Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/04/2018

Tù nhân lương tâm : Myanmar ân xá, Việt Nam truy lùng, Bắc Hàn gởi nô lệ sang Châu Âu

Tổng hợp

Miến Điện ân xá tù nhân nhưng vẫn giam giữ gần 200 nhà tranh đấu (RFI, 17/04/2018)

Hôm 17/04/2018, chính quyền Miến Điện thông báo trả tự do cho hơn 8.000 tù nhân, nhân dịp Năm Mới. Trong số này có 6.000 tội phạm ma túy, gần 2.000 cựu cảnh sát, quân nhân. Tuy nhiên, chỉ có 36 tù nhân chính trị được phóng thích.

tunhan1

Nhân dịp Năm Mới Miến Điện, tổng thống Miến Điện ân xá hơn 8000 tù nhân. Ảnh chụp trước của nhà tù Insein, Rangoon, ngày 17/04/2018 Reuters

Giới bảo vệ nhân quyền kêu gọi đảng cầm quyền Miến Điện khẩn cấp cải cách các luật mang tính đàn áp và thực hiện lời hứa khi tranh cử.

Thông tín viên Eliza Hunt tường trình từ Rangun :

"Trong số các tù nhân chính trị được ân xá có hai mục sư ở bang Kachin, bắc Miến Điện. Hai người bị bắt vào tháng 12/2016, sau khi chỉ cho các nhà báo những phá hủy được cho là do quân đội Miến Điện gây ra, trong các đụng độ với các lực lượng nổi dậy sắc tộc thiểu số. Vào thời điểm đó, vụ bắt bớ này đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án.

Nếu như thông báo nói trên là một tin vui với xã hội dân sự, thì trên thực tế vẫn còn gần 200 nhà hoạt động đang bị cầm tù, hoặc đang chờ ra tòa. Tình trạng này không hề thay đổi, cho dù Liên đoàn Quốc Gia vì dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, từng hứa hẹn, trước khi lên nắm quyền, là sẽ trả tự do cho toàn bộ tù nhân lương tâm.

Năm 2016, đảng Liên đoàn Quốc Gia vì dân chủ từng thông báo ân xá các tù chính trị, đặc biệt là các sinh viên tham gia biểu tình chống một cuộc cải cách trong ngành giáo dục. Theo tổ chức Human Rights Watch, chính quyền Miến Điện cũng cần phải khẩn cấp cải cách các luật đàn áp, phản dân chủ, hiện đang có hiệu lực. Đây chính là những luật được sử dụng để bịt miệng giới tranh đấu hoặc các phóng viên, như hai nhà báo của Reuters, hiện đang phải ngồi tù, vì điều tra về cuộc khủng hoảng người Rohingya. Hai nhà báo không có mặt trong danh sách những người được ân xá".

Kêu gọi Hội đồng bảo an đưa quân đội Miến Điện ra tòa quốc tế

Theo AP, hôm 16/04, trong một cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, nữ luật sư Razia Sultana đã yêu cầu đưa quân đội Miến Điện ra Tòa án hình sự quốc tế. Luật sư Sultana đã thông báo với Hội đồng bảo an về các tội ác man rợ của quân đội Miến Điện, cụ thể là hơn 300 vụ cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ em tại 17 ngôi làng của người Rohingya tại bang Rakhine. Binh lính Miến Điện cưỡng hiếp cả các em nhỏ 6 tuổi. Nhiều người bị cắt xẻo chân tay, bị thiêu sống. Cưỡng hiếp đã được sử dụng có hệ thống như một "vũ khí đàn áp" chống người Rohingya.

Theo nữ luật sư người Rohingya, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bà Razia Sultana là người điều phối hiệp hội Liên Minh vì Người Rohingya Tự Do (Coalition Free Rohingya) và cũng người sáng lập nhóm bảo vệ phụ nữ Rohingya (Rohingya Women Welfare). Bà là phụ nữ Rohingya đầu tiên trực tiếp lên tiếng tố cáo tội ác của quân đội Miến Điện trước Hội đồng bảo an, được coi như "định chế quốc tế quyền lực nhất".

Trọng Thành

**************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn bị truy nã (VOA, 17/04/2018)

Blogger Lê Văn Sơn, cu tù nhân lương tâm tng b giam cm cùng vi nhóm 14 thanh niên Công giáo năm 2011, nay b công an Thanh Hóa phát lnh truy nã.

tunhan2

Blogger Lê Văn Sơn, cựu tù nhân lương tâm từng bị giam cầm cùng với nhóm 14 thanh niên Công giáo năm 2011, nay bị công an Thanh Hóa phát lệnh truy nã.

Từ thành ph H Chí Minh, nhà hot đng Lê Văn Sơn cho VOA biết ông đã b công an Thanh Hóa phát lệnh truy nã v vic không chp hành lnh qun chế trong v án năm 2011 :

"Lệnh truy nã được phát ra vào ngày 13/4 trên trang ca công an Thanh Hóa, và h ra quyết đnh vào ngày 12/3".

Theo trang web của công an Thanh Hóa, Lê Văn Sơn đã vng mt ti đa phương t tháng 10/2015 và vì không chp hành án qun chế nên b khi t và truy nã.

Lê Văn Sơn là mt blogger và là nhà hot đng Công Giáo, ông ln đu b bt vào ngày 03/8/2011. Trong phiên tòa sơ thm ngày 8/1/2013, chính quyn Vit Nam đã xét x 14 thanh niên Công giáo & Tin lành v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn", và kết án Lê Văn Sơn 13 năm tù giam và 5 năm qun chế.

Sau đó, tại mt phiên tòa phúc thm, bn án ca Sơn được gim xung còn 4 năm tù giam và 4 năm qun chế ti đa phương.

Nhà hoạt đng 33 tui cho biết thêm :

"Sau vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành b bt vào năm 2011 và x vào năm 2013, hu hết chúng tôi đu b án tù nng và án qun chế, nhưng chúng tôi quyết đnh không chp hành án quản chế. Trước đây, các anh Trn Minh Nht, Thái Văn Dung, Nguyn Văn Oai cũng b truy nã theo điu 304. Chúng tôi quyết đnh không nhn ti, không chp nhn bn án năm 2013 mà h áp đt kết án chúng tôi. Chúng tôi bt tuân dân s".

******************

Tình trạng 'nô lệ Bắc Hàn' ở Châu Âu (BBC, 17/04/2018)

Người ta tin rằng có khoảng 150 ngàn lao động Bắc Hàn được gửi ra nước ngoài làm việc, đem về hơn một tỷ bảng Anh mỗi năm cho chính quyền Bình Nhưỡng.

tunhan3

Tình trạng 'nô lệ Bắc Hàn' ở Châu Âu

Cựu phó đại sứ Bắc Hàn tại London, ông Thae Yong-Ho, nói rằng hầu hết số tiền này được dùng để tài trợ cho chương trình hạt nhân của lãnh đạo Kim Jong-Un.

Một nhóm các phóng viên quốc tế đã điều tra trong hai năm tại Trung Quốc, Nga và Ba Lan, và nội dung cuộc điều tra mới đây được phát trong chương trình phóng sự của BBC, Panorama.

Tại thành phố Vladivostock của Nga, các phóng viên được biết hầu hết các khoản thu của công nhân Bắc Hàn đều được 'đóng góp' cho đảng cầm quyền ở trong nước.

Một số người cho biết tất cả tiền lương đều do "đội trưởng" người Bắc Hàn nhận. Một người nói chuyện với điều kiện được giấu kín danh tính cho biết chi tiết hơn rằng việc nộp tiền được gọi là "nhiệm vụ với Đảng" hoặc "nhiệm vụ cách mạng".

Khoản đóng hàng tháng hồi 10 năm về trước là 15 ngàn rouble, tương đương 260 đô la mỗi tháng, nhưng nay, ông cho biết "đã tăng gấp đôi".

Về điều kiện sinh hoạt, người công nhân Bắc Hàn này nói rằng họ "bị đối xử như chó, phải ăn uống bẩn thỉu".

Tại Ba Lan, ước tính có khoảng 800 người Bắc Hàn làm việc tại các xưởng đóng tàu, hầu hết là làm thợ hàn và lao động phổ thông.

Ở thành phố Szczecin, đóng giả làm đại diện của một công ty tuyển dụng, nhóm điều tra gặp một nhân viên bảo vệ cởi mở người Ba Lan.

"Người Bắc Hàn có mặt khắp nơi ở Szczecin. Họ làm việc cả ở đây và cả cho các công ty khác. Họ cũng giống chúng ta thời cộng sản thôi. Chị biết lý do tại sao họ không được phép nói chuyện rồi đấy. Họ rất có thể là đã bị lừa dỗ đi sang phương Tây", nhân viên bảo vệ nói với phóng viên BBC cải trang.

Qua người này, BBC tiếp cận được với người phụ trách các công nhân Bắc Hàn, và được cho biết lao động Bắc Hàn tới Ba Lan "chỉ để đi làm".

"Họ có những ngày nghỉ không được trả lương. Vào những lúc phải làm cho đúng hạn thì chúng tôi làm việc liên tục không nghỉ. Chứ không phải như người Ba Lan, chỉ làm tám tiếng một ngày rồi về nhà. Chúng tôi thì không. Chúng tôi làm việc liên tục nếu cần phải làm", người phụ trách công nhân Bắc Hàn nói.

Đại sứ quán Bắc Hàn tại Warsaw nói rằng các công dân nước họ đang làm việc phù hợp với luật pháp Ba Lan và các quy định của EU.

Chính quyền Ba Lan thì nói họ đã tiến hành kiểm tra thường xuyên, và không phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các khoản thu nhập được gửi về Bắc Hàn.

Chính quyền nói Ba Lan đã ngưng cấp giấy phép lao động mới cho người Bắc Hàn.

Liên hiệp quốc đã đồng ý ra các lệnh trừng phạt mới hồi tháng 12 năm ngoái, theo đó chấm dứt việc nhân công Bắc Hàn ra nước ngoài làm việc.

Các nước sở tại đang có lao động Bắc Hàn thì được cho thời gian hai năm để tuân thủ quy định này.

Quay lại trang chủ
Read 726 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)