Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

30/01/2024

Phi-Việt hợp tác an ninh và thương mại

Tổng hợp

Việt Nam, Philippines tăng cường hợp tác an ninh Biển Đông để đối phó Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 30/01/2024

Ngày 30/01/2024, Việt Nam và Philippines đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước tại Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ diện tích.

phiviet1

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 30/01/2024. AP - Hoang Thong Nhat

Trong một buổi lễ chính thức được tổ chức tại phủ chủ tịch Việt Nam, nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., Hà Nội và Manila đã ký kết hai bản ghi nhớ về an ninh về "ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông" và "hợp tác trên biển" giữa lực lượng tuần duyên hai nước. 

Trong cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, tổng thống Ferdinand Marcos Jr., khẳng định thỏa thuận hợp tác hàng hải này sẽ giúp thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước, xây dựng năng lực, đào tạo, trao đổi nhân sự và tàu thuyền nhằm nâng cao khả năng cùng nhau điều hành hoạt động.

Khi nhìn nhận "Biển Đông là một khu vực có tranh chấp", nguyên thủ quốc gia Philippines tuyên bố "kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán" của Philippines trước bất kỳ hành động khiêu khích nào. Ông cũng khẳng định Manila đang tìm cách giải quyết những vấn đề này với Trung Quốc thông qua "đối thoại và tham vấn hòa bình" với tư cách là hai quốc gia "có chủ quyền bình đẳng".

Trước khi gặp chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng, ông Marcos Jr. cho biết Việt Nam là một "đối tác chiến lược duy nhất của Philippines" ở Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh hợp tác hàng hải là nền tảng cho mối quan hệ này.

Theo đánh giá của Reuters, những thỏa thuận giữa Hà Nội và Manila có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, đặc biệt nếu những thỏa thuận này mở đường cho những thỏa hiệp tương lai về các yêu sách chủ quyền ở những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

Hợp tác thương mại và nông nghiệp

Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực chồng lấn trên Biển Đông, tuyến giao thương hàng hải có trị giá ước tính lên đến ba nghìn tỷ đô la.

Bên cạnh các thỏa thuận an ninh biển, Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Philippines về cung cấp gạo và hợp tác nông nghiệp. Việt Nam hiện là một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Tổng thống Marcos Jr. hôm qua cũng có cuộc trao đổi với ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn VinGroup. Lãnh đạo tập đoàn lớn nhất Việt Nam cho biết sẽ mở thêm mạng lưới kinh doanh tại Philippines. Đáp lời, nguyên thủ Philippines cam kết giúp Việt Nam sản xuất bình điện cho xe hơn nhờ trữ lượng coban, đồng và niken lớn ở trong nước.

Hôm nay, tổng thống Marcos Jr. không gặp tổng bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Đây là lần thứ ba liên tiếp ông Trọng vắng mặt trong những cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam.

Minh Anh

***********************

Vit Nam, Philippines ký tha thun v an ninh Bin Đông, hp tác v go

Reuters, VOA, 30/01/2024

Vit Nam và Philippines vào hôm th Ba 30/1 nht trí tăng cường hp tác gia lc lượng cnh sát bin ca hai nước và ngăn chn nhng s c không đáng có Bin Đông, h thông báo trong khuôn kh chuyến thăm cp nhà nước ca Tng thng Ferdinand Marcos (con) Hà Ni, Reuters đưa tin.

phiviet2

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. chứng kiến lễ trao bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Philippines về hợp tác thương mại gạo. Ảnh : TTXVN

Hai quc gia Đông Nam Á đưa ra các tuyên b ch quyn đi chi nhau v mt s khu vc Bin Đông, là tuyến đường vn ti thương mi hàng hi tr giá 3 nghìn t đô la mi năm b Trung Quc tuyên b ch quyn gn như toàn b.

Theo Reuters tha thun Hà Ni, chưa được được tiết l chi tiết, nhiu nguy nguy cơ s làm cho Bc Kinh tc ti. Trung Quc lâu nay đã trin khai đi tàu hi cnh khng l trên khp Bin Đông đ giám sát các vùng rng ln mà h đã nêu ra yêu sách v lãnh th.

C Hà Ni và Manila đu tng có nhng va chm vi lc lượng hi cnh ca Trung Quc trong quá kh, nhưng các v chm trán đã din ra thường xuyên trong năm ngoái gia các tàu ca Trung Quc và đng minh ca M là Philippines, làm gia tăng căng thng khiến mi quan h đang xu đi.

Cũng hôm 30/1, B Công Thương Hà Ni cho biết rng Vit Nam, mt trong nhng nước xut khu go ln nht thế gii, cũng s có tha thun vi Philippines v mua bán go trong 5 năm ti. Philippines là mt trong nhng nước nhp khu ngũ cc hàng đu thế gii, tin ca Reuters viết.

Tp chí Công Thương thuc B B Công Thương Vit Nam đưa tin rng b trưởng ca b này, ông Nguyn Hng Diên, đã tiếp ông Francisco Tiu Laurel (con), B trưởng B Nông nghip Philippines, hôm 29/1.

Theo tp chí, B Công Thương Vit Nam và B Nông nghipPhilippines s ký Bn ghi nh v hp tác thương mi go, được xem là văn kin quan trng đưa ra nhng đnh hướng ln và mt s hot đng phi hp gia hai bên nhm thúc đy quan h hp tác trong lĩnh vc thương mi go trong 5 năm ti.

B trưởng B Nông nghip Philippines được tp chí Công Thương trích dn li nói rng hin nay go Vit Nam đã chiếm 85% th trường go nhp khu ca Philippines.

B trưởng Công Thương Vit Nam khng đnh vi v b trưởng Philippines rng Vit Nam luôn sn sàng cung ng go n đnh và lâu dài cho th trường Philippines, tp chí Công Thương tường thut.

Reuters

Nguồn : VOA, 30/01/2024

*************************

Philippines và Việt Nam tăng cường hợp tác Biển Đông, Trung Quốc ‘quan tâm’

BBC, 30/01/2024

Cảnh sát biển Việt Nam và Philippines dự kiến sẽ tăng cường hợp tác từ chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tới Việt Nam, diễn ra trong hai ngày 29 và 30/1.

phiviet3

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr (trái) tại Phủ Chủ tịch sáng 30/1

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr, Việt Nam và Philippines đã nhất trí tăng cường hợp tác về Biển Đông.

Theo đó, sau cuộc hội đàm sáng 30/1, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác, trong đó có Bản ghi nhớ Việt Nam–Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông và Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển.

Biển Đông là nơi Việt Nam và Philippines có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn, trong khi Trung Quốc có yêu sách đối với gần như toàn bộ vùng biển này đồng thời liên tục gia tăng áp lực lên các nước trong khu vực.

Đây cũng là tuyến hàng hải nhộn nhịp với khoảng 3.000 tỉ USD giá trị hàng hóa lưu thông mỗi năm.

Tuy cùng có các tuyên bố chủ quyền trên một số vùng nước ở Biển Đông, Philippines có mối quan quan hệ thân thiện hơn với Việt Nam, so với những căng thẳng đang gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh.

Đã có những tuyên bố từ tháng 11 năm ngoái của Tổng thống Marcos Jr về việc tiếp cận Việt Nam để thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử riêng biệt ở khu vực Biển Đông.

Việc Việt Nam và Philippines hợp tác trên Biển Đông hiện gây ra nhiều lo ngại cho phía Trung Quốc.

Trong bài viết trên tờ Hoàn Cầu thời báo của chính quyền Trung Quốc trước chuyến thăm của ông Marcos Jr, những biến động trên Biển Đông được cho là "gây ra bởi Manila".

Ông Cổ Tiểu Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Hải dương Nhiệt đới Hải Nam, nói với Hoàn Cầu Thời báo :

"Việc có thể ký kết một thỏa thuận giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của hai quốc gia này, nếu đó là vì mục đích duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc cũng sẵn sàng chấp nhận".

"Tuy nhiên, nếu thỏa thuận của lực lượng bảo vệ bờ biển này được sử dụng chống lại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ quyết liệt phản đối", ông nói thêm.

Ông Trần Tương Miểu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Thế giới thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, bày tỏ lo ngại về mối quan hệ Việt Nam – Philippines trên Biển Đông với tờ Hoàn Cầu Thời báo :

"Nếu các tàu cá Trung Quốc vào các vùng nước mà Trung Quốc, cả Philippines và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền, điều này sẽ tạo thêm áp lực và gia tăng chi phí bảo vệ quyền lợi hàng hải đối với chúng ta. Cảnh sát biển của cả Việt Nam và Philippines có thể chia sẻ thông tin và hợp tác trong công tác thực thi pháp luật dựa trên thỏa thuận riêng của họ".

Xích lại gần hơn với Việt Nam là một phần trong những cách tiếp cận của Philippines nhằm tìm kiếm sự hợp tác khu vực sâu rộng hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông.

Hướng đi này diễn ra trong bối cảnh những tháng gần đây, Trung Quốc đã có một số cuộc đối đầu với lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines.

Gần hai tháng trước, ngày 1/12/2023, Philippines đã cho xây dựng một trạm bảo vệ bờ biển mới trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa giúp tăng cường khả năng giám sát di chuyển của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc.

Sau đó không lâu, ngày 10/12/2023, một tàu Philippines và một tàu Trung Quốc đã va chạm nhau ở gần một rạn san hô ở Biển Đông.

Sự việc diễn ra chỉ một ngày sau khi Philippines cáo buộc Trung Quốc dùng vòi rồng cản trở ba tàu của nước này.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã liên tục phàn nàn về hành vi "hung hăng" của Trung Quốc, đồng thời có những nỗ lực nối lại mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ, đồng minh duy nhất mà Philippines có hiệp ước phòng thủ chung, chính thức và ràng buộc về mặt pháp lý.

Bên cạnh vấn đề Biển Đông, an ninh lương thực cũng là một chủ đề chính trong chuyến thăm của ông Marcos Jr.

Phát biểu trên chương trình "Market Edge" của ANC vào thứ Hai, Thứ trưởng Thương mại Maria Blanca Kim Bernando-Lokin cho biết một thỏa thuận về cung ứng gạo là ưu tiên đặc biệt do những dự đoán về tác động của El Niño đến sản lượng gạo nội địa.

Philippines hiện vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu đạt 2,63 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2023, tương ứng trị giá 1,41 tỉ USD.

Chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr diễn ra chỉ một năm trước khi hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2025. Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Việt Nam và Philippines được đánh già là phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.

Hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng có bước phát triển đáng kể, với Philippines là đối tác thương mại lớn thứ sáu trong ASEAN và thứ 16 trên thế giới của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng từ 2,9 tỷ USD năm 2012 lên 7,8 tỷ USD vào năm 2022. Tính đến hết tháng 11/2023, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 7,1 tỷ USD.

Hiện tại, với 92 dự án đầu tư tại Việt Nam, Philippines có tổng vốn đăng ký 608 triệu USD, đứng thứ 31 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Philippines với tổng số vốn gần 4 triệu USD.

Trong bài phát biểu trước chuyến thăm, Tổng thống Marcos Jr tuyên bố :

"Tôi cho rằng việc thực hiện chuyến thăm Việt Nam này là vô cùng quan trọng, họ là đối tác chiến lược duy nhất của chúng ta trong khối ASEAN… Tôi tin rằng hai có rất nhiều cơ hội hợp tác thời kỳ hậu đại dịch".

"Tôi tin chắc chuyến thăm cấp nhà nước này sẽ mở ra một kỷ nguyên hữu nghị mới với Việt Nam", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Marcos cho biết mong muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác mới trong lĩnh vực hợp tác hàng hải, quốc phòng và an ninh, thương mại, giáo dục, du lịch cùng nhiều lĩnh vực khác.

Nguồn : BBC, 30/01/2024

*************************

Tổng thống Philippines nói hợp tác biển là đá tảng trong chuyến thăm Việt Nam

RFA, 29/01/2024

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vào ngày 29/1 cho biết những cuộc thảo luận về hợp tác biển giữa Manila và Hà Nội là một trong những đá tảng được hình thành trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa đôi bên.

phiviet4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos - VGP/VnEconomy

Reuters loan tin dẫn thông cáo đưa ra trước khi lên đường công du Việt Nam hai ngày của Tổng thống Philippines như vừa nêu. Ông Ferdinand Marcos Jr. bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ đưa quan hệ giữa hai nước lên những tầm cao mới và mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác và tình hữu nghị.

Hai phía sẽ cùng nhau đúc kết thỏa thuận về hợp tác tuần duyên và thỏa thuận lúa gạo.

Cả hai nước đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, mà Manila gọi là Biển tây Philippines ; tuy nhiên cả hai có mối quan hệ hữu nghị hơn so với tình hình căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh tại Biển Đông.

Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong năm qua xấu đi khi mà chính phủ Manila hiện nay có chủ trương cứng rắn hơn với Bắc Kinh và tăng cường quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ.

Nguồn : RFA, 29/01/2024

**************************

Tổng thống Philippines đặt trọng tâm hợp tác hàng hải ở Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam

Thu Hằng, RFI, 29/01/2024

Tổng thống Philippines Marcos Jr. và phu nhân bắt đầu chuyến công du Việt Nam chiều 29/01/2024. Trước khi lên đường đến Hà Nội, ông Marcos Jr. khẳng định các cuộc đàm phán về hợp tác hàng hải song phương sẽ là một trong những trọng tâm trong chuyến công du hai ngày.

phiviet5

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phát biểu nhân cuộc hop báo chung với tổng thống Indonesia Joko Widodo tại phủ tổng thốngở Manila, Philippines, ngày 10/01/2024. AP - Ezra Acayan

Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng "tăng cường hợp tác hàng hải (với Việt Nam) để cổ vũ cho hòa bình và ổn định trong khu vực". Theo Reuters, dù Việt Nam và Philippines có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông nhưng nhìn chung hai nước duy trì mối quan hệ hữu nghị.

Ông Marcos Jr đặt kỳ vọng vào chuyến công du Việt Nam để đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới và "mở ra kỷ nguyên hữu nghị và hợp tác mới" thông qua các cuộc đối thoại về thương mại, đầu tư, giáo dục và du lịch, cũng như "những quan ngại liên quan đến khu vực và đa phương". Trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, tổng thống Philippines sẽ đề cập đến thỏa thuận hợp tác tuần duyên, cũng như cung cấp gạo. Philippines là thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam.

Hà Nội và Manila thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2015. Ông Marcos Jr. công du Việt Nam trong bối cảnh Philippines căng thẳng với Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền. Manila thường xuyên cáo buộc tầu Trung Quốc sách nhiễu tầu Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế và cản trở việc tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên con tầu bị mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây từ Thế Chiến II, chỉ cách bờ biển đảo Palawan 190 km.

Trong tuyên bố đăng trên mạng WeChat ngày 27/01, lực lượng hải cảnh Trung Quốc khẳng định đã đưa ra "những biện pháp đặc biệt tạm thời" cho phép một máy bay nhỏ, xuất phát từ Philippines, hôm 21/01, thả nhu yếu phẩm cho lực lượng đồn trú trên con tầu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây.

Thu Hằng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Thu Hằng, Reuters, VOA, RFA, RFI
Read 42 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)