Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/11/2019

Thượng đỉnh ASEAN 35 tránh lên án Trung Quốc trong Thông cáo chung

Tổng hợp

Biển Đông : ASEAN lại tránh lên án Trung Quốc trong thông cáo chung (RFI, 04/11/2019)

ASEAN và Trung Quốc đã ra thông cáo chung gồm 18 điểm sau cuộc họp thượng đỉnh ngày 03/11/2019. Vấn đề Biển Đông được nhắc đến ở điểm cuối cùng, nhưng một lần nữa, những hành động Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á đã không được chính thức nêu lên trong văn bản.

asean1

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tại thượng đỉnh 2019, Bangkok, Thái Lan, ngày 03/11/2019. Reuters

Thông cáo chung của hai bên "tái khẳng địnhtầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải bên trong và cả bên ngoài phạm vi Biển Đông", đồng thời "ghi nhận lợi ích (của các bên) có Biển Đông như một vùng biển của hòa bình, ổn định và thịnh vượng".

Thông cáo chung ASEAN-Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc "tăng cường niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau", nhưng đồng thời kêu gọi các bên liên quan cũng "tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, UNCLOS 1982".

Về bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) được đàm phán từ gần 20 năm nay, thông cáo của ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh tiến độ đàm phán để có thể đúc kết một COC "hiệu quả và thực chất", theo đề xuất của Trung Quốc là từ nay đến ba năm nữa hoặc sớm hơn.

Những hành vi của Trung Quốc vi phạm chủ quyền nhiều nước Đông Nam Á đã không được trực tiếp nêu lên trong thượng đỉnh. Phía Việt Nam, thông qua phát biểu ngày 02/11 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ gián tiếp lên án Bắc Kinh : "Gần đây, đã có những vi phạm nghiêm trọng của luật pháp quốc tế tại vùng biển của Việt Nam và khu vực. Mặc dù các sự cố đã kết thúc, nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ASEAN luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc đối với các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và ổn định để hợp tác phát triển thịnh vượng khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có lắng nghe lời kêu gọi của ASEAN hay không lại là một chuyện khác.

Thu Hằng

****************

Thủ tướng Việt Nam, Trung Quốc gặp nhau, đề cập Biển Đông (VOA, 03/11/2019)

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 3/11 đã gp người đng nhim Trung Quc Lý Khc Cường bên l Hi ngh thượng đnh ca Hip hi các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN) Bangkok, Thái Lan.

asean2

Lãnh đạo Đông Nam Á chụp ảnh chung hôm 2/11 ở Bangkok.

Theo trang web của chính ph Vit Nam, ông Phúc đã "khng đnh Vit Nam luôn coi trng và mong mun thúc đy quan h Vit Nam - Trung Quc".

Lãnh đạo chính ph Vit Nam cũng đã ngh Trung Quc tôn trng các hot đng kinh tế bin bình thường, phù hợp vi lut pháp quc tế ca Vit Nam" và tuyên b rng "Vit Nam kiên quyết, kiên trì bo v ch quyn, lãnh th, bin đo theo lut pháp quc tế".

Cùng ngày, Trung Quốc tuyên b sn sàng làm vic vi các nước Đông Nam Á đ đt được hòa bình và n đnh lâu dài Bin Đông, Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường nói hôm 3/11 sau khi gp g vi các lãnh đo ASEAN, theo Reuters.

Một s nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên b ch quyn trái ngược vi Trung Quc.

Tại hi ngh thượng đnh ca ASEAN Bangkok, ông Lý, theo Reuters, đã đ cp ti tiến b v b quy tc ng x ca các bên Bin Đông, d kiến s hoàn tt trong vòng ba năm.

"Chúng tôi sẵn lòng làm vic vi ASEAN, theo s đng thun đã đt được, nhm duy trì hòa bình và n đnh lâu dài Bin Đông, theo lch trình ba năm", ông Lý nói trong mt tuyên bố.

****************

Thượng Đỉnh ASEAN : Việt Nam cố nêu bật vụ Bắc Kinh xâm lấn Biển Đông (RFI, 03/11/2019)

Tại Thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan, Việt Nam đã cố gắng nêu lên vụ Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây, trong cuộc hai bên ASEAN-Trung Quốc vào hôm nay, 03/11/2019, cũng như tại cuộc họp riêng của 10 nước ASEAN ngày hôm qua 02/11. Tuy nhiên, vấn đề này hầu như vắng bóng trong phần đúc kết Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc.

asean3

Từ phải sang : Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippines tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 03/11/2019. Reuters/Soe Zeya

Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, trong cuộc họp ASEAN-Trung Quốc, hai bên đúng là có đề cập đến vấn đề Biển Đông, những chủ yếu là nhu cầu sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC), duy trì hòa bình ổn định, tuân thủ luật lệ quốc tế…

Từ ngữ duy nhất được cho là có thể gợi đến vụ Trung Quốc xâm lấn Việt Nam là câu "không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982".

Phải nói là trong cuộc họp, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ đề cập gián tiếp đến vụ việc.

Sau khi nhắc lại rằng "quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp", ông Phúc đã cho rằng cần phải "đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế…".

Vào hôm qua, trong cuộc họp của riêng giới lãnh đạo ASEAN, thủ tướng Việt Nam có tuyên bố mạnh hơn, nhưng cũng tránh nêu đích danh Trung Quốc, trong khi xác định rằng "Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng".

Một cách cụ thể, ông Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các đối tác ASEAN rằng : "Vừa qua có những sự việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN".

Toàn cảnh chung tại Thượng đỉnh ASEAN cho đến hôm nay cho thấy Việt Nam vẫn là nước có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Tổng thống Philippines, trung thành với quan điểm xích lại gần Bắc Kinh của mình, đã hoàn toàn kín tiếng về những vụ Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này, sách nhiễu cả tàu đánh cá đến tàu buôn Philippines. Ngược lại ông đã cảnh báo các nước ASEAN khác là phải tránh chọn phe trong cuộc tranh đua Mỹ-Trung hiện nay.

Tổng thống Philippines còn thúc giục các nước ASEAN sớm đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, bất chấp quan điểm thận trọng của các nước như Việt Nam chẳng hạn, đang lo ngại trước các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về nội dung bộ Quy tắc ứng xử.

Hãng tin Mỹ AP hôm nay đã trích dẫn nhận định của chuyên gia Greg Poling, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI theo đó "Việc Trung Quốc tiếp tục quấy rối các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam trong năm qua cho thấy là Bắc Kinh chưa sẵn sàng nhượng bộ (trên các đòi hỏi)".

Trọng Nghĩa

******************

Biển Đông : Mỹ trực tiếp lên án Trung Quốc hăm dọa các nước ASEAN (RFI, 04/11/2019)

Mỹ lên án chính sách "hăm dọa" Trung Quốc tại Biển Đông. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien đã nêu đích danh Trung Quốc trong bài diễn văn đọc tại thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 7, diễn ra sáng 04/11/2019, tại Nonthaburi, ngoại ô Bangkok.

asean5

Trung tâm hội nghị ASEAN 2019, Bangkok, Thái Lan. RFI\Thu Hằng

Trong bài diễn văn dài hơn các nước khác, ông Robert O’Brien trực tiếp lên án "Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp hù dọa để cản trở các nước ASEAN khai thác các nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn việc tiếp cận 2,5 nghìn tỉ đô la dự trữ dầu khí". Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien đã chuyển lời của tổng thống Donald Trump mời lãnh đạo các nước ASEAN "đến Hoa Kỳ tham gia thượng đỉnh đặc biệt vào quý I năm 2020".

Chỉ có ba nước ASEAN tham gia thượng đỉnh với Mỹ, gồm Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên 2019, Việt Nam, nước sẽ nhận chức chủ tịch luân phiên năm 2020 và Lào, nước điều phối quan hệ ASEAN-Mỹ. Việc lãnh đạo cấp cao 7 nước còn lại không tham dự có thể được cho là hành động phản đối chính quyền Mỹ cử phái đoàn cấp thấp nhất từ trước đến nay tham dự thượng đỉnh ASEAN, do bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross và cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien dẫn đầu.

Dù ông Trump không tham dự thượng đỉnh ASEAN, nhưng "chính quyền Mỹ vô cùng gắn bó và cam kết đầy đủ với khu vực này", theo phát biểu của bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, tại Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Business Forum), cũng diễn ra sáng 04/11.

Mỹ đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, đầy trấn an trên, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại với hiệp định RCEP đang được đàm phán. Về vấn đề này, bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross nhấn mạnh Mỹ "sẽ tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với các nước trong khu vực".

Thượng đỉnh ASEAN+3 (APT, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) đã mở đầu cho ngày làm việc thứ hai giữa ASEAN và các đối tác. Trong ngày hôm nay, 04/11, còn có thượng đỉnh với Mỹ, thượng đỉnh Đông Á, thượng đỉnh với Nhật Bản, thượng đỉnh RCEP và thượng đỉnh Nhật Bản với các nước vùng sông Mêkông.

Bên lề thượng đỉnh ASEAN+3, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và thủ tướng Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc kéo dài 11 phút. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên kể từ hơn một năm do căng thẳng giữa hai nước. Cuộc gặp được hai nhà lãnh đạo đánh giá là "rất hữu nghị và nghiêm túc". Cả tổng thống Hàn Quốc và thủ tướng Nhật Bản đều tái khẳng định nguyên tắc "giải quyết những bất đồng song phương thông qua đối thoại" nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Thu Hằng

*****************

Thượng Đỉnh ASEAN : Việt Nam cố nêu bật vụ Bắc Kinh xâm lấn Biển Đông (RFI, 03/11/2019)

Tại Thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan, Việt Nam đã cố gắng nêu lên vụ Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây, trong cuộc hai bên ASEAN-Trung Quốc vào hôm 03/11/2019, cũng như tại cuộc họp riêng của 10 nước ASEAN ngày 02/11. Tuy nhiên, vấn đề này hầu như vắng bóng trong phần đúc kết Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc.

asean1

Từ phải sang : Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippines tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 03/11/2019. Reuters/Soe Zeya

Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, trong cuộc họp ASEAN-Trung Quốc, hai bên đúng là có đề cập đến vấn đề Biển Đông, những chủ yếu là nhu cầu sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC), duy trì hòa bình ổn định, tuân thủ luật lệ quốc tế…

Từ ngữ duy nhất được cho là có thể gợi đến vụ Trung Quốc xâm lấn Việt Nam là câu "không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982".

Phải nói là trong cuộc họp, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ đề cập gián tiếp đến vụ việc.

Sau khi nhắc lại rằng "quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp", ông Phúc đã cho rằng cần phải "đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế…".

Vào hôm qua, trong cuộc họp của riêng giới lãnh đạo ASEAN, thủ tướng Việt Nam có tuyên bố mạnh hơn, nhưng cũng tránh nêu đích danh Trung Quốc, trong khi xác định rằng "Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng".

Một cách cụ thể, ông Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các đối tác ASEAN rằng : "Vừa qua có những sự việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN".

Toàn cảnh chung tại Thượng đỉnh ASEAN cho đến hôm nay cho thấy Việt Nam vẫn là nước có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Tổng thống Philippines, trung thành với quan điểm xích lại gần Bắc Kinh của mình, đã hoàn toàn kín tiếng về những vụ Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này, sách nhiễu cả tàu đánh cá đến tàu buôn Philippines. Ngược lại ông đã cảnh báo các nước ASEAN khác là phải tránh chọn phe trong cuộc tranh đua Mỹ-Trung hiện nay.

Tổng thống Philippines còn thúc giục các nước ASEAN sớm đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, bất chấp quan điểm thận trọng của các nước như Việt Nam chẳng hạn, đang lo ngại trước các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về nội dung bộ Quy tắc ứng xử.

Hãng tin Mỹ AP hôm nay đã trích dẫn nhận định của chuyên gia Greg Poling, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI theo đó "Việc Trung Quốc tiếp tục quấy rối các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam trong năm qua cho thấy là Bắc Kinh chưa sẵn sàng nhượng bộ (trên các đòi hỏi)".

Trọng Nghĩa

******************

Biển Đông : Đấu khẩu Việt-Trung gay gắt trong hậu trường ASEAN (RFI, 02/11/2019)

Hãng tin Mỹ AP ngày 02/11/2019 cho biết tranh cãi đã nổ ra gay gắt giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

asean2

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của ASEAN 2019 ở Thái Lan. CSIS

Bản dự thảo Tuyên Bố Chung Thượng Đỉnh ASEAN mà hãng AP đọc được có đoạn ghi : "Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC (Bộ Quy tắc ứng xử), và hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ gây sự cố, hiểu lầm và tính toán sai lầm".

AP trích dẫn tiết lộ của hai nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết trong một cuộc họp, phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Cam Bốt, đã phản đối đề nghị này.

Cũng theo nguồn tin trên, các nhà ngoại giao Việt Nam đã đặt lại vấn đề tiến bộ của Bộ Quy tắc ứng xử trong khi mà Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam.

Trong vấn đề này, theo lời một trong hai nhà ngoại giao Đông Nam Á xin giấu tên, thì một nhà ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng ASEAN không được để cho Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán COC giữa toàn khối Đông Nam Á với Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

****************

ASEAN ‘rất khó đưa ra quan điểm thống nhất về Biển Đông’ (RFA, 01/11/2019)

Một nhà quan sát đưa ra nhận định ASEAN rất khó có được quan điểm thống nhất về vấn đề Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN lần này.

asean3

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chụp hình bắt tay với các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Bangkok hôm 31/7/2019. Hình minh họa - AFP

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 khai mạc tại Bangkok, Thái Lan từ hôm 2/11, với sự tham gia của khoảng 3.000 quan chức và nhà báo từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Các báo nhà nước cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự chương trình chính của hội nghị từ ngày 2-4/11.

Theo Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, lễ chuyển giao cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 4/11.

Những diễn biến gần đây cho thấy tình trạng căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có thể phủ bóng các cuộc đàm phán khi các nhà lãnh đạo, giới chức ngoại giao hàng đầu trong khu vực nhóm họp tại sự kiện.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1/11, Nhà quan sát Hà Hoàng Hợp nhận định :

"Điều quan trọng nhất để bàn thì là tổng kết năm vừa rồi mà Thái Lan là chủ tịch, cái gì làm được, cái gì chưa được. Thứ hai là gặp các đối tác nước ngoài, vì lần này là chấm dứt mà. Thứ ba là bàn giao chức chủ tịch luân phiên cho Việt Nam".

Nhận định về khả năng Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy vấn đề Biển Đông, ông Hợp nói :

"Người ta sẽ làm tất cả những gì có thể để mà hạn chế chuyện Trung Quốc quấy phá Việt Nam và các nước có biển mà đang có tranh chấp ở Biển Đông, tức là Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines. Đó là về đường hướng. Còn làm cái gì thì người ta vẫn phải làm như đang làm. Tức là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và mong muốn ASEAN đoàn kết hơn trong chuyện này vì một nửa ASEAN không phải là quốc gia có biển và không ở Biển Đông. Và tranh thủ tương tác trực tiếp với Trung Quốc để có bước tiến rõ ràng hơn về đàm phán COC (Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông). Vì COC như hiện nay chỉ có lợi cho Trung Quốc thôi và vô cùng khó khăn. Có thành viên ASEAN nói là phải dựng lại. Có đối tác bên ngoài như Mỹ nói rằng COC không thể là luật mới được, nó phải dựa trên luật pháp quốc tế, không thể hạn chế hoặc tước đi quyền của nước khác theo luật quốc tế. Đó là cái Việt Nam có thể nhìn ra và cố gắng làm gì đó để giữ ổn định ở Biển Đông".

Ông Hà Hoàng Hợp dự báo rằng việc xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc "chắc còn cần nhiều thời gian nữa". Ông giải thích :

"ASEAN có một nguyên tắc thống nhất trong ASEAN. Nguyên tắc thống nhất này rất đặc biệt. Điều gì người ta định nghĩa chữ thống nhất trong sự đa dạng, mà đã đa dạng thì sao thống nhất được. Nên trước hết mình nói ASEAN có thể thiếu nhất, vì nội bộ ASEAN của từng nước, chứ chưa phải tác động bên ngoài. Tuy nhiên, tác động từ Trung Quốc với các nước ASEAN rất là mạnh. Đấy là một thứ làm cho ASEAN giảm đoàn kết, không thể thống nhất được trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam thì cố gắng thực hiện toàn bộ nỗ lực để mà nâng cao sự thống nhất, đoàn kết trong ASEAN. Thứ hai là thực hiện các bước phát triển ASEAN dựa trên hiến chương ASEAN. Đó là hai kỳ vọng lớn từ phía Việt Nam mà tôi quan sát được".

Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, nhận định :

"Tôi nghĩ rằng sự kiện Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 diễn ra ở Bangkok thì các vấn đề quan trọng nhất chắc chắn là về kinh tế, đặc biệt là những cái thảo luận liên quan đến việc đàm phán hiệp định RCEP (Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực) được các bên quan tâm, đàm phán từ rất lâu rồi mà chưa có kết quả cụ thể".

"Cái thứ hai cũng quan trọng là các cuộc thảo luận liên quan đến Biển Đông theo như tôi được biết thì trong tuyên bố của nước chủ nhà có thể có một vài tuyên bố đáng lo ngại của ASEAN về các hoạt động gần đây trên Biển Đông. Theo tôi đó là hai vấn đề chính mà sẽ được thảo luận nhiều nhất".

Từ góc độ người quan sát các sự kiện chính trị, ngoại giao trong khu vực, ông Khắc Giang thừa nhận "các bình luận của ASEAN từ trước đến nay không thực sự chỉ rõ tên Trung Quốc là đối tượng gây ra những vấn đề ở Biển Đông". Ông nói thêm :

"Nếu so với những hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần trước, ngay cả vấn đề Biển Đông cũng được đưa vào thông cáo chính thức, thì nếu mà các nước liên quan như Việt Nam, Philippines vận động được ASEAN ra tuyên bố chung nhắc về Biển Đông thôi thì cũng là thành công rồi".

"Thứ hai, cũng phải đặt trong bối cảnh cái đàm phán COC cũng đang diễn ra trong giai đoạn quan trọng, ở bước thứ hai của quá trình đàm phán COC, việc ra một tuyên bố chung của ASEAN về quan ngại tình hình ở Biển Đông, tôi nghĩ cũng là tác động tích cực để làm sao cho đàm phán giữa COC-Trung Quốc đi theo hướng thuận lợi hơn cho các thành viên ASEAN".

"Thực ra thì ASEAN từ trước đến giờ vẫn hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận thì cũng sẽ rất là khó để đưa ra một quan điểm thống nhất, đặc biệt là về những vấn đề nhạy cảm như Biển Đông, trong đó có mối quan hệ với Trung Quốc là một trong các yếu tố quyết định nhất".

"Từ trước đến giờ, chúng ta cũng biết là một số nước có mối quan hệ kinh tế tốt với Trung Quốc và không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông như Campuchia, Myanmar hay là Thái Lan thì rất dễ ngả theo Trung Quốc trong một số giai đoạn nhất định. Cũng như gần đây, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến Hà Nội đã tuyên bố ngay là các nước đừng hy vọng sử dụng ASEAN như phiên tòa để mà vận động cho các chính sách liên quan đến chủ quyền mà Campuchia không muốn trở thành con tốt thí trong ván cờ đấy. Quan điểm của ông Hun Sen có lẽ cũng tương tự như quan điểm của một số bên trong ASEAN mà không có quyền lợi ở Biển Đông. Rõ ràng việc dùng ASEAN làm kênh quan trọng nhất để xử lý vấn đề Biển Đông thì rất là khó, nhưng mà coi ASEAN là bên trung lập, diễn đàn để chúng ta có thể thể hiện quan điểm liên quan đến chủ quyền, cũng như đàm phán dưới góc độ một nhóm các nước có quyền lợi liên quan ở Biển Đông như COC thì sẽ rất có lợi cho Việt Nam".

Tuy nhận định Việt Nam "sẽ khó có bước gì đột phá" khi đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm sau, nhưng ông Khắc Giang cũng chia sẻ thêm :

"Theo tôi, cái quan trọng nhất là khi giữ vai trò chủ tịch ASEAN là Việt Nam sẽ thúc đẩy nhiều hơn hoạt động liên quan đến đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông. Cái thứ hai là trong tuyên bố, trong các cuộc họp của ASEAN thì vấn đề Biển Đông có lẽ sẽ được nêu ra nhiều hơn. Cái thứ ba là khi Việt Nam nắm quyền chủ tịch ASEAN, thì có thể chúng ta có vai trò tốt hơn trong việc lãnh đạo chung khối ASEAN khi đàm phán COC với Trung Quốc".

"Như chúng ta quan sát trong 10 năm gần đây, rõ ràng vị thế của Việt Nam tại ASEAN tăng lên rất là nhiều. Đặc biệt Việt Nam có vai trò khá chủ động trong việc tích cực sử dụng ASEAN như một diễn đàn để thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề quốc tế, liên quan đến chủ quyền, biển đảo. Rõ ràng Việt Nam là một nước khá là lớn trong ASEAN so về dân số, tốc độ phát triển kinh tế, tiềm năng phát triển, ổn định chính trị. Do vậy, khả năng Việt Nam trở thành một nhóm nước lãnh đạo ASEAN đóng vai trò lớn hơn thì sẽ càng ngày càng rộng mở, đặc biệt là trong bối cảnh nhóm ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Philippines) đang có vấn đề của riêng họ, như Thái Lan đang có vấn đề bất ổn. Rõ ràng đây là thời cơ lớn để Việt Nam bước lên để khẳng định vị thế lớn hơn tại ASEAN cũng như các diễn đàn khác".

Năm 2020 Việt Nam dự kiến sẽ đảm nhiệm trở lại vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong bối cảnh toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng mà giới quan sát đánh giá là khá phức tạp từ chính trị, kinh tế lẫn thương mại.

Phát biểu tại buổi gặp và làm việc với tổng thứ ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi hôm 26/8 tại Hà Nội, với chủ đề ‘ASEAN Gắn Kết Và Chủ Động Thích Ứng’, bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định trong cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 Việt Nam sẽ thực hiện vai trò củng cố khối đoàn kết, thống nhất và sức mạnh nội tại của ASEAN, gắn bó với người dân, lấy người dân làm trung tâm.

Ben Ngô

Quay lại trang chủ
Read 368 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)