Nhật Bản : Trung Quốc là "thách thức chiến lược chưa từng có"
Minh Anh, RFI, 16/12/2022
Chính phủ Nhật Bản hôm 16/12/2022, thông qua học thuyết quốc phòng mới nhằm đối phó với những mối đe dọa ngày càng lớn, chủ yếu đến từ ba nước Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Đặc biệt, học thuyết quốc phòng đổi mới năm naycòn khẳng định : "Trung Quốc là một thách thức chiến lược chưa từng có đối với hòa bình và ổn định của Nhật Bản".
Thủ tướng Fumio Kishida họp báo ngày 16/12/2022 tại Tokyo sau khi Nhật Bản thông qua chiến lược quốc phòng mới. AP - David Mareuil
Theo AFP, như vậy là lần đầu tiên trong gần một thập niên qua, Nhật Bản xem xét lại chiến lược quốc phòng đưa ra hồi năm 2013. Trong khuôn khổ chiến lược mới này, Tokyo dự trù tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hàng nămlên đến tỷ lệ 2% GDP từ đây đến năm 2027.
Chính phủ Nhật Bản biện minh cho sự thay đổi học thuyết quốc phòng này là phải tăng cường năng lực để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc, hiện đanggia tăng áp lực lênĐài Loan.
Chiến lược an ninh mới của Nhật còn nhắc đến những bất ổn ở bán đảo Triều Tiên sau loạt bắn thử tên lửa của Bình Nhưỡng, xem đây là một"mối đe dọa nghiêm trọng và có nhiều nguy cơ xảy ra cho Nhật Bản".
Liên quan đếnNga, tài liệu mới khẳng định"quyết tâm sử dụng vũ lực của Nga nhằm đạt được các mục tiêu an ninh như những gì diễn ra ở Ukrainelà quá hiển nhiên". Chiến lược mới của Nhật Bản xem các hoạt động quân sự của Nga tại vùng châu Á -Thái Bình cũng như mối quan hệ hợp tác chiến lược của Nga với Trung Quốc là "một mối quan tâm mạnh mẽ" cho an ninh quốc gia.
Từ Tokyo, thông tín viênFrédéric Charles giải thích thêm :
"Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine, Nhật Bản lo ngạicho môi trường an ninh quốc gia. Những căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiênđã thúc đẩy Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên 11 ngàn tỷ yên (tức khoảng 76,40 tỷ euro).
Việc tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng này cho thấy Nhật Bản có cam kết gần bằng với các nước trong khối NATO, có mức chi tiêu quân sự chiếm 2% của GDP.
Để đạt được kế hoạch này, từ năm 2024, thủ tướng Fumio Kishida sẽ tăng thuế doanh nghiệp, thuế thuốc lá và những khoản được phân bổ cho đến nay cho việc tái thiết các vùng bị trận sóng thần lớn tàn phá vào tháng 3/2011.
Nhưng cũng không chắc là Nhật Bản sẽ tăng được gấp đôi các loại trang thiết bị mới đắt tiền, dù rằng Tokyo dự định mua 500 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, và phát triển chương trình chế tạo chiến đấu cơ với Anh và Ý.
Liên quan đến việc xem xét lại học thuyết quốc phòng, văn bản này sẽ còn bao gồm cả việc trang bị một "khả năng phản công" thậm chí để đánh phủ đầu cả những điểm bố trí tên lửa của các nước láng giềng có thể đe dọa quần đảo. Điều này rõ ràng đi ngược lại với Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản".
Minh Anh
***************************
Phán quyết bất ngờ của tư pháp Hồng Kông : Cấm tưởng niệm Thiên An Môn là "phi pháp"
Trọng Thành, RFI, 16/12/2022
Hôm 14/12/2022, một tòa án Hồng Kông đã ra phán quyết coi quyết định của cảnh sát Hồng Kông cấm tổ chức lễ tưởng niệm vụ Thiên An Môn hồi năm ngoài là "bất hợp pháp".
Hồng Kông : Đêm thắp nến tưởng niệm vụ đàn áp Thiên An Môn, tại công viên Victoria, ngày 04/06/2017. Reuters
AFP cho hay, bà Judianna Barnes, thẩm phán của Tòa Thượng thẩm đặc khu, khẳng định hồi năm ngoái, cảnh sát Hồng Kông đã sai lầm khi cấm tổ chức lễ thắp nếntưởng niệm các nhà tranh đấu Trung Quốcbị giết hại trong biến cố Thiên An Môn 1989. Theo thẩm phán Judianna Barnes, cảnh sát đã "không chuẩn bị một cách nghiêm túc và có trù định trước" các phương tiện tạo điều kiện cho một cuộc tập hợp như trên, như đòi hỏi của luật pháp Hồng Kông.
Trước mắt, phán quyết nói trên đã vô hiệu hóa bản án đối với nhà tranh đấu Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung), bị kết án 15 tháng tù hồi tháng Giêng vừa qua vì đã khuyến khích dân chúng Hồng Kông tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhiều nhà tranh đấu Hồng Kông,trong đó có tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), cũng bị phạt tù vì bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Nhà tranh đấu họ Trâu, 37 tuổi, là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào tranh đấu dân chủ Hồng Kông. Trước khi bị bắt, bà Trâu Hạnh Đồng từng đứng đầu Liên minh Hồng Kông, một tổ chức đã bị chính quyền ra lệnh giải thể. Liên minh Hồng Kông vẫn đứng ra tổ chức các buổi lễ thắp nến quy tụ cả trăm nghìn người tham gia.
Tòa Thượng thẩm là tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp Hồng Kông. Bộ Tư Pháp Hồng Kông cho biết sẽ nghiên cứu phán quyết này trước khi quyết định các bước tiếp theo. Hiện tại, bà Trâu Hạnh Đồng vẫn bị giam giữ, do một số cáo buộc khác, trong đó có các tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia Trung Quốc mới áp đặt tại Hồng Kông.
Theo AFP, dù sao, phán quyết nói trên của tư pháp Hồng Kông là một quyết định khác thường chống lại chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Hồng Kông chống phong trào đòi dân chủ. Liên tục ba năm nay, kể từ mùa hè 2020, lễ tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bị cấm. Hồng Kông là nơi duy nhất mà cho đến năm 2020, việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn không bị cấm, .
Năm 2020 là năm mà Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới đè bẹp mọi nỗ lực tranh đấu vì dân chủ tại đặc khu. Hồi năm ngoái, chính quyền Hồng Kôngđã dỡ bỏ nhiều tượng đài tưởng niệm Thiên An Môn tại các trường đại học, và đóng cửa một viện bảo tàng về Thiên An Môn.
Trọng Thành
Chỉ còn 2 tuần nữa đến ngày 01/07/2022, kỷ niệm 25 năm ngày Hồng Kông - thuộc địa cũ của Anh Quốc - được trao trả lại cho Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nội dung các sách giáo khoa phiên bản mới đang được xuất bản cho học sinh lớp 10, Hồng Kông trên thực tế, vào thời điểm trở về với Trung Quốc, không phải là thuộc địa, hoặc đã không còn là thuộc địa của Anh.
Nghi thức chào cờ Trung Quốc trong buổi lễ khai giải tại một trường trung học ở Hồng Kông, ngày 01/09/2021. AP - Kin Cheung
Theo thông tín viên RFI Florence de Changy, chính quyền hy vọng việc "sửa" nội dung lịch sử dạy cho học sinh sẽ khiến cho người dân Hồng Kông thêm yêu nước :
Hồng Kông không hoặc không còn là thuộc địa của Anh Quốc khi được trao trả lại hồi năm 1997, bởi vì Trung Quốc đã có được quyết định của Liên Hiệp Quốc vào năm 1972, theo đó Hồng Kông đã được rút ra khỏi danh sách các thuộc địa.
Đây là lập luận được đưa ra trong một trong những quyển sách giáo khoa mới, được đưa lên mạng internet để các trường trung học lựa chọn cho năm học tới. South China Morning Post, báo Anh ngữ lớn ở Hồng Kông, đã kiểm tra thông tin.
Kể từ năm ngoái, môn học "Liberal Studies" đặc biệt giảng dạy tư duy phản biện, đã bị đình chỉ do bị phe thân Bắc Kinh nghi ngờ là gieo rắc những ý tưởng cách mạng cho giới trẻ Hồng Kông. Môn học này đã bị thay thế bằng môn "Ý thức công dân và sự phát triển xã hội" tập trung vào an ninh quốc gia, lòng ái quốc, bản sắc và trật tự công cộng.
Kể từ khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực cách nay 2 năm, hơn 4.000 giáo viên đã nghỉ việc và hàng chục ngàn người Hồng Kông đã rời khỏi thành phố, với lý do chính liên quan đến việc giáo dục con cái.
Thùy Dương
RFI tiếng Việt, 26/12/2020
Thêm 20 ca dương tính với Covid-19 được phát hiện tại Trung Quốc, trong đó hai ca tại Bắc Kinh hôm qua, 25/12/2020. Lo ngại dịch bùng lên vào dịp Tết nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh kêu gọi dân chúng ăn Tết tại chỗ.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :
"Không phải là những ca riêng lẻ được phát hiện tại Bắc Kinh những ngày gần đây khiến chính quyền Trung Quốc lo ngại, mà là dịp nghỉ Tết nguyên đán (giữa tháng Hai) đang đến gần. Dịp hội lễ đầu xuân này, thời điểm hội ngộ gia đình quan trọng tại Trung Quốc, kể từ giờ, đã trở thành cơn ác mộng, trước hết đối với chính quyền. Chính trong dịp nghỉ dài rất được hàng trăm triệu người lao động xa nhà trông đợi này, hồi tháng Hai năm ngoái, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát mạnh.
Hai trường hợp dương tính mới được phát hiện hôm thứ Sáu 25/12 khiến chính quyền phải đưa ra một số biện pháp siết chặt tại huyện Thuận Nghĩa (Shunyi) gần sân bay, cũng như tại khu phố Võng Cân (Wangjin).
Sáng hôm nay, qua điện thoại cầm tay, người dân chia sẻ nhiều đoạn video trên mạng Wechat, cho thấy hàng người dài xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm PCR trên vỉa hè các cư xá, nơi những người nhiễm virus thường lui tới.
Đối với năm mới âm lịch sắp đến, các cơ quan, đơn vị tại Bắc Kinh được yêu cầu khuyến khích ‘‘tổ chức các kỳ nghỉ linh hoạt’’ và chủ yếu là đẩy lùi lịch nghỉ. Một thông báo của chính quyền giải thích, yêu cầu này có mục tiêu ‘‘khuyến khích đông đảo dân chúng mừng năm mới tại chỗ’’, hay nói một cách khác là hãy ở lại thủ đô".
RFI tiếng Việt
Tú Anh, RFI, 25/12/2020
Dù là dịp lễ Giáng Sinh, hai nhật báo Pháp Libération và La Croix ngày 25/12/2020 không bỏ sót vấn đề nhân quyền tại Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Nhật báo thiên tả Libération, nhân tuyên bố của bộ trưởng đặc trách Thương Mại Pháp, Frank Riester khẳng định lập trường không ủng hộ thỏa thuận đầu tư Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc, đang đàm phán ráo riết, nếu Bắc Kinh không hủy bỏ chính sách cưỡng bách lao động. Libération hãnh diện là một trong hai cơ quan truyền thông tố cáo tình trạng Trung Quốc cưỡng bách 570.000 dân Duy Ngô Nhĩ lao động trong các đồn điền bông vải ở Tân Cương.
La Croix đưa độc giả đến Hồng Kông. Trong vòng một năm, đảng Cộng Sản Trung Quốc áp đặt hệ thống chính trị của họ lên các quan chức đặc khu.
Tiến trình "thôn tính" của Bắc Kinh được hai nhà ngôn ngữ học Mary Hui và Dan Koff phân tích một cách chi tiết qua các diễn văn của Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền đặc khu. Song song với tiến trình kiểm soát mọi tầng lớp xã hội, còn có một hiện tượng nổi bật : diễn văn của chính quyền Hồng Kông biến thể, không khác gì ngôn từ độc đoán hiện hành của chính quyền Hoa lục.
Truy cứu 165.000 tài liệu chính thức từ thông cáo báo chí và thông điệp chính thức từ 2010 đến 2020, hai tác giả phát hiện là từ 2019, ngôn từ của chính quyền Hồng Kông ngày càng giống Bắc Kinh mà trước đây không hề có chẳng hạn như : chủ quyền quốc gia, ổn định xã hội, sự thật lịch sử, một nước Trung Quốc duy nhất, quyền lực Nhà nước. Mỗi "từ" là một "khái niệm".
Phe thân Bắc Kinh còn phô diễn thái độ thần phục đảng Cộng Sản Trung Quốc theo kiểu trung ương "ủng hộ hoàn toàn" địa phương và địa phương "hoàn toàn ủng hộ" chính phủ trung ương.
Nói chung, chính quyền Hồng Kông "dùng từ điển của đảng Cộng Sản Trung Quốc" trích ra những câu lên án các nhà dân chủ "cấu kết với thế lực nước ngoài" "can thiệp vào nội tình"…
Tại sao phải "áp đặt sự thật lịch sử" ? Mary Hui và Dan Koff nhắc lại một tuyên bố của Vaclav Havel, nhà ly khai Tiệp Khắc : "Các chế độ độc tài vì là nạn nhân của sự dối trá của chính họ nên phải xuyên tạc mọi thứ". Kể cả lịch sử !
Thùy Dương, RFI, 24/1/2020
Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc sáng hôm nay 24/12/2020 thông báo mở điều tra nhắm vào tập đoàn Alibaba của nhà tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), khiến cổ phiếu của tập đoàn vô địch thương mại trực tuyến sụt giảm 8% vào cuối buổi sáng trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.
Tập đoàn Alibaba hứa tích cực hợp tác với các nhà điều tra, nhưng khi được AFP liên lạc, tập đoàn từ chối trả lời. Nhà chức trách Trung Quốc chỉ cung cấp rất ít thông tin về các cáo buộc liên quan tới Alibaba Group Holdings, ngoài một "thỏa thuận độc quyền" nhưng cũng không xác định rõ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde:
"Tin tức này chỉ được gói gọn trong một câu trên trang tin của Tân Hoa Xã, và không phải để chúc Alibaba một "Giáng Sinh vui vẻ". Từ vài tuần nay, gã khổng lồ về thương mại điện tử Trung Quốc đã phải chịu áp lực và những lời cảnh báo từ các cơ quan quản lý thị trường ở Trung Quốc.
Việc Ant Group, vào phút chót, bị đình chỉ tham gia sàn chứng khoán hồi đầu tháng 11 đã khiến nhiều người sững sờ, không chỉ các nhà giao dịch. Kể từ đó, người sáng lập tập đoàn Alibaba hoàn toàn biến mất khỏi các phương tiện truyền thông, trái ngược hoàn toàn với cuộc sống trong quá khứ của người đã trở thành hiện thân cho sự thành công của chủ nghĩa tư bản đỏ trên toàn thế giới, người bảo vệ cuộc chiến chống lại sự hâm nóng khí hậu tại Thượng đỉnh Paris 2015 và có những câu bông đùa với nữ diễn viên Nicole Kidman trong Ngày Độc thân và Lễ Hội Mua sắm (11/11) ở Trung Quốc.
Việc mở điều tra lần này cho thấy các cơ quan quản lý lo ngại về sự xuất hiện của những tập đoàn công nghệ trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là về hoạt động cho vay tiền trực tuyến.
Tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay (24/12) viết : "Đây (Cuộc điều tra) là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường giám sát chống độc quyền và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số trong dài hạn".
Đây cũng có thể là dấu chấm hết cho một "giấc mơ Trung Hoa" khác của Mã Vân, ít nhất đây cũng là một phiên bản mới của truyện ngụ ngôn "Con ếch muốn to bằng con bò" ...
Cho dù đế chế Alibaba có hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa, cho dù một tập đoàn tư nhân có giàu đến thế nào đi chăng nữa, thì cuộc điều tra này cũng nhắc nhở họ rằng các quy tắc vẫn là do đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn định".
Chính quyền Hồng Kông cải tổ nội các (RFI, 23/04/2020)
Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ngày 22/04/2020 xác nhận bổ nhiệm 5 bộ trưởng mới trong nội các. Đây là đợt cải tổ chính phủ đầu tiên kể từ khi bà lên nắm quyền lãnh đạo đặc khu hành chính vào ngày 01/07/2017.
Lãnh đạo chính quyền Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng 5 bộ trưởng vừa được bổ nhiệm ngày 22/04/2020. Reuters - Stringer
Tuy nhiên, theo nhận định của thông tín viên Florence de Changy từ Hồng Kông, động thái này cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh can dự ngày càng nhiều hơn vào chuyện nội bộ của đặc khu :
Lâm Trịnh Nguyệt Nga ra sức "bảo đảm" rằng đợt cải tổ nội các này chẳng có gì liên quan đến cuộc tranh cãi trong những ngày qua về vai trò của Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh trong chuyện nội bộ của Hồng Kông.
Thế nhưng, việc bộ trưởng phụ trách các vấn đề Hiến Pháp bị mất chức và được chỉ định ở một vị trí thấp hơn lại cho thấy điều ngược lại. Ông Patrick Nip trước đó đã phải lên tiếng xin lỗi về những lộn xộn gây ra sau một chuỗi các thông cáo nói một đằng và phát biểu của ông nói một nẻo liên quan đến quyền can thiệp vào chuyện nội bộ Hồng Kông của Bắc Kinh.
Theo Basic Law, một dạng Hiến Pháp Hồng Kông, không một cơ quan đại diện nào cho chính quyền trung ương có quyền can thiệp vào công việc nội bộ Hồng Kông. Nhưng kể từ hôm thứ Sáu, 17/4, Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông, đã khẳng định không phải tuân theo quy định này nữa.
Cách diễn giải mới một chiều về Hiến Pháp Hồng Kông này làm dấy lên lo ngại về quyết tâm can thiệp của Bắc Kinh vào chuyện nội bộ tại đặc khu hành chính này.
Minh Anh
******************
Trung Quốc lợi dụng dịch Covid để "bóp nghẹt" phe dân chủ Hồng Kông (RFI, 22/04/2020)
Thứ Bảy 18/04/2020, cảnh sát Hồng Kông đã bất ngờ mở cuộc bố ráp, câu lưu cùng một lúc 14 lãnh đạo phong trào dân chủ, với lý do là họ đã hỗ trợ hoặc tham gia những đợt biểu tình năm ngoái. Đối với giới quan sát, Bắc Kinh rõ ràng đang lợi dụng thời cơ thuận lợi cho họ để triệt hạ phong trào dân chủ tại Hồng Kông.
Cựu nghị sĩ, nhà tranh đấu dân chủ Lý Trụ Minh (Martin Lee) trả lời báo giới, sau khi rời khỏi trụ sở cảnh sát Hồng Kông, ngày 18/04/2020. AFP - ISAAC LAWRENCE
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu các động thái hù dọa khi sắp đến những thời điểm nhạy cảm, như kỷ niệm phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh vào tháng Sáu và nhất là trước cuộc bầu cử Nghị Viện Hồng Kông vào tháng Chín.
Về mặt thời cơ, dịch Covid-19 bùng lên làm thế giới lao đao đối phó là cơ hội tốt để Bắc Kinh siết chặt gọng kềm, thẳng tay triệt hạ phong trào dân chủ Hông Kông mà ít bị các nước ngoài gây phiền toái. Con số 14 người bị câu lưu hôm 18/04, trong đó có 2 phụ nữ, đều là những cựu nghị sĩ, luật sư, nhà đấu tranh, những gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ.
Nổi bật trong số này có luật sư Công Giáo Lý Trụ Minh (Martin Lee), 82 tuổi, được mệnh danh là "người cha của nền dân chủ" ở Hồng Kông, người đã góp phần soạn ra bản "Hiến Pháp" cho đặc khu, hay Lê Trí Anh (Jimmy Lai), cũng là một nhân vật Công Giáo, 72 tuổi, chủ nhân của nhật báo đối lập duy nhất tại Hồng Kông, tờ Apple Daily, từng bị bắt vào tháng Hai, hay nữ nghị sĩ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng), 72 tuổi, gương mặt tiêu biểu của các nghị sĩ dân chủ Hồng Kông.
14 nhân vật bị bắt đều bị buộc tội tham gia hoặc tổ chức những cuộc biểu tình vào năm ngoái để phản đối Bắc Kinh và chính quyền đặc khu. Một số người đã được tự do sau khi đóng tiền bảo lãnh vào tối ngày 18/04, nhưng tất cả đều phải ra hầu tòa ngày 18/05/2020.
Giới bảo vệ nhân quyền cực lực lên án Bắc Kinh
Bà Sophie Richardson, giám đốc đặc trách Trung Quốc của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, đã phản ứng mạnh mẽ : Những vụ bắt bớ hàng loạt này là thêm một cái đinh đóng vào quan tài của khái niệm "Một đất nước hai chế độ".
Đối với ông Chris Patten, lãnh đạo người Anh cuối cùng ở Hồng Kông, "Bắc Kinh đã kiên quyết bóp nghẹt Hồng Kông", còn nữ nghị sĩ Hồng Kông Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) nhìn thấy một "chế độ khủng bố đang được thiết lập".
Trả lời đài phát thanh Thụy Sĩ RTS hôm 20/04, bà Mao Mạnh Tĩnh ghi nhận là Bắc Kinh "biết rõ là chúng tôi không thể xuống đường rầm rộ, và không có nguy cơ có cả triệu người biểu tình" phản đối vào lúc này.
Hù dọa trước những ngày lễ quan trọng
Dorian Malovic, thông tín viên tại Châu Á của báo La Croix, trong bài viết ngày 19/04, phân tích là vụ bắt người chọn lọc rất kỹ này không ngoài mục tiêu hù dọa và khóa miệng phe dân chủ vào lúc cuộc bầu cử Nghị Viện Hồng Kông sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây và phe thân Bắc Kinh lo ngại bị mất đa số.
Vì dịch Covid-19, các vụ xuống đường đã phải dừng lại, nhưng những lời kêu gọi thúc đẩy trở lại phong trào phản kháng vẫn vang lên, vào lúc Bắc Kinh đứng trước một thời điểm nhạy cảm với một loạt ngày kỷ niệm, như kỷ niệm phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 ngày 04/06, kỷ niệm ngày bắt đầu phong trào biểu tình chống Bắc Kinh và chính quyền tại chỗ ngày 12/06, chưa kể đến ngày 01/07, ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc năm 1997.
Tất cả những ngày này có nguy cơ làm dấy lên trở lại một đợt xuống đường mới mà chính quyền Bắc Kinh muốn tránh bằng mọi giá.
Hoa Kỳ và Anh Quốc lên án vụ bắt người ở Hồng Kông
Tuy đang bị dịch Covid-19 đe doa nghiêm trọng, nhưng Hoa Kỳ và Anh Quốc đã có ngay phản ứng trước cuộc bố ráp tại Hồng Kông.
Theo hãng Reuters, Washington ngay hôm 18/04, đã lên tiếng cho rằng hành động của Trung Quốc "không phù họp với những cam kết quốc tế" của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không vòng vo, giải thích : "Bắc Kinh và đại diện của họ ở Hồng Kông tiếp tục có những biện pháp không phù hợp với những cam kết đưa ra" trong khuôn khổ thỏa thuận trao Hồng Kông lại cho Trung Quốc. Ông nêu lên các lời hứa tôn trọng sự minh bạch, các quy tắc pháp lý và những bảo đảm cho khu đặc quyền hành chính được hưởng "mức độ tự trị cao".
Nền ngoại giao Anh cũng lên tiếng, cho biết là chính phủ Anh chờ đợi là các vụ bắt giữ và thủ tục pháp lý phải được tiến hành một cách "công minh, minh bạch".
Một đại diện ngoại giao Anh nói thêm rằng biểu tình là một "quyền cơ bản" ở Hồng Kông và "chính quyền nên tái lập sự tin tưởng qua đối thoại chính trị".
Bắc Kinh có thể đang đùa với lửa
Tuy nhiên cuộc tấn công mới của Trung Quốc có thể làm Hồng Kông bùng cháy lên trong những tháng tới đây theo nhận định của chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan : "Hành động của cảnh sát là nhằm tăng sức cho phe thân chính quyền và khóa miệng phe đối lập. Nhưng những nỗ lực nhằm hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông có thể sẽ châm lại ngòi nổ làm xã hội Hồng Kông đứng lên chống lại chính quyền tại chỗ và Bắc Kinh".
Ông Cabestan còn nhìn thấy "Bắc Kinh cũng đang thử sức Mỹ và ở mức độ thấp hơn Anh Quốc. Đây là một cuộc đọ sức giữa Trung Quốc với phương Tây, giữa Trung Quốc và thế giới dân chủ. Đây là một bóng đen đáng lo ngại trong quan hệ hai bên trong thời gian tới".
Mai Vân
Hong Kong, quân đội Trung Quốc và tin giả trên mạng xã hội (BBC, 30/07/2019)
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố có thể dùng quân đội trấn áp, mạng xã hội tuần qua tràn ngập tin tức nói lính Trung Quốc đã kiểm soát Hong Kong, nhưng là tin giả.
Cảnh sát Hong Kong đối phó cuộc biểu tình hôm 28/7
Hong Kong nay đang trong tháng thứ ba có các cuộc biểu tình rộng khắp phản đối dự luật dẫn độ, trong đó có những vụ xô xát, đụng độ bạo lực giữa người biểu tình với cảnh sát.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Ngô Khiêm hôm 24/7 cảnh báo rằng quân đội nước này có quyền vãn hồi trật tự tại Hong Kong nếu như chính quyền địa phương có yêu cầu.
Dùng hình ảnh cũ và bịa tin
Ngay sau khi Bộ Quốc phòng ra tuyên bố trên, trên mạng xã hội đã lan truyền một đoạn video ngắn, chỉ 39 giây, được cho là cho thấy cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên đường phố Hong Kong.
Đoạn video được đăng tải, chia sẻ tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau như Facebook, YouTube, Twitter, Weibo, làm dấy lên nỗi sợ hãi về sự can thiệp của Trung Quốc vào cuộc khủng hoảng hiện thời ở Hong Kong.
Đoạn video này được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với lời giải thích đi kèm là binh lính Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát thành phố : "Siêu nhạy cảm ! Tại Jotun, Hong Kong, binh lính PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đang đi qua. Cảnh sát Hong Kong đang dẹp đường cho họ !"
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm nói quân đội có thể được triển khai nếu chính quyền Hong Kong có yêu cầu
Một số 'post' chia sẻ tuyên bố được cho là từ giới chức Hong Kong đưa ra hôm 24/7, kêu gọi người dân ở trong nhà "để đảm bảo an toàn cá nhân" trong lúc quân đội đang triển khai việc nắm quyền kiểm soát tình hình.
Tuy nhiên, hãng tin AFP nói rằng họ đã tiến hành kiểm chứng thông tin, và xác nhận đó là các thông tin sai.
Trên thực tế, AFP nói nội dung đoạn video trên đã được lan truyền trên mạng kể từ 11/2018 với độ dài 1 phút 24 giây, còn giới chức Hong Kong thì không hề ra tuyên bố trên.
Trong một tin được đăng trên Twitter, phần text đi kèm đoạn video 39 giây viết : "Xe tải quân sự Trung Quốc chạy quanh thành phố để theo dõi các công dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ. Tất cả chúng ta cần ủng hộ người dân Hong Kong dân chủ, yêu hòa bình. Okinawa và Đài Loan cần cẩn thận. Họ đang sau lưng các bạn. #hãycứuhongkong".
Hình ảnh video được đăng từ 2018 trên YouTube
Video clip dài 39 giây đăng hôm 24/7/2019 khớp về hình ảnh (quay từ góc khác) so với video đăng hồi 2018, AFP nói
AFP nói dựa trên kết quả từ công cụ tìm kiếm hình ảnh đảo của Google (Google reverse image search), họ xác định được rằng tất cả các nội dung trên đều là tin giả, và đoạn video 39 giây có nội dung trùng khớp tới từng khung hình với một đoạn video dài 1 phút 24 giây đã được đăng trên YouTube từ 9/11/2018, và nội dung gốc là cảnh xe tải quân sự Trung Quốc chạy trên khu vực Cửu Long của Hong Kong hồi 2018.
Tương tự, AFP nói trên trang web chính thức của chính quyền Hong Kong cũng không hề ra thông cáo báo chí nào hôm 24/7 về hoạt động kiểm soát thành phố của quân đội Trung Quốc.
Tin giả, tin giả, tin giả
Không chỉ có đoạn video và thông cáo giả nêu trên, còn có rất nhiều tin giả khác được tung ra trong tuần qua.
Trong một tin được đăng trên Twitter chỉ vài giờ sau khi ông Ngô Khiêm phát biểu, nội dung được chia sẻ là hình ảnh binh lính quân đội Trung Quốc đi bộ tại một bến tàu và lời giải thích họ đang "tiến vào Hong Kong". AFP nói họ xác minh được rằng đoạn video đó thực ra được quay tại Trung Hoa lục địa.
Một video khác với cảnh các xe bọc thép chạy trên đường phố khu vực Cửu Long được chia sẻ hôm 24/7 với lời giải thích kèm theo, "quân đội của Đảng Cộng sản tiến vào và đóng tại Hong Kong". AFP nói đây là video có từ 2012, và thật ra đó là cảnh luân chuyển quân của quân đội Trung Quốc.
Một video nữa với cảnh cảnh sát mặc thường phục trấn áp một người vẫy cờ. AFP nói đó là đoạn video cũ quay cảnh một buổi tập huấn của cảnh sát chống bạo động Nam Hàn.
Một video nghiệp dư cảnh binh lính Trung Quốc mặc đồng phục rằn ri đi bộ qua một bến ga cuối rất lớn, được chia sẻ với lời bình ngạt thở : "Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Hong Kong". AFP nói việc xác minh vị trí địa lý cho thấy đoạn video này thật ra được quay tại một nhà ga xe lửa ở tỉnh Quảng Đông.
Lực lượng đồn trú
"Quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong, khác với quân đồn trú của Anh tại đây thời trước 1997, không phải là để tượng trưng, làm cảnh hay mang tính biểu tượng", ông Lương Chấn Anh, cựu trưởng quan hành chính Hong Kong được Financial Times dẫn lời.
Hiện lượng quân đồn trú Trung Quốc tại Hong Kong có khoảng từ 6.000 đến 10.000 người.
Tuy nhiên, lực lượng này thường duy trì hoạt động kín đáo và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong trang phục quân đội.
Việc Trung Quốc hôm 24/7 tuyên bố có thể dùng quân đội để kiểm soát tình hình Hong Kong lập tức đã gây những phản ứng mạnh mẽ từ người dân vùng đặc khu hành chính này.
Giới chức Hong Kong luôn bác bỏ việc binh lính Trung Quốc đã được triển khai trong thành phố, tuy nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Hong Kong đã lên tiếng tỏ thái độ giận dữ đối với người biểu tình.
*****************
Trung Quốc chỉ đạo chính quyền Hồng Kông "nhanh chóng tái lập trật tự" (RFI, 29/07/2019)
Hôm 29/07/2019, đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông họp báo, chỉ đạo chính quyền đặc khu trấn áp các phần tử gây bạo động và "nhanh chóng tái lập trật tự". Hôm qua, biểu tình vì dân chủ tiếp diễn tại Hồng Kông. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát được đánh giá là "chưa từng thấy".
Quốc huy Trung Quốc tại Văn phòng Liên lạc Hồng Kông bị phun mực ngày 28/07/2019.
Theo AFP, trong phiên họp báo tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc tại đặc khu, Từ Lộ Dĩnh (Xu Luying) tuyên bố : "Chúng tôi cho rằng, hiện tại, nhiệm vụ ưu tiên của chính quyền Hồng Kông là trừng phạt các hành động bạo lực và bất hợp pháp, theo pháp luật, nhanh chóng tái lập trật tự và duy trì không khí thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh". Cũng trong cuộc họp báo này, phát ngôn viên Trung Quốc khẳng định các cuộc biểu tình trong những tháng vừa qua đã "gây tổn hại nghiêm trọng" cho sự thịnh vượng và ổn định của vùng lãnh thổ này.
Cũng trong buổi họp báo tại Bắc Kinh sáng này, Dương Quang (Yang Guang), một phát ngôn viên khác của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, thậm chí còn cáo buộc lãnh đạo các nước phương Tây "vô trách nhiệm", khi thổi bùng lên cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và khẳng định "kiên quyết ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)" và các hành động bảo vệ trật tự của cảnh sát đặc khu.
Đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát tại Hồng Kông tối qua gần Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông, với mức độ bạo lực hiếm thấy có lẽ là biến cố trực tiếp khiến Bắc Kinh thay đổi thái độ. Trong một thông báo đưa ra sáng nay, cảnh sát Hồng Kông cho biết tổng cộng 49 "người biểu tình cực đoan" bị bắt do các hành vi phạm pháp hôm qua.
Bắc Kinh đối mặt với tình huống phức tạp
Thông tín viên Zhifan Liu từ Hồng Kông cho biết cụ thể về không khí căng thẳng, trước buổi họp báo của đại diện Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông :
"Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh có phần kín tiếng trước các cuộc biểu tình tại Hồng Kông, từ gần hai tháng nay. Nhưng trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình tập hợp trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, biểu tượng của quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc tại cựu thuộc địa Anh quốc. Quốc huy Trung Quốc bị ném trứng và mực.
Đối với Bắc Kinh, đây là một hành động hạ nhục và khiêu khích. Chính quyền Trung Quốc từng đe dọa điều quân đội đến Hồng Kông, nếu cần thiết. Tuy nhiên, lời đe dọa của Bắc Kinh không lay chuyển được tinh thần của người biểu tình. Một lần nữa họ lại tập hợp trước trụ sở Văn phòng Liên lạc Trung Quốc hôm qua, nơi Quốc huy Trung Quốc trên mặt tiền của Văn phòng được bọc trong hộp nhựa để tránh bị xâm phạm.
Chính quyền Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tình huống phức tạp. Phong trào phản kháng ở Hồng Kông dường như không có chiều hướng suy giảm, trong lúc nhiều viên chức trong chính quyền Hồng Kông đe dọa sẽ phản đối cấp trên của chính họ và bạo lực cảnh sát. Giới viên chức cho biết sẽ biểu tình vào cuối tuần này. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy người Hồng Kông đoàn kết chống lại các lực lượng an ninh, chính quyền đặc khu. Trên thực tế, phong trào biểu tình đang trực diện đối đầu với quyền lực Bắc Kinh".
Trọng Thành
**********************
Dân Hồng Kông không lùi bước, Bắc Kinh đổi chiến thuật truyền thông (RFI, 29/09/2019)
Kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua (27-28/07/2019) là kỳ thứ 8 liên tiếp người Hồng Kông xuống đường phản đối chính quyền đặc khu. Dường như không gì có thể cản nổi các cuộc tuần hành phản kháng tiếp diễn trên đường phố, tại cựu thuộc địa Anh quốc. Trước viễn cảnh khủng hoảng sẽ kéo dài và có xu hướng trầm trọng hơn, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu thay đổi chiến thuật truyền thông.
Người Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình đòi dân chủ, ngày 27/07/2019. Reuters/Edgar Su
Vào lúc khủng hoảng mới bùng phát, hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6, Trung Quốc đã ngăn cản tối đa thông tin về chủ đề này tại Hoa lục. Giờ đây Bắc Kinh chủ động đưa khủng hoảng Hồng Kông lên thành chủ đề thời sự hàng đầu. Tại sao lại có sự thay đổi chiến thuật này và điều này nhằm mục tiêu gì ?
Thông tín viên Angélique Forget từ Thượng Hải giải thích :
"Đầu tuần này, nhật báo "Tham Khảo Tiêu Tức" (Can-Kao Xiao-xi) - một trong các báo được đọc nhiều nhất Trung Quốc - đã đăng trên trang nhất một bài về tình hình Hồng Kông. Trên báo viết, các đài truyền hình, đài phát thanh và các mạng xã hội, giờ đây các cuộc biểu tình tại Hồng Kông được nói đến và thậm chí bị lên án đích danh. Nhân Dân Nhật Báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc - viết :"Hồng Kông cần ý thức rõ về bạo lực và sức mạnh phá hoại đang khuấy động một nhóm người biểu tình cực đoan".
Bắc Kinh đã thay đổi chiến thuật truyền thông trong kỳ nghỉ cuối tuần trước, khi nhiều người biểu tình tấn công vào Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, và bôi mực đen lên Quốc huy Trung Quốc.
Trên các mạng xã hội Trung Quốc, hình ảnh không bị kiểm duyệt này đã gây phản ứng với nhiều bình luận thù hận. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là mục tiêu mà chính quyền Bắc Kinh tìm kiếm : Kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa, để dân chúng sẵn sàng trước viễn cảnh khủng hoảng gia tăng, và dĩ nhiên là để giành lại quyền phát ngôn về diễn biến tình hình".
Trọng Thành
*****************
Trung Quốc 'vào cuộc' giải quyết bất ổn ở Hong Kong (BBC, 29/07/2019)
Hong Kong hôm 29/7 mang thêm những vết sẹo mới sau một đêm biểu tình bạo lực với mũ cứng, ô và chai nước vứt bừa bãi ở một số đường phố trung tâm, khi Bắc Kinh chuẩn bị ra tuyên bố về cuộc 'khủng hoảng tồi tệ nhất' tại đây kể từ năm 1997, theo Reuters.
Một người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ hôm 2/8/7/2019
Trong một động thái cực kỳ hiếm hoi, Văn phòng Hong Kong và Ma Cao ở Bắc Kinh, nơi có thẩm quyền cấp nội các đối với thuộc địa cũ của Anh, sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 3:00 giờ chiều, giờ địa phương, về tình trạng bất ổn liên tục tại thuộc địa cũ của Anh này.
Động thái này được đưa ra sau một cuộc đụng độ dữ dội khác vào cuối tuần giữa người biểu tình và cảnh sát. Cảnh sát đã xịt hơi ga và bắn đạn cao su vào đám đông khi cuộc biểu tình trở nên bạo lực.
Cảnh sát hôm Chủ nhật 28/7 đã tìm cách bảo vệ văn phòng đại diện chính của Trung Quốc tại Hong Kong khỏi những người biểu tình vào cuối tuần thứ hai liên tiếp, bằng cách rào chắn các tòa nhà gần trung tâm tài chính.
Cảnh sát cho biết đã bắt giữ ít nhất 49 người liên quan đến các cuộc biểu tình vào Chủ Nhật vì tội tụ tập trái phép và sở hữu vũ khí tấn công.
Hàng triệu người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại dự luật dẫn độ hiện đang tạm hoãn. Dự luật này cho phép các nghi phạm hình sự ở Hong Kong được gửi đến Trung Quốc và bị xét xử tại các tòa án do Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Trung Quốc 'vào cuộc' giải quyết bất ổn ở Hong Kong
Các cuộc biểu tình bùng nổ tại Hong Kong từ ngày 1/7, là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ khi thành phố này được Anh trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước, và đặt ra thách thức khó khăn nhất cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997 dưới hình thức một quốc gia hai chế độ - hứa hẹn rằng người Hong Kong sẽ được hưởng các quyền tự do mà công dân ở Trung Quốc đại lục không được.
Nhiều người lo sợ Bắc Kinh đang gia tăng tước đoạt các quyền tự do đó.
Cảnh sát chống bạo động tại Hong Kong hôm 27/7/2019
Những gì bắt đầu như một phong trào phản đối dự luật dẫn độ nay đã phát triển thành các yêu cầu rộng hơn, bao gồm yêu cầu lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức, kêu gọi dân chủ và một cuộc điều tra độc lập về việc cánh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.
Bà Lam cho đến nay đã từ chối đáp ứng bất cứ yêu cầu nào.
Các cuộc biểu tình đã có lúc làm tê liệt các khu vực tài chính, khiến các văn phòng chính phủ phải đóng cửa và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh trên toàn thành phố. Giới chức cũng đã cảnh báo về tác động của tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế Hong Kong.
********************
Cảnh sát Hong Kong hôm 28/7 đã đụng độ với hàng nghìn người biểu tình, trong khi tìm cách bảo vệ văn phòng đại diện chính của Trung Quốc khỏi đám đông, theo Reuters.
Hãng tin Anh cho rằng cuộc biểu tình chống chính quyền, vốn bắt nguồn từ các cuộc xuống đường phản đối dự luật dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc, ngày càng trở nên bạo lực.
Một cuộc tuần hành hôm 27/7 để phản đối vụ người biểu tình bị côn đồ hành hung cuối tuần trước đã kết thúc trong bạo lực khi cảnh sát chống bạo loạn tìm cách giải tán đám đông.
Còn ngày 28/7, một cuộc tập hợp ôn hòa tại một công viên ở trung tâm thương mại của thành phố đã biến thành một cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng chục nghìn người tỏa ra nhiều hướng khác nhau, khiến các ngã tư chính tắc nghẽn.
Theo Reuters, một đám đông lớn đã đổ về văn phòng đại diện của Trung Quốc ở Hong Kong, và hàng trăm cảnh sát chống bạo loạn đã được triển khai để ngăn chặn họ.
Trong khi đoàn người tiến về phía tòa nhà, hàng trăm cảnh sát chống bạo loạn cũng tiến lên, bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.
Reuters đưa tin rằng một số người biểu tình quỳ gối trên đường vì bị ngạt hơi cay, trong khi các xe cứu thương gấp rút được triển khai tới để chở người bị thương ra khỏi hiện trường.
Hãng tin Anh nhận định rằng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc được coi là biểu tượng của sự cầm quyền của Bắc Kinh ở Hong Kong kể từ khi thành phố này được trao trả cho Trung Quốc năm 1997.
Tòa nhà văn phòng này đã trở thành mục tiêu của những người biểu tình trẻ tuổi, được cho là tức giận vì việc Trung Quốc ngày càng bóp nghẹt các quyền tự do ở Hong Kong, theo Reuters.
********************
Trung Quốc tuyên bố rằng nước này mạnh mẽ phản đối điều Bắc Kinh gọi là tuyên bố "sai trái" của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Eliot Engel, theo Reuters.
Trong tuyên bố ra ngày 26/7, dân biểu này nói rằng ông "quan ngại sâu sắc" về thông tin về sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong và chỉ trích Bắc Kinh về "phản ứng ngày càng gay gắt cũng như việc miêu tả mang tính tuyên truyền" về người biểu tình Hong Kong.
Reuters dẫn lời Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hong Kong hôm 28/7 nói rằng Bắc Kinh "thúc giục các chính trị gia nước ngoài chấm dứt phát đi các tín hiệu sai trái về hành vi bạo lực này".
Văn phòng nói thêm : "Các chính trị gia Mỹ có tư cách gì mà chỉ trích pháp quyền, các quyền tự do và nhân quyền ở Hong Kong ?"
Hãng tin Anh nói rằng đây là lời phản bác mới nhất của Trung Quốc đối với các chính trị gia Mỹ và Anh, sau khi họ chỉ trích phản ứng của chính quyền Hong Kong đối với các cuộc biểu tình cũng như ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với đặc khu này.
*********************
Cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông trong cuộc tuần hành bị cấm (VOA, 27/07/2019)
Cảnh sát bắn đạn hơi cay trong các cuộc đụng độ ở một thị trấn vùng nông thôn Hồng Kông hôm thứ Bảy 27/7, khi hàng ngàn nhà hoạt động tập trung ở đó để phản đối việc những người bị nghi là thành viên Hội Tam hoàng đã tấn công người biểu tình và người đi làm tại một nhà ga hồi cuối tuần trước.
Cảnh sát sử dụng hơi cay chống người biểu tình Hong Kong hôm 27/7
Trong bối cảnh bị đông đảo mọi người chỉ trích vì không bảo vệ được công chúng tốt hơn khỏi vụ tấn công của bọn người cầm gậy tại ga Yuen Long, cảnh sát đã không cho phép tuần hành trong thị trấn vì lý do an toàn.
Nhưng những người biểu tình vẫn tiến hành, và hoạt động ban đầu có tính chất ôn hòa của vài ngàn người trong buổi chiều nóng bức đã nhanh chóng trở nên căng thẳng, có đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình ở một số địa điểm.
Những người biểu tình ném gạch đá và chai lọ vào cảnh sát. Người biểu tình cũng dựng các chướng ngại vật bằng bàn ghế trên đường phố và bằng ô dù. Cảnh sát đáp trả bằng hơi cay.
Hôm 21/7, khoảng 100 người đàn ông mặc áo trắng đã xông vào ga tàu điện Yuen Long vài giờ sau khi người biểu tình tuần hành qua trung tâm Hồng Kông và bôi bẩn Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc. Những người đàn ông đã tấn công bằng ống sắt và gậy gỗ, khiến 45 người bị thương.
Cảnh sát, bị những người biểu tình coi là hành động quá chậm chạp để xử lý vụ việc hôm 21/7 tuần trước, trở thành một trọng tâm của cuộc diễu hành hôm 27/7, càng tạo ra thêm căng thẳng.
Các nhà hoạt động nói với Reuters rằng họ lo sợ cuộc biểu tình hôm 27/7 sẽ biến thành bạo lực, nếu xét đến sự phẫn nộ của người biểu tình về vụ bạo lực hôm 21/7 tuần trước, và vì một số người quyết tâm thách đấu với dân làng mà họ tin là có quan hệ thân thiết với các hội tam hoàng trong vùng.
Theo Reuters
********************
Biểu tình vì dân chủ ngay tại trung tâm Hồng Kông (RFI, 28/07/2019)
Sau Nguyên Lãng (Yuen Long) và đụng độ với cảnh sát hôm thứ Bảy, hàng ngàn người Hồng Kông tập hợp tại công viên Chater Garden thuộc khu tài chính Central vào chiều 28/07/2019. Cảnh sát gia tăng các vụ khám xét người biểu tình.
Người biểu tình Hồng Koong đang tập hợp về công viên Chater Garden, khu tài chính Central. Ảnh ngày 28/07/2019. Anthony WALLACE / AFP
Một lần nữa công luận Hồng Kông phẫn nộ vì cảnh sát thô bạo trấn áp người biểu tình chống bạo lực.
Tường trình của đặc phái viên đài RFI Liu Zifang có mặt tại công viên Chater Garden :
"Tôi đang có mặt tại Chater Garden, ngay giữa lòng khu Central, nơi duy nhất chính quyền cho phép người dân tập hợp vào chiều nay. Đây là trung tâm tài chính và chỉ nằm cách vài con đường trung tâm quyền lực của đặc khu hành chính Hồng Kông. Tuy nhiên người biểu tình không được phép tuần hành. Xe cảnh sát đã bao quanh công viên. Nhân viên an ninh khám xét rất tỉ mỉ một người biểu tình còn trẻ tuổi đã vào đến công viên Chater Garden. Những trường hợp khám xét tương tự liên tục diễn ra từ sáng ngày hôm nay, kể cả trong các trạm metro. Điều đó chứng tỏ cảnh sát Hồng Kông đã bắt đầu ra tay. Ngoài ra có khá nhiều xe cứu thương và nhân viên y tế túc trực sẵn tại công viên.
Không loại trừ khả năng có một số các cuộc tuần hành khác dù không được phép của chính quyền nhưng vẫn diễn ra chiều nay tại Hồng Kông.
Chưa đầy 24 giờ sau loạt đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Nguyên Lãng, với khoảng một chục người bị bắt giữ và nhiều người biểu tình bị đánh một cách thô bạo, hình ảnh của cảnh sát Hồng Kông trong mắt công luận lại càng xấu đi".
Theo ban tổ chức cuộc tuần hành vì dân chủ Hồng Kông tại Nguyên Lãng hôm 27/07/2019 đã được 288.000 người hưởng ứng. Bạo động đã bùng lên vào cuối ngày, 11 người bị câu lưu và theo các nguồn tin từ bệnh viện, 23 người biểu tình bị thương.
Tin giờ chót : Người biểu tình Hồng Kông phong tỏa văn phòng đại diện Trung Quốc, tuần hành tại khu thương mại Causeway Bay. Cảnh sát dùng lựu đạn cay giải tán đám đông.
Nguồn : RFI, 28/07/2019
Trung Quốc có điều chiến xa vào Hồng Kông không ?
Thời sự Châu Á được đề cập vẫn là chủ đề Hồng Kông. Libération đặt câu hỏi : "Liệu Bắc Kinh sẽ điều chiến xa đến Hồng Kông ?" sau khi phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Ngô Khiêm, trong buổi họp báo công bố Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/07/2019, đã đưa ra lời cảnh cáo khi nhắc đến "điều 14 của Luật Đơn vị đồn trú" của quân đội Trung Quốc.
Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông tìm cách giải tán đoàn biểu tình chống luật dẫn độ tại Hồng Kông ngày 21/07/2019. Reuters/Tyrone Siu
Theo nhật báo Libération, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh công khai tính đến việc điều quân đội duy trì trật tự công cộng tại đặc khu hành chính. Từ năm 1997, một đơn vị đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khoảng 4.000 đến 5.000 lính, đóng tại trung tâm Hồng Kông để bảo đảm vấn đề quốc phòng nhưng họ không có quyền can thiệp vào nội bộ đặc khu, trừ phi được chính quyền Hồng Kông yêu cầu, theo quy định của điều 14 của Luật Đơn vị đồn trú.
Cho đến hôm 24/07, đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga chưa có ý định kêu gọi quân đội Trung Quốc hỗ trợ. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lâm Hòa Lập (Willy Lam), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, đại học Hồng Kông, "trên thực tế, quyết định chỉ phụ thuộc vào một người duy nhất, đó là chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là tổng tư lệnh quân đội Trung Quốc". Trong trường hợp này, những đơn vị thường trực ở Thâm Quyến, gần biên giới với Hồng Kông, cũng có thể được phép vào đặc khu.
Hiện tại, ông Tập Cận Bình không tính đến việc can thiệp bằng vũ lực, vì theo nhà nghiên cứu Lâm Hòa Lập, "điều này có nghĩa là sẽ chấm dứt thỏa thuận "một quốc gia, hai chế độ". Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố như bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc, nằm dưới sự kiểm soát của cảnh sát và quân đội Trung Hoa. Việc này có lẽ sẽ làm mất mặt và uy tín của chính quyền Bắc Kinh, cũng như đối với chính ông Tập Cận Bình".
Hàng nghìn công ty đa quốc gia đang hoạt động ở đặc khu. Việc xe thiết giáp nằm dưới những tòa nhà chọc trời đồng nghĩa với việc chấm dứt tự do doanh nghiệp và người dân Hồng Kông và người nước ngoài, nằm trong vòng kiểm soát của quân đội và tư pháp theo lệnh từ Đảng cộng sản Trung Quốc.
Hậu quả, theo ông Lâm, là "các doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư, sa thải nhân viên, người giầu Hồng Kông sẽ di cư sang Úc hoặc Canada, giá bất động sản giảm. Và một cuộc khoảng kinh tế nghiêm trọng có thể xảy ra. Thế nhưng, trong số rất nhiều lãnh đạo cấp cao của đảng và của quân đội, rất nhiều người có gia đình và có lợi ích ở Hồng Kông".
Theo dự kiến các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục diễn ra, dù có được phép hay không, và sẽ còn xảy ra những vụ xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Hồng Kông, "nếu tình trạng xáo trộn còn tiếp diễn trong 3 đến 4 tuần nữa, ông Tập Cận Bình có lẽ sẽ đổi ý. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, tình hình lại nghiêm trọng đến như vậy".
Trung Quốc khẳng định tham vọng cường quốc quân sự
Bắc Kinh đã công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 24/07 và tái khẳng định mục tiêu hiện đại hóa quân đội.
Tuy nhiên, theo bài viết của nhật báo kinh tế Les Echos, khác với Sách Trắng được công bố hùng hồn năm 2015, Bắc Kinh tránh quá thể hiện sức mạnh. Về điểm này, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp, nhận định : "Trong bối cảnh Châu Âu, Mỹ, cũng như các nước láng giềng Trung Quốc lo ngại về mối đe dọa Trung Quốc,… Bắc Kinh nhấn mạnh đến tính chất ôn hòa của quân đội, một lực lượng không lay chuyển được vì hòa bình trên thế giới".
Để thể hiện đối lập với chính sách đơn phương của tổng thống Trump, Trung Quốc thể hiện là nước bảo đảm cho cơ chế đa phương và hợp tác bằng cách nhấn mạnh rằng an ninh của các nước ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cố giảm thiểu quy mô ngân sách Quốc Phòng, chiếm 1,3% GDP của Trung Quốc trong 5 năm gần đây qua việc so sánh tỉ lệ này với ngân sách của một số nước như 3,5% của Mỹ, 4,4% của Nga và 2,5% của Ấn Độ.
Cố thể hiện là lực lượng vì hòa bình trên thế giới, nhưng Bắc Kinh tiếp tục không loại trừ khả năng dùng vũ lực sáp nhập Đài Loan vì, theo Sách trắng, "Trung Quốc phải và sẽ phải thống nhất". Quyết tâm này còn được thể hiện kiên quyết qua lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Ngô Khiêm trong buổi họp báo công bố Sách Trắng : "Nếu bất kỳ ai dám tách rời Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không do dự gây chiến" - một thông điệp rõ ràng gửi tới Đài Loan khi hòn đảo này chuẩn bị bầu cử tổng thống năm 2020.
Dân Anh sẽ thất vọng nếu tin lời hứa thỏa thuận thương mại của Tổng thống Trump
Cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson chính thức trở thành thủ tướng Anh. Tất cả các nhật báo Pháp đều đề cập đến lời hứa đưa Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đúng thời hạn 31/10, dù với bất kỳ giá nào, kể cả Brexit không có thỏa thuận.
Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định ông Johnson biết đánh đúng tâm lý tự hào dân tộc của những người ủng hộ ông khi hứa rằng "đã đến lúc phải đổi đĩa hát, tìm lại vai trò tự nhiên và lịch sử của chúng ta, vai trò của một nước Anh dám nghĩ dám làm, hướng ngoại và ra khắp thế giới". Và ông quả quyết thúc đẩy tiến trình Brexit khi tuyên bố : "Chúng ta sẽ rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngày 31/10, chấm xuống dòng".
Dấu hiệu quyết tâm đầu tiên của ông Boris Johnson là việc bổ nhiệm nhiều người thân cận của ông vào các vị trí cố vấn cho thủ tướng, như Dominic Cummings, David Frost và Edward Lister. Ngoài ra nội các cũng được thay đổi và chỉ gồm những nhân vật ủng hộ "Brexit cứng" : Sajid Javid bộ trưởng tài chính, Dominic Raab thành ngoại trưởng, kiêm quốc vụ khanh thứ nhất - cánh tay phải của thủ tướng, Priti Pattel bộ trưởng nội vụ, Stephen Barclay tiếp tục giữ chức bộ trưởng Brexit…
Tuy nhiên, theo Les Echos, một Brexit không có thỏa thuận là điều mà cả Bruxelles và Hạ viện Anh phản đối, kể cả nhiều dân biểu trong nội bộ đảng bảo thủ.
Sau ngày 31/10, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp với Vương quốc Anh. Liệu có thể hy vọng vào lời trấn an của ông Boris Johnson ? Vì theo xã luận của La Croix, sau những lời hứa về "Brexit, phải trở lại thực tế". Thứ nhất, Liên Hiệp Châu Âu nhắc lại rằng sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit và tiến hành một Brexit theo trật tự. Tuy nhiên, tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hé mở một thời hạn mới.
Thứ hai, viễn cảnh hậu Brexit mà tân thủ tướng Boris Johnson vẽ ra dường như thiếu vững chắc. Ông muốn Vương quốc Anh được giải phóng khỏi gông cùm của Liên Hiệp Châu Âu. Ông mơ biến Luân Đôn thành một Singapore mới. Và ông kỳ vọng vào lòng bao dung của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vẫn hứa sẽ có một thỏa thuận thương mại "rất tốt" với Anh Quốc sau Brexit.
Giữa Johnson và Trump : Mối quan hệ nồng ấm gây lo ngại
Tuy nhiên, xã luận của La Croix cho rằng ông Boris Johnson đã không biết rõ ông Donald Trump và hiểu sai về chiến lược "America first" của tổng thống Mỹ. Thực vậy, trong bài viết : "Giữa Johnson và Trump là mối quan hệ nồng ấm gây lo ngại", La Croix đặt câu hỏi : Liệu ông Boris Johnson có khả năng chống lại những tham vọng của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại song phương không ?
Tuần trước, ông Johnson từng trấn an người dân Anh rằng "không muốn nhập từ Mỹ bất kỳ hàng hóa nào làm giảm tiêu chí xã hội và chất lượng thực phẩm… Chúng ta sẽ phải thúc đẩy người Mỹ nâng cao tiêu chí của họ để phù hợp với tiêu chí của chúng ta".
Với phát biểu trên, hoặc ông Johnson mị dân, hoặc ông "ngây thơ" tin vào quan hệ với tổng thống Mỹ. La Croix trích phân tích của kinh tế gia Ilona Serwicka : "Những người tin vào việc Hoa Kỳ có cách đối đãi riêng với Anh Quốc sẽ thất vọng. (…) Ngôn ngữ trong văn bản (mục tiêu thương mại của Mỹ với Anh Quốc, được công bố tháng 10/2018) rất khiêu khích : văn bản yêu cầu những nhượng bộ và đổi lại rất ít. Văn bản cũng không nêu những ưu đãi đặc biệt dành cho Vương quốc Anh. Văn bản nêu khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết". Các quan chức Mỹ nêu rõ trong văn bản là các cuộc thương lượng phải nhằm mục đích giảm hàng rào thuế quan và hành chính "đang hạn chế hàng xuất khẩu của Mỹ", đặc biệt là những tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Kinh tế gia Ilona Serwicka nhận định : "Nếu Liên Hiệp Châu Âu có khả năng chống lại áp lực của Mỹ, thì Anh Quốc sẽ khó làm được điều này sau khi rời khỏi khối vì ít có trọng lượng trên bàn đàm phán : nền kinh tế Anh chỉ bằng 1/7 nền kinh tế Mỹ và hiện tại Luân Đôn tỏ ra vội vã".
Các nhật báo La Croix, Le Monde và Les Echos trích lại lời chúc mừng trên Twitter, nhưng cũng là lời tự khen bản thân, của tổng thống Mỹ khi ông Johnson được bầu làm chủ tịch đảng Bảo Thủ : "Họ gọi ông ấy (Johnson) là Trump của nước Anh. Và những người đó nói rằng đó là một tin vui. Ở đó, họ yêu tôi".
Tình trạng nắng nóng buộc phải xem lại cách tư duy văn minh toàn cầu
Ngày 25/07/2019 là một trong những ngày nắng nóng kỉ lục tại Pháp. Chính phủ Pháp không ngừng đưa ra những khuyến cáo để tránh các hậu quả do nắng nóng gây ra.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Libération, ông Patrick Pellou, chủ tịch Hội Bác sĩ cấp cứu Pháp, hoan nghênh kế hoạch phòng ngừa của chính phủ. Theo dõi hiện tượng nắng nóng từ 15 năm nay, ông cho rằng giải pháp đối phó không nằm ở việc lắp máy điều hòa khắp nơi vì rất ngốn năng lượng và càng làm bầu khí quyển nóng lên ; phải trồng nhiều cây xanh hơn, nhà ở phải được cách nhiệt tốt hơn, và đặc biệt là phải thiết kế lại kiến trúc đô thị để các thành phố phải là những chiếc lò thiêu thực sự.
Pháp có đến 12 triệu người nghèo và nắng nóng tác động trước tiên đến những người không được trang bị thiết bị làm mát.
Cuộc đua xe Tour de France vào giai đoạn chót
Libération và Le Figaro đưa lên trang nhất sự kiện Tour de France 2019, đang bước vào chặng cuối cùng.
"Nước Pháp khám phá lại phép mầu của Vòng đua" là hàng tựa trên trang nhất của Le Figaro vì Julian Alaphilippe và Thibaut Pinot, hai tay đua người Pháp đang giữ ưu thế trong vòng đua, mang lại hy vọng chiến thắng chung cuộc cho người Pháp. Với ba trang báo nói về Tour de France, Libération cho biết đoàn đua sẽ đến đại lộ Champs-Elysée vào Chủ Nhật 28/07.
Thu Hằng
Trung Quốc và Hồng Kông : Hai lãnh thổ, một chế độ
Thời sự Châu Á tuần lễ cuối tháng 8/2017 rất được tờ báo Anh The Economist chú ý, với tình hình tại Hồng Kông, nhượng địa cũ của Anh đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Bắc Kinh đã cam kết tiếp tục duy trì một chế độ tương đối tự do tại vùng lãnh thổ này, theo chủ trương được gọi là "Một đất nước, hai chế độ". Thế nhưng, bản án tù mà tư pháp Hồng Kông vừa ban hành nhắm vào ba thủ lĩnh của phong trào Dù Vàng đã khiến The Economist phải lên tiếng báo động về nguy cơ các quyền tự do mà Bắc Kinh hứa tôn trọng bị xóa bỏ, dẫn đến thực tế là chủ trương Một đất nước, hai chế độ áp dụng cho Hồng Kông sẽ biến thành "Hai lãnh thổ, một chế độ", và đó là chế độ khắc nghiệt của Trung Quốc.
Đoàn biểu tình phản đối án tù nhắm vào ba nhà đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông ngày 20/08/2017 - REUTERS/Tyrone Siu
Trong bài viết "Trung Quốc đang đe dọa chế độ nhà nước pháp quyền ở Hồng Kông", The Economist đã nhắc lại vụ ba thủ lĩnh học sinh và sinh viên đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông vào năm 2014 đã bị tư pháp Hồng Kông kết án tù giam ngày 17/08, để tỏ ý lo ngại cho tương lai vùng lãnh thổ này, đồng thời phê phán thái độ hầu như dửng dưng của Anh Quốc và cộng đồng Quốc Tế.
Nhắc lại câu nói bất khuất của sinh viên Hoàng Chi Phong gởi qua Twitter ít lâu sau khi anh và hai người bạn bị tuyên án – "Các người có thể giam hãm thân xác, nhưng không thể cầm tù tinh thần của chúng tôi" - tuần báo Anh Quốc ghi nhận phản ứng phẫn nộ của những người ủng hộ ba tù nhân trẻ, với hàng chục ngàn người xuống đường phản đối.
Theo rất nhiều người Hồng Kông, ba thanh niên vừa bị kết án là ba tù nhân chính trị, và sự im lặng của phương Tây, đặc biệt là của Anh Quốc, rất đáng thất vọng.
Theo The Economist, người dân Hồng Kông lo ngại là đúng, vì dù không phải là một nền dân chủ, nhưng đặc khu này cởi mở hơn so với Trung Hoa Lục Địa, và uy tín của Hồng Kông phụ thuộc một phần vào việc nơi này có một hệ thống tư pháp nghiêm ngặt và vô tư. Đó là lý do tại sao rất nhiều người nước ngoài chọn sống và đầu tư ở Hồng Kông và bất kỳ một sự xói mòn nào của nhà nước pháp quyền nào tại đấy cũng đe dọa sự thịnh vượng của Hồng Kông, cũng như uy tín của của Trung Quốc, vốn đã hứa hẹn tôn trọng quyền tự do của Hồng Kông khi thu hồi lãnh thổ từ tay nước Anh vào năm 1997.
Tập Cận Bình muốn bóp nghẹt quyền tự do ở Hồng Kông
Theo The Economist, dưới thời chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh ngày càng công khai tìm cách bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng ở Hồng Kông. Tập Cận Bình đặc biệt bực tức trước những cuộc biểu tình của phong trào Dù Vàng, đòi cho Hồng Kông được nhiều quyền dân chủ hơn. Trung Quốc đã cử mật vụ qua Hồng Kông bắt cóc những nhân vật mà Bắc Kinh không thích, đã thúc đẩy việc tước quyền đại biểu của các nghị sĩ dân chủ, và đã thẳng thừng gây áp lực lên các thẩm phán Hồng Kông.
Tuần báo Anh ghi nhận : Chính do việc chính quyền Hồng Kông kháng cáo mà ba sinh viên trong phong trào Dù Vàng bị kết án tù. Đối với The Economist, việc các thẩm phán khuất phục trước sức ép từ bên ngoài là điều chưa thể xác minh, nhưng không một chút nghi ngờ về việc Bắc Kinh áp lực buộc chính quyền Hồng Kông thúc đẩy các bản án khắc nghiệt hơn. Một cách hết sức vô lý, đảng Cộng Sản Trung Quốc lại coi ba người này là thành phần ly khai nguy hiểm, và bản án tù đối với họ có nghĩa là họ không được ứng cử trong vòng 5 năm.
Tâm lý hoài nghi về các thẩm phán có thể khiến người dân mất lòng tin vào luật pháp và làm cho Hồng Kông dễ bị bất ổn như vào năm 2014, khi vào tháng 11, Nghị Viện do Trung Quốc chuẩn y đã giáng một đòn như búa tạ vào tính chất độc lập của tư pháp Hồng Kông khi muốn tác động lên một phiên xử của tòa án về việc có nên bác bỏ hay không tư cách nghị sĩ của hai nhà lập pháp ủng hộ dân chủ chỉ vì họ không tuyên thệ trung thành với Trung Quốc. Ít lâu sau, hai người này, rồi thêm bốn người khác, trong đó có La Quán Thông, một trong ba người vừa bị án tù, đã bị tước tư cách nghị sĩ.
Trung Quốc cũng muốn Hồng Kông ban hành luật chống nổi loạn và lật đổ. Năm 2003, chính quyền đặc khu đã phải gác qua một bên một dự luật như vậy sau các cuộc biểu tình phản đối của quần chúng. Nếu giờ đây, chính quyền Hồng Kông khôi phục lại ý định đó, thì họ cũng vấp phải phản ứng dữ dội tương tự, bởi vì người dân sẽ sợ rằng luật mới đó có thể được dùng để bắt người phạm tội chính trị, và qua đó biến Hồng Kông tự do thành một thành phố khác của Trung Quốc.
Đảng cộng sản có thể nhún vai xem thường các phản đối vì Trung Quốc vẫn cứ thịnh vượng bất chấp những hành vi côn đồ của họ. Tuy nhiên, vẫn có một cái giá phải trả.
Đối với một đất nước muốn trở thành cường quốc trong một hệ thống toàn cầu dựa trên luật lệ, sự tôn trọng thỏa thuận đảm bảo quyền tự do của Hồng Kông là thước đo quan trọng về uy tín của Trung Quốc. Nhưng hiện tại Bắc Kinh đã bội ước, cho nên thế giới phải lên tiếng.
Hải quân Mỹ : Thêm một tai nạn và nhiều câu hỏi
Tuần báo The Economist cũng chú ý đến tai nạn mà chiến hạm Mỹ USS John S. McCain vừa gặp phải ngoài khơi Singapore và cho rằng nguyên nhân có thể chỉ đơn giản đến từ việc Hải quân Mỹ phải hoạt động quá mức, nên không có thì giờ ôn lại những quy tắc căn bản của công việc thủy thủ.
Có lẽ chính vì thế mà tư lệnh Hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã có một quyết định cực kỳ bất thường khi ra lệnh cho toàn bộ hạm đội Mỹ là phải "tạm dừng hoạt động" trong vài ngày để các thủy thủ có thể làm quen trở lại với những điều cơ bản của công việc đi biển.
Đối với The Economist, việc Hải quân Mỹ bị mất trong vài tháng hai tàu khu trục tiền phương, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis và công tác tại các vùng biển gần Bắc Triều Tiên, quả là không đúng lúc chút nào. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên đang dâng cao. Trong trường hợp một cuộc tấn công bằng tên lửa vào cả Nhật Bản lẫn căn cứ Mỹ ở Guam, các tên lửa đánh chặn bắn đi từ các chiếc tàu tuần tra sẽ là một trong những hàng rào phòng ngự đầu tiên.
Giới phân tích cho rằng hạm đội Mỹ gồm 277 chiếc tàu đã phải làm việc quá căng thẳng, đặc biệt là ở vùng Tây Thái Bình Dương, nơi mà sự cạnh tranh Hải quân với Trung Quốc ngày càng có năng lực, đòi hỏi nhịp độ làm việc cao.
Nguyên nhân tai nạn : Làm việc quá mức ?
Các tai nạn xảy ra đối với tàu Mỹ đã gợi lên nhiều câu hỏi về việc liệu có một nguyên nhân chung nào hay không ? Dĩ nhiên là đã có nhiều ý kiến cho rằng có thể là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã xâm nhập máy tính hoặc hệ thống dẫn đường của tàu Mỹ khiến cho tai nạn xẩy ra, tuy nhiên Hải quân Hoa Kỳ cho biết họ đã không thấy gì có bằng chứng gì về điều này.
Đối với The Economist, có rất nhiều khả năng là nhu cầu hoạt động không ngừng của các tàu triển khai ở tiền phương, cộng thêm với việc ngân sách của Lầu Năm Góc bị thu hẹp trong nhiều năm trời, đã có tác hại như trên. Một báo cáo chính thức năm 2015 cho thấy lực lượng Hải quân sử dụng tàu tuần dương và tàu khu trục đặt căn cứ tại Nhật Bản đã dành đến 67% thời gian cho việc triển khai trên hiện trường, và chỉ 33% cho việc bảo trì.
Điều đó có nghĩa là lực lượng Mỹ không có thời gian để tập luyện. Nếu không có các cuộc tập huấn để nhắc nhở về các "căn bản của nghề thủy thủ" như lời của đô đốc Richardson, thì sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên khi hoạt động của thủy thủ Mỹ vướng phải sự lúng túng và một số thói quen xấu.
Trang bìa các tuần báo
Chú ý đến Châu Á, nhưng The Economist đã dành trang bìa cho thời sự cực nóng tại Châu Âu sau các vụ khủng bố tại Tây Ban Nha, mổ xẻ tình trạng cực kỳ phân tán của "Hồi giáo Cực Đoan", để cho rằng thẳng tay đàn áp không phải là giải pháp tốt.
Về thời sự quốc tế, tuần báo Pháp Courrier International có nguyên hồ sơ về tổng thống Mỹ Donald Trump, bị tờ báo cho là đã đứng về phe chủ trương da trắng thượng đẳng, qua đó đào sâu thêm sự chia rẽ trong lòng ước Mỹ.
Còn về thời sự Pháp, nếu L’Express tiếp tục quan tâm đến chính trị, với hồ sơ chính phân tích về sự kiện chỉ số được lòng dân của tân tổng thống Pháp sụt giảm đáng kể, thì L’Obs nêu bật hướng cải tổ giáo dục mà chính quyền Pháp đang chuẩn bị, với bài phỏng vấn tân bộ trưởng Giáo Dục. Riêng Le Point thì chú ý đến một vấn đề xã hội, công bố bảng xếp hạng các bệnh viện Pháp năm 2017.
Điểm tín nhiệm của tổng thống Pháp tuột dốc
Như giới thiệu lúc đầu, tuần báo Pháp L’Express đã dành trang bìa cho đăng một bức ảnh đen trắng, chụp tổng thống Pháp Emmanuel Macron mắt nhìn xuống... một tấm biểu đồ cho thấy điểm tín nhiệm tuột dốc, với hàng tựa "Macron – Vị tổng thống... bình thường".
Tờ báo ghi nhận nghịch lý : Tổng thống Macron không hề phạm phải những sai lầm của một người mới bắt đầu vào nghề, nhưng chỉ số được lòng dân vẫn rơi... Trong cuộc thăm dò ngày 23/07 do viện Ifop thực hiện chẳng hạn, ông bị mất 10 điểm. Đánh giá về 100 ngày làm việc đầu tiên của ông thậm chí còn khắt khe hơn : chỉ có 36% hài lòng, ít hơn nhiều so với François Hollande (46%) vào năm 2012.
Hào quang ban đầu phải chăng đã biến mất ? Theo Arnaud Leroy, một nhân vật thân cận với tổng thống Pháp nhắc lại rằng "Đừng quên là ở vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, Emmanuel Macron chỉ được 24,01%". Tỷ lệ này ít hơn François Hollande (28,63%) và còn ít hơn nhiều so Nicolas Sarkozy (31,18%).
Tóm lại, theo L’Express, "sau khi bay bổng lên trên mọi khuôn khổ của chính trị, Emmanuel Macron đã rơi trở lại xuống cái thế giới cũ mà ông đã chỉ trích rất nhiều".
Tuy nhiên, phóng viên tờ New York Times ở Paris vẫn bái phục một nghệ sĩ tài ba : "Trên trường quốc tế, ông Macron đã làm tất cả mọi người phải ngạc nhiên, đồng hương của ông cũng như người nước ngoài, qua cách tiếp cận khéo léo của ông với hai mối đe dọa chính đối với hòa bình thế giới, Vladimir Putin và Donald Trump. Người kế thừa François Hollande đã thành công trong một công việc mà không ai nghĩ là có thể làm được : Đó là vừa kết thân với ông Trump, vừa khiến những người Mỹ ghét tổng thống của họ phải khâm phục. Ai có thể dự đoán được rằng ông Macron vốn hoàn toàn trái ngược với ông Trump về mọi mặt, lại có thể trở thành tác nhân đối thoại đặc biệt tại lục địa Châu Âu của ông chủ Nhà Trắng ?"
Nước Mỹ hoài nghi về chính mình
Cũng về tổng thống Mỹ Donald Trump, tuần báo Pháp Courrier International trong loạt bài trích dịch nhiều tờ báo Mỹ đã nêu bật phản ứng phẫn nộ trước thái độ thiếu dứt khoát của ông Trump trong vụ Charlottesville. Trong bài xã luận, Courrier International đã không ngần ngại cho rằng : "Người kế nhiệm Barack Obama đã trở thành cơn ác mộng của nước mình, và mỗi tuần trôi qua đều biến thành "tuần lễ tồi tệ nhất" kể từ khi ông nhậm chức".
Tuy nhiên, theo tuần báo Pháp, quy tội ông Trump về tất cả những điều tệ hại đối với nước Mỹ, như một bộ phận báo chí đã làm, là một điều không đúng vì những mâu thuẫn xã hội, tình trạng phân biệt giữa người giàu và người nghèo, người da trắng và các nhóm thiểu số, người thành thị và nông thôn, giới quyền chức và nhân dân đã tồn tại từ lâu...
Ông Trump, theo tuần báo Pháp, đã thắng cử nhờ đã kích động một cách vô trách nhiệm các mối chia rẽ đó, nhưng lại không làm gì để hàn gắn lại sau khi đắc cử. Lời hứa lúc tranh cử đã bay đi, trong lúc hố chia cách trong xã hội tiếp tục sâu rộng thêm.
Courrier International nêu bật hai số liệu : Vào năm 2017 chẳng hạn, theo tính toán của tổ chức Tax Foundation, nhờ vào các biện pháp thuế của ông Donald Trump, lợi tức của nhóm 1% có thu nhập cao nhất sẽ tăng 16%, so với vỏn vẹn 1,9% cho 80% hộ gia đình Hoa Kỳ. Thậm chí, một bản nghiên cứu vào tháng 6 vừa qua do tạp chí Health Affairs công bố, còn cho thấy khoảng cách kỷ lục về tuổi thọ giữa người giàu và người nghèo : 87 tuổi ở bang Colorado (bầu cho Hillary Clinton) và 66 tuổi ở bang South Dakota (nơi ông Trump chiến thắng).
Đối với Courrier International, thay vì la ó sau mỗi tin nhắn Twitter của chủ nhân Nhà Trắng, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, nếu muốn được người dân coi trọng, cần cố gắng giảm các vết nứt trong xã hội Mỹ, và xoa dịu một quốc gia đang trong cơn khủng hoảng bản sắc.
Barcelona và Hồi giáo
Các vụ khủng bố ở Tây Ban Nha dĩ nhiên thu hút sự quan tâm của báo giới. Le Point đã dành 12 trang cho hồ sơ này, với hàng tựa sốc "Người giáo sĩ Hồi giáo (imam) muốn Barcelona nổ tung".
Tuần báo Pháp cố trả lời cho các câu hỏi : Làm thế nào mà hai anh em Abouyaaqoub, Younès, 22 tuổi, và Hussein, 17 tuổi, đã đi đến mức tiến hành một vụ tấn công man rợ như vậy ? Nguyên nhân bức bách nào đã thúc đẩy những người Morocco này nẩy sinh ý định thảm sát hàng trăm người vô tội, trong khi mà họ chủ yếu sinh sống tại vùng Catalunya, hội nhập khá tốt vào xã hội tại chỗ, không gặp khó khăn lớn về tài chính, không có kiến thức về đạo Hồi, không có kinh nghiệm thánh chiến ở Syria hay Iraq ?
Đối với Le Point, tranh luận về sự khác biệt giữa đạo Hồi (Islam) và chủ nghĩa Hồi giáo (islamisme) vẫn tiếp diễn. Và tạp chí Pháp đã nêu lại một quan điểm chỉ trích đạo Hồi và sự ngây thơ của phương Tây đối với tôn giáo này, qua lời nhà văn Tây Ban Nha Arturo Pérez-Reverte.
Đối với tác giả này, Hồi giáo "giống như một tảng đá", trong đó "tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước là điều không thể tưởng tượng nổi". Theo nhà văn Tây Ban Nha, đạo Hồi không bao giờ "từ bỏ quyền cai trị tất cả các khía cạnh trong đời sống của tín đồ, không có nhân quyền theo cách hiểu ở Châu Âu, không có tự do cá nhân".
Một FBI Châu Âu ?
Nếu Le Point nói rất dài về các vụ tấn công ở Tây Ban Nha, L’Obs tuần này chỉ có hai trang cho đề tài này, với một bài phỏng vấn ông Gilles de Kerchove, điều phối viên Châu Âu đặc trách chống khủng bố.
Quan chức này "kêu gọi tăng cường quyền lực của Liên Hiệp Châu Âu trong lãnh vực tình báo", rất cần thiết trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng cũng tỉnh táo nhìn nhận rằng việc lập ra một "cơ quan Châu Âu theo kiểu FBI (của Mỹ) không phải là ngày mai".
Các bệnh viện tốt nhất
Le Point đã dành trang bìa và một hồ sơ dầy cộm trải dài trên 64 trang cho bảng xếp hạng các bệnh viện và dưỡng đường y khoa tại Pháp năm 2017, với 1.400 cơ sở đạt tiêu chuẩn, bao trùm 70 chuyên khoa.
Điểm đáng chú ý : Trong top 50 các cơ sở y tế tốt nhất tại Pháp, các bệnh viện "tỉnh" thống trị, còn trên cả Paris. 5 bệnh viện hàng đầu là ở Bordeaux, Toulouse, Lille, Strasbourg và Tours, và phải xuống đến hạng thứ 6 mới thấy bệnh viện đầu tiên ở Paris : La Pitié-Salpétrière.
Đà xuống dốc của Paris, hay nói cách khác là đà vươn lên của các tỉnh còn thể hiện qua yếu tố : La Pitié-Salpétrière là cơ sở duy nhất ở Paris nằm trong top 20.
Trọng Nghĩa