WBO/8508838), thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Vận tải Việt Tín (Viet Trust Shipping Corporation), có địa chỉ tại 62C Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh".

Báo cho biết : "Công ty này đã cho Công ty Happy Shipping, có đăng ký trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê tàu Việt Tín 01 từ ngày 28/1/2019 trong 12 tháng và không cho thuê thuyền viên".

"Theo hợp đồng, tàu Việt Tín 01 không được phép chuyên chở hàng hóa tới các khu vực bị Liên Hợp quốc và một số quốc gia trừng phạt hoặc cấm vận.

Tuy nhiên, từ khi được bàn giao, tàu Việt Tín 01 không cập nhật tình hình hoạt động cho bên chủ tàu, đến ngày 26/2/2019 thì ngắt hoàn toàn tín hiệu theo dõi tàu.

Như vậy, công ty Happy Shipping là bên thuê tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu khi thuê".

'Bước di dại dột'

hau3

Chủ Tàu Việt Tín 01 đã cho Công ty Happy Shipping, có đăng ký trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê tàu từ ngày 28-1-2019 trong 12 tháng và không cho thuê thuyền viên. (Ảnh minh họa)

"Tôi cho rằng nếu tàu chở dầu này vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc thì sẽ là rắc rối lớn với Việt Nam về mặt pháp lý", Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với Mỹ Hằng của BBC hôm 4/3.

"Việc này diễn ra đúng lúc ông Kim Jong-un họp thượng đỉnh ở Việt Nam thì người ta có thể suy luận rằng Việt Nam có thể nhân cơ hội này để lấy lòng người Bắc Hàn. Nếu đúng như vậy thì vi phạm còn trầm trọng hơn nữa".

"Tôi không khẳng định rằng Việt Nam vi phạm, hay trước đó đã liên hệ với Liên Hiệp Quốc để xin phép rồi. Việt Nam từng xin phép cho nhập cảnh một số đại biểu Bắc Hàn bị Liên Hiệp Quốc cấm vận, nghĩa là những người mà không nước nào được cho phép nhập cảnh, và đã được Liên Hiệp Quốc châm chước cho việc đó. Đó là với người. Còn với hàng hóa, nhất là dầu, tôi không rõ nhưng tôi nghi là có vi phạm".

"Với đường đi của con tàu như vậy, lại diễn ra ở thời điểm nhạy cảm như vậy thì dù có không vi phạm, tôi cho rằng đây là bước đi hết sức dại dột của Việt Nam, hoàn toàn không đáng. Vì so với Hàn Quốc và Mỹ thì Bắc Hàn chỉ đứng thứ ba trong quan hệ với Việt Nam".

Theo Reuters, tàu Viet Tin 01 có kế hoạch chở nhiên liệu tới Daesan ở Hàn Quốc vào 28/2 theo dữ liệu điểm đến đã đăng ký.

Điểm dừng trước đó của Viet Tin 01 là Đài Loan, Singapore và Bangladesh.

Một nhân viên thuộc Tổng công ty Vận tải Viet Trust có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh-chủ sở hữu tàu-nói với Reuters là bà không biết tàu này đang ở đâu. Bà này nói Viet Trust có hai tàu là Viet Tin 01 và Viet Tin Lucky hiện đang ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

Hãng tin NK Pro chuyên theo dõi sự phát triển của Bắc Hàn cho biết trong một tường thuật hôm thứ Năm 28/2 rằng nếu Viet Tin 01 thực sự chở dầu cho Bắc Hàn, việc này "có thể đẩy lùi các nỗ lực cấm vận của Liên Hiệp Quốc".

Đường đi bất thường

NK Pro cũng cho rằng sự xuất hiện của một tàu chở dầu thuộc sở hữu nước ngoài trong vùng biển Bắc Hàn là 'bất thường' và trái với các biện pháp hiện được Bắc Hàn ưa dùng để nhập khẩu nhiên liệu bị hạn chế, đó là tham gia vào hoạt động trao đổi dầu trực tiếp giữa các tàu trên biển.

Phân tích bổ sung của NK Pro cho thấy lưu lượng vận hành thường xuyên, trong thời gian sắp diễn ra Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, của một số tàu bị Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc có dính líu tới mạng lưới buôn lậu từ Bắc Hàn vào Việt Nam, làm dấy lên câu hỏi về cam kết của Hà Nội đối với nghĩa vụ thực thi lệnh trừng phạt.

Đường đi bất thường của Viet Tin 01 cũng cho thấy Bắc Hàn vẫn có khả năng 'lách' lệnh trừng phạt, theo NK Pro.

Không đúng thời điểm

Trong khi Kim Jong-un ngồi tàu bọc thép vượt qua Trung Quốc hướng thẳng về Hà Nội thì tàu chở dầu của công ty Viet Trust có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh lại vượt biển theo hướng ngược lại, tiến về bờ tây Bắc Hàn.

Và mặc dù thông tin về đường đi của tàu đôi khi có thể bị sai sót hoặc bị giả mạo, tàu chở dầu Việt Nam đã bắt đầu thể hiện hành vi bất thường từ lâu trước khi nó đến bờ biển Bắc Hàn, NK Pro cho hay.

Theo dữ liệu hàng hải mà NK Pro có được, tàu chở dầu Viet Tin 01 bắt đầu hành trình gần một kho chứa dầu của Singapore thuộc sở hữu của Vopak Terminal Singapore vào ngày 31/1.

Trước khi rời vùng biển Singapore, vào ngày 2/2, Viet Tin 01 báo cáo một điểm đến tại vịnh Nampo của Bắc Hàn, nhưng sau đó 1 tiếng 45 phút lại đổi thành điểm đến 'Kaohsiung'.

Theo NK Pro, thông tin về điểm xuất phát và điểm đến của các tàu tới Bắc Hàn thường được nhập thủ công hoặc nhập sai để ngăn các dữ liệu này được phát tới mạng lưới Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).

Dữ liệu sau đó cho thấy Viet Tin 01 di chuyển đến Cao Hùng ở phía Tây Nam Đài Loan, mặc dù nó không có vẻ ghé vào bất kỳ cảng hay cơ sở nào trong khu vực này, thay vào đó chỉ lảng vảng gần bờ biển Đài Loan.

Sau khoảng 20 giờ, Viet Tin 01 một lần nữa thay đổi thông tin điểm đến là Daesan Hàn Quốc, trước khi đi về phía bắc tới bán đảo Triều Tiên.

Viet Tin 01 sau đó đi qua Hàn Quốc và dừng ở một khoảng cách ngắn về phía tây cảng Nampo của Bắc Hàn vào ngày 24/2, nơi nó biến mất khỏi các hệ thống theo dõi trong khoảng hai ngày.

Viet Tin 01 xuất hiện trở lại hai ngày sau đó tại kho dầu Nampo, một chỉ báo rằng có khả năng nó đã vô hiệu hóa thiết bị phát sóng vị trí trong lúc ở đây, mặc dù đã nhanh chóng bật lại rạng sáng 26/2.

Mặc dù rất khó để đánh giá chính xác nội dung thực tế của các chuyến hàng chỉ từ thông tin đường đi của tàu và ảnh vệ tinh, nhưng sự bất thường trong đường đi của Viet Tin 01 với nhiều kỹ thuật buôn lậu đã bị Hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc (PoE) 'lật tẩy' trong báo cáo năm 2018, theo NK Pro.

Các chuyến hàng

Theo cơ sở dữ liệu của Equasis Maritime, một tàu chở hàng nặng 5.300 tấn của Huaxin Shipping Hong Kong trước đây từng bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt do sử dụng một tàu khác tên là Asia Bridge 1 để buôn lậu 8.000 tấn than của Bắc Hàn vào Cẩm Phả, Việt Nam, vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.

Trong nhiều tháng gần dây, dữ liệu cho thấy thường xuyên có các chuyến hàng của một số tàu tới vùng biển Việt Nam. Những tàu này có mối liên hệ với những tổ chức nổi tiếng vi phạm lệnh trừng phạt và với giới buôn lậu vũ khí.

Danh sách của PoE còn bao gồm một số tàu gắn cờ Bắc Hàn, từng ngưng phát sóng tín hiệu vị trí khi tiến tới gần Việt Nam và khi tín hiệu bật trở lại thì điểm đến được biết là Sài Gòn.

Trong khi bản chất của các chuyến tàu này rất khó để xác định từ các nguồn mở thu thập được, thì chúng phản ánh một khuynh hướng đã được các chuyên gia của PoE chỉ rõ sau hàng loạt các vụ điều tra tàu chở hàng vi phạm lệnh cấm vận Liên Hiệp Quốc cập cảng Việt Nam năm 2017, NK Pro cho hay.

Và dù không có tàu nào tới Việt Nam thời gian gần đây nằm trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc thì mối liên hệ chặt chẽ của họ với các nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hoặc với mạng lưới buôn lậu cũng gióng một hồi chuông cho cả Washington và Hà Nội, theo NK Pro.

********************

Hậu thượng đỉnh Hà Nội : Bắc Triều Tiên tránh chỉ trích Mỹ (RFI, 05/03/2019)

Năm ngày sau thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un tại Hà Nội, bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên cho đến hôm nay, 05/03/2019, vẫn tránh mọi chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ. Truyền thông Bình Nhưỡng hoàn toàn không nói gì đến việc đàm phán đổ bể và cũng không quy nguyên nhân thất bại cho phía Mỹ.

hau4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về tới Bình Nhưỡng ngày 05/03/2019 sau cuộc gặp với nguyên thủ Hoa Kỳ Donald Trump tại Việt Nam (Ảnh do KCNA công bố) KCNA via Reuters

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết, không chỉ cơ quan thông tấn KCNA, tờ Rodong Sinmun-cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động, Đài phát thanh trung ương Bắc Triều Tiên (KCBS), mà kể cả trang mạng tuyên truyền Uriminzokkiri cũng không hề có các lời lẽ phê phán Mỹ.

Trang mạng Uriminzokkiri kêu gọi cổ vũ cho "không khí hòa bình" trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng quyết tâm chấm dứt thế đối đầu quân sự với Seoul.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về nước đêm hôm qua, 04/03. Hãng thông tấn KCNA nhắc lại rằng lãnh đạo họ Kim trở về sau khi "thượng đỉnh với Mỹ kết thúc thành công".

Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Trump hôm qua lên tiếng bác tin đồn cho rằng ông đã trao đổi trực tiếp với Kim Jong-un về việc chấm dứt hai cuộc tập trận quy mô lớn thường niên với Hàn Quốc, Key Resolve và Foal Eagle. Một cử chỉ được xem là nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với Bình Nhưỡng. Ông Trump cũng nhắc lại là việc cắt giảm các hoạt động quân sự song phương với Hàn Quốc có thể giúp tiết kiệm hàng trăm triệu đô la cho nước Mỹ, và đây là chủ trương từ lâu của ông.

Ngoại trưởng Pompeo : Thượng đỉnh lỡ dở, dù Mỹ rất nỗ lực

Theo AFP, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "hy vọng" nối lại được các đối thoại với Bình Nhưỡng trong những tuần tới, nhưng đồng thời khẳng định là "chưa có bất cứ cam kết nào" từ phía Bắc Triều Tiên. Trong chuyến công du tại tiểu bang Iowa hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Mỹ thừa nhận : "Bất chấp rất nhiều nỗ lực của bộ Ngoại Giao, bộ quốc phòng, bộ Năng Lượng, trong những tuần gần đây để chuẩn bị cho một thỏa thuận thực sự lớn, chúng ta đã không đạt được kết quả".

Seoul đề xuất đối thoại "bán chính thức" ba bên

Về phần mình, chính quyền Hàn Quốc cố gắng thúc đẩy trở lại các thương lượng Mỹ-Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin AP, hôm qua 04/03/2019, trong một cuộc họp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, tổng thống Moon Jae In đã đề nghị tổ chức đàm phán ba bên "bán chính thức" giữa Seoul, Bình Nhưỡng và Washington. Theo ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha, nếu được tổ chức, các đối thoại này có thể bao gồm cả các chuyên gia dân sự Mỹvà Hàn Quốc.

Seoul từng đóng vai trò rất lớn trong việc Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên trực tiếp đàm phán về vấn đề hạt nhân, cũng như trong cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore. Hôm qua, tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh là hòa giải Liên Triều sẽ thúc đẩy đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên. Đặc sứ Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên Lee Do Hoon hôm nay lên đường sang Mỹ để thảo luận với đồng nhiệm Stephen Biegun về những bước tiếp theo của tiến trình phi hạt nhân hóa.

Trọng Thành

*******************

Mỹ hy vọng sớm đàm phán tiếp với Triều Tiên (VOA, 05/03/2019)

Ngoại trưởng M Mike Pompeo hôm 4/3 nói rng ông hy vng s c mt phái đoàn ti Bc Hàn trong nhng tun ti, ít ngày sau khi cuc gp thượng đnh ln hai M-Triu đ v Vit Nam.

hau5

Ông Pompeo trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Trump ở Hà Nội hôm 28/2.

Tổng thng Trump và lãnh t Kim Jong-un tun trước đt ngt kết thúc sớm cuộc đàm phán, không tuyên b v kế hoch t chc cuc gp thượng đnh th ba gia h hay gia các phái đoàn ca hai nước.

"Dù chưa có cam kết nào, tôi hy vng rng chúng tôi s tr li [bàn đàm phán] và rng chúng tôi s có mt nhóm Bình Nhưỡng trong vài tuần ti", Reuters dn li ông Pompeo nói ti tiu bang Iowa.

Nhà ngoại giao hàng đu ca M nói tiếp : "Tôi đang tiếp tc làm vic đ tìm nhng nơi có chung li ích".

Đôi bên đưa ra các gii thích khác nhau về chuyn đt ngt ngưng đàm phán.

Ông Trump nói với các phóng viên rng Triu Tiên mun tt c các bin pháp trng pht được g b.

Nhưng B trưởng Ngoi giao Ri Yong Ho phn bác rng Bình Nhưỡng ch mun d b mt phn các bin pháp trng phạt đ đi li vic phá b đa đim ht nhân chính là Yongbyon.

*******************

Nhà Trắng : Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Việt Nam ‘thành công’ (VOA, 04/03/2019)

Cố vn an ninh quc gia ca Nhà Trng hôm 3/3 nhn đnh rng cuc hp thượng đnh gia Tng thng Donald Trump và Ch tch Bc Hàn Kim Jong-un Vit Nam đã "thành công", dù không mang li mt tha thun v vic Bc Hàn phá b các đa đim ht nhân.

hau6

Tổng thống Trump và lãnh tụ Kim trong cuộc gặp ở Hà Nội.

Trong ba cuộc phng vn khác nhau vi các kênh truyn hình M, theo AP, ông John Bolton nói rng ông Trump đã thúc đy các li ích quc gia ca M bng cách bác b mt tha thun ti, trong khi n lc thuyết phc ông Kim rng "mt tha thun ln có th thc s to nên mt s khác bit cho Bc Hàn".

Ông Bolton nói thêm rằng hai nhà lãnh đo ri cuc đàm phán vi tâm thế tt đp và rng ông Trump đã th hin rõ mt điu vi Bc Hàn cũng như các nước khác đàm phán vi ông.

"Ông ấy s không c đt tha thun bng mi giá với Bc Hàn, hay vi bt kỳ ai khác, nếu nó trái vi các li ích quc gia M", ông Bolton nói, theo AP.

Hãng tin này nói rằng mt s người đã ch trích ông Trump vì đã đng chung vi lãnh đo Bc Hàn bt chp "h sơ nhân quyn t hi" ca Bình Nhưỡng.

Nhưng ông Bolton cho hay, Tng thng Trump cho rng ông "không nhượng b bt kỳ điu gì".

Dân biểu Adam Schiff, ch tch y ban Tình báo H vin, nhn đnh rng cuc hp thượng đnh Vit Nam là mt s "tht bi ln", nht là bình lun ca ông Trump vi chết ca công dân M Otto Warmbier, người b cm tù Bc Hàn.

Ông Trump nói rằng ông không tin là ông Kim biết chuyn xy ra vi anh Warmbier.

Ông Schiff cho rằng c ông Trump cũng như nhân viên ca ông "không chun b k" cho các cuc đàm phán vi phía Bắc Hàn th đô Vit Nam.

Quay lại trang chủ
Read 570 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)