Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

02/07/2017

Bắc Kinh áp đặt uy quyền lên Hồng Kông

Tổng hợp

Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố "tiếp tục tranh đấu" (RFI, 02/07/2017)

Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông,mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Quốc. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, "vũ trang" dù và biểu ngữ đòi "dân chủ, nhân phẩm và tự do", đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa "không được vượt làn ranh đỏ" thách thức quyền lực Bắc Kinh.

hongkong1

Biểu tình ở Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) Reuters

Từ Hồng Kông đặc phái viên RFI, Heike Schmidt, tường thuật :

"Đấu tranh cho Hồng Kông", đây là dòng chữ viết trên áo phong của Michelle, một người biểu tình rất lo ngại cho thành phố này : "Hồng Kông mà chúng tôi biết đang biến mất dưới mắt của tôi. Nguyên tắc ‘Một nước hai chế độ’ chưa bao giờ mang lại những điều được hứa hẹn. Cho nên điều rất quan trọng đối với chúng tôi là đấu tranh vì dân chủ để lấy lại thành phố của chúng tôi".

Phải bảo vệ quyền tự do ở Hông Kông, nhưng cũng không quên các quyền tự do của Trung Quốc. Một thanh niên hoạt động công đoàn, phất một lá cờ xanh, giải thích : "Từ ‘dân chủ’ được viết bằng Hoa Ngữ trên đấy. Chúng tôi không có quyền đến Trung Quốc để giúp đỡ công nhân, nhưng chúng tôi biết là công đoàn ở đấy bị đàn áp vì họ đấu tranh bảo vệ quyền của người lao động."

Không được vượt làn ranh đỏ : Chủ tịch Trung Quốc đã cảnh báo ngay buổi sáng ngày 01/07 ở Hồng Kông : "Tất cả những nỗ lực gây hiểm nguy cho chủ quyền quốc gia để thách thức chính quyền trung ương và luật cơ bản của Hồng Kông" sẽ "dứt khoát không được chấp nhận."

Trước phát biểu mạnh mẽ này, Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), chủ tịch Liên Minh Hồng Kông vì Dân Chủ, đáp trả khôn ngoan : "Chúng tôi là những kẻ yếu. Chúng tôi cảm nhận là mình bị đàn áp, nhưng không đủ sức đáp trả mạnh mẽ. Chúng tôi là những người bình thường. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là nói lên sự bất bình của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nói lên sự thật với giới có quyền hành."

Vào buổi sáng, một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra nhưng nhỏ hơn, và cũng gặp nhiều khó khăn.

Thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm là người biểu tình gần như không quan tâm đến tuyên bố và sinh hoạt của chủ tịch Trung Quốc trong hai ngày tại Hồng Kông cho dù đoàn xe của ông Tập Cận Bình được tiền hô hậu ủng với trực thăng yểm trợ trên không rất ồn ào.

Cyd Ho, nhân vật số hai của đảng Lao Động nhận định : "Chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc là chuyến viếng thăm của một người tìm cách nấp phía sau hàng rào sắt và giả vờ như đang ở trong một thành phố tuyệt vời. Nhưng nếu quan sát kỹ những gì đang diễn ra trên đường phố, bên kia hàng rào sắt với cảnh sát lạm dụng chức năng thì sẽ thấy quyền công dân và tự do bị thu hẹp. Nếu muốn Hồng Kông chói sáng trở lại, chúng ta phải đòi hỏi một nền dân chủ và Nhà nước thượng tôn pháp luật".

Theo Reuters, để biểu dương uy lực của Trung Quốc , hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ đón tiếp công chúng Hồng Kông lên thăm khi cập bến cảng vào tuần tới.

Tú Anh

********************

Tập Cận Bình vạch "lằn ranh đỏ" cho Hồng Kông (RFI, 01/07/2017)

Hôm 01/07/2017 ông Tập Cận Bình khẳng định Hồng Kông được tự do hơn bao giờ hết, đồng thời cảnh báo các thách thức "không thể chấp nhận được" đối với chính quyền Bắc Kinh, và ấn định một "lằn ranh đỏ" không thể vượt qua, 20 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.

hongkong1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Hồng Kông, ngày 01/07/2017. REUTERS/Bobby Yip

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố : "Mọi nỗ lực nhằm làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, thách thức chính quyền trung ương và Luật căn bản của Hồng Kông đều bị coi là đã vượt qua một lằn ranh đỏ, hoàn toàn không thể chấp nhận được". Ông cũng răn đe những ai "muốn dùng Hồng Kông làm bàn đạp để xâm nhập vào Hoa lục và tiến hành các hoạt động phá hoại".

Trong phát biểu sáng nay, đúng 20 năm sau khi trao trả, ông Tập cũng khẳng định Hồng Kông ngày nay "có nhiều quyền dân chủ và tự do hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử". Tuy vậy hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng Tuyên bố Anh-Trung năm 1984 với nguyên tắc "Một đất nước, hai chế độ" là "không còn phù hợp".

Hồng Kông trên nguyên tắc được quyền tự do ngôn luận, hệ thống tư pháp độc lập và bầu cử Quốc hội tương đối tự do, những điều không hề có tại Hoa lục. Tuy nhiên bàn tay can thiệp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, nhất là vụ năm chủ nhà sách "mất tích" năm 2015 rồi sau đó lên truyền hình "tự thú" tại Hoa lục.

Sau phong trào "Cách mạng Dù vàng" đòi phổ thông đầu phiếu đã gây nhiều tiếng vang năm 2014, xuất hiện một trào lưu chính trị khác đòi quyền tự quyết, thậm chí đòi độc lập cho Hồng Kông.

Chuyến thăm Hồng Kông đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền được bảo vệ an ninh tối đa, vào thời điểm vài tháng nữa là đến Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuy nhiên đây cũng là dịp để những người biểu tình tố cáo Bắc Kinh ngày càng muốn bóp nghẹt đặc khu hành chính có 8 triệu dân.

Đặc khu trưởng Hồng Kông tuyên thệ nhậm chức

Vào lúc Hồng Kông kỷ niệm 20 năm ngày được trao trả cho Trung Quốc, tân đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ( Carrie Lam ) hôm nay tuyên thệ nhậm chức trước chủ tịch Tập Cận Bình.

Là một công chức cao cấp 60 tuổi, lãnh đạo hành pháp họ Lâm, cũng giống như những người tiền nhiệm, đã được một ủy ban thân Bắc Kinh bầu lên và chưa gì đã bị lên án là bù nhìn của chính quyền Trung Quốc.

hongkong2

Tân đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên thệ nhậm chức trước chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 01/07/2017. REUTERS/Bobby Yip

Là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan hành pháp Hồng Kông, bà sẽ phải đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn, đó là làm dịu các căng thẳng chính trị tại đặc khu hành chính này, nơi mà nhiều người cho rằng Bắc Kinh không còn tôn trọng nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", mà họ đã cam kết khi tiếp nhận lại Hồng Kông vào năm 1997.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tuyên thệ nhậm chức đặc khu trưởng Hồng Kông trước một lá cờ Trung Quốc tại buổi lễ diễn ra tại trung tâm hội nghị, rồi bắt tay chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng trước khi buổi lễ nhậm chức diễn ra, nhiều vụ xô xát xảy ra giữa những người thân Bắc Kinh với những người biểu tình tưởng niệm các nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn 1989. Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gởi về bài tường trình :

Trong khi các buổi lễ chính thức vẫn chưa bắt đầu, hai đảng thuộc phe dân chủ là Demosisto và Liên đoàn Dân chủ Xã hội đã loan báo ý định biểu tình. Họ muốn diễu hành với một quan tài giả, tượng trưng cho tất cả những người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng cuộc biểu tình không kéo dài được bao lâu. Chỉ vài phút sau, một nhóm thân Bắc Kinh đã tấn công vào chiếc quan tài.

Cựu dân biểu Mạch Quốc Phong (Mak Kwok Fung) tham gia đoàn biểu tình, kể lại : "Ngay khi chúng tôi tuần hành, bọn côn đồ thuộc phía chính quyền cầm những lá cờ có năm ngôi sao của Trung Quốc đã đụng độ với những người đi phía trước và phá hủy chiếc quan tài".

Nhưng đây không phải là sự cố đầu tiên loại này, từ khi ông Tập Cận Bình đặt chân đến Hồng Kông. Ông Ngô Văn Viễn (Avery Ng), phó chủ tịch đảng Liên đoàn Dân chủ Xã hội cho biết : "Tôi muốn nói thêm là từ 48 giờ qua, chúng tôi và đảng Demosisto đã bị bọn côn đồ tấn công. Chính bọn chúng còn tự xưng là mafia, chúng vây quanh trụ sở của chúng tôi và như quý vị đã thấy, thêm một lần nữa cảnh sát không can thiệp".

Sau nhiều vụ tấn công bạo lực của những người thân Bắc Kinh vào đoàn tuần hành, cảnh sát đã bắt những người biểu tình ôn hòa, trong những tiếng vỗ tay hoan hô của phe thân chính quyền.

Thụy My, Thanh Phương

***********************

Tập Cận Bình cảnh báo Hong Hong chớ thách thức Trung Quốc (VOA, 01/07/2017)

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình hôm th By đưa ra li cnh báo nghiêm khc đi vi Hong Kong khi ông ch trì bui l tuyên th nhm chc cho tân lãnh đo ca đc khu hành chính này, nói vi cư dân rng Bc Kinh s không dung th nhng n lc thách thc thẩm quyn ca h. Li cnh báo được đưa ra ngay c khi ông Tp c gng s dng ging điu mm mng hơn trong bài din văn ti s kin đánh du 20 năm ngày cu thuc đa ca Anh này được trao tr li cho Trung Quc.

hongkong3

Trưởng Đc khu Hành chính Hong Kong, Lâm Trnh Nguyt Nga (trái), bt tay Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình sau khi bà tuyên th nhm chc nhân dp k nim 20 năm thành ph này được trao tr v cho Trung Quc, Hong Kong, Trung Quc, ngày 1 tháng 7, 2017.

"Bất kỳ n lc nào nhm gây nguy hi cho chủ quyn và an ninh ca Trung Quc, thách thc quyn lc ca chính quyn trung ương... hoc s dng Hong Kong đ thc hin các hot đng thâm nhp và phá hoi đi lc là mt hành đng vượt qua ln ranh đ và hoàn toàn không th được cho phép", ông Tp nói.

Ông không nói những hành đng nào có th cu thành mt thách thc đi vi thm quyn ca Bc Kinh, nhưng trong nhng năm gn đây có ni tc gin đang gia tăng đi vi điu mà nhiu người xem là Trung Quc trì hoãn nhng li ha cho phép nhà lãnh đo ca họ được bu c trc tiếp. Điu này đã dn ti nhng li kêu gi dân ch và thm chí đc lp.

Trong bài phát biểu ca mình, ông Tp nói rng ông trông cy vào chính quyn mi Hong Kong hàn gn s chia r trong xã hi, to ra nhng cơ hi mi và gii quyết các vấn đ kinh tế và sinh kế.

Ông thừa nhn rng vic thc hin mô hình "mt quc gia, hai chế đ" đang đi mt vi nhng thách thc và Hong Kong vn chưa to dng được s đng thun v điu mà ông gi là "mt s vn đ chính tr và pháp lý quan trng".

Ngăn chặn s đng thun

Đối vi nhng người tp hp trên đường ph hôm th By, không phi Hong Kong thiếu s đng thun mà là Bc Kinh đang ngăn chn điu đó xy ra.

Trong số nhng người có mt trong cuc tp hp là mt hc sinh trung hc tên Hong. Tun hành với nhng người khác, tr có già có, và cm mt biu ng to màu đen viết "Tôi mun tuyn c ph thông tht s", cô nói ông Tp Cn Bình biết người dân Hong Kong mun gì, nhưng ông gi v không hiu.

"Người dân Hong Kong mun t do, chúng tôi mun mt quốc gia, hai chế đ [tht s], nhưng ông y đã không gi li ha", cô nói.

Tại cuc tp hp, người biu tình đưa ra nhiu đòi hi, t bu c trc tiếp cho ti quyn ca người tàn tt và người nhp cư nước ngoài. Rt nhiu người mang hình nh hoc đeo sticker kêu gọi phóng thích vô điu kin người đot gii Nobel Hòa bình Lưu Hiu Ba.

hongkong4

Người biu tình tun hành trên đường ph Hong Kong, ngày 1 tháng 7, 2017.

Đầu tun này, tin cho hay ông Lưu, người đang chu bn án 11 năm tù vì bày t quan đim ca ông v dân ch và ci cách chính tr, được chn đoán mc bnh ung thư gan giai đon cui. Ông được th ra trước thi hn vì lý do y tế nhưng vn b kim soát cht ch.

Theo mô hình "một quc gia, hai chế đ" vn đóng vai trò then cht trong vic đàm phán trao tr Hong Kong, thành ph này được bo đm s tiếp tc được hưởng các quyn t do báo chí, ngôn luận cũng như pháp tr. Nhng chun mc mà Trung Quc vn còn thua kém.

Chia rẽ gia tăng

Nhưng mt s người đã tr nên tc gin vi điu mà h xem là s can thip ngày càng nhiu ca Bc Kinh trong các vn đ ni b ca Hong Kong. Dòng vn và nhân công từ đi lc t đ vào thành ph cng này đã tác đng đến xã hi t công ăn vic làm và cơ hi cho ti giá nhà tăng vt.

Kể t khi Hong Kong được trao tr li cho Trung Quc vào năm 1997, nn kinh tế ca thành ph cng đã chng kiến tăng trưởng hết sc to ln, nhưng không phi ai cũng hưởng li t s bùng n này. Hong Kong là mt trong nhng nơi có cách bit giàu nghèo ln nht thế gii.

Nhà lãnh đạo mi ca Hong Kong, Lâm Trnh Nguyt Nga, người đã được Bc Kinh chp thun t trước, được giao nhim v hàn gn chia r và ng vc gia công chúng và chính ph, c Trung Quc ln nhà. Trong bài phát biu sau bui l tuyên th, bà Lâm nói v vic đy mnh giáo dc, dù bà nhn mnh nhng thành tích mà Hong Kong đã đt được.

Bà Lâm nói rằng các kế hoch đang được xúc tiến đ ưu tiên gn 700 triu đôla mt năm ngân qu b sung cho giáo dc. Bà cũng nói Hong Kong s thúc đy phát trin công ngh canh tân và các ngành công nghip sáng to, điu mà nhiu người VOA nói chuyn trong tun này đu nói rng đang hết sức cn.

Giáo dục v Trung Quc

Bài diễn văn ca ông Tp cũng đ cp đến điu mà ông nói là nhu cu tăng cường giáo dc và nâng cao nhn thc ca công chúng v lch s và văn hoá quc gia Trung Quc. Ông cũng nói v nhu cu giáo dc yêu nước cho nhng người tr tui Hong Kong.

Trong số những người mà VOA nói chuyn ti cuc tp hp, tt c h đu rt hoài nghi v nhng n lc dy lch s Trung Quc cho người dân Hong Kong. Mt s người cũng băn khoăn làm thế nào mà Trung Quc có th gi ý rng Hong Kong hc thêm v lch s, vì nhiu ch đ vn còn là điu cm bàn lun đi lc.

Một người cha, tham gia cuc t tp vi v và đang đy xe em bé, nói rng nhng li kêu gi v giáo dc ca Trung Quc là mi lo ngi ln, đc bit khi con ca anh sp sa vào trường tiu hc.

"Chính phủ Trung Quc đang cố gng kim soát các phương pháp giáo dc. H mun thay đi tiếng ca chúng tôi. H mun chúng tôi nói tiếng Quan Thoi hơn, nhưng chúng tôi sinh ra đây và nói tiếng Qung Đông, và chúng tôi rt khó chu v chuyn này", anh nói.

***********************

Hong Kong đánh dấu 20 năm chuyển giao (BBC, 01/07/2017)

Chủ tịch Trung Quốc chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của tân đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam vào thời điểm lãnh thổ này đánh dấu 20 năm chuyển giao cho Trung Quốc.

hongkong5

Nghi lễ thượng cờ Trung Quốc và Hong Kong diễn ra sáng 1/7

Ông Tập Cận Bình tham dự một loạt sự kiện hoàng tráng, gồm lễ thượng cờ trong bối cảnh an ninh được thắt chặt.

Nhưng các cuộc đụng độ vẫn diễn ra giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người tuần hành ủng hộ Bắc Kinh.

Một số người bị bắt giữ.

Nhiều khu vực của thành phố bị đóng cửa để bảo đảm an ninh.

hongkong6

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) trong một tiết mục kỷ niệm 20 năm chuyển giao

Đảng ủng hộ Dân chủ Demosisto cho hay cảnh sát bắt giữ 5 thành viên của họ, và 4 thành viên Liên đoàn Dân chủ Xã hội.

Trong số những người bị câu lưu có Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào Dù Vàng.

'Bi quan'

Trả lời BBC hôm 1/7, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giảng viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, nói : "Theo những gì tôi quan sát được, đa số người Hong Kong, nhất là giới trẻ, bi quan về thời điểm năm 2047, cột mốc Hong Hong hoàn toàn thuộc về Bắc Kinh".

"Họ không biết tương lai thế nào và lo lắng về điều này".

"Nhất là trong bối cảnh tôi nhận thấy khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội Hong Kong ngày càng sâu sắc, giới trẻ có thêm những cuộc xuống đường".

Đề cập đến cộng đồng người Việt tại Hong Kong, cựu giảng viên Đại học Hong Kong Baptist nói : "Phần lớn dân Việt ở lãnh thổ này sống bất hợp pháp, bị đặt bên lề, nên tương lai của họ càng thêm bấp bênh".

"Sự kiện 20 năm chuyển giao cũng là dịp để các quốc gia khác, nhất là Đài Loan phải ngẫm nghĩ, dự báo về tương lai của họ".

hongkong7

Bà Carrie Lam đến dự lễ thượng cờ trước khi tuyên thệ nhậm chức

Juliana Liu, phóng viên BBC ở Hong Kong nói rằng đã xảy ra "nhiều cuộc xô xát" giữa cảnh sát và những người biểu tình ủng hộ dân chủ.

Ông Tập chứng kiến lễ tuyên thệ của đặc khu trưởng Carrie Lam và các thành viên của chính quyền. Bà là nữ lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong.

Ông Tập dự kiến sẽ rời Hong Kong ngay sau sự kiện này.

Lễ tuyên thệ diễn ra sau lễ thượng cờ Trung Quốc và Hong Kong để đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyển giao.

hongkong8

Đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát và những người biểu tình ủng hộ dân chủ

Hôm 30/6, tại khu vực gần trung tâm hội nghị nơi diễn ra tiệc kỷ niệm chính thức, những người biểu tình tụ tập hô vang "chấm dứt độc tài độc đảng".

Đang có mối quan ngại ngày càng tăng về việc chính quyền Trung Quốc làm xói mòn truyền thống tự do chính trị của Hong Kong, dù Bắc Kinh hứa hẹn cho lãnh thổ này mức độ tự chủ cao theo chính sách "một quốc gia, hai chế độ".

Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố "tiếp tục tranh đấu" (RFI
Quay lại trang chủ
Read 771 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)