Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

24/01/2018

Mỹ muốn củng cố quan hệ quốc phòng với hai trụ cột chính ở Biển Đông

Tổng hợp

Bộ trưởng quốc phòng Mattis : Mỹ ủng hộ an ninh hàng hải Thái Bình Dương (VOA, 24/01/2018)

Bộ trưởng quốc phòng M Jim Mattis thăm Indonesia, tái khẳng đnh s ng h ca Hoa Kỳ đi vi an ninh hàng hi trong khu vc Châu Á-Thái Bình Dương.

trucot1

Bộ trưởng quốc phòng M Jim Mattis bt tay vi Tng thng Indonesia, Joko Widodo.

Ông Mattis được người đng cp phía Indonesia Ryamizard Ryacudu chào đón hôm 23/1 ti th đô Jakarta vi đy đ các nghi thc danh d quân đi trước khi đôi bên vào bàn họp.

Sau đó, Bộ trưởng Mattis gp Tng thng Indonesia, Joko Widodo mà ni dung tho lun được nói là gi vng nhn thc hàng hi Bin Đông cũng như cng c các đơn v lc lượng đc bit chng khng b ca Indonesia.

Indonesia từng mâu thun vi Trung Quốc v quyn đánh bt cá xung quanh đo Natuna, bt gi ngư dân Trung Quc và m rng s hin din quân s trong khu vc trong nhng năm gn đây.

Bộ trưởng quốc phòng M cho biết Hoa Kỳ mun giúp Indonesia đóng mt vai trò trung tâm trong vn đ an ninh gia các thy l rng ln.

Chuyến thăm ca ông Mattis phn ánh mt trong nhng nguyên lý chính trong chiến lược an ninh quc gia mà ông công khai tiết l th sáu tun trước ti Washington : xây dng đi tác và tăng cường đng minh.

Ngày 24/1, Bộ trưởng quốc phòng M lên đường sang thăm Vit Nam.

********************

Việt Nam và Indonesia có dám thân thiện hơn với Hoa Kỳ ? (VNTB, 25/01/2018)

Năm đầu tiên ở Nhà Trắng, Trump có vẻ không quan tâm nhiều lắm đến tình hình Biển Đông mà chú trọng nhiều đến Triều tiên hơn. Tuy nhiên theo các nhà phân tích sang năm 2018 thì tình hình đã khác hơn. Mở đầu là việc Chiến Hạm USS Hopper đi vào khu vực 12 hải lý của Bãi cạn Scarobough, việc công bố Chiến lược quốc phòng và chuyến công du của Bộ trưởng quốc phòng Hoà Kỳ Jim Mattis đến Việt Nam và Philippines. Những điều này đã làm cho Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ. 

The Diplomat nhận định huyến công du kéo dài một tuần lễ của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đến hai nước Đông Nam Á này là một chuyến đi đáng chú ý tới vùng Châu Á Thái Bình Dương không chỉ đối với các vấn đề quốc phòng cần được giải quyết với các đối tác mà còn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ về Chính sách quốc phòng của ông Trump ở Châu Á trong khu vực".

trucot2

Bãi cạn Scarobough

Trước huyến đi này Mattis đưa ra Chiến lược quốc phòng đầu tiên của chính quyền Hoa Kỳ (NDS), vào thứ sáu tuần trước. Chiến lược này, được xây dựng dựa trên phác thảo Chiến lược An ninh Quốc gia từ tháng 12 năm 2017, trong đó có các yếu tố thay đổi như trọng tâm về sự cạnh tranh quyền lực lớn với Trung Quốc liên quan đến chống khủng bố, cũng như sự liên tục mở rộng mạng lưới liên minh và đối tác của Washington tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy chuyến đi này được mô tả như là một nỗ lực của chính quyền Trump để xây dựng một mạng lưới kiến trúc an ninh cũng như để thúc đẩy một vùng Đông Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. 

Tuy nhiên the Diplomat cũng nhận định rằng cả Indonesia lẫn Việt Nam vẫn giữ một khoảng cách nhất định mà không quá nồng ấm với Washington và đó là một trong những nguyên do được cho là việc mua bán vũ khí sát thương với Hoa Kỳ vẫn diễn ra ở mức độ chậm chạp trong khi đã có sự hứa hẹn một tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm Việt Nam vào năm 2018. 

Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm cho cả Hà nội và Jakarta thận trọng với chính quyền Trump như việc Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, việc thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Isael, hay việc cấm nhập cảnh ... Bên cạnh đó còn do chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ còn bao gồm việc ủng hộ tự do thương mại, dân chủ, nhân quyền và thừa nhận vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ và mất mát đi kèm theo đó. 

Dù cùng là nạn nhân của các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng cả Hà nội lẫn Jakarta vẫn còn dè dặt đáng kể trong nỗ lực kiềm chế Trung quốc. Vì vậy Việt Nam và Indonesia sẽ cân nhắc không chỉ mối quan hệ với Hoa Kỳ mà còn cả về chính sách đối ngoại sâu rộng hơn. 

Sau khi chiến hạm USS Hopper đi vào phạm vy 12 hải lý ở bãi cạn Scarborough vốn thuộc Philippines và đã bị Trung quốc chiếm giữ từ năm 2012, Bắc kinh đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ khi tuyên bố rằng " Hoa Kỳ càng cho nhiều tàu chiến xuất hiện ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ càng tăng cường sự hiện diện của họ ở đó". Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ về những căng thẳng hàng hải và tuyên bố này cùng với việc cho tàu ra Biển Đông có thể làm cho mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc có thể sẽ thay đổi. 

Chiến hạm USS Hopper đi vào vùng biển này là động thái khởi động cho hoạt động tự do di chuyển hàng hải sau nhiều tháng và cũng là chỉ dấu cho Bắc Kinh thấy rõ Hoa Kỳ " sẵn lòng làm một điều gì đó khác hơn" ngay đêm trước ngày công bố Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ. Đáp trả lại hành động đó Trung quốc tuyên bố sẽ tăng cường và tăng tốc xây dựng ở Biển Đông nhằm "bảo vệ hoà bình" ở đó nếu như Hoa Kỳ còn cố gây ra căng thẳng một lần nữa. 

Philippines - một đồng minh của Hoa Kỳ - khi trả lời về hoạt động hàng hải này thông qua phát ngôn viên Harry Roque đã cho rằng đó là " vấn đề của Hoa Kỳ mà không phải là vấn đề của Philippines" sau khi nhấn mạnh Philippines đã " đạt đến điểm có được các mối quan hệ ngoại giao độc lập. Với tuyên bố này Philippines lại càng tiến gần hơn đến Bắc Kinh. 

Chính vì vậy mà Bắc Kinh tin rằng " Hoa Kỳ không thể quá tự tin về vai trò của họ ở Biển Đông cũng như đừng có quá lý tưởng rằng các quốc gia Đông nam Á sẽ ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ"với lời nhắn dành cho Mattis trên tờ Hoàn cầu thời báo trong chuyến đi này mà cũng là lời răn đe cho Việt Nam và Indonesia rằng " duy trì thái độ thực tế và phản ứng một cách hợp lý với nguyện vọng hoà bình và trịnh vượng trong khu vực". 

trucot3

Tờ Hoàn Cầu thời báo răn đe Việt Nam lẫn Indonesia

Giữ vững sự hợp tác kinh tế và mối quan hệ hữu nghị, tránh xung đột với Trung Quốc cũng là điều Bắc Kinh tin rằng các quốc gia Đông nam Á không muốn đánh đổi lấy các lợi ích nho nhỏ từ phía Hoa Kỳ ; đồng thời cho rằng các quốc gia này sẽ duy trì chiến lược độc lập và tránh xung đột với cả hai siêu cường. Đây là lời nhắn gởi của Bắc Kinh dành cho Việt Nam và Indonesia sau khi dẫn ra trường hợp của Philipines và Singapore đã thay đổi chính sách về Biển Đông ra sao. 

Bắc Kinh cũng không ngần ngại khuyến cáo Washington rằng Trung quốc và các quốc gia Đông nam Á đã có nhất trí không để cho tranh chấp Biển Đông làm cản trở sự hợp tác trong khu vực nên nếu Hoa Kỳ cứ muốn khuấy động thì Hoa Kỳ "sẽ trở thành một tên cướp biển cô đơn với vài người đồng hành ngoài khu vực". Chưa hết, Trung quốc còn đe rằng "nếu Hoa Kỳ không ngưng các hành động khiêu khích thì buộc Trung quốc sớm muộn gì cũng sẽ quân sự hóa các đảo. Thì lúc đó Hoa Kỳ sẽ không còn có sự lựa chọn đối phó nào và sẽ phải chịu sự sỉ nhục hoàn toàn". 

Về phía Bộ trưởng quốc phòng Mattis, ông mong muốn "một Châu Á hoà bình, thịnh vượng, và tự do - cởi mở dựa trên pháp quyền khi mà các quốc gia được tôn trọng như các quốc gia lớn hơn". Ở Việt Nam các vấn đề được phía Hoa Kỳ quan tâm là tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia nhưng ông đến Việt Nam là để nghe thêm về cách thức của các nhà lãnh đạọ Việt Nam đối với các vấn đề Biển Đông ra sao. 

"Chúng tôi muốn biết mức độ cam kết mà họ muốn có với Hoa Kỳ ra sao : có phải là giáo dục quân sự chuyên nghiệp, hay là trập trận chung ?... Tôi muốn ngồi và nói chuyện với họ để hiểu rõ hơn về các bước đi thực dụng mà chúng tôi có thể thực hiện khi chuyển mối quan hệ hướng về niềm tin và hợp tác". Ông Mattis đã tuyên bố như vậy về chuyến thăm Việt Nam tới đây. 

Việc còn lại là Việt Nam liệu có dám tới gần Hoa Kỳ hơn hay không hay vẫn giữ trò đu dây như từ trước tới giờ.

Phương Thảo

****************

Biển Đông : Mỹ hậu thuẫn Indonesia đối đầu với Trung Quốc (RFI, 24/01/2018)

Nhân chuyến đi của bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, hôm qua, 23/01/2018, Hoa Kỳ và Indonesia đã quyết định tăng cường hợp tác quốc phòng. Chuyến công du Châu Á lần này của ông Mattis không chỉ nhằm đáp lại sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực, mà còn để cụ thể hóa chiến lược an ninh mới của Mỹ, vừa được công bố tuần trước. Chiến lược này tập trung vào việc xây dựng các đối tác và thắt chặt các liên minh để đối phó với hai quốc gia bị xem là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ là Trung Quốc và Nga.

trucot4

Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu (T) đón đồng nhiệm Mỹ Jim Matti tại Jakarta ngày 23/01/2018. Reuters/Darren Whiteside

Hoa Kỳ nay lại càng có lý do để tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia, vì đất nước có vô số hòn đảo này nằm ở một ví trí chiến lược trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, mà Washington đang cố thúc đẩy thành một vùng tự do và rộng mở, tức là một vùng mà quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế được tôn trọng nghiêm chỉnh, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.

Với sự hậu thuẫn mới của Washington về quốc phòng, liệu Jakarta có sẽ tỏ ra cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền Biển Đông ?

Indonesia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cho tới gần đây vẫn có quan hệ khá là thân thiện với Trung Quốc. Thế nhưng, vào năm 2016, Bắc Kinh lại tuyên bố một phần vùng biển chung quanh quần đảo Natuna của Indonesia là "ngư trường truyền thống" của Trung Quốc, khiến quan hệ hai nước trở nên khá căng thẳng.

Mức độ căng thẳng đã tăng thêm một nấc sau khi vào tháng 7 năm ngoái, Jakarta đặt tên vùng đặc quyền kinh tế phía bắc quần đảo Natuna là Biển Bắc Natuna (trong khi trước đây vùng này được xem là thuộc Biển Đông), đồng thời tăng cường bảo vệ an ninh cho vùng này.

Đây rõ ràng là một hành động thách thức tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Chính vì vậy mà ngay lập tức, Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối, cho rằng việc đổi "một tên đã được quốc tế công nhận" sẽ làm tranh chấp Biển Đông "phức tạp hơn và mở rộng hơn".

Bất chấp phản đối của Bắc Kinh, trong cuộc họp báo hôm qua (23/01) với đồng nhiệm Indonesia Ryamizard Ryacudu, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã tuyên bố Washington sẵn sàng công nhận tên mới mà Jakarta đặt cho vùng biển chung quanh quần đảo Natuna.

Tuyên bố như trên của ông Mattis chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức tối, trong bối cảnh mà vấn đề Biển Đông tiếp tục làm xáo trộn quan hệ Mỹ - Trung. Diễn biến mới nhất là vào tuần trước, chiếc khu trục hạm trang bị tên lửa của Mỹ, USS Hopper đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm của Philippines năm 2012.

Hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng cộng sản Trung Quốc cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ bị làm cho "nhục nhã tột cùng" nếu khu trục hạm Mỹ không rút khỏi vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ theo dõi sát chuyến đi của bộ trưởng quốc phòng Mattis đến Việt Nam hôm nay, vì trong chuyến đi này, Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm mà hai bên thảo luận.

Thanh Phương

********************

Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền vùng biển Natuna của Indonesia (RFA, 24/01/2018)

Hoa Kỳ ủng hộ quyết định đổi tên vùng biển ở khu vực đặc quyền kinh tế phía Bắc Inodnesia trong vùng Biển Đông thành Biển Bắc Natuna.

trucot5

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) bắt tay với Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis (trái) trước cuộ gặp hai bên ở Jakarta hôm 23/1/2018  - AFP

Quyết định quan trọng này được chính phủ Indonesia đưa ra hồi giữa tháng Bảy năm ngoái, và tên Biển Bắc Natuna được ông Tổng trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis nói đến khi ông ghé thăm Jakarta.

Các bản tin chúng tôi thu thập được viết rằng có thể Trung Quốc sẽ lên tiếng phản đối, vì một phần vùng Biển Bắc Natuna nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ và tự nhận là có chủ quyền.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng việc đổi tên này của Indonesia là nhằm khẳng định chủ quyền đối với khu vực biển quanh quần đảo Natuna, nơi thường có những vụ đụng độ giữa hai nước liên quan đến quyền đánh bắt cá.

Trong 2 năm qua, Indonesia đã nhiều lần bắt giữ các ngư dân Trung Quốc tại khu vực này, song song với việc gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Quay lại trang chủ
Read 702 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)