Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/05/2018

Khoan dầu trên Biển Đông : lần này sóng gió nỗi lên với… Nga

Tổng hợp

Khoan dầu trên Biển Đông : Việt Nam nói hoạt động theo luật quốc tế (VOA, 18/05/2018)

Bộ Ngoi giao Vit Nam nói trong mt thông cáo gi cho Reuters hôm 17/5 rng các hot đng du khí hàng hi ca mình là phù hp vi lut phát quc tế và được tiến hành trong vùng bin mà Vit Nam có hoàn toàn ch quyn.

dau1

Bộ ngoi giao Vit Nam đưa ra tuyên b phn ng v các hot đng ca Trung Quc trên Biển Đông qua Twitter (@PressDept_MoFA)

Thông cáo này được đưa ra mt ngày sau khi hai nguồn tin riêng ca Reuters cho biết Rosneft Vit Nam BV, thuc công ty du m quc gia Nga Rosneft, lo ngi rng công vic khoan du mi hp tác vi Vit Nam gn đây trong khu vc Bin Đông s khiến Bc Kinh ni gin.

"Như chúng tôi đã luôn khng đnh, tt c các hot đng kinh tế hàng hi ca Vit Nam, bao gm các hot đng du khí, đã được cp phép và được tiến hành trong các khu hàng hi hoàn toàn nm trong lãnh th ca Vit Nam và thuc quyn tài phán (ca Vit Nam)", người phát ngôn Lê Th Thu Hng nói trong mt thông cáo gi cho Reuters.

dau2

Công ty Rosneft của Nga lo s vic khoan thăm dò du khí ca h vi Vit Nam trên Biển Đông cũng s b Trung Quc chèn ép như h đã làm vi công ty năng lượng ca Tây Ban Nha, Repsol.

Ngày 15/5, Rosneft cho biết chi nhánh ca h ti Vit Nam đã bt đu khoan giếng LD-3P, thuc m khí Lan Đ Lô 06.1, cách b bin phía đông nam Vit Nam 370km. Lô này "nm trong khu vc đường ‘lưỡi bò’ 9 đon mà Trung Quc vch ra", theo công ty nghiên cu và tư vn năng lượng Wood Mckenzie.

Tòa trọng tài quc tế La Haye đã bác b đường ‘lưỡi bò’ 9 đon ca Trung Quc trong mt phán quyết ra vào ngày 12/7/2016. Nhưng Trung Quc ph nhn phán quyết này.

Phát ngôn viên Lục Khng ca B Ngoi giao Trung Quc hôm 17/5, khi được hi v tường trình ca Reuters v v khoan du ca công ty Nga, nói : "Không có quc gia, t chc, công ty hay cá nhân nào được phép thc hin các hot đng thăm dò hoc khai thác du khi trong vùng bin thuc thm quyn ca Trung Quc khi không được phép ca chính ph Trung Quc".

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc "kêu gi các bên liên quan tôn trng ch quyn và quyn tài phán ca Trung Quc và không làm bt c điu gì có th nh hưởng đến quan h song phương hoc hòa bình và n đnh trong khu vc".

Trong khi đó người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam nói trong tuyên b gi đến Reuters rng "các hot đng du khí ca Vit Nam được thc hin theo Công ước v Lut bin năm 1982 ca Liên Hip Quc".

Đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc đánh dấu mt khu vc rng ln trên Bin Đông mà nước này tuyên b ch quyn, bao gm c khu đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

Các bản đ khu vc cho thy lô 06.1 nm vào khong 85 km bên trong khu vc tranh chp.

Trong chưa đy 1 năm qua, Repsol, mt công ty năng lượng ca Tây Ban Nha đã b Vit Nam 2 ln yêu cu dng các d án khoan du trên vùng bin có tranh chp vi Trung Quc. Theo Reuters và BBC, Repsol phi dng khai thác khí đt vì sc ép ca Bc Kinh lên Hà Ni. Repsol đã yêu cu Vit Nam phi bi thường cho nhng thit hi t vic dng d án.

Sau 2 lần Repsol b yêu cu ngng các d án ca "Cá Rng Đ", các chuyên gia cnh báo "s không có công ty nước ngoài nào còn mun đu tư vào Vit Nam na".

Trong một ln phng vn vào tháng trước vi VOA, hai chuyên gia về Biển Đông ca M, Gregory Poling ca Vin nghiên cu chiến lược quc tế (CSIS) và Alexander Vuving ca Trung tâm nghiên cu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniels K. Inouye cho rng Vit Nam đang b Trung Quc ln át trên Biển Đông, "rơi vào thế kt" và "không biết phi tiến lên phía trước như thế nào".

Tập đoàn du khí quc gia PetroVietnam đu tháng 4 đã lên tiếng tha nhn rng tình hình căng thng trên Biển Đông s nh hưởng đến hot đng du khí ca h trong năm nay. Theo bài viết đăng ti trên trang web của PetroVietnam hôm 3/4, tp đoàn du khí này nói "nhng din biến phc tp (trên Biển Đông) s nh hưởng đến vic kêu gi các nhà đu tư nước ngoài tham gia đu tư tìm kiếm thăm dò du khí các lô còn m ca tp đoàn".

*******************

Rosneft cũng sẽ bỏ chạy như Repsol ? (CaliToday, 18/05/2018)

Sau vụ Repsol và nỗi nhục Cá Rồng Đỏ, chính thể độc đảng ở Việt có vẻ ‘khôn ra’ khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km.

dau3

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018 của Reuters/Maxim Shemetov

Nhưng ‘cái khó lại ló cái ngu’. Ngay cả Rosneft của người Nga cũng đang rơi vào tình trạng cám cảnh như Repsol của Tây Ban Nha khi bắt đầu bị Trung Quốc gây sức ép phải rời bỏ mỏ Lan Đỏ.

Theo Reuters, ngày 17/5/2018 Rosneft đã phải lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng hoạt động khoan dầu mới hợp tác với Việt Nam gần đây trong khu vực Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Tuy thông cáo của Rosneft, mà chi nhánh tại Việt Nam là Rosneft Việt Nam BV, đã nói rõ : "Khu vực thuộc Biển Đông mà Rosneft được giấy phép khai thác nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam…", và tập đoàn Nga này khẳng định là chỉ tiến hành các hoạt động "trên thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp hoàn toàn với nghĩa vụ quy định trong giấy phép hoạt động và trên tinh thần tôn trọng luật lệ của Việt Nam"., nhưng một công ty nghiên cứu và tư vấn năng lượng là Wood Mackenzie cho biết lô này nằm trong khu vực đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra.

Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Trung Quốc đã tuyên bố như trên khi được hỏi về sự kiện chi nhánh tại Việt Nam của tập đoàn Nhà Nước Nga Rosneft đã bắt đầu hoạt động khoan dầu khí tại một khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Chính thể Việt Nam, cùng nền ngân sách đang rơi vào cảnh suy kiệt mà chỉ còn trông chờ vào thói đè đầu dân chúng để tróc thuế và khai thác nguồn tài nguyên gần như duy nhất còn lại là dầu khí, đang lâm vào bi kịch không những phải ‘giương cờ trắng’ tại mỏ Cá Rồng Đỏ và mỏ Cá Voi Xanh, mà còn phải ‘quy hàng thiên triều’ ở mỏ Lan Đỏ.

Tháng Bảy năm 2017 đã xảy ra một sự kiện mà xứng đáng được liệt vào loại "nhục quốc thể" : chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" khi yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp một cách kỳ lạ với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Vào tháng Tư, 2018, một lần nữa Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Cũng vẫn do sức ép không hiểu đến mức độ nào của Trung Quốc.

Đến lúc đó, tình thế đã trở nên bi kịch hơn hẳn : không những các giàn phóng tên lửa của Việt Nam ở Trường Sa đã chẳng thể khiến Trung Quốc hoảng sợ, mà cả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu tháng Ba, 2018 – theo lời "cầu viện" chính thức của Bộ Quốc phòng Việt Nam – cũng chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc.

Và thay vì tiếp tục "can đảm bám biển", "bản lĩnh Việt Nam" lại thể hiện bằng cơ chế "tự xử" : nếu ở "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD – kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Tư năm 2018, con số bồi thường đã lên đến 200 triệu USD.

Trong khi đó, Tập Cận Bình lại cử Vương Nghị – Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc – đến Việt Nam ngay sau vụ Bãi Tư Chính lần hai, với một "tối hậu thư" : Việt Nam phải "cùng hợp tác khai thác" mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, "bản lĩnh Việt Nam" sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.

Còn bây giờ là người Nga…

Nhưng người bạn được xem là truyền thống ấy của Việt Nam lại đã không hề làm giới chóp bu Việt Nam an tâm, đơn giản là trong toàn bộ vụ Hải Dương 981 vào năm 2014, Moscow đã giữ im lặng, cho dù quốc gia này vẫn chiếm đến 90% lượng vũ khí cung cấp cho Việt Nam, tính đến thời điểm này.

Sự im lặng đầy chủ ý của người Nga có thể được lý giải phần nào : Putin đã và đang trở thành một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh lạnh đang được khởi động với người Mỹ.

Và nếu Putin và Tập Cận Bình thỏa thuận được với nhau một lợi ích nào đó lớn hơn hẳn lợi nhuận từ mỏ Lan Đỏ mà Rosneft dự định hợp tác với Việt Nam cùng khai thác, tương lai chắc chắn là Rosneft cũng sẽ phải cuốn cờ tháo chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol đã từng như thế.

Thiền Lâm

******************

Trung Quốc, Nga và Việt Nam nói gì về dự án khí của Rosneft ? (BBC, 17/05/2018)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố không đối tượng nào được tiến hành khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên khác "ở vùng biển của Trung Quốc" khi chưa được sự đồng ý của Bắc Kinh.

dau4

Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu

Cụ thể, Bắc Kinh nhắc tới hoạt động mới đây của công ty Rosneft Vietnam BV, một công ty con của hãng dầu khí quốc gia Nga Rosneft tại khu vực ngoài khơi Vũng Tàu.

"Tôi đã xem các báo cáo có liên quan. Tôi muốn nhắc lại rằng không một quốc gia, tổ chức, công ty hay cá nhân nào được tiến hành khai thác hoặc phát triển hoạt động dầu khí tại vùng biển của Trung Quốc khi chưa được phép từ phía chính phủ Trung Quốc", phát ngôn viên Lục Khảng phát biểu trong cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm, 17/5.

"Do đó, chúng tôi thúc giục các bên liên quan hãy nghiêm chỉnh tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, chớ làm gì gây ảnh hưởng tới quan hệ song phương hay hòa bình, ổn định trong khu vực".

Trong một tuyên bố đưa ra trước đó, cũng trong ngày 17/5, Rosneft nói hoạt động khoan thăm dò của hãng diễn ra trong vùng lãnh hải của Việt Nam, hai ngày sau khi công ty con của hãng bắt đầu tiến hành việc khoan thăm dò ở vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng ngày ra tuyên bố nói các hoạt động dầu khí trên biển được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế và trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

"Toàn bộ các hoạt động kinh tế trên biển của Việt Nam, gồm cả các hoạt động dầu khí, đều được cấp phép và tiến hành trên các vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng được Reuters dẫn lời.

Vị trí hoạt động mới nhất của Rosneft là trong Lô 06.01, thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ và nằm trong Bể Nam Côn Sơn.

Theo bản đồ khai thác dầu khí chính thức của PetroVietnam, thì Lô 06.1 nằm gần với bờ biển Việt Nam hơn so với các lô 07.03 và 136.03, những nơi đối tác khác của PetroVietnam đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác hồi tháng 3/2018 và 7/2017 do sức ép từ phía Bắc Kinh.

Chi nhánh của Rosneft tại Việt Nam trước đó đã tỏ ý quan ngại về việc hoạt động mới nhất của hãng có thể khiến Bắc Kinh tức giận, Reuters dẫn hai nguồn tin có liên hệ trực tiếp tới hãng, cho biết hôm thứ Tư.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Năm nói rằng hãng đã không hề tham vấn với chính phủ về hoạt động của hãng tại Biển Đông.

Theo trang tin euro-petrole.com chuyên về dầu khí, thì hiện Rosneft đang có một số dự án ở ngoài khơi Việt Nam.

Trong Lô 06.1, nằm cách bờ biển Việt Nam 370 km, chi nhánh của Rosneft tại Việt Nam là Rosneft Vietnam BV sở hữu 35% cổ phần các dự án, và đóng vai trò nhà điều hành dự án. Tại lô này có ba mỏ khí là Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại.

Trong số các dự án khác, Rosneft thông qua công ty con trên nắm 100% cổ phần và là nhà điều hành của các dự án dầu khí nằm trong Lô 05.3/11, ngay cạnh Lô 06.1. Tại lô này, Rosneft đã tiến hành khoan lần đầu tiên hồi 6/2016 và lần thứ hai trong 3/2018.

Một công ty con khác của Rosneft là Rosneft Pipeline BV nắm 32,67% cổ phần trong dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn.

Quan điểm cho đến ngày 14/04/2016 của chính quyền Nga về Biển Đông được Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov nói tại một cuộc họp báo quốc tế rằng Kremlin tôn trọng Công ước Luật biển (UNCLOS) và DOC.

Nhưng điểm đáng chú ý là ông Lavrov nhấn mạnh Nga "muốn các nước liên quan trong tranh chấp Biển Đông giải quyết 'trực tiếp' với nhau, và phê phán cách ông gọi là "quốc tế hóa" vấn đề, theo nhà nghiên cứu Anton Tsvetov.

Ông Tsvetov khi đó có bài trên trang The Diplomat (21/04/2016) nói báo chí Trung Quốc hoan nghênh lời ông Lavrov, còn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi ấy đã đáp lại bằng cách kêu gọi "tranh chấp cần được giải quyết bởi tất cả các bên liên quan".

Hồi tháng Ba, PetroVietnam yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng dự án Cá Rồng Đỏ nằm trong Lô 07/03, khiến Repsol và các đối tác thiệt hại ước tính khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà cũng Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.

Lô 136-03 là nơi PetroVietnam cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.

********************

Khoan dầu trên Biển Đông : Tập đoàn Nga bác bỏ phản đối của Bắc Kinh (RFI, 17/05/2018)

Không đầy hai hôm sau khi loan báo việc bắt đầu khoan dầu khí tại một khu vực ở Biển Đông, ngoài khơi miền Nam Việt Nam, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft hôm nay, 17/05/2018 đã lên tiếng khẳng định rằng nơi họ được phép khai thác hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam.

dau8

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018. Thegioibantin.com

Lời khẳng định này được công bố ít lâu sau khi Bắc Kinh lên tiếng cảnh cáo những ai dám thăm dò và khai thác dầu khí trên các vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo công bố tại Mátxcơva, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, mà chi nhánh tại Việt Nam vừa bắt đầu công việc khoan dầu ở Biển Đông, đã nói rõ : "Khu vực thuộc Biển Đông mà Rosneft được giấy phép khai thác nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam…".

Tập đoàn Nga khẳng định là chỉ tiến hành các hoạt động "trên thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp hoàn toàn với nghĩa vụ quy định trong giấy phép hoạt động và trên tinh thần tôn trọng luật lệ của Việt Nam".

Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Trung Quốc đã tuyên bố như trên khi được hỏi về sự kiện chi nhánh tại Việt Nam của tập đoàn Nhà Nước Nga Rosneft đã bắt đầu hoạt động khoan dầu khí tại một khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Ngày 15/05, tập đoàn dầu khí Nga loan báo là chi nhánh của họ tại Việt Nam đã bắt đầu việc khoan dò ở mỏ Lan Đỏ, thuộc lô 6.1 trên Biển Đông, ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ biển 230 hải lý. Giàn khoan Hakyryu-5 của Rosneft đã đến khu vực khoan hôm từ ngày 06/05 và cho đến hôm qua 16/05, vẫn ở trong lô khai thác.

Vào hôm qua, trích dẫn hai nguồn tin thông thạo, hãng Reuters tiết lộ rằng Rosneft đang lo ngại là hoạt động của họ ở Biển Đông sẽ chọc giận Trung Quốc. Điều khiến Rosneft lo ngại, theo Reuters, là việc công ty tư vấn và nghiên cứu năng lương Wood Mackenzie cho rằng lô dầu khí này nằm bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông. Bản đồ khu vực cho thấy là nơi khai thác nằm sâu 53 hải lý (85km) bên trong vùng tranh chấp.

Chính vì vậy, theo Reuters, phía Rosneft đã rất kín đáo trong việc thông tin về hoạt động tại mỏ Lan Đỏ.

Tháng Ba vừa qua, Việt Nam đã phải ngưng dự án khoan dầu của tập đoàn Tây Ban Nha Repsol tại mỏ Cá Rồng Đỏ, gần khu vực Lan Đỏ, sau khi bị Bắc Kinh gây sức ép. Hiện Repsol đang yêu cầu phía chính quyền Việt Nam bồi thường thiệt hại.

Bước qua tháng Tư, đến lượt tập đoàn dầu khí Nhà Nước PetroVietnam thừa nhận rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi của Việt Nam.

********************

Tới lượt công ty dầu khí Nga tại Việt Nam lo bị Bắc Kinh ‘bắt chẹt’ (VOA, 17/05/2018)

Rosneft Việt Nam BV, thuc công ty du m quc gia Nga Rosneft, va lên tiếng bày t lo ngi rng công vic khoan du mi hp tác vi Vit Nam gn đây trong khu vc Bin Đông s khiến Bc Kinh ni gin, Reuters dn hai ngun tin trc tiếp am hiu v tình hình cho biết ngày 17/5.

dau5

Logo của tp đoàn du khí quc gia Nga Rosneft ti văn phòng Moscow, Nga.

Trước đó vào ngày 15/5, Rosneft cho biết đơn v ti Vit Nam đã bt đu khoan giếng LD-3P, thuc m khí ngoài khơi Lan Đ Lô 06.1, cách phía đông nam Vit Nam 370 km. Lô này nm trong khu vc đường lưỡi bò chín đon mà Trung Quc vạch ra, theo công ty nghiên cu và tư vn năng lượng Wood Mackenzie.

Khi được hi v tường thut ca Reuters trước đó v v khoan du này, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói : "Không có quc gia, t chc, công ty hay cá nhân nào được phép thc hin các hot đng thăm dò hoc khai thác du khí trong vùng biển thuc thm quyn ca Trung Quc, khi không được phép ca chính ph Trung Quc".

Phát ngôn viên của Trung Quc nói thêm trong cuc hp báo ngày 17/5 rng : "Chúng tôi kêu gi các bên liên quan tôn trng ch quyn và quyn tài phán ca Trung Quc và không làm bất c điu gì có th nh hưởng đến quan h song phương hoc hòa bình và n đnh trong khu vc".

Đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc đánh du mt khu vc rng ln Bin Đông mà nước này tuyên b ch quyn, bao gm c nhng khu vc rng ln là khu đc quyền kinh tế ca Vit Nam.

Theo Reuters, đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc làm cho yêu sách ch quyn ca Bc Kinh tr nên "mơ h". Mc dù vy, nhng năm gn đây Trung Quc gia tăng tun tra và thc thi công lc trong khu vc, tuyên b có các quyn lch sử đi vi ngun tài nguyên và mi th ti đây.

Các bản đ khu vc cho thy lô 06.1 nm vào khong 85 km bên trong khu vc tranh chp.

Hồi tháng 3, Vit Nam đã dng mt d án khoan du lô "Cá Rng Đ" gn đó, sau khi b áp lc t phía Trung Quc, Reuters dẫn các ngun tin cho biết.

Lô này được cp phép cho tp đoàn năng lượng Tây Ban Nha Repsol.

dau6

Vẫn theo Reuters, Repsol đã yêu cu Vit Nam phi bi thường cho nhng thit hi t vic dng d án.

Lo ngại s vic tái din và áp lc t phía Trung Quc, công ty Nga Rosneft Vit Nam mun vic khoan du ít gây chú ý nht có th, bt chp tuyên b ca công ty m, các ngun tin cho Reuters biết.

Hôm 17/5, công ty mẹ ca Rosneft Vit Nam nói vic khoan du ca mình ti lô 06.1 nm trong vùng lãnh hi ca Vit Nam, và phù hp vi lut pháp Vit Nam.

Cả B Ngoi giao Vit Nam lẫn B Ngoi giao Nga đu không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

PetroVietnam cảnh báo khó khăn

Cả hai công ty Rosneft và Gazprom ca Nga đu có các d án phát trin quan trng trong vùng bin Vit Nam nm trong khu vc mà Trung Quc tuyên b ch quyền, Reuters dn li ông Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vc ti Vin ISEAS-Yusof Ishak ca Singapore cho biết.

"Mặc dù các nhà ngoi giao Nga đã kín đáo bày t quan ngi vi các đi tác M rng Trung Quc có th gây áp lc lên Moscow đ chm dt các d án này, nhưng cho đến nay Bc Kinh đã kim chế chưa làm vic này vì quan h đi tác chiến lược ngày càng gn gũi hơn gia hai nước", ông Storey nói.

"Đây sẽ là mt đòn nghiêm trng đi vi mi quan h đng minh Trung-Nga đang phát trin nhanh chóng, nếu Bắc Kinh yêu cu Moscow chm dt các d án năng lượng Vit Nam", chuyên gia ca Vin ISEAS-Yusof Ishak nói thêm.

Trung Quốc đã tr thành đim đến hàng đu ca Nga v xut khu, phn ln bi vì Nga là nhà cung cp du và khí đt ln nht cho Trung Quc, chủ yếu thông qua các đường ng dn du.

dau7

Nhân viên Rosneft tại Vit Nam đang làm vic giàn khai thác khí Lan Tây trên Bin Đông, ngoài khơi Vũng Tàu.

Việc khoan du m khí Lan Đ trong lô 06.1 s được thc hin bng cách sử dng thiết b "Hakuryu-5" ca công ty Khoan du Nht Bn, Reuters dn tuyên b ca Rosneft cho biết.

Hakuryu-5 đã được đưa đến khu vc tranh chp vào ngày 6/5, theo d liu công c theo dõi tàu Eikon ca Thomson Reuters. D liu này vn ghi nhn thiết b đang nm lô 06.1 vào cui ngày 16/5.

Việc khoan du có tm quan trng ln đi vi Vit Nam, vn đang phi vt ln đ duy trì sn lượng du thô và khí đt trong bi cnh sn lượng t các m trng đim gim và áp lc liên tc t phía Trung Quc các vùng biển tranh chp.

Hồi tháng Tư, tp đoàn du khí quc gia Vit Nam, PetroVietnam, cho biết căng thng hàng hi vi Trung Quc gây tn hi cho các hot đng thăm dò và khai thác ngoài khơi ca tp đoàn trong năm nay.

Hà Nội và Bc Kinh lâu nay vn tranh chp v ranh gii hàng hi, mt vn đ được xem là "nhy cm" v chính tr Vit Nam.

Quay lại trang chủ
Read 835 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)