Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/01/2018

Biển Đông : các phe tranh chấp giương nanh cảnh cáo đối phương

Tổng hợp

Đài Loan tập trận bắn đạn thật, mô phỏng cuộc phản công chống đổ bộ (RFI, 31/01/2018)

Quân đội Đài Loan vào hôm qua, 30/01/2018, đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một chiến dịch đối phó với một cuộc tấn công đổ bộ lên đảo. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc càng lúc càng gia tăng sức ép trên chính quyền Đài Bắc.

bd1

Chiến đấu cơ F-5 của Đài Loan xuất phát từ căn cư không quân tại Đài Đông (Taitung) tham gia tập trận ngày 30/01/2018. Reuters/Tyrone Siu

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, cuộc tập trận huy động cả ba binh chủng hải, lục, không quân, với máy bay dọ thám được cử theo dõi "tàu địch" đang tiến lại gần đảo, trong lúc xe tăng nã pháo vào lực lượng địch đổ bộ lên cảng Hoa Liên (Hualien), bờ biển phía đông Đài Loan, nhìn ra Thái Bình Dương.

Trực thăng chiến đấu cũng lâm trận, thả tín hiệu giả để đánh lừa đối phương, và chiến đấu cơ F-16 mô phỏng các thao tác oanh kích để hỗ trợ cho binh lính ở dưới đất đang chiến đấu với "quân thù" đội mũ đỏ để dễ phân biệt.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan không nói rõ là kịch bản thao diễn thường niên này là dàn dựng một cuộc xâm chiếm từ phía Trung Quốc, nhưng cho biết mục tiêu nhằm "chứng tỏ quyết tâm của Đài Loan bảo vệ an ninh đất nước và hòa bình ở eo biển Đài Loan".

Từ khi bà Thái Anh Văn lên nhậm chức tổng thống Đài Loan, quan hệ Bắc Kinh-Đài Bắc đã căng thẳng hẳn lên.

Tổng thống Đài Loan vào tháng qua đã lên tiếng cảnh báo về hành vi "bành trướng quân sự" của Trung Quốc, với liên tiếp nhiều vụ phô trương sức mạnh không quân và hải quân chung quanh đảo.

Đài Bắc còn phản đối việc Trung Quốc mở những hành lang hàng không mới bên trên eo biển, bị cho là "nguy hiểm" và có "ý đồ chính trị". Chính quyền Đài Loan đảo rất bực tức vì "không được tham khảo ý kiến trước".

Trọng Nghĩa

*********************

TQ bắt nạt doanh nghiệp in bản đồ không công nhận đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh (VOA, 31/01/2018)

Chính quyền Trung Quc gn đây đã gia tăng các hành vi bt nt các quc gia đã in hoc hin th bn đ không tha nhn đòi hi ch quyn ca Bc Kinh trên các hòn đo đang tranh chp. Trung Quc đã ra cnh báo, thông báo và pht tin 8 công ty được cho là đã phổ biến các bn đ không bao gm các khu vc mà Trung Quc tuyên b là thuc ch quyn ca h, chng hn như Đài Loan, các hòn đo trên Bin Đông và qun đo Điếu Ngư.

bd2

Đảo Senkaku/ Điếu Ngư

Trang Zee News nói chuỗi khách sn Marriott ca Hoa Kỳ, hãng hàng không Delta và thương hiu thi trang Zara trong nhng tun gn đây đã gp phi nhng rc ri tương t.

Cục Kho sát, Bn đ và Thông tin đa lý Quc gia ca Trung Quc (NASMG) đã ra thông báo, cảnh báo và pht tin đi vi 8 công ty, trong đó có nhà bán l Muji ca Nht Bn và cng thông tin Trung Quc ifeng.com. Truyn thông Trung Quc đ cp ti danh sách này như 'danh sách xu h' ám ch các doanh nghip đã làm điu ‘sai trái, đáng xu hổ’.

Trung Quốc phát hin 8 trường hp "bn đ có vn đ", tc là theo h, đã "làm làm sai lch nghiêm trng thông tin ch quyn lãnh th và li ích ca TQ". Các bn đ này không nêu tên các đo trong Bin Đông, Qun đo Điếu Ngư, Đo Chiwei hay Đài Loan.

Nhật Bn, Trung Quc và Đài Loan đu tuyên b ch quyn ti qun đo mà người Nht gi là Senkaku, Trung Quc gi là đo Điếu Ngư và Đài Loan gi là Điếu Ngư Đài.

Báo Japan Times trích lời mt phát ngôn viên cao cp ca chính ph Nht hôm 31/1 nói Tokyo đã lên tiếng bày t quan ngi vi Bc Kinh v vic ra lnh hy các n phm catalogue ca nhà bán l Muji có tr s Tokyo, vì trong đó có in nhng bn đ không có qun đo Điếu Ngư.

Bộ Trưởng Văn phòng ni các Nht Yoshihide Suga phát biu ti mt cuc hp báo :

"Không có tranh chấp lãnh th nào đ được gii quyết ti qun đo Senkaku. Chúng tôi không bao gi chp nhn bin pháp da trên tuyên b ch quyn đơn phương ca Trung Quc".

bd3

Bộ trưởng Văn phòng Ni các Nht Yoshihide Suga.

Bản đ mà Trung Quc phn đi được s dng trong catalogue phân phi ti mt ca hàng ca Muji thành ph Trùng Khánh.

Tháng 10 năm ngoái, Cục Kho sát, Bn đ và Thông tin đa lý Quc gia ca Trung Quc cũng than phin rng công ty Ryohin Keikaku đã in bn đ trên catalogue mà không bao gm đo Điếu Ngư, hay các đo khác mà Bc Kinh tuyên b ch quyn Bin Đông.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bn cho biết Tokyo đã nêu nhng quan ngi ca phía Nht vi Bc Kinh vào đêm th Ba 30/1 qua các kênh ngoi giao, sau khi biết có lnh hy catalogue.

Chính phủ Trung Quc gn đây t cáo mt s công ty nước ngoài vì đi x vi Đài Loan và Hng Kông như các quốc gia đc lp. Điu đó phn ánh lp trường cng rn hơn ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình v vn đ ch quyn lãnh thổ.

**************

Biển Hoa Đông : Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn với Nhật Bản (RFI, 31/01/2018)

Tân Hoa Xã hôm qua 30/01/2018 bình luận, vào lúc quan hệ Trung-Nhật gần đây có nhiều tiến triển, Tokyo cần biến lời nói thành hành động nếu muốn cải thiện quan hệ. Thế nhưng về phía Bắc Kinh thì lời nói có gắn liền với hành động hay không ? Tác giả Ben Brimelow trên tờ Business Insider tố cáo "Quân đội Trung Quốc đang chuyển sang chiến thuật hung hăng hơn với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông".

bd4

Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc trên không phận Biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 24/05/2014 và được Bộ Quốc phòng Nhật công bố. Reuters

Theo tác giả, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông lâu nay thì đã quá rõ. Trung Quốc dùng đủ mọi biện pháp để tranh giành chủ quyền các hòn đảo tại đây với năm quốc gia khác, còn việc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông tương đối ít gay gắt hơn.

Thế nhưng tình hình bây giờ bắt đầu đổi khác. Bắc Kinh muốn thay đổi nguyên trạng, trực tiếp đe dọa Tokyo. Bên cạnh đó, Nga cũng muốn xây dựng hạm đội Thái Bình Dương trở thành lực lượng đáng kể trong khu vực.

Tờ báo dẫn lời chuyên gia Richard Weitz, giám đốc Trung tâm phân tích quân sự và chính trị thuộc Viện Hudson, nhận định Trung Quốc "muốn xác quyết yêu sách chủ quyền" qua việc buộc phi cơ các nước phải chấp nhận sự kiểm soát của Bắc Kinh trên không phận vùng biển tranh chấp. Còn Nga thì muốn "giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ" tại Nhật. Moskva xung đột với Tokyo về quần đảo Kuril, do quân Liên Xô chiếm của Nhật trong những ngày cuối cùng của Đệ nhị Thế chiến.

Hiện Trung Quốc và Nga hành động riêng rẽ, nhưng hai cường quốc này có thể xích gần với nhau trong trường hợp Mỹ can thiệp.

Với một sức mạnh Nga tái sinh ở hướng bắc, một Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí nguyên tử ở hướng tây và một Trung Quốc ngày càng mạnh hơn về quân sự ở hướng tây nam, Nhật Bản có thể bị kẹt trong vòng vây.

Trung Quốc muốn thay đổi nguyên trạng tại Biển Hoa Đông

Trước hết về phía Trung Quốc, đã khởi đầu năm 2018 bằng việc cho một khu trục hạm Type 054 và một tàu ngầm nguyên tử lớp Shang xâm nhập vào vùng biển tiếp giáp Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/1. Điểm khác biệt so với trước đây là việc công khai sử dụng tàu chiến thay vì tàu tuần duyên, và đây là lần đầu tiên một tàu ngầm tấn công được Bắc Kinh điều đến.

Các dữ liệu của chính phủ Nhật Bản được tiến sĩ Nori Katagiri dịch lại cho thấy các vụ xâm nhập của máy bay và tàu Trung Quốc đã gia tăng mạnh mẽ kể từ 2012. Phi cơ Trung Quốc chiếm 51% tổng số vụ mà Lực lượng phòng vệ Nhật Bản phải xuất kích ngăn chặn, và càng ngày càng hung hăng hơn. Tháng 8/2017, Bắc Kinh lần đầu tiên cho oanh tạc cơ H-6K có thể mang theo vũ khí nguyên tử bay qua bán đảo Kii của Nhật, và khi Tokyo phản đối, thì được trả lời một cách ngang ngược là "phải tập làm quen" với việc này.

Nhà nghiên cứu Zack Cooper của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói với Business Insider là có hai điều ngăn trở Trung Quốc bớt tung hoành. Đó là quan hệ liên minh giữa Mỹ và Nhật, và năng lực vượt trội của quân đội Nhật Bản. Nếu không có Hoa Kỳ, thì Trung Quốc đã ngược ngạo hơn.

Nhật tăng cường sức mạnh quân sự

Tuy nhiên cũng theo ông Cooper, thì "cả Mỹ và Nhật đều biết rằng với quy mô và nhịp độ hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc hiện nay, thì việc Bắc Kinh vượt qua Tokyo trong nhiều lãnh vực quân sự chỉ còn là vấn đề thời gian". Trong khi chờ đợi, Trung Quốc lấn dần từng bước, duy trì sức ép lên Nhật Bản.

Trước tình hình đó, Nhật phải tăng cường quân đội - chủ yếu là mua thêm nhiều thiết bị quân sự - và có thể sửa đổi Hiến Pháp. Thủ tướng Shinzo Abe vừa chấp nhận cho bố trí hai hệ thống chống hỏa tiễn Aegis Ashore từ đây đến năm 2023. Tháng 6/2017, Nhật Bản cũng sản xuất được chiến đấu cơ tàng hình F-35 đầu tiên. Đây là máy bay chiến đấu tối tân nhất, có thể được sử dụng với phiên bản cải tiến tàu chở trực thăng lớp Izumo, gần như mang lại sức mạnh của một hàng không mẫu hạm. Chính phủ Nhật cũng tăng ngân sách quốc phòng, chú trọng phòng vệ trước hỏa tiễn đạn đạo.

Tuy vậy theo tiến sĩ Katagiri, với Hiến Pháp chủ hòa hiện nay, Nhật Bản đứng trước nhiều trở ngại về luật pháp khi muốn sử dụng các loại vũ khí này.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 883 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)