Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam trong chiến lược của Hoa Kỳ (RFA, 26/07/2018)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa qua đến Hà Nội trong hai ngày 8-9/7/2018. Chuyến thăm được đánh giá không chỉ có tác động đến quan hệ song phương, mà còn thể hiện sự nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy kiến tạo cấu trúc an ninh khu vực tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà trong đó Việt Nam có vị trí quan trọng.

chienluoc1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 9/7/2018. AFP

Chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia trong nước về chuyến thăm đó.

Quan hệ song phương nhiều tiến triển

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất mà ông Mike Pompeo chọn đến thăm trong chuỗi công du Châu Á vừa qua và cũng là lần đầu ông đến Hà Nội trên cương vị đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.

Chuyến thăm này là sự nối tiếp của hai chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 11/2017 và của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hôm 24/1 năm nay. Trong chuyến thăm lần này, ông Mike Pompeo đã tiếp xúc với Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm với người đồng cấp - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ việc giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế mà Việt Nam luôn đưa ra. Còn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thúc đẩy việc triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ với ba tiêu chí : ổn định – sâu rộng – hiệu quả.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước các doanh nhân hai nước, theo đánh giá của Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, là “đậm đà cảm xúc cá nhân” về quan hệ Việt – Mỹ phong phú và sâu sắc, bao gồm cả cuộc chiến tranh Việt Nam mà hai bên đang quyết tâm “bất chấp những khó khăn to lớn để gác lại quá khứ và hướng tới tương lai”.

“Mỹ ghi nhận sự thành công về các mặt của Việt Nam, từ xóa đói giảm nghèo, đến tiến độ thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt, cho đến những cam kết chung giữa hai nước đối với tương lai bang giao, tương lai khu vực. Ngoại trưởng Pompeo thậm chí còn nói, những năm 60-70 thế kỷ trước, chẳng ai dám nghĩ sẽ có lúc ngoại trưởng Mỹ có thể gặp tổng bí thư Việt Nam ở ngay giữa Hà Nội để đàm đạo với nhau về tầm nhìn chung cho công việc hợp tác giữa hai nước.”

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh ở cuối bài phát biểu : “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực vì một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, một quốc gia tham gia thương mại công bằng và đối ứng, đóng góp vào tình hình an ninh quốc tế và tôn trọng nhân quyền, pháp trị”.

Mượn Việt Nam để nhắn nhủ Bắc Hàn

Trong chuyến công du Châu Á lần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo, vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên ở vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo trước cộng đồng doanh nghiệp Việt – Mỹ tối 8/7 tại Hà Nội có đoạn : “Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác tưởng chừng như không tưởng mà chúng tôi có với Việt Nam ngày hôm nay, tôi có một thông điệp với Chủ tịch Kim Jong Un : Tổng thống Trump tin rằng nước ngài có thể tái tạo lại con đường này. Nó sẽ là của ngài nếu ngài nắm lấy cơ hội này. Phép màu này có thể là của ngài ; nó cũng có thể là phép màu của ngài ở Bắc Hàn”.

chienluoc2

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 8/7/2018. AFP

Ông Pompeo muốn nêu Việt Nam như một minh chứng sống động cho việc chuyển từ đối địch sang đối thoại và hợp tác với Hoa Kỳ - “một chìa khóa dẫn tới sự trỗi dậy lớn của Việt Nam trong vòng vài thập kỷ qua” để hướng đến sự thịnh vượng và phát triển. Việt Nam cũng có thể là hình mẫu cho Bắc Hàn nghiên cứu để cải cách kinh tế, mở rộng quan hệ bang giao – thương mại với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.

“Mỹ đã chọn Việt Nam trong chuyến công du Châu Á lần này làm địa điểm trung chuyển để chuyển các thông điệp kép của chính quyền Trump. Điều này có ý nghĩa ở chỗ, Mỹ ghi nhận vai trò của Việt Nam trong khu vực nói chung và cũng có ý nghĩa gửi gắm, ít nhất ở sự đồng cảm, cao hơn nữa là đón đợi việc Việt Nam hỗ trợ Mỹ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.”

Tới trung tâm “Indo-Pacific” để củng cố chiến lược an ninh khu vực

Một vấn đề trọng tâm khác trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo là việc thúc đẩy, củng cố cho chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Tổng thống Donald Trump công khai tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng hồi tháng 11/2017.

Trong các cuộc tiếp xúc, hội đàm tại Hà Nội, ông Mike Pompeo ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả hơn.

Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Hoa Kỳ có ý muốn vận động sự ủng hộ và tham gia của Việt Nam và ASEAN vào việc xây dựng “một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – điều mà Trung Quốc từng cảnh báo, đe dọa một cách bóng gió trên báo chí.

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, Hoa Kỳ đang triển khai một kế hoạch tổng thể nhằm đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc trên nhiều mặt trận và nhiều con đường, trong đó có chiến lược “Ấn Độ- Thái Bình Dương” – nhằm tạo thế cân bằng động mới trong khu vực.

“Ông ngoại trưởng Mỹ đến đây và đưa một thông điệp sự hình thành một tình hình mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ báo gì cho Việt Nam ? Theo tôi nghĩ, họ nói rằng, đây là cơ hội cho các anh đấy. Đứng dậy đi ! Tổ chức lại đi ! Nâng năng lực của mình đi, tham gia vào các mối quan hệ ấy.”

Ông Nguyễn Khắc Mai nhận định, Việt Nam có vị thế ngày càng cao trong mắt Hoa Kỳ bởi vị trí địa chính trị chiến lược, mối quan hệ song phương ngày càng sâu sắc, và quan trọng nhất là đối với chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Theo ông, một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhận thức được điều này và sự cần thiết của việc tham gia vào chiến lược này của Mỹ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động còn là hành trình dài, phụ thuộc vào ý chí của giới lãnh đạo, cũng như vai trò tác động của Trung Quốc trong nền chính trị Việt Nam. Nhưng hơn hết, Việt Nam cần tận dụng vị thế của mình trong quan hệ với Mỹ và vị trí địa chính trị chiến lược trong cấu trúc an ninh khu vực mới đang hình thành.

“Tôi đánh giá thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ giao cho Việt Nam là rất hay, rất quan trọng. Vấn đề là Việt Nam tiếp nhận thông điệp ấy và tổ chức cái năng lực của mình như thế nào để tham gia. Rút cái lợi ích từ đó cho bản thân dân tộc mình.”

Trong thời gian tới, theo sự bàn thảo của Ngoại trưởng Mike Pompeo và người đồng cấp Phạm Bình Minh vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí ưu tiên thúc đẩy trao đổi đoàn, đặc biệt là trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Điều đó có nghĩa rằng, các chuyến thăm của quan chức cấp cao hai bên sẽ còn “tăng dày”, bởi những vấn đề song phương và đa phương đan xen ngày càng nhiều trong quan hệ hai nước.

**********************

RIMPAC 2018 : Mỹ, Nhật, Úc tập đánh chìm tàu để cảnh cáo Trung Quốc ? (RFI, 26/07/2018)

Ti cuc tp trn hi quân quc tế RIMPAC 2018 do M t chc ngoài khơi qun đo Hawaii (Hoa K), hôm 19/07/2018, lc lượngM và đng minh đã tiến hành thành công mt bài tâp Đánh Chìm Chiến Hm SINKEX th hai, tiếp theo sau bài tp th nht, thc hin hôm 12/07. Theo gii chuyên gia quân s, lot bài tp này có th được coi là mt tín hiu cnh cáo nhm vào Trung Quc, vn đã c mt chiếc tàu do thám thuc loi ti tân ca h đến khu vc đ theo dõi.

chienluoc3

Lc quân Nht Bn bn tên la đa đi hm t đo BARKING SANDS (Hawaii), nhân cuc tp trn RIMPAC 2018 ngày 12/07/2018 ngoài khơi Hawaii (M)U.S. Army photo by Capt. Rachael Jeffcoat

Theo trang mng nht báo Maui Now phát hành ti Hawaii ngày 20/07, trong bài tp SINKEX th hai, ha lc tht t mt chiến hm và mt chiến đu cơ tham gia cuc tp trn RIMPAC đã đánh chìm chiếc tàu khu trc cũ USS McClusky vùng bin sâu, cách đo Kauaʻi 55 hi lý v phía bc.

Đi vi các chuyên gia quân s, thành công trong vic thc hin các bài tp cho phép các lc lượng tham gia nâng cao lòng t tin vào các loi vũ khí, thiết b mà h được trang b và rèn luyn trong thc tế k năng s dng các loi khí tài đó, nhng điu mà h không th có được mt cách đy đ nếu ch da vào các bài hc lý thuyết.

SINKEX 2018 phi hp M, Nht, Úc và Hi-Lc-Không Quân

Đây không phi là ln đu tiên mà lc lượng tham gia RIMPAC rèn luyn k năng đánh chìm chiến hm ca đi phương, nhưng năm nay, các bài tp SINKEX đã cha đng nhiu yếu t mi.

Đc bit nht là s kin ln đu tiên lc lượng M, Nht đã dùng đến loi tên la ven b Naval Strike Missile trên nguyên tc là ca binh chng Lc Quân - đ tn công và phá hy tàu đch. Yếu t này được thy trong bài tp bn đn tht ngày 12/07.

Đây là bài din tp phi hp lc lượng ca ba nước tham gia RIMPAC 2018 là M, Nht Bn và Úc, đng thi phi hp ba binh chng khác nhau : Hi Quân, Không Quân và Lc Quân.

Mt cách c th, đ đánh chìm chiếc USS Racine, mt tàu tun duyên cũ ca M được dùng làm mc tiêu ngoài khơi xa, cách b khong 100km, Lc Quân Nht Bn và Hoa Kỳ đã s dng các loi tên la đa đi hm, trong lúc tàu chiến và tàu ngm ca Hi Quân M thì s dng các vũ khí thông dng là tên la và ngư lôi. Mt chiếc phi cơ trinh sát chng ngm P-8A Poseidon ca Không Quân Úc cũng tham gia cuc tn công. Phn đnh v mc tiêu do phi cơ trinh sát hàng hi và drone Gray Eagle ca Không Quân M, cùng máy bay trc thăng Apache ca Lc Quân M, cung cp.

Điu được hu như toàn b các nhà quan sát nêu bt là s kin ln đu tiên M và Nht Bn đã dùng đến h thng tên la ven b ca Lc Quân đ tn công tàu chiến ngoài khơi xa. M đã dùng đến h thng tên la ven b thế h 5 NSM, trong lúc Nht Bn s dng loi tên la đa đi hi Mitsubishi Type 12.

Tín hiu gi đến Trung Quc

Chuyên gia phân tích Christopher Woody trên trang mng báo Business Insider ngày 17/07 ghi nhn là bài tp hp đng binh chng đ đánh chìm tàu đch trong phiên bn mi đã được M và đng minh thc hin trong bi cnh căng thng vi Trung Quc trong khu vc ngày càng tăng.

Có l chính vì vy mà bài tp đã bao hàm mt s nhân t mi cho thy rõ các phương án mà M và đng minh đang chun b đ đi phó vi các mi đe da mi hay tim tàng vùng Thái Bình Dương.

Nht Bn chng hn đã tr thành mt tác nhân tích cc. Tướng Robert Brown, tư lnh Lc Quân Hoa Kỳ ti Thái Bình Dương, nêu bt s kin «ln đu tiên trong lch s» tên la ca Nht Bn đã hòa vào màng lưới ha lc chung ca M đ nhm vào mt con tàu.

Bên cnh đó, M cùng đng minh cũng đt trng tâm vào vic dùng tên la đt trên b trong bi cnh các vùng bin và duyên hi ngày càng có thêm đi th tranh chp. Đô đc Harry Harris, thi còn đng đu B Tư lnh Thái Bình Dương ca Hoa K nhn đnh : «Các nước như Trung Quc, Iran và Nga đang thách thc uy lc ca M trên bin bng nhng loi tên la chng hm ngày càng tinh vi hơn».

Trong bi cnh đó, tên la tm xa, di đng, bn đi t đt lin được xem là mt la chn khác đ đánh vào tàu đch khi hot đng ca tên la chng hm trên các chiếc tàu đó hn chế hot đng ca lc lượng Hi Quân trong vùng tranh chp.

Khái nim bo v qun đo archipelagic defense

Theo nhn xét ca David B. Larter trên DefenseNews ngày 21/05, s phi hp liên binh chng và liên quc gia c th hóa mt khái nim mà c quân đi Nht Bn ln Hoa K đã phát trin, được gii chuyên gia biết đến dưới tên gi chiến thut "bo v qun đo", ch trương s dng các đơn v trên b đ cn đường đi ca lc lượng Trung Quc bng cách trin khai các h thng chng hm và tên la phòng không trên khp các chui đo khu vc Châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiu nhà phân tích cho rng vic trin khai lc lượng b binh được võ trang bng tên la chng hm và phòng không trên khp các đo, s gây khó khăn cho Trung Quc trong điu được cho là mc tiêu dùng sc mnh quân s kim soát 1,7 triu dm vuông ca hai vùng Bin Đông và Bin Hoa Đông.

Trong mt bài báo đăng năm 2015 trên tp chí Foreign Affairs, nhà phân tích Andrew Krepinevich đã lp lun rng vic trin khai Lc Quân trên Chui Đo Th Nht, t cc nam qun đo Nht Bn, qua Bin Hoa Đông, xung đến Bin Đông, có th buc được Trung Quc thay đi cách chơi.

Tác gi viết : «Nếu mun Bc Kinh thay đi tính toán, Washington phi tước được kh năng ca Trung Quc kim soát bu tri và vùng bin xung quanh Chui Đo Th Nht, vì Quân Đi Trung Quc cn phi thng tr c lãnh vc này đ cô lp Nht Bn Hoa K cũng phi gn kết mng lưới chiến đu ca các đng minh vi mng lưới ca mình, đng thi tăng cường năng lc ca đng minh - c hai điu này đu s giúp chng li nhng n lc ca Quân Đi Trung Quc nhm thay đi cán cân quân s ca khu vc Nhng mc tiêu đó có th đt được vi các lc lượng trên b, vn không thay thế mà ch b sung cho Không Quân và Hi Quân.»

Vào lúc mi hình thành, chiến thut dùng lc lượng trên b đ tham gia hi chiến đã thu hút được mt s chú ý, nhưng gii lãnh đo Lc Quân Hoa K chưa quan tâm lm vì đa s lc lượng này đóng ti Châu Âu.

Đến năm 2016, nhân mt hi ngh ti Hawaii, chính đô đc Harry Harris, lãnh đo toàn b lc lượng M Thái Bình Dương, đã yêu cu Lc Quân suy nghĩ v cách s dng các h thng tên la trên b đ tn công chiến hm trên bin.

Vi các bài tp SINKEX phiên bn mi được đưa vào cuc tp trn RIMPAC 2018, chiến thut trên đã được đy mnh. Đô đc Phil Davidson, người kế nhim ông Harry Harris làm lãnh đo B Tư Lnh n Đ-Thái Bình Dương ca Hoa K, thm đnh rng bài tp SINKEX đã chng t được năng lc hy dit và thích ng ca các lc lượng M và đng minh.

Theo đô đc Davidson : «Khi Hi Quân đưa k thù vào gn b, Lc Quân có th tn công chúng. Ngược li, khi Lc Quân đy k thù ra ngoài khơi xa, thì chúng cũng b lt vào ha lc ca Hi Quân».

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Úc đổi mới đội tầu Hải Quân để đối phó với Trung Quốc (RFI, 30/06/2018)

Úc sẽ có chín chiến hạm mới lớp Hunter, thay thế cho chín chiến hạm lớp Anzac, nhằm hiện đại hóa đội tầu chiến phục vụ dự án hải quân đầy tham vọng của Canberra và đặc biệt là nhằm đối phó với Trung Quốc. Ngày 29/06/2018, tập đoàn BAE của Anh đã thắng thầu hợp đồng trị giá 22,6 tỉ euro.

policy1

Một chiến hạm tại Nam Úc. Ảnh minh họa.wikipedia

Phát biểu trước báo giới, thủ tướng Úc Macolm Turnbull nhấn mạnh : "Đây là những chiến hạm chống ngầm tiên tiến nhất thế giới… và sẽ cung cấp cho lực lượng quốc phòng Úc khả năng răn đe cao nhất mà quân nhân trên thực địa cần đến trong giai đoạn bất ổn này".

Vẫn theo thủ tướng Úc, "những chiến hạm mới có khả năng thực hiện độc lập hàng loạt chiến dịch hoặc trong khuôn khổ một nhóm tác chiến để hoạt động hiệu quả khắp khu vực".

Theo AFP, chính phủ Úc tăng ngân sách quốc phòng vào lúc Trung Quốc giương oai trong khu vực bằng cách tăng cường hiện diện quân sự tại các vùng biển đang có tranh chấp, và Bắc Triều Tiên vẫn nằm trong vòng theo dõi sát sao.

Chín tầu chiến mới sẽ được lắp ráp tại thành phố Adelaide, phía nam nước Úc, theo mô hình chiến hạm Type 26 của Anh, dưới sự giám sát của công ty ASC Shipbuilding chuyên về công nghiệp quốc phòng. Chính phủ Úc cũng vui mừng vì sẽ tạo thêm được hơn 4.000 việc làm nhờ hợp đồng với BAE.

Tuần trước, Úc đã thông báo đầu tư 5,2 tỉ đô la để mua thiết bị bay không người lái của Mỹ nhằm mục đích quân sự và giám sát trên biển, trong đó có Biển Đông.

Thu Hằng

*****************

Mỹ và Úc tăng cường hiện diện tại khu vực tranh chấp Biển Đông (RFA, 27/06/2018)

Hoa Kỳ và Australia vào ngày 26 tháng 6 đều có thông tin về biện pháp tăng cường sự hiện diện tại khu vực Biển Đông. Đây là vùng biển nơi mà Trung Quốc công khai mưu đồ thống trị bằng sức mạnh quân sự.

rimpac02

Chiến đấu cơ trên Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Vịnh Manila, Philippines ngày 26 tháng 6 năm 2018 - AFP

Quân đội Mỹ vào ngày 26 tháng 6 thông báo đã cho bố trí hàng không mẫu hạm lớn thứ ba đi tuần tra khu vực Biển Đông. Tin nói rõ trong cùng ngày hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan vào neo đậu tại Vịnh Manila, Philippines.

Phó Đô đốc Mỹ, Marc Dalton, được hãng tin AP dẫn lời rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông nhằm hỗ trợ cho khả năng phòng thủ đất nước của chính Hoa Kỳ và các đồng minh. Ngoài ra sự hiện diện như thế nhằm tăng tiến khả năng bảo vệ quyền tự do hàng hải, bảo đảm thương mại thông thương cũng như phòng ngừa xung đột và cưỡng dọa.

Truyền thông Philippines nói rõ ‘siêu hàng không mẫu hạm’ USS Ronald Reagan sẽ lưu lại tại nước này 4 ngày. Đây là chiến hạm dẫn đầu Nhóm Tác Chiến số 5 gồm khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Mustin, và hai tuần dương hạm cũng có tên lửa dẫn đường USS Anietam và USS Chancellorsville.

Chuyến tuần tra hàng hải của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan bắt đầu từ ngày 29 tháng 5 vừa qua, sau khi rời Căn cứ Hải quân Yokohama ở Nhật Bản.

Trong diễn tiến liên quan, Australia vào ngày 26 tháng 6 cũng cho biết sẽ đầu tư hơn 5 tỷ đô la Mỹ cho công tác phát triển và mua máy bay không người lái công nghệ cao của Hoa Kỳ. Mục tiêu nhằm sử dụng vào những cuộc hành quân hỗn hợp cũng như để giám sát các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

Chính quyền Canberra xúc tiến công cuộc đầu tư hải quân được cho là lớn nhất trong thời bình thông qua chiến lược đóng tàu trong đó có những tàu ngầm mới, tàu tuần tra xa bờ cũng như những chiến hạm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Australia.

Cụ thể, chính phủ Canberra sẽ chi tiền mua máy bay không người lái MQ-4C Triton chuyên giám sát hàng hải để đưa vào hoạt động vào giữa năm 2023 cùng với đội 7 chiếc P-8A Poseidon hiện nay.

Trong thông cáo được đưa ra, thủ tướng Malcolm Turnbull nêu rõ những máy bay như thế sẽ giúp tăng cường một cách đáng kể khả năng chiến đấu trện biển, chống tàu ngầm cũng như khả năng tìm kiếm-cứu nạn của lực lượng Australia.

Cũng vào ngày 26 tháng 6, Ông Jim Mattis, trở thành vị bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2014. Mục tiêu chuyến đi được cho biết nhằm cải thiện đối thoại an ninh với Bắc Kinh trong tình hình căng thẳng quan hệ giữa đôi bên.

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis của Mỹ từng là một tướng thủy quân lục chiến và là người mạnh mẽ chỉ trích biện pháp sử dụng sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Published in Châu Á

Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ của Hàn Quốc tại Biển Đông (RFI, 21/03/2017)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp gỡ ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se tại Hà Nội hôm 20/03/2017 đã bày tỏ mong muốn Seoul ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông.

lienminh1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se tại Hà Nội ngày 20/03/2017. REUTERS/Kham

Reuters nhận định, Việt Nam là nước phải đối mặt với Trung Quốc nhiều nhất trên Biển Đông, từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thay đổi chủ trương, không đối đầu với Bắc Kinh như người tiền nhiệm.

Thông cáo của chính phủ Việt Nam cho biết : "Thủ tướng đã đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước Đông Nam Á về Biển Đông, giúp đỡ Việt Nam tăng cường việc thực thi pháp luật trên biển". Thông cáo trên không nói rõ Hàn Quốc có đồng ý hỗ trợ hay không.

Ngoại trưởng Yun Byung-se khẳng định sẵn lòng siết chặt quan hệ, mặc dù tình hình Hàn Quốc đang bất ổn sau khi tổng thống Park Geun-hye bị truất phế.

Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, nhờ các tập đoàn như Samsung. Seoul, đang xung khắc với Bắc Kinh do việc Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, hôm qua đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) việc Trung Quốc trả đũa các công ty Hàn Quốc.

Tuần trước, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc đưa tàu du lịch đến Hoàng Sa. Đây là hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền tại quần đảo chiếm được từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, sau các hành vi khác như truy đuổi tàu cá Việt Nam, bồi đắp đảo Bắc ở Hoàng Sa…

*******************

Pháp, Nhật ủng hộ tự do hàng hải tại Châu Á-Thái Bình Dương (RFI, 21/03/2017)

Pháp và Nhật Bản ủng hộ một "trật tự hàng hải tự do và mở rộng" tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố như trên, sau khi hội đàm với tổng thống Pháp François Hollande hôm 20/03/2017 tại Paris.

lienminh2

Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại điện Elyséee ngày 20/03/2017. REUTERS/Philippe Wojazer

Theo Reuters, thông điệp này có lẽ nhắm vào Trung Quốc, nước đang đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, gây quan ngại cho Nhật Bản và phương Tây trước sự hiện diện quân sự ngày càng hùng hậu trên biển.

Thủ tướng Nhật nói với báo chí sau cuộc hội kiến : "François và tôi đều đồng ý về tầm quan trọng của việc bảo đảm một trật tự hàng hải tự do và rộng mở tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tiếp tục ủng hộ sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực".

Nhật Bản dự định điều chiến hạm lớn nhất của mình đi tuần tra một vòng Biển Đông bắt đầu từ tháng Năm. Đây sẽ là cuộc biểu dương lực lượng hải quân quy mô nhất trong khu vực kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay. Trung Quốc đe dọa sẽ đáp trả cứng rắn nếu Nhật Bản khuấy động vùng biển này.

Ông Shinzo Abe cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Nhật, Pháp, Anh, Mỹ gần đảo Tinian do Hoa Kỳ quản lý, tại Tây Thái Bình Dương vào tháng Năm tới.

Về phía Pháp, tổng thống François Hollande tái khẳng định ủng hộ việc tăng cường vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật, nói rằng hai nước sẽ cùng làm việc để xúc tiến khả năng phối hợp giữa hai quân đội. Ông tố cáo việc Bắc Triều Tiên phát triển chương trình nguyên tử và đạn đạo, và bày tỏ sự ủng hộ Nhật Bản sau vụ Bình Nhưỡng phóng bốn hỏa tiễn sang đến vùng ngoài khơi bờ biển tây bắc nước Nhật.

Thụy My

***************

Báo Nhật : Tillerson đã ăn phải bả của Bắc Kinh ? (RFI, 21/03/2017)

Chuyến công du Châu Á đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần qua tiếp tục được báo chí trong khu vực bàn luận, đặc biệt là về chuyến đi Trung Quốc của ông trong hai ngày 18 và 19/03.

lienminh3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 19/03/2017 tại Bắc Kinh. REUTERS/Thomas Peter

Riêng tờ The Japan Times của Nhật thì lo lắng đặt câu hỏi trong hàng tựa : "Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã vô tình tạo cho Trung Quốc một mối quan hệ đại cường mới ?". Lý do là vì, theo nhận xét của tờ báo, trong chuyến đi đầu tiên của ông tới nước này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã sử dụng các cụm từ và ngôn ngữ thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.

Tại Bắc Kinh, ông Tillerson đã đề cập đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc như là được "xây dựng trên nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và luôn tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên". Đó là những ngôn từ thường được Bắc Kinh sử dụng và điều đó đã làm một số chuyên gia ngạc nhiên. Cụm từ "tôn trọng lẫn nhau" có thể được hiểu là tôn trọng những gì mà Trung Quốc xem là "lợi ích cốt lõi" của họ.

Những lợi ích cốt lõi này bao gồm các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền, chẳng hạn như tranh chấp Trung - Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, cũng như tranh chấp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đài Loan, mà Trung Quốc coi một tỉnh phản nghịch, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất với Hoa lục, cũng là một lợi ích cốt lõi.

Trong các tuyên bố được công bố sau cuộc gặp với ông Tillerson, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hợp tác là "sự lựa chọn đúng đắn duy nhất" đối với quan hệ Trung-Mỹ, vì theo ông, các lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ vượt xa sự khác biệt giữa hai nước.

Các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc cũng đã đăng nhiều bài ca ngợi những tuyên bố ông của Tillerson, nói rằng Ngoại trưởng Mỹ đã "ngầm thừa nhận" mô hình quan hệ đại cường mới" của Bắc Kinh.

Ngay cả Hoàn Cầu Thời Báo, nổi tiếng với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cực đoan, cũng nhấn mạnh rằng Tillerson đã hai lần đề cập đến "nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", trong khi chính quyền Obama trước đây không hề nói đến điều này.

Theo The Japan Times, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, cụ thể là Tokyo và Seoul, đã rất lo lắng theo dõi cách thức mà chính quyền Trump đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng mạnh.

Khi được hỏi là phải chăng Tillerson muốn bắn một tín hiệu cho Bắc Kinh bằng cách diễn đạt với những ngôn từ gần như giống hệt nhau, phát ngôn viên Mark Toner của Bộ Ngoại giao nói rằng Ngoại trưởng Mỹ chỉ cố chuyển tải một điều là Hoa Kỳ cũng muốn có một quan hệ "thắng-thắng" với Trung Quốc.

Trên thực tế, theo The Japan Times, gần như chắc chắn ông Tillerson đã tỏ thái độ cứng rắn hơn khi hội đàm kín với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nên việc sử dụng những ngôn từ nói trên có lẻ là nhắm để cho Trung Quốc vớt vát thể diện.

Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và cũng nhằm để trấn an thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cũng có đường lối cứng rắn trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên hai vùng biển đó.

Theo một chuyên gia được tờ The Japan Times trích dẫn, tuy Trung Quốc sẽ rất vui mừng với cử chỉ hợp tác của Tillerson, Bắc Kinh không ngây thơ đến mức nghĩ rằng những khác biệt sâu sắc giữa hai bên sẽ biến mất như có "phép mầu".

Thanh Phương

********************

Đài Loan tự đóng tàu ngầm để chống Trung Quốc (RFI, 21/03/2017)

Trước sự bành trướng, đe dọa quân sự của Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 21/03/2017 thông báo nước này sẽ tự chế tạo tàu ngầm và hy vọng Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Đây là dự án đóng tầu ngầm đầu tiên của Đài Loan.

lienminh4

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trên chiếc tàu ngầm do Hà Lan sản xuất Sea Tiger tại căn cứ hải quân ở Cao Hùng ngày 21/03/2017. SAM YEH / AFP

Reuters cho biết là từ căn cứ hải quân Zuoying, cách Đài Bắc 350 km về phía Nam, tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố "tăng cường khả năng chiến đấu dưới biển là thiết yếu để bảo vệ Đài Loan". Bà Thái Anh Văn cũng nói thêm : "Đây là vấn đề mà tất cả mọi người đều biết (…), nhưng chúng ta đã không thể làm được trong quá khứ. Với tư cách là tổng tư lệnh quân đội, tôi quyết tâm giải quyết vấn đề này".

Theo nhiều chuyên gia, để đóng một tàu ngầm tối tân, Đài Loan sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện Đài Loan mới chỉ có 4 tàu ngầm : hai chiếc mua của Mỹ từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, chủ yếu được dùng để huấn luyện, hai tàu ngầm còn lại do Hà Lan sản xuất vào những năm 1970 và bán cho Đài Loan vào những năm 1980.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đang hướng 1.500 tên lửa sang Đài Loan. Quân đội Đài Loan chỉ có 200.000 người, so với con số 2.3 triệu quân của Trung Quốc.

Chính quyền của tổng thống Donald Trump đã bắt đầu chuẩn bị giao cho Đài Loan số vũ khí nước này đặt mua của Mỹ, trong đó có cả tên lửa chống hạm để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, thông báo về thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình khiến chính quyền Đài Loan lo sợ là sẽ không còn là đối tượng được hưởng ưu tiên từ Hoa Kỳ.

Thùy Dương

**********************

Thủ tướng Singapore thăm Việt Nam (BBC, 21/03/2017)

lienminh5

Thủ tướng Lý Hiển Long cùng phu nhân đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất hôm 21/03/2017

Vừa đến thăm Việt Nam, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đã thông báo trên mạng Facebook và chia sẻ video về Thành phố Hồ Chí Minh, chặng dừng chân đầu tiên của ông.

Ông nói ông "đã đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006" và viết thêm rằng "Singapore là bạn tốt của Việt Nam".

Thủ tướng Lý Hiển Long nhận xét so với lần thăm trước, thì "thành phố sôi động hơn rất nhiều".

Ông nói tôi "rất mong đợi gặp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Phong và sau đó ra Hà Nội, gặp Chủ tịch Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo khác, để khai thác các cách tăng cường tình hữu nghị".

"Tôi sẽ gặp nhiều người Singapore trong mấy ngày tới, ở đây và ở Hà Nội, và sẽ cập nhật bằng ảnh nhanh chóng".

Phong cách rất thân thiện với mạng xã hội của Thủ tướng Lý Hiển Long ngay từ giờ đầu chuyến thăm Việt Nam từ 21 đến 24/3 đã thu hút các bạn dùng Facebook cả tiếng Việt và tiếng Anh.

******************

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm Việt Nam (BBC, 20/03/2017)

Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng chuyến thăm của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng tỏ "Singapore rất chú trọng quan hệ với Việt Nam".

lienminh6

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đến thăm Việt Nam bốn ngày từ ngày 21 đến 24/3.

Hôm 20/3, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) ở Singapore nói với BBC : "Chuyến đi này đáng chú ý vì cuối tháng 9 sẽ diễn ra thượng nghị APEC ở Việt Nam, cho nên ông Lý Hiển Long sẽ đến Việt Nam hai lần trong năm nay".

"Điều này cũng cho thấy Singapore rất chú trọng Việt Nam và quan hệ hợp tác với Việt Nam", ông Hiệp nói thêm.

"Có một điểm đáng lưu ý ở đây là về tình hình tranh chấp ở Biển Đông, quan điểm của Việt Nam và Singapore ngày càng có nhiều điểm tương đồng. Đây có thể là mẫu số chung cho sự phát triển mối quan hệ song phương", ông Hiệp bình luận.

BBC hôm 20/3 đã tìm cách liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Singapore Nguyễn Tiến Minh nhưng không liên lạc được.

Nhưng ông Nguyễn Tiến Minh trước đó có nói với VietnamNet rằng chuyến thăm của ông Lý Hiển Long là để trao đổi những cơ hội mới về đầu tư kinh doanh giữa hai nước.

Đối tác quan trọng

Singapore là đối tác lớn thứ sáu của Việt Nam và thứ hai trong khối ASEAN.

Singapore cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản và Nam Hàn, với tống giá trị đầu tư là 40 tỉ đôla.

"Trong chuyến thăm này, thủ tướng dự kiến sẽ có buổi nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Việt Nam để củng cố mối quan hệ hợp tác song phương", Đại sứ Việt Nam nói thêm.

Ông cũng sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Singapore tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lý Hiển Long qua thăm cùng đợt với lễ ra mắt sách Hồi Ký Lý Quang Diệu diễn ra ở Hà Nội ngày 23/3.

Thủ tướng quốc đảo sư tử đã từng thăm Việt Nam rất nhiều lần từ khi còn giữ chức vụ Phó Thủ tướng.

Chuyến thăm gần đây nhất của ông là vào tháng 9/2013, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore.

Published in Châu Á

Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh trang bị vũ khí (RFI, 15/02/2017)

Trung Quốc tiếp tục trang bị vũ khí với tốc độ nhanh hơn các nước khác, đến mức bắt kịp các nước phương Tây. Đó là báo động của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS ở Luân Đôn trong bản báo cáo thường niên vừa được công bố hôm qua, 14/02/2017.

bd1

Tên lửa đạn đạo DF-21D do Trung Quốc sản xuất giới thiệu trong cuộc diễ binh ngày 03/09/2015 tại Bắc Kinh. REUTERS/Andy Wong/Pool/Files

Theo báo cáo của IISS, trong năm qua, Bắc Kinh đã chi tiêu 145 tỷ đôla cho quốc phòng, thua xa Hoa Kỳ, quốc gia có ngân sách quân sự nhiều gấp bốn lần, nhưng hơn hẳn Nga (hạng ba với 58,9 tỷ đôla), Ả Rập Xê Út (56,9 tỷ đôla), Anh Quốc (52,5 tỷ đôla) và Pháp (47,2 tỷ đôla).

IISS nhắc lại rằng, từ nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào khả năng quân sự của nước này và kể từ năm 2012, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt qua Châu Âu. Từ 5 năm nay, ngân sách quân sự của nước này tăng đều đặn từ 5 đến 6% mỗi năm, và nay chiếm đến 1 phần 3 tổng ngân sách quốc phòng của Châu Á.

Trung Quốc trang bị vũ khí nhanh đến mức đến nay có thể coi như đã bắt kịp các nước phương Tây. Tính về trọng tải, hải quân Trung Quốc, được Bắc Kinh đầu tư rất nhiều trong những năm gần đây, nay đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Theo một chuyên gia Pháp, trong vòng 4 năm, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần 80 chiến hạm. Một hàng không mẫu hạm mới hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo cũng được dự kiến hạ thủy trong năm nay.

Trung Quốc thậm chí đang phá vỡ thế thượng phong về công nghệ vũ khí của phương Tây qua việc thử nghiệm các vũ khí rất tinh vi, từ phi cơ tàng hình, tên lửa hạt nhân mang nhiều đầu đạn, máy bay không người lái siêu thanh.

Thanh Phương

*********************

Trung Quốc "rất lo ngại" sau cam kết bảo vệ Nhật Bản của Tổng thống Trump (Dân Trí, 13/02/2017)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/2 một lần nữa bày tỏ lo ngại sau khi Nhật Bản tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ giữ Tokyo và Bắc Kinh ở Hoa Đông trong một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở Nhà Trắng mới đây.

bd2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hội đàm tại Nhà Trắng ngày 10/2 (Ảnh : Getty)

Trong một tuyên bố chung Mỹ - Nhật được đưa ra sau cuộc gặp hôm 10/2 tại thủ đô Washington, lãnh đạo hai nước đã tái khẳng định rằng Điều 5 trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật bao trùm cả quần đảo Senkaku, nhóm đảo đá hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Reuters đưa tin, phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay Trung Quốc "rất lo ngại và kịch liệt phản đối", nói rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại".

Ông Cảnh Sảng còn nói : "Không cần biết là ai nói gì hay làm gì, điều đó không thay đổi được rằng Điếu Ngư thuộc Trung Quốc, và không thể làm lung lay quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".

Trước đó, trong chuyến thăm tới Tokyo hồi đầu tháng 2, tân Bộ trưởng Quốc Mỹ James Mattis cũng khẳng định rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ giữ nguyên cam kết bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông với tư cách một đối tác theo hiệp ước.

Theo Điều 5 trong hiệp ước phòng vệ chung giữa hai nước, lực lượng của Mỹ và Nhật Bản sẽ phối hợp đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng phát sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc chuỗi đảo đá không người ở này hồi năm 2012. Kể từ đó, các tàu tuần duyên và máy bay của Trung Quốc liên tục tiến ra vào Senkaku để thể hiện chủ quyền.

An Bình

*****************

Mỹ - Nhật : Donald Trump khẳng định lại cam kết bảo vệ Nhật (RFI, 11/02/2017)

bd3

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi ăn tối ngày 10/02/2017, tại Club Mar-a-Lago, Florida. REUTERS/Carlos Barria

Quan hệ Washington - Tokyo đã có dấu hiệu êm đẹp ngay trong ngày đầu tiên chuyến viến thăm Mỹ của thủ tướng Nhật. Hôm qua, 10/02/2017, sau buổi tiếp thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Nhà trắng, tổng thống Donald Trump tuyên bố liên minh Mỹ - Nhật là trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng và khẳng định lại cam kết liên minh quân sự giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Shinzo Abe tại Nhà trắng, tổng thống Donald Trump đã không nhắc lại những tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử, mà theo đó ông Trump đã chỉ trích Nhật Bản đã lợi dụng được Mỹ bảo đảm an ninh, để lấn át trong quan hệ làm ăn với Mỹ, và dọa sẽ xem xét lại hiệp ước quân sự giữa hai nước.

Trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Trump tuyên bố : "Chúng tôi quyết tâm bảo đảm an ninh của Nhật Bản và toàn bộ các khu vực nằm dưới sự quản lý của chính quyền Nhật và tiếp tục củng cố mối quan hệ liên minh tối quan trọng của chúng tôi". Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh : «Mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và tình hữu nghị giữa hai dân tộc rất sâu sắc. Chính quyền Mỹ quyết tâm thắt chặt thêm mối liên hệ đó".

Trong thông cáo chung, hai bên khẳng định cam kết của Mỹ bảo vệ Nhật bằng các phương tiện quân sự thông thường cũng như hạt nhân là không suy chuyển.

Thông cáo chung ghi rõ, lãnh đạo hai nước nhắc lại việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có ghi trong điều 5 của Hiệp ước an ninh Nhật –Mỹ. Việc Washington khẳng định lại sự ủng hộ đối với Tokyo trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh, liên quan đến quần đảo nói trên, là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa của ông Shinzo Abe.

Hai nước cũng khẳng định sẽ cùng nhau bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển "Nam Trung Hoa", tức Biển Đông, cùng nhau đối phó với mối đe dọa của bắc Triều Tiên.

Về phần khách, thủ tướng Nhật tập trung vào quan hệ kinh tế thương mại. Ông Abe cho biết hai nước đã thống nhất để xác định một khuôn khổ cho đối thoại kinh tế và tỏ ra lạc quan về cuộc đối thoại này trong thời gian tới. Những dự án đầu tư đó sẽ được bộ trưởng Tài Chính Taro Aso và ngoại trưởng Fumio Kishida trình bày cụ thể trong chuyến công du này.

Trước khi tới Mỹ, thủ tướng Nhật đã đưa ra những hứa hẹn đầu tư tạo công ăn việc làm cho nước Mỹ. Ông Abe hy vọng không để căng thẳng trong quan hệ kinh tế ảnh hưởng tới mối liên minh chiến lược giữa hai cường quốc.

Cùng với các phu nhân, lãnh đạo hai nước sau đó đã tới Palm Beach, Florida, và cùng nghỉ ngơi ngày cuối tuần trong dinh thự sang trọng riêng của tổng thống Mỹ tại Mar-a-Lago. Ông Abe sẽ có buổi chơi golf với ông Trump ngay tại sân golf của vị tổng thống tỷ phú Hoa Kỳ.

Trọng Nghĩa

*******************

Mỹ có thể điều cụm tàu sân bay tấn công tới tuần tra ở Trường Sa, Hoàng Sa (GDVN, 13/02/2017)

FONOPS có thể được thực hiện bởi cụm tàu sân bay tấn công Carl Vinson đóng tại tại San Diego, nhưng đang ở Thái Bình Dương và trên đường hướng về Biển Đông.

Navy Times ngày 12/2 đưa tin, lãnh đạo Hải quân Mỹ và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đang muốn tiến hành một hoạt động tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, theo 3 quan chức hải quân giấu tên.

Tự do hàng hải, còn được gọi là FONOPS có thể được thực hiện bởi cụm tàu sân bay tấn công Carl Vinson đóng tại tại San Diego, nhưng đang ở Thái Bình Dương và trên đường hướng về Biển Đông.

Hải quân Mỹ có thể điều cụm tàu sân bay tấn công này tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi đắp (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), và / hoặc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) mà Trung Quốc đang chiếm đóng (trái phép).

Hành động này sẽ thách thức các tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) của Trung Quốc đối với hai quần đảo này, nó có thể gây căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh như trong quá khứ.

bd4

Một chiếc chiến đấu cơ EA-18G trong biên chế cụm tàu sân bay tấn công Carl Vinson, ảnh minh họa : internet.

Kế hoạch này được sự chấp thuận của Tổng thống Donald Trump và sẽ đặt nền móng cho các hoạt động xuyên quốc gia, thể hiện những gì chính quyền mới muốn chính sách Châu Á của mình cần đạt được.

Trong nhiều năm qua, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cắt giảm các hoạt động hải quân quanh khu vực tranh chấp như quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã bồi lấp đảo nhân tạo những năm gần đây.

Thậm chí họ đã xây dựng các đường băng quân sự trên một số đảo nhân tạo và có thể triển khai các vũ khí phòng không ở đó. Lãnh đạo hải quân Mỹ tin rằng, các hoạt động FONOPS sẽ giúp làm rõ các quyền theo luật pháp quốc tế, đảm bảo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Tiến sĩ Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế từ Washington DC nói với Navy Times :

"Chính quyền Donald Trump phải quyết định những gì họ muốn đạt được. Tôi thì nghi ngờ họ có thể buộc Trung Quốc phải rút khỏi các đảo nhân tạo họ mới bồi đắp ở Trương Sa.

Tuy nhiên, Mỹ có thể phát triển một chiến lược ngăn chặn họ tiếp tục bồi đắp thêm, tăng cường quân sự hóa, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các tiền đồn quân sự mới để đe dọa, ép buộc các nước láng giềng".

Thông tin về các hoạt động FONOPS của Hải quân Mỹ ở Biển Đông xuất hiện trong bối cảnh báo chí Nhật Bản cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong cuộc họp kín với đồng minh Châu Á đã đảm bảo với các quan chức Nhật, Mỹ đã có kế hoạch tiếp cận quyết đoán với hành vi leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ như Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã tìm cách tiếp cận tích cực hơn đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Các quan chức Hải quân Mỹ đang nhanh chóng chỉ ra rằng Mỹ đã hoạt động ở đó trong nhiều thập kỷ và sẽ duy trì nguyên trạng. Nhưng ông Obama đặc biệt cấm Hải quân Mỹ thực hiện các hoạt động FONOPS ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015.

Chính trong thời gian đó, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông trên 7 cấu trúc ở Trường Sa.

Người phát ngôn Hạm đội 3 Ryan Perry cho biết :

"Việc triển khai cụm tàu sân bay tấm công của Hạm đội 3 tới Tây Thái Bình Dương không có gì đặc biệt. 

Cụm tàu sân bay tấn công của chúng tôi đã tuần tra thường xuyên ở Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua và sẽ tiếp tục. An ninh, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực phụ thuộc vào nó".

Cụm tàu sân bay tấn công bao gồm hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, USS Carl Vinson cùng với 2 khu trục hạm Wayne E. Meyer, Michael Murphy, tàu tuần dương Carrier Air Wing 2.

Đi kèm đội hình này là các phi đội máy bay trực thăng Sea Combat 4, phi đội máy bay trực thăng hải quân tấn công số 78, các phi đội chiến đấu cơ tấn công số 2, 34, 137, 192, phi đội cảnh báo sớm số 113, phi đội tác chiến điện tử 136, phi đội hỗ trợ hạm đội số 30.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

https://www.navytimes.com/articles/navy-south-china-sea

*************************

Biển Đông : Mỹ dự trù hành động mới thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (RFI, 13/02/2017)

bd5

Ảnh minh họa : Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson rời cảng North Island, Coronado, California, Hoa Kỳ, ngày 05/01/2017. REUTERS/Mike Blake

Trang mạng Navy Times hôm qua, 12/02/2017, trích dẫn nhiều quan chức cho biết là Hải quân Mỹ và Bộ Chỉ Huy lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ đang chuẩn bị những hoạt động mới để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách điều thêm chiến hạm đến sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa ở vùng biển này.

Các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải, viết tắt là FONOPS, sẽ do các tàu thuộc cụm tấn công của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thực hiện. Đó là tàu tuần dương tên lửa USS Lake Champlain CG-57 và hai tàu khu trục USS Wayne E. Meyer và USS Michael Murphy. Đội tàu này hiện đang ở Thái Bình Dương và đang tiến về hướng Biển Đông, theo lời 3 quan chức quốc phòng nói với Navy Times, nhưng xin miễn nêu tên. Chưa rõ là khi nào đội tàu nói trên sẽ đi vào khu vực Biển Đông.

Theo Navy Times, kế hoạch của Hải quân Mỹ chắc là sẽ đưa các chiến hạm xâm nhập khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa, một hành động mới thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà trong quá khứ đã từng gây căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh.

Navy Times cho biết các kế hoạch nói trên sẽ được chuyển theo từng cấp chỉ huy, lên tới tổng thống Donald Trump để phê chuẩn và sẽ phần nào phản ánh chính sách của chính quyền Trump về Biển Đông.

Trả lời Navy Times, chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, cho rằng "không thể nào buộc được Trung Quốc rút khỏi các đảo nhân tạo mới xây ở Trường Sa". Nhưng theo bà Glaser, Hoa Kỳ "có thể thi hành một chiến lược nhằm ngăn chận Bắc Kinh bồi đắp thêm đảo và quân sự hóa, đồng thời ngăn chận Trung Quốc sử dụng những tiền đồn mới để dọa nạt hoặc cưỡng ép các nước láng giềng".

Thanh Phương

Published in Châu Á

Ngay cả trước khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức, các quan chức của chính quyền mới đã thể hiện thái độ cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông. Trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 11/01/2017 để được phê chuẩn việc bổ nhiệm, người được chỉ định làm ngoại trưởng, ông Rex Tillerson đã lên án việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Mỹ phải ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo này.

chinhsach1

Tổng thống Trump dự lễ nhậm chức của tân ngoại trưởng Rex Tillerson ngày 01/02/2016 tại Nhà trắng. REUTERS/Carlos Barri

Tiếp đến, trong buổi họp báo đầu tiên ngày 23/01, phát ngôn viên mới của Nhà Trắng Sean Spicer, cũng đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ "bảo vệ lợi ích" của họ tại Biển Đông. Ngay ngày hôm sau, 24/01, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả : "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi tại biển Nam Hải (Biển Đông)". Chính bản thân ông Trump khi chưa nhậm chức tổng thống trên mạng Twitter ngày 04/12/2016, cũng đã lên án việc Trung Quốc xây "các tổ hợp quân sự khổng lồ" ở Biển Đông.

Những tuyên bố nói trên có thật sự phản ánh một thay đổi trong chính sách Biển Đông của Mỹ theo hướng cứng rắn hơn ? Nếu đúng như thế thì điều này sẽ không có lợi cho Việt Nam, vào lúc Hà Nội đang cố hòa dịu với Bắc Kinh, nhưng vẫn phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mưu toan độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là nhận định chung của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 01/02/2017.

Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Singapore

03/02/2017 - Nghe

RFI : Thưa ông Lê Hồng Hiệp, những tuyên bố nói trên là một sự chuyển hướng thật sự trong chính sách Biển Đông của Mỹ, hay chỉ đòn đánh phủ đầu của một chính quyền mới nhậm chức ?

Lê Hồng Hiệp : Hiện có lẽ còn quá sớm để đưa ra nhận định chính xác về những chính sách của chính quyền ông Donald Trump đối với Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Chính quyền ông Trump chỉ vừa mới nắm quyền.

Một số tuyên bố vừa qua của các quan chức Mỹ có thể cho thấy là trong thời gian tới chính quyền Trump có thể cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên, thứ nhất, liệu những tuyên bố đấy có được thực thi trên thực tế hay không ? Như chúng ta đã thấy, ngay trong những ngày đầu tiên cầm quyền, ông Trump và chính quyền của ông đã gặp một số biểu tình phản đối trong nước. Nếu tình trạng này kéo dài, tôi e rằng chính quyền Trump sẽ vướng vào những vấn đề trong nước và sẽ xao lãng các vấn đề bên ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Như vậy, cho dù có muốn cứng rắn hoặc theo đuổi một chính sách cụ thể nào đấy, chính quyền ông Trump cũng sẽ gặp một số trở ngại trong việc thực thi các chính sách ấy.

Thứ hai, chúng ta cũng cần phải xem xét khả năng chính quyền ông Trump có thể cải thiện quan hệ với các đối tác chính, trước khi có thể trở nên cứng rắn với Trung Quốc hay không.

Trong thời gian qua, chúng ta thấy có xu hướng hay những dấu hiệu cho thấy ông Trump có thể cải thiện quan hệ với Nga, để có thể có một sự phối hợp nào đấy nhằm cô lập Trung Quốc hay ít ra tách Nga ra khỏi Trung Quốc. Trong trường hợp ông Trump không đạt được mục tiêu ấy thì khả năng ông cứng rắn với Trung Quốc có thể sẽ bị hạn chế, tại vì nước Mỹ sẽ không muốn "lưỡng đầu thọ địch", tức là vừa đối đầu với Nga, vừa đối đầu với Trung Quốc, vì như vậy là lực lượng và nguồn lực của Mỹ sẽ bị dàn trải quá mức.

Thứ ba, bản thân Trung Quốc cũng có thể có những phản ứng. Trước mắt, các chính sách thương mại của ông Trump có thể rất cứng rắn với Trung Quốc. Nếu ông Trump đã cứng rắn với Trung Quốc trên mặt trận thương mại và kinh tế, mà bây giờ lại cứng rắn trên cả mặt trận chiến lược, thì có lẽ tình hình sẽ rất căng thẳng. Liệu ông Trump và chính quyền của ông có sẳn sàng tiến đến đối đầu toàn diện với Trung Quốc ? Khả năng này không cao lắm, vì hiện giờ tuy có những mâu thuẫn lợi ích về mặt chiến lược và kinh tế, nhưng Mỹ và Trung Quốc vẫn có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn.

Điểm cuối cùng cũng có thể có ảnh hưởng đến khả năng ông Trump cứng rắn với Trung Quốc đến đâu, đó là phản ứng của các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại vì những nước Đông Nam Á và những quốc gia Đông Á sẽ là những nước chịu tác động trực tiếp từ sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc.

Cho tới lúc này, xu hướng chung không khu vực là không muốn bị vướng vào cuộc đối đầu tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc và buộc phải lựa chọn giữa hai bên. Cho nên, các nước trong khu vực cũng muốn Mỹ kềm chế và không có những hành động khiêu khích và họ sẽ có những tác động lên chính quyền Trump, góp phần hạn chế phần nào xu hướng quá khích trong chính sách của ông đối với Trung Quốc, đặc biệt là trên hồ sơ Biển Đông.

RFI : Cho tới nay, trước những tuyên bố cứng rắn, đặc biệt là của ông Tillerson, Việt Nam vẫn tỏ ra rất dè dặt. Ông nhận định như thế nào về thái độ này ?

Lê Hồng Hiệp : Việt Nam đang muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh chính sách của ông Trump, mặc dù có chỉ dấu cho thấy có sự tiếp nối chính sách của chính quyền Obama về Trung Quốc hay Biển Đông. Tuy nhiên, do sự thất thường và cũng do ông Trump mới lên nắm quyền, Việt Nam cũng không chắc chắn về xu hướng ấy, cho nên Việt Nam cũng muốn đề phòng bằng cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc, để tránh trường Mỹ không tiếp tục can thiệp sâu vào khu vực và trong trường hợp quan hệ Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng thì Việt Nam sẽ chịu thiệt.

Hơn nữa, trong thời gian qua, một số quốc gia trong khu vực như Philippines hay Malaysia đã tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc và những quốc gia này cũng là những quốc gia tham gia trực tiếp vào tranh chấp Biển Đông.

Trong trường hợp những quốc gia liên quan đó cải thiện được quan hệ với Trung Quốc trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục căng thẳng thì như vậy áp lực ngoại giao lên Việt Nam sẽ rất là lớn. Trong bối cảnh ấy, tôi nghĩ Việt Nam cũng không muốn Hoa Kỳ có những chính sách gây căng thẳng quá mức khu vực Biển Đông, khiến Việt Nam phải rơi vào thế lựa chọn, hoặc là Trung Quốc hoặc là Mỹ. Theo tôi hiểu thì Việt Nam hiện tại vẫn muốn duy trì ổn định ở khu vực nói chung và ở Biển Đông nói riêng để phát triển kinh tế xã hội trong nước.

RFI : Việt Nam đang cố hòa dịu với Trung Quốc, nhưng mặt khác cũng phải tiếp tục củng cố lực lượng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Trong bối cảnh chưa biết là chính quyền Mỹ sẽ can dự đến mức nào ở Biển Đông và ở Châu Á nói chung, ông có nhận định gì về chiến lược của Việt Nam hiện nay ?

Lê Hồng Hiệp : Điều anh vừa nói là một bài toán rất là khó, một thế lưỡng nan mà Việt Nam phải đối diện trong xử lý quan hệ đối ngoại của mình. Đương nhiên là sẽ không có một giải pháp đơn giản, dễ dàng cho Việt Nam và Việt Nam phải tiếp tục giải cái bài toán này trong thời gian tới, không chỉ dưới thời chính quyền Trump, mà cả dưới thời các chính quyền tiếp theo.

Việt Nam luôn đề cao vấn đề chủ quyền và coi đấy là lợi ích cốt lõi, lợi ích chung cuộc phải bảo vệ. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ và thực lực của chúng ta chưa thể sánh bằng hoặc là chưa thể tự mình giải quyết tranh chấp được tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam một mặt phải tăng cường nội lực, mặt khác thì phải dựa vào hoặc tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ để có thể đối trọng với sức mạnh đang tăng lên rất là nhanh của Trung Quốc.

Lâu nay chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn dựa trên giả định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục can dự vào khu vực và trật tự an ninh của khu vực sẽ dựa trên những cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực. Chính vì vậy, khi ông Trump vừa mới lên có dấu hiệu cho thấy ông sẽ rút Mỹ ra khỏi các can dự khu vực thì tôi nghĩ đó là một mối lo của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại thì đó chưa phải là mối lo lớn lắm, vì những dấu hiệu đây cho thấy điều ngược lại.

Mỹ tách ra khỏi khu vực là điều không tốt cho Việt Nam, nhưng họ can dự quá sâu và đẩy căng thẳng khu vực lên quá cao cũng là điều mà Việt Nam không hề mong muốn.

Chính vì vậy mà hiện tại Việt Nam cần thời gian để quan sát xu hướng của chính phủ Trump trong thời gian tới. Tốt nhất có lẽ là Mỹ nên duy trì sự can dự ở mức vừa phải như thời ông Obama. Đương nhiên, nếu Hoa Kỳ có những hành động cứng rắn để răn đe Trung Quốc không có những hành động hiếu chiến trên Biển Đông, thì đó là một điều tốt cho Việt Nam. Nhưng từ quan điểm của Việt Nam thì những hành động này phải trong cái khuôn khổ có thể quản lý được để không làm bùng phát xung đột.

Cho tới lúc này, lợi ích của Việt Nam tương đối chưa bị thay đổi hoặc chưa bị thách thức quá nhiều, vì những lợi ích căn bản của Hoa Kỳ ở khu vực dưới thời ông Trump cũng sẽ không thay đổi, vẫn có sự nhất quán, tiếp nối từ thời chính quyền Obama. Nhưng vấn đề được đặt ra là những hành động thực tế để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực- qua đó gián tiếp giúp củng cố các lợi ích của Việt Nam ở khu vực- đi xa đến đâu và hiếu chiến, khiêu khích đến đâu, có khiến gây bất ổn khu vực hay không. Họ trở nên rời xa khu vực hay can dự sâu vào khu vực đều là những điều không tốt. Chỉ có sự chọn lựa ở giữa, vừa cứng rắn, nhưng vừa không làm tình hình quá nóng, mới có thể giúp Việt Nam bảo vệ được lợi ích của mình. 

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 06/02/2017

Published in Châu Á

Nguy cơ khủng hoảng Mỹ - Trung sau tuyên bố của Tillerson về Biển Đông (RFI, 13/01/2017)

tq1

Rex Tillerson, cựu lãnh đạo tập đoàn ExxonMobil, người được Trump chỉ định làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. REUTERS/Joshua Roberts/File Photo

Những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được chỉ định Rex Tillerson về hồ sơ Biển Đông có thể gây ra khủng hoảng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, nếu những tuyên bố này trở thành chính sách ngoại giao của chính quyền Donald Trump. Đó là nhận định của tờ New York Times hôm qua, 12/01/2017.

Trong buổi điều trần ngày 11/01 vừa qua trước Ủy ban Ngoại giao của Thượng Viện Mỹ, ông Rex Tillerson đã tuyên bố rằng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là "phi pháp", chẳng khác gì việc Nga chiếm vùng Crimée. Cho nên, Ngoại trưởng Mỹ được chỉ định đã đề nghị Washington phải gửi đến Bắc Kinh một tín hiệu rõ ràng : Một là phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo, hai là Trung Quốc không được tiếp cận các đảo đó.

Theo New York Times, nếu những tuyên bố đó thực sự trở thành hành động sau khi ông Donald Trump chính thức nắm quyền tổng thống, thì đây sẽ là một thay đổi đáng kể trong chính sách của Hoa Kỳ về việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi mà theo một cơ quan tư vấn của Mỹ, có thể sẽ trở thành "sân sau" của Trung Quốc vào năm 2030.

Trung Quốc hiện vẫn khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra tháng 7 năm ngoái, bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, cụ thể là "không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn".

Chính quyền Obama cũng đã gián tiếp bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa các chiến hạm đến tuần tra sát đảo nhân tạo của Trung Quốc. Nhưng hành động này đã không ngăn được Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp và quân sự hóa các đảo đó.

Những tuyên bố nói trên của ông Tillerson hàm ý là Hoa Kỳ có thể sẽ dùng đến sức mạnh quân sự để ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo. Cho nên, theo New York Times, các nhà phân tích ở Trung Quốc đã có phản ứng khác nhau.

Một đại tá về hưu và nay là chuyên gia quân sự cho rằng đó là một tín hiệu báo trước rằng tổng thống Trump sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Vị chuyên gia này khẳng định rằng khả năng chiến đấu của Trung Quốc nay "cao hơn của Mỹ" nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước.

Nhưng các chuyên gia về Biển Đông của Trung Quốc được New York Times trích dẫn thì đặt vấn đề về tính hợp pháp của việc ngăn cản Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo.

Êkíp chuyển tiếp của tổng thống tân cử Donald Trump đã không trả lời các yêu cầu của báo chí đòi giải thích thêm về các tuyên bố của ông Tillerson và cũng không nói rõ là những tuyên bố đó có thể hiện chính sách của chính quyền Trump hay không.

Hiện cũng không rõ là thái độ cứng rắn của ông Tillerson trên vấn đề Biển Đông có liên quan gì đến kinh nghiệm của ông ở vùng này vào thời ông là lãnh đạo tập đoàn dầu khí ExxonMobil hay không. Vào năm 2009, ExxonMobil đã ký một hiệp định khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn PetroVietnam. Sau này, người ta được biết là hiệp định đó đã được ký kết một cách lặng lẽ, vì nơi khai thác dầu khí nằm ở khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Như vậy, sau cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, sau những lời đe dọa đánh thuế nặng hàng nhập khẩu Trung Quốc, những tuyên bố của ông Tillerson về Biển Đông phải chăng báo hiệu những thay đổi căn bản trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, chính sách mà từ thời Nixon cho đến nay vẫn được duy trì tương đối ổn định, dù đó là chính quyền Dân Chủ hay Cộng hòa ? 

Thanh Phương

************************

Biển Đông : Bắc Kinh phản ứng ôn hòa, nhưng báo chí đe dọa Mỹ (RFI, 13/01/2017)

tq2

Ông Rex Tillerson - người được Donald Trump chỉ định vào chức ngoại trưởng - trong phiên điều trần tại Thượng Viện Mỹ, ngày 11/01/2017. Reuters

"Nếu Rex Tillerson thực hiện lời tuyên bố thì sẽ dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc". Trên đây là phản ứng giận dữ của truyền thông nhà nước Trung Quốc, một ngày sau khi ngoại trưởng tương lai của Mỹ, trong cuộc điều trần tại Thượng Viện, tuyên bố "phải chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp" ở Biển Đông.

Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 13/01/2017, phản ứng mạnh sau khi ông Rex Tillerson công khai tuyên bố Biển Đông không thuộc chủ quyền của Trung Quốc và phải chặn Trung Quốc đến các đảo nhân tạo. Tờ báo của phe chủ chiến tại Trung Quốc đe dọa : Nếu Washington thực hiện lời tuyên bố này thì hai bên không tránh khỏi một "trận chiến hủy diệt".

Khác với chính quyền Obama, tuy lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an ninh và tự do hàng hải, nhưng không xác quyết chủ quyền khu vực tranh chấp thuộc về ai, ngoại trưởng tương lai của Mỹ tuyên bố thẳng thừng : "Trung Quốc không có chủ quyền ở vùng tranh chấp này". Ông Rex Tillerson còn so sánh hành động lấn chiếm Biển Đông với vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Cùng ngày, Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tỏ vẻ kiên nhẫn, muốn chờ xem quan điểm của Rex Tillerson sẽ được thể hiện ra sao trong chính sách ngoại giao.

Ngược lại, trong một đoạn khác của bài bình luận, Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng nếu ban cố vấn của tổng thống tân cử Donald Trump hoạch định chính sách quan hệ với Trung Quốc như những tuyên bố gần đây về Đài Loan hay Biển Đông, thì "hai nước nên chuẩn bị chiến tranh".

Trong khi đó, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tìm cách hạ nhiệt : Hoa Kỳ hãy lo chuyện của mình, tình hình biển Nam Hải đã lắng dịu.

Phản ứng Việt Nam ra sao về lập trường của ngoại trưởng tương lai Mỹ về Biển Đông ? Sau đây là lời tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 12/01/2017 : "Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là mục tiêu chung, cũng như là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi cho rằng các bên liên quan, các bên trong và ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu và bảo đảm lợi ích chung này".

Còn tại Úc, cựu thủ tướng Paul J. Keating lo ngại về nguy cơ Washington lôi kéo Canberra vào chiến tranh. Trong thông cáo đề ngày 13/01/2017 gửi tới thủ tướng Turnbull, cựu thủ tướng Paul J. Keating lo ngại Úc bị Hoa Kỳ lôi kéo vào xung đột ở Biển Đông, đối đầu với Trung Quốc, gây thiệt hại cho kinh tế, giao thương và cả an ninh của nước Úc. Theo ông Paul Keating, Canberra không nên ủng hộ Mỹ trên hồ sơ Biển Đông. Paul J. Keating, thuộc đảng Lao Động, từng giữ chức vụ thủ tướng Úc trong thời gian từ 1991 đến 1996.

Tú Anh - Thanh Hà

************************

Ông Trump, Tillerson nói về Bin Đông, Việt Nam s là đim nóng ? (VOA, 12/01/2017)

tq3

Tổng thng đc c Donald Trump, trái, và Ngoi trưởng đ c Rex Tillerson.

Tranh chấp Bin Đông đã được đ cp đến trong nhng phát biu ca hai nhân vt hàng đu trong chính ph sp ti ca M.

Hôm 11/01, trong cuộc hp báo đu tiên vi tư cách là tng thng đc c, ông Donald Trump vài ln nhc đến Trung Quc v vn đ thương mại và tấn công trên mng. Ông nói M đã chu thua thit hàng trăm t đôla mi năm v thương mi và mt cân đi thương mi vi Trung Quc. Bên cnh đó, ông nói Trung Quc đã xâm nhp trên mng vào 22 triu tài khon M.

Người s tr thành tng thng th 45 của M vào tun sau cũng nói đến Bin Đông mt cách ngn gn khi cho rng nước M đã b mt s nước chơi xu.

Ông Trump nói : "Nga và các nước khác, trong đó có Trung Quc là nước đã hoàn toàn li dng chúng ta v mt kinh tế, hoàn toàn li dng chúng ta ở Biển Đông bng cách xây pháo đài ln ca h".

Ông cho rằng vi ni các mi là nhng người thông minh và thành công, nước M s có nhng tha thun tt hơn và s được tôn trng hơn : "Nga, Trung Quc, Nht Bn, Mexico, tt c các nước s tôn trng chúng ta n, hơn nhiu so vi các chính quyn trước đây".

Cũng trong ngày 11/1, đã diễn ra phiên điu trn ca y ban Đi ngoi Thượng vin v phê chun chc v ngoi trưởng M. Ông Rex Tillerson, ngoi trưởng đ c, nói Trung Quc phi b chn đường tiếp cn các đảo nhân to mà h xây lên Bin Đông có tranh chp. Ông so sánh hot đng ca Trung Quc vi hành đng ca Nga đot ly Crimea.

Khi được hi liu ông có ng h mt tư thế mnh m hơn đi vi Trung Quc, ông Tillerson tr li : "Chúng ta s phi gi ti Trung Quốc mt tín hiu rõ ràng rng trước hết, vic xây đo phi dng li, và th nhì là vic quý v tiếp cn các đo đó s không được cho phép".

Vị cu ch tch kiêm tng giám đc điu hành ca hãng ExxonMobil không nói c th có th là gì đ chn vic Trung Quốc tiếp cn các đo mà h đã xây kiên c cũng như đã trang b vũ khí, đường băng Bin Đông.

Các nhà quan sát cho rằng phát biu ca ông Tillerson s làm Bc Kinh tc gin và m đường cho kh năng xy ra đi đu nghiêm trng vi Bc Kinh.

Luật sư Đức Khanh Canada, nhà nghiên cu v chính tr Vit Nam và quan h quc tế, nhn đnh vi VOA rng chính quyn ti đây ca ông Trump s tiếp tc thúc đy chính sách xoay trc sang Châu Á và có th làm cho Vit Nam tr thành mt đim nóng. Ông nói :

"Có nhiều ch du là ông Tng thng Donald Trump s tiếp tc cái chiến lược đó nhưng có th là vi mt cái tên khác. Đng thi cái giai đon mà ông Donald Trump lên s là cái giai đon tăng tc trong mt chiến lược 4 năm. Tng thng Obama đã nói trước đây ti năm 2020 sẽ đưa 60% khí tài cũng như lc lượng quân đi ca M sang khu vc Á Châu Thái Bình Dương. Tôi thy rng tiến trình đó s được tăng tc rt là nhanh. Có th là trong vòng 2 năm đu ca nhim kỳ, tc là 2017, 2018 là có th đã thc hin được vn đ đó. Cục din ca tình hình vi chính sách đi đu v kinh tế gia M và Trung Quc, đng thi chiến lược ca Hoa Kỳ là tăng s hin din ca mình trong khu vc, điu đó cho thy rng Vit Nam s là mt đim nóng trong thi gian sp ti".

Một nhà nghiên cu khác, Tiến sĩ Nguyn Ngc Trường, Ch tch Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Phát trin Quan h Quc tế Hà Ni, nói vi VOA rng c Tng thng đc c Trump ln Ngoi trưởng đ c Tillerson đu "nm rt chc" nhng vn đ liên quan đến Việt Nam, khu vc và Bin Đông. Ông Trường tin tưởng h s "kế tha, phát trin và đm bo nhng li ích ca nước M, trong đó có quan h vi Vit Nam".

An Tôn

************************

Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam (RFI, 13/01/2017)

tq4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến công du Bắc Kinh ngày 07/04/2015. Reuters

Tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 12/01/2017 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi gia tăng hợp tác với Việt Nam trên các vấn đề quốc tế và kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông. 

Ông Nguyễn Phú Trong đã đến Bắc Kinh hôm qua mở đầu chuyến viếng thăm Trung Quốc kéo dài đến ngày 15/01. Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng kể từ khi ông tái đắc cử tổng bí thư tại Đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng 01/2016.

Theo truyền thông Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng : "Hai nước nên mở rộng các trao đổi quân sự và tăng cường hợp tác quốc phòng, đồng thời phải phối hợp với nhau trên các vấn đề quốc tế để bảo vệ những lợi ích của nhau". Chủ tịch Trung Quốc cũng đề nghị hai nước phải "kiểm soát các căng thẳng do tranh chấp chủ quyền, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" với Việt Nam.

Về vấn đề Biển Đông, báo chí trong nước trích dẫn phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường "nhất quán" của Việt Nam là "kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982". Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố là Việt Nam sẳn sàng mở rộng hợp tác trên biển với Trung Quốc cũng như tăng cường các quan hệ về thương mại, đầu tư, du lịch và quốc phòng giữa hai nước.

Cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc tại Bắc Kinh diễn ra vào lúc các nhà quan sát đang cố dự đoán chính sách của chính quyền Donald Trump về Châu Á nói chung và về Biển Đông nói riêng. Trong buổi điều trần hôm thứ Tư 11/01, Ngoại trưởng được chỉ định Tex Tillerson đã yêu cầu cấm Trung Quốc vào các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng ông Tillerson không nói rõ là Hoa Kỳ sẽ làm cách nào để ngăn chận Trung Quốc đi vào các đảo đó.

Thanh Phương

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/32202811401/in/dateposted/" title="tq1"><img src="https://c1.staticflickr.com/1/519/32202811401_6b12c6028b_n.jpg" width="320" height="181" alt="tq1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>

Published in Châu Á