Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/07/2019

Giải pháp của Trung Quốc về Hồng Kông : thẳng tay đàn áp

Tổng hợp

Hong Kong, quân đội Trung Quốc và tin giả trên mạng xã hội (BBC, 30/07/2019)

Sau khi Bắc Kinh tuyên bố có thể dùng quân đội trấn áp, mạng xã hội tuần qua tràn ngập tin tức nói lính Trung Quốc đã kiểm soát Hong Kong, nhưng là tin giả.

hongkong1

Cảnh sát Hong Kong đối phó cuộc biểu tình hôm 28/7

Hong Kong nay đang trong tháng thứ ba có các cuộc biểu tình rộng khắp phản đối dự luật dẫn độ, trong đó có những vụ xô xát, đụng độ bạo lực giữa người biểu tình với cảnh sát.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Ngô Khiêm hôm 24/7 cảnh báo rằng quân đội nước này có quyền vãn hồi trật tự tại Hong Kong nếu như chính quyền địa phương có yêu cầu.

Dùng hình ảnh cũ và bịa tin

Ngay sau khi Bộ Quốc phòng ra tuyên bố trên, trên mạng xã hội đã lan truyền một đoạn video ngắn, chỉ 39 giây, được cho là cho thấy cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên đường phố Hong Kong.

Đoạn video được đăng tải, chia sẻ tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau như Facebook, YouTube, Twitter, Weibo, làm dấy lên nỗi sợ hãi về sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc khủng hoảng hiện thời ở Hong Kong.

Đoạn video này được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với lời giải thích đi kèm là binh lính Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát thành phố : "Siêu nhạy cảm ! Tại Jotun, Hong Kong, binh lính PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đang đi qua. Cảnh sát Hong Kong đang dẹp đường cho họ !"

hongkong2

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm nói quân đội có thể được triển khai nếu chính quyền Hong Kong có yêu cầu

Một số 'post' chia sẻ tuyên bố được cho là từ giới chức Hong Kong đưa ra hôm 24/7, kêu gọi người dân ở trong nhà "để đảm bảo an toàn cá nhân" trong lúc quân đội đang triển khai việc nắm quyền kiểm soát tình hình.

Tuy nhiên, hãng tin AFP nói rằng họ đã tiến hành kiểm chứng thông tin, và xác nhận đó là các thông tin sai.

Trên thực tế, AFP nói nội dung đoạn video trên đã được lan truyền trên mạng kể từ 11/2018 với độ dài 1 phút 24 giây, còn giới chức Hong Kong thì không hề ra tuyên bố trên.

Trong một tin được đăng trên Twitter, phần text đi kèm đoạn video 39 giây viết : "Xe tải quân sự Trung Quốc chạy quanh thành phố để theo dõi các công dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ. Tất cả chúng ta cần ủng hộ người dân Hong Kong dân chủ, yêu hòa bình. Okinawa và Đài Loan cần cẩn thận. Họ đang sau lưng các bạn. #hãycứuhongkong".

hongkong3

Hình ảnh video được đăng từ 2018 trên YouTube

hongkong4

Video clip dài 39 giây đăng hôm 24/7/2019 khớp về hình ảnh (quay từ góc khác) so với video đăng hồi 2018, AFP nói

AFP nói dựa trên kết quả từ công cụ tìm kiếm hình ảnh đảo của Google (Google reverse image search), họ xác định được rằng tất cả các nội dung trên đều là tin giả, và đoạn video 39 giây có nội dung trùng khớp tới từng khung hình với một đoạn video dài 1 phút 24 giây đã được đăng trên YouTube từ 9/11/2018, và nội dung gốc là cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên khu vực Cửu Long của Hong Kong hồi 2018.

Tương tự, AFP nói trên trang web chính thức của chính quyền Hong Kong cũng không hề ra thông cáo báo chí nào hôm 24/7 về hoạt động kiểm soát thành phố của quân đội Trung Quốc.

Tin giả, tin giả, tin giả

Không chỉ có đoạn video và thông cáo giả nêu trên, còn có rất nhiều tin giả khác được tung ra trong tuần qua.

Trong một tin được đăng trên Twitter chỉ vài giờ sau khi ông Ngô Khiêm phát biểu, nội dung được chia sẻ là hình ảnh binh lính quân đội Trung Quốc đi bộ tại một bến tàu và lời giải thích họ đang "tiến vào Hong Kong". AFP nói họ xác minh được rằng đoạn video đó thực ra được quay tại Trung Hoa lục địa.

Một video khác với cảnh các xe bọc thép chạy trên đường phố khu vực Cửu Long được chia sẻ hôm 24/7 với lời giải thích kèm theo, "quân đội của Đảng Cộng sản tiến vào và đóng tại Hong Kong". AFP nói đây là video có từ 2012, và thật ra đó là cảnh luân chuyển quân của quân đội Trung Quốc.

Một video nữa với cảnh cảnh sát mặc thường phục trấn áp một người vẫy cờ. AFP nói đó là đoạn video cũ quay cảnh một buổi tập huấn của cảnh sát chống bạo động Nam Hàn.

Một video nghiệp dư cảnh binh lính Trung Quốc mặc đồng phục rằn ri đi bộ qua một bến ga cuối rất lớn, được chia sẻ với lời bình ngạt thở : "Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Hong Kong". AFP nói việc xác minh vị trí địa lý cho thấy đoạn video này thật ra được quay tại một nhà ga xe lửa ở tỉnh Quảng Đông.

Lực lượng đồn trú

"Quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong, khác với quân đồn trú của Anh tại đây thời trước 1997, không phải là để tượng trưng, làm cảnh hay mang tính biểu tượng", ông Lương Chấn Anh, cựu trưởng quan hành chính Hong Kong được Financial Times dẫn lời.

Hiện lượng quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong có khoảng từ 6.000 đến 10.000 người.

Tuy nhiên, lực lượng này thường duy trì hoạt động kín đáo và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong trang phục quân đội.

Việc Trung Quốc hôm 24/7 tuyên bố có thể dùng quân đội để kiểm soát tình hình Hong Kong lập tức đã gây những phản ứng mạnh mẽ từ người dân vùng đặc khu hành chính này.

Giới chức Hong Kong luôn bác bỏ việc binh lính Trung Quốc đã được triển khai trong thành phố, tuy nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Hong Kong đã lên tiếng tỏ thái độ giận dữ đối với người biểu tình.

*****************

Trung Quốc chỉ đạo chính quyền Hồng Kông "nhanh chóng tái lập trật tự" (RFI, 29/07/2019)

Hôm 29/07/2019, đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông họp báo, chỉ đạo chính quyền đặc khu trấn áp các phần tử gây bạo động và "nhanh chóng tái lập trật tự". Hôm qua, biểu tình vì dân chủ tiếp diễn tại Hồng Kông. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát được đánh giá là "chưa từng thấy".

hongkong1

Quốc huy Trung Quốc tại Văn phòng Liên lạc Hồng Kông bị phun mực ngày 28/07/2019.

Theo AFP, trong phiên họp báo tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc tại đặc khu, Từ Lộ Dĩnh (Xu Luying) tuyên bố : "Chúng tôi cho rằng, hiện tại, nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền Hồng Kông là trừng phạt các hành động bạo lực và bất hợp pháp, theo pháp luật, nhanh chóng tái lập trật tự và duy trì không khí thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh". Cũng trong cuộc họp báo này, phát ngôn viên Trung Quốc khẳng định các cuộc biểu tình trong những tháng vừa qua đã "gây tổn hại nghiêm trọng" cho sự thịnh vượng và ổn định của vùng lãnh thổ này.

Cũng trong buổi họp báo tại Bắc Kinh sáng này, Dương Quang (Yang Guang), một phát ngôn viên khác của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, thậm chí còn cáo buộc lãnh đạo các nước phương Tây "vô trách nhiệm", khi thổi bùng lên cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và khẳng định "kiên quyết ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)" và các hành động bảo vệ trật tự của cảnh sát đặc khu.

Đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát tại Hồng Kông tối qua gần Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông, với mức độ bạo lực hiếm thấy có lẽ là biến cố trực tiếp khiến Bắc Kinh thay đổi thái độ. Trong một thông báo đưa ra sáng nay, cảnh sát Hồng Kông cho biết tổng cộng 49 "người biểu tình cực đoan" bị bắt do các hành vi phạm pháp hôm qua.

Bắc Kinh đối mặt với tình huống phức tạp

Thông tín viên Zhifan Liu từ Hồng Kông cho biết cụ thể về không khí căng thẳng, trước buổi họp báo của đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông :

"Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh có phần kín tiếng trước các cuộc biểu tình tại Hồng Kông, từ gần hai tháng nay. Nhưng trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình tập hợp trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, biểu tượng của quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc tại cựu thuộc địa Anh quốc. Quốc huy Trung Quốc bị ném trứng và mực.

Đối với Bắc Kinh, đây là một hành động hạ nhục và khiêu khích. Chính quyền Trung Quốc từng đe dọa điều quân đội đến Hồng Kông, nếu cần thiết. Tuy nhiên, lời đe dọa của Bắc Kinh không lay chuyển được tinh thần của người biểu tình. Một lần nữa họ lại tập hợp trước trụ sở Văn phòng Liên lạc Trung Quốc hôm qua, nơi Quốc huy Trung Quốc trên mặt tiền của Văn phòng được bọc trong hộp nhựa để tránh bị xâm phạm.

Chính quyền Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tình huống phức tạp. Phong trào phản kháng ở Hồng Kông dường như không có chiều hướng suy giảm, trong lúc nhiều viên chức trong chính quyền Hồng Kông đe dọa sẽ phản đối cấp trên của chính họ và bạo lực cảnh sát. Giới viên chức cho biết sẽ biểu tình vào cuối tuần này. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy người Hồng Kông đoàn kết chống lại các lực lượng an ninh, chính quyền đặc khu. Trên thực tế, phong trào biểu tình đang trực diện đối đầu với quyền lực Bắc Kinh".

Trọng Thành

**********************

Dân Hồng Kông không lùi bước, Bắc Kinh đổi chiến thuật truyền thông (RFI, 29/09/2019)

Kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua (27-28/07/2019) là kỳ thứ 8 liên tiếp người Hồng Kông xuống đường phản đối chính quyền đặc khu. Dường như không gì có thể cản nổi các cuộc tuần hành phản kháng tiếp diễn trên đường phố, tại cựu thuộc địa Anh quốc. Trước viễn cảnh khủng hoảng sẽ kéo dài và có xu hướng trầm trọng hơn, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu thay đổi chiến thuật truyền thông.

hongkong2

Người Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình đòi dân chủ, ngày 27/07/2019. Reuters/Edgar Su

Vào lúc khủng hoảng mới bùng phát, hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6, Trung Quốc đã ngăn cản tối đa thông tin về chủ đề này tại Hoa lục. Giờ đây Bắc Kinh chủ động đưa khủng hoảng Hồng Kông lên thành chủ đề thời sự hàng đầu. Tại sao lại có sự thay đổi chiến thuật này và điều này nhằm mục tiêu gì ? 

Thông tín viên Angélique Forget từ Thượng Hải giải thích :

"Đầu tuần này, nhật báo "Tham Khảo Tiêu Tức" (Can-Kao Xiao-xi) - một trong các báo được đọc nhiều nhất Trung Quốc - đã đăng trên trang nhất một bài về tình hình Hồng Kông. Trên báo viết, các đài truyền hình, đài phát thanh và các mạng xã hội, giờ đây các cuộc biểu tình tại Hồng Kông được nói đến và thậm chí bị lên án đích danh. Nhân Dân Nhật Báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc - viết :"Hồng Kông cần ý thức rõ về bạo lực và sức mạnh phá hoại đang khuấy động một nhóm người biểu tình cực đoan".

Bắc Kinh đã thay đổi chiến thuật truyền thông trong kỳ nghỉ cuối tuần trước, khi nhiều người biểu tình tấn công vào Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, và bôi mực đen lên Quốc huy Trung Quốc.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, hình ảnh không bị kiểm duyệt này đã gây phản ứng với nhiều bình luận thù hận. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là mục tiêu mà chính quyền Bắc Kinh tìm kiếm : Kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa, để dân chúng sẵn sàng trước viễn cảnh khủng hoảng gia tăng, và dĩ nhiên là để giành lại quyền phát ngôn về diễn biến tình hình".

Trọng Thành

*****************

Trung Quốc 'vào cuộc' giải quyết bất ổn ở Hong Kong (BBC, 29/07/2019)

Hong Kong hôm 29/7 mang thêm những vết sẹo mới sau một đêm biểu tình bạo lực với mũ cứng, ô và chai nước vứt bừa bãi ở một số đường phố trung tâm, khi Bắc Kinh chuẩn bị ra tuyên bố về cuộc 'khủng hoảng tồi tệ nhất' tại đây kể từ năm 1997, theo Reuters.

hongkong3

Một người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ hôm 2/8/7/2019

Trong một động thái cực kỳ hiếm hoi, Văn phòng Hong Kong và Ma Cao ở Bắc Kinh, nơi có thẩm quyền cấp nội các đối với thuộc địa cũ của Anh, sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 3:00 giờ chiều, giờ địa phương, về tình trạng bất ổn liên tục tại thuộc địa cũ của Anh này.

Động thái này được đưa ra sau một cuộc đụng độ dữ dội khác vào cuối tuần giữa người biểu tình và cảnh sát. Cảnh sát đã xịt hơi ga và bắn đạn cao su vào đám đông khi cuộc biểu tình trở nên bạo lực.

Cảnh sát hôm Chủ nhật 28/7 đã tìm cách bảo vệ văn phòng đại diện chính của Trung Quốc tại Hong Kong khỏi những người biểu tình vào cuối tuần thứ hai liên tiếp, bằng cách rào chắn các tòa nhà gần trung tâm tài chính.

Cảnh sát cho biết đã bắt giữ ít nhất 49 người liên quan đến các cuộc biểu tình vào Chủ Nhật vì tội tụ tập trái phép và sở hữu vũ khí tấn công.

Hàng triệu người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại dự luật dẫn độ hiện đang tạm hoãn. Dự luật này cho phép các nghi phạm hình sự ở Hong Kong được gửi đến Trung Quốc và bị xét xử tại các tòa án do Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

hongkong4

Trung Quốc 'vào cuộc' giải quyết bất ổn ở Hong Kong

Các cuộc biểu tình bùng nổ tại Hong Kong từ ngày 1/7, là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ khi thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước, và đặt ra thách thức khó khăn nhất cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 dưới hình thức một quốc gia hai chế độ - hứa hẹn rằng người Hong Kong sẽ được hưởng các quyền tự do mà công dân ở Trung Quốc đại lục không được.

Nhiều người lo sợ Bắc Kinh đang gia tăng tước đoạt các quyền tự do đó.

hongkong5

Cảnh sát chống bạo động tại Hong Kong hôm 27/7/2019

Những gì bắt đầu như một phong trào phản đối dự luật dẫn độ nay đã phát triển thành các yêu cầu rộng hơn, bao gồm yêu cầu lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức, kêu gọi dân chủ và một cuộc điều tra độc lập về việc cánh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.

Bà Lam cho đến nay đã từ chối đáp ứng bất cứ yêu cầu nào.

Các cuộc biểu tình đã có lúc làm tê liệt các khu vực tài chính, khiến các văn phòng chính phủ phải đóng cửa và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh trên toàn thành phố. Giới chức cũng đã cảnh báo về tác động của tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế Hong Kong.

********************

Cảnh sát Hong Kong đụng độ với người biểu tình (VOA, 29/07/2019)

Cảnh sát Hong Kong hôm 28/7 đã đng đ vi hàng nghìn người biu tình, trong khi tìm cách bo v văn phòng đi din chính ca Trung Quc khi đám đông, theo Reuters.

hongkong6

Người biểu tình trong cuộc đụng độ với cảnh sát ở Hong Kong hôm 28/7.

Hãng tin Anh cho rằng cuc biu tình chng chính quyn, vn bt ngun t các cuc xung đường phn đi d lut dn đ các nghi phm sang Trung Quc, ngày càng tr nên bo lc.

Một cuc tun hành hôm 27/7 đ phn đi v người biu tình b côn đ hành hung cuối tun trước đã kết thúc trong bo lc khi cnh sát chng bo lon tìm cách gii tán đám đông.

Còn ngày 28/7, một cuc tp hp ôn hòa ti mt công viên trung tâm thương mi ca thành ph đã biến thành mt cuc tun hành vi s tham gia ca hàng chc nghìn người ta ra nhiu hướng khác nhau, khiến các ngã tư chính tc nghn.

Theo Reuters, một đám đông ln đã đ v văn phòng đi din ca Trung Quc Hong Kong, và hàng trăm cnh sát chng bo lon đã được trin khai đ ngăn chn h.

Trong khi đoàn người tiến v phía tòa nhà, hàng trăm cnh sát chng bo lon cũng tiến lên, bn hơi cay và đn cao su vào người biu tình.

Reuters đưa tin rng mt s người biu tình quỳ gi trên đường vì b ngt hơi cay, trong khi các xe cu thương gp rút được trin khai ti đ ch người b thương ra khi hin trường.

Hãng tin Anh nhận đnh rng Văn phòng Liên lc Trung Quc được coi là biu tượng ca s cm quyn ca Bc Kinh Hong Kong k t khi thành ph này được trao tr cho Trung Quc năm 1997.

Tòa nhà văn phòng này đã trở thành mc tiêu ca nhng người biu tình tr tui, được cho là tc gin vì vic Trung Quc ngày càng bóp nght các quyn t do Hong Kong, theo Reuters.

********************

Trung Quốc phản bác Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về Hong Kong (VOA, 28/07/2019)

Trung Quốc tuyên b rng nước này mnh m phn đi điu Bc Kinh gi là tuyên b "sai trái" ca Ch tch y ban Đi ngoi H vin M, ông Eliot Engel, theo Reuters.

hongkong7

Cảnh sát bắn hơ i cay vào ng ười biểu tình ở Hong Kong hôm 28/7.

Trong tuyên bố ra ngày 26/7, dân biu này nói rng ông "quan ngi sâu sc" v thông tin v sự tàn bo ca cnh sát Hong Kong và ch trích Bc Kinh v "phn ng ngày càng gay gt cũng như vic miêu t mang tính tuyên truyn" v người biu tình Hong Kong.

Reuters dẫn li Văn phòng B Ngoi giao Trung Quc Hong Kong hôm 28/7 nói rng Bc Kinh "thúc gic các chính tr gia nước ngoài chm dt phát đi các tín hiu sai trái v hành vi bo lc này".

Văn phòng nói thêm : "Các chính trị gia M có tư cách gì mà chỉ trích pháp quyn, các quyn t do và nhân quyn Hong Kong ?"

Hãng tin Anh nói rằng đây là li phn bác mi nht ca Trung Quc đi vi các chính tr gia M và Anh, sau khi h ch trích phn ng ca chính quyn Hong Kong đi vi các cuc biu tình cũng như nh hưởng ngày càng ln ca Trung Quc đi vi đc khu này.

*********************

Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông trong cuộc tuần hành bị cấm (VOA, 27/07/2019)

Cảnh sát bn đn hơi cay trong các cuc đng đ mt th trn vùng nông thôn Hng Kông hôm th By 27/7, khi hàng ngàn nhà hot đng tp trung đó đ phn đi vic nhng người b nghi là thành viên Hi Tam hoàng đã tn công người biu tình và người đi làm tại mt nhà ga hi cui tun trước.

hongkong8

Cảnh sát s dng hơi cay chng người biu tình Hong Kong hôm 27/7

Trong bối cnh b đông đo mi người ch trích vì không bo v được công chúng tt hơn khi v tn công ca bn người cm gy ti ga Yuen Long, cnh sát đã không cho phép tun hành trong th trn vì lý do an toàn.

Nhưng nhng người biu tình vn tiến hành, và hot đng ban đu có tính cht ôn hòa ca vài ngàn người trong bui chiu nóng bc đã nhanh chóng tr nên căng thng, có đi đu gia cnh sát và người biu tình mt s đa đim.

Những người biu tình ném gch đá và chai lọ vào cnh sát. Người biu tình cũng dng các chướng ngi vt bng bàn ghế trên đường ph và bng ô dù. Cnh sát đáp tr bng hơi cay.

Hôm 21/7, khoảng 100 người đàn ông mc áo trng đã xông vào ga tàu đin Yuen Long vài gi sau khi người biểu tình tuần hành qua trung tâm Hng Kông và bôi bn Văn phòng Liên lc ca Trung Quc. Nhng người đàn ông đã tn công bng ng st và gy g, khiến 45 người b thương.

Cảnh sát, b nhng người biu tình coi là hành đng quá chm chp đ x lý v vic hôm 21/7 tuần trước, tr thành mt trng tâm ca cuc diu hành hôm 27/7, càng to ra thêm căng thng.

Các nhà hoạt đng nói vi Reuters rng h lo s cuc biu tình hôm 27/7 s biến thành bo lc, nếu xét đến s phn n ca người biu tình v v bo lc hôm 21/7 tuần trước, và vì mt s người quyết tâm thách đu vi dân làng mà h tin là có quan h thân thiết vi các hi tam hoàng trong vùng.

Theo Reuters

********************

Biểu tình vì dân chủ ngay tại trung tâm Hồng Kông (RFI, 28/07/2019)

Sau Nguyên Lãng (Yuen Long) và đụng độ với cảnh sát hôm thứ Bảy, hàng ngàn người Hồng Kông tập hợp tại công viên Chater Garden thuộc khu tài chính Central vào chiều 28/07/2019. Cảnh sát gia tăng các vụ khám xét người biểu tình.

hongkong9

Người biểu tình Hồng Koong đang tập hợp về công viên Chater Garden, khu tài chính Central. Ảnh ngày 28/07/2019. Anthony WALLACE / AFP

Một lần nữa công luận Hồng Kông phẫn nộ vì cảnh sát thô bạo trấn áp người biểu tình chống bạo lực.

Tường trình của đặc phái viên đài RFI Liu Zifang có mặt tại công viên Chater Garden :

"Tôi đang có mặt tại Chater Garden, ngay giữa lòng khu Central, nơi duy nhất chính quyền cho phép người dân tập hợp vào chiều nay. Đây là trung tâm tài chính và chỉ nằm cách vài con đường trung tâm quyền lực của đặc khu hành chính Hồng Kông. Tuy nhiên người biểu tình không được phép tuần hành. Xe cảnh sát đã bao quanh công viên. Nhân viên an ninh khám xét rất tỉ mỉ một người biểu tình còn trẻ tuổi đã vào đến công viên Chater Garden. Những trường hợp khám xét tương tự liên tục diễn ra từ sáng ngày hôm nay, kể cả trong các trạm metro. Điều đó chứng tỏ cảnh sát Hồng Kông đã bắt đầu ra tay. Ngoài ra có khá nhiều xe cứu thương và nhân viên y tế túc trực sẵn tại công viên.

Không loại trừ khả năng có một số các cuộc tuần hành khác dù không được phép của chính quyền nhưng vẫn diễn ra chiều nay tại Hồng Kông.

Chưa đầy 24 giờ sau loạt đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Nguyên Lãng, với khoảng một chục người bị bắt giữ và nhiều người biểu tình bị đánh một cách thô bạo, hình ảnh của cảnh sát Hồng Kông trong mắt công luận lại càng xấu đi".

Theo ban tổ chức cuộc tuần hành vì dân chủ Hồng Kông tại Nguyên Lãng hôm 27/07/2019 đã được 288.000 người hưởng ứng. Bạo động đã bùng lên vào cuối ngày, 11 người bị câu lưu và theo các nguồn tin từ bệnh viện, 23 người biểu tình bị thương.

Tin giờ chót : Người biểu tình Hồng Kông phong tỏa văn phòng đại diện Trung Quốc, tuần hành tại khu thương mại Causeway Bay. Cảnh sát dùng lựu đạn cay giải tán đám đông.

Nguồn : RFI, 28/07/2019

Quay lại trang chủ
Read 599 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)