Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/09/2021

AUKUS : Liên minh chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc

RFI - RFA

AUKUS : Đài Loan phấn khởi với liên minh Mỹ - Anh - Úc

Anh Vũ, RFI, 18/09/2021

Thỏa thuận liên minh Mỹ -Anh-Úc cam kết "tăng cường mối liên hệ" với Đài Loan là một tin vui giúp hòn đảo đỡ cảm thấy lẻ loi hơn trước đe dọa bị Trung Quốc thôn tính. Đài Bắc đón nhận thông tin về thỏa ước AUKUS với hy vọng hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan được giữ gìn.

nganchan1

AUKUS giúp Đài Loan bơn cô đơn trước những đe dọa của Trung Quốc. Ảnh : tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn. Sam Yeh AFP/File

Thông tín viên Adrien Simorre tại Đài Bắc ghi nhận :

"Ngôn từ của chính quyền Đài Loan vẫn thận trọng, nhưng thỏa ước mới của những nước nói tiếng Anh chỉ có thể là tin tốt lành cho Đài Bắc. Nằm cách bờ biển Trung Quốc 200 km, hòn đảo dân chủ này những năm qua luôn phải đối mặt với những sức ép ngày càng lớn của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đài Loan, Âu Giang An (Joanne Ou) khẳng định : "Từ lâu nay Đài Loan chia sẻ với Hoa Kỳ, Úc và Anh Quốc những quan tâm đến hòa bình và ổn định trong vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ với Washington và những nước đối tác khác để cùng bảo vệ hòa bình trong eo biển Đài Loan".

Đài Loan được nhắc đến 4 lần trong tuyên bố chung giữa Washington và Canberra. Cả hai cường quốc Mỹ-Úc đều nhấn mạnh quyết tâm "tăng cường mối liên hệ với Đài Loan".

Sau Nhật Bản hồi tháng 7 vừa qua, sự hậu thuẫn của nhóm ba nước Anh, Mỹ và Úc là một cảnh cáo nghiêm túc đối với Trung Quốc. Đặc biệt là Đài Loan vừa nhận được một tin vui khác đến từ Liên Hiệp Châu Âu. Trong tuần này, Bruxelles vừa công bố chiến lược trong vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương, trong đó cũng tập trung những tham vọng của Trung Quốc.

Nghị Viện Châu Âu hôm 16/09 đã thông qua một nghị quyết báo động về chính sách "bành trướng" của Trung Quốc trong Thái Bình Dương đồng thời bảo vệ thỏa thuận đầu tư với Đài Loan. Như vậy cũng đủ giúp Đài Loan giữ được lạc quan, đỡ cảm thấy đơn độc đối phó với những đe dọa của Trung Quốc".

Anh Vũ

***********************

Úc khẳng định bảo vệ luật pháp quốc tế trên biển và trên không

Thùy Dương, RFI, 18/09/2021

Bị Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ về vụ mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, chính quyền Úc ngày 17/09/2021 cam kết hành động để luật pháp quốc tế được tuân thủ tại những vùng trên không và trên biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

nganchan2

Thủ tướng Úc Scott Morrison, khẳng định AUKUS là hiệp ước mang tính "vĩnh viễn". Tolga Akmen AFP/Archivos

Đáp lại những lời chỉ trích của Bắc Kinh rằng việc Canberra mua tầu ngầm hạt nhân là "cực kỳ vô trách nhiệm" và đe dọa sự ổn định trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, trả lời phỏng vấn đài 2GB hôm 17/09/2021, thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định Trung Quốc có một "chương trình đóng tàu ngầm hạt nhân rất lớn", Bắc Kinh có quyền đưa ra các quyết định quốc phòng vì lợi ích của Trung Quốc nên đương nhiên là Úc và tất cả các quốc gia khác đều có quyền làm như vậy.

Thủ tướng Morrison cũng nhấn mạnh Canberra ý thức được rằng năng lực tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng như các chi tiêu quân sự của Bắc Kinh đều gia tăng nên cần bảo đảm rằng hải phận và không phận quốc tế luôn là các khu vực quốc tế và các quy định pháp luật được áp dụng giống nhau ở mọi nơi. Thủ tướng Úc cho biết thêm là Canberra muốn bảo đảm việc không có "khu vực cấm" trong các vùng có sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế. úc khẳng định liên minh mới với Mỹ và Anh, thành quả của 18 tháng thảo luận giữa Canberra với Washington và Luân Đôn, sẽ là "vĩnh cửu".

AFP nhắc lại thủ tướng Úc Scott Morrison đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc phỏng vấn rằng Canberra đang ứng phó với những gì đang diễn ra tại Châu Á - Thái Bình Dương, nơi ngày càng có nhiều tranh chấp lãnh thổ và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Thùy Dương

**********************

Liên minh AUKUS : Thủ tướng Anh hoan nghênh chiến thắng "hậu Brexit"

Thùy Dương, RFI, 17/09/2021

Ngày 16/09/2021, sau khi Hoa Kỳ, Úc và Anh thông báo thành lập liên minh AUKUS nhằm tăng cường quan hệ đối tác an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thủ tướng Anh Boris Johnson đã hoan nghênh quan hệ đối tác này, được xem là thành công ngoại giao đầu tiên của ông kể từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

nganchan3

Thủ tướng Boris Johnson phát biểu trước Nghị Viện Anh tại Luân Đôn ngày 15/09/2021.  AFP – Roger Haris

Phát biểu trước các dân biểu, thủ tướng Anh khẳng định Liên minh AUKUS sẽ củng cố vị thế của nước Anh và tạo thêm hàng trăm việc làm trình độ cao.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Claire Digiacomi cho biết thêm chi tiết : 

"Với liên minh này, chính sách đối ngoại hậu Brexit của Vương quốc Anh sẽ được hình thành Hay nói đúng hơn, đó là chính sách mà Boris Johnson mong muốn, cùng với khái niệm "Nước Anh toàn cầu", một nước Anh gây được ảnh hưởng trên sân khấu quốc tế và thoát khỏi gánh nặng của các định chế Châu Âu, điều mà từ trước đến nay thủ tướng Anh đã không thể áp đặt, nhưng nay đã được thực hiện với quan hệ đối tác này.

Đây là một chiến thắng ngoại giao chống lại việc cô lập Anh Quốc sau khi nước này rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Theo phủ thủ tướng Anh, điều đó cũng chứng minh là Anh Quốc không cần Liên Âu. 

Trước các dân biểu, thủ tướng Boris Johnson đã không giấu giếm niềm tự hào. Trước tiên, ông nêu lên những lợi ích đối với chính sách đối ngoại. Theo ông Boris Johnson, quan hệ đối tác này sẽ "củng cố vị thế của đất nước là một siêu cường quốc về khoa học và công nghệ". Về lợi ích trong nước, ông đưa ra một lập luận về kinh tế. Thủ tướng bảo đảm là "hàng trăm việc làm trình độ cao sẽ được tạo ra trên toàn quốc".

Đối với thủ tướng, liên minh này chỉ là "sự khởi đầu" của một chính sách ngoại giao mới về quốc phòng. Vương quốc Anh cũng tiếp tục công cuộc tìm kiếm các thỏa thuận thương mại trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Mỹ". 

Thùy Dương

*****************

Chỉ huy tàu sân bay Mỹ khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông

RFA, 15/09/2021

Ch huy mt tàu sân bay M được trin khai Bin Đông va cho Đài Á Châu T do (RFA) biết rng vic trin khai này là nhm đm bo "quyn t do đi li ca tt c các quc gia trong vùng bin quc tế". Khi thc hin s mnh này, tàu sân bay ca M đã v trí ch cách mt tàu kho sát ca Trung Quc khong 50 hi lý khi tàu Trung Quc hot đng ti vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia (EEZ) vào cui tun va qua.

nganchan4

Một thủy thủ Mỹ dọn dẹp máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet trên boong đáp của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) vào ngày 11/9/2021 trong đợt triển khai hoạt động ở Biển Đông -Hải quân Mỹ

D liu giao thông hàng hi toàn cu cho thy, vào sáng sm ch nht, tàu USS Carl Vinson (CVN-70) đang đi trên bin Natuna ngoài khơi Indonesia, gn nơi tàu kho sát Hi dương Đa cht 10 ca Trung Quc đã hot đng t cui tháng 8.

Điu khác l là siêu tàu sân bay ca M cũng thông báo v trí ca nó - mt đng thái mà các nhà phân tích cho rng là mt hot đng ch ý nhm cho thy tàu này đang hot đng t do trong vùng bin quc tế. Trung Quc tuyên b ch quyn đi vi hu hết các khu vc thuc Bin Đông.

Trong mt cuc phng vn đc quyn vi RFA hôm th by, ch huy Nhóm tn công Carl Vinson, Chun đô đc Dan Martin cho biết : "Các hot đng ca chúng tôi trong khu vc thc s th hin s sn sàng bo v li ích ca chúng tôi cũng như các quyn t do được quy đnh bi lut pháp quc tế".

Tun trước, nhóm tn công tàu sân bay bao gm tàu ​​sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và ba tàu quân s khác đã đi vào Bin Đông đ tiến hành "các hot đng an ninh hàng hi".

Ch vài ngày trước đó, Cc An toàn Hàng hi Trung Quc thông báo rng tt c các tàu nước ngoài, k c hàng không mu hm đi vào khu vc mà Trung Quc cho là lãnh hi ca mình, phi thông báo cho Bc Kinh và chu s giám sát ca Trung Quc.

Theo lut quc tế, lãnh hi là vùng bin rng 12 hi lý tính t lãnh th đt lin ca mt quc gia. Nhưng Trung Quc gp c các vùng bin xung quanh các đo nhân to mi được nước này ci to vào trong quyn tài phán hàng hi ca mình bt chp s phn đi ca các nước khác trong khu vc.

Chun Đô đc Martin nói : "Bt k lut hoc quy đnh nào ca quc gia ven bin không được vi phm các quyn hàng hi và hàng không mà tt c các quc gia được hưởng theo lut pháp quc tế".

"Các tuyên b ch quyn hàng hi bt hp pháp và sâu rng bao gm c Bin Đông đe da đáng k đi vi các quyn t do trên bin, bao gm t do hàng hi, hàng không và thương mi hp pháp".

"Chúng tôi s không b ép buc hoc buc phi t b các chun mc quc tế" – Chun Đô đc nói.

'Quân đi Gii phóng nhân dân Trung Hoa trong tình thế cnh giác

Lc lượng hi quân và không quân M đnh k tiến hành cái gi là Hot đng T do Hàng hi (FONOP) đ đi đu vi các yêu sách hàng hi ca Trung Quc Bin Đông, nơi hàng năm có ti 1/3 thương mi hàng hi toàn cu qua li. Trung Quc đã nhiu ln lên tiếng phn đi các hot đng FONOP này.

Thi báoHoàn cu, mt n phm ca t Nhân dân Nht báo - cơ quan ngôn lun chính thc ca Trung Quc, cũng gi vic trin khai tàu sân bay USS Carl Vinson là "hành đng khiêu khích".

Đây là ln th sáu tàu sân bay M được trin khai Bin Đông trong năm nay nhưng là ln đu tiên vi kh năng tiên tiến ca máy bay chiến đu tàng hình F-35C và máy bay trc thăng tiltrotor CMV-22B Osprey đi mi t Global Times lưu ý.

T báo dn li mt chuyên gia quân s Trung Quc cnh báo rng quân đi Trung Quc đã được đt trong tình trng phi cnh giác và "Trung Quc có đy đ kh năng và t tin đi phó vi nhng hành đng khiêu khích như vy".

Tuy nhiên, theo ch huy ca Nhóm tn công Carl Vinson, "cho đến nay, tt c các hot đng tương tác ca chúng tôi vi hi quân Trung Quc đu din ra chuyên nghip và an toàn. Khi chúng tôi đi xung quanh khu vc, có mt s tàu đi theo nhưng tôi chưa thy bt k hành đng hiếu chiến nào trên bin hay trên không khiến tôi lo ngi".

Mt đánh giá ca Đài Á Châu T do v d liu theo dõi tàu cho thy, khi tàu Carl Vinson đi qua khu vc phía Nam ca Bin Đông, nó mt đim cách khong 50 hi lý so vi tàu Hi Dương đa cht 10 - mt trong nhng tàu kho sát đnh k tiến hành nghiên cu ti các vùng bin tranh chp ca Trung Quc.

Khu vc mà tàu Hi dương Đa cht hot đng hôm ch nht nm trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý ca Indonesia. Indonesia không coi mình là mt bên trong các tranh chp lãnh th Bin Đông mc dù Bc Kinh tuyên b các quyn lch s đi vi mt s phn thuc vùng bin chng ln vi vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia.

nganchan5

Mt bn đ cho thy v trí ca tàu sân bay USS Carl Vinson hôm Ch Nht Bin Natuna ngoài khơi Indonesia trong tương quan vi tàu kho sát Hi dương Đa cht 10 ca Trung Quc vn đã hot đng trong khu vc t cui tháng 8/2021. (Ngun : Marine Traffic / RFA).

Chun Đô đc Martin nói rng, do các hn chế do dch bnh Covid-19 gây ra, nhiu kh năng tàu USS Carl Vinson s không ghé thăm cng nào trong đt trin khai này nhưng hot đng linh hot ca tàu s "cho các đi tác và đng minh ca chúng tôi thy rng chúng tôi sát cánh cùng h".

Ông nhc li cam kết ca M trong vic bo v Philippines, mt quc gia tuyên b ch quyn trên Bin Đông nếu nước này b tn công. Ông nói rng Philippines là "đng minh hip ước lâu đi nht ca chúng tôi Châu Á".

Chun Đô đc Martin nói : "Mt cuc tn công vũ trang chng li các lc lượng vũ trang, tàu công cng hoc máy bay ca Philippines Thái Bình Dương, bao gm c Bin Đông, s dn ti mt nghĩa v theo Hip ước Phòng th chung gia M và Philippines".

B trưởng Quc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã đến Washington trong tun trước đ gp các quan chc M. Theo mt tuyên b ca Philippines, "c hai bên đã nht trí cùng xây dng mt khuôn kh hàng hi song phương nhm thúc đy hp tác trong lĩnh vc hàng hi".

Phát biu ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế hôm th tư tun trước, B trưởng Lorenzana cho biết Manila đang n lc "nâng cp và cp nht" mi liên minh vi M. Ông yêu cu cn làm rõ hơn "mc đ cam kết ca M" theo hip ước mà hai nước đng minh đã ký cách đây 70 năm.

********************

Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ : Nguy cơ chạy đua vũ trang ở Châu Á - Thái Bình Dương

Anh Vũ, RFI, 17/09/2021

Vụ Úc quyết định trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ khiến Paris mất đơn hàng mấy chục tỷ đô la đang gây xôn xao dư luận Pháp. Vụ việc nói lên nhiều điều và còn để lại nhiều hệ lụy khác nhau không chỉ về quan hệ giữa các nước phương Tây, mà còn cả về địa chính trị trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, đang nóng lên với cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ - Trung.

nganchan6

Tàu chống ngầm của Nga cập cảng Indonesia vào hồi năm 2016.  AP - Tatan Syuflana

Phần đông giới chuyên gia nhận định việc Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân có thể là yếu tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang và đặt ra nhiều vấn đề về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực. Từ đầu tuần, Châu Á - Thái Bình Dương liên tiếp diễn ra các sự kiện cho thấy rõ cuộc chạy đua vũ trang với nhịp độ hối hả : Trong vòng 24 giờ, Bắc Triều Tiên đã bắn 2 tên lửa đạn đạo từ bệ phóng cơ động, Hàn Quốc cũng bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tiếp theo, đến lượt Úc thông báo mua một loạt tàu ngầm hạt nhân cùng các tên lửa hành trình thế hệ công nghệ mới của Mỹ.

Những hoạt động quân sự này cho thấy quyết tâm của nhiều nước trong vùng đang sẵn sàng chi không tiếc tiền để trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Hòa bình Stockholm, năm ngoái, chỉ riêng vùng Châu Á - Thái Bình Dương đã chi hơn nửa tỷ đô la Mỹ cho trang bị quốc phòng. Chuyên gia Lucie Beraud –Sudreau của viện này giải thích với AFP : "Người ta thấy xu hướng gia tăng chạy đua vũ trang từ 20 năm nay. Châu Á là nơi có thể cảm nhận rõ xu hướng này".

Bà Beraud-Sudreau nhấn mạnh có mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế nhanh, giúp các quốc gia trở nên giàu hơn và sự thay đổi về "quan niệm mối đe dọa" đang đè nặng trong vùng này.

Riêng Trung Quốc đã chiếm một nửa chi phí vũ trang của khu vực, với việc tăng ngân sách quốc phòng đều đặn từ 26 năm qua. Giờ đây nước này đã có một lực lượng quân đội được đánh giá là hiện đại. Bắc Kinh dành hàng năm cho quốc phòng một ngân sách khoảng 252 tỷ đô la, tức tăng 76% trong 10 năm. Điều này đã giúp Trung Quốc có thể triển khai lực lượng trong toàn vùng Châu Á -Thái Bình Dương và có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ.

Chi phí quốc phòng của các nước như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước còn lại cũng bị cuốn theo xu hướng tăng với nhịp độ nhanh chóng.

Trung Quốc, động cơ thúc đẩy các nước chạy đua vũ trang

Michael Shoebridge, cựu lãnh đạo tình báo quốc phòng Úc, hiện là thành viên của Viện nghiên cứu chiến lược chính trị Úc, nhận định các chi phí quốc phòng như vậy là nhằm phản ứng lại với Trung Quốc.

Theo ông, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự vẫn diễn ra giữa Trung Quốc và các nước đối tác khác. Các nước này muốn răn đe và đề phòng Bắc Kinh sử dụng vũ lực với họ. "Phản ứng đó càng lớn hơn đặc biệt từ khi Tập Cận Bình lên lãnh đạo Trung Quốc. Ông ta luôn tỏ cho thấy rõ sẵn sàng sử dụng mọi sức mạnh mà Trung Quốc có được theo cách hống hách và hung hăng".

Giờ đây gần 20% các chi tiêu trong vùng cho quốc phòng được dành để mua sắm trang thiết bị quân sự, đặc biệt là các phương tiện hải quân và các vũ khí răn đe tầm xa.

Theo ông Shoebridge, quyết định lịch sử của Úc mua ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân và các tên lửa hành trình Tomahawk là minh chứng cho thuyết răn đe từ xa. Tương tự, chuyên gia này cho rằng chi tiêu quân sự của Hàn Quốc nhằm đối phó với Trung Quốc cũng như với Bắc Triều Tiên. Đồng thời, việc hiện đại hóa quân đội Ấn Độ rõ ràng là có động cơ từ việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.

Về phần mình, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc chạy đua vũ trang. Nếu như nỗi sợ Trung Quốc là động cơ để chi phí quốc phòng trong vùng thì dường như Hoa Kỳ cũng muốn thúc đẩy tiến trình bằng cách tích cực hỗ trợ các nước đồng minh trong vùng củng cố sức mạnh quân sự .

Sắm tàu ngầm nguyên tử làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân

Trong một góc độ khác rộng hơn, tác giả Nathalie Guibert trên nhật báo Le Monde nhìn thấy những nguy cơ phổ biến hạt nhân trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Quan hệ đối tác chiến lược "AUKUS" giữa Úc, Hoa Kỳ và Anh, vừa hình thành cùng với việc Canberra trang bị một loạt tàu ngầm hạt nhân Mỹ, có thể sẽ kích thích các nước khác cũng muốn có loại vũ khí hiện đại này.

Vụ mua sắm này đưa Úc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới sở hữu loại tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ngoài ra hợp đồng còn bao gồm cả việc sử dụng công nghệ làm giàu uranium mức độ cao dùng làm năng lượng cho tàu ngầm, tức là mục đích quân sự.

Trong lĩnh vực hạt nhân, "các nước Châu Âu và Pháp đang nỗ lực rất nhiều đối với Iran, họ sẽ phải tập trung vào vấn đề ngày càng phức tạp là phổ biến hạt nhân trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương", nhà nghiên cứu Pháp, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) tại Paris nhận định. "Vùng này bao gồm các quốc gia đang phát triển hạt nhân như Bắc Triều Tiên, các nước tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (TNP) như Trung Quốc, các quốc gia không ký như Ấn Độ, Pakistan, và còn cả những nước đang tranh cãi về việc trang bị vũ khí hạt nhân như Hàn Quốc".

Theo các chuyên gia, nguy cơ trước hết là nhiều nước khác cũng muốn được trang bị tàu ngầm hạt nhân, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có đủ tiềm lực kinh tế. Liệu Mỹ có từ chối các đồng minh này không ?

Vấn đề nhiên liệu cho các khí tài quân sự vẫn là góc chết của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân TNP, vốn đã có hiệu lực từ 1970. Hiệp ước quy định chặt về vũ khí, quyền được tiếp cận năng lượng hạt nhân dân sự, chuyển giao công nghệ, nhưng các vũ khí sử dụng năng lượng hạt nhân thì không có quy định nào.

Chỉ có 6 cường quốc Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ , Anh và gần đây là Ấn Độ vừa có bom hạt nhân, vừa có tàu ngầm nguyên tử. Nhiều nước như Pakistan, Israel, Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn chưa làm chủ được công nghệ phức tạp của tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo ( Globel Times), tờ báo có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa nhất ở Trung Quốc, số ra hôm 16/09, trích dẫn một chuyên gia quân sự khẳng định chỉ có các quốc gia có bom hạt nhân mới có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân. Tờ báo mượn lời chuyên gia để đe dọa rằng, giờ đây Úc trở thành "mục tiêu tiềm tàng của đòn đánh hạt nhân", và "Bắc Kinh và Matxcơva sẽ không còn đối xử với Canberra như là một cường quốc phi hạt nhân, mà như một đồng minh của Hoa Kỳ có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân bất kỳ lúc nào".

Anh Vũ

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Anh Vũ, Thùy Dương, RFA tiếng Việt
Read 474 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)