Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Căn cứ hải quân Ream : Mỹ tố Cam Bốt thiếu minh bạch về hoạt động của Bắc Kinh

Thụy My, RFI, 14/10/2021

Hoa Kỳ hôm 13/10/2021 tố cáo Cam Bốt thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Ream, căn cứ hải quân lớn nhất của nước này, đồng thời thúc giục chính phủ Phnompenh thông báo cho dân chúng toàn bộ những can dự về quân sự của Bắc Kinh tại nơi đây.

campu1

Các tàu chở xăng dầu tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, gần Sihanoukville, ngày 26/07/2019.  Reuters / Samrang Pring

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm qua công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong tháng Tám và tháng Chín đã có ba tòa nhà mới được xây lên, và đang bắt đầu làm một con đường mới. Reuters dẫn lời phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Chad Roedemeier, nói rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào tại căn cứ Ream đều vi phạm Hiến pháp Cam Bốt, và gây phương hại cho an ninh khu vực.

Ông Roedemeier tuyên bố : "Chính quyền Cam Bốt không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và tầm mức của dự án này, hoặc về vai trò của quân đội Trung Quốc, gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ hải quân. Người dân Cam Bốt có quyền được biết rõ hơn về dự án ở Ream, và có được tiếng nói về loại thỏa thuận quân sự can dự lâu dài vào đất nước của họ".

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cam Bốt đã rạn nứt trong những năm gần đây, do Washington tố cáo đảng cầm quyền đàn áp đối lập, đồng thời bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Cách đây một năm, Cam Bốt thông báo san bằng một tòa nhà vốn là trung tâm chỉ huy chiến thuật hải quân do Mỹ tài trợ để mở rộng thêm, từ chối đề nghị của Mỹ nhằm tôn tạo căn cứ Ream.

Cam Bốt nhiều lần bác bỏ thông tin về dự định để quân đội Trung Quốc đóng tại căn cứ này. Một quyết định như vậy sẽ rất quan trọng cho Trung Quốc, tại khu vực mà Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện trong nhiều thập niên, thông qua các căn cứ quân sự hoặc tập trận chung với các nước như Philippines, Thái Lan. Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt Phay Siphan nói rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Ream là một phần của viện trợ phát triển, và hải cảng sẽ mở rộng cho các nước một khi việc xây dựng hoàn tất.

Thụy My

**********************

Mỹ gic Campuchia minh bch v hot đng ca Trung Quc ti căn c hi quân

VOA, 14/10/2021

Mỹ ngày 13/10 t cáo Campuchia thiếu minh bch v nhng hot đng xây dng ca Trung Quc ti căn c hi quân ln nht ca Campuchia và thúc đy chính ph Phnom Penh minh bch cho dân chúng biết toàn din v s dính líu quân s ca Bc Kinh.

campu2

Phát ngôn viên chính ph Campuchia, Phay Siphan.

Trung tâm nghiên cu Chiến lược và Nghiên cu Quc tế ngày 13/10 công b điu mà h gi là nhng hình nh v tinh cho thy công trình xây dng trong tháng 8 và tháng 9 ba tòa nhà mi và mt con đường mi.

Phát ngôn viên tòa đi s Mỹ Chad Roedemeier nói bt c s hin din quân s nước ngoài nào ti Ream cũng vi phm hiến pháp Camphuchia và phá hoi an ninh khu vc.

"Chính ph Campuchia chưa hoàn toàn minh bch v ý đnh, tính cht và quy mô ca d án này hoc vai trò ca quân đi Trung Quc, khơi dy nhng quan ngi v ý đnh s dng cơ s hi quân va k", ông nói.

Quan h ca Campuchia vi Mỹ đã căng thng trong nhng năm gn đây vì Mỹ cáo buc đng cm quyn Campuchia đàn áp đi lp và vì nhng quan ngi trước nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc.

Cách đây mt năm, Campuchia nói đã san bng mt cơ s do Mỹ tài tr ti căn c hi quân Ream đ cho phép m rng thêm na. Mỹ cho biết trước đó mt năm Campuchia đã t chi đ ngh ca Mỹ mun giúp sa cha căn c này.

Campuchia nhiu ln bác tin rng h đnh cho Trung Quc đưa lc lượng đến cơ s này.

Mt đng thái như thế s rt quan trng đi vi Trung Quc trong khu vc mà nhiu chc năm Mỹ duy trì s hin din thông qua các căn c tng vn hành hay tp trn chung nhng nước như Thái Lan và Philippines.

Phát ngôn viên chính ph Campuchia, Phay Siphan, nói vic xây dng ca Trung Quc ti Ream nm trong khuôn kh tr giúp phát trin ch không phi Trung Quc xây cơ s cho quân đi ca h.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Theo tin từ đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh được hãng tin AP trích dẫn, hôm qua, 11/06/2021, nhà ngoại giao Mỹ được mời đến thanh tra một căn cứ hải quân của Cam Bốt ở Vịnh Thái Lan đã chỉ được cho phép tiếp cận căn cứ này một cách hạn chế. 

cancuquansu1

Một đoạn tường rào tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt. Ảnh minh họa  © wikipedia

Đại sứ quán Mỹ cho biết tùy viên quốc phòng Marcus M. Ferrara đã được mời đến thanh tra Căn cứ Hải quân Ream theo lời mời của chính quyền Phnom Penh, nhưng khi đến nơi lại không được tiếp cận toàn bộ căn cứ này, khiến ông phải rút ngắn chuyến thăm. Tùy viên quốc phòng Mỹ đã yêu cầu tổ chức một chuyến thanh tra khác, mà không bị bất cứ hạn chế nào. 

Về phía Cam Bốt, một phát ngôn viên của chính phủ khẳng định họ đã thực hiện đầy đủ cam kết tổ chức chuyến thăm theo yêu cầu của phía Mỹ và nếu các quan chức Mỹ không hài lòng, họ có thể đề nghị một chuyến thăm khác, với điều kiện không có hành động làm gián điệp hay xâm phạm chủ quyền của Cam Bốt.

Hãng tin AP trích lời tướng Nem Sowath, cố vấn đặc biệt của bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, đáp trả cáo buộc của sứ quán Mỹ : "Họ phải biết vương quốc Cam Bốt có chủ quyền và các luật lệ, thế mà họ đã ngấm ngầm muốn thực hiện những ý đồ địa chính trị. Điều mà sứ quán Mỹ viết là không đúng sự thật". 

Thông báo của sứ quán Mỹ nhắc lại là hôm 01/06, trong cuộc gặp với thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đồng ý cho tùy viên quân sự của Mỹ thường xuyên đến thăm căn cứ Ream. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc và về việc xây dựng một số cơ sở tại căn cứ này, đồng thời yêu cầu giải thích vì sao hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng đã bị phá đi.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại một căn cứ quân sự ở Cam Bốt sẽ "gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Cam Bốt"

Thủ tướng Hun Sen và các quan chức khác của Cam Bốt thì vẫn khẳng định là phía Trung Quốc không hề có bất cứ đặc quyền nào đối với căn cứ hải quân Ream.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Mỹ có kéo được Cam Bốt ra khỏi cái bóng Trung Quốc ?

Anh Vũ, RFI, 02/06/2021

Ngày 01/06/2021, thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman, quan chức cao cấp nhất của Mỹ kể từ nhiều năm nay, tới Cam Bốt trong vòng công du Đông Nam Á, chuyến đi được giới quan sát chú ý nhiều trong bối cảnh vương quốc trong hiệp Hội các nước Đông Nam Á đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và bị chỉ trích trở thành bàn đạp cho chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong vùng.

campuchia1

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen chào đón thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 01/06/2021.  AFP - HANDOUT

Sau Indonesia, Thái Lan, Cam Bốt là điểm đến được chú ý nhất trong chuyến công du Châu Á của thứ trưởng ngoại giao Mỹ Sherman giữa lúc cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng. Từ nhiều năm qua, Washington đã bỏ rơi quan hệ với Phom Penh để Cam Bốt nhanh chóng rơi vào vòng tay của Bắc Kinh.

Điều khiến cho Hoa Kỳ thực sự lo ngại, đó là sự hiện diện ngày càng sâu rộng của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này, không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị và xa hơn nữa là về quân sự. Chuyến đi của quan chức cao cấp Mỹ phải chăng là để tìm cách kéo Cam Bốt thoát ra khỏi cái bóng Trung Quốc ?

Chỉ  trong vòng vài năm trở lại đây, báo chí quốc tế nói nhiều đến hình ảnh một Vương quốc Cam Bốt chìm ngập trong đầu tư Trung Quốc. Bắc Kinh đã đổ vào đất nước này hàng tỷ đô la dưới nhiều hình thức, cho vay, viện trợ đầu tư trực tiếp. Nhân lực, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và cả sòng bạc Trung Quốc hiện diện khắp Cam Bốt. Quan hệ Bắc Kinh và Phnom Penh được thắt chặt bằng các nguồn đầu tư gần như không giới hạn. Trong đại dịch Covid-19, Cam Bốt là một trong những nước được Trung Quốc hỗ trợ nhiều nhất, từ vac-xin đến thiết bị ty tế chống dịch. Trong các nước ASEAN, Cam Bốt là nước đạt tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 cao thứ 2 sau Singapore, nhờ có nguồn vac-xin Sinovac và Sinopharm được Trung Quốc tặng không.

Vì thế, trong một diễn đàn trực tuyến có tên Tương lai Châu Á, do tuần báo Nikkei Asia tổ chức, với sự tham gia của các lãnh đạo chính phủ nhiều nước Châu Á, hôm 21/05/2021, trước những chỉ trích về việc Cam Bốt ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, thủ tướng Hun Sen đã thẳng thừng đáp lại : "Nếu tôi không trông cậy vào Trung Quốc, cho hỏi tôi có thể trông cậy ai?.... Nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc, người dân của chúng tôi chắc không có vac-xin để tiêm".

Một quốc gia nhỏ, chậm phát triển như Cam Bốt, tìm một cường quốc để được hỗ trợ phát triển cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nguồn tài chính của Trung Quốc đổ vào Cam Bốt có mục đích riêng. Trước hết là nhằm phục vụ dự án "Một vành đai một con đường" của Bắc Kinh, với trọng điểm là cảng Sihanouk Ville, cửa ngõ ra Biển Đông. Sau nữa là dùng Cam Bốt để phục vụ cho những tham vọng của Trung Quốc trong vùng về chính trị cũng như quân sự. Trước chuyến công du của thứ trưởng ngoại giao Mỹ đến Cam Bốt, dư luận lại rộ lên thông tin Bắc Kinh đã hỗ trợ tài chính để chính quyền Phnom Penh quy hoạch lại căn cứ hải quân Ream, bên Vịnh Thái Lan sau khi hồi năm 2020 Cam Bốt cho phá dỡ một công trình được Mỹ tài trợ.

Tuần trước, tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) đóng trụ sở tại Washington công bố các ảnh chụp vệ tinh cho thấy hai toà nhà xây mới trong căn cứ đã được hoàn tất trước chuyến thăm của bà Sherman.

Tổ chức trên còn khẳng định : "Nhịp độ xây dựng thần tốc tại Ream, sự thiếu minh bạch và những giải thích bất nhất của chính quyền Cam Bốt, tiếp tục gây nghi ngờ là việc nâng cấp cơ sở này dành cho cả Trung Quốc cũng như Cam Bốt". Tất nhiên, chính quyền Hunsen phủ nhận Trung Quốc có quyền sử dụng cơ sở quân sự này. Khả năng hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này mới là mối lo ngại chính của Mỹ.

Một yếu tố quan trọng khác liên quan đến chuyến đi của quan chức cao cấp ngoại giao Mỹ là năm 2022 Cam Bốt sẽ nắm giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN. Những năm qua, Cam Bốt thường xuyên tìm cách lảng tránh đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự hay ngăn cản tuyên bố lập trường chung về vấn đề nóng này tại nhiều cuộc họp chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Cam Bốt đã nhanh chóng trở thành nhân tố tích cực trong chiến thuật chia rẽ và thao túng ASEAN. Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang là mặt trận nóng trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược Mỹ - Trung, Washington đang nỗ lực tìm cách thắt chặt quan hệ với các nước ASEAN.

Quan chức ngoại giao Mỹ đến Phnom Penh chỉ để bày tỏ mối quan ngại về Trung Quốc sẽ không đủ để sửa chữa lại cây cầu quan hệ Mỹ - Cam Bốt. Washington chỉ có trong tay lá bài viện trợ phát triển và lợi ích thương mại từ Mỹ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cam Bốt. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Cam Bốt, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 6,9 tỷ đô la trong năm 2020, theo nhật báo Cam Bốt, Khmer Times.

Trước khi bà Sherman đến Phnom Penh, báo chí chính thức tại Cam Bốt đăng tải tuyên bố của thủ tướng Hun Sen trên mạng xã hội : "Đã đến lúc Hoa Kỳ và Cam Bốt thoát khỏi cái bóng Trung Quốc để làm lại quan hệ". Thông điệp có thể được hiểu Cam Bốt muốn có quan hệ mới với Mỹ không liên quan đến mối quan hệ mà Phnom Penh duy trì hiện nay với Bắc Kinh. Ông Hunsen không hề tỏ ý muốn đưa Cam Bốt thoát ra khỏi cái bóng Trung Quốc.   

Anh Vũ

********************

Mỹ tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt

Anh Vũ, RFI, 02/06/2021

Trong chuyến thăm Cam Bốt ngày 01/06/2021, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt, đồng thời đề nghị Phnom Penh giải thích rõ việc phá bỏ một công trình do Mỹ tài trợ ở Ream.

campuchia2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 01/06/2021. AFP - HANDOUT

Theo Reuters, trong thông cáo được phát tối 01/06/2021, bộ ngoại giao Mỹ cho biết thứ trưởng Sherman đã gặp thủ tướng Hun Sen trong chuyến công du Đông Nam Á. Sau khi nhấn mạnh Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Cam Bốt, bà Sherman đã nêu một loạt vấn đề tại Cam Bốt khiến Mỹ lo ngại. "Thứ trưởng Sherman đã kêu gọi lãnh đạo Cam Bốt duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích tốt nhất của người dân Cam Bốt", thông cáo có đoạn nêu rõ.

Năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tỏ lo ngại và yêu cầu phía Cam Bốt làm rõ thông tin tòa nhà bộ tư lệnh hải quân trong căn cứ Ream do Mỹ xây dựng bị phá dỡ. Hồi tháng 10/2020 Phnom Penh thông báo đã cho phá dỡ công trình này để xây một toà nhà khác, đồng thời phủ nhận công trình mới không liên quan đến Trung Quốc.

Một phát ngôn viên ngoại giao Mỹ cho biết có nhưng bằng chứng rõ ràng Trung Quốc tham gia các công trình cải tạo căn cứ hải quân Ream trong Vịnh Thái Lan. Vì thế, nhân chuyến công du này, thứ trưởng ngoại giao đề nghị Cam Bốt làm sáng tỏ việc phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại ở Ream. Quan chức ngoại giao Mỹ lưu ý rằng "một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt sẽ làm tổn hại đến chủ quyền (của Cam Bốt), đe dọa an ninh khu vực và sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ Hoa Kỳ-Cam Bốt".

Reuters nhắc lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng trên nhiều mặt, từ nhân quyền, thương mại và sự bành trước quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Cam Bốt đang dần trở thành đồng minh kinh tế và chính trị quan trọng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng Hunsen đã nhiều lần bác bỏ các thông tin cho rằng Phnom Penh để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đất Cam Bốt, nhưng ông cũng không phủ nhận việc cần phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng đã gặp lãnh đạo đối lập Kem Sokha, các tổ chức xã hội dân sự và báo chí tại Cam Bốt. Bà Sherman nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền và kêu gọi chính phủ Cam Bốt tôn trọng các cam kết quốc tế. 

Anh Vũ

Published in Châu Á

Quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia xấu đi : Thách thức nào cho Việt Nam ? (RFA, 19/09/2017)

Quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đang trở nên xấu đi trong những ngày gần đây sau một loạt những hành động trả đũa giữa hai nước. Việt Nam, nước láng giềng của Campuchia, sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi mối quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia trở nên tồi tệ ?

campu1

Đại diện các nước ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila, Philippines chụp hôm 28/4/2017 - Photo : AFP

Quan hệ xấu đi với Mỹ

Bộ Ngoại Giao Campuchia vào ngày 14 tháng 9 vừa qua, cho biết rất đỗi ngạc nhiên trước lời cáo buộc của Hoa Kỳ là Phnom Penh không còn hợp tác trong việc nhận về những tội phạm mang quốc tịch Campuchia mà Mỹ trục xuất ; đồng thời nói rằng việc Washington ban hành lệnh cấm thị thực đối với giới chức cấp cao của Chính quyền Phnom Penh là "vô lý".

Trước đó, vào ngày 3 tháng 9, Chính phủ Campuchia tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo chính trị đối lập Kem Sokha với cáo cuộc tội "phản quốc" do cùng với Mỹ lập âm mưu "lật đổ chính quyền" của Thủ tướng Hun Sen, đe dọa giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP). Đại sứ Hoa Kỳ William Heidt tại Campuchia bác bỏ cáo buộc vừa nêu vào ngày 12 tháng 9.

Đáp trả về mặt ngoại giao với Hoa Kỳ, vào ngày 15 tháng 9, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh ngưng hợp tác trong một chương trình tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như yêu cầu các thiện nguyện viên của tổ chức Peace Corps đang làm việc tại xứ Chùa Tháp rời đất nước này về Mỹ.

Chính quyền do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo trong những tuần gần đây còn đóng cửa Nhật báo tiếng Anh Cambodia Daily, với cáo buộc cơ quan báo này trốn thuế và ít nhất 19 đài phát thanh, cùng lý do những đài này vi phạm hợp đồng với Nhà nước Campuchia khi cho phát nhiều chương trình của hai đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Á Châu Tự Do.

Viết trên trang blog Thayer Consultancy của mình về mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ thời gian gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận định :

"Yếu tố di sản lịch sử là Mỹ và các nền dân chủ phương Tây ở Châu Âu, Australia và Nhật Bản luôn có nhìn nhận tiêu cực về Hun Sen, trước hết ông ấy là một sĩ quan trong quân đội Khmer Đỏ, rồi sau đó là tay sai cho Cộng Sản Việt Nam và sau năm 1993 thì là trở ngại chính cho dân chủ ở Campuchia. Những suy nghĩ này đã nổi lên tại mỗi kỳ bầu cử từ năm 1993 trở lại đây và dẫn đến sự hỗ trợ từ bên ngoài đối với các đảng đối lập trong giai đoạn này. Hun Sen chỉ đáp trả lại cảm giác lịch sử là nạn nhân".

Giới quan sát tình hình Campuchia cho rằng Thủ tướng Hun Sen phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử năm 2018 vì dân chúng ủng hộ Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), do bất mãn đối với đảng cầm quyền của ông Hun Sen trước sự bất bình đẳng, tham nhũng và lạm quyền.

Tờ PhnomPenh Post, vào ngày 15 tháng 9, dẫn lời của Giáo sư Carl Thayer cho rằng nếu chính trường Campuchia duy trì quyền lực một đảng trị của Thủ tướng Hun Sen thì các chính sách của Chính phủ Phnom Penh cũng sẽ thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và là "một ống dẫn để Trung Quốc tiếp tục làm giảm uy thế của Hoa Kỳ trong khu vực".

Khó khăn chính cho Việt Nam là vấn đề Biển Đông

Trả lời câu hỏi của RFA rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Mỹ trở nên xấu đi, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển của Việt Nam nhấn mạnh

campu2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong một buổi lễ tại một nhà máy ở Phnom Penh vào ngày 6 tháng 9 năm 2017. Photo : AFP

"Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông, từ trước đến giờ quan điểm của Campuchia đã bất lợi cho Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam vẫn phải hướng tới gìn giữ mối quan hệ rộng lớn hơn, đó là mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương, nên mọi bất đồng trước nay, thậm chí vấn đề Biển Đông vẫn được ‘quét xuống dưới thảm’. Tuy nhiên về lâu dài, chắc chắn đây sẽ là thách thức lớn đối với ngoại giao Việt Nam. Cho dù trước mắt, Việt Nam phải "nhịn" Campuchia trong vấn đề Biển Đông để giữ lấy hòa khí và đoàn kết.

Tất nhiên, bây giờ mối quan hệ Campuchia và Hoa Kỳ mà trở nên xấu đi nữa thì chắc chắn sẽ không có gì là thuận lợi đối với mối quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Dương nói chung. Không phải riêng với Campuchia đâu. Quan hệ giữa Hoa Kỳ với bất cứ một nước nào ở Đông Nam Á xấu đi thì tất nhiên có thể được xem như một hiện tượng ‘bình thông nhau’, nghĩa là có bàn tay của nước lớn thứ ba nhúng vào, nó thấp chỗ này thì sẽ cao chỗ khác".

Hồi năm 2012, khi là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia đã ngăn cản đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh ASEAN. Cũng tại thượng đỉnh này lãnh đạo các nước ASEAN đã không thể có được một tuyên bố chung vì Campuchia không muốn đề cập đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc trong tuyên bố này, trái với mong muốn của Việt Nam và Philippines.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục theo dõi những diễn tiến liên quan giữa Campuchia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng khẳng định chắc chắn không có sự lo ngại đối với quan hệ giềng mối mật thiết của 3 nước Đông Dương, dù cho bất kỳ tính huống nào xảy ra chăng nữa.

Trong bài viết với tựa đề tạm dịch "Sự kết thúc đối lập tại Campuchia có thể là một điều tốt hay không ?" của ký giả David Hutt, một cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á, đăng tải trên tờ The Diplomat vào ngày 8 tháng 9, tác giả dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Nghị viện ASEAN về Nhân quyền rằng nếu các thành viên của cộng đồng quốc tế không lên tiếng và có hành động ngay thì điều đó đồng nghĩa với việc góp phần thỏa hiệp cho chế độ độc tài ở Campuchia. Tuy nhiên, tác giả đưa ra lập luận nếu như Châu Âu áp đặt biện pháp chế tài đối với Campuchia vì tình hình chính trị tại nước này thì chắc chắn Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) giữa Việt Nam và EU cũng không thể được thông qua.

Hòa Ái, phóng viên RFA

*********************

Quan chức Campuchia ngày càng lớn tiếng chống Mỹ (VOA, 20/09/2017)

Hôm 15/9, các giới chc quân đi cao cp ca Campuchia th s "tiêu dit" tt c nhngngười nước ngoài nào có ý đ gây hn vi nước này, theo các tuyên b được tường thut li trên trang Fresh News (Tin nhanh), cơ quan ngôn lun ca chính ph Campuchia.

campu3

Thủ tướng Campuchia Hun Sen gn đây gia tăng các thông đip chng M (nh tư liêu, 23/8/2017).

Phát biểu đó được đưa lên mng cùng ngày Th tướng Hun Sen tuyên b hai "gián đip" M âm mưu lt đ chính ph ca ông đã b phát hin, và ông ra lnh điu tra tt c các công dân M b tình nghi làm gián đip.

Trong bài diễn văn đó, ông Hunsen còn đ ngh T chc Hòa bình M nên rút ra khi Campuchia, và tun l trước đó, ông đình ch chương trình nhn dng và hi hương hài ct ca quân nhân M đã t trn trong Chiến tranh Vit Nam.

Trong các tuyên bố đăng trên trang Fresh News hôm 15/9, Trung tướng Prum Pheng, Tư lnh L đoàn Can thip s 1, và Trung tướng Bun Seng, Phó Tư lnh B binh và Tư lnh Quân khu 5, đã th s thc hin các cuc điu tra do ông Hun Sen ra lnh.

Fresh News, một trang mng thân chính ph, cho hay c hai tướng lãnh va nêu tên đu là y viên trung ương đng ca đng cm quyn, h đã cam kết "quyết tâm đp tan bt c k nào có ý đnh làm cách mng màu".

Phát ngôn viên bộ Quc phòng Chhum Socheat bênh vc quyn ca các tướng lãnhđược đưa ra nhng li đe da va nêu, ông tuyên b cá nhân ông cũng không đảm bo an toàn vô điu kin cho người nước ngoài chng các hành đng như vy.

Đại s quán Hoa Kỳ đã t chi bình lun v nhng tuyên b đó. Đi s quán đ ngh phóng viên thm kho phát biu ca Đi s William Heidt trong mt cuc hp báo hi tuần trước.

Khi đó, ông Heidt nói rằng nhng li l đao to búa ln chng M Campuchia làm cho các du khách và các công ty M cũng như phương Tây khác cm thy "không còn được hoan nghênh", ông d đoán "các nhà đu tư s gim đi nhiu".

Lee Morgenbesser, một nghiên cu sinh ti Đi hc Griffith, Úc, chuyên v các chế đ toàn tr, cho rng các công dân M sng Campuchia "chc chn nên có mt chiến lược rút lui".

Ông viết trong mt email gi đến VOA : "Vic mt s quan chc quân đi (cũng như ông Hun Sen) cùng đưa ra mt lun điu đó cho thy có s điu phi ni b v cách thông tin đi ngoi ca chính ph thuc đng Nhân dân Campuchia CPP".

Ông nói thêm : "Sự khác bit vi nhng gì đã được nói trong quá kh, là nhng tuyên b như vy đang được đưa ra trong bối cnh có mt cuc trn áp, điu này gi ý rng ch có xem thường nhng tuyên b đó. Chiến dch trn áp Campuchia gi đây khó đoán đnh hơn nhiu so vi trước".

Published in Châu Á