Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/10/2018

Văn hóa hay Đảng cộng sản và dân chúng Trung Quốc có vấn đề ?

Tổng hợp

Đại học Mỹ ngừng hợp tác với đại học Trung Quốc vì phạt sinh viên bảo vệ người lao động (RFI, 31/10/2018)

Ngày 30/10/2018, đại học danh tiếng Cornell của Mỹ thông báo ngừng hai chương trình trao đổi với đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh vì có thể đại học này đã phạt các sinh viên muốn bảo vệ quyền của người lao động.

tq1

Trường Luật Đại học Nhân Dân Trung Quốc tại Bắc Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Chương trình trao đổi giữa trường đại học Nhân Dân Trung Quốc và trường Quan hệ Quốc tế và Lao động (School of International and Labor Relations), thuộc đại học Cornell, được hình thành từ năm 2014. Trong bản thông cáo, ông Michael Kotlikoff, hiệu trưởng trường Cornell, giải thích quyết định trên "xuất phát từ quan ngại của chúng tôi khi thấy sinh viên của trường Trung Quốc bị phạt vì bảo vệ quyền của người lao động".

Ông Alexander Colvin, quyền hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế và Lao động Cornell, cho biết thêm : "Quyết định trên được đưa ra dựa trên nhiều thông tin đáng tin cậy, theo đó trường đại học Nhân Dân đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt sinh viên đã tranh luận trong một số sự kiện gần đây" liên quan đến luật lao động.

Ba sinh viên Trung Quốc của trường đại học Nhân Dân hiện đang theo chương trình trao đổi sẽ được tiếp tục học nhưng ông Colvin không nói rõ có bao nhiêu sinh viên nằm trong chương trình trao đổi này và có bao nhiêu sinh viên Mỹ đang học ở Trung Quốc.

Trước đó, theo thông tin của New York Times, đại học Nhân Dân Bắc Kinh, một trong những trường nổi tiếng nhất Trung Quốc, có thể đã phạt ít nhất chừng 10 sinh viên vì đã tham gia vào một chương trình hành động quy mô quốc gia kêu gọi bảo vệ tốt hơn người lao động Trung Quốc có thu nhập thấp.

RFI tiếng Việt

*******************

Úc : Trung Quốc "hợp tác nghiên cứu" để ăn cắp công nghệ phương Tây (RFI, 31/10/2018)

Ngày càng có nhiều nhà khoa học của quân đội Trung Quốc lợi dụng hợp tác nghiên cứu với các trường đại học phương Tây để đánh cắp các công nghệ của nước sở tại đem về cải thiện cho công nghệ quân sự của Trung Quốc. Đó là ghi nhận của một bản báo cáo của Úc công bố hôm qua, 30/10/2018, theo tin của kênh truyền hình Mỹ CNN.

tq2

Các chuyên gia Trung Quốc trong một cuộc triển lãm công nghệ quốc tế tại Hồng Kông 6/2000. Ảnh minh họa : FREDERIC BROWN / AFP

Báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng chính phủ và các trường đại học của các nước phương Tây đã tỏ ra thiếu thận trọng trước một chiến dịch có phối hợp của Bắc Kinh nhằm sử dụng công nghệ nước ngoài để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Ông Alex Joske, tác giả báo cáo và nhà nghiên cứu của ASPI, nói với đài CNN : "Tôi chưa từng thấy bất cứ trường đại học nào thừa nhận rủi ro này. Họ không thực sự phân biệt những hợp tác có lợi với Trung Quốc và hợp tác với quân đội Trung Quốc có thể không có lợi cho chúng ta."

Theo báo cáo của ASPI, kể từ năm 2005, hơn 2.500 nhà khoa học có liên hệ với quân đội Trung Quốc đã sang làm việc ở những nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc. Đó là những nhà khoa học làm việc trong những ngành công nghệ mang tính chiến lược như vật lý lượng tử, xe tự điều khiển, mật mã,xử lý tín hiệu….

Báo cáo của ASPI cho biết là các nhà khoa học này che giấu mối liên hệ của họ với quân đội Trung Quốc, khai là họ đến từ các viện nghiên cứu không hề tồn tại.

Theo CNN, báo cáo của ASPI được công bố chỉ một ngày sau khi ông Christopher Ashley Ford, trợ lý Ngoai trưởng Hoa Kỳ, đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, tuyên bố việc ngăn chận chuyển giao công nghệ của Mỹ là một ưu tiên của chính phủ Hoa Kỳ.

Ngành tư pháp của Mỹ hôm qua cũng vừa truy tố các nhân viên tình báo Trung Quốc, bị cáo buộc đã bắt tay với các tin tặc xâm nhập vào hệ thống tin học của nhiều công ty tư nhân để ăn cắp các dữ liệu của một động cơ được sử dụng trong nhiều máy bay dân dụng.

Thanh Phương

*****************

Mỹ truy tố tình báo Trung Quốc ăn cắp dữ liệu động cơ máy bay (VOA, 31/10/2018)

Hôm 30/10, một cáo trng ca Hoa Kỳ va được công b cáo buc các quan chc tình báo Trung Quc toa rp vi tin tc và đng lõa trong công ty đ đt nhp vào h thng máy tính ca công ty tư nhân và ăn cắp thông tin v đng cơ qut turbo dùng cho các máy bay phn lc thương mi.

tq3

Máy bay chở khách C919 ca Công ty COMAC, Trung Quc.

Theo bản cáo trng thì ti thi đim xy ra v đánh cp thông tin, mt công ty hàng không vũ tr do nhà nước Trung Quc s hu đang chế to mt đng cơ s dng trong máy bay sn xut ti Trung Quc và các nước khác.

Các máy bay phản lc ca Trung Quc, gm máy bay C919 và ARJ21, hiện đang s dng đng cơ do nước ngoài sn xut nhưng Trung Quc đang tìm cách chế to mt đng cơ ni đa có th thay thế đng cơ nhp t nước ngoài.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tung ra cáo trng cáo buc 10 người đã ăn cp d liu nhy cm "có thể được s dng bi các thc th Trung Quc đ chế to mt đng cơ tương t mà không phi chi ra nhng chi phí đáng k cho nghiên cu và phát trin".

tq4

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Lục Khng.

Theo bản cáo trng, hơn mt chc công ty đã tr thành mc tiêu ca các v tn công tin tc, nhưng cáo trng ch nêu tên công ty Capstone Turbine Corp., mt doanh nghip chế to đng cơ turbine khí có tr s đt bang California, Hoa Kỳ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong s nhng công ty b ăn cp d liu có Safran SA, mt công ty Pháp có liên doanh sn xut đng cơ phn lc cánh qut vi công ty GE ca M.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói nhng cáo buc đó là vô căn c.

Ông nói : "Các cáo buộc có liên quan ch là hư cu và hoàn toàn ba đt".

Vào tháng 10, Bộ Tư pháp M loan báo đã bt gi mt đip viên làm vic cho B An ninh Quc gia Trung Quc v ti gián đip kinh tế và âm mưu ăn cp bí mt thương mi ca mt s công ty hàng không và không gian Hoa Kỳ.

*****************

‘Nữ học giả’ Trung Quốc ‘chụp trộm tài liệu quý’ của Việt Nam (Người Việt, 31/10/2018)

Hôm 31 tháng Mười, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trả lời phỏng vấn với Nhật báo Người Việt về vụ một ‘nữ học giả’ Trung Quốc bị cáo buộc "chụp trộm tài liệu quý" của Viện này.

tq5

Cái kính và passport của người bị cáo buộc. (Hình : Facebook Nguyễn Xuân Diện)

Ông Diện cho biết : "Sáng hôm 30 tháng Mười, một học giả Trung Quốc là bà La Yến Hà, công tác tại Viện Nghiên cứu Nam Dương (Biển Nam Trung Hoa, tức là Biển Đông của Việt Nam) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, đến thư viện của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đề nghị đọc một số tài liệu.

"Người này sau đó bị thủ thư của chúng tôi phát hiện dùng một chiếc kính bất thường, có tích hợp camera để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm".

"Dung lượng của kính này là 64 GB. Người này bị bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công An"

"Chỉ trong một lúc, bà này đã chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động được chuyển từ kính sang điện thoại mà không cần dây nối".

"Chúng tôi tạm giữ laptop, điện thoại của bà này để kiểm tra nhưng sau đó đã trả lại, chỉ tịch thu tang vật là chiếc kính".

"Từ nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm cấm cửa bà này".

"Đây là lần thứ hai các học giả Trung Quốc bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu của Viện".

"Cách đây một, hai năm, cũng có một nhà nghiên cứu của Trung Quốc mang điện thoại chụp tài liệu của chúng tôi nhưng bị phát hiện và lập biên bản buộc xóa hình".

"Trong vụ mới nhất, người của A87 chỉ đến quan sát, không chỉ đạo hoặc có hành động gì".

Trong cuộc phỏng vấn với Nhật báo Người Việt, ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết rằng có nhiều học giả Trung Quốc tìm đến đọc tài liệu tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm trong những năm qua.

"Có người núp dưới danh nghĩa nghiên cứu thơ văn nhưng thực chất là họ nghiên cứu hải đảo, Biển Đông và được đài thọ cho việc này".

"Chúng tôi sẽ tăng cường biện pháp giữ gìn, bảo vệ tài liệu tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm trong thời gian tới".

Ông cũng nói thêm : "Học giả Trung Quốc bị bắt quả tang chụp tài liệu đã rõ ràng và có biên bản. nhưng việc trục xuất, gửi công văn đến Đại sứ quán Trung Quốc và cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với họ thì không thuộc quyền của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm".

"Tuy vậy, tôi nghĩ là cần phải xử lý họ theo nguyên tắc không có gì nhạy cảm hơn chủ quyền quốc gia và di sản của ông cha để lại".

"Ngay cả quan hệ Việt–Trung cũng không quan trọng bằng di sản của người Việt," ông Diện nói. (TK)

Quay lại trang chủ
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)