Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/10/2019

Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam về Mã Cao

Tổng hợp

Biển Đông : Tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 về tới Ma Cao (RFI, 26/10/2018)

Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, lúc 16 giờ ngày 25/10/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) đã được định vị ngoài khơi Ma Cao.

bng0

Hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 26 đến 30/08/2019. Ryan Martinson/Twitter

Trong thông cáo cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng xác nhận tàu Trung Quốc đã ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giới chuyên gia cảnh báo : tàu Trung Quốc sẽ quay lại vùng biển của Việt Nam.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25/10/2019 nêu rõ : "Liên quan đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng. Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam đều là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và không tái diễn sự vi phạm".

Trước đó, ngày 24/10/2019 cũng mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic đưa tin nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng hai tàu hộ tống đã rời khỏi khu vực hoạt động, trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Nhóm tàu này di chuyển về Trung Quốc.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oanh khẳng định nhóm tàu nói trên đã "hoàn thành nhiệm vụ khảo sát khoa học được tiến hành từ tháng 07/2019 tại một vùng biển đặt dưới quyền tài phán của Trung Quốc". Báo Hồng Kông South China Morning Post lưu ý, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa đã nhắc lại luận điểm cố hữu của Bắc Kinh nhưng tránh đi sâu thêm vào chi tiết trên hồ sơ nhậy cảm này.

Chuyên gia Ian Storey thuộc học viện ISEAS - Yusof Ishak tại Singapore đánh giá việc tàu Trung Quốc rút khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nói trên chỉ mang tính "tạm thời". Một chuyên gia Trung Quốc về Đông Nam Á tại đại học Kim An, Quảng Châu, đánh giá việc Hải Dương Địa Chất 8 rời khỏi vùng biển của Việt Nam do "công việc đã hoàn tất" và cử chỉ này nhằm giảm thiểu căng thẳng Mỹ-Trung, chứ không phải là nhờ tác động từ những lời kêu gọi liên tiếp từ phía Việt Nam.

Thanh Hà

*****************

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo xác nhận tàu Hải (RFA, 25/10/2019)

Truyền thông trong nước cho biết trong thông cáo phát đi, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ "Liên quan đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng. Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam đều là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và không tái diễn sự vi phạm".

bng1

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam - Courtesy of VOV

Trước đó, ngày 24/10 trong bản tin của Reuters phát đi từ Hà Nội nêu rõ tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam với sự hộ tống của ít nhất hai tàu khác.

Nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc đã liên tục vi phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam từ tháng 7 đến nay, gây căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ít nhất 4 lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu khảo sát và những tàu hộ tống đi vì đã vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng vào ngày 18/9 cho rằng "Trung Quốc có quyền chủ quyền và tài phán đối với vùng nước ở bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa". Mặc dù trước đó, ngày 12/9 người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định tại một cuộc họp báo rằng Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Khu vực mà Trung Quốc gọi là 'bãi Vạn An' thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982", bà Hằng nói. "Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này".

**************

Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ngay sau khi giàn khoan Việt Nam kết thúc thăm dò (VOA, 24/10/2019)

Trung Quốc hôm 24/10 rút tàu thăm dò Hi Dương 8 ra khi vùng đc quyn kinh tế Vit Nam ngay sau khi có thông tin giàn khoan Hakuryu 5 hoàn thành nhiệm v thăm dò gn khu vc Bãi Tư Chính ca Vit Nam.

tau1

Giàn khoan thăm dò nước sâu Hakuryu 5 ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu của Việt Nam trong bức ảnh chụp ngày 29/4/2018. Trung Quốc rút tàu Hải Dươ ng 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam một ngày sau khi giàn khoan này kết thúc hoạt động từ tháng 5.

Theo dữ liu hàng hi ca Marine Traffic được Reuters trích dn hôm 24/10, tàu Hi Dương 8 đang ri khi vùng bin ca Vit Nam hướng v phía Trung Quc vi s h tng ca hai tàu khác.

Trước đó mt ngày, hôm 23/10, các ngun tin không chính thc cho biết giàn khoan Hakuryu 5 ca Nht mà tp đoàn Rosneft ca Nga thuê thăm dò du khí Lô 06.1 ngoài khơi thm lc đa Vit Nam đã hoàn thành các hot đng và bt đu ri khi v trí.

Trung Quốc đưa tàu Hi Dương 8 vào thăm dò quanh khu vc hot đng ca giàn khoan Hakuryu 5 t đu tháng 7 và gây nên căng thng nghiêm trng trong mi quan h gia Hà Ni và Bc Kinh.

Đầu tun này, B trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lch đã nêu vn đ Bin Đông ti Din đàn Hương Sơn Bc Kinh trong khi Tng bí thư-Nguyn Phú Trng vào tun trước tuyên b trong mt bui tiếp xúc c tri Hà Ni rng Vit Nam s "không nhân nhượng" trong vic bo v toàn vn lãnh thổ, theo truyn thông trong nước.

Ngay sau khi ông Trọng lên tiếng mt ngày, người phát ngôn Cnh Sng ca Bộ Ngoại giao Trung Quc đã kêu gi Hà Ni đi thoi vi Bc Kinh đ gii quyết tranh chp Bin Đông.

Trong vòng hơn 3 tháng qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vit Nam đã nhiu ln tố cáo tàu Trung Quc "xâm phm" vùng bin ca Vit Nam trong khi Bc Kinh luôn khăng khăng rng tàu Hi Dương 8 luôn hot đng trong vùng bin hp pháp ca h.

Cho đến ti ngày 24/10, Bộ Ngoại giao Vit Nam chưa lên tiếng v hành đng rút tàu thăm dò ca Trung Quốc.

Công chúng và nhiều chuyên gia trong nước và quc tế trong nhng tháng qua đã kêu gi chính ph Hà Ni có hành đng pháp lý chng li Bc Kinh vì hành đng "xâm phm ch quyn lãnh th Vit Nam" như Bộ Ngoại giao đã nhiu ln cáo buc đi vi tàu Hải Dương 8 ca Trung Quc.

Một cuc biu tình ca mt nhóm nh người dân Hà Ni bên ngoài Đi s quán Trung Quc hi tháng 8 đã b công an gii tán.

Không có dấu hiu nào cho thy Hà Ni s kin Bc Kinh ra tòa quc tế như các chuyên gia M tng khuyên, nhưng hi tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Th Thu Hng nói rng các hành vi cn tr hot đng du khí ca Vit Nam trên vùng bin ca mình là s vi phm lut pháp quc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc v Lut bin 1982.

Hồi tháng 7, chuyên gia nghiên cu v hi quân Trung Quc ca Trường Hi chiến Hoa Kỳ, Ryan Martinson, nói vi VOA rng Trung Quc "quyết tâm ngăn chn Vit Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển" sau khi Hà Ni "cho phép công ty du khí Nga Rosneft thuê giàn khoan du ca Nht Hakuryu 5 đ khoan thăm dò vùng bin phía Tây ca Bãi Tư Chính".

Dàn khoan Hakuryu 5 ban đầu được d kiến hot đng đến ngày 15/9, theo truyn thông trong nước. Tuy nhiên, theo trang Nguyentandung.org, giàn khoan này đã bắt kết thúc vic thăm dò và đã ri đi hôm 22/10.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ca Vin nghiên cu Chiến lược Quc tế IISS cũng nói vi Reuters rng Trung Quc ch rút tàu Hi Dương 8 ngay sau khi dàn khoan Hakuryu hoàn thành thăm dò ở Lô 06.1.

Theo nhận đnh ca nhà nghiên cu này, "Trung Quc quyết gây áp lc lên Vit Nam đ ngng khai thác và sn xut du khí chung vi các đi tác nước ngoài trong khu vc này".

Tháng trước cũng đã có thông tin cho rng tp đoàn dầu khí M ExxonMobil s ri Vit Nam vì sc ép ca Trung Quc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Vit Nam sau đó đã ph nhn thông tin này và cho biết M Cá Voi Xanh vn tiếp tc hot đng.

Trước đó t tháng 7/2017 đến tháng 3/2018, Hà Ni được cho là đã phi dừng hai dự án khai thác du khí vi đi tác Repsol ca Tây Ban Nha vì sc ép ca Bc Kinh.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhiu kh năng "Trung Quc s đưa mt giàn khoan du vào khu vc mà tàu Hi Dương 8 đã tiến hành các cuc thăm dò trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam" trong nhng tháng qua.

Cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hi Dương 981 vào vùng bin thuc ch quyn ca Vit Nam, làm căng thng tăng cao trong mi quan h gia hai nước và làm dy lên các cuc biu tình trong và ngoài Vit Nam.

*****************

Tàu Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam sau đợt thăm dò bị phản đối (RFA, 24/10/2019)

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vào ngày 24 tháng 10 đã rời khỏi vùng biển Việt Nam sau hơn ba tháng tiến hành thăm dò tại đó. Reuters loan tin dẫn dữ liệu hàng hải về việc tàu khảo sát đại dương Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thểm lục địa Việt Nam.

tau2

Hình minh họa. Đường đi của tàu Hải Dương 8 ở vùng biển của Việt Nam - Photo : RFA

Bản tin của Reuters phát đi từ Hà Nội nêu rõ tàu Hải Dương 8 rút đi với sự hộ tống của ít nhất hai tàu khác.

Hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương 8 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ hồi đầu tháng 7 gây nên căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ít nhất 4 lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu khảo sát và những tàu hộ tống đi vì vi phạm chủ quyền Việt Nam. Ngược lại Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho tàu của họ đang hoạt động trong vùng biển của Hoa Lục.

Sau khi nhóm tàu Trung Quốc rút đi vào ngày 24 tháng 10, Reuters có gửi điện thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam hỏi về bình luận của Hà Nội đối với sự kiện đó ; tuy nhiên Reuters cho biết chưa nhận được hồi đáp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm 24/10 lên tiếng tại cuộc họp báo thường nhật tại Bắc Kinh rằng hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương 8 nay đã hoàm tất.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận lại công tác khảo sát của tàu Hải Dương 8 bắt đầu từ đầu tháng 7.

Vào ngày 23 tháng 10, Thông tấn xã Việt Nam, dẫn kêu gọi của Phó chủ tịch Ủy Ban Quân Ủy Trung ương Trung Quốc đưa ra trong tuần này với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch, về việc đối thoại giữa hai phía nhằm giải quyết tình hình phức tạp trong khu vực cũng như toàn cầu.

Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, cho rằng nổ lực chung của các quốc gia có thể giúp vượt qua những thách thức an ninh chung.

****************

Việt Nam ‘cắt’ ‘đường lưỡi bò’ trong ứng dụng ôtô nhập từ Trung Quốc (VOA, 24/10/2019)

Việt Nam đã ra lnh cho mt doanh nghip trong nước nhp ôtô Trung Quc phi loi bường lưỡi bò" trong máy đnh v (Navigation) vì đã vi phm ch quyn quc gia, theo trang South China Morning Post.

tau3

Bản đ Bin Đông vi đường "Lưỡi bò" do Trung Quc v nên.

Báo Thanh Niên dẫn li ông Nguyn Tô An, Trưởng phòng Cht lượng xe cơ gii, thuc Cc Đăng kim Vit Nam ngày 22/10, nói rng mt s mu xe Trung Quc do Công ty Kylin-GX668, có tr s ti Hi Phòng, nhp khu nguyên chiếc v bán ti Vit Nam có s dng ứng dụng dn đường trên máy đnh v có bn đường lưỡi bò" vi phm ch quyn Vit Nam.

Truyền thông Vit Nam cho biết Cc Đăng kim đã yêu cu doanh nghip này "phi rà soát, cp nht li phn mm bn đ phù hp vi các mu xe đang bán ti th trường Việt Nam, cũng như làm vic li vi đi tác v bn đ trên máy đnh v trước khi nhp v bán".

Trang Thanh Niên dẫn li đi din ca Công ty Kylin-GX668 cho biết đã g b ng dng Navigation trên tt c ôtô Trung Quc do công ty này phân phi.

Công ty này cũng cho rằng ng dng dn đường này không th s dng ti Việt Nam do khác h thng đnh v v tinh và không có d liu.

Trước đó, hôm 14/10, Vit Nam đã rút b phim hot hình "Abominable" vi ta đ tiếng Vit "Everest : Người Tuyết bé nh", sn phm hp tác gia DreamWorks Animation của M và Pearl Studio, mt công ty ca Trung Quc, vì b phim này có hình nh bn đ đường đt khúc chín đon, hay còn gi là "đường lưỡi bò".

**************

Biển Đông : Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam (RFI, 24/10/2019)

Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, vào sáng hôm nay 24/10/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã tăng tốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và hướng về phía Trung Quốc, dưới sự hộ tống của ít nhất hai tàu Trung Quốc khác.

canhgiac1

Tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đã tăng tốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và hướng về phía Trung Quốc

Tàu khảo sát Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ cuối tháng 06/2019, thoạt đầu hoạt động ở vùng thềm lục địa Việt Nam gần Bãi Tư Chính, rồi sau đó đi ngược lên khảo sát một dải biển dọc theo bờ biển miền Nam Trung Bộ, ngang tầm Phan Thiết ở phía dưới và Bình Định ở phía trên, và càng ngày càng áp sát bờ biển Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 150 km, tức là rất sâu bên trong vùng 200 hải lý của Việt Nam.

Chính quyền Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam nhưng vô hiệu.

Hãng tin Anh Reuters đã gởi câu hỏi đến Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu thêm về vụ tàu khảo sát Trung Quốc rút đi, nhưng đến trưa nay chưa có hồi đáp.

Giới quan sát ghi nhận hai sự kiện gần như là đồng thời: Tàu khảo sát Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển Việt Nam, một hôm sau khi một số thông tin trên mạng internet, chưa được kiểm chứng, xác định rằng giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Việt Nam đã hoàn tất công việc tại lô 06.1, gần Bãi Tư Chính và đang trên đường đi về phía bờ biển Việt Nam.

Theo Reuters, chuyên gia Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS đã cho rằng Trung Quốc chỉ rút tàu khảo sát đi ngay sau khi giàn khoan Hakuryu-5 của Việt Nam hoàn thành công việc khoan dò tại lô 06.1 được giao cho công ty Nga Rosneft khai thác.

Song song với việc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam, từ cuối tháng Sáu cho đến nay, tàu hải cảnh Trung Quốc đã liên tục sách nhiễu và tìm cách cản trở hoạt động của giàn khoan Việt Nam tại Bãi Tư Chính.

Theo chuyên gia Hà Hoàng Hợp, người đồng thời là chuyên gia khách mời của viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS -Yusof Ishak ở Singapore : "Trung Quốc không muốn bất kỳ công ty ngoài ASEAN nào khoan dầu ở Biển Đông (và) quyết tâm gây sức ép để Việt Nam chấm dứt hoạt động thăm dò và khai thác dầu chung với các đối tác nước ngoài trong khu vực".

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tuần trước đã kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông tự kềm chế, nhưng khẳng định rằng Việt Nam "không bao giờ thỏa hiệp" về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Trái lại, Trung Quốc vẫn lên giọng cứng rắn. Hôm thứ Hai 21/10/2019, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã công khai nhắc lại rằng Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ không để mất dù chỉ là một tấc đất.

Theo Reuters, chuyên gia Hà Hoàng Hợp đã lo ngại rằng "rất có khả năng là Trung Quốc sẽ cho một giàn khoan dầu đến khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của họ đã điều tra địa chấn, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 532 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)