Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

28/03/2017

Đông Nam Á : Singapore, Malaysia, Miến Điện, chủ Singapore vào tù

RFI tiếng Việt

Malaysia muốn mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp (RFI, 28/03/2017)

Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay 28/03/2017 đã đến thăm Malaysia trong chuyến công du châu Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak, sau cuộc tiếp xúc, khẳng định Malaysia sẽ mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

phap1

Tổng thống Pháp François Hollande cùng các viên chức Pháp và Malaysia chụp ảnh trước một Airbus A400M tại căn cứ Subang, ngoại ô Kuala Lumpur, ngày 28/03/2017. CHRISTOPHE ARCHAMBAULT / AFP

Tổng thống Pháp François Hollande cũng tin tưởng rằng Kuala Lumpur sẽ đặt mua chiến đấu cơ Rafale vào một thời điểm thích hợp. Hai nhà lãnh đạo cùng bộ trưởng Quốc Phòng của Pháp và Malaysia cùng tham dự buổi trình diễn Rafale tại căn cứ quân sự Subang.

Các trao đổi thương mại giữa hai nước liên quan rất nhiều tới lĩnh vực quân sự. Malaysia đã mua máy bay vận tải quân sự Airbus A400M và nhiều tầu ngầm của Pháp.

Ngày mai 29/03/2017, tổng thống Pháp François Hollande sẽ tới thăm Indonesia. Hôm nay, trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP về khả năng áp dụng trở lại lệnh tạm đình chỉ thi hành án tử hình, tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố sẽ tham khảo ý kiến dân chúng. Nếu người dân đồng tình ủng hộ, ông Widodo sẽ cho chuẩn bị việc này.

Tuy nhiên, tổng thống Widodo cũng cho biết theo cuộc thăm dò dư luận thực hiện năm 2015, 85% số người được hỏi ủng hộ hành quyết những kẻ buôn lậu ma túy bị kết án tử hình.

Từ khi Joko Widodo lên lãnh đạo Indonesia vào năm 2014, đã có 18 người, chủ yếu là người nước ngoài, bị hành quyết vì tội buôn lậu ma túy, vài chục người khác đang chờ thi hành án, trong đó có 1 người Pháp.

Thùy Dương

********************

Tổng thống Hollande đặt nền móng cho chiến lược mới của Pháp với Châu Á

Một tháng trước khi rời điện Elysée, tổng thống Pháp François Hollande dành chuyến công du cuối cùng với tư cách nguyên thủ quốc gia đến ba nước Đông Nam Á Singapore, Malaysia và Indonesia. Không chỉ chú trọng đến những nước lớn trong vùng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Úc, tổng thống Hollande đã nâng cao tầm quan trọng của cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Paris.

dna1

Tổng thống Pháp François Hollande và thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ ký văn bản hợp tác chiến lược giữa hai nước, ngày 27/03/2017. REUTERS/Edgar Su

Tổng thống sắp mãn nhiệm phải chăng đã phác họa ra một hướng đi mới trong quan hệ giữa Pháp với các đối tác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương ?

Trên trang mạng Asialyst.com, chuyên gia về Châu Á-Thái Bình Dương, François Guilbert ngày 24/03/2017 nhắc lại, năm 2012, khi ra tranh cử tổng thống, ông Hollande không có nhiều kinh nghiệm về khu vực này. Ông cũng là một trong số ít các ứng viên tổng thống Pháp chưa từng đặt chân đến Bắc Kinh cho đến khi đắc cử . Thế nhưng, trong cương vị nguyên thủ quốc gia, François Hollande đã chọn một cố vấn ngoại giao lỗi lạc và nhờ đó, Châu Á-Thái Bình Dương nhanh chóng trở thành một trong những trọng tâm trên bàn cờ ngoại giao của chủ nhân điện Elysée.

Tháng 5/2012, sau khi François Hollande đắc cử, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ lao vào một cuộc chạy đua để được là nước Á Châu đầu tiên tiếp tân tổng thống Pháp. Nhưng rồi, tổng thống Pháp đã chọn đến Afghanistan và Lào ngay từ năm 2012. Trong 5 năm cầm quyền, tổng thống Hollande đã ba lần công du Trung Quốc, hai lần sang Ấn Độ và hai lần dừng chân trên xứ hoa anh đào, một lần đến Úc.

Ngoài bốn nước lớn ấy, François Hollande đã không quên các đối tác Đông Nam Á của Pháp, từ Philippines (2015) đến Việt Nam (2016) hay Singapore, Malaysia và Indonesia trong chuyến công du từ ngày 26 đến 30/03/2017. Tại Paris, ông Hollande đã tiếp lãnh đạo các nước như Thái Lan, Miến Điện, Mông Cổ hay các đảo rất nhỏ trong vùng Thái Bình Dương như Fidji hay Samoa.

Không chỉ đích thân sang Châu Á, mà tổng thống Hollande còn huy động cả chính phủ, đứng đầu là thủ tướng Jean-Marc Ayrault , rồi Manuel Valls, tiếp tay với ông trong nỗ lực này. Hai vị thủ tướng của ông đã là những lãnh đạo cao cấp nhất của Pháp từ cuối những năm 1980 viếng thăm Thái Lan hay New Zealand . Công luận Pháp đã bất ngờ trước chuyến công du Mông Cổ vào tháng 8/2013 của ngoại trưởng Laurent Fabius.

Ngoài việc viếng thăm hay điều những "sứ giả" cao cấp nhất trong chính quyền đến Châu Á-Thái Bình Dương, tổng thống Hollande còn tận dụng cả một đội ngũ các nhà ngoại giao Pháp trên khắp thế giới, các tòa đại sứ để mở rộng chính sách "đông tiến" của Paris.

Kinh tế, chiến lược, môi trường luôn là những động lực của các chuyến công du hay các cuộc tiếp xúc đó. Hàng chục các cuộc đối thoại song phương của tổng thống François Hollande với các lãnh đạo Châu Á, Châu Đại Dương hay trong vùng Thái Bình Dương đã giúp Paris mở rộng ảnh hưởng và tạo nền tảng vững chắc trong quan hệ với những vùng đất xa xôi đó.

Chỉ riêng trong lĩnh vực quốc phòng, Pháp đã đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố với các đối tác Á Châu . Paris, dưới thời tổng thống Hollande, đã thiết lập đối thoại 2+2 với Nhật Bản, bán 36 chiếc chiến đấu cơ hiện đại Rafale cho Ấn Độ, ký hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Úc. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian hai lần dự diễn dàn an ninh Đối Thoại Shangri-La ở Singapore và đã lên tiếng về Biển Đông. Vẫn ông Le Drian đã lập ra một khuôn khổ đối thoại 2 năm một lần với các bộ trưởng Quốc Phòng trong vùng Nam Thái Bình Dương.

Vận động ngoại giao để phục vụ cho mục đích về môi trường, cũng là một hướng đi mới mà tổng thống Hollande đã vạch ra. Mọi người còn nhớ, để chuẩn bị cho thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu Paris COP 21, tại Philippines, tháng 2/2015 nguyên thủ Pháp đã tung ra "Lời kêu gọi từ Manila". Cũng François Hollande đã đến tận Bắc Kinh tìm hậu thuẫn của chủ tịch Tập Cận Bình trên vấn đề giảm khí thải CO2 làm hâm nóng trái đất.

Một điểm son khác trong chính sách ngoại giao với Châu Á-Thái Bình Dương 5 năm qua, đó là tổng thống Hollande đã tìm được một thế cân bằng giữa các đối tác của Paris. Pháp không chỉ quan tâm đến các nền kinh tế có trọng lượng hay phát triển một mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh mà quên đi những đối tác "nhỏ" trong vùng. Việc chọn đến Singapore, Malaysia và Indonesia cho chuyến công du cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống là bằng chứng rõ rệt nhất cho điều này.

François Hollande không quên Singapore là một trong những hải cảng lớn vào bậc nhất trên thế giới, và cũng là nơi thu nhập bình quân đầu người đứng hàng thứ tư trên toàn cầu, lĩnh vực dịch vụ chiếm 60 % GDP. Còn tại Kuala Lumpur, thì cầm chắc trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng và bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia, hồ sơ bán chiến đấu cơ Rafale sẽ được đặt lên bàn thảo luận. Sau cùng, Indonesia vừa là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, vừa là một nền kinh tế có nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin đường biển, mà Pháp đang là một nhà vô địch trong lĩnh vực này.

Nhìn dưới lăng kính của chuyên gia về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, François Guilbert, bầu cử tổng thống Pháp đang được các chuyên gia, các nhà bình luận từ Bắc Kinh đến Tokyo, từ New Delhi đến Canberra, và cả tận Kaboul hay Islamabad theo dõi rất kỹ. Không ai muốn tổng thống sắp tới của Pháp đoạn tuyệt với một mô hình ngoại giao mà François Hollande đã từng bước kiến tạo, một cách rất bài bản.

Thanh Hà

********************

Tổng tư lệnh Myanmar nhấn mạnh vai trò quân đội trong chính trị (VOA, 28/03/2017)

phap2

Đại tướng Min Aung Hlaing, đc din văn nhân Ngày các Lc lượng Vũ trang 2017 ti Nay Pyi Daw, Myanmar.

Tổng tư lnh quân đi Myanmar khng đnh quân đi vn là mt lc lượng chính trị dù nước này hin được chính ph dân c đu tiên điu hành trong gn na thế k dưới s cai tr ca quân đi.

n 10.000 binh sĩ tun hành ti th đô chính tr Nay Pyi Taw ngày 27 tháng 3 khi Myanmar chào mng ln th 72 Ngày Lc lượng Võ trang đánh du phong trào kháng chiến do người hùng ca nn đc lp Myanmar, Tướng Aung San, thân ph ca đương kim C vn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lãnh đo vào năm 1945.

Tổng Tư lnh quân đi Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, trong bài din văn nhn mnh quân đi phi gi vai trò ch đo trong nn chính tr đt nước vì v trí ca quân đi trong lch s và tình hình cp thiết ca đất nước.

Ông nói : "Chúng ta đã thấy đt quá nhiu trng tâm vào chính tr đng phái không đưa đến n đnh quc gia, nhưng đt ưu tiên vào chính tr quc gia có th là cách duy nht mang li n đnh".

Chính phủ do Liên đoàn Toàn quc vì Dân ch do bà Suu Kyi lãnh đạo lên nm quyn t tháng 3 năm ngoái sau chiến thng áp đo trong cuc bu c, nhưng hiến pháp do hi đng quân nhân son tho phân b cho quân đi mt phn tư s ghế trong Quc hi - và do đó có quyn ph quyết - và kim soát 3 B quan trng trong Ni các.

Từ năm 1962 đến năm 2011, Myanmar b đt dưới quyn cai tr ca mt hi đng các tướng lãnh chuyên chế, đàn áp hu hết tt c nhng người bt đng chính kiến, và theo cáo giác, vi phm nhân quyn sâu rng, khiến cho quc tế lên án và chế tài.

Tuy nhiên, những năm đc tài đã chm dt vào năm 2010 bng cuc tng tuyn c mà nhiu người xem rng có s gian ln ca quân đi.

Quyền hành được chuyn giao vào năm 2011 cho mt chính ph bán dân s được lãnh đo bi Đng Đoàn kết và Phát trin do quân đi hậu thuẫn và Tng thng Thein Sein, mt nhà ci cách, đng thi cũng là mt đi tướng hi hưu. Tiến trình đưa Myanmar thoát vòng b thế gii cô lp, chm dt hu hết nhng chế tài và đy mnh vic phát trin kinh tế.

Tổng Tư lnh quân đi Myanmar,Tướng Min Aung Hlaing, hôm 27/3 cũng kêu gọi cnh giác v "s can thip ca nước ngoài" trong cuc xung đt ti Myanmar, nhn mnh đến tình hình bang Rakhine phía tây Myanmar, nơi quân đi m các chiến dch sau nhng cuc tn công vào các đn cnh sát làm nhiu người thit mng. Các cuc hành quân ca lc lượng chính ph đã b các t chc nhân quyn ch trích mnh m.

Tướng Min Aung Hlaing nói bóng gió rng khong 1,2 triu người Hi Giáo Rohingya ti Rakhine là nhng di dân bt hp pháp t nước láng ging Bangladesh.

Ông nói rằng "rõ ràng có nhng s can thip ca nước ngoài vào vn đ người t nn sau nhng cuc tn công bo đng ca mt s người Bengal vào năm 2016 và h qu là có nhng các cuc hành quân ti khu vc này".

Ông Min Aung Hlaing nói thêm là "Về vn đ chng tc, chúng tôi đã nói rõ là nhng người Bengal không phi là sc tc thiu s Myanmar".

Myanmar bị quc tế ch trích mnh m vì đàn áp nhng người Hi Giáo Rohingya sau nhng cuc tn công vào cnh sát ti khu vc Maungdaw thuc min bc Rakhine, hi tháng 10 năm ngoái.

Tuần trước, Hi đng Nhân quyn Liên hip quc quyết đnh c mt phái b quc tế tìm hiu s tht đến Myanmar đ điu tra nhng cáo buc v vi phm nhân quyn, đc bit là chng li nhng người Rohingya.

Tướng Min Aung Hlaing nói "đáp ứng ca quc tế đi vi nhng vn đ ni b ca chúng tôi có th là mt đe da đi vi ch quyn ca chúng tôi".

Người Rohingya ti tiu bang nghèo khó Rakhine b ph nhn quyn công dân do mt đo lut được ban hành dưới thi ông Ne Win, mt người hùng quân đội đã thc hin cuc đo chánh. Trong thi gian ông Ne Win lãnh đo t năm 1962 đến năm 1988, đã có nhng chính sách bài ngoi.

Giao tranh ác liệt gia quân đi chính ph và phe ni dy sc tc đã din ra ti min bc bang Kachin và vùng đông bc bang Shan giáp ranh với Trung Quc.

Nguồn Anadolu Agency/AFP

*************************

Trung Quốc tập trận sát biên giới với Miến (RFA, 28/03/2017)

Trong bản tin đưa ra từ Bắc Kinh, Tân Hoa Xã cho hay quân đội Trung Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận ở khu vực nằm sát ranh giới với Miến Điện.

phap3

Những người dân Miến tập trung gần biên giới với Trung Quốc đang chờ đợi trở về nhà hôm 14/3/2017. AFP photo

Bản tin trích dẫn lời các viên chức quân sự nói rằng cuộc thao diễn với sự tham dự của bộ binh và không quân nhắm vào mục tiêu bảo vệ an ninh lãnh thổ và an toàn cho cư dân đang sống sát biên giới với Miến.

Các viên chức quân sự Trung Quốc còn nói thêm là đã thông báo cho quân đội Miến Điện biết, trước khi cuộc tập trận bắt đầu.

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục lên tiếng bày tỏ quan ngại về những cuộc chạm súng giữa quân đội Miến và lực lượng dân quân thiểu số đòi tự trị, thường xuyên xảy ra ngay ở ranh giới Trung Quốc và Miến Điện.

Năm ngoái, có 5 thường dân Trung Quốc chết vì lạc đạn. Đầu năm nay có một người Trung Quốc bị thương.

*************************

Miến Điện : Tư lệnh quân đội biện minh cho chiến dịch ở Rakhine

Tư lệnh quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing vào hôm nay, 27/03/2017 đã lên tiếng bảo vệ chiến dịch quân sự tiến hành ở bang Rakhine sau khi Liên Hiệp Quốc tỏ ý muốn mở điều tra về hành vi của quân đội bị tố cáo là đã tra tấn và sát hại người Hồi giáo Rohingya tại đây.

dna2

Tướng Min Aung Hlaing duyệt binh trong Ngày Quân Lực thứ 72 tại thủ đô Naypyitaw, Miến Điện ngày 27/03/2017. REUTERS/Soe Zeya Tun

Phát biểu trước đám đông tại thủ đô Miến Điện nhân Ngày Quân Lực Miến Điện, tư lệnh Min Aung Hlaing đã cho rằng người Rohingya ở bang Rakhine không phải là công dân Miến Điện mà là những người Bangladesh nhập cư, trong lúc những cuộc tấn công khủng bố tháng 10 /2016 xuất phát từ động cơ chính trị.

Trong thời gian qua, hơn 70.000 người sắc dân thiểu số Rohingya ở Rakhine đã phải chạy sang Bangladesh lánh nạn sau khi quân đội Miến Điện mở chiến dịch càn quét truy tìm thủ phạm vụ tấn công đồn biên phòng vào tháng 10/2016.

Giới điều tra Liên Hiệp Quốc tin chắc là quân đội Miến Điện đã phạm tội ác đối với người Rohingya. Tuần qua Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đồng ý thành lập một phái bộ, cử qua Miến Điện để xác định rõ ràng trách nhiệm và "trao trả công bằng cho nạn nhân".

Chính quyền dân sự Miến Điện ngày 25/03 đã không tán thành quyết định Liên Hiệp Quốc về phái bộ điều tra, cho rằng việc cử phái đoàn này đến Miến Điện "chỉ làm cho tình hình sôi sục thêm hơn là giải quyết vấn đề".

Trong tháng Ba này, một ủy ban tìm giải pháp cho tình hình Rakhine dưới sự lãnh đạo của cựu tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, đã đề nghị đóng cửa các trại tị nạn của người Rohingya và bãi bỏ các hạn chế tự do đi lại đến khu vực.

Trọng Nghĩa

***************

Cặp vợ chồng Singapore vào tù vì bỏ đói người giúp việc Philippines (BBC, 27/03/2017)

Một cặp vợ chồng Singapore vừa bị tù vì bỏ đói người giúp việc là người Philippines trong một vụ án gây sốc cả quốc đảo này.

dna3

Lim Choon Hong (trái) bị tù ba tuần còn vợ Chong Sui Foon bị tù ba tháng

Người phụ nữ giúp việc sụt 20kg, khoảng 40% cân nặng cơ thể - trong thời gian làm việc cho họ, và chỉ được ăn bánh mỳ và mỳ ăn liền.

Cặp vợ chồng lĩnh án ba năm tù cho bà vợ và ba tháng tù cho ông chồng.

Nhiều người Singapore thuê người giúp việc ở cùng nhà từ các nước láng giềng, và những trường hợp người giúp việc bị lạm dụng không phải là hiếm.

Không nhờ ai giúp được

Trong trường hợp nói trên, bà Thelma Oyasan Gawidan, người giúp việc gốc Philippines, bị bỏ đói trong khoảng thời gian 15 tháng. Trong thời gian đó, cân nặng của bà sụt từ 49kg xuống 29kg.

Bà nói cho tòa biết bà chỉ được cho một lượng thức ăn ít ỏi hai lần mỗi ngày, và khi xin thêm thức ăn thì bị từ chối. Bà cũng bị bắt ngủ trong một phòng để đồ, và chỉ được tắm một đến hai lần một tuần.

Bà Gawidan nói không nhờ ai trợ giúp được vì hai vợ chồng nhà chủ đã tịch thu điện thoại di động và hộ chiếu của bà.

Cuối cùng đến tháng Tư 2014, bà đã bỏ trốn và xin trợ giúp của một nhóm trợ giúp người lao động nhập cư.

Hai người chủ lao động, ông Lim Choon Hong, một nhà kinh doanh tài chính và vợ ông là bà Chong Sui Foon, đã nhận tội.

Họ nói họ đối xử với bà Gawidan theo như nếp sống của họ, vì họ ít ăn và tắm vì bà Chong bị "ám ảnh" về thức ăn và lau dọn nhà cửa. Các chuyên gia tâm thần đưa ra bằng chứng bà bị bệnh sợ ăn và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder).

Các công tố viên chỉ ra rằng gia đình này ăn đồ ăn ngon hơn và với khẩu phần lớn hơn những gì họ cho bà Gawidan. Họ đề nghị mức án cao nhất là một năm tù cho cặp vợ chồng này.

Ông Lim bị tù giam ba tuần và phạt 10.000 đôla Singapore (khoảng 7.175 USD) còn bà Chong bị tù giam ba tháng.

Vụ án này đã làm người Singapore tức giận, với nhiều người bình luận trên mạng xã hội hôm thứ Hai 27/3 bản án này là quá nhẹ.

"Quá nhẹ... bỏ đói người khác là quá vô nhân tính", một người viết trên Facebook.

Phóng viên BBC Leisha Chi ở Singapore nói bà Gawidan được nhận khoản tiền bồi thường là 20.000 đôla Singapore, nhưng tại tòa án hôm này, mối quan tâm chính của thẩm phán là liệu việc đưa tiền bồi thường, dù là "một đôla hay một triệu đôla", có thể hiện sự hối hận thực lòng không.

Ngày càng có nhiều vụ án lạm dụng người giúp việc đưa ra tòa ở Singapore trong những năm gần đây.

Nước này có hệ thống luật lệ chặt chẽ về việc thuê người giúp việc, nhưng các nhà hoạt động nói chính phủ chưa có đủ biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư.

Quay lại trang chủ
Read 879 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)