Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

22/02/2018

Philippines muốn được Trung Quốc nuốt trọng ?

Tổng hợp

Philippines đặt giới hạn mới trong hợp tác trên biển với Trung Quốc (VOA, 22/02/2018)

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte đã đt ra mt ranh gii trong quan h hu ngh đang phát trin nhanh chóng vi Trung Quốc bằng vic yêu cu Trung Quc không có thêm các hot đng ti bãi đá ngm ngoài khơi Thái Bình Dương và nhn mnh rng Bc Kinh không nên có thêm các công trình xây dng trong vùng bin tranh chp.

phi1

Người Philippines tun hành trước Lãnh s quán Trung Quc Makati, Metro Manila, ngày 10/2/2018.

Tổng thng Philippines hôm 6/2 nói ông s không đ cho các tàu nước ngoài vào thăm dò bãi đá ngm Philippine Rise, mt khu vc ngoài khơi đo Luzon phía đông th đô Manila. Trước đó, hi tháng 1 và mt ln vào cui năm 2016, ông đã đ cho Trung Quc khám phá khu vc này. Năm 2016, Tng thng Duterte đã thay đi chính sách đối ngoi ca Philippines bng cách theo đui mi quan h hu ngh vi Trung Quc-đ đi ly các khon vay, tr cp và đu tư ca Bc Kinh.

Một tun sau, phát ngôn viên ca ông Duterte cho biết trên trang mng ca tng thng rng các viên chc chính phủ "phn đi và không công nhn các tên Trung Quc" đt cho 5 bãi đá ngm trong khu vc này.

Hôm thứ Sáu 16/2, Ngoi trưởng Philippines nói rng hai bên đang tho lun v vic thăm dò chung các phn ca Bin Đông mà c hai bên đu có tuyên b chủ quyền. B Ngoi giao Philippines hôm 14/2 cho hay trong cuc tho lun này, Trung Quc đã cam kết không "xây dng trên các bãi đá không có người " như đã được ghi nhn trong mt tha thun đa quc gia vào năm 2002.

Theo nhà khoa học chính tr Antonio Contreras, thuộc Đi hc De La Salle, Philippines, nhng đng thái này đánh du s đo ngược vi s đng thun trước đây ca ông Duterte trước vic Trung Quc s dng các vùng bin thuc ch quyn ca Philippines.

Một s hc gi cho biết Philippines có th đang phản kháng Trung Quc đ bo v quyn li t bãi đá ngm này, vn được cho là giàu tr lượng khí đt.

Bãi đá ngầm rng 13 triu héc-ta, còn được gi là Benham Rise, nm đ sâu 35 mét dưới mt bin ti thm lc đa bên ngoài khu vc Bin Đông. Vào năm 2012, Ủy ban LHQ v Gii hn ca Thm lc đa đã chp thun tuyên b ch quyn ca Philippines đi vi bãi đá ngm này.

*******************

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển (RFI, 20/02/2018)

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt.

tq1

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka. ©LAKRUWAN WANNIARACHCHI / AFP

Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : "Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao".

Trang Nikkei ngày 20/02 cho biết thêm, tại Maldives, Bắc Kinh đã biến một đảo hoang thành căn cứ hải quân, bằng cách cắt ngang các rạn san hô xung quanh, tạo thành đường cho các tàu chiến đi qua. Trung Quốc cũng có thể xây các đảo nhân tạo tại đây và quân sự hóa, như đã làm tại Biển Đông.

Cũng nằm trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh, ba tàu chiến Trung Quốc đã thăm Maldives cách đây sáu tháng, đậu ở cảng Male, Girifushi và huấn luyện cho quân đội nước này. Việc tăng cường sự hiện diện của hải quân tại Ấn Độ Dương có thể là một thông điệp cho New Delhi, nhằm ngăn chận một sự can thiệp quân sự vào Maldives.

Về kinh tế, sự tranh giành ảnh hưởng tại Maldives giữa Ấn Độ và Trung Quốc càng thêm đậm nét, sau khi tổng thống Abdulla Yameen ký kết tham gia dự án "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh.

Tổng thống đương nhiệm Yameen đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mua lại các hòn đảo của nước mình qua việc sửa đổi Hiến Pháp năm 2015, nhằm hợp pháp hóa việc nước ngoài sở hữu đất đai tại Maldives. Hiến Pháp tu chính dường như chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc : các dự án xây dựng phải có giá trị tối thiểu 1 tỉ đô la. Khi trao cho Bắc Kinh các hợp đồng tài trợ cơ sở hạ tầng, ông Yameen đã buộc đất nước phải gánh thêm một núi nợ nần.

Trong khi đó ông Mohamed Nasheed, tổng thống đầu tiên và duy nhất được bầu lên một cách dân chủ, khẳng định Maldives không thể hoàn trả nổi số nợ 1,5 đến 2 tỉ đô la cho Trung Quốc, tương đương 80% tổng nợ quốc gia. Ông than thở : "Trung Quốc không cần bắn một phát súng nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai tại Maldives hơn người Anh trong thế kỷ 19".

Trong số những hòn đảo không người ở mà Trung Quốc thuê lâu dài tại Maldives có Feydhoo Finolhu, nằm gần thủ đô Male, trước đây dùng làm nơi huấn luyện lực lượng cảnh sát ; đảo Kalhufahalufushi có chiều dài 7 km có nhiều rạn san hô tuyệt đẹp. Trung Quốc chỉ phải trả 4 triệu đô la cho đảo Feydhoo Finolhu, bằng cái giá một căn hộ sang trọng ở Hồng Kông, đảo Kalhufahalufushi thậm chí còn rẻ hơn.

Trung Quốc, nước duy nhất ủng hộ tổng thống độc tài Yameen của Maldives từ khi ông này lên nắm quyền năm 2013, khẳng định việc thuê mua dài hạn các hòn đảo của nước này chỉ nhằm mục đích thuần túy thương mại. Tuy nhiên các dự án cảng khác của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương, được cho là đơn thuần kinh tế, nay đã mang tầm vóc quân sự.

Chẳng hạn sau khi cho Djibouti vay nhiều tỉ đô la, năm 2017 Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, tại quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương. Tại Pakistan, Bắc Kinh huy động tàu chiến để bảo vệ cảng Gwadar do Trung Quốc xây dựng, và chuẩn bị lập một căn cứ quân sự gần đó.

Nikkei nhận định, mỗi món vay đều nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh, mà tờ báo gọi là "ngoại giao chủ nợ". Chính sách ngoại giao này đã gặt hái được thành công lớn vào tháng 12/2017, khi Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm với giá 1,12 tỉ đô la. Trước đó, sau khi mua lại phần lớn cảng container Colombo, các tàu ngầm Trung Quốc đã lặng lẽ vào trú đóng tại đây. Ở Miến Điện, cảng nước sâu Kyauk Pyu do Bắc Kinh tài trợ, cũng có thể được dùng vào mục đích quân sự.

Nhìn chung, không chỉ có Maldives, mà nhiều nước láng giềng của Ấn Độ và Trung Quốc như Bangladesh, Miến Điện, Nepal, Pakistan, Sri Lanka đều lọt bẫy nợ của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

Ông John Adams (1797-1801), vị tổng thống thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ từng nói : "Có hai cách để chinh phục và nô dịch một đất nước. Cách thứ nhất là bằng thanh gươm, và cách thứ nhì là nợ nần". Theo Nikkei, Trung Quốc đã chọn phương cách thứ hai. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có lần gọi Trung Quốc là "đế quốc mới", sử dụng các chính sách giống như thời kỳ Châu Âu đi chiếm thuộc địa.

Mao Trạch Đông từng khẳng định "chính quyền trên đầu nòng súng". Nhưng cũng theo Nikkei, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cường quốc đầu tiên trong lịch sử đương đại không hề có đồng minh thực sự, có thể thêm vào đó một nguyên tắc khác : mua tình hữu nghị bằng cách mở rộng hầu bao. Trung Quốc đang lôi kéo nhiều quốc gia vào vòng ảnh hưởng của mình, bằng cách nhấn chìm họ trong nợ nần.

Thụy My

*********************

Philippines lo ngại xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông (VOA, 20/02/2018)

Nguy cơ t "các tính toán sai lm" và xung đt đã gia tăng Bin Đông vì Trung Quc nay mnh hơn v quân s có th thách thc Hoa Kỳ, vn tng thng tr vùng bin chiến lược này, theo nhà ngoi giao hàng đầu ca Philippines Bc Kinh hôm 19/2.

tq2

Máy bay Mỹ bay trên hàng không mu hm USS Carl Vinson Thái Bình Dương hôm 20/1.

AP dẫn li Đi s Chito Sta. Romana nói rng cán cân quyn lc đang dch chuyn khi hai cường quc tìm cách kim soát vùng lãnh hi, đng thi nói thêm rng Philippines không nên b vướng vào cuc cnh tranh lãnh hải căng thng này.

Hoa Kỳ thời gian qua đã đưa tàu chiến ti gn các đo nhân to mà Trung Quc xây dng Bin Đông đ thc thi "quyn t do hàng hi" và vp phi phn đi ca Trung Quc.

"Trước đây, Hm đi 7 ca M thng tr Bin Đông, gi thì hi quân Trung Quốc đã bt đu thách thc s thng tr đó", Sto. Romana nói ti mt din đàn Manila. "Tôi nghĩ chúng ta s chng kiến mt s dch chuyn cán cân quyn lc".

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này nói thêm, đ cp ti hàng không mu hm USS Carl Vinson mi tun tra Bin Đông và hin thăm Philippines : "Hoàn toàn không phi là Bin Đông gi đã là ao h ca Trung Quc. Hãy nhìn hàng không mu hm ca M vn băng qua Bin Đông".

Ông Sto. Romana so sánh cuộc đi đu ca hai cường quc như là hai con voi đánh nhau và dm đp nát c. "Điu chúng ta không mun là làm c", ông nói.

Đại s ca Philippines nói rng chính sách làm bn vi Trung Quc ca Tng thng Rodrigo Duterte đã có kết qu, vi vic Bc Kinh quyết đnh g b vic phong ta bãi Second Thomas Shoal mà Vit Nam gi là Bãi C mây.

Chính quyền ca Trump đã vch ra mt chiến lược an ninh mi, trong đó nhn mnh ti vic ngăn chn s tri dy ca Trung Quc và cng c s hin din ca M khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, nơi Bc Kinh và M thường ch trích nhau gây ra cuc chy đua vũ trang và tìm cách gây nh hưởng rng ln, theo AP.

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành đng quân s hóa các hòn đo nhân tạo ca Trung Quc trên Bin Đông, và s tiếp tc tun tra bt kỳ nơi nào "lut pháp quc tế cho phép" trên vùng bin chiến lược này, Thiếu tá Tim Hawkins, sĩ quan hi quân M, tuyên bố.

**********************

TT Philippines : Căn cứ Trung Quốc ở Biển Đông chỉ để chống Mỹ (RFI, 20/02/2018)

Trước các thông tin dồn dập về việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không ngần ngại khẳng định rằng các tiền đồn mà Bắc Kinh đang rốt ráo xây dựng ở Trường Sa chỉ nhằm chống Mỹ mà thôi.

tq3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đón tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại phủ tổng thống ở Manila, ngày 15/11/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp Philippines-Trung Quốc tổ chức ở Manila, ngày 19/02/2018, với sự tham dự của ông Triệu Giám Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, tổng thống Duterte đã giảm nhẹ hẳn mức độ nghiêm trọng của các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thậm chí, ông còn cho rằng các căn cứ quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông chỉ có mục tiêu phòng thủ trước nước Mỹ, chứ không phải nhằm đối phó với Philippines và các láng giềng Đông Nam Á.

Ông Duterte đồng thời phản bác những lời chỉ trích ông là "hèn nhát" trước Trung Quốc khi cho rằng ông sẽ không hy sinh mạng sống của người Philippines một cách vô ích, và "sẽ không bao giờ tham gia vào một cuộc chiến mà Philippines không thể thắng".

Hãng tin Anh nhận định : Philippines và Trung Quốc từng căng thẳng với nhau trong nhiều năm trời vì các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời ông Duterte, quan hệ hai bên đã cải thiện hẳn lên, với việc lãnh đạo Philippines ra sức chiêu dụ Bắc Kinh để tranh thủ các lợi ích thương mại và kinh tế.

Lập luận cho rằng Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông chỉ để chống Mỹ cũng được đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Sta. Romana, khai triển thêm cũng tại diễn đàn ở Manila, với nhận định cho rằng tương quan lực lượng Mỹ-Trung tại Châu Á đang dịch chuyển, và cụ thể là ở Biển Đông : "Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu chống lại thế thống trị của hạm đội 7 Hoa Kỳ".

Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cho rằng "Biển Đông chưa phải là ao nhà của Trung Quốc" vì tàu sân bay Mỹ chẳng hạn vẫn đi ngang qua đó, ý muốn nói đến chiếc USS Carl Vinson vừa ghé cảng Manila. Thế nhưng theo ông, rủi ro xẩy ra xung đột võ trang trong vùng đang gia tăng do thế đối đầu Mỹ-Trung hiện nay.

Ông đã dùng đến hình tượng hai con voi đấu nhau làm cỏ dưới đất bị đạp nát để cho rằng "Có ai muốn làm bãi cỏ đâu".

Theo hãng tin Mỹ AP, đại sứ Romana đã ca ngợi lợi ích của chính sách xích lại gần Bắc Kinh của Manila, nêu lên ví dụ về việc Trung Quốc đã không còn phong tỏa bãi Cỏ Mây (Second Thoomas Shoal) ở Trường Sa, bên trên có một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines thường trú, hay đã cho phép ngư dân Philippines đến đánh bắt tại bãi Scarborough Shoal mà Trung Quốc đã lấn chiếm vào năm 2012 sau khi xua đuổi tàu thuyền của Philippines.

Trọng Nghĩa

******************

Ông Duterte muốn Philippines thành tỉnh của Trung Quốc ? (VOA, 19/02/2018)

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/2 tìm cách gim bt s lo ngi v vic Trung Quc xây dng căn c quân s trên các hòn đo nhân tạo Bin Đông, đng thi bông đùa mun trao Philippines cho Bc Kinh.

tq4

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte.

Phát biểu trước các doanh nhân Trung Quc và Philippines, theo Reuters, ông Duterte cho rng Bc Kinh làm vy đ chng M thay vì đương đu vi các quc gia láng ging.

Nhà lãnh đạo được coi là trc ngôn này cũng đ li cho các chính ph tin nhim đã không xây dựng tuyến phòng th ca Philippines qun đo Trường Sa lúc Bc Kinh mi bt đu xây các đo nhân to và biến chúng thành các căn c quân s.

Trung Quốc và Philippines tng có thi đi đu nhau v Bin Đông, nhưng quan h song phương ci thin đáng kể dưới thi kỳ nm quyn ca Tng thng Duterte.

Về nhng li ch trích v vic không hành đng đ mnh trước Trung Quc Bin Đông, nhà lãnh đo này tng nói rng ông "s không đ người Philippines chết mt cách không cn thiết".

"Tôi sẽ không tham gia cuc chiến mà mình s không bao gi chiến thng", ông Duterte nói.

Theo Reuters, trước khi kết thúc bài phát biu hôm 19/2, ông Duterte bông đùa, đ ngh trao và biến Philippines thành mt tnh ca Trung Quc.

"Nếu quý v mun, quý v có th biến chúng tôi tr thành mt tnh như Phúc Kiến. Tnh Philippines, nước Cng hòa Trung Hoa", ông Duterte đùa.

**********************

Philippines và Trung Quốc thảo luận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông (RFI, 19/02/2018)

Vào tuần trước, Philippines và Trung Quốc đã họp tại Manila để thảo luận về khả năng thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông. Đó là thông báo của ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano với các phóng viên vào ngày 16/02/2018 và được hãng tin Bloomberg loan tải hôm qua.

tq5

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp đồng nhiệm Philippines Rodrigo Duterte nhân diễn đàn "Một vành đai, một con đường", Bắc Kinh ngày 15/05/2017. Reuters/Etienne Oliveau

Theo lời ngoại trưởng Philippines, trong vòng ba tháng tới, Manila sẽ cùng với Bắc Kinh đúc kết một hiệp định khung để hai nước có thể tiến hành thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông, tại các khu vực mà Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền. Ông Cayetano cho rằng dự án này là rất quan trọng đối với Philippines, vì mỏ khí Malampaya theo dự báo sẽ cạn kiệt vào năm 2024. Đây vẫn là nguồn cung cấp khí cho nhiều nhà máy điện của Philippines.

Theo ông Cayetano, các quan chức bộ Quốc Phòng, Năng Lượng và Ngoại Giao đang soạn thảo hiệp định khung cho phía Philippines, nhưng ông khẳng định ngay là văn bản này sẽ theo đúng tinh thần của Hiến Pháp Philippines và sẽ được Tòa Án Tối Cao xem xét kỹ lưỡng.

Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là đã có tiền lệ về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông, chẳng hạn như vào năm 2004, ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đã tiến hành khảo sát địa chấn chung ở vùng biển này. Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, cho tới nay, Tòa Án Tối Cao Philippines vẫn còn đặt vấn đề về tính hợp pháp của dự án đó.

Ngày 15/02 vừa qua, đại sứ Philippines ở Bắc Kinh, Chito Sta. Romana cho biết, nhóm nghiên cứu về khả năng thăm dò dầu khí chung giữa Trung Quốc với Philippines sẽ công bố kết quả nghiên cứu trong năm nay.

Thanh Phương

****************

Các chiến binh ISIS xâm nhập Philippines (RFA, 20/02/2018)

Các chiến binh khủng bố ISIS ở Trung Đông đang xâm nhập Philippines.

tq6

Ông Ebrahim Murad, Chủ tịch Mặt trận Hồi giáo giải phóng Moro, nói chuyện tại một diễn đàn tại Manila ngày 20/2/2018. AFP

Ông Ebrahim Murad, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo ly khai Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro tại miền Nam Philippines nói như thế với các phóng viên vào ngày thứ ba 20/2/2018.

Trước đó, Mặt trận giai phóng Hồi giáo Moro đã ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ để đổi lấy quyền tự trị lớn hơn cho cộng đồng Hồi giáo tại miền Nam Philippines.

Ông Ebrahimm Murad còn nói là nhóm ISIS này đã lên kế hoạch tấn công hai thành phố nhỏ trên đảo Mindanao miền Nam Philippines là Iligan và Cotabato, nhưng kế hoạch này đã không thực hiện được.

Dựa trên những thông tin tình báo do nhóm ly khai Mặt trận Moro thu thập được, thì những phần tử Hồi giáo cực đoan tại Mindanao đang tuyển mộ tàn quân ISIS từ Trung Đông, tích cực tuyên truyền quan điểm cực đoan dưới vỏ bọc kinh thánh Koran tại các vùng làng mạc hẻo lánh.

Những thông tin được ông Ebrahim Murad đưa ra về mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố được đưa ra chỉ vài tháng sau khi quân đội Phi dẹp tan được cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố có quan hệ với ISIS vào thành phố Marawi miền Nam nước này vào năm ngoái.

Trận đáng ở đây kéo dài đến 5 tháng với khoảng 1100 người thiệt mạng.

Đứng trước mối đe dọa hiện nay ông Ebrahim Murad nói rằng Quốc hội Phi cần sớm thông qua dự luật cho phép miền Nam có nhiều quyền tự trị hơn của cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số tại đây.

Bản thân Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro, sau thời gian nổi dậy đòi ly khai với chính phủ trung ương tại Manila cũng đã ngồi vào bàn đàm phán, nhưng ông thận trọng nói rằng không thể chiến thắng được chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo nếu không kiến tạo được hòa bình ngay trong Quốc hội.

Quay lại trang chủ
Read 965 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)