Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

03/07/2018

Nắm được Sri Lanka, Bắc Kinh quyết muốn giữ chặt

Tổng hợp

Cảng Sri Lanka : Trung Quốc bác bỏ cáo buộc từ báo Mỹ (BBC, 04/07/2018)

Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ nội dung bài trên tờ New York Times nói rằng Sri Lanka bị 'rơi vào bẫy nợ' phải để cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm.

sri1

Lễ nhượng cảng : Bộ trưởng Mahinda Samarasing nhận quà từ ông Hồ Kiến Hoa, Phó Chủ tịch CMPH, tập đoàn quản lý cảng thương mại Trung Quốc trong lễ nhượng cảng Hambantota hôm 29/07/2017 cho phía Trung Quốc

Hôm 03/07/2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng bác bỏ "tin báo chí bóp méo sự thật, hoặc do những người vô trách nhiệm, hoặc có động cơ xấu xa tạo dựng" nói về dự án của Trung Quốc ở Sri Lanka.

Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở Colombo cũng lên tiếng phủ nhận các nội dung bài trên tờ báo Mỹ đăng ngày 25/06 là "mang định kiến chính trị" và "chứa đựng sự kiện sai".

"Thật đáng khích lệ là mọi nhóm xã hội ở Sri Lanka đều đánh giá cao sự hỗ trợ to lớn của Trung Quốc và những giúp đỡ không vụ lợi để chấm dứt cuộc nội chiến và trong công cuộc tái thiết của quốc gia hải đảo", Đại sứ quán Trung Quốc nói trong một thông cáo báo chí.

Hai cáo buộc chính

Phóng sự trên New York Times "How China Got Sri Lanka to Cough up a Port" nêu ra hai vấn đề mà tờ báo này cho là rất nghiêm trọng.

Một là, "bẫy nợ" như một phần trong kế hoạch lâu dài do Trung Quốc dàn dựng từ 2005 để ảnh hưởng đến chính trị Sri Lanka, khiến cảng Hambantota được trao cho công ty Trung Quốc thuê 99 năm.

sri2

Cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa bị phê phán là quá thân với Trung Quốc và hiện bị điều tra liên quan đến "lừa đảo tài chính"

Cảng Colombo ở thủ đô Sri Lanka cũng được để cho công ty của Trung Quốc xây dựng với ngân khoản nhiều tỷ USD.

New York Times trích Wikileaks để nói rằng ngân hàng Export-Import Bank (Exim) của Trung Quốc đóng vai trò chính cho Sri Lanka vay tiền, và đổi lại, Sri Lanka phải chọn đối tác China Harbor.

Bên cạnh các điều khoản cho vay, phía Sri Lanka bị buộc phải chia sẻ tin tình báo với Trung Quốc, theo bài báo trích lời cựu đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc, Nihal Rodrigo.

Hai là, cáo buộc rằng trên 7,6 triệu USD được một công ty Trung Quốc chuyển vào chiến dịch tranh cử của nguyên Tổng thống Mahinda Rajapaksa, điều ông này và thân nhân bác bỏ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bác bỏ ý kiến tờ New York Times nêu ra rằng Bắc Kinh có ý định dùng cảng Hambantota vào mục tiêu quân sự trong tương lai.

Sang đầu tháng 7, New York Times tiếp tục lên tiếng về vụ việc này, cho rằng có chuyến "đe dọa" một số phóng viên bản địa cộng tác với tờ báo trong cuộc điều tra về tiền Trung Quốc ở Sri Lanka.

Hai phóng viên Sri Lanka bị "công kích, đe dọa" trên mạng xã hội vì cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng của ông Mahinda Rajapaksa.

Con trai ông Rajapaksa là Namal, phủ nhận có chuyện ông hay cha ông "thừa thời gian để đi đe dọa các nhà báo".

Ông Rajapaksa cùng thân nhân đang bị chính quyền Sri Lanka điều tra vì nghi vấn liên quan đến "lừa đảo tài chính và một vụ sát nhân".

Hôm cuối tuần qua, ông ra một thông cáo báo chí cuối tuần qua, nói tờ báo Mỹ "có chiến dịch bôi nhọ ông".

Mahinda Rajapaksa đã bị thất cử năm 2015 và hiện chính quyền của Tổng thống Maithripala Sirisena đang cam kết sẽ tăng cường tự do ngôn luận và phục hồi các tiêu chuẩn dân chủ, theo AFP.

Khi mới lên nắm quyền, chính phủ Maithripala cam kết sẽ "đối xử với các nước Châu Á quan trọng, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, bình đẳng".

Nhưng các khoản nợ lớn từ nhiệm kỳ trước để lại khiến họ phải trao 75% cổ phần trong cảng Hambatota vào năm 2017 cho một công ty Trung Quốc nắm 99 năm.

sri3

Chính phủ của ông Maithripala Sirisena cam kết 'đối xử với các nước Châu Á quan trọng, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, bình đẳng'

Vì vị trí địa lý đặc biệt, là đảo lớn nhất gần Ấn Độ và nhìn ra Ấn Độ Dương, Sri Lanka được Trung Quốc chú ý.

Theo Charles Haviland viết trên BBC News hồi 2015 rằng Sri Lanka đã bị kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc qua các khoản cho vay, đầu tư xây cất cơ sở hạ tầng.

"Các đường xe lửa, xa lộ mới thật là đáng nể nhưng sự dính líu của Bắc Kinh đã khiến đồng minh truyền thống của Sri Lanka là Ấn Độ có phản ứng".

Sang năm 2018, một phóng viên khác của BBC, ông Tim Luard đến thăm Sri Lanka, nước có 21 triệu dân, và nghe than thở ở nhiều nơi rằng 'tất cả đã rơi vào tay người Trung Quốc'.

******************

Sri Lanka dời căn cứ hải quân tới cảng do Trung Quốc kiểm soát (VOA, 03/07/2018)

Sri Lanka hôm 2/7 cho biết h đã di mt căn c hi quân ti mt cng do Trung Quc xây dng và kiểm soát. Đng thái được cho là s tăng cường an ninh ti mt hi cng mà các cường quc nước ngoài lo s Trung Quc có th dùng vào các mc đích quân s.

sri4

Quang cảnh hi cng nước sâu Hambantota ca Sri Lanka nơi mt công ty ca Trung Quc đang thuê 99 năm. Sri Lanka va thông báo s chuyn căn c quân s ti khu vc hi cng này.

Căn cứ này, hin đang nm khu du lch Galle, s được di chuyn 150 km v hướng đông dc theo b biển phía Nam Sri Lanka, ti Hambantota, tiến gn hơn ti mt thy l quan trng gia Châu Á và Châu Âu.

Cảng nước sâu tr giá 1,5 t USD có nhiu kh năng s đóng mt vai trò quan trng trong sáng kiến "Vành đai, con đường" ca Trung Quc và nm trong tha thuận thuê đt ti 99 năm ca công ty Trung Quc Merchants Port Holdings vi giá 1,12 t USD.

Các nguồn tin ngoi giao và ca chính ph Sri Lanka cho Reuters biết rng M, n Đ và Nht Bn đã nêu lên nhng quan ngi rng Trung Quc có th s dng cng này như mt căn c quân s ca h.

Chính phủ Sri Lanka và s quán Trung Quc Colombo đã gt sang mt bên nhng quan ngi đó. Tha thun cho thuê cng có ghi thêm mt điu khon xác đnh rng cng không th được s dng vào các mc đích quân s.

"Sri Lanka đã cho phía Trung Quốc biết rng cng Hambantota không th được s dng cho các mc đích quân s", văn phòng Th tướng Ranil Wickremesinghe nói trong mt thông cáo.

Nguồn tin này cho biết : "Không có gì phi lo s, bi vì an ninh bến cng nm dưới quyền kim soát ca Hi quân Sri Lanka".

Người phát ngôn Hi quân Sri Lanka, Dinesh Bandara, cho biết mt đơn v hi quân đã được thành lp Hambantota và công vic xây dng cho căn c này đang được tiến hành.

Từ Bc Kinh, người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quốc, Lc Khng, nói d án cng Hambantota có mc đích giúp Sri Lanka đt được mc tiêu tr thành mt trung tâm hu cn cho khu vc n Đ Dương – điu này có li cho s phát triu kinh tế ca nước này cũng như ca khu vc.

Quay lại trang chủ
Read 596 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)