Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

09/03/2018

Bắc Kinh cũng muốn đưa tàu sân bay đến thăm Việt Nam

Tổng hợp

Sau Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc thăm Việt Nam ? (VOA, 08/03/2018)

Hàng không mẫu hm đu tiên ca hi quân Trung Quc "nhiu kh năng s ti Vit Nam" sau khi USS Carl Vinson về nước, theo gii quan sát, gia lúc có tin nói rng Bc Kinh "không vui" khi tàu sân bay M cp cng Đà Nng ti vùng bin hướng ra Bin Đông.

tsb1

Hàng không mẫu hm Liêu Ninh ca Trung Quc.

Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cu ti Vin Khoa hc Xã hi Trung Quc, nói vi VOA tiếng Việt rng bà "không ngc nhiên" nếu Liêu Ninh cp bến Vit Nam vì theo bà, Hà Ni "luôn c gng cân bng các lc lượng ln trên thế gii", nht là vi Bc Kinh và Washington.

"Kinh nhiệm cho thy, trong lĩnh vc an ninh và quân s, Vit Nam đng thi thúc đẩy hp tác vi c Trung Quc và Hoa Kỳ", bà nói thêm.

Những năm va qua, Vit Nam dường như có các đng thái cân bng quan h và các hot đng ngoi giao cũng như quân s vi Trung Quc và Hoa Kỳ.

Cuối năm ngoái, Vit Nam tri thm đ đón Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình thăm chính thc Hà Ni, ít gi sau khi đón Tổng thng M Donald Trump.

Trước đó, tàu chiến ca nước láng ging phương bc và quc gia cựu thù cũng "ni đuôi nhau" ti Vit Nam.

Tháng Mười năm 2016, ít ngày sau khi hai tàu chiến Hoa Kỳ ln đu tr li Cam Ranh sau nhiu thp k, hai chiến hm h v tên la cùng tàu h tng ca hi quân Trung Quc cũng ti cng chiến lược ca Vit Nam.

"Vì vậy, theo logic này, nhiu kh năng sau khi Hoa Kỳ gi mt tàu sân bay đến thăm cng Vit Nam, rt có th tàu sân bay Trung Quc cũng đến trong thi gian ti", bà Phan tr li bng tiếng Vit.

tsb2

USS Carl Vinson cập cng Tiên Sa Đà Nng.

Trong khi đó, trả li An Tôn ca VOA tiếng Vit v kh năng này, tiến sĩ Lê Hng Hip t Vin Nghiên cu Đông Nam Á Singapore nói rng ông có "cm giác hai bên vn chưa sn sàng".

"Ít nhất t phía Vit Nam, tàu sân bay là biu tượng ca sc mnh quân s của Trung Quc, nhưng t góc nhìn ca Vit Nam, sc mnh ca Trung Quc li là mt mi đe da, đc bit là trong bi cnh hai bên đang có các tranh chp, các căng thng trên Bin Đông", nhà nghiên cu quan h quc tế nói.

tsb3

Chuẩn Đô đc John Fuller, Tư lnh nhóm tàu tác chiến sân bay ca Hi quân M.

Trong cuộc hp báo sau khi USS Carl Vinson cp cng Tiên Sa Đà Nng, liên quan ti câu hi v hàng không mu hm ca Trung Quc, Chun Đô đốc John Fuller, Tư lnh nhóm tàu tác chiến sân bay ca Hi quân M, nói : "Chúng tôi có cm thy b đe da không ? Hoàn toàn không".

Tàu Liêu Ninh, vốn được Trung Quc mua ca Ukraine và tân trang li, thc hin chuyến hun luyn đu tiên Tây Thái Bình Dương tháng 12 năm 2016, trong một phn n lc m rng phm vi hot đng ca hi quân quc gia đông dân nht thế gii.

USS Carl Vinson cùng các tàu hộ tng ngày 9/3 s ri Đà Nng, kết thúc chuyến thăm kéo dài 4 ngày mà đôi bên coi là "ct mc" và "lch s".

Về thông đip gi ti Trung Quc, tiến sĩ Phan Kim Nga cho rng Vit Nam "cũng mun qua việc này đ gây nh hưởng ti Trung Quc, vì hai nước có tranh chp ch quyn trên bin", nhưng bà "không cho rng vic này là nhm mc đích trc tiếp vào Trung Quc".

Nhà nghiên cứu ca Trung Quc nhn đnh rng "phía M cũng có mt s mc đích riêng ca mình" như "phát trin quan h nhm bán vũ khí cho Vit Nam".

"Tàu sân bay hiện din ti Bin Đông đ chng t s tn ti quân s ca M trong khu vc này, đng thi chng t yêu cu t do hàng hi ca M, cũng như cnh cáo Trung Quc v nhng hot đng xây dng bin đo ti khu vực này", bà Phan nói tiếp.

Liên quan tới các nhn đnh cho rng Vit Nam "đu dây" trong mi quan h vi Bc Kinh và Washington, nhà nghiên cu t Vin Khoa hc Xã hi Trung Quc cho rng "Vit Nam là nước nh, khó có th ch đng trong quan h" và "thường là con cờ ca các nước ln" nên "khi x lý quan h vi các nước ln, Vit Nam phi làm rt khéo léo".

"Nhìn chung, vì Việt Nam có mt chính sách 'ba không', tc không đ nước ngoài đt căn c quân s trên lãnh th, không tham gia các liên minh quân s và không dựa vào mt bên đ chng li bên khác, cho nên Vit Nam s không nhp cuc do M cm đu đ ngăn chn Trung Quc hoc tr thành liên minh ca M. Hai nên s phát trin quan h kinh tế mt thiết hơn nhưng không th vượt quan h vi Trung Quc", bà Phan nói thêm.

Trả lời câu hi ca VOA tiếng Vit v vic t Hoàn cu Thi báo gn đây nói rng "s hin din thường xuyên ca các hàng không mu hm M Bin Đông trong năm nay có th làm trm trng căng thng khu vc và dn ti sóng gió trong quan h Trung – M", Thiếu tá Tim Hawkins, quân nhân phụ trách truyn thông trên tàu USS Carl Vinson, nói rng "hi quân M đã thường xuyên hot đng khu vc Thái Bình Dương, giúp duy trì hòa bình trong hơn 70 năm qua".

"Chúng tôi hoạt đng trong khu vc đ trấn an các đng minh và đi tác ca chúng tôi, duy trì n đnh khu vc và duy trì s rng m ca các tuyến hàng hi quan trng cho s thnh vượng toàn cu", ông nói thêm.

Mới nht, hôm 7/3, n phm ca t Nhân dân Nht Báo thuc Đng Cng sn Trung Quc, vn nhiu ln ch trích quan h Vit – M, viết rng "vic Trung Quc cnh giác và không vui là điu không th tránh khi, nhưng chúng tôi không nghĩ rng chuyến thăm Vit Nam ca USS Carl Vinson có th khuy đng bt n Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông]" cũng như "s không to ra bt kỳ công c đc bit nào đ gây áp lc vi Trung Quc".

Viễn Đông

*********************

Hàng không mẫu hạm Trung Quốc có đến Việt Nam sau USS Carl Vinson ? (RFA, 08/03/2018)

Từ ngày 5 đến 9/3, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của hải quân Mỹ đã có chuyến thăm lịch sử đến cảng Đà Nẵng của Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong quan hệ quốc phòng hai nước, giữa lúc Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc vẫn còn những tranh chấp chưa thể giải quyết ở Biển Đông. Chuyến thăm được cho là có thể làm Trung Quốc không mấy hài lòng. Tuy nhiên, kể từ khi chuyến thăm được công bố vào tháng 1 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã không lên tiếng phản đối như lo ngại. Có chuyên gia cho rằng, cùng với bước tiến trong quan hệ quốc phòng với Mỹ, chắc chắn Hà Nội cũng đang chuẩn bị cho những bước tiến tương tự với Trung Quốc.

tsb4

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018 - AFP

Trung Quốc tức giận

Đà Nẵng, thành phố ven biển miền Trung Việt Nam, nơi gần nhất ở Việt Nam nhìn ra Biển Đông, những ngày đầu tháng 3 đã chào đón nhóm tàu hải quân Mỹ bao gồm tàu hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc hơn 40 năm về trước.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhận định.

"Ở cấp độ cao cấp nhất của Đảng, nước Việt Nam đã muốn và sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện của tàu sân bay ở Việt Nam. Đó là chỉ dấu của sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước Mỹ và Việt Nam".

Phát biểu với báo chí hôm 5/3 trong lễ đón nhóm tàu Carl Vinson ở Đà Nẵng, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Dan Kritenbrink, cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước, và cam kết của Mỹ ở khu vực.

"Tôi thực sự cho rằng chuyến thăm cho thấy cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Đối với những lợi ích chung phía trước, Mỹ và Việt Nam có chung những lợi ích bao gồm việc duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng, thông thương và tự do hàng hải mà khu vực và các nền kinh tế đều dựa vào"

Nhưng sự có mặt của Mỹ ở khu vực Biển Đông và nhất là sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng cũng là điều có thể làm Trung Quốc khó chịu. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói :

"Điều này dĩ nhiên không thể làm Trung Quốc hài lòng, nhất là trong khung cảnh gần đây các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn với Trung Quốc".

Mặc dù giới chức chính phủ Trung Quốc không chính thức lên tiếng phản đối chuyến thăm, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc đã có những bài viết trong thời gian qua tỏ rõ sự không hài lòng về chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam. Bình luận của tờ báo hôm 7/ 3 viết rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ không thể làm đảo lộn cán cân quân sự tại Biển Đông và không thể gây sức ép lên Trung Quốc.

Hãng tin Reuters hôm 6/3 trích nguồn tin từ các nhà ngoại giao cho biết, các đặc sứ Việt Nam đã phải mất nhiều tháng trời để thuyết phục Trung Quốc không tức giận về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ, và về mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Mỹ.

Cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc

Chuyến thăm của tàu Carl Vinson lần này tới Việt Nam, một mặt khác cũng cho thấy một phần trong chiến lược cân bằng mối quan hệ giữa hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc của Việt Nam. Giáo sư Pan Jin’e thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói :

"Việt Nam luôn cẩn trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ. Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ phát triển trong những năm qua trong sự cân bằng với Trung Quốc. Quan hệ hợp tác này có ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng qua các năm Trung Quốc đã trở nên tự tin hơn về mối quan hệ này. Theo tôi đoán thì sau chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam thì hàng không mẫu hạm Trung Quốc cũng sẽ sớm đến Việt Nam. Đây là cách cân bằng quan hệ mà Việt Nam vẫn đang làm và nó không có ảnh hưởng mấy tới các quan hệ với bên ngoài đang có giữa Việt Nam và các nước. Việt Nam làm gì với Mỹ thì cũng sẽ làm tương tự với Trung Quốc".

Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ thành đối tác toàn diện vào năm 2013. Nhưng trước đó, từ năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo giáo sư Pan Jin’e kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm đến 25% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước. Với những ràng buộc về kinh tế, địa chính trị, văn hóa và lịch sử, từ trước đến nay Việt Nam luôn xác định Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách quan hệ đối ngoại của mình.

Kể từ sau khi Mỹ rỡ bỏ lệnh cậm vận đối với Việt Nam vào năm 1994, Hoa Kỳ giờ đây cũng đã trở thành đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đã đạt mức 52 tỷ đô la.

Vào năm 2015, Việt Nam và Mỹ cũng đã ký tuyên bố chung về quan hệ quốc phòng. Vào năm ngoái, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump sang Việt Nam, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần tra, giúp tăng cường khả năng bảo vệ biển của Việt Nam.

Mặc dù đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, giáo sư Pan Jin’e cho rằng Việt Nam hiện tại cảm thấy tự tin hơn trong quan hệ với Trung Quốc so với Mỹ

"Vào năm ngoái, sau đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam. Ông ấy đã nhấn mạnh tầm quan trọng quan hệ giữa hai nước. Hai bên trong những chuyến thăm khác nhau cũng đã đạt được những thỏa thuận về vấn đề Biển Đông. Cho nên tóm lại Việt Nam giờ đây cảm thấy thoải mái trong quan hệ với Trung Quốc hơn là so với Mỹ".

Chuyên gia Murray Hiebert thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ở Mỹ, cho rằng Việt Nam hiện tại vẫn còn có những lo ngại nhất định trong quan hệ với Mỹ, nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP) hồi tháng 1 năm ngoái. Đây là hiệp định mà Việt Nam mong chờ để tránh sự phụ thuộc về thương mại quá lớn vào Trung Quốc.

Không chỉ có vấn đề thương mại với Mỹ làm Việt Nam lo ngại, theo chuyên gia Murray Hiebert, Việt Nam cũng lo ngại về chính sách an ninh của Mỹ trong khu vực.

"Việt Nam vẫn không chắc về hướng đi tới trong quan hệ hai nước và quan hệ Mỹ Đông Nam Á sắp tới. Họ lo lắng là chính quyền của Trump sẽ tập trung quá nhiều vào vấn đề Bắc Hàn và thương mại với Trung Quốc thay vào khu vực Đông Nam Á. Họ cũng không hiểu hoàn toàn ý nghĩa của chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương đối với Việt Nam. Họ đánh giá cao chương trình tự do hàng hải nhưng họ cảm thấy là Tổng thống Trump đã không nói đủ về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Châu Á hồi tháng 11 năm ngoái".

Chuyên gia Murray Hiebert cho rằng, với chiến lược cân bằng quan hệ như hiện tại, Việt nam cũng không dại gì mà đi quá xa trong quan hệ với Mỹ để có thể làm người láng giềng Trung Quốc tức giận.

********************

Tàu sân bay Mỹ ghé Việt Nam : Trung Quốc mượn lời báo chí tỏ ý bất bình (RFI, 08/03/2018)

Bắc Kinh "không hài lòng" về chuyến viếng thăm Việt Nam của một tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên từ sau chiến tranh. Đây không phải là tuyên bố chính thức của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, mà là phát ngôn vào ngày 07/03/2018 của Hoàn Cầu Thời Báo, được giới quan sát mệnh danh là cái loa diều hâu của chế độ Bắc Kinh, do đảng cộng sản Trung Quốc điều hành.

tsb5

Sĩ quan Hải quân Ada Anderson của tầu sân bay Carl Vinson giao lưu với trẻ em trung tâm bảo trợ nạn nhân chất Da cam, Đà Nẵng, ngày 07/03/2018. Reuters/Kham

Trong một bài xã luận, ấn bản Anh Ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo xác nhận rằng "Việc Trung Quốc cảnh giác và tỏ ra không vui (từ nguyên văn là unhappiness) là điều khó tránh khỏi" và Bắc Kinh đang theo dõi sát các diễn biến liên quan.

Thế nhưng tờ báo cũng giảm nhẹ ngay tầm mức quan trọng của chuyến ghé cảng Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson, không tin rằng sự kiện đó có thể gây nên rắc rối cho Trung Quốc trên Biển Đông, sẽ không làm tăng sức ép trên Bắc Kinh, và việc Mỹ điều chiến hạm tới Biển Đông sẽ chỉ "lãng phí tiền bạc" mà thôi.

Hoàn Cầu Thời Báo đã gắn liền chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ với Trung Quốc và Biển Đông, vào lúc mà các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng chuyến thăm chỉ thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và là biểu tượng mạnh mẽ của quan hệ đối tác Việt-Mỹ.

Đối với phó đô đốc Phillip Sawyer, tư Lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ, sự hiện diện của ông và chiếc Carl Vinson ở Đà Nẵng "đều là vì Việt Nam". Ông không gắn liền chuyến ghé cảng Việt Nam của tàu sân bay Mỹ với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng đã nói về những quan ngại của Washington trước các động thái của Trung Quốc để áp đặt yêu sách chủ quyền. Ông cũng đồng thời nêu lên những câu hỏi chưa được giải đáp về ý đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng quân sự trong khu vực.

Trung Quốc muốn xây công viên sinh thái quốc gia ở Biển Đông

Không chỉ có quân sự, ý đồ bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông còn thể hiện trong những lãnh vực khác.

Nhân khóa họp Quốc Hội Trung Quốc, hôm 06/03/2018, nhiều quan chức cao cấp đã kêu gọi xây dựng một công viên quốc gia trong vùng Biển Đông để bảo vệ tốt hơn sinh thái biển trong khu vực.

Theo ông Đặng Tiểu Cương (Deng Xiaogang), phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, việc bảo vệ nguồn tài nguyên độc đáo và phong phú ở Biển Đông luôn luôn được coi trọng, đặc biệt là khi một số tài nguyên, như các rạn san hô, rất mong manh.

Còn bí thư đảng ủy đảng cộng sản Trung Quốc tại trường Đại Học Hải Dương Nhiệt Đới ở Hải Nam, thì nhấn mạnh rằng các tranh chấp lãnh thổ không phải là trở ngại cho ý tưởng thành lập công viên quốc gia Trung Quốc ở Biển Đông.

Có hai điểm cần lưu ý trong các tuyên bố kể trên. Trước hết đó là một công viên quốc gia Trung Quốc, tức là Bắc Kinh tự cho mình là chủ của Biển Đông.

Điểm thứ hai là gần đây, Trung Quốc đã bị giới nghiên cứu tố cáo là tàn phá môi trường tự nhiên của Biển Đông với việc nạo vét đáy biển để xây dựng các hòn đảo nhân tạo giữa Biển Đông.

Mai Vân

Quay lại trang chủ
Read 750 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)