Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

02/02/2023

Hai năm sau cuộc đảo chính, người Miến Điện nghĩ gì ?

RFI - VOA

Miến Điện : Tập đoàn quân sự triển hạn tình trạng khẩn cấp

Thùy Dương, RFI, 02/02/2023

Hôm 01/02/2023, tập đoàn quân sự cầm quyền lại triển hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực từ khi quân đội Miến Điện đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kiy, cách nay đúng 2 năm. Hệ quả là các cuộc bầu cử mà tập đoàn quân sự hứa hẹn tổ chức có nguy cơ bị lùi lại. 

miendien1

Ảnh do chính quyền quân sự cung cấp: Myint See (phải), tổng thống lâm thời tiếp các thành viên Hội đồng An ninh và Quốc phòng ngày 31/01/2023, Naypyitaw, Miến Điện. AP

Hãng tin Pháp AFP dẫn tin từ kênh truyền hình nhà nước MRTV, theo đó Hội đồng An ninh và Quốc phòng của Miến Điện hôm qua đã ủng hộ đề xuất của tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự cầm quyền, kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, kể từ ngày 01/02, với lý do tình hình "vẫn chưa trở lại bình thường". Theo thông báo của tổng thống lâm thời Myint Swe, "quyền lực của Nhà nước một lần nữa được chuyển giao cho tổng tư lệnh", tức là tướng Min Aung Hlaing.

Tình trạng khẩn cấp ban đầu đã hết hiệu lực vào cuối tháng Giêng 2023. Chiểu theo Hiến pháp, sau ngày đó, chính quyền phải lên lịch trình tổ chức các cuộc bầu cử mới trong khoảng thời gian từ nay cho tới tháng 08/2023. Lệnh triển hạn tình trạng khẩn cấp như vậy có thể đẩy lùi lịch trình tổ chức bầu cử.  

Hôm qua, tướng Min Aung Hlaing khẳng định "chính phủ sẽ tiến hành tổ chức bầu cử tại tất cả các vùng trong cả nước để nhân dân không bị mất các quyền dân chủ". Trước đó, lãnh đạo tập đoàn quân sự nhấn mạnh cuộc bầu cử chỉ có thể diễn ra khi Miến Điện được "có hòa bình trở lại và ổn định". Thế nhưng, ông cũng khẳng định "quân đội sẽ luôn là người bảo vệ lợi ích của nhà nước và nhân dân (...) dưới bất kỳ chính quyền nào".

Ngay trong ngày hôm qua 01/02, trong thông cáo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price xem việc tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện triển hạn tình trạng khẩn cấp là "kéo dài luật quân sự bất hợp pháp và kéo dài nỗi đau khổ, sự chịu đựng mà họ gây ra cho đất nước này".

Thùy Dương

***********************

Tình hình Miến Điện hai năm sau cuộc đảo chánh quân sự

Trọng Nghĩa, RFI, 01/02/2023

Cách nay đúng 2 năm, vào ngày 01/02/2021, Quân Đội Miến Điện đã tiến hành đảo chánh, lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, thay thế bằng một chính quyền quân sư và thẳng tay triệt hạ mọi hình thức chống đối. Hai năm sau, quốc gia Đông Nam Á này vẫn ở trong tình trạng bất ổn đinh, với phong trào chống tập đoàn quân sự cầm quyền vẫn tiếp tục đấu tranh, trong lúc Quân Đội cố tìm cách duy trì quyền lực một cách lâu dài.

miendien2

Ngày 01/02/2023 người Miến Điện tại Thái Lan biểu tình trước đại sứ quán Miến Điện tại Bangkok, đánh dấu 2 năm ngày quân đội đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi. AP - Sakchai Lalit

Dấu hiệu rõ nhất phản ánh tình hình căng thẳng tại Miến Điện là bất chấp khả năng bị đàn áp, nhiều người dân trong nước vào hôm nay đã tham gia cuộc "biểu tình thầm lặng" theo lời kêu gọi của phong trào phản đối đảo chính, để đánh dấu 2 năm ngày Quân Đội chiếm lại quyền hành.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại các thành phố thương mại chính như Rangoon và Mandalay, các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy cảnh đường phố vắng lặng, như thể là lời kêu gọi đã có kết quả.

Còn theo nhật báo Pháp Le Figaro, chính quyền quân sự cũng dự định tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ, hy vọng quy tụ được 10.000 người. Vấn đề là nhiều nguồn tin từ Miến Điện cho biết là giới tổ chức đã tung tiền ra để thu hút người biểu tình.

Ở ngoài nước, một số cuộc tập hợp chống tập đoàn quân sự cũng diễn ra. Tại Thái Lan, hàng trăm người đã biểu tình bên ngoài đại sứ quán Miến Điện ở Bangkok, hô vang các khẩu hiệu như "Cách mạng phải chiến thắng", "Chúng tôi là người dân, chúng tôi nắm tương lai",. Biểu tình chống chính quyền Miến Điện cũng diễn ra tại Manila, thủ đô Philippines.

Nội chiến với hàng ngàn người thiệt mạng

Các cuộc biểu tình ôn hòa chống đảo chánh chỉ là một phần của phong trào phản kháng chống tập đoàn quân sự từ hai năm nay. Theo giới quan sát, trước sự đàn áp khắc nghiệt của Quân Đội, phong trào chống đảo chánh đã biến thành một cuộc kháng chiến vũ trang.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trích thống kê của Hiệp Hội Hỗ Trợ Tù Nhân Chính Trị, có trụ sở tại Thái Lan, trong hai năm qua, đã có hơn 2.900 người thuộc phe chống đảo chính đã bị giết, hơn 17.500 người bị bắt.

Một ví dụ cụ thể : Theo các phương tiện truyền thông tại chỗ, vào tháng 10 năm ngoái, có tới 80 người thiệt mạng trong một cuộc không kích của quân đội ở Bang Kachin phía bắc Miến Điện.

Còn theo ACLED, môt nhóm giám sát xung đột có trụ sở tại Hoa Kỳ và được Reuters trích dẫn, riêng trong năm 2022, đã có khoảng 19.000 người đã thiệt mạng trong các chiến dịch đàn áp do các lực lượng an ninh Miến Điện tiến hành, được tập đoàn quân sự khoác cho lớp vỏ chiến dịch chống "khủng bố".

Như để nhấn mạnh tính chất "nội chiến" của cuộc khủng hoảng tại Miến Điện sau cuộc đảo chính, hãng Kyodo cho biết thêm là số người chết trong giới ủng hộ chế độ quân sự cũng ngày càng tăng lên, với ít nhất 3.542 người bị cáo buộc là người chỉ điểm cho quân đội đã bị hạ sát, theo một báo cáo do chính quyền quân sự công bố.

Con số này không bao gồm các binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với các nhóm du kích thuộc Lực Lượng Phòng Vệ Nhân Dân chống đảo chánh hoặc các nhóm thiểu số vũ trang.

Trên bình diện nhân đạo, theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 1,2 triệu người đã bị di dời và hơn 70.000 người đã rời khỏi đất nước. Định chế quốc tế này không ngần ngại cáo buộc quân đội về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại.

Ý đồ nắm quyền lâu dài

Bị cô lập trên trường quốc tế, hai năm sau cuộc đảo chánh, tập đoàn quân sự Miến Điện được cho là đang âm mưu kéo dài quyền thống trị của mình.

Trong bài phát biểu nhân Lễ Quốc Khánh Miến Điện hôm 04/01 vừa qua, thượng tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo tập đoàn quân sự cho biết là chính phủ của ông đang "cố gắng" tổ chức cuộc tổng tuyển cử như đã hứa nhưng lại không đưa ra ngày cụ thể.

Theo hãng Kyodo, các phương tiện truyền thông nhà nước tiết lộ rằng một ủy ban bầu cử do quân đội chỉ định đã đào tạo các quan chức tại các thị trấn về cách xử lý danh sách cử tri bằng phần mềm máy tính.

Nếu cuộc bầu cử được tổ chức, đảng thân Quân Đội USDP được cho là sẽ chiến thắng, giúp hợp pháp hóa việc chính quyền quân sự của tướng Aung Hlaing tiếp tục cai trị đất nước.

Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ là đảng đối lập duy nhất đủ mạnh để đánh bại USDP. Thế nhưng đảng này đang bị suy yếu, với các lãnh đạo chủ yếu hoặc đang ngồi tù hoặc phải lưu vong. Trong một thông cáo công bố ngày 29/01 vừa qua, đảng này cho biết sẽ "kiên quyết phản đối các cuộc bầu cử giả tạo" do quân đội lên kế hoạch.

Chính phủ dân sự Miến Điện lưu vong cũng tuyên bố sẽ hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử nếu nó được tổ chức. Quyền lãnh đạo chính phủ này là ông Duwa Lashi La nhận định : "Vì chính quyền đã bị dồn vào chân tường mà không có lối thoát, giờ đây họ đang cố gắng tạo lối thoát bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử giả hiệu".

Riêng đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer thì cho rằng việc tổ chức bầu cử sẽ là một thách thức lớn ở một quốc gia đang chìm trong hỗn loạn và "sẽ gây ra nhiều bạo lực hơn", một quan điiểm được ông Ye Tun, cựu nghị sĩ bang Shan, tán đồng khi trả lời hãng Kyodo : "Các điều kiện an ninh hiện tại vẫn chưa phù hợp cho các chiến dịch chính trị, các cuộc mít tinh và bầu cử. Theo nhân vật này, xung đột vũ trang có thể gia tăng khi thời gian bầu cử đến gần.

Bị cô lập hơn bao giờ hết

Về lý do sâu xa khiến tập đoàn quân sự bám víu lấy quyền hành, trên tờ báo Pháp Le Figaro, chuyên gia có uy tín về Miến Điện, nhà nghiên cứu Bertil Lintner cho rằng giới tướng lãnh tại Naypyidaw đang cố bảo vệ các đặc quyền của họ và tránh bị lôi ra trước một tòa án kiểu Nuremberg.

Cái giá mà họ đang phải trả là một sự cô lập quốc tế lớn hơn bao giờ hết, chỉ được một số rất ít hậu thuẫn từ Mátxcơva, Bắc Kinh và New Delhi, những nước vẫn muốn duy trì ảnh hưởng của họ ở quốc gia then chốt nằm giữa Ấn Độ Dương và dãy Himalaya này.

Như để nhấn mạnh đến tình trạng cô lập của Miến Điện, vào hôm qua, Hoa Kỳ và các đồng minh Anh, Úc và Canada đã áp đặt thêm một số biện pháp trừng phạt nhắm vào Naypyidaw, trong đó có các hạn chế đối với giới quan chức năng lượng và các thành viên chính quyền.

Trọng Nghĩa

************************

Miến Điện : Đình công thầm lặng đánh dấu 2 năm tập đoàn quân sự đảo chính

Thu Hằng, RFI, 01/02/2022

Ngày 01/02/2023 đánh dấu tròn hai năm tập đoàn quân sự do tướng Min Aung Hlaing đứng đầu làm đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự, kết án tù nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Người dân Miến Điện kỷ niệm sự kiện này bằng hình thức "đình công thầm lặng" ở nhiều thành phố lớn, đặc biệt là ở thủ phủ kinh tế Rangoon, sau khi các nhà đấu tranh kêu gọi đóng cửa hàng quán và ở trong nhà từ 10 giờ đến 16 giờ.

miendien3

Một giáo viên trung học tham gia phong trào Bất Tuân Dân Sự ở Miến Điện, vừa đan len vừa trả lời phỏng vấn của Reuters, tại một nơi trên lãnh thổ Thái Lan, ngày 28/01/2023. Reuters - STAFF

Theo AFP, tập đoàn quân sự Miến Điện có thể kéo dài tình trạng khẩn cấp, hết hạn vào ngày 01/02, nhưng theo Hiến Pháp Miến Điện, có thể được triển thêm hai lần. Do đó, cuộc bầu cử được dự kiến tổ chức vào mùa hè có thể bị lùi lại sau khi Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Miến Điện kết luận trong cuộc họp hôm 31/01 là đất nước "chưa hoàn toàn trở lại bình thường". Trước đó, tướng Min Aung Hlaing hứa chỉ tổ chức bầu cử khi đất nước "đã hòa bình và ổn định".

Trên thực tế, thông tín viên RFI Juliette Verlin tại Rangoon nhận định là "nếu hỏi bất kỳ ai trên đường phố, họ sẽ đều trả lời : tướng Min Aung Hlaing đã coi mình là tổng thống". Kể cả nếu tổ chức bầu cử, "hầu hết các đảng ủng hộ dân chủ đã từ chối tham gia, cho nên thắng lợi dành cho các đảng ủng hộ quân đội là điều khó tránh khỏi". Nhịp sống phần nào đã quay trở lại ở Miến Điện nhưng "giá thực phẩm tăng gấp đôi trong vòng 2 năm, còn tiền lương vẫn thế".

Miến Điện đối mặt với tình trạng trấn áp khốc liệt

Theo cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk, "hai năm sau đảo chính, Miến Điện phải đối mặt với tình trạng trấn áp không tưởng tuợng nổi" : Gần 3.000 người chết, ít nhất 16.000 người bị cầm tù vì chống quân đội, khoảng 34.000 trường học, đền thờ và cơ sở y tế bị đốt cháy.

"Phong trào bất tuân dân sự vẫn là điều mà tập đoàn quân sự phát xít căm thù nhất". Trả lời đài RFI ngày 01/02, bác sĩ Lwan Wai (tên đã được thay đổi), đồng sáng lập mạng lưới Yangon Medical Network (gồm hơn 10.000 nhân viên y tế) và tham gia phong trào bất tuân dân sự, giải thích "vì đó là phong trào ngăn tập đoàn quân sự có được tính chính đáng mà họ cần… Quân đội không chỉ ghét nhân viên y tế, mà cả nhiều ngành nghề khác, từ giáo viên đến kỹ sư". Theo ông, những người chống tập đoàn quân sự "sống trong sợ hãi, trầm cảm và phiền muộn" những kiên định "cho đến khi thắng được cuộc đấu tranh".

Để đánh dấu hai năm đảo chính, Hoa Kỳ, Canada và Anh thông báo loạt trừng phạt mới nhắm vào nhiều thành viên của tập đoàn quân sự cũng như những thực thể ủng hộ quân đội Miến Điện.

Thu Hằng

***************************

K nim đo chính Myanmar được đánh du bng ‘cuc biu tình thm lng’

Reuters, VOA, 01/02/2023

Nhng người biu tình đánh du k nim hai năm cuc đo chính quân s Myanmar bng mt "cuc biu tình thm lng" ti các thành ph ln và các cuc biu tình nước ngoài hôm 1/2, khi các nhà lãnh đo dân s lưu vong tuyên b s chm dt cái mà h gi là "s chiếm đot quyn lc bt hp pháp" ca quân đi, theo Reuters.

miendien4

Mt ngôi chùa Yangon, Myanmar.

Các tướng lĩnh hàng đu ca quc gia Đông Nam Á này cm đu mt cuc đo chính vào ngày 1/2/2021 sau 5 năm chia s quyn lc căng thng dưới mt h thng chính tr bán dân s do quân đi to ra.

Ti các thành ph thương mi chính Yangon và Mandalay, hình nh trên mng xã hi cho thy đường ph vng v trong điu mà nhng người phn đi cuc đo chính nói là mt cuc biu tình thm lng chng li chính quyn quân s. Các nhà hot đng dân ch kêu gi người dân không đi ra đường trong khong thi gian t 10 gi sáng đến 3 gi chiu.

Ngoài ra còn có mt cuc tun hành Yangon ca khong 100 người ng h quân đi, bên cnh là binh lính, các bc nh cho thy.

Ti Thái Lan, hàng trăm người biu tình chng đo chính đã t chc mt cuc biu tình bên ngoài đi s quán Myanmar Bangkok.

Ông Acchariya, mt nhà sư Pht giáo tham d cuc biu tình, cho biết : "Năm nay là năm quyết đnh đ chúng tôi loi b hoàn toàn chế đ quân s".

Nhng người khác trong đám đông hô vang : "Chúng ta là người dân, chúng ta có tương lai" và "Cách mng phi thng thế".

Các nhà hot đng cũng t chc mt cuc biu tình th đô Manila ca Philippines.

Hi đng Quc phòng và An ninh Quc gia (NDSC) do quân đi hu thun đã nhóm hp vào ngày 31/1 đ tho lun v tình hình Myanmar, bao gm các hành đng ca Chính ph Thng nht Quc gia (NUG), mt chính quyn ngm do các đi th thành lp, và cái gi là lc lượng phòng v nhân dân chng li quân đi, truyn thông nhà nước đưa tin.

Trang tin Myawaddy thuc s hu ca quân đi cho biết hôm 31/1 : "Hoàn cnh bt thường ca đt nước, theo đó h đang c gng giành ly quyn lc nhà nước theo cách ni dy và ging như khng b".

Trang Myawaddy loan tin rng NDSC đã lên kế hoch đưa ra "tuyên b cn thiết" vào ngày 1/2 mà không cung cp thêm thông tin chi tiết.

Chính quyn do Min Aung Hlaing lãnh đo nói rng cuc đàn áp ca h là mt chiến dch hp pháp chng li "nhng k khng b".

Hoa Kỳ và các đng minh bao gm Vương quc Anh, Úc và Canada đã áp đt các bin pháp trng pht b sung đi vi Myanmar hôm 31/1, vi các bin pháp hn chế đi vi các quan chc năng lượng và các thành viên chính quyn, trong s nhng người khác.

Chính quyn quân qun cam kết t chc mt cuc bu c vào tháng 8 năm nay. Truyn thông nhà nước gn đây công b các yêu cu khó khăn đi vi các đng phái tham gia tranh c, mt đng thái mà các nhà phê bình cho rng có th gt các đi th ca quân đi sang mt bên và cng c s kìm kp ca quân đi đi vi chính tr.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 01/02/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thùy Dương, Trọng Nghĩa, Thu Hằng, VOA tiếng Việt
Read 286 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)