Hoa Kỳ 'có thể trừng phạt đồng minh thương mại của Bắc Hàn' (BBC, 14/06/2017)
Hoa Kỳ đang cân nhắc trừng phạt các nước làm ăn bất hợp pháp với Bình Nhưỡng, ngoại trưởng Rex Tillerson cảnh báo.
Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu tại một phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Ông nói rằng Nhà Trắng sẽ sớm quyết định liệu có áp dụng "lệnh thanh trừng cấp hai" với các nước này hay không.
Chính phủ ông Trump đã và đang tìm cách tăng áp lực với Bắc Hàn vì các hoạt động hạt nhân và tên lửa của nước này.
Việc Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa gần đây đã gây quan ngại lớn trong cộng đồng quốc tế.
Bắc Hàn được cho là đang trong quá trình phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu tại một phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm thứ Ba.
Ông nói : "Chúng ta đang trong giai đoạn tiến tới nỗ lực là 'Chúng ta có phải bắt đầu có biện pháp trừng phạt cấp độ hai bởi các nước mà chúng ta cung cấp thông tin cho đã chưa, hoặc không muốn, hoặc không có khả năng làm việc đó ?'"
Washington không có trao đổi mậu dịch với Bắc Hàn và đang cân nhắc thanh trừng các nước thứ ba có làm ăn với chế độ Kim Jong-un, là việc vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, ông Tillerson không nêu tên nước nào.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) vào tuần này nói Bắc Hàn là "đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất" cho hòa bình và an ninh.
Ông nói chủ đề Bắc Hàn sẽ được bàn thảo với Trung Quốc, đồng minh chính của Bình Nhưỡng, khi hội đàm cấp cao vào tuần tới.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có làm tròn bổn phận họ cam kết tạo áp lực thêm với Bắc Hàn hay không, ông Tillerson nói : "Họ đã có những bước có thể thấy được và chúng tôi có thể xác nhận các việc làm này".
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tuần này nói Bắc Hàn là "đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất" cho hòa bình và an ninh.
Trong tài liệu gửi cho Quốc hội trước hôm ra điều trần hôm 12/6, ông Mattis nói chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là "nguy hiểm rõ rệt và hiện hữu".
Ông Mattis cũng nói thế giới đang quay lại sự cạnh tranh của các "đại cường", thể hiện qua Nga và Trung Quốc.
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, ba năm sau khi xung đột nổ ra làm chết khoảng 36.000 lính Mỹ, cùng một triệu thường dân.
Đầu tháng này, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng lệnh trừng phạt chống Bắc Hàn sau các vụ thử tên lửa.
Từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng Một, Washington đã gia tăng quan tâm tình hình bán đảo Triều Tiên.
***************************
Mỹ 'lo ngại nhất về Bắc Hàn' (BBC, 13/06/2017)
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis ở buổi điều trần hôm 12/6
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis nói Bắc Hàn là "đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất" cho hòa bình và an ninh.
Trong tài liệu gửi cho Quốc hội trước hôm ra điều trần hôm 12/6, ông Mattis nói chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là "nguy hiểm rõ rệt và hiện hữu".
Ông Mattis cũng nói thế giới đang quay lại sự cạnh tranh của các "đại cường", thể hiện qua Nga và Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc "phản đối những khía cạnh chính của trật tự thế giới" từ sau Thế chiến Hai, theo bộ trưởng Mỹ.
Tham gia điều trần có Tổng tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford
Nội dung buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện nhằm đề nghị tăng ngân sách cho quân đội Mỹ.
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, ba năm sau khi xung đột nổ ra làm chết khoảng 36.000 lính Mỹ, cùng một triệu thường dân.
Đầu tháng này, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng lệnh trừng phạt chống Bắc Hàn sau các vụ thử tên lửa.
Từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng Giêng, Washington đã gia tăng quan tâm tình hình bán đảo Triều Tiên.
******************
Mỹ : Bình Nhưỡng là mối đe dọa cấp bách nhất (RFI, 13/06/2017)
Lãnh đạo Lầu Năm Góc Hoa Kỳ Jim Mattis ngày 12/06/2017 báo động : Bắc Triều Tiên là mối đe dọa cấp bách nhất đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Chương trình vũ khí của chế độ Bình Nhưỡng là "mối đe dọa rõ ràng và trước mắt" cho tất cả mọi người.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh ngày 16/02/2017. REUTERS/Francois Lenoir
Theo bản phúc trình được gởi đến các nghị sĩ Mỹ trước cuộc điều trần về ngân sách bộ quốc phòng Hoa Kỳ, ông Mattis khẳng định Bắc Triều Tiên đang gia tăng tốc độ và quy mô chương trình vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-Un đã tuyên bố một ngày nào đó sẽ có khả năng ném bom xuống lãnh thổ Hoa Kỳ.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo về sự tái diễn của "Cuộc cạnh tranh giữa các Đại Cường", với các nước như Nga và Trung Quốc đang ngày thêm quyết đoán về mặt quân sự và gây nguy hiểm cho các cơ chế bảo đảm an ninh toàn cầu vốn phải mất nhiều công sức mới đạt được từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Bình Nhưỡng biết lách trừng phạt quốc tế, tài trợ kế hoạch vũ khí
Trong một báo cáo công bố ngày 13/06/2017, trung tâm tham vấn C4ADS, trụ sở tại Washington, tiếp tục vạch trần thủ đoạn Bắc Triều Tiên sử dụng để né tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế và có tiền tài trợ cho chương trình vũ khí.
Bình Nhưỡng đã thông qua một hệ thống phức tạp các công ty bình phong ở ngoại quốc để gây quỹ và ký kết hợp đồng cần thiết cho các chương trình quân sự bị quốc tế nghiêm cấm.
Theo Viện C4ADS, hệ thống biện pháp trừng phạt được thiết kế để cắt nguồn tài chánh của Bình Nhưỡng không đủ để đạt được hiệu quả mong muốn là buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Rodman chơi lại cú ngoại giao bóng rổ
Theo truyền thông Mỹ được AFP trích dẫn, Dennis Rodman, 56 tuổi, cựu ngôi sao bóng rổ của câu lạc bộ Mỹ Chicago Bulls lại đến Bình Nhưỡng hôm nay, 13/06/2017 trong một chuyến thăm sẽ gây tranh cãi.
Đài truyền hình Mỹ CNN đã phát hiện Rodman tại sân bay quốc tế Bắc Kinh trước khi nhân vật này đáp máy bay đi Bình Nhưỡng, nơi ông được thứ trưởng bộ Thể Thao Bắc Triều Tiên ra đón tại sân bay.
Phát biểu trước đó tại sân bay Bắc Kinh, Rodman khẳng định muốn "mở một cánh cửa" đi vào chế độ khép kín này, và cho là bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump hài lòng với việc ông làm. Trước đó, trả lời hãng tin Mỹ Fox News, một quan chức cao cấp trong chính quyền Trump xác định rằng Dennis Rodman đến Bắc Triều Tiên "trong tư cách cá nhân".
Đặc điểm của Rodman là danh thủ bóng rổ này là ông đã đến Bình Nhưỡng ít nhất là bốn lần, với chuyến thăm gần đây nhất là vào năm 2014. Chuyến đi đó đã gây nhiều tranh cãi khi Rodman bị chỉ trích là đã hát mừng sinh nhật cho "người bạn vong niên" của ông là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Dẫu sao thì cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ là một trong số ít người phương Tây đã được gặp Kim Jong-un sau khi nhân vật này lên nắm quyền sau cái chết của người cha Kim Jong-il.
Mai Vân