Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

01/07/2018

Gặp khó với Hoa Kỳ và trên Biển Đông, Trung Quốc quay sang Sri Lanka xây dựng căn cứ

Tổng hợp

Chiến tranh thương mại với Mỹ làm sản xuất Trung Quốc yếu đi (CaliToday, 01/07/2018)

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng 6 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thêm vào lo ngại nền kinh tế đang đi xuống do sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ về sự cho vay đầu tư.

Chỉ số điều hành thu mua của Cục Thống kê Quốc gia đã giảm xuống 51,5 từ mức 51,9 của tháng 5 trên thang điểm 100, trong đó con số trên 50 cho thấy khả năng tăng tốc.

tq1

Các chỉ số xuất khẩu, đơn đặt hàng mới và sản xuất của Trung Quốc đều suy yếu trong tháng 6 - Ảnh ABC News

Trung Quốc phải đối đầu với nguy cơ tăng thuế quan của Mỹ trong một cuộc tranh chấp về thương mại và công nghệ kỹ thuật nhưng các chỉ số kinh tế đã giảm sau khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát cho vay để kiềm chế nợ.

Xuất khẩu đã bị thu hẹp như là một phần của nền kinh tế Trung Quốc và đóng góp ít hơn 1 phần trăm tăng trưởng hàng năm nhưng vẫn hỗ trợ hàng triệu công việc sản xuất.

Các chỉ số xuất khẩu, đơn đặt hàng mới và sản xuất đều suy yếu trong tháng 6, theo khảo sát của NBS (National Statistics Bureau). Nó được tiến hành trong quan hệ đối tác với một nhóm ngành công nghệ kỷ thuật, Liên đoàn Hậu cần và Mua hàng Trung Quốc.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay sẽ giảm từ mức 6,9% của năm ngoái xuống còn 6,6%. Về dài hạn, IMF (International Monetary Fun) dự kiến ​​tăng trưởng sẽ giảm xuống 5,5% vào năm 2023.

Ngọc Thạch (Theo ABC NEWS)

******************

Trung Quốc sẽ thua trong bàn cờ Biển Đông (CaliToday, 01/07/2018)

Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, từng inch của nó. Tuy nhiên đó là lý do tại sao sẽ mất tất cả, một ngày nào đó.

tq2

Trung Quốc sẽ thua trong bàn cờ Biển Đông - Biếm họa : SCMP

Trong bàn cờ Biển Đông, Trung Quốc là một quốc gia đối đầu với tất cả những nước : Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam. Trung Quốc cũng đang đương đầu lại hải quân Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh và Úc. Những hải quân này đang quyết giữ luật thi hành quyền tự do hàng hải trong đường tuyến hàng hải thương mại rộng lớn. Gần 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa di chuyển qua từng năm.

Tại sao Trung Quốc lại đối đầu với những quốc gia khác ? Một trong những lý do là tuyến hàng hải Biển Đông rất quan trọng đối với viễn ảnh Trung Quốc trở thành quốc gia lãnh đạo kinh tế toàn cầu trong tương lai.

 Ông Vijay Eswaran, doanh nhân người Malaysia và Chủ tịch QI Group của các công ty cho biết : "Điều này có nghĩa là Trung Quốc có ý định con đường tơ lụa hàng hải của họ bắt đầu từ Biển Đông".

Một lý do nữa là Trung Quốc coi Biển Đông là tài sản riêng của mình. "Về mặt lịch sử, Trung Quốc luôn xem Biển Đông (SCS) là của riêng mình", ông Vijay nói thêm. Tất cả điều đó, và các nguồn tài sản ẩn giấu bên dưới mặt biển mà Trung Quốc muốn khai thác. Đó là lý do tại sao họ đang xây dựng các đảo nhân tạo.

Và điều đó nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, cần thiết để hỗ trợ và củng cố nguyên trạng chính trị.

Còn những tuyên bố chồng chéo từ các nước láng giềng thì sao ? "Trung Quốc không thấy bất kỳ tuyên bố chồng chéo nào khác từ các nước láng giềng trong vùng tranh chấp Biển Đông là một mối đe dọa", ông Vijay nói thêm.

Trung Quốc sử dụng sự đe dọa để bảo đảm rằng điều này sẽ không xảy ra. Khi Trung Quốc thua vụ trọng tài quốc tế liên quan tòa án Liên Hiệp Quốc về sự tranh chấp chủ quyền với Philippines trên Biển Đông một năm rưỡi trước đây, Bắc Kinh đã thực hiện một vài bước để bảo đảm rằng Tổng thống Duterte sẽ không làm bất cứ điều gì để thi hành lệnh đó.

Bước đầu tiên là đe dọa ông Duterte với chiến tranh nếu ông ta dám thi hành lệnh phán quyết. Bước thứ hai là hứa hẹn một sự đầu tư rộng rãi để giúp Philippines đối phó với nhiều vấn đề của họ.

Và nó đã có hiệu quả. Tổng thống Duterte nhanh chóng thay đổi đường lối, và quên tất cả về phán quyết. Gần đây hơn, Trung Quốc đã áp dụng "mô hình của Duterte" để đe dọa Việt Nam. tháng 7 năm ngoái, Việt Nam tuyên bố sẽ ngừng các nỗ lực thăm dò dầu mỏ của mình, sau một cảnh cáo rõ ràng của Bắc Kinh rằng họ sẽ tấn công các căn cứ dầu và khí đốt của Việt Nam.

Tuy nhiên, có nhiều hải quân của những quốc gia khác nhau được chuẩn bị để thách thức sự bành trướng đầy tham vọng của Trung Quốc. "Đó là ảnh hưởng tiềm năng của phương Tây, ví dụ như Mỹ, Pháp và Anh và hải quân của họ, có nhiều tác động đến chính sách của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông".

Trung Quốc có sẵn sàng chống lại thách thức này không ? Khó mà nói ra được.

Điều không khó để nói là một quốc gia chống lại tất cả quốc gia khác sẽ là kẻ thua cuộc.

Đó là những gì đã xảy ra ở Nhật Bản lân cận trong quá khứ, và nó có thể xảy ra với Trung Quốc trong tương lai.

Ngọc Thạch (theo Forbes)

******************

Sri Lanka : Hải quân kiểm soát cảng biển cho Trung Quốc thuê (RFI, 01/07/2018)

Chính phủ Sri Lanka ngày 30/06/2018 thông báo cảng biển Hambantota cho Trung Quốc thuê sẽ do hải quân Sri Lanka kiểm soát và Trung Quốc không được phép sử dụng cảng biển này cho các mục đích quân sự.

tq2

Một cảnh cảng nước sâu Hambantota, Sri Lanka. ©LAKRUWAN WANNIARACHCHI / AFP

Văn phòng thủ tướng Sri Lanka còn nêu rõ bộ tư lệnh hải quân phía nam sẽ được dời về cảng biển Hambantota, nằm dọc con đường giao thương hàng hải đông - tây.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ quan ngại cảng biển nước sâu này có khả năng mang lại cho quân đội Trung Quốc một vị thế chiến lược chắc chắn tại vùng Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, theo giải thích của AFP, do nợ Trung Quốc đến hàng tỷ đô la vay từ thời cựu tổng thống Mahinda Rajapakse để phát triển cơ sở hạ tầng, cảng biển Hambantota đã bị nhượng quyền khai thác cho Trung Quốc đến 99 năm. Nước này nắm giữ đến 70% cổ phần các hoạt động khai thác cảng biển.

Việc Trung Quốc nắm giữ đến ngần ấy cổ phần của cảng biển Hambantota đã khiến cho Ấn Độ và Hoa Kỳ lo lắng về sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường. Nhiều nước châu Á nằm trong dự án này đã vay những khoản tiền khổng lồ của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển giao thương trên bộ.

AFP nhắc lại, hồi tháng 5/2017, tân chính phủ của tổng thống Maithripala Sirisena đã từ chối cho một tầu ngầm Trung Quốc ghé cảng Colombo, ít lâu sau chuyến thăm Sri Lanka của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Minh Anh

Quay lại trang chủ
Read 594 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)