Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

09/09/2020

Các quốc gia Đông Nam Á tìm hậu thuẫn trên Biển Đông và chống dịch bệnh

Tổng hợp

ASEAN khai mạc các hội nghị thường niên trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung

RFI, 09/09/2020

Hôm 09/09/2020, các ngoại trưởng ASEAN khai mạc các hội nghị thường niên, kéo dài đến ngày 12/09, để bàn về hợp tác đối phó với các mối đe dọa toàn cầu, cũng như tìm cách làm giảm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

dna6

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN, qua video hội nghị, tại Hà Nội, ngày 09/09/2020. Reuters – Stringer

Cuộc họp trực tuyến hôm nay giữa các ngoại trưởng ASEAN diễn ra dưới sự chủ tọa của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Tiếp theo là một loạt các hội nghị khác trong những ngày tới, trong đó có hội nghị bộ trưởng ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN, ngày 12/09, Việt Nam cũng sẽ chủ trì Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), một cơ chế đối thoại về an ninh khu vực, quy tụ tổng cộng 27 quốc gia, trong đó có cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga và Ấn Độ.

Các hội nghị thường niên của ASEAN diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên và căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, gây lo ngại cho các nước Đông Nam Á.

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh "môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực, trong đó có cả Biển Đông, đang có nhiều biến động ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định". Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh ghi nhận là vai trò của luật pháp quốc tế và của các định chế đa phương đang bị "thách thức nghiêm trọng".

Trả lời hãng tin Reuters trước hội nghị, ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cảnh báo Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên lôi kéo các nước Đông Nam Á vào cuộc đối đầu địa chính trị giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Bà Retno nhấn mạnh là ASEAN không muốn ngả theo phe nào, nhưng bà bày tỏ quan ngại về những hành động quân sự hóa đang gia tăng ở Biển Đông.

Washington vẫn cáo buộc Bắc Kinh hù dọa các láng giềng Đông Nam Á bằng cách đưa tàu đến sát những nơi mà những nước này đang thăm dò dầu khí, đồng thời lợi dụng lúc đang có dịch Covid-19 để mở nhiều cuộc tập trận và thử nghiệm các vũ khí mới tại những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông. Hoa Kỳ gần đây đã ban hành trừng phạt đối với 24 thực thể Trung Quốc bị cáo buộc có tham gia vào việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Trả lời Reuters, ông Collin Koh, chuyên gia về an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết là nhân các hội nghị lần này, các nước ASEAN sẽ thảo luận với Trung Quốc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, mà tiến trình đàm phán đã bị chậm trễ rất nhiều, cũng như bàn về việc tiếp cận vac-xin ngừa Covid-19. Cũng theo lời chuyên gia Collin Koh, khi thảo luận với Hoa Kỳ, ASEAN sẽ kêu gọi nước này nên có thái độ kềm chế về quân sự cũng như thúc giục các công ty Mỹ gia tăng đầu tư vào các nước Đông Nam Á.

Mỹ gia tăng giám sát Trung Quốc

Trong khi đó, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Hoa Kỳ dự trù sẽ gia tăng các chuyến bay giám sát, vào lúc Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận mới trên biển trong khoảng thời gian từ hôm qua cho đến thứ sáu tuần này. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều phi cơ do thám của Mỹ đang hoạt động, trong đó có một chiếc đến sát bờ biển tỉnh Quảng Đông cũng như một chiếc gần vùng cấm xâm nhập đối với tàu dân sự.

Thanh Phương

********************

M cùng Vit Nam thúc đy tm nhìn n Đ-Thái Bình Dương

VOA, 08/09/2020

Hoa Kỳ s công b các sáng kiến và khon đu tư mi ti n Đ Dương và Thái Bình Dương ti din đàn doanh nghip khu vc do Chính ph M cùng hp tác vi Chính ph Vit Nam t chc trong tháng ti ti Hà Ni.

dna1

B trưởng Ngoi giao M Mike Pompeo ti Din đàn Doanh nghip n Đ-Thái Bình Dương đu tiên được t chc Washington, DC, hôm 30/7/2018. Din đàn thường niên ln 3 s được t chc ti Hà Ni vào tháng 10/2020.

B Ngoi giao M hôm 6/9 cho biết Din đàn Doanh nghip n Đ-Thái Bình Dương thường niên ln th 3 s din ra ti Hà Ni vào ngày 28-29/10 dưới s phi hp t chc ca chính ph M, chính ph Vit Nam, Phòng Thương mi M, Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam và Hi đng Kinh doanh M-ASEAN.

"Din đàn thúc đy mt tm nhìn cho n Đ-Thái Bình Dương như là mt khu vc t do và rng m ca các quc gia đc lp, mnh m và thnh vượng", theo thông báo ca B Ngoi giao M ra hôm 6/9.

Lãnh đo chính ph và doanh nghip ca M, Vit Nam và trên toàn khu vc n Đ-Thái Bình Dương s tho lun vác vn đ như năng lượng và cơ s h tng, kinh tế k thut s, kết ni th trường, y tế và phc hi kinh tế sau đi dch Covid-19, cũng như cơ hi xây dng quan h đi tác và thương mi gia M vi khu vc n Đ-Thái Bình Dương, qua hình thc trc tuyến.

"Din đàn s gii thiu các khon đu tư có nh hưởng ln ca khu vc tư nhân và các n lc ca chính ph nhm h tr cnh tranh th trường, tăng trưởng vic làm và phát trin tiêu chun cao vì s thnh vượng hơn na n Đ-Thái Bình Dương", thông cáo ca B Ngoi giao M cho biết.

Ti din đàn thường niên ln th 2 din ra vào tháng 11/2019 Bangkok, Thái Lan, B trưởng Thương mi M Wilbur Ross dn đu đoàn doanh nghip ca Hoa K tham d vi nhim v ng h các mc tiêu ca chính quyn Tng thng Donald Trump trong vic đy mnh hot đng thương mi ca M trong khu vc, thúc đy các cơ hi xut khu to vic làm cho các công ty M, và đáp ng các nhu cu ca khu vc v phát trin kinh tế.

Theo B Thương mi M, nhim v này nhm chng minh cam kết ca Hoa K đi vi s hp tác kinh tế bn vng Vit Nam, Thái Lan, và Indonesia.

Din đàn Doanh nghip n Đ-Thái Bình Dương ln đu ra mt vào tháng 7/2018 ti M, được xem là tr ct kinh tế trong chiến lược ca chính quyn Tng thng Trump đi vi khu vc đi din cho hơn mt na dân s thế gii và hơn mt na nn kinh tế toàn cu, đng thi là công c đ m rng vai trò ca M đi vi nn kinh tế ca khu vc này thông qua đu tư và tăng cường xut khu hàng hoá và dch v ca các công ty M.

Theo gii quan sát, Din đàn Doanh nghip n Đ Dương-Thái Bình Dương được M khi xướng nhm đ đi trng vi Sáng kiến Vành đai và Con đường ca Trung Quc, mt chương trình đu tư cơ s h tng kết ni ba Châu lc - gm Châu Á, Châu Âu và Châu Phi - vi quy mô rt ln.

Chiến lược n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m ca M ln đu được Tng thng Trump công b ti Hi ngh cp cao Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) t chc Đà Nng tháng 11/2017, nhm tăng nh hưởng ca M và kim chế s bành trướng ca Trung Quc trong khu vc. Ngoài kinh tế, 3 trong s 4 tr ct còn li ca chiến lược này còn gm có hp tác v ngoi giao, quc phòng và an ninh hàng hi.

************************

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc công du Malaysia và Indonesia

RFI, 08/09/2020

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vòng công du Đông Nam Á, ngay trước một loạt cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ với các đối tác Đông Nam Á qua mạng. Hôm nay, 08/09/2020, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc gặp đồng nhiệm Indonesia.

dna2

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) tại Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La, Singapore, ngày 02/06/2019.  AFP – Roslan Rahman

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hội kiến với bộ trưởng quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto tại Jakarta. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Indonesia, Dahnil Anza Suimanjuntak, xác nhận là hai bộ trưởng gặp nhau vào lúc 16 giờ, giờ địa phương. Ngày hôm qua, 07/09, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đến Malaysia, và có cuộc hội kiến với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob. Chuyến công du của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc diễn ra ngay trước loạt cuộc họp qua mạng giữa lãnh đạo Ngoại Giao Mỹ với các đối tác Đông Nam Á, dự kiến diễn ra từ ngày mai, 09/09 đến ngày 12/09.

Báo Hồng Kông coi chuyến công du nói trên của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đến một số nước ASEAN ven Biển Đông là để "cân bằng" lại các ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng, có nhiều nguy cơ xảy ra đụng độ giữa Trung Quốc và Mỹ. 

Trong lúc hai láng giềng Indonesia và Malaysia tiếp đón lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, bộ trưởng quốc phòng Philippines hôm nay, 08/09, lên án Bắc Kinh tiếp tục tăng cường phát triển cơ sở quân sự tại các đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Báo Philippines Philstar cho hay, trong một cuộc họp tại Quốc hội, bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana khẳng định việc Trung Quốc nỗ lực quân sự hóa các đảo nhân tạo là mối đe dọa đối với Philippines.

Trọng Thành

********************

Philippines : Hải quân phản đối dự án sân bay do công ty Trung Quốc trúng thầu

RFI, 07/09/2020

Chính quyền tỉnh Cavite chuẩn bị khởi động dự án xây sân bay Sangley Point, nằm gần Bộ Chỉ Huy nhiều cơ quan trọng yếu của Hải quân Philippines. Dự án có trị giá 500 tỷ peso, nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Ninoy Aquino (Naia, ngoại ô Manila), cách đó 35 km, và được nhà thầu Trung Quốc CCCC liên doanh với công ty dịch vụ hàng không MacroAsia Corp xây dựng.

dna3

Vịnh Manila nhìn từ thành phố Cavite City, tháng Tư năm 2017. Tỉnh Cavite của Philippines nằm bên vịnh Manila, nơi có rất nhiều cơ sở của Hải quân Philippines.  © Wikipedia

Theo trang Inquirer ngày 07/09/2020, phó đô đốc Giovanni Carlo Bacordo, chỉ huy Hải quân Philippines, nêu lý do là công trình do tập đoàn Trung Quốc China Communications Construction Co. Inc. (CCCC) hợp tác xây dựng, trong khi tập đoàn này bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen do tham gia hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên, tuần trước, tổng thống Duterte vẫn cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ tiếp tục tham gia các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.

Ngoài việc nêu vai trò của CCCC trong các dự án bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc, chỉ huy Hải quân Philippines còn nhấn mạnh đến vai trò chiến lược của Sangley Point vì từ vị trí này, Hải quân Philippines có thể triển khai và là điểm xuất phát các chiến dịch giám sát. Ngoài ra, Sangley Point còn có vị trí "canh giữ lối vào vịnh Manila, trong khi vịnh này lại là trung tâm trọng điểm của chính phủ. Nếu Manila thất thủ, cả nước cũng thất thủ".

Ngoại trưởng Mỹ : Trung Quốc vi phạm trắng trợn UNCLOS ở Biển Đông

Tập đoàn CCCC nằm trong danh sách những thực thể và cá nhân bị Mỹ trừng phạt do "chịu trách nhiệm về kiểu chủ nghĩa đế quốc mà Đảng cộng sản Trung Quốc đang tiến hành, như giám sát bất hợp pháp các nguồn năng lượng, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của đồng minh Philippines và các nước khác trong vùng", theo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo được Philstar trích ngày 07/09.

Ngoài ra, ông Pompeo tiếp tục tố cáo Trung Quốc là nước vi phạm "rõ ràng nhất" Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) với các biện pháp "quấy rối" các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Thu Hằng

***********************

Trung Quốc mở thêm nhiều cuộc tập trận trên biển Hoa Đông

RFI, 07/09/2020

Theo hãng tin Reuters, giữa lúc tình hình khu vực đang gia tăng căng thẳng, chính quyền Trung Quốc thông báo từ ngày hôm nay 07/09/2020 sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn nữa trên vùng biển phía đông và đông bắc Trung Quốc.

dna4

Tàu chiến Trung Quốc Ha Nhĩ Tân (112) tham gia cuộc tập trận với Nga ở biển Hoa Đông, ngoài khơi Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 24/05/2020.  AP

Đợt diễn tập đầu tiên, bắt đầu hôm nay trong vùng biển Bột Hải, theo thông báo của Cục Hải Sự Trung Quốc. Đợt thứ hai, bao gồm các bài tập bắn đạn thật, sẽ diễn ra trên vùng biển Hoàng Hải vào các ngày 8 và 9/9 ngoài khơi thành phố Liên Vân Cảng (Lianyunggang). Trong thời gian tập trận, các tàu bè bị cấm đi lại trong khu vực.

Tháng trước, Trung Quốc cũng đã thông báo tổ chức 4 cuộc tập trận kéo suốt từ biển Hoa Đông, Hoàng Hải cho đến Biển Đông. Đây là những động thái được giới quan sát quân sự đánh giá là hiếm thấy và bất thường.

Gần đây, Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan. Đặc biệt cuối tháng 8 vừa qua, Trung Quốc liên tiếp mở các cuộc tập trận quy mô lớn, bắn thử tên lửa đạn đạo trong vùng quần đảo Hoàng Sa, khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Trong khi đó Hải quân Mỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động tuần tra trong khu vực Biển Đông, nhân danh bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải quốc tế. Trong lúc quan hệ với Bắc Kinh còn rất nhiều căng thẳng, Washington rất quan tâm đến những động thái quân sự của Trung Quốc bị đánh giá là gây bất ổn trong khu vực.

Trong cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Nhật tại Guam hôm 29/08 mới đây, hai bên cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để kiềm chế các hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Anh Vũ

*******************

Covid-19 : Nghĩa trang tại Indonesia không còn chỗ để chôn cất nạn nhân

RFI, 08/09/2020

Tại Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, số người chết vì dịch Covid-19 tăng nhanh đến mức mà nhiều nghĩa trang rơi vào tình trạng quá tải. Người phụ trách một nghĩa trang ở vùng thủ đô Jakarta cho biết, sắp tới tại đây sẽ không còn chỗ nữa.

dna5

Một nghĩa trang do chính phủ Indonesia quy hoạch ở Medan, Ảnh chụp ngày 07/08/2020.  Septianda Perdana/Antara Foto via Reuters

Thông tín viên Gabrielle Maréchaux tại Đông Nam Á, gửi về bài tường trình :

"Người phụ trách nghĩa trang Pondok Ranggon ở phía đông Jakarta đưa ra một cảnh báo đen tối : từ giờ cho đến giữa tháng 10, tại đây sẽ không còn chỗ cho các mộ phần mới, sau đợt lây nhiễm lớn đầu tiên kéo dài mới đây tại Indonesia.

Bất hạnh thay, đây là một thông báo hoàn toàn không gây ngạc nhiên, bởi kể từ đầu đại dịch đến nay, số các cuộc mai táng đạt mức kỷ lục. Ví dụ như vào tháng Ba, số thi hài được chôn cất là cao nhất kể từ một thập niên, nhiều hơn một phần ba so với mức trung bình. Trong tháng 8 vừa qua, tại thủ đô Jakarta, chỉ trong một ngày, riêng một nghĩa trang đã tiếp nhận đến 27 đám tang.

Nếu như các con số này là mang tính báo động, thì chúng hoàn toàn tương phản với con số chính thức của chính quyền. Từ sáu tháng nay, thống kê chính quyền đưa ra thấp hơn nhiều so với thực tế dịch bệnh. Indonesia làm ít xét nghiệm hơn 30 lần so với Mỹ. Tại quốc gia Đông Nam Á này, trung bình chỉ có ba giường bệnh cho 100 nghìn bệnh nhân. Một con số báo động khác, đó là tỉ lệ tử vong ở trẻ vì virus corona chủng mới cao gấp 45 lần so với Mỹ, quốc gia vốn được coi là bị dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất".

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFI tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 586 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)