Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/04/2021

Sau cú đảo chính, Miến Điện bị đói kém, cô lập và rơi vào nội chiến

Thùy Dương, Thụy My, Thanh Phương

Miến Điện : Một nửa dân cư sẽ lâm vào cảnh đói nghèo từ đây đến đầu 2022

Trọng Thành, RFI, 30/04/2021

Khủng hoảng chính trị, sau đảo chính quân sự, có thể khiến xã hội Miến Điện rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng như 16 năm về trước. Trên đây là dự báo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hôm nay, 30/04/2021.

tongiao6

Nông dân Miến Điện ở Mandalay. Ảnh minh họa chụp ngày 15/02/2019.  Reuters - Ann Wang

Theo UNDP, "25 triệu dân Miến Điện có thể rơi vào mức dưới nghèo, từ đây đến đầu năm 2022", tức trở lại với tình hình 16 năm trước. Theo người phụ trách UNDP, Achim Steiner, "không có các định chế dân chủ vận hành bình thường, người dân Miến Điện sẽ phải đối mặt với sự trở lại đầy bi kịch của mức nghèo đói chưa từng có từ một thế hệ". Từ năm 2005 đến 2017, tỉ lệ dân cư sống trong cảnh đói nghèo tại Miến Điện đã giảm từ 48% còn 25%.

Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày trong những tháng qua, kể từ cuộc đảo chính quân sự 01/02/2021 đã bị Quân đội đàn áp khốc liệt. Phong trào bãi công bùng lên trong hàng loạt ngành nghề, như ngân hàng, y tế, giáo dục, công nghệ, khiến nhiều lĩnh vực kinh tế tê liệt. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị cản trở nghiêm trọng, giá cả thuốc men, thực phẩm hay xăng dầu tăng vọt tại nhiều nơi. Hệ thống ngân hàng gần như hoàn toàn tê liệt, khiến xã hội Miến Điện lâm vào cảnh thiếu tiền mặt. Bên cạnh đó, các trợ cấp xã hội bị giới hạn rất nhiều.

Chính quyền quân sự truy tố một lãnh đạo phong trào phản kháng

Chính quyền quân sự tiếp tục chiến dịch đàn áp trên lĩnh vực tư pháp. Hôm qua, một trong các lãnh đạo phong trào phản kháng, ông Wai Moe Naing, 26 tuổi, theo đạo Hồi, bị truy tố về tội phản bội và giết người. Ông Wai Moe Naing bị bắt hôm 15/04. Theo cáo buộc của chính quyền quân sự, vị lãnh đạo phong trào phản kháng nói trên có quan hệ với một số thành viên Chính phủ lâm thời Đoàn Kết Dân tộc, chống đảo chính.

Việc chính quyền quân sự đàn áp đẫm máu khiến nhiều lực lượng vũ trang sắc tộc thiểu số tại các vùng biên giới phía bắc và phía đông tức giận. Một số nhóm vũ trang khởi động lại cuộc kháng chiến chống tập đoàn quân sự. Nhiều nhóm vũ trang cũng tạo điều kiện cho đối lập chạy trốn đàn áp ẩn náu trên các phần lãnh thổ do họ kiểm soát. Chiều hôm qua, Quân đội Miến Điện tiếp tục không kích vào một khu vực sát biên giới Thái Lan, theo tỉnh trưởng Thái Lan (tỉnh Mae Hong Son). Hơn 24.000 thường dân tại khu vực này phải sơ tán do bạo lực.

Trọng Thành

********************

Liên Âu huấn luyện cảnh sát Miến Điện : Bruxelles bắt tay nhầm với "quỷ dữ" ?

Thùy Dương, RFI, 29/04/2021

Trong những tuần qua, Liên Hiệp Châu Âu đã có nhiều phản ứng, trong đó có cả các biện pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn quân sự Miến Điện, liên quan tới cuộc đảo chính và các vụ quân đội, cảnh sát đàn áp, sát hại người biểu tình. Thế nhưng, chính Liên Âu trong những năm qua đã chi rất nhiều tiền để huấn luyện cảnh sát Miến Điện, với mục đích hỗ trợ quá trình chuyển tiếp dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này.

miendien1

Cảnh sát chống bạo động Miến Điện bắn hơi cay vào người biểu tình, tại Rangoon, ngày 28/02/2021. Reuters – Stringer

Mypol - chương trình ít được nhắc tới

Báo Libération ngày 23/04/2021 trong bài viết "Khi Liên Hiệp Châu Âu huấn luyện cảnh sát Miến Điện" đã tiết lộ chuyện vốn dĩ rất ít được nhắc tới : Từ lời kêu gọi trực tiếp của nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và chính phủ Miến Điện, Liên Âu đã chi 40 triệu euro cho chương trình Mypol (Myanmar Police), trong khuôn khổ dự án MPF - "Ủng hộ cải tổ lực lượng cảnh sát Miến Điện". Sau giai đoạn thử nghiệm 2013-2015, chương trình Mypol chính thức được triển khai vào năm 2016.

Tham gia chương trình huấn luyện cảnh sát Miến Điện có các cơ quan tổ chức của nhiều nước thành viên Liên Âu như Civipol thuộc bộ Nội Vụ của Pháp, GIZ của Đức, NI-CO của Irland, DCAF của Thụy Sỹ và nhất là Fiiapp của Tây Ban Nha. Trong suốt 4 năm qua, các huấn luyện viên của Châu Âu đã tập huấn cho 4.500 cảnh sát Miến Điện cách quản lý đám đông, điều tra tội phạm và khuyến khích họ đối thoại với giới truyền thông và nghị sĩ.

Vào tháng 01/2021, ít lâu trước khi xảy ra vụ đảo chính đẩy Miến Điện vào khủng hoảng, các huấn luyện viên Châu Âu vẫn còn đang thực hiện một bộ phim quảng cáo sitcom để tô bóng hình ảnh của công tác thực thi pháp luật của lực lượng cảnh sát.

Thế nhưng, một năm trước khi chương trình Mypol được hoàn thành theo dự kiến, vụ đảo chính của quân đội Miến Điện đã làm tan vỡ mọi chuyện. Trả lời Libération, ông Miguel de Domingo, giám đốc Quỹ Tây Ban Nha Fiiapp, cơ quan chính giám sát dự án Mypol của Bruxelles, cay đắng nói : "Không có gì dễ dàng với chương trình này, nhưng có vẻ như (khi đó) chúng tôi đang tiến bộ". Ngay sau khi xảy ra vụ đảo chính, Bruxelles đã đình chỉ chương trình Mypol. Trang web của Mypol đã biến mất không còn dấu vết còn trang Facebook của Mypol thì không thể truy cập được.

Châu Âu quá "ngây thơ" ?

Vào năm 2012, trước khi Mypol được thí điểm, cảnh sát Miến Điện bị chỉ trích vì dính vào các vụ bạo lực giữa Phật tử và người Hồi giáo ở bang Arakan, miền tây đất nước, bạo lực cuối cùng đã lan rộng ra cả nước. Cũng trong năm 2012, cảnh sát Miến Điện ném bom phốt pho trắng vào người biểu tình tại một mỏ đồng. Hàng trăm người bị bỏng, trong đó có cả các nhà sư. Bà Aung San Suu Kyi, khi đó là dân biểu, đã lãnh đạo một ủy ban điều tra vụ việc và kêu gọi đào tạo cảnh sát tốt hơn, với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Châu Âu. Libération nhấn mạnh trên thực tế, lực lượng cảnh sát Miến Điện thuộc bộ Nội Vụ, do quân đội kiểm soát và các chỉ huy của lực lượng cảnh sát chủ yếu là các cựu quân nhân.

Tham vọng và lời hứa của Bruxelles khi tổ chức chương trình Mypol là "cải cách" lực lượng cảnh sát Miến Điện, hướng dẫn họ cách thực thi nhiệm vụ tốt nhất theo chuẩn quốc tế và "tôn trọng nhân quyền". Tất cả là nhằm giúp nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, hỗ trợ quá trình chuyển đổi dân chủ sau 5 thập kỷ độc tài tại Miến Điện, bảo vệ Nhà nước pháp quyền ở quốc gia này.

Thế nhưng, theo thời gian, mặc dù được Liên Âu huấn luyện, cảnh sát Miến Điện cũng chỉ thay đổi được chút ít. Vào năm 2015, nhiều học sinh bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ. Năm 2017, quân đội Miến Điện bị cáo buộc thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở miền tây đất nước, trong đó có sự tham gia của lực lượng cảnh sát. Vài tháng sau, hai nhà báo của hãng tin Anh Reuters đang điều tra một ngôi mộ tập thể đã bị cảnh sát gài bẫy. Sau đó, họ bị giam trong tù hơn 500 ngày. Thế nhưng Bruxelles vẫn cho duy trì Mypol.

Mọi chuyện diễn ra không như mong muốn của Bruxelles

Kể từ khi xảy ra đảo chính, quân đội Miến Điện và cảnh sát liên tục bị tố cáo về các vụ bắn đạn thật vào dân thường, giết người phi pháp và các hành vi tra tấn, sát hại ít nhất 750 dân thường, trong đó có cả trẻ em. Một đại diện của phái đoàn Châu Âu tại Miến Điện khẳng định những cách hành xử như vậy rõ ràng đã đi ngược lại các mục tiêu của Mypol và là trách nhiệm duy nhất thuộc về những người có liên quan và chỉ huy của họ. Tuy nhiên, ông Maw Htun Aung, nhà tư vấn độc lập và cựu ứng viên Quốc hội Miến Điện nói với Libération : "Tôi không muốn đổ lỗi cho Châu Âu, nhưng đó là một thỏa thuận với ma quỷ".

Về các nhà huấn luyện Châu Âu, khi được Libération hỏi, ai cũng né tránh, từ chối bình luận công khai. Một huấn luyện viên nói ông không muốn bị gắn với những gì hiện giờ đang xảy ra ở Miến Điện. Còn Mark Farmaner, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Burma Campaign UK, đả kích : "Liên Hiệp Châu Âu đã tin vào một câu chuyện cổ tích. Tình trạng bạo lực hiện nay cho thấy các lực lượng an ninh (Miến Điện) không bao giờ có ý định cải tổ".

Anh Quốc lo ngại rằng những thành quả của khóa huấn luyện "không minh bạch" của Châu Âu mà 4.500 cảnh sát Miến Điện được hưởng giờ đây sẽ được lực lượng an ninh Miến Điện sử dụng để đàn áp các nhà hoạt động. Một số nguồn tin xác nhận với Libération rằng trong giai đoạn thử nghiệm Mypol 2013 - 2015, nhiều trang thiết bị phòng vệ đã được trao cho lực lượng thực thi pháp luật của Miến Điện, trong đó có hàng nghìn mũ bảo hiểm, khiên, đồ bảo hộ khác … bất chấp quy định của Liên Âu ngày 02/05/2013 nghiêm cấm việc chuyển các thiết bị đó đến Miến Điện.

Bà Nabila Massrali, phát ngôn viên về ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Âu, giải thích là Bruxelles cho phép xuất khẩu các thiết bị nói trên trong các trường hợp ngoại lệ vì mục đích nhân đạo, bảo vệ hoặc phục vụ các chương trình củng cố các định chế của Liên Hiệp Quốc hoặc Liên Âu.

Mypol đã bị Bruxelles đình chỉ vào ngày 07/02/2021. Theo trang mạng RT France, dù gọi đó là một quyết định đáng hoan nghênh nhưng tổ chức phi chính phủ Burma Campaign UK cũng cho rằng quyết định của Liên Âu được đưa ra quá trễ, bởi theo báo Anh The Guardan, rất có thể theo lệnh của quân đội, rất có thể chính các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm đã qua khóa huấn luyện của Châu Âu, đã bắn vào người biểu tình và tham gia trấn áp phong trào đấu tranh chống đảo chính.

Mark Farmaner, giám đốc tổ chức phi chính phủ Burma Campaign UK, nhận định Liên Âu đã "nhắm mắt làm ngơ" quá lâu trước những chuyện xảy ra tại Miến Điện trong những năm qua vì Bruxelles nghĩ rằng xích lại gần quân đội và chính phủ Miến Điện là cách tốt nhất để có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính tích cực. Rất tiếc là mọi chuyện lại không diễn ra như vậy. Trên Twitter, giám đốc tổ chức Burma Campaign UK, có trụ sở tại Luân Đôn, kêu gọi Bruxelles minh bạch hóa, công bố các tài liệu liên quan đến chương trình Mypol, đặc biệt là về các thiết bị phòng vệ mà Liên Âu đã cung cấp cho cảnh sát Miến Điện.

Thùy Dương

*******************

Hai căn c không quân Miến Đin b tn công

Thụy My, RFI, 29/04/2021

Hôm 29/04/2021 hai căn c ca không quân Miến Đin đã b tn công, Reuters dn ngun t báo chí địa phương và mt nhân chng cho biết như trên. Hin chưa biết bên tn công là phe nào, chưa có ai nhn trách nhim, và cũng không rõ có nn nhân hay không.

miendien2

Khói b c lên t m t c ă n c c a quân độ i Mi ế n Đ i n, d c b sông Salween, b l c l ượ ng v ũ trang s c t c Karen t n công. nh do website Kawthoolei Today ch p và công b ngày 27/04/2021.  AFP – Handout

Ba v n đã xy ra vào sáng sm ti mt căn c không quân gn thành ph Magway min trung Miến Đin. Hãng tin Delta News Agency trên Facebook cho biết các rào cn đã được thiết lp trên các con đường bên ngoài căn c sau các v n.

Sau đó năm qu rc-kết đã bn vào mt trong nhng căn c không quân chính ca Miến Đin ti Meiktila, phía đông bc Magway. Nhà báo Than Win Hlaing đang gn đó, đưa tin này lên mng xã hi. Ông cũng đăng mt video cho thy tiếng rít ca mt qu đạn rc-kết đang bay, tiếp theo là mt tiếng n.

Reuters không th kim tra s chân thc ca các hình nh trên, và cũng không liên lc được vi phát ngôn viên quân đội Miến Đin.

Ngoài phong trào phn kháng ca dân chúng, quân đội k t sau v đảo chính còn phi đối phó vi s tri dy ca các lc lượng thiu s vũ trang ti các vùng biên gii min bc và min đông Miến Đin. Tuy vy các v tn công vào căn c quân s min trung rt hiếm hoi trong nhiu thp niên xung đột gia quân đội và nhiu phong trào ni dy khác nhau.

Thụy My

*******************

Nhiều thượng nghị sĩ thúc giục chính quyền Biden tăng cường trừng phạt quân đội Miến Điện

Thùy Dương, RFI, 28/04/2021

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Hoa Kỳ hôm qua 27/04/2021 thúc giục chính quyền của tổng thống Joe Biden tăng cường trừng phạt quân đội Miến Điện, kể cả chặn doanh thu của một công ty năng lượng của Nhà nước Miến Điện, do tập đoàn quân sự đã tiến hành đảo chính và đàn áp người dân.

miendien3

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio phát biểu trong một cuộc điều trần của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông của Thượng Viện, Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/04/2021.  Reuters - POOL

Trong một bức thư, thượng nghị sĩ Jeff Merkley, thuộc đảng Dân Chủ và Marco Rubio, thượng nghị sĩ Cộng Hòa, cùng 4 thượng nghị sĩ khác đã thúc giục ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen tìm kiếm những cánh thức mới "để hỗ trợ người dân Miến Điện" trong cuộc đấu tranh vì dân chủ trong bối cảnh các "tội ác chống nhân loại" ngày càng gia tăng.

Doanh thu khí đốt từ các công ty liên doanh có liên hệ với các tập đoàn như Total và Chevron là nguồn ngoại hối duy nhất và quan trọng nhất đối với chính quyền Miến Điện, khoảng 1,1 tỉ đô la/năm. Vì thế, các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất chặn dòng tiền từ các doanh nghiệp Mỹ sang công ty dầu khí Miến Điện (MOGE) thuộc bộ Năng Lượng nước này, thay vào đó chuyển tiền vào một quỹ tín dụng ủy thác cho đến khi Miến Điện có một chính phủ được bầu cử dân chủ hoặc sử dụng số tiền trên vào các mục đích nhân đạo.

Reuters nhắc lại các tổ chức nhân quyền cũng kêu gọi các công ty năng lượng bao gồm Chevron và Total cắt đứt liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện.

Tình trạng đào ngũ trong quân đội Miến Điện

Về tình hình tại Miến Điện, phong trào bất tuân dân sự đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của hàng chục nhóm phiến quân, các lực lượng này đang đẩy mạnh tấn công chống lại chính quyền quân sự. Những mặt trận này có đặt ra thách thức nghiêm trọng cho quân đội Miến Điện hay không ?

Trả lời phỏng vấn đài RFI Pháp ngữ, bà Sylvie Brieu, chuyên gia về Miến Điện, tác giả của cuốn sách "Miến Điện, những con đường của tự do", giải thích :

"Một mặt, chúng ta thấy mong muốn của một quân đội muốn đập tan các cuộc nổi dậy, nhưng đó cũng là một đội quân xảy ra nhiều vụ đào ngũ theo đúng nghĩa. Không biết con số chính xác các vụ đào ngũ là bao nhiêu, nhưng cho đến nay người ta đã biết là có những binh sĩ đã bỏ đi, có những sĩ quan đã bỏ đi, cũng có những cảnh sát đã rời bỏ hàng ngũ, chạy sang Ấn Độ hoặc một số nước khác có chung biên giới để tị nạn.

Chẳng hạn người dân tộc Chin là những người rất tích cực trên các mạng xã hội, dù hiện nay đã giảm một chút vì họ gặp khó khăn khi kết nối mạng, nhưng họ vẫn tiếp tục cho lan truyền tin tức. Và trong đêm qua, họ đã đăng tải thông báo theo đó có một binh sĩ đã thiệt mạng ở miền nam bang Chin. Bang này nằm ở phía tây Miến Điện, tức là sát với biên giới Ấn Độ. Và binh sĩ quân đội nói trên đã bị một dân quân địa phương bắn. Và người ta biết đó không phải là quân đội chính quy mà là các dân quân địa phương tự tổ chức".

Thùy Dương

**********************

Phiến quân Karen chiếm mt căn c ca quân đội Miến Đin

Thanh Phương, RFI, 27/04/2021

Phiến quân sc tc Karen, mt trong nhng lc lượng phiến quân chính Miến Đin, hôm nay, 27/04/2021, đã chiếm được mt căn c quân s bang Karen, min đông nam, gây lo ngi v s gia tăng xung đột gia các sc tc thiu s vi quân đội.

miendien4

M t c ă n c quân s Mi ế n Đ i n bên b sông Salween, b cháy sau cu c t n công c a l c l ượ ng v ũ trang Li ê n hi p Dân t c Karren (KNU). nh cho t ch c Kawwhoolei Today ch p và công b ngày 27/04/2021 AFP - Handout

Căng thng gia tp đoàn quân s vi mt s sc tc thiu s Miến Đin đã ngày càng dâng cao k t sau cuc đảo chính ngày 01/02 lt đổ chính ph dân s ca bà Aung San Suu Kyi

T Bangkok, thông tín viên RFI trong khu vc Carol Isoux tường trình :

"Trong các trn giao tranh xy ra trước khi tri sáng, lc lượng Karen đã chiếm mt tri lính ca quân đội Miến Đin, đồng thi dường như đã bn h nhiu binh lính và tch thu mt kho vũ khí.

K t đầu khng hong, lc lượng sc tc Karen đã đứng trên tuyến đầu trong cuc chiến chng tp đoàn quân s, thm chí đã lp các tri để hun luyn các thanh niên thành th mun tham gia chiến đấu trong hàng ngũ phiến quân.

Đây không phi là ln đầu tiên là phiến quân Karen chiếm mt căn c ca quân đội Miến Đin. Trước đó, vào cui tháng 3, h đã chiếm mt căn c khác, h sát 10 binh lính. Quân đội Miến Đin lúc đó đã phn công bng nhng cuc không kích vào các c đim ca lc lượng này. Cho nên sáng nay, nhiu dân làng đang rt hong s. Theo ước tính, có gn 25.000 người đã chy lánh nn khi vùng đang có chiến s gia phiến quân Karen và quân đội Miến Đin. Khong 3.000 dường như đã vượt biên sang Thái Lan".

Tp đoàn quân s s "xem xét" các đề xut ca ASEAN

Hôm nay, tp đoàn quân s Miến Đin tuyên b s "chú tâm xem xét các đề xut mang tính xây dng" ca ASEAN, nhưng khng định ưu tiên ca h hin nay là duy trì "trt t công cng" trong nước.

Trong cuc hp thượng đỉnh ti Jakarta th By tun trước, các nước ASEAN đã đề ra mt kế hoch gm 5 đim nhm chm dt bo lc và thúc đẩy đối thoi gia các bên Miến Đin.

Cho ti nay, chính quyn quân s Naypyidaw vn bt chp nhng li lên án ca quc tế. Hoa K, Liên Hip Châu Âu và Anh Quc đã ban hành các bin pháp trng pht các tướng lãnh cm quyn và các tp đoàn có liên h vi h. Nhưng Trung Quc và Nga, vn là đồng minh truyn thng ca tp đoàn quân s, vn chng li mi bin pháp trng pht ca Hi Đồng Bo An Liên Hip Quc, như ban hành lnh cm vn vũ khí đối vi Miến Đin.

Thanh Phương

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thùy Dương, Thụy My, Thanh Phương
Read 632 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)