Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/05/2018

Biển Đông : Trung Quốc tranh hùng, Đài Loan và Việt Nam vạ lây

Tổng hợp

Đài Loan là con cờ trong ván bài thương lượng với Trung Quốc của Hoa Kỳ ? (CaliToday, 26/05/2018)

Ngoại giao chưa bao giờ dễ dàng đối với Đài Loan và ngày càng trở nên phức tạp hơn vì họ đang bị giằng co giữa Hoa Kỳ với một nhà lãnh đạo không thể đoán trước và Trung Quốc ngày càng quyết đoán, khẳng định hòn đảo tự cầm quyền này là một phần lãnh thổ của đại lục.

dailoan1

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Photo Credit : Getty

Trong tuyên bố mạnh mẽ nhất của nữ Tống thống Đài Loan Thái Anh Văn trước áp lực từ Trung Quốc, đổ lỗi cho Bắc Kinh sau khi cắt đứt quan hệ hôm thứ Năm (24 tháng 5) với Đài Bắc.

Bà Thái cho biết Trung Quốc đang tỏ ra bất an về "những phát triển quan trọng hơn trong quan hệ giữa Đài Loan – Hoa Kỳ, và các quốc gia cùng chí hướng khác".

Mỹ vẫn là đồng minh mạnh nhất và là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, mặc dù Hoa Kỳ đã từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979 để công nhận Bắc Kinh.

Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một dự luật ‘Du Lịch" mở đường cho các chuyến thăm lẫn nhau của các viên chức cao cấp và Washington đã chấp thuận chờ đợi một giấy phép cần thiết để bán công kỷ nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan.

Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ của Đài Loan với Hoa Kỳ là điều cần thiết đối với an ninh của họ, Đài Loan cũng phải bảo vệ chống lại việc đe dọa Trung Quốc, một mối đe dọa quân sự lớn nhất, và thị trường thống trị nền kinh tế định hướng xuất khẩu của hòn đảo này.

Các viên chức Bắc Kinh đã mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan như một lời cảnh cáo chống lại chủ quyền của mình. Các nhà phân tích nói rằng đó cũng là một thông điệp gởi tới Washington.

Trong khi Đài Loan tự gọi mình là một quốc gia có chủ quyền, hòn đảo này chưa bao giờ chính thức tuyên bố tách ra khỏi lục địa và Trung Quốc cho biết thống nhất là mục tiêu cuối cùng của họ.

Kể từ khi bà Thái lên cầm quyền cách đây hai năm, Bắc Kinh ngày càng trở nên thù địch và rất nghi ngờ về truyền thống độc lập của bà.

Trung Quốc đang sử dụng nỗ lực của mình để ngăn cản Đài Loan trong các cuộc họp quốc tế và gây áp lực cho các công ty công nhận hòn đảo này là một tỉnh của Trung Quốc trên trang web của họ.

Để giảm thiểu sự đàn áp của Bắc Kinh, Đài Bắc cũng đang nỗ lực phối hợp để giành được nhiều ủng hộ quốc tế hơn.

Bà Thái đang theo đuổi hoạt động kinh doanh mới và hợp tác với các quốc gia khác, bao gồm cả "chính sách hướng nam", nhắm tới 16 quốc gia Nam và Đông Nam Á, cũng như Úc và New Zealand.

Nhiều quốc gia hơn bao giờ hết đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan sau khi Bắc Kinh ngăn chặn họ từ một cuộc họp lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này, bà Thái người cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hòn đảo đã được công nhận toàn cầu.

Ông Jonathan Sullivan, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham cho biết : "Đài Loan cần hình thành một liên minh rộng lớn hơn của những người bạn sẵn sàng để bổ sung sự hỗ trợ từ Mỹ.

Các nhà quan sát nói rằng sự thất vọng ngày càng tăng với Bắc Kinh về những cử chỉ ủng hộ mới nhất từ ​​Mỹ đối với Đài Loan trong khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang và lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.

Quan hệ với Trung Quốc "không còn phục vụ lợi ích của Mỹ", ông William Stanton, người đứng đầu Viện Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đài Loan (American Institute in Tawan, AIT) nói.

Có thể cho rằng Đài Loan là nơi tự do nhất ở Châu Á, Đài Loan tương phản hoàn toàn với nhà nước độc đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là đồng minh chiến lược Thái Bình Dương của Washington chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra cách tiếp xúc thất thường của ông Trump đối với chính sách đối ngoại và lo sợ Đài Loan có thể được sử dụng như một món đồ trong các cuộc đàm phán của ông với Trung Quốc.

"Có vẻ như là tình hình ở Mỹ báo trước tốt cho Đài Loan. Nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa nhìn thấy những lợi ích mang lại cho chúng tôi", ộng Teng Chung-chian, một giáo sư ngoại giao tại Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Bắc nói.

Mỹ đã không đưa ra các biện pháp bảo hộ thương mại đặc biệt cho Đài Loan, như giảm giá thép và nhôm, ông nói thêm.

Bất kỳ hỗ trợ nào của Hoa Kỳ nêu bật tuyên bố chủ quyền của Đài Loan cũng có thể gây ra một "phản ứng khắc nghiệt" từ Bắc Kinh, ông Kharis Templeman, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Stanford, nói.

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Wu đã bác bỏ khả năng Đài Loan được sử dụng như một con cờ thương lượng của Mỹ, nói rằng hòn đảo này có "những người bạn tốt" trong chính quyền Tổng thống Trump.

"Đài Loan, chính họ cũng là một diễn viên trên sân khấu chính trị", ông nói thêm.

"Chúng tôi cũng có thể cố gắng điều chỉnh những gì mang lợi ích tốt nhất cho Đài Loan, và cố gắng tìm chính sách phù hợp với Đài Loan".

Ngọc Thạch (Theo Straitstimes)

*****************

Trung Quốc đưa thêm vũ khí đến Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (RFA, 25/05/2018)

Hình ảnh vệ tinh chụp được kể từ ngày 12 tháng 5 vừa qua cho thấy Trung Quốc tiến hành bố trí những vũ khí mới trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.

dailoan2

Người biểu tình chống Trung Quốc ở Manila vào tháng 2 năm 2016. AFP

Chương trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến Llược Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 24 tháng 5 cho biết như vừa nêu.

Tin nêu rõ những vũ khí được phủ lại ; dẫu thế vẫn có thể suy luận đó là những loại tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình chống ngầm và những hệ thống radar đi kèm.

Theo nhận định của AMTI thì có khả năng những vũ khí mới được đưa đến Đảo Phú Lâm vào dịp Quân Đội Trung Quốc tiến hành diễn tập vào ngày 8 tháng 5 vừa qua.

Đến ngày 20 tháng 5, Kênh truyền hình FOX của Hoa Kỳ công bố những ảnh vệ tinh cho thấy vũ khí mới trên Đảo Phú Lâm vẫn còn ở đó.

Vào năm 2016, Trung Quốc từng đưa các vũ khí tương tự đến Đảo Phú Lâm. Vào tháng 10 năm ngoái, chiến đấu cơ J-11 cũng được đưa đến Phú Lâm.

Đảo này lâu nay được Trung Quốc trang bị các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho khả năng phòng không. Trên đảo có đường băng máy bay dài 2700 thước, nhà chứa máy bay và hệ thống radar.

AMTI nêu rõ đảo Phú Lâm là trung tâm hành chính và là căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hoạt động nâng cấp, bố trí vũ khí tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa là cơ sở cho công tác bố trí tại những căn cứ trên những đảo khác ở Trường Sa trong thời gian tới.

Bắc Kinh lâu nay khăng khăng cho rằng họ có chủ quyền không thể chối cãi đối với những thực thể tại Biển Đông.

Biện pháp quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này khiến Hoa Kỳ rút lại lời mời Bắc Kinh tham gia đợt tập trận Vành Đai Thái Bình Dương thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Ngay lập tức, Bắc Kinh cho rằng Washington cưỡng bức Trung Quốc từ bỏ chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam lâu nay mỗi khi có động thái nào của Trung Quốc tại Biển Đông và bị báo giới chất vấn đều lặp lại tuyên bố có chủ quyền và quyền tài phán không thể chối cãi tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1974 khi hai miền nam- bắc Việt Nam chưa thống nhất. Lúc đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý Hoàng Sa và mạnh mẽ lên tiếng hoạt động sử dụng vũ lực của Hải quân Trung Quốc.

Hành động xác quyết ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng gây quan ngại cho thế giới và nhiều nước trong khu vực. Vào ngày 25 tháng 5 ; truyền thông Philippines loan phát biểu của thượng nghị sĩ đối lập Leila de Lima kêu gọi tổng thống Rodrigo Duterte phải triệu tập ngay cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhằm giúp người đứng đầu chính phủ Manila xác định biện pháp ứng phó phù hợp.

Theo Nghị sĩ Leila de Lima thì tổng thống Philippines cần đưa ra mọi giải pháp ứng phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, từ chính sách ngoại giao mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh cũng như các nước láng giềng, cho đến việc vận dụng phù hợp các cơ chế của Liên Hiệp Quốc.

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines, ông Roilo Golez, được mạng báo Ngôi Sao Philippines dẫn lời vào ngày 25 tháng 5 rằng cần phải tiến hành cuộc chiến pháp lý như là cách ôn hòa buộc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế- PCA đã tuyên về đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn khu vực Biển Đông.

PCA vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên đường đó không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử nên vô hiệu.

****************

Ngư dân Việt lại bị tàu nước ngoài tấn công và cướp ngư cụ (RFA, 25/05/2018)

Hai tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công, cướp ngư cụ và hải sản.

dailoan3

Tàu thuyền của ngư dân ở Thừa Thiên Huế (9/2017). AFP

Báo chí trong nước loan tin này vào ngày 25/5, cho biết rằng cách đây 10 ngày khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu của ngư dân Lê Văn Nam bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.

Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu.

Báo Việt Nam không nói rõ những chiếc tàu sắt và ca nô này là của nước nào, nhưng quần đảo Hoàng Sa hiện nay do Trung Quốc chiếm đóng kể từ năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội vẫn tuyên bố rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ; tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc quản lý và tiến hành xây dựng biến đảo Phú Lâm thành một trung tâm hành chính và căn cứ quân sự.

Vào ngày 18 tháng 5 vừa qua, Trung Quốc chính thức thừa nhận đưa oanh tạc cơ H-6K xuống Biển Đông diễn tập. Sau đó, truyền thông quốc tế xác nhận oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc đáp và cất cánh từ đảo Phú Lâm.

Liên quan đến chuyện ngư dân Việt Nam bị tấn công ngoài Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của Quân đội nhân dân Việt nam, nói với các nhà báo bên hành lang cuộc họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội rằng lực lượng chức năng như cảnh sát biển phải cương quyết bảo vệ ngư dân Việt Nam chống lại việc ngư dân các nước khác vào vùng biển Việt Nam đánh cá.

Ông Nghĩa cho biết là các cơ sở hậu cần của Việt Nam trên các đảo ở Biển Đông đang được củng cố, và không quân Việt Nam cũng thực hiện những phi vụ cứu giúp ngư dân.

Trước đó, tại một cuộc họp ở Quốc hội trong kỳ họp lần này, ông Lê Chiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói rằng tình hình an ninh trên biển trong những tháng đầu năm 2018 rất phức tạp khi mà tàu đánh cá của Trung Quốc với sự trợ giúp của lực lượng chức năng của nước này đã vào sâu trong vùng biển của Việt Nam để đánh cá.

Có hai vụ nghiêm trọng là tàu Trung Quốc vào đến một khu vực chỉ cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 40 đến 50 hải lý, và có lúc vào tháng tư tàu Trung Quốc vào đánh cá chỉ cách bãi biển Đà Nẵng 30 hải lý.

Quay lại trang chủ
Read 805 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)