Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

23/11/2023

Việt Nam và Mã Lai bị Mỹ từ chối nhập hàng trung chuyển từ Trung Quốc

Tổng hợp

Mỹ giám sát chặt chẽ hàng điện tử nhập từ Việt Nam và Malaysia

Minh Anh, RFI, 23/11/2023

Trong tháng 9/2023, khoảng 74 triệu đô la hàng điện tử của Việt Nam và Malaysia, như tấm pin mặt trời và vi mạch, đã bị từ chối nhập vào Mỹ hoặc phải qua khâu kiểm tra "các thành phần liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức từ Trung Quốc". 

hangvn1

Khoảng 45% polysilicon, nguyên liệu chủ yếu của pin mặt trời, trên thế giới là được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc © Wikipedia

Theo số liệu hải quan Mỹ được công bố vào tháng 10/2023, tính đến hết tháng 9, hơn 6.000 chuyến hàng hóa trị giá hơn 2 tỷ đô la đã bị kiểm soát, kể từ khi Mỹ áp dụng những quy định chặt chẽ hơn vào tháng 6/2022 nhằm ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

Dữ liệu được cập nhật vào đầu tháng 11 này cho thấy, gần một nửa trong số đó đã bị từ chối nhập khẩu hoặc đang chờ phê duyệt nhập khẩu. Riêng trong tháng 9, tổng giá trị các lô hàng bị từ chối hoặc bị giữ lại để kiểm tra là 82 triệu đô la, và 90% trong số này là các mặt hàng điện tử, tăng gấp bốn lần so với tháng Tám . 

Tuy nhiên, theo Reuters, 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại trong tháng 9 này chủ yếu đến từ Malaysia và Việt Nam, những nước xuất khẩu chủ yếu các tấm pin năng lượng mặt trời và linh kiện bán dẫn sang Mỹ. Vùng Tân Cương Trung Quốc là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được dùng trong sản xuất tấm quang điện và linh kiện bán dẫn. Việt Nam còn là một trong số các nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm dệt may và da giầy. 

Tính đến tháng 9, Malaysia và Việt Nam, mỗi nước có các lô hàng trị giá khoảng 320 triệu đô la bị từ chối hay bị giữ lại để kiểm tra kể từ khi quy định mới có hiệu lực. Mặc dù chiếm một thị phần nhỏ trong giao thương với Mỹ, xuất khẩu linh kiện bán dẫn của hai nước cộng lại trị giá hơn 730 triệu đô la, chỉ riêng trong tháng 8. 

Hãng tin Reuters đã có yêu cầu nhưng hiện giờ Vộ Thương mại của Malaysia và Việt Nam chưa có bình luận gì về thông tin nói trên.

Minh Anh

*************************

Mỹ từ chối nhập hơn 1.000 lô hàng của Việt Nam liên quan đến lao động cưỡng bức Trung Quốc

RFA, 22/11/2023

Việt Nam đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của Mỹ về lao động cưỡng bức Trung Quốc, nước này đứng thứ hai sau Malaysia về các lô hàng bị Mỹ kiểm soát và từ chối. 

xuatkhau1

Một công nhân may đang làm việc ở nhà máy Maxport nơi sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu khác nhau trong đó có Nike - AFP

Theo hãng tin Reuters, kể từ khi được áp dụng vào tháng 6 năm 2022, các quy định chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đã dẫn đến việc kiểm soát hơn 6.000 chuyến hàng chở hàng hóa trị giá hơn hai tỷ USD cho đến tháng 9, tháng gần nhất mà dữ liệu hải quan Hoa Kỳ có sẵn.

Dữ liệu chính thức từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ  công bố hôm 14/11 cho thấy, Việt Nam có 2.070 lô hàng bị kiểm soát chỉ trong năm tài chính 2023 với trị giá gần 550 triệu USD. 

Có hơn 1.100 lô hàng trong số đó bị từ chối nhập khẩu (chiếm tỷ lệ 57%) với trị giá hơn 230 triệu đô la, 330 lô hàng chờ được phê duyệt (chiếm 16%) và 554 lô hàng được thông quan.

Trong số lô hàng bị từ chối nhập cảnh, có 50% thuộc về danh mục vật liệu công nghiệp và sản xuất ; 30% là mặt hàng điện tử ; 19% là quần áo, giày dép và dệt may ; 1% còn lại là lô hàng máy công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng. 

Đỉnh điểm là vào tháng 9/2022, 126 lô hàng của Việt Nam trị giá hơn 42 triệu USD bị kiểm soát, gần 98% bị từ chối nhập cảnh hoặc bị giữ lại để kiểm tra gồm hàng điện tử và giày dép và dệt may. 

Cơ quan hải quan Hoa Kỳ không có bình luận ngay lập tức về các dữ liệu này. 

Cũng theo hãng tin Reuters, hơn 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại đến từ Malaysia hoặc Việt Nam, những nước xuất khẩu lớn các tấm pin mặt trời và chất bán dẫn sang Hoa Kỳ. 

Việt Nam cũng là nhà cung cấp hàng đầu về dệt may, da giày và may mặc.

Tân Cương là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được sử dụng trong các tấm quang điện và chất bán dẫn.

Không rõ liệu các công ty có tạm dừng giao hàng vì những vấn đề đau đầu về việc tuân thủ đạo luật của Mỹ hay không.

Bộ công nghiệp Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. 

Các chuyên gia trong ngành và chính phủ Việt Nam cho biết họ không biết về vấn đề này hoặc họ chưa nghe thấy bất kỳ mối lo ngại nào. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hôm 16/11 đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại việc Việt Nam bị liệt trong nhóm nước mà Washington đã hạn chế xuất khẩu chip, chất bán dẫn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố hồi tháng 10, xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ từ đầu năm gặp khó khăn do nhu cầu thị trường suy giảm, nên kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 85,2 tỷ USD). Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Washington đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, trong khi các nhóm nhân quyền lên án việc sử dụng rộng rãi các trại giam và lao động cưỡng bức. Trung Quốc đã phủ nhận mọi cáo buộc lạm dụng.

Kể từ khi Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) của Hoa Kỳ ban hành, các nhà xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm của họ không bao gồm bất kỳ nguyên liệu thô hoặc thành phần nào đến từ Tân Cương.

RFA, 22/11/2023

************************

M siết vic nhp hàng đin t Vit Nam, Malaysia vì dính đến lao đng cưỡng bc Trung Quốc

Reuters, VOA, 22/11/2023

Hãng thông tn Reuters hôm 22/11 dn d liu chính thc cho biết các thiết b đin t tr giá 74 triu USD, như tm pin mt tri và vi mch, hu hết t Vit Nam và Malaysia, đã b t chi nhp cnh vào Hoa K vào tháng 9 hoc b kim tra các linh kin xem liu có được sn xut bng lao đng b cưỡng bc Trung Quc hay không.

xuatkhau2

Công nhân làm vic ti mt nhà máy sn xut cáp đin t Hà Ni.

K t tháng 6/2022, M bt đu áp dng các quy đnh cht ch hơn đ trn áp nhng vi phm nhân quyn khu vc Tân Cương ca Trung Quc, nơi mà cư dân phn ln là người Duy Ngô Nhĩ theo đo Hi. Các quy đnh này đã dn đến vic M kim soát hơn 6.000 chuyến hàng tr giá hơn 2 t USD tính đến tháng 9, tháng gn đây nht có d liu được hi quan Hoa K công b .

Theo d liu được cp nht trong thi gian trước đây ca tháng 11, gn mt na trong s các lô hàng đó đã b t chi hoc vn đang ch phê duyt.

Ch riêng trong tháng 9, các lô hàng tr giá 82 triu USD đã b t chi hoc b gi li đ kim tra, 90% trong s này là hàng đin t, mt con s nhy vt so vi mc dưới 20 triu USD trong tháng 8.

Cơ quan hi quan Hoa K không đưa ra bình lun ngay lp tc vi Reuters.

Hơn 2/3 s hàng hóa b t chi hoc b gi li là đến t Vit Nam hoc Malaysia, nhng nước xut khu s lượng ln các tm pin mt tri và hàng bán dn sang Hoa K.

Vit Nam cũng là nhà cung cp hàng đu v hàng dt may, da giày và may mc.

Khu vc Tân Cương là nơi sn xut chính v bông và silicon đa tinh th, là thành phn được s dng trong các tm quang đin và hàng bán dn.

Vit Nam và Malaysia có các lô hàng tr giá khong 320 triu USD mi nước đã b t chi hoc b gi li đ kim tra k t khi quy đnh mi có hiu lc, cao hơn gn ba ln so vi Trung Quc.

Mc dù ch chiếm mt phn rt nh trong thương mi vi Washington, nhưng hot đng xut khu hàng bán dn t hai nước này cng li có tr giá hơn 730 triu USD ch trong tháng 8.

Không rõ liu các công ty ti Vit Nam và Malaysia có phi hoãn vn chuyn hàng hóa vì nhng vn đ đau đu liên quan đến vic tuân th trên hay không.

B thương mi Malaysia và B công nghip Vit Nam không tr li cho đ ngh đưa ra bình lun ca Reuters.

Các chuyên gia trong ngành và chính ph c hai nước nói h không hay biết gì v vn đ này hoc chưa nghe có bt k mi lo ngi nào.

Washington cáo buc Trung Quc dit chng người Duy Ngô Nhĩ, trong khi các nhóm nhân quyn lên án Bc Kinh s dng các tri ci to và lao đng cưỡng bc trong khu vc này. Trung Quc ph nhn mi cáo buc v các hành vi xâm hi.

K t khi Đo lut v Bo v người Duy Ngô Nhĩ b cưỡng bc lao đng (UFLPA) được Hoa K ban hành, các nhà xut khu phi chng minh được sn phm ca h không bao gm bt k nguyên liu thô hoc thành phn nào đến t Tân Cương.

Reuters

VOA, 22/11/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, RFI, RFA tiếng Việt
Read 159 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)