Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/07/2019

Giải pháp Trung Quốc về sông Mekong : chặn nguồn nước làm áp lực

Tổng hợp

Thủ tướng Hun Sen : Cam Bốt mua cả "chục nghìn" vũ khí Trung Quốc (RFI, 30/07/2019)

Theo hãng tin AFP, thủ tướng Hun Sen hôm qua, 29/07/2019, cho biết cách đây ít hôm đã ký thỏa thuận vũ khí với Bắc Kinh và đã mua cả "chục nghìn" vũ khí Trung Quốc, đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng Phnom Penh cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng hải cảng làm căn cứ.

campu1

Thủy thủ đứng gác gần các tàu dầu tại căn cứ hải quân Ream, Sihanoukville, Cam Bốt ngày 26/07/2019. Reuters/Samrang Pring

Tuần trước, nhật báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin chính phủ Cam Bốt đã cho phép tàu Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream gần cảng Sihanoukville làm nơi neo đậu tàu chiến và cất giữ vũ khí.

Hôm qua, phát biểu khi đến thăm một sân vận động tại Phnom Penh, một món quà của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tặng Cam Bốt, thủ tướng Bốt Hun Sen một lần nữa bác bỏ thông tin trên mà ông gọi là "vu cáo". Tuy nhiên, ông Hun Sen lại tiết lộ chi tiết về việc mua vũ khí của người láng giềng lớn. Ông Hun Sen nói : "Tôi đã đặt mua thêm cả chục ngàn vũ khí... giờ hàng đã được chuyển đi".

Ông Hun Sen cho biết thêm, năm nay Cam Bốt đã chi 40 triệu đô la bổ sung thêm vào 290 triệu đô la để mua sắm vũ khí của Trung Quốc.

Gần đây Cam Bốt cũng tăng cường các cuộc diễn tập quân sự với Trung Quốc, và ngày càng tỏ ra là một đồng minh ngoại giao của Bắc Kinh trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông.

Dưới thời Hun Sen, Trung Quốc đã cấp hàng tỉ đô la tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của Cam Bốt.

Anh Vũ

******************

Campuchia mua nhiều vũ khí Trung Quốc, xây đường băng cho Trung Quốc thuê 99 năm (BBC, 29/09/2019)

Dù bác bỏ tin của báo Mỹ rằng Phnom Penh cho Trung Quốc thuê căn cứ quân sự, Thủ tướng Hun Sen lại vừa xác nhận nước ông mua "hàng chục ngàn" vũ khí Trung Quốc.

mekong2

Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Tập Cận Bình có cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh hồi cuối 4/2019

Những chi tiết hiếm hoi về các thỏa thuận mua vũ khí từ Bắc Kinh được đưa ra chỉ vài hôm sau khi Campuchia bác bỏ việc nước này có thỏa thuận bí mật theo đó cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của mình.

Phát biểu trên Facebook hôm 29/07 khi đến thăm công trình xây sân vận động ở Phnom Penh - món quà của chủ tịch Tập Cận Bình - ông Hun Sen nói rằng chỉ trong năm nay, Campuchia đã chi 40 triệu USD mua thêm vũ khí từ Trung Quốc.

"Tôi đã ra lệnh mua hàng chục ngàn vũ khí bổ sung", ông Hun Sen nói nhưng không giải thích là đã đặt mua các loại vũ khí nào. "Nay, chúng đang được vận chuyển tới".

Các hợp đồng trước đó đạt con số 290 triệu USD, cho phép Campuchia dùng vũ khi Trung Quốc để hiện đại hóa quân đội.

Thực hư quanh chuyện Campuchia cho Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân

Mới đây nhất, chính quyền của ông Hun Sen gọi bài trên báo Wall Street Journal về một thoả thuận bí mật Campuchia - Trung Quốc để quốc gia lớn sử dụng căn cứ hải quân Campuchia là "tin giả".

Họ còn tổ chức cho các đoàn nhà báo nước ngoài đến xem một khu đất ở Ream, Sihanoukville và chỉ ra rằng tại đó không hề có căn cứ nào cho người Trung Quốc cả.

Mặc dù vậy, giới chuyên gia về an ninh, quốc phòng ở nước ngoài không tin vào chiến dịch thông tin tuyên truyền đó của Campuchia.

mekong3

Căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia đang là tâm điểm chú ý, nơi được nhiều người cho là sẽ trở thành địa điểm cho Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, Phnom Penh bác bỏ và gọi đó là tin giả

Hai báo Úc, The Age và Sydney Morning Herald trích lời Tiến sĩ Euan Graham, từ Đại học La Trobe nói rằng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng Campuchia xây một căn cứ cho Trung Quốc kiểu như căn cứ Mỹ đóng ở Nhật.

Trái lại, ông tin rằng đây là một quá trình từ từ, tạo vị trí bán quân sự, bán dân sự và khi cần khi Trung Quốc mới điều chuyển lực lượng tới.

Ngay lập tức, Úc đã quan tâm đến chuyện này và chuyên gia an ninh quốc phòng John Blaxlabd từ Đại học Quốc gia Australia nói Úc cần đánh giá lại bố trí an ninh vùng cùng đồng minh trong nhóm năm quốc gia "Five power deal" : Úc, Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh.

Các nước này đang kiểm soát eo biển Malacca và nếu Trung Quốc đưa được không quân xuống Campuchia, cộng với các căn cứ đã có ở Djibouti và Pakistan, thì tính toán an ninh của Úc phải thay đổi, theo tờ Sydney Morning Herald (26/07/2019).

Ngay từ năm ngoái, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã lên tiếng về một "căn cứ hải quân" Campuchia xây cho Trung Quốc.

Phân tích gia Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược Australia trong bài viết đăng hôm 29/7 nói rằng thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream có hiệu lực trong 30 năm và sẽ được tự động gia hạn 10 năm một lần.

Đáng chú ý là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia có 100km.

Nếu quả thực Trung Quốc được Campuchia trao quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây thì tàu chiến Trung Quốc có thể từ khu vực phía nam của Việt Nam đi lên hướng đông bắc để hỗ trợ cho các hoạt động khác của Trung Quốc ở dọc bờ biển Việt Nam và tại các khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đang có tranh chấp, theo Malcolm Davis.

mekong4

Hôm 26/7, Campuchia tổ chức đưa các phóng viên tới tham quan căn cứ hải quân Ream để chứng minh nơi này 'không hề có người Trung Quốc nào sử dụng'

"Xây đường băng cho Trung Quốc thuê 99 năm'

Vào tháng 5/2019, Andrew Nachemson viết trên South China Morning Post rằng giới quan sát nghi là sân bay to trên đảo Koh Kong có thể dùng vào mục tiêu quân sự.

Mô thức nhận đất cho thuê dài hạn để rồi có thể "thu nhận vĩnh viễn" đã có trong quan hệ Trung Quốc với Sri Lanka.

Bài báo nói Campuchia cho tập đoàn UDG của Trung Quốc thuê 45 nghìn hectare đất trên đảo Koh Kong tới năm 2108, theo thoả thuận 99 năm.

Tại đây, UDG cho xây đường băng dài 3,4 km, dài hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và hơn hẳn đường băng dân sự chỉ cần tối đa 2,8 km.

Về lý thuyết, đường băng khổng lồ này là để phục vụ một casino "vắng tanh vắng ngắt" trên hòn đảo nghỉ dưỡng, theo bài báo.

Dù là công ty tư nhân, UDG (Union Development Group) từng có vinh dự được đón một lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Vương Khâm Mẫn, đến tận nơi thăm dự án Koh Kong.

Được biết công trình "du lịch" trên hòn đảo của Campuchia được chính Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ.

****************

Mêkông : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn (RFI, 29/07/2019)

Trải dài hơn 4.800 km, sông Mêkông có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá. Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mêkông, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mêkông. Nói cách khác, sông Mêkông giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.

mekong1

Các đập thủy điện ở thượng nguồn gây nhiều tác động tới các loài cá trên sông Mêkông. @international rivers

Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mêkông, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn chuyên gia Premrudee Deoruong của tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó "hiện giờ, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn dòng sông" và "từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát".

Mực nước sông Mêkông thấp kỷ lục tại Thái Lan

Hiện giờ đang là giữa mùa mưa tại Thái Lan, nhưng mực nước sông Mêkông đoạn chảy qua Thái Lan lại ở mức thấp chưa từng có tính từ một thế kỷ qua. Tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, mực nước sông Mêkông xuống chỉ còn 1,5m, mức thấp nhất trong suốt 100 năm qua, so với mực nước 12m cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 8m hàng năm. Còn ở Nong Khai, mực nước này là 80cm, so với mức 1,5 m của năm 2018.

Một ngư dân làng chài gần 60 năm qua trên sông Mêkông cho Reuters biết là những gì ông chứng kiến năm nay chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ. Các ngư dân giờ đây chỉ đánh được cá nhỏ, bởi vì mực nước xuống thấp như vậy thì không thể có cá to.

Theo Cơ quan quốc gia về nguồn tài nguyên nước, mực nước ở 18 hồ chứa nước cung cấp cho các cánh đồng lúa nước ở miền trung và miền đông Thái Lan chỉ đạt 30%, không đảm bảo đủ lượng nước cho hoạt động trồng lúa nước. Trongn khi cách nay một năm, vào tháng 08/2018, 11 trong số những hồ nước trên đã tích đầy nước.

Đúng là mực nước sông Mêkông và các hồ chứa nước xuống thấp như vậy là do mưa ít, hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt thập kỷ gần đây. Theo trạm thủy văn tỉnh Nakhon Phanom, lượng nước mưa trung bình năm 2019 chỉ đạt 90mm/m3 so với mức 300mm/m3 hồi năm 2018.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học và cư dân trong vùng lo ngại là đợt hạn hán này đặc biệt nghiêm trọng hơn, do các đập thủy điện ở thượng nguồn tạo ra những biến đổi lớn không thể đảo ngược trên dòng sông vốn là nguồn cung cấp nước cho một trong những khu vực trồng lúa nước lớn nhất Đông Nam Á.

Mối nguy từ các đập thủy điện Trung Quốc và Lào

Hiện tại, trên sông Lan Thương (đoạn Mêkông chảy qua Trung Quốc), Trung Quốc đã có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở dòng chính và trên các nhánh phụ. Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington, ước tính những đập này có thể tạo thêm 6.000 megawatt điện cho Trung Quốc.

Các đập thủy điện tại Lào nhiều, nhưng có quy mô nhỏ hơn so với Trung Quốc : 64 đập hiện mang lại sản lượng chưa tới 6.000 megawatt điện, nhưng 63 đập khác đang được xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng. Với tham vọng trở thành nguồn cung cấp năng lượng tại Châu Á, Lào còn đề xuất xây thêm hơn 300 đập. Kế hoạch này có thể khiến sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện của Lào trên sông Mêkông vượt Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 07, cơ quan khai thác đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc thông báo giảm xả 1/2 lượng nước để phục vụ công tác bảo trì trên đoạn sông Mêkông trên lãnh thổ Trung Quốc.

Một nguyên nhân khác là đập thủy điện Xayabury, do một công ty Thái Lan xây dựng tại Lào để cấp điện cho Thái Lan, đã bắt đầu được thử nghiệm từ ngày 15/07.

Vì thiếu nước tưới, chính quyền Thái Lan đã phải yêu cầu nông dân ngưng trồng thêm lúa. Bộ Ngoại Giáo Thái Lan cho Reuters biết họ đã mời đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan đến thảo luận về các biện pháp khắc phục khủng hoảng nước trên sông Mêkông do biến đổi khí hậu và hạn hán. Thái Lan cũng đã kêu gọi Lào mở đập Xayaburi xả nước xuống hạ lưu sông Mêkông. Bộ Ngoại Giao Thái Lan sau đó thông báo Trung Quốc và Lào đã xả nước từ các đập thủy điện và mực nước sông Mêkông tại tỉnh Nakhon Phanom đã dâng lên.

Tuy nhiên, trước đó đại sứ quán Trung Quốc không hồi đáp đề nghị bình luận về tình trạng hạn hán. Còn các chuyên gia môi trường cho rằng tình trạng thiếu nước bất thường như vậy là dấu hiệu đáng ngại cho tương lai của sông Mêkông và hệ động thực vật gắn với dòng sông này.

Trang mạng của cộng đồng người Pháp và người nói tiếng Pháp Le petit journal tại Thái Lan hôm nay cho biết các nhà đấu tranh vì môi trường sinh thái hôm thứ Sáu 26/07 đã đệ đơn kiến nghị lên Tòa hành chính tối cao đề nghị chính phủ Thái Lan đình chỉ các dự án mua điện được sản xuất từ đập thủy điện Xayabury tại Lào. Theo dự kiến, đập này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2019 với sản lượng điện 1.220 megawatt.

Nỗi lo của ngư dân

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF cảnh báo khả năng di cư của các loài cá bị xáo trộn, vì các đập thủy điện tác động lên chu kỳ tự nhiên của dòng chảy. Vì thế, WWF kêu gọi hoãn khai thác đập Xayabury cho đến khi có kết quả nghiên cứu mới về tác động của đập này.

Pianporn Deetes giám đốc chiến dịch tại Thái Lan của tổ chức Sông Ngòi Quốc Tế International Rivers than phiền là người ta chỉ quan tâm đến việc khai thác sông Mêkông vì mục đích làm thủy điện, còn cuộc sống và quyền lợi của những người khác sống phụ thuộc vào sông Mêkông đã bị gạt ra ngoài lề.

Theo chuyên gia này, chính tuyên bố của Trung Quốc là các đập thủy điện có thể giúp điều chỉnh mực nước sông Mêkông ở hạ nguồn theo hướng cung cấp thêm nước trong mùa khô và đến mùa mưa thì giữ nước lại đã gây lo ngại về việc con người đang can thiệp vào chu kỳ tự nhiên của sông Mêkông. Việc cố gắng tác động vào dòng chảy của sông qua việc xả nước đập thủy điện có thể tạo ra những thay đổi khó lường.

Hồi tháng 05/2019, tạp chí khoa học Nature trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu của thế giới về tác hại của thủy điện đối với sông ngòi, theo đó tình trạng trên sông Mêkông là đặc biệt nghiêm trọng. Giáo sư Bernhard Lehner, thuộc đại học Canada McGill, cho AFP biết là tính trung bình, ngư dân hàng năm đánh bắt được hơn 1 triệu tấn cá nước ngọt từ sông Mêkông, nhưng hiện giờ có quá nhiều đập thủy điện dự kiến được xây dựng và điều này sẽ rất có thể tác động tiêu cực tới sự sinh sôi phát triển của rất nhiều loài cá.

Hiện nay, ở hạ nguồn sông Mêkông, do không còn nhiều cá to, nhiều ngư dân đã buộc phải dùng những loại lưới có mắt lưới nhỏ hơn để đánh bắt cá nhỏ. Dù không còn thu được nhiều cá như trước đây, nhưng các ngư dân không còn lựa chọn nào khác, vì họ không có nghề nào khác và cũng không có đất để trồng trọt. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào dòng sông. Mà dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông thì nay đang bị tác động ngay chính từ thượng nguồn, đặc biệt là các đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc.

Thùy Dương

*******************

Trung Quốc : Việt Nam ‘vi phạm quyền chủ quyền’ Bãi Tư Chính 'từ tháng Năm' (VOA, 29/07/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh mi cáo buc Vit Nam "vi phm quyn ch quyn ca Trung Quc đi vi Bãi Tư Chính k t tháng Năm", theo South China Morning Post.

mekong5

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/7 đã "đón tiếp" Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

"Trung Quốc đã th hin quan đim ca mình và đang liên lc vi phía Việt Nam", bà Hoa được t báo ca Hong Kong trích li nói ti mt cuc hp báo hôm 26/7. "Chúng tôi kêu gi phía Vit Nam x lý phù hp v vic".

Tuyên bố trên được đưa ra mt ngày sau khi phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng lên tiếng v s vic bà nói là "nghiêm trng" và cho biết rng Hà Ni đã "trao công hàm phn đi cho phía Trung Quc, yêu cu rút ngay khi vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca Vit Nam".

"Các lực lượng chc năng ca Vit Nam trin khai các bin pháp phù hp, đúng pháp lut", bà Hằng nói trong tuyên b mi nht v cuc "đi đu" gia tàu chp pháp Vit Nam và Trung Quc nhiu tun qua.

Đây là lần th ba trong vòng 10 ngày B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng v v Bãi Tư Chính, gia tăng cuc khu chiến vi Trung Quc.

Trong tuyên bố đu tiên hôm 16/7, B Ngoi giao Vit Nam ch nói ti "hot đng ca nước ngoài" Bin Đông, không nhc ti Trung Quc, nhưng sau đó ch đích danh Bc Kinh hôm 19/7 và tới ln mi nht hôm 25/7, yêu cu Trung Quc "rút ngay".

Cáo buộc ca bà Hoa Xuân Oánh v vic Vit Nam "vi phm quyn ch quyn k t tháng Năm" ln đu tiên xác nhn thi đim "châm ngòi" cho cuc "đi đu" gia tàu hi cnh hai nước Bãi Tư chính.

Hai quốc gia láng ging phương bc ch lên tiếng sau khi ông Ryan Martinson, chuyên gia v hi quân Trung Quc ca Trường Hi Chiến Hoa Kỳ, đu tháng này đăng ti trên Twitter v vic tàu Vit Nam và Trung Quc "vn nhau" Bãi Tư Chính.

Ít ngày sau đó, hôm 12/7, Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình đã "đón tiếp" Ch tch Quốc hội Nguyn Th Kim Ngân ti Đi L đường Nhân dân Bc Kinh.

Trong thông cáo mà tới ngày 28/7 vn là mt trong các tin chính trên trang web ca B Ngoi giao Trung Quc, ông Tập được cho là đã nh bà Ngân "chuyn li chào chân thành ti Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng".

"Ông Tập Cn Bình ch ra rng Trung Quc và Vit Nam là đng chí và anh em và cũng là mt cng đng vi tương lai chung có tm quan trng chiến lược", nhà lãnh đo Trung Quc được trích li nói.

Quay lại trang chủ
Read 486 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)