Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

06/01/2017

Mỹ làm gì để đối phó với Trung Quốc ở Châu Á

VietnamNet

Chính tại Châu Á, chứ không phải nơi nào khác, nước Mỹ đang phải đối mặt với việc làm thế nào đối phó với chủ nghĩa hành động ngày một lớn của Trung Quốc.

Nhưng theo giới quan sát, với tầm ảnh hưởng của mình, Washington sẽ chống lại được các mỗi đe dọa như thế này vì họ bắt rễ tại các Châu lục sâu hơn tham vọng trỗi dạy của Trung Quốc.

Các nước Châu Á có truyền thống lâu đời về các tư tưởng, các cuộc đàm phán và hiệp ước với các nước xung quanh, kể các các nước là đồng minh của Mỹ. Nhưng riêng với người láng giềng Trung Quốc, các nước này chưa bao giờ ngừng hoài nghi sâu sắc. 

Ví dụ Nhật Bản, luôn nhìn sự nổi lên của Trung Quốc đầy ngờ vực. Đã có không ít ý kiến đề xuất Nhật Bản và Mỹ nên dẫn đầu cho nỗ lực nhằm chống lại cái mà họ giả định là tham vọng Châu Á hóa của người Trung Quốc.

my1

Đảo nhân tạo doTrung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông.

Dù thỏa thuận Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership-RCEP) vẫn chưa trở thành vũ khí cạnh tranh chủ lực nhưng giới chức Mỹ đã sớm mô tả đây là động cơ của Trung Quốc nhằm "viết lại luật chơi" trong khu vực nhằm ngăn cản bước tiến của Mỹ.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Khoảng một nửa các nước tham gia đàm phán TPP đều tham gia RCEP. Vì đây là sáng kiến chung của các nước như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam – những nước luôn hoài nghi nhất về các động cơ Trung Quốc tại khu vực.

Như vậy khả năng dễ xảy ra là nếu Mỹ không phê chuẩn TPP, các nước này sẽ vẫn tiếp tục tham gia các quy định xuyên Á mới, chứ không chấp nhận những luật lệ do Trung Quốc tự vẽ ra.

Dù sống trong sự hồ nghi thường trực của các quốc gia láng giềng như vậy, nhưng Trung Quốc lâu nay vẫn thường thành công trong việc lôi kéo đồng minh bằng việc sử dụng chiêu bài lợi ích kinh tế hoặc gây hoài nghi lẫn nhau. Không thể phủ nhận, sự lớn lên của Trung Quốc ngày nay, có phần nhờ sự tiếp tay của chính nước Mỹ.

Các sáng kiến xuyên Á được nuôi dưỡng nhờ sự ủng hộ bằng cách vay mượn và tích hợp các ý tưởng của nhiều nước, trong đó có cả sự ủng hộ của người Mỹ.

Chương trình hạ tầng một Vành đai, một Con đường đầy tham vọng nhằm kết nối Châu Á bằng việc xây dựng những con đường bộ, đường sắt, cầu cảng và đường điện nhằm thu hút các nước phụ thuộc vào Trung Quốc cũng vậy. Ý tưởng này Trung Quốc đã nung nấu dựa vào những bước đi của láng giềng.

Từ rất lâu rồi, khái niệm kết nối khu vực kiểu này là sáng kiến của Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và cả Mỹ đã chung tay thiết kế hoặc tiếp sức bằng cách tài trợ cho các mối giao kết chạy xuyên Châu Á.

Ví dụ, Nhật Bản đã tài trợ tuyến tàu điện ngầm Delhi và Hành lang Công nghiệp Delhi-Mumbai, một khu vực công nghiệp công nghệ cao trị giá 90 tỷ USD và tuyến đường thủy kết nối các thủ đô chính trị và kinh tế của Ấn Độ. Không phải Bắc Kinh mà chính là Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, WB và ADB đã thúc đẩy phát triển các tuyến đường bộ và đường điện Trung và Nam Á từ giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này.

Những dẫn chứng trên cho thấy, nếu muốn thắng Trung Quốc ở Châu Á, Washington cần bỏ cái kiểu xem các sáng kiến như AIIB hay Vành đai và Con đường như một sự hủy hoại các nỗ lực của Mỹ. Thay vào đó, người Mỹ cần làm quen với thực tế Châu Á đã qua cái thời phải dựa vào phương Tây để tìm kiếm đầu tư và hợp tác kinh tế.

Những người có tầm nhìn xa đã tiên lượng, vào năm 2030 Châu Á sẽ ngày càng hội nhập hơn là chỉ bó hẹp trong không gian Châu Á – Thái Bình Dương như các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã quen, kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II.

Thảo Linh

Quay lại trang chủ
Read 792 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)