Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/05/2019

Chiến tranh thương mại : Trung Quốc trong tầm nhắm của Hoa Kỳ và Nhật Bản

Tổng hợp

Mỹ, Nhật, EU bàn về chính sách bao cấp của Trung Quốc (VOA, 22/05/2019)

Đại din Thương mi M Robert Lighthizer s gp gii chc t Liên hip Châu Âu và Nht ti Paris vào ngày 23/5 đ bàn v các n lc chung gii quyết các chính sách và cách hành x phi th trường ca các nước khác, văn phòng ông Lighthizer cho biết ngày 21/5.

Résultat de recherche d'images pour "Mỹ, Nhật, EU"

Cuộc hp d kiến s ch yếu tp trung v các chính sách bao cp ca nhà nước Trung Quc. S kin này s din ra bên l cuc hp cp B trưởng ca T chc Phát trin và Hp tác Kinh tế OECD ti Paris, Pháp, vào ngày 23 và 24 tháng này.

Ông Lighthizer cũng sẽ t chc mt s cuc hp song phương vi các bn hàng chính và tham d cuc hp không chính thc cp B trưởng ca T chc Thương mi Thế gii, thông cáo t văn phòng Đi din Thương mi M cho biết.

**********************

Chiến tranh thương mại : Doanh nghiệp Mỹ dự định rời khỏi Trung Quốc (RFI, 22/05/2019)

Theo một bài thăm dò doanh nghiệp của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải được công bố hôm nay, 22/05/2019, trên gần một nửa các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc "đã rời hoặc đang dự định rời" khỏi đây do chiến tranh thương mại giữa hai nước.

media

Công ty Mỹ về khí hóa lỏng giới thiệu hoạt động tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/4/2019. Reuters/Stringer

Có 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc được thăm dò từ ngày 16/05 tới 20/05, trong số đó 3/4 cho biết chiến tranh thương mại hai nước khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Thuế nhập khẩu tăng khiến giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất tăng cao. Ngoài ra, 40% tổng số doanh nghiệp cho biết "đã rời hoặc dự định rời" khỏi Trung Quốc, chuyển hoạt động sản xuất sang Mêhicô hoặc các nước Đông Nam Á.

Các doanh nghiệp cũng cho biết đã gặp phải nhiều trở ngại, bị thanh tra nhiều hơn và thông quan hàng hóa chậm hơn.

Bất chấp thông điệp của Donald Trump kêu gọi doanh nghiệp Mỹ chuyển khâu sản xuất về trong nước, chỉ hơn 5% số doanh nghiệp nói trên bày tỏ ý định chuyển cơ sở sản xuất về Hoa Kỳ.

Tuy phải chịu áp lực kinh tế, hơn nửa số doanh nghiệp được thăm dò mong muốn hai nước trở lại bàn đàm phán nhằm "tháo gỡ các khúc mắc về cơ cấu nền kinh tế, giúp họ cạnh tranh lành mạnh".

Gia Hưng

Quay lại trang chủ
Read 412 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)