Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/05/2018

Trung Quốc giúp Campuchia triệt nguồn sống đồng bằng sông Cửu Long

Tổng hợp

Mekong : Dự án đập thủy điện Sambor tiêu diệt nguồn cá ở Việt Nam (RFI, 18/05/2018)

Một dự án đập thủy điện của Cam Bốt do Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong sẽ tác động đến giao thông, đến nguồn cá ở hạ nguồn và sẽ gây căng thẳng với Việt Nam. Trên đây là nội dung kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institut do chính Phnom Penh yêu cầu, nhưng chính quyền Cam Bốt lại giữ im lặng.

mekong1

Bản đồ vị trí của dự án đập Sambor, Cam Bốt - Ảnh : @nhi.org

Bản tin của AP ngày 18/05/2018 cho biết một kết quả nghiên cứu về hậu quả của dự án đập thủy điện lớn nhất trên dòng sông Mekong vừa được đăng trên trang mạng của Viện Bảo Vệ Môi Trường Natural Heritage Institut, Hoa Kỳ, sau ba năm nghiên cứu và sáu tháng sau khi cung cấp cho chính phủ Cam Bốt.

Theo bản nghiên cứu này, hồ thủy điện với diện tích 620 cây số vuông sẽ "có lợi cho Cam Bốt về điện lực, nhưng làm cho Việt Nam thiệt hại nặng nề, vì ngăn chận nguồn cá từ biển Hồ đổ xuống, gây khó khăn cho lưu thông trên sông Tiền và sông Hậu".

Chưa hết, đập thủy điện do China Southern Power Grig Co, một công ty Trung Quốc thiết kế, sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở Châu thổ sông Cửu long, vựa lúa của Việt Nam không những sẽ thiếu phù sa mầu mỡ bồi đắp, mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm.

Nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, sẽ gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước láng giềng, theo Natural Heritage Institut.

Các chuyên gia tác giả bản báo cáo đề nghị Cam Bốt chọn một địa điểm khác, trên một nhánh sông khác, nhưng theo AP, chính quyền Phnom Penh, với quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, không trả lời cho dù nhận được yêu cầu từ tháng 12 năm 2017.

Bảy đập thủy điện khác của Trung Quốc xây trên thượng nguồn, trong lãnh thổ của Hoa lục, đã làm giảm phân nửa lượng phù sa của sông Mekong chảy qua năm nước Đông Nam Á.

Tú Anh

*********************

Mỹ khuyến cáo việc Campuchia xây đập trên sông Mekong do Trung Quốc hỗ trợ (VOA, 18/05/2018)

Một nghiên cu ca M cho thy đp thy đin Sambor ca Campuchia do Trung Quc h tr s hy diệt các loài hn sn trên sông Mekong. Các chuyên gia M ra khuyến cáo dng d án này nhưng chính quyn Campuchia vn im hơn lng tiếng.

mekong2

Sông Mekong đoạn đi qua Sambor Campuchia.

Hãng tin AP hôm 17/5 dẫn phúc trình ca Vin Di sn Thiên nhiên (NHI) có tr s ti Hoa Kỳ cho biết d án đp Sambor dù mang lại li ích ln v đin cho Campuchia nhưng cũng góp phn phá hu môi trường sng ca các loài thy sn trên dòng Mekong, nơi sinh kế ca hàng triu người dân.

Các chuyên gia NHI cảnh báo đp Sambor s tr thành rào cn ngăn chn s di cư ca cá t Biển H ca Campuchia, đng thi ngăn chn trm tích chy xung vùng h lưu, nơi đt nông nghip đng bng b phá hy do xâm nhp mn t nước bin.

Đập Sambor s chn lung cá t Bin H, mt chi lưu quan trng ca sông Mekong, trong khi dòng sông này đm bo an ninh lương thc cho khong 60 triu người Campuchia, Lào, Thái Lan và Vit Nam.

Thêm vào đó, khoảng 80 con cá heo nước ngt đang có nguy cơ tuyt chng sông Mekong có th b chết vì các khu vc mà chúng s dng đ trú n vào mùa khô s b lp đy do đập Sambor b ngăn gây ra s tích t ca trm tích.

Đập thy đin Sambor được Công ty Lưới đin Nam Trung Quc thiết kế, trong đó có mt h cha rng 620 km vuông, khi hoàn thành s là con đp ln nht tng được xây dng trên sông Mekong, vượt qua đp Xayaburi ở Lào, vn b các nhà môi trường phn đi trong nhiu năm qua.

Các chuyên gia NHI đã gửi báo cáo cho chính quyn Campuchia vào năm ngoái, trong đó đ xut ngưng d án này và xây nhà máy đin năng lượng mt tri đ thay thế thy đin, nhưng phía Campuchia chẳng h có phn ng gì.

Báo The Guardian của Anh nói các chuyên gia M nhn đnh d án Sambor tnh Kratie thuc Campuchia là mt v trí "ti t nht đ xây thy đin" vì có tác hi quá ln đi vi môi trường hoang dã.

Tờ Guardian dn li Th trưởng Bộ Năng lượng Campuchia Ith Praing nói : "Đây là mt vn đ nhy cm và còn quá sm đ công b thông tin v d án Sambor".

Ông Praing cho biết s không có quyết đnh nào được đưa ra trước cuc bu c tháng 7 ti. Nếu d án được thông qua, nhà thu Trung Quốc Hydrolancang International Energy Company có nhiu kh năng được chn thc hin d án thy đin Sambor.

**********************

Báo cáo của Mỹ về dự án đập Sambor ở Campuchia bị giấu nhẹm ? (Tuổi Trẻ, 17/05/2018)

Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Sambor do Trung Quốc chống lưng tại Campuchia cho thấy con đập lớn nhất nước này sẽ giết chết sông Mekong theo đúng nghĩa đen.

mekong3

Đập Hạ Sesan 2 ở Campuchia khi còn trong quá trình xây dựng. Đập này hiện đã vận hành - Ảnh : GUARDIAN

Theo báo Guardian của Anh, tác động khủng khiếp trên được cảnh báo trong một báo cáo mật do Chính phủ Campuchia thuê tư vấn thực hiện.

Phnom Penh đã được bàn giao toàn bộ tài liệu nghiên cứu 3 năm từ Viện Di sản quốc gia - một tổ chức nghiên cứu và tư vấn của Mỹ hồi năm ngoái, nhưng vì lý do nào đó đến nay chưa công bố dù nhiều tổ chức dân sự đã lên tiếng kêu gọi.

Theo những tài liệu tờ báo Anh tiếp cận được, các chuyên gia Mỹ nhận định dự án Sambor ở tỉnh Kratie thuộc Campuchia là một vị trí "tồi tệ nhất để xây thủy điện" vì tác động của nó đối với môi trường hoang dã quá lớn.

Đập Sambor sẽ chặn luồng cá từ hồ Tonle Sap (Biển Hồ), một chi lưu quan trọng của sông Mekong, trong khi dòng sông này đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 60 triệu người Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Việc Phnom Penh "ém" báo cáo làm dấy lên lo ngại Campuchia vẫn sẽ tiến hành xây đập Sambor mặc cho dự báo ảm đạm đối với số phận loài cá heo nước ngọt sông Mekong và một trong những luồng di cư cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Để hoàn thành dự án thủy điện này, người Trung Quốc đề xuất xây một con đập bê tông rộng đến 18km, cao 33m chắn ngang sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh Kratie để tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ dài 82km.

"Bên cạnh mối đe dọa đối với cá heo Irrawaddy và nghề cá, sinh kế và dinh dưỡng của các cộng đồng nông thôn sẽ bị ảnh hưởng, đẩy nhanh hơn tình trạng sụt lún tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt nam" - ông Marc Goichot, chuyên gia về nguồn nước của tổ chức WWF, nhận định về đập Sambor.

mekong4

An ninh lương thực của 60 triệu người sống dọc sông Mekong bị đập Sambor đe dọa - Ảnh: GUARDIAN

Trong phần kết luận, báo cáo của Mỹ viết : "Một con đập tại vị trí này có thể giết chết dòng sông, trừ khi được định vị lại, thiết kế và vận hành một cách bền vững. Sambor là vị trí tồi tệ nhất để xây một đập nước lớn".

Tờ Guardian dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Campuchia Ith Praing : "Đây là một vấn đề nhạy cảm và còn quá sớm để công bố thông tin về dự án Sambor".

Ông Praing cho biết sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 7 tới. Nếu dự được thông qua, nhà thầu Trung Quốc Hydrolancang International Energy Company có khả năng được chọn thực hiện dự án Sambor.

Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực”

Tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC-Mekong River Commission) lần thứ 3 tổ chức tại Campuchia với chủ đề "Một Mekong, một tinh thần chung" vào đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hiện nay, lưu vực sông Mekong phải đối mặt với những thách thức lớn với hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng, lượng phù sa và chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.

Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng hơn ở các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.

"Cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực", Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Ủy hội MRC tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan.

Phúc Long

Quay lại trang chủ
Read 739 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)