Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

23/10/2017

Hoa Kỳ chợt thấy Châu Á mới là quan trọng

Tổng hợp

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ công du Châu Á (RFA, 23/10/2017)

Vấn đề Bắc Hàn sẽ là chủ đề quan trọng trong lịch trịch chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tới Châu Á tuần này.

hk1

Bộ trưởng quốc phòng James Mattis (bên trái) nói chuyện cùng với Bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn Han Min-Koo (bên phải) trước cuộc họp tại Bộ quốc phòng Nam Hàn ở Seoul hôm 3/2/2017. AFP

Nói với báo giới hôm 23/10 trên máy bay tới cuộc họp an ninh với Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN ở Philippines, Bộ trưởng James Mattis cho biết các bên sẽ thảo luận làm thế nào để duy trì hòa bình bằng cách giữ cho quân đội các nước luôn được báo động trong khi các nhà ngoại giao Nhật Bản, Nam Hàn và Mỹ sẽ cùng làm việc với các quốc gia để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tại diễn đàn an ninh khu vực ở Philippines, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có cuộc thảo luận ba bên với các nước Nam Hàn và Nhật Bản là các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, trước khi ông lên đường tới Nam Hàn dự các thảo luận quốc phòng hàng năm.

Trước đó, bản tuyên bố chung của Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN cũng lên án Bắc Hàn về những vụ phóng thử tên lửa và hạt nhân của nước này, bày tỏ quan ngại trước căng thẳng đang lên tại bán đảo Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nhân dịp này cũng ca ngợi Philippines về những thắng lợi đã đạt được trong việc chống lại những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo IS.

Bộ trưởng James Mattis nói một trong những việc đầu tiên ông sẽ làm khi tới Philippines là khen ngợi quân đội Philippines đã giải phóng thành phố Marawi ở miền Nam Philippines khỏi quân khủng bố.

Hồi tuần trước Tổng thống Philippines Rodriggo Duterte tuyên bố quân đội Philippines đã giải phóng thành phố Marawi sau 5 tháng chiến đấu khiến khoảng hơn 1.000 người thiệt mạng.

Những tay súng của quân khủng bố thề trung thành với IS đã chiếm giữ nhiều phần của thành phố Marawi , thủ phủ của người Hồi giáo ở miền Nam Philippines hôm 23/5 nhằm thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở Đông Nam Á.

Cuộc chiến tại thành phố đã có sự trợ giúp về quân sự của Mỹ. Theo quân đội Philippines, cuôc chiến đã làm ít nhất 920 phiến quân và 165 quân chính phủ thiệt mạng. Hơn 400.000 người đã phải rời đi do các vụ không kích hàng ngày vào thành phố và những trận chiến khốc liệt trên bộ.

Mặc dù Tổng thống Philippines đã tuyên bố thành phố được giải phóng nhưng trên thực tế chiến sự vẫn tiếp diễn khiến nhiều người đặt câu hỏi là liệu thành phố có thực sự được giải phóng khỏi những tay súng Hồi giáo.

*********************

Mỹ cam kết duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á (RFI, 23/10/2017)

Hôm nay 23/10/2017, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á ADMM tại Philippines. Theo Associated Press, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Quốc.

hk2

(Ảnh minh họa) - Bộ trưởng quốc phòng James Mattis (trái) tại bang Virginia, ngày 20/10/2017. Reuters/Yuri Gripas

Trong một cuộc họp với báo giới tại Philippines, dù không nhắc đích danh Trung Quốc, song tướng Mattis nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mà không phải dựa trên tiềm lực kinh tế hay quy mô quân sự. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng tái khẳng định là Hoa Kỳ vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh.

Đông Nam Á, với vùng Biển Đông giàu tài nguyên và khoáng sản, luôn là nơi mà cả Washington và Bắc Kinh tranh giành tầm ảnh hưởng. Song quyết định rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của chính quyền tổng thống Donald Trump đã làm suy giảm phần nào ảnh hưởng của Washington với vùng biển này. Thêm vào đó, việc Trung Quốc theo đuổi chính sách đối thoại song phương với từng thành viên ASEAN khiến nội bộ khối này bị chia rẽ. Trong bối cảnh trên, phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có thể được xem như một lời trấn an và cam kết duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Duy Anh

***********************

Đài Loan hướng nam, giảm lệ thuộc vào Trung Quốc (VOA, 23/10/2017)

Đài Loan đang áp dụng min th thc nhp cnh và m các văn phòng đu tư nước ngoài các quc gia phía nam trong khu vc được xem là nhng đng thái mi nht đy mnh n lc tái cân bng quan h kinh tế, nhm gim l thuc vào Trung Quc, quc gia thù nghch chính tr vi Đài Loan.

hk3

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn nói trong một bài din văn Quc khánh : "Mc đích ca Chính sách hướng Nam Mi là đ chúng ta gi mt v thế thun li hơn trong cng đng quc tế", ngày 10/10/2017.

Các quan chức Đài Loan hy vng s đy mnh hơn na hp tác du lch, thương mi và giáo dc đi hc vi 18 quc gia bao gm hu hết các nước Nam và Đông Nam Á, cũng như vi Australia và New Zealand. Mi quan h mnh m hơn vi các quốc gia này s làm gim vai trò ca Trung Quc, đi tác thương mi hàng đu ca Đài Loan hin nay, khi hai bên đi mt vi nhng khác bit chính tr.

Trong nỗ lc gn đây ca Đài Loan, được gi là Chính sách hướng Nam Mi, bt đu thí đim vào tháng ti cho đến hết tháng 7/2018, các công dân Philippines có th lưu li Đài Loan trong 14 ngày mà không cn th thc. Vào tháng 8/2016, Đài Loan cũng đã tuyên b min th thc cho công dân Brunei và Thái Lan.

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn nói trong mt bài diễn văn Quc khánh vào đu tháng này : "Mc đích ca Chính sách hướng Nam Mi là đ chúng ta gi mt v thế thun li hơn trong cng đng quc tế".

Bất n vi Trung Quc

Bà Thái đã công bố Chính sách hướng Nam Mi sau khi nhm chc vào tháng 5/2016 đ tái cân bằng các mi quan h ca nn kinh tế tr giá 529 t đôla ca Đài Loan.

Theo truyền thng, doanh nhân Đài Loan chn Trung Quc đ đu tư vì chi phí tương đi thp, lc lượng lao đng lành ngh và có cùng nn văn hoá. T năm 1988 đến năm 2016, theo Hip hội các nhà quan sát M v Quan h Đi ngoi, có hơn 93.000 doanh nghip Đài Loan đu tư vào Trung Quc.

Nhưng Trung Quc tuyên b ch quyn đi vi Đài Loan, bt chp nn t tr dân ch ca hòn đo. Chính quyn ca Tng thng Thái Anh Văn đã phn n trước động thái đó ca Trung Quc, và ngng đi thoi vi Bc Kinh.

Chính sách hướng Nam Mi

Bộ Ngoi giao Đài Loan đã thành lp các văn phòng đu tư ti Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Vit Nam và Philippines đ giúp các nhà đu tư tìm các d án nhng nước này, dựa trên nhu cu ca tng đa phương.

Chính phủ Đài Loan đang cung cp tín dng cho các doanh nghip nh hơn hướng ti th trường Đông Nam Á, nơi vin tr t Đài Bc s giúp phát trin cơ s h tng và các d án ln khác. Ngoài ra, vic min th thc sẽ tạo điu kin phát trin ngành du lch Đài Loan, mt li thế khác cho nn kinh tế.

Vào năm ngoái, Ủy ban Đu tư ca Đài Loan đã phê duyt 252 đơn lp d án Trung Quc, gim 21,5% so vi năm 2015.

Một quan chc kinh tế ca Đài Loan cho hay hi đu năm rằng Indonesia là một đim sáng đ tìm kiếm các d án đu tư mi, đc bit là trong lĩnh vc nông nghip. T năm 2010 đến năm 2015, Thái Lan đã chp thun 274 đơn xin đu tư ca Đài Loan, tr giá 1,39 t đôla.

Khoảng 3.500 nhà đu tư Đài Loan đã đu tư vào Việt Nam vào đu năm 2011 do chi phí Trung Quc gia tăng trong khi Vit Nam đang có ưu đãi đ thu hút vn nước ngoài.

Theo ông Liang Kuo-yuan, Chủ tch Vin nghiên cu Polaris có tr s Đài Bc, vic khi đng li nhà máy thép Formosa Vit Nam vào tháng 5 có thể thu hút mt "cm" các công ty liên quan đến Đài Loan. Trước đó, nhà máy đã ngng hot đng do nghi ng thi cht đc ra bin làm chết cá hàng lot.

Ông Jonathan Ravelas, chiến lược gia th trường thuc ngân hàng Banco de Oro UniBank ti Manila nói Philippines cũng đang tích cực tìm kiếm các công ty Đài Loan.

Ông Ravelas nói các công ty điện t Đài Loan xem Philippines như là mt cơ s sn xut hàng xut khu, trong khi các công ty y tế có th tìm được các đi tác như các bnh vin.

Ông Ravelas cho biết : "Chúng tôi biết các doanh nhân t Đài Loan đang tìm kiếm cơ hi làm ăn Philippines, vì đó là mt th trường bán l rt ln".

*********************

Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc (RFI, 23/10/2017)

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc, nhân hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong bối cảnh ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.

hk4

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Bộ trưởng quốc phòng James Mattis tại Nhà Trắng, Washington, ngày 05/10/2017. Reuters/Yuri Gripas

Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, ngoại trưởng Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp "những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN".

Lời tuyên bố này của ông Jim Mattis nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra hôm thứ Tư 14/10/2017, trình bày một tầm nhìn mới về Ấn Độ, xem quốc gia đông dân và dân chủ này có thể là một đối trọng với Trung Quốc trong tương lai.

Phát biểu của cả hai Bộ trưởng quốc phòng và Ngoại Giao Mỹ được trình bày trong bối cảnh ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đang suy giảm kể từ khi tổng thống Donald Trump dường như từ bỏ chính sách "xoay trục sang Châu Á" của người tiền nhiệm Barack Obama, qua việc hủy bỏ Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mmt hiệp ước mà Hoa Kỳ và các nước tham gia trong đó có Việt Nam đã tốn mất nhiều năm để thương lượng.

Cho đến nay, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) thường xuyên bị chia rẽ trước sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự chia rẽ này được thể hiện rõ nét qua những vụ tranh chấp các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng và cho xây dựng thành những tiền đồn quân sự.

Tờ Financial Times nhắc lại, Bắc Kinh đã khôn khéo theo đuổi chính sách phát triển quan hệ song phương riêng rẽ với từng nước thành viên hòng chia rẽ khối ASEAN. Và Trung Quốc phần nào đã thu được những kết quả nhất định.

Từ việc ASEAN không đề cập đến phán quyết của La Haye năm 2016 liên quan đến các tranh chấp lãnh hải, cho đến việc dần lôi kéo một số quốc gia thành viên rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ban đầu là Cam Bốt, Lào, nay những quốc gia đồng minh của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng bắt đầu bị lung lay. Tổng thống Philippines năm rồi có những lời ca ngợi "tình bạn mới" với Trung Quốc.

Trong trước mắt nguy cơ xảy ra đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất thấp, nhưng giới chuyên gia không loại trừ khả năng một sự leo thang bất ngờ giữa hai đại cường. Bởi vì, còn có một vài nước trong khu vực vẫn xem Hoa Kỳ như là một đối trọng trước việc Trung Quốc gia tăng bành trướng sức mạnh kinh tế và quân sự.

Theo nhận định của ông Michael Vatikiotis, tác giả tập sách nói về Đông Nam Á có tựa đề "Blood and Silk" (tạm dịch là Máu và Lụa), "việc ông Mattis đến Châu Á là tốt, nhưng những gì người ta thật sự muốn thấy là sự gắn bó lâu dài" . Vẫn theo chuyên gia này, nếu như Hoa Kỳ đã sao nhãng và để cho Trung Quốc mở rộng được ảnh hưởng trong khu vực, thì Washington chỉ còn biết than thân trách phận mà thôi.

Do vậy, tham vọng thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc không phải là công việc dễ dàng gì đối với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Minh Anh

************************

Bộ Trưởng quốc phòng các nước ASEAN kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông (RFA, 23/10/2017)

Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hôm 23 tháng 10 ra tuyên bố chung khẳng định tầm quan trọng của an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế các hoạt động, không để phức tạp thêm tình hình.

hk5

Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh bắt tay nhau trong lễ ký và bàn giao Tuyên bố chung bên lề ADMM 11 ở thành phố Clark, Philippines hôm 23/10/2017 - AFP

Tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM 11) diễn ra ở thành phố Clark, Philippines, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực, kêu gọi các bên theo đuổi các giải pháp giúp giải quyết tranh chấp hòa bình, phù hơp với luật quốc tế, bao gồm Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.

Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định cam kết của tất cả các bên trong việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC), bộ Nguyên tắc Sáu điểm ở Biển Đông của ASEAN và thúc đẩy việc sớm hoàn thiện Bộ Quý tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Biển Đông là nơi đang có các tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích khu vực biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vạch ra trên biển.

Hồi năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC với hy vọng sớm đạt được một COC có tính ràng buộc hơn về pháp lý nhưng mãi cho đến đầu tháng 8 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc mới thông qua một bộ khung bản thảo COC với hy vọng sẽ đạt được một COC trong năm nay.

*********************

ASEAN : Chống khủng bố, chủ đề chính cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng (RFI, 23/10/2017)

Hôm 23/10/2017, trong khuôn khổ cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á (ADMM), lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN bắt đầu cuộc hội đàm kéo dài hai ngày tại Clark, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Philippines. "Chống khủng bố" là nội dung chính chương trình nghị sự.

hk6

Bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á chụp ảnh lưu niệm tại Clark, Philippines, ngày 23/10/2017. Reuters/Dondi Tawatao

Theo phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tại phiên khai mạc, các bên tập trung thảo luận vào việc tìm kiếm những sáng kiến và phương cách mới nhằm phát triển hợp tác quốc phòng, trong đó, đối phó với những thách thức khủng bố và tình trạng bạo lực cực đoan tại Đông Nam Á là một trong những ưu tiên.

Phiên họp các Bộ trưởng dự kiến thông qua một tuyên bố chung vào chiều cùng ngày.

Ngoài ra, theo Bangkok Post, tình hình căng thẳng Biển Đông do những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa một số quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc và Đài Loan, chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng sẽ được các bên đề cập đến.

Thứ Ba 24/10/2017, các Bộ trưởng quốc phòng có phiên họp mở rộng với các đối tác khác (ADMM plus) như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ.

Minh Anh

Quay lại trang chủ
Read 761 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)