Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

29/01/2021

Hải cảnh Trung Quốc được quyền nổ súng : lệnh này nhắm vào ai ?

VOA - RFI - RFA

Việt Nam lên tiếng về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc

RFA, 29/01/2021

Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thiện chí thực thi luật pháp quốc tế, UNCLOS, không hành động làm gia tăng căng thẳng và tích cực đóng góp cho sự hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

haicanh1

Tàu tuần duyên Philippines chạy ngang một tàu tuần duyên của Trung Quốc gần khu vực bãi cạn Scarborough. Hình chụp ngày 14/5/2019. AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao việt Nam Lê Thị Thu hằng tuyên bố như vừa nêu, khi bình luận về Luật hải cảnh mới của Trung Quốc, tại cuộc họp báo vào ngày 29/1.

Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế trong ban hành luật biển. Đồng thời nhắc lại khẳng định của Việt Nam rằng :

"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với UNCLOS và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó".

Vào ngày 22/1, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh mới, cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Theo đó, luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc cũng cho phép hải cảnh nước này được quyền tạo các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/1 nói với báo giới rằng luật mới hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Ngày 27/1, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đã gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc ban hành luật hải cảnh mới, gọi đây là một đe dọa chiến tranh bằng lời nói.

************************

Vit Nam ng phó ra sao khi hi cnh Trung Quc được bn theo lut mi ?

VOA, 25/01/2021

Sau khi Trung Quc ban hành lut cho phép cnh sát bin nước này n súng vào tàu nước ngoài, hai nhà nghiên cu nhn đnh vi VOA rng Vit Nam s sm lên tiếng phn đi cũng như s phi hp vi nhiu nước đ ng phó vi Trung Quc trong tình hình mi.

haicanh1

Tàu KN-768 tránh được cú đâm va khi khoảng cách chỉ còn khoảng 50 m với tàu Trung Quốc. Ảnh minh họa Thanh Niên, 16/06/2014

Như VOA đã đưa tin, hôm 4/11/2020, Quc hi Trung Quc công b d lut có điu khon cho phép cnh sát bin nước này s dng vũ khí khi cn thiết vùng bin thuc quyn tài phán ca Trung Quc. Sau gn 3 tháng, hôm 22/1/2021, Trung Quc thông qua và ban hành đo lut đó.

T Hà Ni, tiến sĩ Hà Hoàng Hp, nhà nghiên cu cao cp khách mi ca vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS Yusof Ishak đt ti Singapore, ch ra rng thế nào là vùng bin thuc ch quyn ca Trung Quc s đt ra mt vn đ ln đi vi vic thc thi đo lut k trên.

Nguy cơ cao ‘đường lưỡi bò’

Ông Hp ly ví d là khu vc rng ln Bin Đông nm trong đường 9 đon mà Trung Quc v lên bn đ và nêu ra yêu sách ch quyn, còn được gi là ường lưỡi bò".

Đây là vùng bin trong vòng tranh chp gay gt gia Trung Quc vi Vit Nam và mt s nước khác. Bên cnh đó, hi quân M nhiu ln điu tàu và máy bay qua li đ khng đnh h bo v t do hàng hi, hàng không vùng bin. Các nước Úc, Nht, n Đ, Anh cũng đã mt vài ln thc hin các đng thái tương t.

Do đó, tiến sĩ Hp cho rng nếu Trung Quc khăng khăng rng ường lưỡi bò" là ca h, và khi tàu ca các nước láng ging hay ca bt c quc gia ln nh nào khác đi vào, hi cnh Trung Quc s bn nếu cn thiết, thì điu đó đng nghĩa là Trung Quc chun b gây chiến tranh.

T Singapore, tiến sĩ Lê Hng Hip, mt nhà nghiên cu cao cp khác cũng thuc vin ISEAS Yusof Ishak, có chung quan đim v vic nguy cơ s tăng cao nhng vùng bin có tranh chp, mà trc tiếp liên quan đến Vit Nam là ường lưỡi bò", vùng chng ln gia ường lưỡi bò" và vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, cũng như phm vi bên ngoài 12 hi lý chung quanh các thc th mà Trung Quc đang kim soát Trường Sa.

Theo tiến sĩ Hip, Trung Quc s chn lc v đi tượng đ n súng, có th phn nhiu da trên yếu t là h vượt tri hơn vi nước nào. Ông nói :

" khía cnh này, tôi nghĩ Vit Nam s là đi tượng gp nhiu áp lc vì Vit Nam có các khu vc chng ln vi yêu sách ca Trung Quc nhiu hơn, các hot đng ca Vit Nam trên Bin Đông cũng tích cc hơn, hot đng ca các ngư dân chng hn. Kh năng xy ra các va chm, ri các trường hp mà hi cnh Trung Quc có th vin c đ s dng vũ lc cũng nhiu hơn".

Theo quan sát ca VOA, đến hôm 25/1, Vit Nam chưa đưa ra quan đim chính thc v lut hi cnh mi ca Trung Quc.

Hai nhà nghiên cu Hà Hoàng Hp và Lê Hng Hip nhn đnh rng Vit Nam chưa lên tiếng do đang bn rn vi Đại hội ca đng cng sn nhưng s sm phn ng trong ít ngày na.

haicanh2

Tàu chp pháp Vit Nam xua đui tàu cá v thép Trung Quc ra khi vùng bin Vit Nam (nh tư liu, 2019)

Người Vit hc lut Trung Quc ?

Trên mng xã hi, nhiu người Vit Nam bày t lo ngi v lut mi ca Trung Quc và đưa ra ý kiến rng chính quyn Vit Nam nên ph biến ni dung lut đó đ nhân dân, đc bit là ngư dân Vit Nam, được biết và ng phó phù hp. Tiến sĩ Lê Hng Hip cũng đng tình :

đ phòng các s c cũng như bo v tính mng, tài sn cho người dân Vit Nam, đc bit là ngư dân, các lc lượng hot đng trên bin, thì rõ ràng là Vit Nam cũng cn có s ph biến thông tin cho người dân đ h nm được đ mà nếu rơi vào các tình hung nguy him thì biết cách x lý".

Trong khi đó, tiến sĩ Hà Hoàng Hp nghiêng v kh năng là Vit Nam s ng phó theo hướng ch đng hơn là b đng. Lưu ý rng Vit Nam đã ra lut trước c Trung Quc v vic cho phép cnh sát bin Vit Nam n súng, ông Hp nói :

"Bây gi, Trung Quc làm vic này, buc lòng là hi quân Vit Nam, cnh sát bin Vit Nam phi tăng cường đ bo v ngư dân. Đó là điu chc chn người ta làm t năm 2014. Chính quyn Vit Nam không có ch trương biến ngư dân thành dân binh trên bin".

Mt s tàu cá hay tàu vn ti Vit Nam nếu được mang súng nh, đó là đ chng cướp bin ch không phi đ đóng vai trò dân binh, tham gia bo v ch quyn bin Vit Nam, tiến sĩ Hp nói thêm.

Bên cnh các đng thái riêng, không ch đến khi Trung Quc ra lut mi v cnh sát bin, lâu nay Vit Nam đã và đang bàn bc, phi hp vi các nước khác cũng có li ích quc gia Bin Đông và vùng n Đ Dương-Thái Bình Dương đ đi phó vi Bc Kinh v mi mt, t chính tr, đa chính tr, chiến lược, pháp lý cho đến quc phòng, vn theo li tiến sĩ Hp.

V phn mình, tiến sĩ Lê Hng Hip cho rng ngoài vic phi hp vi các nước đ lên án vic s dng vũ lc hay đe da s dng vũ lc, Vit Nam có th đưa lut mi v hi cnh Trung Quc vào quá trình tho lun, đàm phán gia ASEAN và Trung Quc v B Quy tc ng x trên Bin Đông đ gim thiu nguy cơ va chm hay các tình hung Trung Quc có th s dng vũ lc.

haicanh3

Tàu sân bay M USS Ronald Reagan Bin Đông (nh tư liu, 6/7/2020)

M, các nước vn can d vào Bin Đông

Tiên liu v thái đ và hành đng ca M và các cường quc khác đi vi lut mi ca Trung Quc, vn tiến sĩ Lê Hng Hip nói :

"Các nước s vn tiến hành hot đng như lâu nay thôi. H s vn có các bước đi va đm bo t do hàng hi trên Bin Đông, đng thi bác b các yêu sách ch quyn phi lý ca Trung Quc, trái vi lut pháp quc tế. Đng thi, h s có các bin pháp đ gim thiu ri ro, đ phòng các tình hung vũ lc có th xy ra. Mi th s vn được tiến hành dù s thn trng s mc đ cao hơn".

Hot đng tun tra vì t do hàng hi ca M vn tiếp tc dưới thi tân Tng thng Biden, ni tiếp chính sách ca Tng thng Trump mi mãn nhim, tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói, và dn chng là mt nhóm tàu sân bay M đi vào Bin Đông hôm 23/1, ba ngày sau khi ông Biden tuyên th nhm chc.

Ông cũng lưu ý v nhng thông đip mnh m ca B Ngoi giao M liên quan đến vic Trung Quc t ý hăm da Đài Loan trong vài ngày qua. T phân tích riêng ca mình, tiến sĩ Hp khng đnh :

"Ta thy không có gì tr ngi hay thay đi ln trong chính sách ca chính quyn Biden đi vi khu vc này. Có th ít na nó thay đi mt chút v hình thc, nhưng v bn cht mà nói, tôi không tin có thay đi gì ln trong chiến lược mà chính quyn Trump tuyên b hi/12/2017".

Cách đây hơn 3 năm, Tng thng M khi đó, ông Donald Trump, công b Chiến lược An ninh Quc gia mi ca M, tp trung vào 4 vn đ ln là bo v lãnh th và li sng M, đy mnh s thnh vượng ca M, th hin hòa bình qua sc mnh, và tăng cường nh hưởng ca M trên toàn cu trong mt thế gii cnh tranh d di hơn bao gi hết.

Bn chiến lược nêu rõ rng M xác đnh hai đi th hàng đu là Nga và Trung Quc, cho rng đây là nhng cường quc theo ch nghĩa xét li mun làm thay đi nguyên trng ca thế gii, đe da nhng li ích ca nước M.

***********************

Biển Đông : Bắc Kinh ra luật cho phép Hải cảnh "nổ súng" vào tàu nước ngoài

Trọng Thành, RFI, 23/01/2021

Nguy cơ đụng độ bùng phát tại Biển Đông gia tăng. Chính quyền Trung Quốc chính thức ra luật cho phép lực lượng Hải cảnh có "mọi biện pháp cần thiết", bao gồm cả việc nổ súng vào tàu nước ngoài, để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

haicanh4

Ảnh tư liệu, 23/09/2015, một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Scarborough, tranh chấp chủ quyền với Philippines.  AP - Renato Etac

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật nói trên vào ngày hôm qua, 22/01. Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021 tới. Trong buổi họp báo hôm qua tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, khẳng định luật này sẽ cho phép "bảo đảm hòa bình và ổn định" trên biển.

Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã, hôm nay, 23/01, cho biết kể từ giờ lực lượng tuần duyên Trung Quốc có quyền sử dụng vũ khí, để ngăn chặn hoặc phòng ngừa trước các thách thức từ phía tàu thuyền nước ngoài, hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc "quyền tài phán" của Trung Quốc. Bộ luật vừa được chính quyền Bắc Kinh ban hành liên quan đến Biển Đông và biển Hoa Đông.

Luật mới của Bắc Kinh không nói rõ các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc cụ thể bao gồm những khu vực nào, nhưng theo báo Nhật Nikkei Asia, yêu sách của Trung Quốc sẽ bao gồm khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng nằm trong bản đồ 9 đoạn ở Biển Đông (còn gọi là "đường lưỡi bò"), ăn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven bờ, như Việt Nam, Philippines hay Malaysia. Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc đã bị một tòa án quốc tế bác bỏ hồi 2016.

Theo báo Nhật Nikkei Asia, Hải cảnh Trung Quốc cũng sẽ được phép dùng vũ lực để dỡ bỏ các công trình xây dựng "bất hợp pháp" tại những vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Sau khi Bắc Kinh thông qua luật, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lên tiếng. Hôm qua 22/01, ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi bày tỏ "quan ngại" về luật Hải cảnh Trung Quốc vừa ban hành trong ngày. Năm 2020 vừa qua là năm mà số lượng tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (do Tokyo kiểm soát) đạt mức kỷ lục. Theo Bloomberg, luật mới sẽ làm gia tăng căng thẳng hiện nay tại các vùng biển ven Trung Quốc. Báo chí Việt Nam nói đến nguy cơ "rủi ro bạo lực gia tăng tại Biển Đông" với luật Hải cảnh mới của Trung Quốc.

Kể từ năm 2018, Hải cảnh Trung Quốc, vốn thuộc bên dân sự quản lý, trở thành một bộ phận của Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc, dưới quyền lãnh đạo của Quân Ủy Trung Ương, cơ quan ra quyết định cao nhất trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc. Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, số lượng phương tiện của Hải cảnh Trung Quốc tăng vọt lên 130 tàu hơn 1.000 tấn, vào năm 2019, tức gấp hơn ba lần so với năm 2012. Hải cảnh Trung Quốc được trang bị tàu tuần tra hơn 10.000 tấn, với súng máy 76 mm. Tàu được coi là lớn nhất tại vùng Biển Đông.

Trung Quốc ban hành luật cho phép Hải cảnh nổ súng tại các vùng biển tranh chấp chỉ hai ngày sau khi chính quyền Biden nhậm chức, và một ngày sau khi tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Jake Sullivan, cam kết đặt khu vực quần đảo Senkaku dưới sự bảo vệ của hiệp định an ninh Mỹ - Nhật. Theo báo chí Nhật Bản, hành động này cho thấy Bắc Kinh tỏ rõ thái độ không khoan nhượng với tân chính quyền Mỹ, tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trọng Thành

*********************

Trung Quốc thông qua luật Hải cảnh, chuyên gia cảnh báo tàu cá Việt Nam có thể bị bắn

RFA, 22/01/2021

Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật Hải cảnh mới hôm 22/1/2021, cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin này vào cùng ngày.

haicanh5

Tàu hải cảnh của Trung Quốc được trang bị đại bác (trong bao) - Reuters

Dự luật Hải cảnh được Trung Quốc giới thiệu vào/11 năm 2020. Theo đó, luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật cũng cho phép nhân viên chấp pháp của Trung Quốc được quyền phá hủy các cấu trúc mà nước khác xây dựng trên các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền, lên tàu và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Luật mới cũng cho phép hải cảnh được quyền tạo các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/1 nói với báo giới rằng luật mới hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Australia, luật mới của Trung Quốc là một mối nguy đáng báo động cho các ngư dân Việt Nam đi đánh bắt cá ở Biển Đông, đặc biệt là vùng ngư trường truyền thống Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.

"Trung Quốc đang cố gắng nguỵ trang cho những gì mà họ làm và nói luật của chúng tôi cho phép cho nên đừng có can thiệp vào chủ quyền của chúng tôi. Đây là điều đáng báo động. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc được trang bị đầy đủ và tương đương như các tàu chiến.

Trung Quốc bây giờ với luật hải cảnh mới, trong bất cứ đụng độ nào giờ đây họ không còn phải đâm tàu nữa. Họ chỉ cần bắn vào tàu nếu ngư dân chống cự".

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông dựa vào đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp với các nước.

Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc này nhưng Trung Quốc không công nhận phán quyết của toà.

Trung Quốc hiện kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam trong một trận hải chiến vào năm 1974.

Các ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc xua đuổi, đâm chìm.

Sự việc gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2020 khi một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, RFI tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 575 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)