Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

15/05/2018

Nhật Bản và an ninh biển, Đài Loan phản đối, Trung Quốc giám sát tiền dân

Tổng hợp

Nhật Bản : Chính sách đại dương tập trung trên an ninh biển (RFI, 15/05/2018)

Chính quyền Tokyo hôm 15/05/2018, đã thông qua một chính sách mới về đại dương, nêu bật mối quan tâm của Nhật Bản về vấn đề an ninh trên biển, trong bối cảnh đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trọng tâm mới này đã đi ngược lại với chính sách trước đây, chủ yếu tập trung trên việc phát triển tài nguyên biển.

chaua1

Các tàu của Hải Cảnh Trung Quốc và Cảnh Sát Biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang có tranh chấp. Bức ảnh được Kyodo công bố ngày 10/09/ 2013. Reuters/Kyodo

Theo hãng tin Kyodo, chính sách đại dương của Nhật đã nêu lên các mối đe dọa đến từ hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên và các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.

Trong cuộc họp với ủy ban chính phủ về chính sách biển, thủ tướng Shinzo Abe khẳng định : "Trong bối cảnh tình hình trên biển ngày càng nghiêm trọng, chính phủ sẽ nỗ lực trong việc bảo vệ cả lãnh hải quốc gia và lẫn lợi ích trên biển".

Chính sách nói rõ là tình hình an ninh biển mà Nhật phải đối phó "có rất nhiều khả năng xấu đi nếu không có biện pháp nào được đưa ra". Nhận định này dự báo việc tăng thêm ngân sách quốc phòng trong thời gian tới đây.

Chính quyền Nhật còn có kế hoạch sử dụng các trạm radar trên bờ biển, máy bay và tàu thủy của Quân Đội và Lực Lượng Tuần Duyên, kết hợp với mạng lưới vệ tinh tối tân của Cơ Quan Thám Hiểm Không Gian Nhật Bản để tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo.

Chính sách về đại dương còn nhấn mạnh trên nhu cầu hợp tác giữa Lực lượng Tuần Duyên và Cơ Quan Ngư Nghiệp để tăng cường năng lực đối phó với nạn đánh cá lậu của Bắc Triều Tiên và quốc gia khác trong bối cảnh nạn đánh bắt trái phép đang gia tăng trong vùng biển Nhật Bản.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải, chính sách mới của Nhật cũng quy định việc phát huy chiến lược "Một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa" mà thủ tướng Abe đang thúc đẩy, nhằm duy trì và củng cố một trật tự thông thoáng và tự do trong vùng, trên nền tảng tôn trọng Nhà Nước Pháp Quyền.

*********************

Đài Loan phản đối Air Canada liệt kê Đài Bắc thuộc về Trung Quốc (VOA, 15/05/2018)

Bộ Ngoi giao Đài Loan trong mt tuyên b hôm 15/5 cho biết đang yêu cầu hãng hàng không Canada "nhanh chóng sa sai" quyết đnh lit kê Đài Bc, th đô ca Đài Loan, là mt phn thuc lãnh th Trung Quc trên trang web đt vé ca hãng này.

chaua2

Máy bay của hãng hàng không Air Canada.

Không rõ thay đổi đó đã được thc hin khi nào, nhưng mi hi tun trước, các thông tin trên trang web về Đài Loan không h đ cp ti Trung Quc, theo kim tra ca hãng tin Reuters.

Phát ngôn viên của Air Canada, bà Isabelle Arthur, nói rng "chính sách ca Air Canada là tuân th tt c các quy đnh trong tt c các khu vc pháp lý trên toàn thế gii nơi máy bay ca hãng hot đng".

Bắc Kinh luôn tuyên b đo quc t tr Đài Loan là lãnh th ca Trung Quc. Đây là mt trong nhng vn đ nhy cm nht đi vi Trung Quc và là đim nóng, nơi có nguy cơ bùng n xung đt quân s. Trung Quốc tng gây áp lc đi vi các hãng hàng không phi xem Đài Loan như mt phn thuc lãnh th Trung Quc.

Trong tuyên bố, B Ngoi giao Đài Loan bày t "quan ngi sâu sc" v đng thái ca Air Canada nhc ti Đài Loan như là mt phn ca Trung Quc trên trang web đặt vé ca hãng hàng không này.

********************

Hãng Gap xin lỗi Trung Quốc vì bản đồ không có Đài Loan (RFI, 15/05/2018)

Nhãn hiệu thời trang Gap của Mỹ tối hôm qua 14/05/2018 xin lỗi Bắc Kinh vì đã bán ra một kiểu áo thun có in hình bản đồ Trung Quốc nhưng không có Đài Loan - đảo quốc độc lập trên thực tế nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là nạn nhân mới nhất từ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

chaua3

Một kiểu áo thun của Gap có in hình bản đồ Trung Quốc @rfi (Ảnh chụp màn hình)

Trên chiếc áo thun bị lên án mà Nhân dân Nhật báo đăng lên, có in một bản đồ Trung Quốc màu đỏ, nhưng không có Đài Loan. Còn theo Hoàn cầu Thời báo, bản đồ này cũng thiếu cả Biển Đông - mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ, và một phần Tây Tạng. Tờ báo nhấn mạnh, hàng trăm cư dân mạng Trung Quốc đã phản đối Gap trên mạng Vi Bác (Weibo).

Hãng Gap trong thông cáo tối qua cho biết "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc". Thông cáo viết : "Chúng tôi rất bối rối về sai lầm không cố ý này, và đang kiểm tra nội bộ để sửa chữa càng sớm càng tốt. Chúng tôi đã rút mặt hàng này khỏi thị trường Trung Quốc và đã tiêu hủy toàn bộ". Theo Hoàn cầu Thời báo, kiểu áo thun này không bán ra tại Hoa lục.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã cực lực tố cáo 36 hãng hàng không, cũng như các tập đoàn khách sạn và các công ty ngoại quốc khác vì trên trang web giới thiệu Đài Loan như một quốc gia riêng biệt. Trong số đó có chuỗi khách sạn Marriott của Mỹ và tập đoàn thời trang Zara của Tây Ban Nha. Nhà Trắng đả kích đây là hành động "phi lý theo kiểu Orwell", hàm ý các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Anh George Orwell tố cáo chủ nghĩa toàn trị trong đó công dân bị giám sát.

Người Việt phẫn nộ vì du khách Trung Quốc mặc áo đường lưỡi bò

Trong khi đó, AFP loan tin các ảnh chụp một nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo thun có in hình đường lưỡi bò, tức đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ vào thập niên 40 nhằm độc chiếm Biển Đông, đã gây phẫn nộ tại Việt Nam. Dư luận đòi hỏi phải trục xuất những người Trung Quốc này.

Nhóm khách Trung Quốc nhập cảnh vào cảng hàng không Cam Ranh tối Chủ nhật 13/5. Một cán bộ công an cửa khẩu cho hãng tin Pháp biết, cơ quan xuất nhập cảnh đã yêu cầu họ thay những chiếc áo thun này. Theo thông tin trên mạng, những người này đã mặc áo khoác bên ngoài để che đi, sau khi vào sảnh sân bay mới cởi ra.

Những tấm ảnh du khách Trung Quốc dân tộc chủ nghĩa này nhanh chóng được lan truyền trên các mạng xã hội Việt Nam, với một chữ X lớn gạch chéo trên đường lưỡi bò. AFP dẫn lời một số cư dân mạng đòi hỏi phải trục xuất ngay lập tức và cấm hẳn những người này nhập cảnh vào Việt Nam. Nhiều người nhấn mạnh Việt Nam cần phải cứng rắn hơn, không cho phép bất kỳ ai đi qua cửa khẩu nếu hộ chiếu, áo thun hay bất kỳ vật dụng nào khác có bản đồ lưỡi bò ; không để cho người Trung Quốc bóp méo sự thật về chủ quyền và lịch sử.

Thụy My

********************

Trung Quốc : Tài chính số, "lá bài" giám sát công dân (RFI, 15/05/2018)

Với thị trường 730 triệu người sử dụng internet, Trung Quốc đã trở thành trung tâm đầu não về "fintech" - tài chính số. Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ mới đang cắm rễ sâu vào xã hội tiêu dùng Trung Quốc. Baidu, Alibaba và Tencent đã biết cách phát triển các hệ thống đầy đủ bao gồm từ các dịch vụ trong cuộc sống hàng ngày cho tới tài chính. Thành công của các đại tập đoàn còn được nhân lên bởi hệ thống ngân hàng truyền thống của Trung Quốc, từ lâu nay đã "bỏ rơi" tầng lớp trung lưu để tập trung đầu tư vào doanh nghiệp. Nhưng sự phát triển nhảy vọt của tài chính số cũng có «mảng tối", đó là "tiếp tay" cho chính quyền gia tăng giám sát công dân, kiểm soát xã hội.

chaua4

Trụ sở tập đoàn Alibaba, Hàng Châu, Trung Quốc. Reuters/Chance Chan/File Photo

Trên đây là những nhận định trong vài viết "Tài chính số ở Trung Quốc : từ tài chính đến kiểm soát xã hội". Bài viết của chuyên gia Bertrand Hartemann đăng ngày 12/05/2018 trên trang mạng Châu Á Asialyst.

Đâu là những nguyên nhân khiến tài chính số thành công ở Trung Quốc ?

Sự thành công của tài chính số ở Trung Quốc có được nhờ những khát khao công nghệ mới trong xã hội, một hệ thống ngân hàng kém phát triển và hệ thống quy chế khá mềm dẻo. Thoát khỏi vụ nổ "big bang" về tài chính 2008, hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện thuộc nhóm lớn nhất toàn cầu. Nhưng với sự bảo trợ của Nhà nước, hệ thống ngân hàng Trung Quốc chủ yếu cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị hành chính địa phương. 2/3 khoản cho vay là được dành cho các đối tượng trên. Trái lại, doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu chịu sự phân phối vốn vay theo hạn định và chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp.

Một cách tự nhiên, những đại tập đoàn công nghệ số đã "lấp đầy khoảng trống" của các ngân hàng truyền thống và đáp ứng được mọi nhu cầu, kể cả tài chính và phi tài chính, với khả năng tăng trưởng rất cao, vì tầng lớp trung lưu Trung Quốc chiếm số đông nhất trên thế giới.

Tài chính số ở Trung Quốc đã phát triển đến mức nào ?

Điện thoại thông minh đã trở thành một "người bạn đồng hành" mọi lúc, mọi nơi của người tiêu dùng Trung Quốc. Smartphone được dùng để tham gia mạng xã hội, tìm kiếm thông tin, đặt chỗ ở nhà hàng, gọi taxi, thanh toán khi mua sắm ở cửa hàng, chuyển tiền cho người khác … Dùng smartphone để quét mã vạch sản phẩm và thanh toán tiền nay đã trở nên phổ biến. Tiền mặt và thẻ ngân hàng gần như đã "lỗi thời". Tới năm 2020, tiền mặt sẽ chỉ còn chiếm 30% giá trị giao dịch, so với tỉ lệ 60% vào năm 2010.

Alipay, ví điện tử của tập đoàn Alibaba hiện có tới 450 triệu người sử dụng. Mỗi ngày có không dưới 175 triệu khoản thanh toán được thực hiện bằng Alipay, trong đó 60% bằng điện thoại smartphone. Alipay hiện kiểm soát 55% giao dịch trên mạng so với con số 39% của Tenpay thuộc Wechat. Vào năm 2016, công ty tài chính của tập đoàn Alibaba quản lý ví điện tử Alipay đã huy động được số vốn khổng lồ 4,5 tỉ đô la. Theo dự kiến, Ant Financial tham gia thị trường chứng khoán với giá trị ước tính 80-100 tỉ đô la, và như vậy sẽ trở thành một trong những công ty có mức vốn chứng khoán cao nhất, hơn cả các ngân hàng lớn BNP Parisbas và Goldman Sachs.

Ngoài dịch vụ thanh toán điện tử, các tập đoàn kỹ thuật số Trung Quốc còn cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng khác. Chẳng hạn Ant Financial tung ra dịch vụ quản lý tài sản (Yu’e Bao), ngân hàng trên mạng (MYbank), trang web về tín dụng vi mô (Ant Micro Loan), hệ thống tính điểm tín dụng (Zhima Credit) và một hệ thống lưu trữ tin học từ xa cho các định chế tài chính (Ant Financial Cloud). Yu’e Bao hiện là quỹ tiền tệ lớn nhất thế giới, quản lý 250 tỉ đô la tiền gửi. Trong khi lãi suất gửi tiền ngân hàng truyền thống gần như bằng 0, thì lãi suất gửi tiền vào quỹ tiền tệ Ant Financial Cloud đạt gần 4%/năm.

Dựa vào hạ tầng của Ant Financial, trang web tín dụng vi mô Qudian đã tham gia sàn chứng khoán New York vào năm 2017 với 11,67 tỉ đô la. Qudian cho phép giới sinh viên và người làm công ăn lương trẻ tuổi mua sắm điện thoại smartphone, máy tính và các thiết bị điện tử khác theo phương thức trả sau.

Công ty bảo hiểm trực tuyến Zhong An cũng đạt mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Được thành lập vào năm 2013 dựa trên ý tưởng của Alibaba, Tencent và Ping An, Zhong An đã ký được tổng cộng 8,2 tỉ hợp đồng bảo hiểm với 543 triệu khách hàng. 300 loại bảo hiểm mà Zhong An cung cấp chủ yếu liên quan đến hàng hóa mua sắm hay dịch vụ trên mạng : bảo hiểm trong trường hợp chuyến bay bị muộn, điện thoại di động bị vỡ, bồi hoàn chi phí giao hàng nếu người mua muốn trả lại sản phẩm đã mua trên mạng … Zhong An hiện được định giá 11 tỉ đô la.

Trang Lufax lại chuyên về hoạt động cho vay ngang hàng (peer to peer hay P2P), với 32 triệu người sử dụng. Đây có thể là một trong những lĩnh vực đầu cơ cao nhất. Trong số nhiều trang tín dụng trực tuyến P2P phá sản trong thời gian qua tại Trung Quốc, có một số hãng làm ăn gian lận, chẳng hạn Ezubao. Đạt tới quy mô khổng lồ như hiện nay, thị trường tài chính trực tuyến tại Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu mang tính hệ thống và bắt đầu bị các nhà điều tiết chính sách "để mắt" tới.

Tài chính số góp phần kiểm soát xã hội như thế nào ?

Bằng cách thu thập được cả dữ liệu các nhân và thông tin tài chính của khách hàng, các tập đoàn công nghệ số của Trung Quốc ngày càng chi phối được xã hội tiêu dùng. Với các giải pháp linh hoạt, Baidu, Tencent và Alibaba đầu tư vào mọi lĩnh vực, từ tài chính cho tới chăm sóc sức khỏe.

Sự thống trị chức năng này không hề tương phản với chủ trương chỉ huy của bộ máy nhà nước Trung Quốc. Chức năng điều tiết và tối ưu hóa các trao đổi trên thị trường dần dần được trao cho "các ông lớn" trong lĩnh vực kỹ thuật số. Đổi lại, các cơ quan chức năng được các tập đoàn công nghệ số trao cho "một đại dương mênh mang dữ liệu" để theo dõi, kiểm soát các động thái xã hội và chính trị.

Sự phát triển nhảy vọt của tài chính số là một phần trong dự án của chính phủ Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính cho một xã hội tiêu dùng phồn vinh. Những đó cũng là yếu tố then chốt cho một dự án lớn về theo dõi công dân thông qua dữ liệu lớn Big Data. Các thói quen, phương thức mua sắm cũng thể hiện mạnh mẽ quan điểm, khuynh hướng văn hóa và chính trị của mỗi người, thông qua đó nhà nước Trung Quốc có thể tăng cường giám sát xã hội gắt gao hơn nữa.

Nhà nước Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch phát triển một hệ thống "tín dụng xã hội" để chấm điểm xem các công dân có đáng tin cậy hay không. Dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020, thuật toán của chương trình chấm điểm công dân được xây dựng dựa trên các phân tích về tập tính, thói quen của người dân trên mạng internet. Số điểm sẽ cho biết cá nhân đó được hưởng các dịch vụ nhà nước ở mức độ nào. Công việc phát triển hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân đã được Bắc Kinh giao cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có tập đoàn Aibaba. Còn mạng xã hội Wechat có thể sẽ được giao làm thẻ căn cước điện tử.

Những gì đang diễn ra tại Trung Quốc cho thấy nếu được thúc đẩy phát triển, mở rộng mạnh hơn nữa, tài chính số có khả năng sẽ làm suy yếu quyền tự chủ của mỗi công dân.

Thùy Dương

Quay lại trang chủ
Read 641 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)