Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/07/2018

Việt Nam và Hoa Kỳ : chiến lược Biển Đông và RIMPAC 2018

Tổng Hợp

Việt Nam trong chiến lược của Hoa Kỳ (RFA, 26/07/2018)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa qua đến Hà Nội trong hai ngày 8-9/7/2018. Chuyến thăm được đánh giá không chỉ có tác động đến quan hệ song phương, mà còn thể hiện sự nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy kiến tạo cấu trúc an ninh khu vực tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà trong đó Việt Nam có vị trí quan trọng.

chienluoc1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 9/7/2018. AFP

Chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia trong nước về chuyến thăm đó.

Quan hệ song phương nhiều tiến triển

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất mà ông Mike Pompeo chọn đến thăm trong chuỗi công du Châu Á vừa qua và cũng là lần đầu ông đến Hà Nội trên cương vị đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.

Chuyến thăm này là sự nối tiếp của hai chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 11/2017 và của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hôm 24/1 năm nay. Trong chuyến thăm lần này, ông Mike Pompeo đã tiếp xúc với Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm với người đồng cấp - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ việc giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế mà Việt Nam luôn đưa ra. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thúc đẩy việc triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ với ba tiêu chí : ổn định – sâu rộng – hiệu quả.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước các doanh nhân hai nước, theo đánh giá của Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, là “đậm đà cảm xúc cá nhân” về quan hệ Việt – Mỹ phong phú và sâu sắc, bao gồm cả cuộc chiến tranh Việt Nam mà hai bên đang quyết tâm “bất chấp những khó khăn to lớn để gác lại quá khứ và hướng tới tương lai”.

“Mỹ ghi nhận sự thành công về các mặt của Việt Nam, từ xóa đói giảm nghèo, đến tiến độ thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt, cho đến những cam kết chung giữa hai nước đối với tương lai bang giao, tương lai khu vực. Ngoại trưởng Pompeo thậm chí còn nói, những năm 60-70 thế kỷ trước, chẳng ai dám nghĩ sẽ có lúc ngoại trưởng Mỹ có thể gặp tổng bí thư Việt Nam ở ngay giữa Hà Nội để đàm đạo với nhau về tầm nhìn chung cho công việc hợp tác giữa hai nước.”

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh ở cuối bài phát biểu : “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực vì một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, một quốc gia tham gia thương mại công bằng và đối ứng, đóng góp vào tình hình an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền, pháp trị”.

Mượn Việt Nam để nhắn nhủ Bắc Hàn

Trong chuyến công du Châu Á lần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo, vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên ở vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước cộng đồng doanh nghiệp Việt – Mỹ tối 8/7 tại Hà Nội có đoạn : “Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác tưởng chừng như không tưởng mà chúng tôi có với Việt Nam ngày hôm nay, tôi có một thông điệp với Chủ tịch Kim Jong Un : Tổng thống Trump tin rằng nước ngài có thể tái tạo lại con đường này. Nó sẽ là của ngài nếu ngài nắm lấy cơ hội này. Phép màu này có thể là của ngài ; nó cũng có thể là phép màu của ngài ở Bắc Hàn”.

chienluoc2

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 8/7/2018. AFP

Ông Pompeo muốn nêu Việt Nam như một minh chứng sống động cho việc chuyển từ đối địch sang đối thoại và hợp tác với Hoa Kỳ - “một chìa khóa dẫn tới sự trỗi dậy lớn của Việt Nam trong vòng vài thập kỷ qua” để hướng đến sự thịnh vượng và phát triển. Việt Nam cũng có thể là hình mẫu cho Bắc Hàn nghiên cứu để cải cách kinh tế, mở rộng quan hệ bang giao – thương mại với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.

“Mỹ đã chọn Việt Nam trong chuyến công du Châu Á lần này làm địa điểm trung chuyển để chuyển các thông điệp kép của chính quyền Trump. Điều này có ý nghĩa ở chỗ, Mỹ ghi nhận vai trò của Việt Nam trong khu vực nói chung và cũng có ý nghĩa gửi gắm, ít nhất ở sự đồng cảm, cao hơn nữa là đón đợi việc Việt Nam hỗ trợ Mỹ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.”

Tới trung tâm “Indo-Pacific” để củng cố chiến lược an ninh khu vực

Một vấn đề trọng tâm khác trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo là việc thúc đẩy, củng cố cho chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Tổng thống Donald Trump công khai tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng hồi tháng 11/2017.

Trong các cuộc tiếp xúc, hội đàm tại Hà Nội, ông Mike Pompeo ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả hơn.

Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Hoa Kỳ có ý muốn vận động sự ủng hộ và tham gia của Việt Nam và ASEAN vào việc xây dựng “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – điều mà Trung Quốc từng cảnh báo, đe dọa một cách bóng gió trên báo chí.

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, Hoa Kỳ đang triển khai một kế hoạch tổng thể nhằm đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc trên nhiều mặt trận và nhiều con đường, trong đó có chiến lược “Ấn Độ- Thái Bình Dương” – nhằm tạo thế cân bằng động mới trong khu vực.

“Ông ngoại trưởng Mỹ đến đây và đưa một thông điệp sự hình thành một tình hình mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ báo gì cho Việt Nam ? Theo tôi nghĩ, họ nói rằng, đây là cơ hội cho các anh đấy. Đứng dậy đi ! Tổ chức lại đi ! Nâng năng lực của mình đi, tham gia vào các mối quan hệ ấy.”

Ông Nguyễn Khắc Mai nhận định, Việt Nam có vị thế ngày càng cao trong mắt Hoa Kỳ bởi vị trí địa chính trị chiến lược, mối quan hệ song phương ngày càng sâu sắc, và quan trọng nhất là đối với chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Theo ông, một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhận thức được điều này và sự cần thiết của việc tham gia vào chiến lược này của Mỹ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động còn là hành trình dài, phụ thuộc vào ý chí của giới lãnh đạo, cũng như vai trò tác động của Trung Quốc trong nền chính trị Việt Nam. Nhưng hơn hết, Việt Nam cần tận dụng vị thế của mình trong quan hệ với Mỹ và vị trí địa chính trị chiến lược trong cấu trúc an ninh khu vực mới đang hình thành.

“Tôi đánh giá thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ giao cho Việt Nam là rất hay, rất quan trọng. Vấn đề là Việt Nam tiếp nhận thông điệp ấy và tổ chức cái năng lực của mình như thế nào để tham gia. Rút cái lợi ích từ đó cho bản thân dân tộc mình.”

Trong thời gian tới, theo sự bàn thảo của Ngoại trưởng Mike Pompeo và người đồng cấp Phạm Bình Minh vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí ưu tiên thúc đẩy trao đổi đoàn, đặc biệt là trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Điều đó có nghĩa rằng, các chuyến thăm của quan chức cấp cao hai bên sẽ còn “tăng dày”, bởi những vấn đề song phương và đa phương đan xen ngày càng nhiều trong quan hệ hai nước.

**********************

RIMPAC 2018 : Mỹ, Nhật, Úc tập đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc ? (RFI, 26/07/2018)

Ti cuc tp trn hi quân quc tế RIMPAC 2018 do M t chc ngoài khơi qun đo Hawaii (Hoa K), hôm 19/07/2018, lc lượngM và đng minh đã tiến hành thành công mt bài tâp Đánh Chìm Chiến Hm SINKEX th hai, tiếp theo sau bài tp th nht, thc hin hôm 12/07. Theo gii chuyên gia quân s, lot bài tp này có th được coi là mt tín hiu cnh cáo nhm vào Trung Quc, vn đã c mt chiếc tàu do thám thuc loi ti tân ca h đến khu vc đ theo dõi.

chienluoc3

Lc quân Nht Bn bn tên la đa đi hm t đo BARKING SANDS (Hawaii), nhân cuc tp trn RIMPAC 2018 ngày 12/07/2018 ngoài khơi Hawaii (M)U.S. Army photo by Capt. Rachael Jeffcoat

Theo trang mng nht báo Maui Now phát hành ti Hawaii ngày 20/07, trong bài tp SINKEX th hai, ha lc tht t mt chiến hm và mt chiến đu cơ tham gia cuc tp trn RIMPAC đã đánh chìm chiếc tàu khu trc cũ USS McClusky vùng bin sâu, cách đo Kauaʻi 55 hi lý v phía bc.

Đi vi các chuyên gia quân s, thành công trong vic thc hin các bài tp cho phép các lc lượng tham gia nâng cao lòng t tin vào các loi vũ khí, thiết b mà h được trang b và rèn luyn trong thc tế k năng s dng các loi khí tài đó, nhng điu mà h không th có được mt cách đy đ nếu ch da vào các bài hc lý thuyết.

SINKEX 2018 phi hp M, Nht, Úc và Hi-Lc-Không Quân

Đây không phi là ln đu tiên mà lc lượng tham gia RIMPAC rèn luyn k năng đánh chìm chiến hm ca đi phương, nhưng năm nay, các bài tp SINKEX đã cha đng nhiu yếu t mi.

Đc bit nht là s kin ln đu tiên lc lượng M, Nht đã dùng đến loi tên la ven b Naval Strike Missile trên nguyên tc là ca binh chng Lc Quân - đ tn công và phá hy tàu đch. Yếu t này được thy trong bài tp bn đn tht ngày 12/07.

Đây là bài din tp phi hp lc lượng ca ba nước tham gia RIMPAC 2018 là M, Nht Bn và Úc, đng thi phi hp ba binh chng khác nhau : Hi Quân, Không Quân và Lc Quân.

Mt cách c th, đ đánh chìm chiếc USS Racine, mt tàu tun duyên cũ ca M được dùng làm mc tiêu ngoài khơi xa, cách b khong 100km, Lc Quân Nht Bn và Hoa Kỳ đã s dng các loi tên la đa đi hm, trong lúc tàu chiến và tàu ngm ca Hi Quân M thì s dng các vũ khí thông dng là tên la và ngư lôi. Mt chiếc phi cơ trinh sát chng ngm P-8A Poseidon ca Không Quân Úc cũng tham gia cuc tn công. Phn đnh v mc tiêu do phi cơ trinh sát hàng hi và drone Gray Eagle ca Không Quân M, cùng máy bay trc thăng Apache ca Lc Quân M, cung cp.

Điu được hu như toàn b các nhà quan sát nêu bt là s kin ln đu tiên M và Nht Bn đã dùng đến h thng tên la ven b ca Lc Quân đ tn công tàu chiến ngoài khơi xa. M đã dùng đến h thng tên la ven b thế h 5 NSM, trong lúc Nht Bn s dng loi tên la đa đi hi Mitsubishi Type 12.

Tín hiu gi đến Trung Quc

Chuyên gia phân tích Christopher Woody trên trang mng báo Business Insider ngày 17/07 ghi nhn là bài tp hp đng binh chng đ đánh chìm tàu đch trong phiên bn mi đã được M và đng minh thc hin trong bi cnh căng thng vi Trung Quc trong khu vc ngày càng tăng.

Có l chính vì vy mà bài tp đã bao hàm mt s nhân t mi cho thy rõ các phương án mà M và đng minh đang chun b đ đi phó vi các mi đe da mi hay tim tàng vùng Thái Bình Dương.

Nht Bn chng hn đã tr thành mt tác nhân tích cc. Tướng Robert Brown, tư lnh Lc Quân Hoa Kỳ ti Thái Bình Dương, nêu bt s kin «ln đu tiên trong lch s» tên la ca Nht Bn đã hòa vào màng lưới ha lc chung ca M đ nhm vào mt con tàu.

Bên cnh đó, M cùng đng minh cũng đt trng tâm vào vic dùng tên la đt trên b trong bi cnh các vùng bin và duyên hi ngày càng có thêm đi th tranh chp. Đô đc Harry Harris, thi còn đng đu B Tư lnh Thái Bình Dương ca Hoa K nhn đnh : «Các nước như Trung Quc, Iran và Nga đang thách thc uy lc ca M trên bin bng nhng loi tên la chng hm ngày càng tinh vi hơn».

Trong bi cnh đó, tên la tm xa, di đng, bn đi t đt lin được xem là mt la chn khác đ đánh vào tàu đch khi hot đng ca tên la chng hm trên các chiếc tàu đó hn chế hot đng ca lc lượng Hi Quân trong vùng tranh chp.

Khái nim bo v qun đo archipelagic defense

Theo nhn xét ca David B. Larter trên DefenseNews ngày 21/05, s phi hp liên binh chng và liên quc gia c th hóa mt khái nim mà c quân đi Nht Bn ln Hoa K đã phát trin, được gii chuyên gia biết đến dưới tên gi chiến thut "bo v qun đo", ch trương s dng các đơn v trên b đ cn đường đi ca lc lượng Trung Quc bng cách trin khai các h thng chng hm và tên la phòng không trên khp các chui đo khu vc Châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiu nhà phân tích cho rng vic trin khai lc lượng b binh được võ trang bng tên la chng hm và phòng không trên khp các đo, s gây khó khăn cho Trung Quc trong điu được cho là mc tiêu dùng sc mnh quân s kim soát 1,7 triu dm vuông ca hai vùng Bin Đông và Bin Hoa Đông.

Trong mt bài báo đăng năm 2015 trên tp chí Foreign Affairs, nhà phân tích Andrew Krepinevich đã lp lun rng vic trin khai Lc Quân trên Chui Đo Th Nht, t cc nam qun đo Nht Bn, qua Bin Hoa Đông, xung đến Bin Đông, có th buc được Trung Quc thay đi cách chơi.

Tác gi viết : «Nếu mun Bc Kinh thay đi tính toán, Washington phi tước được kh năng ca Trung Quc kim soát bu tri và vùng bin xung quanh Chui Đo Th Nht, vì Quân Đi Trung Quc cn phi thng tr c lãnh vc này đ cô lp Nht Bn Hoa K cũng phi gn kết mng lưới chiến đu ca các đng minh vi mng lưới ca mình, đng thi tăng cường năng lc ca đng minh - c hai điu này đu s giúp chng li nhng n lc ca Quân Đi Trung Quc nhm thay đi cán cân quân s ca khu vc Nhng mc tiêu đó có th đt được vi các lc lượng trên b, vn không thay thế mà ch b sung cho Không Quân và Hi Quân.»

Vào lúc mi hình thành, chiến thut dùng lc lượng trên b đ tham gia hi chiến đã thu hút được mt s chú ý, nhưng gii lãnh đo Lc Quân Hoa K chưa quan tâm lm vì đa s lc lượng này đóng ti Châu Âu.

Đến năm 2016, nhân mt hi ngh ti Hawaii, chính đô đc Harry Harris, lãnh đo toàn b lc lượng M Thái Bình Dương, đã yêu cu Lc Quân suy nghĩ v cách s dng các h thng tên la trên b đ tn công chiến hm trên bin.

Vi các bài tp SINKEX phiên bn mi được đưa vào cuc tp trn RIMPAC 2018, chiến thut trên đã được đy mnh. Đô đc Phil Davidson, người kế nhim ông Harry Harris làm lãnh đo B Tư Lnh n Đ-Thái Bình Dương ca Hoa K, thm đnh rng bài tp SINKEX đã chng t được năng lc hy dit và thích ng ca các lc lượng M và đng minh.

Theo đô đc Davidson : «Khi Hi Quân đưa k thù vào gn b, Lc Quân có th tn công chúng. Ngược li, khi Lc Quân đy k thù ra ngoài khơi xa, thì chúng cũng b lt vào ha lc ca Hi Quân».

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 690 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)