Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

27/03/2018

Hải quân Trung Quốc ra quân ồ ạt trên Biển Đông

Tổng hợp

Quân ủy Trung ương Trung Quốc kiểm soát Hải cảnh tăng nguy cơ xung đột Biển Đông (VOA, 27/03/2018)

Quyết đnh ca Trung Quc chuyn giao quyn kim soát lc lượng tun duyên hay "Hi Cnh" cho lc lượng cnh sát vũ trang dưới quyn ch huy ca Quân y Trung uơng Trung Quc, đã làm tăng lo ngi v nguy cơ xy ra xung đt do tính toán sai lm trong vùng biển đang tranh chp Bin Đông.

bd1

Tàu Tuần duyên Trung Quc.

Hải cnh Trung Quc trước đây nm dưới quyn qun lý dân s ca Cơ quan Hi dương Nhà nước, nay đã được chuyn giao cho Cnh sát Vũ trang do Đảng cộng sản Trung Quc kim soát, theo mt thông báo ca Bc Kinh vào tun ri.

Quyết đnh này s giúp cho Ch tch Tp Cn Bình, trong tư cách Tng Tư lnh quân đi, có thêm quyn lc trc tiếp đ kim soát các tàu thuyn nhm khng đnh tuyên b ch quyn lãnh th trong khu vc.

Động thái này tinh gin hóa đi ngũ ch huy ca Lc lượng hi cnh Trung Quc nhưng cũng gây s nhp nhng trong mi quan h gia các tàu tun tra quân s và tàu tun tra dân s ti các đim tranh chp căng thng trong khu vc, như Bin Hoa Đông và Bin Đông.

Chính sự mơ h và nhp nhng đó có th làm tăng nguy cơ xy ra xung đt quân s không có ch ý, do cách hành x hung hăng hơn ca các tàu "v trng" ca lc lượng tun duyên nhm khng đnh ch quyn lãnh th ca TQ.

Hôm 21/3 Trung Quốc tuyên b tiếp tc tiến trình tp trung kim soát lc lượng hi cnh gm 200 tàu vn đã được thành lp vào năm 2013, sau khi sáp nhp bn cơ quan hàng hi khác nhau.

Quân Ủy Trung Ương, cơ quan lãnh đo ti cao ca Đng Cng Sn Trung Quc trong lĩnh vc quc phòng, đã thu tóm lc lượng Cnh Sát Vũ Trang Nhân dân (PAP) vào tháng 12/ 2017.

Trong khi Lực lượng Tun duyên ca Vit Nam trc thuc B Quc phòng, lc lượng tun duyên ca Nht Bn và Philippines trc thuc B Giao thông Vn ti. Nhưng tun duyên ca ba nước này nếu gp chung, vn chưa bng quy mô ca lc lượng Hi cnh Trung Quc.

Tuần duyên ca Hoa Kỳ trc thuc B An ninh Ni đa, nhưng khi có chiến tranh Tng thng có quyn kim soát c lc lượng này bng cách chuyn giao quyền kiểm soát lc lượng tun duyên sang cho Hi quân Hoa Kỳ.

********************

Phát hiện tàu sân bay Trung Quốc cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông (RFI, 27/03/2018)

Tàu sân bay của Trung Quốc cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Quốc xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.

bd2

Ảnh vệ tinh phát hiện tàu sân bay Trung Quốc tại Biển Đông. Reuters

Ảnh chụp của Planet Labs mà Reuters tham khảo được cho thấy chiếc tàu sân bay của Trung Quốc được khoảng 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống, di chuyển theo đội hình.

Đối với Reuters, đây là một động thái phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh hơn là một hoạt động tập trận thông thường như đã được thông báo, vì đoàn tàu chiến khá hùng hậu lại di chuyển theo đội hình, theo hai hàng dọc, với tàu sân bay Liêu Ninh ở trung tâm, mang tính phô trương hình thức để tuyên truyền, hơn là tập luyện chiến đấu thực thụ.

Nhà phân tích Collin Koh, chuyên gia về an ninh thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, đã ghi nhận tính chất hùng hậu bất thường và phạm vi hoạt đông của đội tàu : "Dựa trên ảnh vệ tinh, có vẻ Bắc Kinh muốn phô diễn năng lực hợp đồng tác chiến của Hải Quân, cho thấy lực lượng thuộc Hạm Đội Nam Hải có khả năng phối hợp với hải đội tác chiến tàu sân bay đến từ cảng Đại Liên ở phía bắc…"

Hải Quân và Hải Cảnh Trung Quốc được mở rộng đáng kể trong những năm qua, nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu và hợp đồng tác chiến của các lực lượng này vẫn ít được biết tới.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến ra Biển Đông (RFA, 27/03/2018)

Hàng chục tàu chiến của Hải Quân Trung Quốc vào tuần này đang tiến hành tập trận cùng hàng không mẫu hạm của nước này ngoài khơi đảo Hải Nam nhằm phô trương sức mạnh.

bd3

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu chiến của Trung Quốc dàn hàng song song nhau. Reuters

Các hình ảnh vệ tinh mà hãng tin Reuters được Công ty Planet Labs cung cấp chứng minh cho hoạt động đó. Theo những hình ảnh vệ tin này thì Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và cả tàu sân bay ra ngoài khơi đảo Hải Nam.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu chiến Trung Quốc dàn đội hình hàng dọc trước và sau tàu sân bay Liêu Ninh.

Cụ thể có ít nhất 40 tàu chiến các loại bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm di chuyển theo đội hình đường thẳng song song. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các tàu tiếp nhiên liệu cỡ lớn, tàu pháo và tàu tên lửa tấn công nhanh hai thân.

Một số chuyên gia cho rằng đây là hoạt động nhằm phô diễn sức mạnh quân sự lớn hiếm thấy của Hải quân Trung Quốc. Các chuyên gia cũng nhận định sự xuất hiện của hàng chục tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông lần này và cách chúng tạo thành đội hình cho thấy mục đích chính của Bắc Kinh là muốn tuyên truyền hình ảnh về sức mạnh quân sự.

Ông Jeffrey Lewis, chuyên gia an ninh thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Middlebury của Mỹ, nói rằng những hình ảnh này là minh chứng khẳng định tàu sân bay Liêu Ninh đã tham gia tập trận trên Biển Đông.

Theo cơ quan quốc phòng Đài Loan, tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu hộ tống đã đi ngang qua phía nam Đài Loan, hướng thẳng về khu vực Biển Đông ngày 25 tháng 3. Thông tin được đưa ra cùng ngày sau khi Không quân Trung Quốc tuyên bố tập trận lớn trên Biển Đông nhưng không nói rõ khu vực diễn tập.

Hiện vẫn chưa rõ đội tàu chiến sẽ di chuyển về hướng nào hay cuộc tập trận sẽ kéo dài trong bao lâu. Phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về thông tin này.

Động thái này của Bắc Kinh diễn ra chỉ vài ngày sau khi tàu khu trục USS Mustin của Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, thực hiện hoạt động tự do hàng hải FONOPs.

*********************

TQ phô trương 40 chiến hạm ở Biển Đông (BBC, 27/03/2018)

Hàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc đang tập trận ở Biển Đông, các hình ảnh chụp từ vệ tinh do Reuters thu thập được cho thấy.

bd4

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc

Ảnh vệ tinh chụp hôm thứ Hai 26/3 do Planet Labs Inc cung cấp cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đã đi vào phía Nam đảo Hải Nam trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc.

Trước đó, hải quân Trung Quốc mô tả đây là cuộc diễn tập thường niên.

Nhưng nay, có nguồn tin nói họ sẽ diễn tập hàng tháng, theo một tờ báo Úc trích lại Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc.

Xếp theo đội hình thẳng, một đội hình phù hợp hơn với phô diễn quân sự hơn là tác chiến, nhóm tàu có vẻ được dẫn đầu bởi các tàu ngầm, với phi cơ bay ở phía trên.

Hôm 26/3, Tân Hoa Xã công bố hình ảnh Không quân Quân Giải phóng 'diễn tập sẵn sàng chiến đấu' ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

"Việc tập trận của lực lượng không quân là nhằm tập dượt cho các cuộc chiến trong tương lai và là công tác chuẩn bị trực tiếp nhất cho việc chiến đấu", thông cáo của Không quân Trung Quốc viết hôm 25/3.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc cũng công bố nhịp độ tập trận dầy đặc hơn trong 2018.

"Các cuộc tập trận trong 2018 sẽ là thường lệ, và diễn ra hàng tháng, không như những năm trước", nhà phân tích quân sự Tống Trung Bình được trích lời cho hay.

bd5

Hôm 26/3, Tân Hoa Xã công bố hình ảnh Không quân Quân Giải phóng 'diễn tập sẵn sàng chiến đấu' ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Theo bài đăng hôm 26/3 trên trang The Diplomat, mặc dù Hải quân Trung Quốc nói đợt diễn tập này "không nhắm vào một nước cụ thể nào", tuyên bố này được đưa ra cùng ngày tàu hải quân USS Mustin của Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý sát một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Quần đảo Trường Sa.

Việc tàu khu trục USS Mustin áp sát Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn) để thực hiện hoạt động "tự do đi lại" khiến Bắc Kinh tức giận.

Ngay lập tức, cùng ngày, Bắc Kinh đã cử hai tàu hộ vệ ra xác định danh tính tàu Mỹ và ra cảnh báo yêu cầu tàu Mustin rời đi.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói việc áp sát Đá Vành Khăn là hành động khiêu khích từ phía Mỹ, và nói Trung Quốc cương quyết phản đối các hành động đó, điều mà Bắc Kinh nói là làm tổn hại quan hệ quân sự giữa hai quốc gia, Tân Hoa Xã tường thuật.

bd6

Tàu ngầm Trung Quốc : Hiện Trung Quốc có một căn cứ tàu ngầm ở Tam Á, trên đảo Hải Nam để kiểm soát Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhiệm Quốc Cường nói hoạt động này của Mỹ là "khiêu khích quân sự và chính trị nghiêm trọng", vẫn theo bài báo này.

Phát biểu rằng "Trung Quốc nhiệt liệt phản đối những hành động này", ông Nhiệm cảnh báo Mỹ các rằng hành động kiểu này "có thể dẫn đến hiểu lầm và thậm chí các sự cố" và "chỉ khiến cho quân đội Trung Quốc tiếp tục cải tiến khả năng phòng vệ của mình".

Những ngày trước khi tàu Mỹ vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã dấy lên.

Hôm 16/3, Tổng thống Trump ký Luật Đi lại Đài Loan, một điều luật "khuyến khích các chuyến thăm giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan ở mọi cấp".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức gửi thư phản đối chính thức động thái này.

"Các cuộc tập trận trong 2018 sẽ là thường lệ, và diễn ra hàng tháng, không như những năm trước", nhà phân tích quân sự Tống Trung Bình được trích lời cho hay.

Theo tác giả Charlotte Gao, các hoạt động gần đây của quân đội Trung Quốc không chỉ nhắm vào tàu USS Mustin, mà là một trong chuỗi câu trả lời cứng rắn đáp lại cái mà họ coi là "hành động khiêu khích" của Hoa Kỳ.

Ngoài Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập của hải quân Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có căng thẳng mới trong vùng biển nhiều tài nguyên này, với việc Việt Nam gần đây ngưng cho hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước áp lực của Trung Quốc.

******************

Philippines sẽ tuần tra tại Bãi Cạn Scaborough (RFA, 26/03/2018)

Quân đội Philippines sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay tuần tra trên khu vực bãi Scarborough ở Biển Đông, bất chấp những phản đối từ phía Bắc Kinh. Hãng tin AP trích lời Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết như vậy hôm thứ hai ngày 26/3.

bd7

Hình chụp hôm 17/5/1997 cho thấy một nhóm thủy thủ và 3 nghị sĩ Philippines đến Bãi Cạn Scarborouh nơi có cờ của Philippines do ngư dân cắm ở đó từ trước. AFP

Bãi cạn Scarborough của Philippines bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012. Bãi nằm cách đảo Luzon, phía bắc Philippines khoảng 200 km, và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000 km.

Bộ trưởng Delfin Lorenzana khẳng định Philippines sẽ tiếp tục cho máy bay bay qua khu vực bãi Scarborough vì đây là vùng đặc quyền kinh tế của nước này với chủ quyền được quốc tế công nhận.

Theo một giới chức Philippines, trước đó, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc máy bay TC-90 của Philippines bay qua vùng Scarborough với giới chức Philippines nhân cuộc gặp giữa hai bên hồi tháng trước tại Manila để thảo luận về vấn đề chủ quyền tranh chấp ở Biển Đông.

Giới chức này không nêu tên vì cho biết không được quyền thảo luận vấn đề đã được hai bên nói đến trong cuộc họp kín.

Hôm 20/3, Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana, trong một bài phỏng vấn trên truyền hình cũng cho biết Trung Quốc luôn phát cảnh báo mỗi khi máy bay nước này làm nhiệm vụ trong không phận của Philippines, cụ thể là qua các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông.

Nhật giao máy bay do thám TC-90 cho Philippines

Cũng trong ngày 26/3, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chuyển giao cho phía Philippines 3 máy bay do thám TC-90 đã qua sử dụng.

Lễ chuyển giao diễn ra tại một căn cứ hải quân ở phía Nam thủ đô Manila với sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và các giới chức hải quân khác.

Bộ trưởng Delfin Lorenzana nói tại buổi lễ rằng Philippines đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh hàng hải bao gồm cướp biển, lực lượng nổi dậy có vũ trrang ở vùng biển Sulu và nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia… Ông cho biết ba máy bay do thám của Nhật sẽ giúp tăng cường năng lực thu thập thông tin tình báo cho lực lượng hải quân Philippines.

Các máy bay Beechcraft TC-90 có thể bay ở khoảng cách 300 km, tức gấp đôi so với khoảng cách bay của những máy bay tuần tra thông thường mà Philippines hiện có.

Trước đó Nhật Bản cho Philippines thuê máy bay TC-90 nhưng sau đó chuyển thành tặng sau khi những giới hạn về tặng các thiết bị quốc phòng cho các đồng minh của Nhật được nới lỏng.

Hồi tháng 3 năm ngoái, Nhật cũng đã bàn giao cho Philippines 2 máy bay TC-90, một chiếc trong số này được Philippines sử dụng lần đầu tiên để tuần tra bãi Scarborough hồi tháng 1 vừa qua.

Quay lại trang chủ
Read 763 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)