Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

20/09/2017

Campuchia trở mặt với Hoa Kỳ : hậu quả nào ?

Tổng hợp

Quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia xấu đi : Thách thức nào cho Việt Nam ? (RFA, 19/09/2017)

Quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đang trở nên xấu đi trong những ngày gần đây sau một loạt những hành động trả đũa giữa hai nước. Việt Nam, nước láng giềng của Campuchia, sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi mối quan hệ Hoa Kỳ-Campuchia trở nên tồi tệ ?

campu1

Đại diện các nước ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila, Philippines chụp hôm 28/4/2017 - Photo : AFP

Quan hệ xấu đi với Mỹ

Bộ Ngoại Giao Campuchia vào ngày 14 tháng 9 vừa qua, cho biết rất đỗi ngạc nhiên trước lời cáo buộc của Hoa Kỳ là Phnom Penh không còn hợp tác trong việc nhận về những tội phạm mang quốc tịch Campuchia mà Mỹ trục xuất ; đồng thời nói rằng việc Washington ban hành lệnh cấm thị thực đối với giới chức cấp cao của Chính quyền Phnom Penh là "vô lý".

Trước đó, vào ngày 3 tháng 9, Chính phủ Campuchia tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo chính trị đối lập Kem Sokha với cáo cuộc tội "phản quốc" do cùng với Mỹ lập âm mưu "lật đổ chính quyền" của Thủ tướng Hun Sen, đe dọa giải tán Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP). Đại sứ Hoa Kỳ William Heidt tại Campuchia bác bỏ cáo buộc vừa nêu vào ngày 12 tháng 9.

Đáp trả về mặt ngoại giao với Hoa Kỳ, vào ngày 15 tháng 9, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh ngưng hợp tác trong một chương trình tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như yêu cầu các thiện nguyện viên của tổ chức Peace Corps đang làm việc tại xứ Chùa Tháp rời đất nước này về Mỹ.

Chính quyền do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo trong những tuần gần đây còn đóng cửa Nhật báo tiếng Anh Cambodia Daily, với cáo buộc cơ quan báo này trốn thuế và ít nhất 19 đài phát thanh, cùng lý do những đài này vi phạm hợp đồng với Nhà nước Campuchia khi cho phát nhiều chương trình của hai đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Á Châu Tự Do.

Viết trên trang blog Thayer Consultancy của mình về mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ thời gian gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận định :

"Yếu tố di sản lịch sử là Mỹ và các nền dân chủ phương Tây ở Châu Âu, Australia và Nhật Bản luôn có nhìn nhận tiêu cực về Hun Sen, trước hết ông ấy là một sĩ quan trong quân đội Khmer Đỏ, rồi sau đó là tay sai cho Cộng Sản Việt Nam và sau năm 1993 thì là trở ngại chính cho dân chủ ở Campuchia. Những suy nghĩ này đã nổi lên tại mỗi kỳ bầu cử từ năm 1993 trở lại đây và dẫn đến sự hỗ trợ từ bên ngoài đối với các đảng đối lập trong giai đoạn này. Hun Sen chỉ đáp trả lại cảm giác lịch sử là nạn nhân".

Giới quan sát tình hình Campuchia cho rằng Thủ tướng Hun Sen phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử năm 2018 vì dân chúng ủng hộ Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), do bất mãn đối với đảng cầm quyền của ông Hun Sen trước sự bất bình đẳng, tham nhũng và lạm quyền.

Tờ PhnomPenh Post, vào ngày 15 tháng 9, dẫn lời của Giáo sư Carl Thayer cho rằng nếu chính trường Campuchia duy trì quyền lực một đảng trị của Thủ tướng Hun Sen thì các chính sách của Chính phủ Phnom Penh cũng sẽ thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và là "một ống dẫn để Trung Quốc tiếp tục làm giảm uy thế của Hoa Kỳ trong khu vực".

Khó khăn chính cho Việt Nam là vấn đề Biển Đông

Trả lời câu hỏi của RFA rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Mỹ trở nên xấu đi, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển của Việt Nam nhấn mạnh

campu2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong một buổi lễ tại một nhà máy ở Phnom Penh vào ngày 6 tháng 9 năm 2017. Photo : AFP

"Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông, từ trước đến giờ quan điểm của Campuchia đã bất lợi cho Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam vẫn phải hướng tới gìn giữ mối quan hệ rộng lớn hơn, đó là mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương, nên mọi bất đồng trước nay, thậm chí vấn đề Biển Đông vẫn được ‘quét xuống dưới thảm’. Tuy nhiên về lâu dài, chắc chắn đây sẽ là thách thức lớn đối với ngoại giao Việt Nam. Cho dù trước mắt, Việt Nam phải "nhịn" Campuchia trong vấn đề Biển Đông để giữ lấy hòa khí và đoàn kết.

Tất nhiên, bây giờ mối quan hệ Campuchia và Hoa Kỳ mà trở nên xấu đi nữa thì chắc chắn sẽ không có gì là thuận lợi đối với mối quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Dương nói chung. Không phải riêng với Campuchia đâu. Quan hệ giữa Hoa Kỳ với bất cứ một nước nào ở Đông Nam Á xấu đi thì tất nhiên có thể được xem như một hiện tượng ‘bình thông nhau’, nghĩa là có bàn tay của nước lớn thứ ba nhúng vào, nó thấp chỗ này thì sẽ cao chỗ khác".

Hồi năm 2012, khi là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia đã ngăn cản đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh ASEAN. Cũng tại thượng đỉnh này lãnh đạo các nước ASEAN đã không thể có được một tuyên bố chung vì Campuchia không muốn đề cập đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc trong tuyên bố này, trái với mong muốn của Việt Nam và Philippines.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục theo dõi những diễn tiến liên quan giữa Campuchia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng khẳng định chắc chắn không có sự lo ngại đối với quan hệ giềng mối mật thiết của 3 nước Đông Dương, dù cho bất kỳ tính huống nào xảy ra chăng nữa.

Trong bài viết với tựa đề tạm dịch "Sự kết thúc đối lập tại Campuchia có thể là một điều tốt hay không ?" của ký giả David Hutt, một cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á, đăng tải trên tờ The Diplomat vào ngày 8 tháng 9, tác giả dẫn lời phát biểu của Chủ tịch Nghị viện ASEAN về Nhân quyền rằng nếu các thành viên của cộng đồng quốc tế không lên tiếng và có hành động ngay thì điều đó đồng nghĩa với việc góp phần thỏa hiệp cho chế độ độc tài ở Campuchia. Tuy nhiên, tác giả đưa ra lập luận nếu như Châu Âu áp đặt biện pháp chế tài đối với Campuchia vì tình hình chính trị tại nước này thì chắc chắn Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) giữa Việt Nam và EU cũng không thể được thông qua.

Hòa Ái, phóng viên RFA

*********************

Quan chức Campuchia ngày càng lớn tiếng chống Mỹ (VOA, 20/09/2017)

Hôm 15/9, các giới chc quân đi cao cp ca Campuchia th s "tiêu dit" tt c nhngngười nước ngoài nào có ý đ gây hn vi nước này, theo các tuyên b được tường thut li trên trang Fresh News (Tin nhanh), cơ quan ngôn lun ca chính ph Campuchia.

campu3

Thủ tướng Campuchia Hun Sen gn đây gia tăng các thông đip chng M (nh tư liêu, 23/8/2017).

Phát biểu đó được đưa lên mng cùng ngày Th tướng Hun Sen tuyên b hai "gián đip" M âm mưu lt đ chính ph ca ông đã b phát hin, và ông ra lnh điu tra tt c các công dân M b tình nghi làm gián đip.

Trong bài diễn văn đó, ông Hunsen còn đ ngh T chc Hòa bình M nên rút ra khi Campuchia, và tun l trước đó, ông đình ch chương trình nhn dng và hi hương hài ct ca quân nhân M đã t trn trong Chiến tranh Vit Nam.

Trong các tuyên bố đăng trên trang Fresh News hôm 15/9, Trung tướng Prum Pheng, Tư lnh L đoàn Can thip s 1, và Trung tướng Bun Seng, Phó Tư lnh B binh và Tư lnh Quân khu 5, đã th s thc hin các cuc điu tra do ông Hun Sen ra lnh.

Fresh News, một trang mng thân chính ph, cho hay c hai tướng lãnh va nêu tên đu là y viên trung ương đng ca đng cm quyn, h đã cam kết "quyết tâm đp tan bt c k nào có ý đnh làm cách mng màu".

Phát ngôn viên bộ Quc phòng Chhum Socheat bênh vc quyn ca các tướng lãnhđược đưa ra nhng li đe da va nêu, ông tuyên b cá nhân ông cũng không đảm bo an toàn vô điu kin cho người nước ngoài chng các hành đng như vy.

Đại s quán Hoa Kỳ đã t chi bình lun v nhng tuyên b đó. Đi s quán đ ngh phóng viên thm kho phát biu ca Đi s William Heidt trong mt cuc hp báo hi tuần trước.

Khi đó, ông Heidt nói rằng nhng li l đao to búa ln chng M Campuchia làm cho các du khách và các công ty M cũng như phương Tây khác cm thy "không còn được hoan nghênh", ông d đoán "các nhà đu tư s gim đi nhiu".

Lee Morgenbesser, một nghiên cu sinh ti Đi hc Griffith, Úc, chuyên v các chế đ toàn tr, cho rng các công dân M sng Campuchia "chc chn nên có mt chiến lược rút lui".

Ông viết trong mt email gi đến VOA : "Vic mt s quan chc quân đi (cũng như ông Hun Sen) cùng đưa ra mt lun điu đó cho thy có s điu phi ni b v cách thông tin đi ngoi ca chính ph thuc đng Nhân dân Campuchia CPP".

Ông nói thêm : "Sự khác bit vi nhng gì đã được nói trong quá kh, là nhng tuyên b như vy đang được đưa ra trong bối cnh có mt cuc trn áp, điu này gi ý rng ch có xem thường nhng tuyên b đó. Chiến dch trn áp Campuchia gi đây khó đoán đnh hơn nhiu so vi trước".

Quay lại trang chủ
Read 836 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)