Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Donald Trump đang ở trong vòng vây tràn ngập yêu thương. Ngày thứ bẩy 02/03/2019, Trump có một phát biểu dài nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình tại Hội nghị hành động chính trị bảo thủ (Conservative Political Action Conference – CPAC). Lần đầu tiên ông Trump nói về lòng thương yêu.

Trump

Khai mạc hội nghị CAPC, Trump ôm lá cờ Mỹ, lắc lư theo điệu nhạc của bài God Bless The USA

Trước đây, Trump chỉ nói về tình yêu với một người - đó là Kim Jong-un, lãnh đạo đảng và nhà nước Bắc Hàn. Trump phát biểu trước truyền thông báo chí - trong buổi đi vận động bầu cử Thượng nghị sĩ cho ứng viên Patrick Morrisey ở tiểu bang West Virginia- khi nói về Kim Jong-un : "We fell in love. Anh ta đã viết cho tôi những bức thư rất ngọt ngào" (1).

Khai mạc hội nghị CAPC, Trump cuồng nhiệt ôm lấy lá cờ Mỹ, lắc lư theo điệu nhạc của bài hát Chúa Phù Hộ Nước Mỹ (God Bless The USA), sau đó Trump nói :

"Điều thứ nhất. Tôi đang yêu, các bạn đang yêu. Tất cả chúng ta đang cùng yêu thương nhau". Trong một cử chỉ bất ngờ, Trump nhào tới phía trước và với một cái gật đầu Trump phát biểu hùng hồn và dài nhất trong hơn 2 năm qua. Trump nói tiếp :

"Khi sự yêu thương tràn ngập trong phòng này, rất dễ để nói, để biểu lộ tình yêu. Các bạn thật sự có thể. Rất dễ dàng, vô cùng dễ, thật sự dễ".

Hội nghị tình yêu của Donald Trump được nhiều người đánh giá là ngớ ngẩn, đần độn. Diễn viên hài Jimmy Kimmel đã phê bình hội nghị với những lời chua chát, bình luận viên S.E. Cupp của CNN đã đăng một cột cho sự quái đản của việc ôm lấy lá cờ uốn éo nhẩy nhót.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trump đánh mất lương tri, lợi dụng tình cảm, lòng ái quốc cho thông điệp chính trị. Lợi dụng tài khoản của mình, Trump lừa dối khán giả bằng những luận điệu ca ngơi tiểu bang West Virginia với than sạch, đẹp, chê bai, ngấm ngầm khinh bỉ người Hồi giáo, người nghèo, thiếu giáo dục…

Sự biểu lộ tình cảm nhiệt thành của Trump chưa hẳn là kết quả của những chiến lược có tính toán, cân nhắc nhưng chắc chắn không phải là một chiến thuật tồi dở, ngay cả khi so sánh với những lời lẽ gây ấn tượng trong những lần đi tranh cử của Trump trong năm 2016.

Trump có vẻ hiểu rằng những người Mỹ lương thiện không những chỉ phải vất vả đối phó với sự nghèo nàn về tài nguyên vật chất mà còn do những chính sách của Trump đã khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Hơn thế nữa, cảm giác bị khinh rẻ gây ra bởi sự nghèo khó khiến người ta ít nghĩ lại nền văn hóa chính thống với sự chế nhạo, không để ý hoặc tránh né.

Nhà văn và phóng viên hình ảnh Chris Amada, người đã làm việc ở Wall Street, trước khi đổi qua làm việc thu thập tài liệu, đã chụp hình, phỏng vấn hàng chục người bị thiếu cả 2 thứ nói trên : Nghèo khổ về vật chất, thiếu thốn lòng tự tin, cảm giác được tôn trọng.

Trong quyển Tìm kiếm sự tôn trọng công dân nước Mỹ hạng hai (Seeking Repect In Back Row America) Chris Amada cảnh cáo rằng : "Đây không phải là cuốn sách nói về chuyện tại sao Trump đắc cử tổng thống mà là cách học để nhìn lại đất nước theo một chiều hướng khác, từ đó có thể trả lời các câu hỏi về cuộc bầu cử năm 2016.

Amada nhận định rằng việc bị khinh rẻ, coi thường rất phổ biến giữa các chủng tộc, màu da cũng như vùng, miền nhưng Donald Trump chỉ muốn thu hẹp tình thương trong phạm vi những người da trắng. Sự khẳng định lòng thương cảm của Trump tác động rất mạnh đến những người cảm thấy không hài lòng, đời sống sa sút, nghèo khổ.

Trump không những hứa hẹn thay đổi điều kiện sống của họ mà còn nhấn mạnh rằng họ là những người tốt, lương thiện, có giá trị và quan trọng hơn nữa, với cương vị tổng thống Mỹ, Trump đã thấy và thương yêu họ.

Việc ôm lá cờ Mỹ của Trump vào người trông thật lập dị, kỳ quái nhưng nếu một trong các tuyên bố chính của Trump là niềm tự hào là một người Mỹ thì lại khác. Những người hiện diện ở CPAC ngày 02/03/2019 sẽ cảm nhận rằng các chính trị gia tự do, những chuyên viên, các người nổi tiếng... là cái nguồn thường xuyên bôi nhọ, chà đạp danh dự, nhân phẩm của họ.

Tuy không ít người nhận ra sự khôi hài, diễu cợt trong lời nói của Trump cho dù họ đánh giá toàn bộ lời nói của Trump là nhận định thật sự nghiêm trang.

Trump có thể đang vấp phải một sự cản trở về quyền lực khiến ông có nhu cầu khẩn cấp phải củng cố, tăng cường sức mạnh để khẳng định vị trí độc tôn của mình. Tuy nhiên điều này cũng có lợi ho các chính trị gia khác cho kỳ bầu cử sắp tới. Người dân muốn có một ứng cử viên tổng thống sẽ làm việc cho họ hay một ứng cử viên yêu thích, sẵn sàng ngồi uống bia với họ ?

Do đó, Trump – một con người thường cứng rắn, tàn nhẫn, hiểu biết rất ít về tình yêu, ít nhất là khi cần thiết ứng dụng vào chính trị. Tuy nhiên có thể tình yêu của Trump sẽ là động cơ thúc đẩy cho sự trỗi dậy kỳ lạ của Trump và ông ta khôn ngoan tiếp tục nắm bắt, phát triển trên nền tảng đó.

Câu hỏi được đặt ra, đến năm 2020 liệu sẽ có một ứng viên tổng thống nào có một kế hoạch tốt đẹp hơn với tầm nhìn bao quát, có thể hoặc sẽ thay đổi được tình trạng cho dù có phải kéo dài nhiều năm nhưng đứng đắn và có thể trở thành một phép lạ cho tình trạng nước Mỹ hiện nay ?

Elizabeth Bruenig

Nguyên tác : Trump’s love may be why he’s maintained a strong grasp on his base, The Washington Post, 05/03/2019

Thạch Đạt Lang phỏng dịch (07/03/2019)

(1) https://thehill.com/blogs/ballot-box/409104-trump-kim-jong-un-and-i-fell-in-love

Published in Diễn đàn

Ủy ban Hạ viện yêu cầu cung cấp tài liệu để điều tra ông Trump (VOA, 05/03/2019)

Một y ban ca H vin M hôm 4/3 cho biết đã đưa ra yêu cu cung cp tài liu đi vi 81 cơ quan, thc th chính ph và các cá nhân nm trong mt cuc điu tra v hành vi b cáo buc là cn tr công lý và các hành vi lm quyn khác ca Tng thng Donald Trump và nhng người khác.

trump1

Chủ tch y ban Tư pháp H vin Jerrold Nadler

Trong số những người b y ban Tư pháp H vin do Đng Dân ch đng đu nhm ti có các con trai ca Tng thng Trump là Donald Trump Jr. và Eric Trump, con r ông Trump đng thi cũng là mt ph tá ca Nhà Trng Jared Kushner, giám đc tài chính Allen Weisselberg ca T chc Trump, cu B trưởng Tư pháp M Jeff Sessions và cu c vn Nhà Trng Don McGahn.

"Chúng ta đã nhìn thấy nhng thit hi đi vi nhng đnh chế dân ch ca chúng ta trong hai năm qua khi mà Quc hi không chu thc thi vic giám sát có trách nhim. Quc hi cn phi kim soát vic lm dng quyn lc", Ch tch y ban Tư pháp H vin Jerrold Nadler nói trong mt thông cáo.

Trong số nhng mc tiêu ca y ban là xác đnh xem ông Trump có cn tr công lý hay không qua vic loi b nhng người mà ông cho là kẻ thù ti B Tư pháp, chng hn như cu Giám đc FBI James Comey, và ông có lm dng quyn lc Tng thng hay không qua vic có th ân xá hay làm phin nhân chng.

"Nhà Trắng đã nhn được thư ca y ban Tư pháp H vin", phát ngôn nhân Nhà Trng Sarah Sanders nói. "Văn phòng Cố vn Nhà Trng và các quan chc có liên quan s xem xét và hi đáp vào lúc thích hp".

Nữ phát ngôn nhân B Tư pháp Kerri Kupec cho biết B cũng đã nhn được thư ca y ban Tư pháp và đang đánh giá yêu cu trong thư.

Phe Cộng hòa ở Quc hi cáo buc phe Dân ch theo đui ngh trình lun ti Tng thng trong chiến lược chính tr nhm giành li Nhà Trng trong cuc bu c vào năm 2020.

Lúc ông James Comey đang dẫn đu cuc điu tra v hot đng can thip ca Nga nhm vào cuc bu cử Tng thng M 2016 và kh năng có s thông đng vi ban vn đng tranh c ca ông Trump thì b ông Trump sa thi vào tháng 5 năm 2017.

Ngay sau đó, cuộc điu tra này được chuyn qua cho Công t viên Đc bit Robert Mueller, người d kiến s chm dt cuc điu tra và báo cáo kết qu vi B trưởng Tư pháp William Barr trong nhng tun ti.

Một s người mà y ban Tư pháp đòi cung cp tài liu nm trong s hàng chc nhân vt đã b ông Mueller truy t. Trong đó có cu c vn an ninh quc gia ca Tng thng Trump là ông Michael Flynn, cựu ch tch ban vn đng tranh c cho ông Trump là ông Paul Manafort, cu c vn ca ông Trump là Roger Stone, và ông Michael Cohen, người tng là lut sư riêng ca ông Trump.

Cũng nằm trong danh sách ca y ban là nhng nhân vật khác từng làm vic trong ban vn đng tranh c cho ông Trump hay trong Nhà Trng như Hope Hicks, Steve Bannon, Reince Priebus và Sean Spicer ; cùng Rhona Graff, mt tr lý lâu năm cho ban lãnh đo T chc Trump và David Pecker, giám đc điu hành ca American Media Inc vốn xut bn t báo National Enquirer được bày bán trong các siêu th.

Ông Trump vẫn khăng khăng rng ban vn đng ca ông không thông đng vi Nga và đã liên tc đ kích cuc điu tra, bn thân ông Muelle cùng các nhân viên ca ông trên Twitter.

Cuộc điu tra ca y ban Tư pháp H vin s giăng lưới rng hơn ông Mueller, vn ch tp trung vào nhng ti trng c th. y ban này cũng s xem xét liu ông Trump có s dng Nhà Trng đ làm giàu cho bn thân hay không.

Một s y ban ca Quc hi M cũng đang thúc đy các cuc điu tra nhm vào ông Trump.

Phe Dân chủ nói rng phiên khai chng ca ông Cohen trước y ban Giám sát H vin hi tun trước có th liên đi ti ông Trump trong mt s ti danh, trong đó có vi phm lut tài chính vn đng tranh cử.

*********************

Mỹ : Hạ viện tìm bằng chứng cáo buộc ông Trump (BBC, 05/03/2019)

Một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ đang tìm kiếm các tài liệu cáo buộc cản trở công lý, tham nhũng và lạm quyền của Tổng thống Donald Trump cùng các trợ lý của ông.

trump2

Tổng thống Trump nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và cho rằng ông là một người 'vô tội' đang bị một cuộc tấn công 'săn tìm phù thủy' và bới lông tìm vết.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler nói với ABC news rằng 60 cá nhân và tổ chức sẽ nhận được các yêu cầu ngày từ thứ Hai 04/3/2019.

Ông Nadler nói ông tin rằng ông Trump đã cản trở công lý.

Nhưng bất kỳ động thái luận tội nào sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc điều tra.

Tổng thống Trump đã liên tục phủ nhận mọi hành động sai trái và cáo buộc đảng Dân chủ đã săn phù thủy, ngụ ý bới lông tìm vết.

trump3

Ông Jerrold Nadler, một người thuộc đảng Dân Chủ, là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Hạ Viện Mỹ

Hôm thứ Bảy, 02/3, ông Trump đã mở một cuộc tấn công dữ dội vào Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, chống lại cuộc điều tra mà ông Mueller đang lãnh đạo nhằm tìm kiếm sự thật về việc liệu đã có sự cấu kết giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga.

Ông Mueller dự kiến sẽ đệ trình bản báo cáo của mình cho Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ trong thời gian không lâu tới đây.

Nhắm mục tiêu vào ông Mueller nhiều lần-cũng như sa thải cựu lãnh đạo FBI về cuộc điều tra Nga-là một trong những vấn đề được ông Nadler trích dẫn là những trường hợp, vằng chứng "rõ ràng" về sự cản trở công lý của Tổng thống Trump.

'Luận tội là chặng đường dài'

Nhưng nghị sĩ đảng Dân chủ nói "chúng tôi không có bằng chứng" để bắt đầu một thủ tục luận tội chống lại tổng thống.

"Luận tội là một chặng đường dài, chúng tôi chưa có sự thật, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc điều tra thích hợp", ông Nadler nói với truyền thông.

"Ngày thứ Hai, chúng tôi sẽ đưa ra yêu cầu tài liệu cho hơn 60 người và cá nhân khác nhau từ Nhà Trắng đến Bộ Tư pháp", ông nói.

Trong số những người nhận được yêu cầu sẽ có Donald Trump Junior-con trai của Tổng thống Trump.

Đảng Dân chủ hiện đang kiểm soát Hạ viện, với những người Cộng hòa nắm giữ Thượng viện.

Reuters hôm Chủ Nhật cũng đưa tin về diễn biến cho hay ông Trump đã bác bỏ chiến dịch vận động của ông hợp tác với Moscow.

"Tôi là một người vô tội bị một số người rất xấu, mâu thuẫn và tham nhũng trong một cuộc săn phù thủy bất hợp pháp mà không bao giờ được phép bắt đầu", hãng tin Anh dẫn bình luận của Tổng thống Trump viết trong một thông điệp trên Twitter hôm 03/3/2019.

Nhà Trắng và Tổ chức Trump Organization đã không trả lời các yêu cầu bình luận về nhận xét của Nadler.

Tổng thống Hoa Kỳ nói với một nhóm các nhà hoạt động và chính trị gia bảo thủ hôm 02/3 rằng các nhà điều tra muốn xem xét tài chính và giao dịch kinh doanh của ông vì không tìm thấy bằng chứng thông đồng.

"Thật là bất ngờ khi họ đang cố tìm cách lôi bạn ra ngoài bằng sự nhảm nhí", Reuters dẫn bình luận của ông Trump.

Published in Quốc tế

Ủy ban hạ viện Mỹ điều tra khả năng Tổng thống Trump ‘cản trở công lý’ (VOA, 03/03/2019)

Người đng đu y ban Tư pháp H vin Mỹ hôm 3/3 nói rằng y ban này s yêu cu tài liu t hơn 60 cá nhân và t chc nhm điu tra kh năng cn tr công lý và lm quyn ca Tng thng Donald Trump.

kim4

Tổng thống Trump ôm quốc kỳ Mỹ hôm 2/3.

Trả li phng vn trên chương trình "This Week" ca kênh ABC, Ch tch y ban Jerrold Nadler nói rằng y ban mun có các tài liu t B Tư pháp, con trai tng thng, Donald Trump Jr. và người ph trách v tài chính ca Trump Organization, Allen Weisselberg, cùng nhng người khác.

"Chúng tôi sẽ m các cuc điu tra v lm quyn, tham nhũng, và cn tr công lý", ông Nadler nói, theo Reuters. "Công việc ca chúng tôi là bo v pháp quyn".

Ông Nadler nói thêm : "Rõ ràng là tổng thng đã cn tr công lý".

Tuy nhiên, ông nói rằng còn quá sm đ cân nhc liu có theo đui chuyn lun ti ông Trump hay không.

"Trước khi lun ti ai đó, bn phi thuyết phc công chúng M rng đó là điu nên làm", ông nói.

Theo ông Nadler, một trong các bng chng v vic cn tr công lý đó là chuyn ông Trump sa thi cu Giám đc FBI James Comey, khi ông đang đng đu mt cuc điu tra v kh năng Nga can thip vào cuc bu c tng thng M và kh năng có s thông đng gia chiến dch tranh c ca ông Trump và Moscow.

Cuộc điu tra này sau đó do công t viên đc bit Robert Mueller đm nhim và d kiến kết qu điu tra s được gi ti người đng đu B Tư pháp trong vòng vài tun ti.

Ông Nadler cũng nói tới điu ông coi là việc Tng thng Trump da nt các nhân chng trong v điu tra.

Ông cho biết rng y ban do mình ph trách ngày 4/3 s công b danh sách các cá nhân và t chc cn phi gi h sơ ti y ban.

*******************

Tổng thống Trump giận dữ công kích Robert Mueller (BBC, 03/03/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump giận dữ phát động cuộc công kích nhắm vào công tố viên đặc biệt Robert Mueller và những người chỉ trích ông tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ.

trump2

Tổng thống Trump liên tục nói rằng ông Mueller "chưa bao giờ nhận được phiếu bầu"

Trong bài phát biểu dài, ông Trump lên tiếng phản đối cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng giữa chiến dịch của ông và Nga.

"Chúng tôi đang chờ báo cáo của những người không hề được bầu", ông nói với đám đông cổ vũ.

Ông Mueller dự kiến nộp bản báo cáo cho bộ trưởng Tư pháp.

trump3

Những người tung hô ông Trump dưới khán đài

"Thật không may, quý vị đặt nhầm người vào một vài vị trí và họ rời bỏ mọi người trong một thời gian dài rồi đột nhiên họ quay lại hãm hại bạn với sự nhảm nhí", tổng thống nói.

Ông Trump thường mô tả cuộc điều tra của ông Mueller là "cuộc săn phù thủy".

Bài phát biểu - dài hơn hai giờ - cũng gồm các cuộc công kích mạnh mẽ nhắm vào cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, cựu Giám đốc FBI James Comey, Đảng Dân chủ và những người chỉ trích cách tiếp cận của ông với Bắc Hàn.

Tổng thống đã công kích những ai ?

Phát biểu tại hội nghị ở Maryland, ông Trump đả kích những người chỉ trích ông.

"Nếu chúng tôi không làm một cái gì đó khác với những gì được lên kế hoạch, nước Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn, thưa quý vị", ông bắt đầu.

trump4

Michael Cohen tố cáo Tổng thống Trump

Tổng thống liên tục nói rằng ông Mueller "chưa bao giờ nhận được phiếu bầu", kể cả Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, người bổ nhiệm ông Mueller vào vị trí công tố viên đặc biệt.

Ông Rosenstein có kế hoạch từ chức vào tháng 3/2019 sau các cuộc công kích tổng thống thường xuyên.

Tổng thống cũng cáo buộc ông Mueller là "bạn thân" của cựu lãnh đạo FBI James Comey, và còn chế giễu giọng nói của ông Sessions, người mà ông đã sa thải vào tháng 11/2018.

Ông nói ông Simes "yếu đuối, làm việc không hiệu quả và ông ấy không làm những gì ông ấy nên làm".

trump5

Văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Mueller thường khá kín tiếng kể từ khi ông tiến hành cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử

Hồi tháng 1/2019, ông Mueller tuyên bố rằng một thông tin của Buzzfeed News về việc Tổng thống Trump chỉ thị luật sư nói dối trước Quốc hội "là không chính xác".

"Mô tả của Buzzfeed về các tuyên bố cụ thể cho Văn phòng luật sư đặc biệt, và tính chất của các tài liệu và lời khai mà văn phòng này có được, liên quan đến lời khai trước Quốc hội của Michael Cohen là không chính xác", tuyên bố của văn phòng công tố viên đặc biệt cho biết.

Tuy nhiên, tuyên bố này không cho biết rõ phần nào trong báo cáo BuzzFeed là không chính xác.

Buzzfeed News trước đó đã đưa tin rằng ông Donald Trump đã chỉ thị luật sư của mình ông Michael Cohen nói dối về kế hoạch xây dựng Tháp Trump ở Moscow.

Buzzfeed cho biết báo cáo của họ dựa trên lời khai từ hai quan chức bên hành pháp xin giấu tên.

Cohen nói với Quốc hội rằng các cuộc đàm phán về kế hoạch xây Tháp Trump đã diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016.

Nhưng bây giờ ông lại nói rằng các cuộc đàm phán kéo dài đến tháng 6, khi ông Trump đang là ứng cử viên cho chức tổng thống.

Trích dẫn các quan chức, Buzzfeed cho biết Cohen đã nói với công tố viên đặc biệt rằng sau cuộc bầu cử tháng 11/2016, ông Trump đã "đích thân chỉ thị ông" - bằng cách tuyên bố rằng các cuộc đàm phán đã kết thúc sớm hơn nhiều tháng so với thực tế - "để che giấu sự liên quan của Trump".

Ông Trump sau đó phủ nhận rằng luật sư cũ của ông đã nói dối các nhà điều tra để "giảm thời gian ngồi tù".

trump6

Michael Cohen bị tuyên án 36 tháng tù giam vào tháng trước

Đáp lại lời tuyên bố của ông Mueller, Tổng biên tập Buzzfeed Ben Smith đã tweet rằng anh vẫn cho rằng câu chuyện Buzzfeed đăng là chính xác.

Rất hiếm khi văn phòng của ông Mueller đưa ra tuyên bố như trên.

Chính ông Mueller trước đó cũng tiết lộ rằng Cohen đã nói dối về ngày dự án Tháp Trump ở Moscow kết thúc.

Các chính trị gia dân chủ cho biết họ sẽ điều tra các cáo buộc.

Công tố viên đặc biệt đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và liệu các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Trump có đồng lõa hay không - một tuyên bố liên tục bị ông Trump phủ nhận.

Ông Michael Cohen đã bị kết án 36 tháng vào tháng 12 sau khi ông ta nhận tội nói dối trước Quốc hội về kế hoạch của Trump Tower.

Ông cũng thừa nhận vi phạm tài chính chiến dịch và trốn thuế. Tại tòa, ông nói rằng "điểm yếu của ông là lòng trung thành mù quáng với Donald Trump" - người có "hành động bẩn thỉu" mà ông cảm thấy buộc phải che đậy.

Cuộc điều tra của ông Mueller vẫn đang tiếp tục và chưa rõ khi nào ông sẽ nộp kết luận điều tra cho tổng chưởng lý.

Và sẽ tùy thuộc vào tổng chưởng lý để thông báo cho Quốc hội và quyết định xem báo cáo sẽ được công bố cho công chúng hay không.

Ứng cử viên của Tổng thống Trump cho tổng chưởng lý, William Barr, hiện đang được xác nhận tại Quốc hội. Ông Barr nói rằng ông sẽ công khai báo cáo Mueller càng nhiều càng tốt nhưng không hứa sẽ công bố tất cả.

*******************

Hạ viện Mỹ điều tra việc con rể ông Trump được cấp quyền an ninh (VOA, 02/03/2019)

Một y ban H vin M do Đng Dân ch chi phi hôm 1/3 đã yêu cu Nhà Trng đáp ng yêu cu cung cp tài liu và nhân chng cho cuc điu tra v cáo buc lm dng quyn tiếp cn an ninh dành cho ông Jared Kushner, con r ca Tng thng Donald Trump và nhng người khác.

trump7

Ông Kushner là một người được Tng thng Trump tin cy

Sau nhiều tun Nhà Trng bt hp tác, Ch tch y ban Giám sát H vin Elijah Cummings viết trong mt lá thư gi đến Nhà Trng nói rng "Gi đây tôi viết thư ln cui cùng đ yêu cu quý v tình nguyn hp tác". y ban ca ông Cummings có quyn ra trát đòi trình din.

Trong lá thư này, ông Cummings nhn mnh mt bn tin trên t New York Times cho biết ông Trump đã ra lnh cho cu chánh văn phòng Nhà Trng ca ông là ông John Kelly cp cho ông Kushner quyn tiếp cn an ninh bt chp s phn đi của Kelly và ông Donald McGahn, lúc đó là c vn Nhà Trng.

Tờ báo này cho biết c hai ông Kelly và McGahn đu viết bn ghi nh v v vic và rng ông McGahn đã ghi li nhng quan ngi mà các quan chc an ninh go ci, bao gm quan chc CIA, đưa ra v ông Kushner.

"Nếu là s tht thì nhng tin tc này đt ra vn đ nghiêm trng v nhng thông tin tiêu cc gì mà các quan chc an ninh có được v ông Kushner đ khiến h đ xut không cho phép ông y tiếp cn nhng bí mt nhy cm nht ca đt nước chúng ta", ông Cummings viết trong thư.

y ban Giám sát H vin đã m cuc điu tra hôm 23/1. Ông Cummings cho biết sau đó ông và các nhân viên ca ông đã viết thư và nói chuyn vi các quan chc Nhà Trng nhiu ln v vic cung cp h sơ và nhân chng nhưng không được đáp ng.

Quy chế tiếp cn an ninh tm thi ca ông Kushner đã b ông Kelly thu hi vào tháng 2 năm 2018 cùng vi các quan chc khác cũng được tiếp cn an ninh tm thi như là mt phn ca các bin pháp siết cht an ninh sau khi Thư ký Nhà Trng Rob Porter bị sa thi vì hai người v cũ ca ông cáo buc ông bo hành gia đình.

Ông Cummings cho biết ông đã đưa cho Nhà Trng bn mô t chi tiết v nhng lm dng quyn tiếp cn an ninh ca ít nht chín quan chc Nhà Trng cp cao bao gm Kushner cùng vi các cựu cũng các đương kim c vn an ninh quc gia.

Lá thư này cũng có bn ghi li ni dng mt cuc phng vn ông Trump vào ngày 31/1 mà khi đó ông Trump bác b vic ra lnh cho ông Kelly bt chp s phn đi ca các quan chc an ninh đ cp quyn tiếp cn an ninh cho Kushner. Ông Trump nói rằng ông không nghĩ ông có quyn vượt mt các quan chc an ninh trên vn đ này.

Tuy nhiên, cố vn Nhà Trng Kellyanne Conway nói trên kênh NBC hôm 1/3 rng ông Trump đã tng nói ông ‘có quyn tuyt đi’ đ ra lnh cp quyn tiếp cn an ninh.

Published in Quốc tế

Câu của Trump : 'Việt Nam phát triển nhanh hiếm có' đúng tới đâu ?

Tới Hà Nội để dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump khen ngợi Việt Nam để khích lệ Triều Tiên.

cau1

Ông Trump khen Việt Nam để khích lệ Triều Tiên

Vài giờ đồng hồ sau khi đáp xuống Nội Bài trên, ông viết trên Twitter rằng :

''Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất. Triều Tiên cũng sẽ rất nhanh chóng giống như vậy, nếu chịu phi hạt nhân hóa".

Dù phê phán 'chủ nghĩa xã hội' ở Venezuela, Tổng thống Trump có vẻ như thích 'nước xã hội chủ nghĩa là Việt Nam', theo Nahal Toosi trong bài 'In Vietnam, Trump finds a 'socialist' country he likes' trên trang Politico,, về chuyến thăm vừa qua của lãnh đạo Mỹ sang Hà Nội.

Nhưng các mặt khác nhau của câu chuyện Việt Nam có cho thấy ông Trump nói đúng hay không ?

Bạn hãy cùng BBC tìm hiểu qua các con số.

Về kinh tế

Theo báo cáo của World Bank, kể từ sau Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, với GDP tăng bình quân tăng 7% một năm.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 1985 chỉ là 230 đô la Mỹ, thì hiện nay đã tăng lên gấp 10 lần, với con số là 2.300 đô la vào năm 2017.

Về chỉ số phát triển con người

Dựa trên các con số từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1990 cho đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng từ 70,5 lên đến 76,5.

Chỉ số Phát triển về con người (HDI) của Việt Nam là 0.694, hơn mức trung bình thế giới, 0.645 và đứng thứ 116 trong tổng số 189 đất nước và lãnh thổ.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (0.733).

Môi trường

Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường ở Việt Nam.

cau2

Hà Nội đón hai ông Trump và Kim tuần qua

Môi trường báo chí vẫn bị cho là "hà khắc vào loại nhất Châu Á", theo đánh giá mà trang BBC News phần về Country Profile Việt Nam trích thuật.

Việt Nam không có báo chí tư nhân, và cũng không có đảng phái, nghiệp đoàn nào được hoạt động độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản.

Tuy thế, chính phủ Việt Nam bác bỏ phê phán của Tổ chức Human Rights Watch nói tình hình nhân quyền nước này 'xuống cấp nghiêm trọng' thời gian qua.

Tham nhũng

Theo đánh giá tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 117 trên thế giới vào năm 2018, tụt 10 vị trị trên bảng xếp hạng so với năm 2017.

Đây là điều đáng ngạc nhiên là cảm nhận về tham nhũng trong người dân không giảm dù có chiến dịch chống tham nhũng mạnh kể từ năm 2016 của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Vẫn về tham nhũng, Triều Tiên đứng thứ 5 trong các nước 'đội sổ', chỉ trên Somalia, Syria, Nam Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ xếp thứ 22, tụt xuống sáu vị trí so với năm 2017.

Tự lực năng động và cũng nhờ trợ giúp

Bên cạnh hàng chục tỷ USD tiền đầu tư, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài.

Bài trên trang The Diplomat của Gianluca Spezza và Nazanin Zadeh-Cummings so sánh số tiền ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) mà Bắc Triều Tiên nhận được với các quốc gia khác, gồm Việt Nam.

Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế.

Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ.

Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Với việc không có tuyên bố hòa bình được nêu ra ở Hà Nội sau khi hội đàm Mỹ - Triều bị cắt ngắn, lời khen Việt Nam của Tổng thống Trump để khuyến khích Triều Tiên làm theo xem ra ngày càng cách xa thực tế với Bình Nhưỡng.

Ngược lại, để áp dụng mô hình kinh tế của Việt Nam có hiệu quả như những gì giới quan sát nhận định và để nhận ODA ồ ạt như Việt Nam, Triều Tiên phải bỏ 'bảo vật' là vũ khí nguyên tử, điều cho tới nay ông Kim Jong-un không muốn.

Nguồn : BBC, 02/03/2019

Published in Diễn đàn

Đối với Tổng thống Trump hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước nên khi vừa đến Hà Nội, ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng buôn bán và bảo trì máy bay dân sự lên đến 30 tỷ Mỹ kim.

vui1

Đại diện Vietjet và Boeing ký kết hợp đồng đặt mua 100 tàu bay với sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên

Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ông Trump tiết lộ sẵn sàng bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Được biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA).

Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Công đoàn tự do

Muốn được Hoa Kỳ xem là nước có nền kinh tế thị trường Hà Nội phải thực tâm thúc đẩy tầng lớp công nhân tự thành lập các công đoàn tự do.

Muốn thế Hà Nội cần có những hành động cụ thể tạo niềm tin cho tầng lớp công nhân rằng công đoàn do họ tự lập sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho họ và gia đình.

Chiều ngày 26/02/2019, vài giờ trước khi ông Trump đến Hà Nội, hàng nghìn công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn HaiVina Kim Liên, Nghệ An đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung giữa sân công ty để yêu cầu giải thích về việc một số phụ cấp bị cắt giảm.

Công ty ra thông báo tăng lương cơ bản, nhưng khi nhận lương nhiều công nhân thấy tổng mức lương không tăng nên đi hỏi, mới biết đã bị cắt giảm một số phụ cấp, như tiền nhà ở, xăng xe, tiền độc hại…

Chỉ vài ngày trước đó, ngày 19 và 20/02/2019, một vụ đình công khác đã xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lecien Việt Nam, khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.

Gần 600 công nhân đã ngừng việc vì không đồng ý mức tăng lương mà tiền phụ cấp độc hại không có, chế độ thai sản dành cho nữ công nhân đang mang thai cũng không được thực hiện, một số ngày nghỉ phép hằng năm lại bị trừ vào tiền tết...

Công nhân cho biết cách tính lương quá nhập nhằng khiến công nhân không thể biết được quyền lợi cụ thể của mình như thế nào, khi thắc mắc thì công ty trả lời : "… ai không thích thì công ty sẵn sàng cho nghỉ việc…".

Phóng viên báo Người Lao Động liên hệ với công ty để phỏng vấn nhưng bị từ chối.

Báo Tuổi trẻ sáng ngày 26/2/2019 có bài viết về kết quả của một khảo sát nhỏ do Tổ chức Oxfam cùng Viện Công nhân và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện tại 6 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu mới đây như sau :

"28% công nhân nói rằng lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn. Đặc biệt, có 6% số công nhân được hỏi cho biết vào cuối tháng họ chỉ ăn cơm chan canh suông".

"1/3 trong số được hỏi cho biết họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, và gần 40% cho biết luôn trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng.

"Gần 70% số công nhân được hỏi cho biết họ "hiếm khi" hoặc "chưa bao giờ" có thời gian rảnh để đi chơi, thăm bạn bè vì họ thường xuyên phải làm thêm giờ.

"Thậm chí hơn 20% số công nhân được hỏi còn cho biết họ tận dụng cả giờ nghỉ giữa giờ nghỉ để tranh thủ làm việc. Đặc biệt gần 100% số công nhân nói rằng họ "không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng".

Lương thấp, ăn uống kém chất lượng, làm thêm giờ thường xuyên dẫn tới 70% số người được hỏi cho biết "hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, đau đốt sống cổ…".

Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ "không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men".

Khảo sát còn cho thấy : "có 9% người được hỏi cho biết khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng đến quyết định sinh con của họ, và 20% cho biết tiền lương của họ không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái".

Khảo sát cho thấy tình trạng chung của hằng chục triệu công nhân và gia đình tại Việt Nam.

Hà Nội thừa nhận đại diện cho giai cấp công nhân, nhưng đời sống công nhân như thế.

Công nhân phải tự phát đấu tranh đòi quyền lợi, còn công đoàn nhà nước ăn lương chủ chẳng làm nên trò trống.

Hà Nội biết rất rõ công nhân hầu hết xuất thân từ nông thôn vì cuộc sống mới phải bỏ ruộng vườn vào làm công xưởng. Tương tự công nhân Nam Dương, Mã Lai, Phillipines… họ không có sức mạnh và sự đoàn kết như công nhân Ba Lan để ảnh hưởng đến quyền lực chính trị.

Nhưng tình trạng bóc lột công nhân tại Việt Nam lại ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm và quyền lợi của công nhân Hoa Kỳ.

Vì thế công nhân Hoa Kỳ mới bầu cho ông Trump xóa TPP, trừng phạt thương mãi Trung Quốc, theo dõi tình trạng lao động Việt Nam và buộc Việt Nam phải mua máy bay Mỹ để cân bằng cán cân thương mãi.

Tình trạng công ty quốc doanh…

Trong hai tuần trước Hội nghị thượng đỉnh, báo chí liên tục đưa tin vụ Đông Xuân năm nay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được mùa nhưng do thiếu đơn nhập hàng từ nước ngoài nên lúa không bán được, giá lúa xuống thấp đến mức nông dân trồng lúa không còn lợi nhuận.

Trên diễn đàn BBC trước đây tôi có bài viết "CPTPP có giúp để nông dân Việt Nam thoát cảnh nghèo ?" nêu rõ việc nhà nước độc quyền thu mua xuất cảng lúa gạo là nguyên nhân chính khiến 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa ở Việt Nam luôn sống cảnh đói nghèo.

Hà Nội không chỉ độc quyền thị trường lúa gạo, khu vực quốc doanh vẫn nắm giữ hầu hết ngành điện, nước, ngân hàng, giao thông, cảng, y tế, giáo dục… hầu như cả nền kinh tế Việt Nam.

Hậu quả là Hoa Kỳ vẫn xem Việt Nam là một nước không có thị trường tự do, thường xuyên thúc đẩy Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển.

Hà Nội cần thay đổi thể chế

Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản toàn trị nên có nhiều điều cần học hỏi từ quá trình cải cách của Việt Nam, nên việc ông Kim chọn Hà Nội vừa là nơi gặp ông Trump vừa có dịp tìm hiểu học hỏi.

Còn phía Hoa Kỳ ông Trump gặp ông Kim tại Hà Nội để bàn về việc giải trừ vũ khí hạch nhân và để ông Trump ký hợp đồng mua bán, nhưng lại có đồn đoán Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn học hỏi "mô hình phát triển" của Việt Nam.

Hội nghị thượng đỉnh lần 2 đã chấm dứt, Hà Nội đừng quên muốn được Hoa Kỳ công nhận có thị trường kinh tế tự do cần đẩy mạnh cải cách cả kinh tế lẫn chính trị.

Hà Nội nên học hỏi mô hình phát triển Đài Loan, một nước nhỏ cũng chịu áp lực của Bắc Kinh đã vươn lên để thành một quốc gia phát triển được Hoa Kỳ thực sự nhìn nhận.

Tổng thống Trump một nhà tư bản nhưng chính danh đại diện cho dân Mỹ vì ông được tầng lớp nông dân và công nhân bỏ phiếu chọn ông làm đại diện.

Hà Nội nên học hỏi để chứng minh cho thế giới thấy rõ đang chính danh đại diện cho người Việt, cho tầng lớp nông dân và công nhân.

Cải cách chính trị, tự do ứng cử và bầu cử là điều Hà Nội cần làm.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 03/03/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Cựu luật sư Michael Cohen của ông Donald Trump đã đưa ra một loạt cáo buộc về người chủ cũ. Một điều xấu hổ về chính trị, vâng. Nhưng nguy hiểm pháp lý đến mức nào ? Jonathan Turley, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học George Washington, phân tích.

mueller1

Michael Cohen làm chứng trước Quốc hội Mỹ

"Tôi xin tự giới thiệu", ông Cohen mở đầu màn điều trần của mình.

Những lời này có lẽ là phần không cần thiết nhất trong lời khai của ông Cohen. Ông là người mà có lẽ không cần phải giới thiệu.

Cái ông ta cần là uy tín, một uy tín tốt.

Vị fixer cũ này (người chuyên dàn xếp công việc) của Trump đã phải ra điều trần trước Quốc hội chưa đầy 24 giờ sau khi bị cấm hành nghề luật sư và chỉ vài tuần trước khi chịu án tù ba năm.

Người 'dàn xếp' Cohen có thông điệp gì ?

Trong khi Cohen cố gắng đóng vai là một tội đồ biết hối lỗi, thì ít người quen biết Cohen thực sự tin vào thái độ hối lỗi này.

Cohen là một kẻ thường xuyên nói dối và là kẻ đánh thuê thiếu kỹ năng pháp lý và điều này chỉ thua kém sự thiếu sót trong đạo đức nghề nghiệp của ông ta.

Lời khai của ông dường như điên cuồng văng ra mọi hướng. Ông gọi Trump là "một kẻ phân biệt chủng tộc", "một kẻ lừa đảo" và "một kẻ bịp bợm".

Ông nóng vội kể lại cách Trump nói dối về việc bị gai xương chân để trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Rồi ông nhắc lại việc Trump từng chỉ trích một anh hùng chiến tranh, cố thượng nghị sĩ John McCain, vì đã bị bắt [ở Việt Nam]. Ông Cohen cũng nói về cách Trump khiến ông ta nói dối Đệ nhất phu nhân về vụ ngoại tình.

Chi tiết này rất hấp dẫn nhưng hầu như chẳng liên quan đến các cáo buộc hình sự.

Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng đã làm việc cật lực để vạch ra một điều hiển nhiên - rằng Cohen là một kẻ khai man bị kết án và là một kẻ lừa đảo.

Các bằng chứng

mueller2

'Đau đầu pháp lý lớn nhất của Trump là Michael Cohen

Cohen không phải là kẻ ghê gớm gì nhưng vẫn có thể là một mối nguy hiểm. Ông đã mang tài liệu, bao gồm cả séc có chữ ký của Trump, để củng cố lời khai về việc ông Trump có khuynh hướng phạm tội và gian dối.

Hầu như tất cả các cáo buộc này không liên quan gì đến cáo buộc có sự thông đồng giữa ông Trump với Nga, vốn dẫn đến cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và các thương vụ của Trump.

Hầu hết những ví dụ mà Cohen đưa ra là để minh họa việc Trump nói dối vụ ngoại tình, tài sản cá nhân, hoặc các giao dịch đều không quan trọng và không liên quan tới các cáo buộc hình sự.

Nói dối công chúng hoặc giới truyền thông không phải là một tội. Nếu nó là tội, thì hầu hết các thành viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện đã đi tù cùng Trump.

Mối liên hệ với WikiLeaks

Một tiết lộ được mô tả nặng như "bom tấn" là việc Cohen kể đã nghe cố vấn Roger Stone nói với ông Trump qua điện thoại về việc ông ta đã nói chuyện với người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, rằng WikiLeaks sắp sửa tung một số lượng lớn email bị hack liên quan đến Hillary Clinton và chiến dịch tranh cử của bà.

Ông Roger Stone và WikiLeaks phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời điểm sự việc xảy ra. Cohen nói rằng việc này xảy ra ngay trước Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ. Điều đó có nghĩa cuộc gọi được thực hiện khoảng từ giữa đến cuối tháng 7/2016.

Tuy nhiên, việc WikiLeaks được biết có trong tay các email bị hack của đảng Dân chủ và công khai đùa cợt việc tung chúng ra ít nhất một tháng trước đó.

Hơn nữa, việc Stone hoặc Trump muốn xem các email hoặc vui sướng khi các email này được tung ra không phải là tội. Chuyện Cohen kể về niềm vui của Trump trước tin email bị rò rỉ hầu như không đáng ngạc nhiên - ông Trump từng công khai kêu gọi người Nga tiết lộ bất kỳ email nào bị hack.

Hơn nữa, Trump không phải là người duy nhất tìm kiếm các trò bẩn từ các nguồn nước ngoài. Trong khi ban vận động chiến dịch tranh cử của Trump thất bại trong việc phủ nhận đã tài trợ cho vụ "hồ sơ Steele" gây tranh cãi, ban vận động chiến dịch tranh cử của bà Clinton sau đó thừa nhận đã trả tiền cho một cựu điệp viên người Anh để thu thập thông tin về Trump từ các nguồn tin nước ngoài, bao gồm cả tình báo Nga.

Và đúng như vậy, Cohen cũng đã nói rõ ông ta không có bằng chứng việc Trump thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Tiền bịt miệng

mueller3

Cohen thừa nhận việc ông ta trả tiền cho những người phụ nữ này là vi phạm pháp luật, nhưng các bản án về vi phạm tài chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ là rất hiếm

Cohen cũng lặp lại cáo buộc rằng Trump hối thúc ông trả tiền cho một người mẫu Playboy và một ngôi sao khiêu dâm để ẻm tin Trump ngoại tình.

Ông Cohen xuất hiện với tờ séc có chữ ký của Trump - được ký khi ông Trump đang là tổng thống và vẫn một mực nói không biết gì về vụ chi trả này.

Điều này có thể dẫn tới tội danh vi phạm quy định tài chính trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, nhưng những vi phạm như vậy hiếm khi bị coi là tội hình sự và không phải lúc nào cũng đem lại thành công trong các vụ kiện.

'Thổi phồng' tài sản

Nơi mà Cohen có thể gây ra rắc rối cho Trump là việc ông ta khai ra các hành vi không trung thực của Trump, từ việc sử dụng quỹ từ thiện để mua bức tranh chân dung sơn dầu của bản thân đến dối trá về khối tài sản với các công ty bảo hiểm và ngân hàng.

Điều này bao gồm một loạt các báo cáo tài sản bất thường mà Cohen cho biết đã được trao cho Deutsche Bank trong một động thái để mua lại đội bóng bầu dục Buffalo Bills.

Tài sản mà Trump công bố có vẻ tăng từ 4,56 tỷ đô la năm 2012 lên 8,66 tỷ đô la vào năm 2013.

Không rõ số tài sản đó tăng dựa trên cái gì và liệu các số liệu có được đưa vào bất kỳ tài liệu cho vay chính thức nào không. Tuy nhiên, bất kỳ sự khai báo sai sót nào về tài sản và nợ phải trả có thể tạo thành cơ sở cho các cáo buộc gian lận ngân hàng.

Điều rõ ràng là Trump đang đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng không phải từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller về cáo buộc thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử, mà từ cuộc điều tra các thương vụ của Trump do Công tố viên liên bang ở New York tiến hành.

Và tấn công vào sự thiếu uy tín của Cohen sẽ không làm thay đổi sổ ngân hàng.

Từ Cohn đến Cohen

mueller4

Roy Cohn và Trump năm 1983

Ông Trump đã được dẫn lời bày tỏ sự tôn trọng đối với luật sư cũ Roy Cohn, người là cánh tay phải của Joe McCarthy trong thời kỳ "Nỗi sợ Đỏ" (Red Scare). Ông Roy Cohn từng được nhiều người nhìn nhận là một kẻ vô đạo đức và hèn hạ. Ông ta cũng từng là luật sư của Trump.

Vào tháng 3/2016, Trump được cho là đã bực bội hỏi : "Roy Cohn của tôi đâu ?" Roy Cohn cũng giống Michael Cohen ở quan điểm không bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức hay luật pháp.

Giống như Cohn, Cohen có tiếng là thường đe dọa và bắt nạt mọi người đến chỗ phải phục tùng. Giống như Cohn, Cohen bị tước quyền luật sư vì hành vi phi đạo đức.

Nhiều người tin rằng Cohn là người đã dạy Trump không bao giờ nhận lỗi và luôn luôn phản công. Cohn từng nói : "Tôi khiến kẻ thù bộc lộ điều tồi tệ nhất của chúng và đó là cách tôi khiến chúng tự bại trận".

Cuối cùng thì Cohn chết khi vẫn còn là một luật sư bị cấm hành nghề, bị Sở Thuế Mỹ săn lùng. Cohen bây giờ là một luật sư bị cấm hành nghề sẽ đi tù vì nhiều tội danh, trong đó có năm tội trốn thuế.

Tất nhiên, trong thời gian tới Trump không cần phải hỏi "Michael Cohen của tôi đâu". Ông Cohen chắc chắn sẽ ở trong nhà tù liên bang.

Ủy ban Giám sát nói gì ?

Sau phiên điều trần tại Ủy ban Giám sát Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban, đảng viên Dân chủ Elijah Cummings tuyên bố ông tin rằng Trump không chỉ phạm tội mà "có vẻ như [Trump] đã phạm tội khi tại chức".

Nếu đúng, Trump có thể không chỉ phải đối mặt với áp lực chính trị phải bị luận tội (impeachment) trong quá trình tố tụng tại Hạ viện.

Mà còn phải đối mặt với những tội hình sự sau khi ông ta rời Nhà Trắng.

Jonathan Turley

Jonathan Turley là giáo sư Luật về Lợi ích công của Shapiro tại Đại học George Washington và từng là cố vấn chính của bên đơn trong một cuộc luận tội (impeachment) tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Published in Quốc tế

Cũng như lần đầu đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào 2017, lần này Tổng thống Trump đến Hà Nội cũng không hề nhắc nhở đến tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.

nhanquyen1

Ông Trump trở về Mỹ sau cuộc hội nghị thượng đỉnh bất thành ở Hà Nội với Kim Jong-un

Ông không hề có ý định gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ ở trong nước như Tổng thống Obama từng làm, cũng như không đả động gì đến lá thư ngỏ gửi đến ông của 100 nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội, phần lớn ở trong quốc nội.

Hôm qua ông lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, một trong những lãnh tụ độc tài, vi phạm nhân quyền nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần II về chương trình chế tạo võ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được kết quả nào.

Ông Trump còn ca ngợi Việt Nam là một mô hình tốt đẹp cho Bắc Hàn noi theo và mời Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào năm nay để tiếp tục thảo luận về những biện pháp tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận rằng Việt Nam ủng hộ giải pháp phi hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Cách đây gần hai tuần, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng Thống Trump cũng lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Tập Cân Bình là người đáng kính phục và hai người có quan hệ tốt đẹp. Ông Trump còn cho biết việc đàm phán thương mại tiến triển tốt đẹp và sẽ mời Chủ tịch Tập qua Mỹ để họp cấp cao.

Chắc hẳn các ông bà cuồng Trump đã phải thất vọng trước những biến chuyển quốc tế tích cực và rõ rệt như trên.

Bao lâu nay, không nhìn vào sự kiện thực tế, các ông bà cuồng Trump ước mong tình hình Đông Nam Á căng thẳng và xem ông Trump là vị cứu tinh dân tộc, sẽ dùng thuế quan và võ lực để tiêu diệt Trung Quốc, giúp giải thế chế độ cộng sản Việt Nam và dân chủ hóa đất nước.

Trong thời gian ông Trump ở Việt Nam mấy ngày qua, một số không ít các ông bà Bolsa vẫn còn biểu tình không những kêu gọi tự do dân chủ cho Việt Nam mà còn hô hào ủng hộ cá nhân ông Trump. Nay mộng ước này xem ra đổ vỡ tan tành. Một số hình ảnh ủng hộ Trump của đám biểu tình xuất hiện trên Internet nay đã biến mất.

Biến động sôi nổi mấy ngày qua ở trong nước Mỹ đang làm cho sự nghiệp chính trị của Tổng thống Trump ngày càng đen tối.

Ông Michael Cohen, cựu luật sư (2006-2018) của Tổng thống Trump và cũng từng là phó chủ tịch của Trump Organization và giữ nhiều chức vụ cao cấp khác nhau trong Đảng Cộng hòa, khai trước Ủy Ban Thanh Tra của Hạ Viện rằng ông Trump là một tội phạm hình sự, một kẻ kỳ thị chủng tộc và bịp bợm.

Ông Cohen cũng đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi được là những ngân phiếu về việc ông Trump chi tiền để bịt miệng cô đào cởi truồng Stormy Daniels, một tội hình sự, và dự án xây Trump Tower tại Moscow mà ông Trump luôn luôn phủ nhận cho đến khi hồ sơ có chữ ký của ông được báo chí phanh phui ra.

Hơn thế nữa, ông Trump sẽ còn phải đối phó với phúc trình của Công tố viên đặc biệt Robert Muller sẽ được phổ biến trong vài ngày tới và cuộc điều tra của Văn phòng tư pháp Southern District of New York về một số tội ác của ông Trump chưa được tiết lộ.

nhanquyen2

Ông Trump đã có buổi gặp với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 27/2

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng Thống Trump phần đông dân chúng tin là giả tạo. Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ, ôngTrump hoàn toàn giữ im lặng về cuộc điều trần sôi nổi và tai hại của Michael Cohen. Sự nghiệp chính trị của ông Trump lung lay đến tận gốc.

Những ai còn mơ tưởng Tổng thống Trump ưu tư về nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam cần phải phân tách bản chất con người của Trump và nhìn vào thực tế sự kiện chính trị.

Một con người có nhiều vấn đề như thế với cá tính như thế liệu có thể trông cậy được hay không ?

Nguyễn Quốc Khải

Nguồn : BBC, 01/03/2019

Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sinh sống ở Virginia, Hoa Kỳ, là cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân Hàng Thế Giới. Ông thường đóng góp bài cho VOA, BBC, và Asia Times.

*******************

Phản ứng sau khi Mỹ - Việt Nam ký thỏa thuận thương mại nhưng không nêu vấn đề nhân quyền

Trung Khang, RFA, 27/02/2019

Ngày 27/2/2019, tại Hà Nội, nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các công ty Mỹ và Việt Nam đã ký một loạt các thỏa thuận thương mại trị giá hơn 20 tỷ đô la, nhưng vấn đề nhân quyền đã hoàn toàn không được đề cập. Phản ứng của các nhà bất đồng chính kiến như thế nào ?

nhanquyen3

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ hai bên trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (phải) chào Giám đốc điều hành hãng máy bay thương mại Boeing Kevin McCallister (trái) và Giám đốc điều hành Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ hai bên phải) trong lễ ký tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP

Từ Hà Nội, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Tôi nghĩ đó là một cách rất là khéo của Việt Nam để gãi đúng chỗ ngứa của ông Trump về vấn đề thương mại của hai nước, về vấn đề thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Nhưng thực chất nếu đi sâu vào vấn đề thì thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam không đến mức 30 tỷ USD đâu, có nhiều hàng hóa Mỹ mà Việt Nam mua được sản xuất từ Trung Quốc. Nên thực tế nó cân bằng hơn. Nên việc ký kết mua máy bay cũng có một chút ý nghĩa thương mại, nhưng nó mang tính trình diễn nhiều hơn".

Sau buổi gặp gỡ với ông Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch, Tổng thống Donald Trump đã đến nhà khách chính phủ để gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại buổi gặp, Tổng thống Trump ca ngợi phát triển kinh tế của Việt Nam và nói rằng Việt Nam có thể là một mô hình kinh tế cho Bắc Hàn. Ông cũng nói đến các thỏa thuận thương mại hai bên vừa ký kết và không quên nói rằng Hoa Kỳ có những thiết bị quân sự tốt nhất thế giới. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền đã không hề được ông Trump đả động đến trong cả hai cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Việt Nam.

Nhận định về vấn đề này Phó giáo sư Hoàng Dũng nói :

"Ông Trump không phải là đấng cứu thế, mà để những nơi nào có tiếng kêu thương mà ông đến cứu vớt, ông xử sự theo cái mà ông cho là tốt cho nước Mỹ. Hiện nay địa chính trị của Việt Nam có lợi cho Mỹ, cho nên ông Trump không lên tiếng về nhân quyền, thì chúng ta không nên phán xét ông theo phương diện đạo đức hay con người mà phán xét là một nhà chính trị".

Phó giáo sư Hoàng Dũng cho biết, chẳng có kỳ vọng gì cả, đất nước Việt Nam do người Việt Nam quyết định, quốc tế hết sức quan trọng, nhưng theo ông họ chỉ tạo điều kiện, họ làm cho trong nước thuận lợi hơn hay không thuận lợi hơn, chứ không bao giờ nước ngoài có vai trò quyết định trong vấn đề nội bộ của đất nước cả.

Còn nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng đây không phải là chuyến thăm chính thức nên không thể đòi hỏi ông Trump nêu vấn đề nhân quyền :

"Chuyến sang Việt Nam lần này của Tổng thống Trump không phải là được nhà cầm quyền Việt Nam mời sang thăm, mà là sang để gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un, để giải quyết vấn đề của Bắc Triều Tiên. Nói nôm na là họ thuê địa điểm để họ làm chuyện của họ thôi. Thế nên trong buổi gặp mặt của ông Trump với lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì tôi nghĩ nó diễn ra rất là ngắn, chủ yếu để bắt tay chụp ảnh là chính, thì trong quá trình như vậy không thể đòi hỏi ông Trump nêu vấn đề nhân quyền trong khoảng thời gian rất là ngắn, nhất là sang không phải với tư cách là làm việc với phía Việt Nam".

Cựu tù chính trị Bùi Thị Minh Hằng cũng cho rằng không nên quá kỳ vọng vào ông Trump :

"Quan điểm của tôi là một nhà bất đồng chính kiến trong nước thì tôi cho rằng người dân Việt Nam không nên quá kỳ vọng vào ông Trump hay một quốc gia nào đó can thiệp vào vấn đề nhân quyền cho mình. Quan điểm của tôi là người dân Việt Nam phải tự nhìn thấy, dù bức xúc, dù hài long, thì mình phải tự nhìn thấy hoàn cảnh thực tế của mình. Nếu mình cần nhân quyền, cần đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, thì tôi nghĩ người Việt Nam cần phải đối diện một cách mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta không thể trông chờ vào Trump, vì ông Trump không có trách nhiệm lo vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Mà điều ông Trump muốn làm là những cái lợi ích cho nước Mỹ như ông ấy tuyên bố khi tranh cử. Tôi nghĩ rằng là người dân Việt Nam phải tự đứng lên, tự mình nhìn thẳng vào sự thật và tự mình phải làm điều gì đó để thay đổi".

Đồng quan điểm, Phó giáo sư Hoàng Dũng cũng không có kỳ vọng vào ông Trump, ông cho rằng đất nước Việt Nam là do người Việt Nam quyết định, quốc tế hết sức quan trọng, nhưng dẫu sao họ chỉ tạo điều kiện, chứ không thể có vai trò quyết định trong vấn đề nội bộ của đất nước.

Còn Nhà báo Tô Oanh thì cho rằng ngoài hợp đồng mua máy bay, Việt Nam lợi dụng dịp này để mà tự xưng là ‘trung tâm hòa giải quốc tế’. Ông nói tiếp :

"Chính quyền Việt Nam chỉ là một người chỉ chuyên đi xin, sợ nhà bên cạnh như bố mình, chịu mất đất đai, thiệt hại đủ thứ cũng không dám há mồm nói… tôi nghĩ buồn lắm".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ thất vọng :

"Ông Trump thì ông chỉ quan tâm đến kỳ bầu cử tới, để thỏa mãn cá nhân ông ấy, còn giá trị cốt lõi của nước Mỹ, hay dân chủ, nhân quyền thì ông cũng chẳng cần nói đến. Rất đáng tiếc thông tin trong buổi họp mặt với lãnh đạo Việt Nam ông Trump không đả động đến nhân quyền là sự thật. Nên tôi nghĩ khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" của ông ấy nên đổi thành "Trump trên hết"…".

Trung Khang

Nguồn : RFA, 27/02/2019

Published in Diễn đàn

Hôm 25/2/2019, tờ The Guardian của Anh có bài viết nhan đề ‘Kiểm duyệt và im lặng : Các nước Đông Nam Á chịu đựng sự đàn áp’, trong đó có đoạn nhận định rằng dưới thời Tổng thống Donald Trump, tác động về nhân quyền của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á đã suy yếu đáng kể. Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác nhiều hơn về chiến lược và kinh tế, trong khi Hà Nội tiếp tục gia tăng bắt giữ, tra tấn và đàn áp các nhà báo cũng như các bloggers bất đồng chính kiến trong 18 tháng qua.

nq1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên máy bay Air Force One ngày 25 tháng 2 năm 2019 đến Việt Nam dự Thượng đỉnh Trump - Kim. AFP

Nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, người bị kết tội chống Nhà nước - bị kết án 12 năm tù năm 2012, và bị đẩy sang Mỹ từ nhà tù cộng sản vào năm 2014 - nhận xét về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng như một số nước khu vực Đông Nam Á đi xuống với ví dụ gần nhất là nhà báo Phillipines Maria Ressa bị bắt do chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte :

"Thứ nhất là ê kíp của Nguyễn Phú Trọng lên có xu hướng bảo vệ quan điểm cổ lỗ của đảng cộng sản và thân Trung Quốc cho nên họ đàn áp phong trào đấu tranh dân chủ trong nước rất khốc liệt với nhiều bản án rất nặng nề.

Thứ hai là sự can thiệp từ cộng đồng quốc tế. Sự can thiệp mạnh mẽ và có áp lực chính trị nhất là của chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Thời gian qua thì sự can thiệp cũng có nhưng chưa thường xuyên và mạnh mẽ như thời Tổng thống Obama".

Chỉ hai ngày trước thượng đỉnh Trump - Kim diễn ra tại Hà Nội, ông Francisco Bencosme, giám đốc vận động khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng ‘Tổng thống Trump đã nhiều lần phớt lờ vấn đề nhân quyền của người dân Bắc Hàn để làm hài lòng ông Kim Jong-un. Sự im lặng của Tổng thống Mỹ đã khiến nhân quyền Bắc Hàn bị vi phạm nghiêm trọng.’

Một tuần trước khi Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam, các dân biểu lưỡng đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ, gồm dân biểu Alan Lowelthal, dân biểu Chris Smith và dân biểu Zoe Lofgren đã ký thư yêu cầu Tổng thống Mỹ lên tiếng về vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ông đến Hà Nội. Bức thư đề ngày 19/2/2019 nêu rõ Việt Nam có một thành tích đáng lo ngại về nhân quyền, đặc biệt là lĩnh vực tù nhân lương tâm. Theo một danh sách do tổ chức Ân Xá Quốc Tế nêu ra thì trong năm 2018 có gần tù nhân lương tâm bị cầm tù bởi có quan điểm không được chính phủ Việt Nam chấp nhận.

Theo các nhà quan sát thì Tổng thống Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền các nước Đông Nam Á với chính sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’. Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định :

"Có ít nhất ba ví dụ ở ba quốc gia. Thứ nhất là Thái Lan nhân quyền đi xuống, dần chuyển sang chế độ quân phiệt. Thứ hai là Singapore, nhân quyền cũng bị đánh giá thấp đi một chút, còn ở Việt Nam thì nổi bật. Từ năm Trump bắt đầu nhậm chức thì đặc biệt năm 2017 là năm đàn áp các nhà hoạt động khốc liệt nhất, bắt đến hơn 30 người và kéo dài đến năm 2018. Cho nên có thể đánh giá là thời kỳ của Trump với hơn hai năm đầu nhưng nhân quyền Châu Á đi xuống, thậm chí có những nước đi xuống tồi tệ như Việt Nam".

Tuy đây không phải là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, nhưng theo Yonhap, Tổng thống Trump sẽ gặp các quan chức Việt Nam vào lúc 11g sáng 27/2. Ông dự kiến gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau đó tham dự các cuộc đàm phán song phương mở rộng, "ký kết thương mại", gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ăn trưa với thủ tướng nước chủ nhà.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lo ngại rằng sau Thượng đỉnh Trump - Kim thì nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn khi hình ảnh Việt Nam được ca ngợi như hình mẫu cho Triều Tiên học theo. Ông phân tích rằng nếu Hoa Kỳ tỏ thái độ mạnh về nhân quyền Việt Nam thì có thể phá vỡ sự tin tưởng của ông Kim Jong-un, điều đó bất lợi cho Hoa Kỳ, bởi trọng tâm của Hoa Kỳ là đang muốn thuyết phục ông Kim trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Nói về nhân quyền Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra bốn ý chính :

"Thứ nhất là tình hình nhân quyền Việt Nam càng ngày càng đi xuống. Từ năm ngoái cho đến năm nay nhiều người đã bị bắt. Mới nhất là ông Huỳnh Đắc Túy bị quy cho tội tàng trữ, phát tán thông tin nhằm chống nhà nước theo Điều 117 Bộ luật hình sự. Có những trường hợp bị giam rất bất minh như trường hợp bác sĩ Nguyễn Thị Tố Nga, hay trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất vẫn bặt vô âm tín cho đến hôm nay. Chúng ta thấy rõ tình hình nhân quyền của Việt Nam là một xự xuống dốc thảm hại.

Ý thứ hai là dù EVFTA tạm hoãn và EU đang đặt vấn đề nhân quyền trở lại thành trọng tâm trong việc ký kết hiệp định, nhưng tôi cho rằng EU không đủ biện pháp để ảnh hưởng đến nhà cầm quyền Việt Nam.

Ý thứ ba là người ta nói rằng dưới thời Tổng thống Trump, ông không quan tâm lắm tới nhân quyền Việt Nam cũng như một số các quốc gia Đông Nam Á khác thì tôi cho rằng điều này là có căn cứ, và tôi nghĩ rằng sau Thượng đỉnh Trump - Kim thì nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ leo thang đàn áp, bởi vì hình ảnh Việt Nam được ca ngợi như hình mẫu cho Triều Tiên học theo.

Ý thứ tư là nguyên tắc chung của các quốc gia, nếu nước khác không có động thái nào đe dọa an ninh quốc gia họ thì sẽ khó mà kêu gọi họ lên tiếng cho nhân quyền quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là một ví dụ vì đó là động thái đe dọa an ninh quốc gia của Đức và họ buộc phải can thiệp".

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch chia sẻ với RFA hôm 19/2/2019 rằng ông hy vọng sẽ nhìn thấy sự quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền Việt Nam của Chính phủ Mỹ, cũng như Hoa Kỳ sẽ đặt nặng vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 26/02/2019

Published in Diễn đàn

Ông Donald Trump bắt đầu làm việc tuần này vào sáng thứ hai 25/02/2019 bằng những dòng Tweet phê bình, kết án Spike Lee - người viết kịch bản và đạo diễn phim BlacKkKlandsman, cuốn phim được trình chiếu năm 2018 – là kẻ phân biệt chủng tộc. Đây là lần đầu tiên xẩy ra chuyện ngược đời, một tổng thống da trắng kết án một người da đen là kỳ thị chủng tộc.

black1

Ông Donald Trump phê bình, kết án Spike Lee, người viết kịch bản và đạo diễn phim BlacKkKlandsman, là kẻ phân biệt chủng tộc.

Phim "BlacKkKlansman" được quay năm 2017, kể lại câu chuyện có thật về Ron Stallworth, một thám tử da đen đầu tiên phục vụ trong sở cảnh sát Colorado Springs. Phim thuật lại những tình tiết diễn ra ra vào những năm của thập niên 1970, Stallworth, cùng với một đồng nghiệp kỳ cựu da trắng, Flip Zimmerman, tìm cách xâm nhập vào tổ chức Ku Klux Klan ở Colorado để điều tra, thâu lượm tin tức rồi cuối cùng phá vỡ tổ chức này.

Spike Lee chia sẻ giải Oscar cùng với 3 đồng nghiệp là Charlie Wachtel, David Rabinowitz và Kevin Willmott về chuyển thể kịch bản hay nhất (The best adopted screenplay). Lee là người được vinh danh 3 trong 6 chuyên mục được đề cử là phim hay nhất, kịch bản chuyển thể hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất. Adam Drive cũng được trao giải diễn viên phụ xuất sắc nhất (1).

Giải Oscar được trao vào tối chủ nhật 24/02/2019 thì sáng sớm hôm sau, ngày thứ hai 25/02/2019, Donald Trump nã pháo vào Spike Lee, gọi Lee là kẻ phân biệt chủng tộc "racsist" với lý do trong lời phát biểu khi nhận giải, Lee nhắc đến lịch sử của gia đình mình, nguồn gốc người Mỹ da đen hiện nay, đến Mỹ Châu đầu tiên với thân phận của những người nô lệ.

Những lời phát biểu của Lee ca ngợi sự đóng góp của tổ tiên ông vào sự hình thành một nước Mỹ cường thịnh ngày hôm nay, đồng thời cũng lên án sự diệt chủng của người da trắng với thổ dân bản địa da đỏ. Ông nói :

"Lịch sử nước Mỹ kết nối tất cả chúng ta với tổ tiên, chúng ta sẽ khôi phục được tình yêu và trí tuệ trở lại, chúng ta sẽ trở nên nhân bản hơn. Đó sẽ là một khoảnh khắc mạnh mẽ, tuyệt vời"…

Lee nói thêm rằng:

"Cuộc bầu cử năm 2020 sẽ chỉ là những trò vớ vẩn. Tất cả chúng ta hãy động viên, khuyến khích nhau, tất cả phải đứng về lẽ phải, phải phân biệt một cách đạo đức giữa tình yêu và hận thù. Phải thực thi những điều đứng đắn ! Bạn biết Tôi đang làm điều đó ở ngay đây".

Trong lời phát biểu - Lee không trực tiếp nói đến tên Donald Trump - chỉ bóng gió gửi đến ông  lời nhắn nhủ, chế diễu, gọi ông là Điệp viên Da cam (Agent Orange). Trên sân khấu trước hàng ngàn người, Spike Lee nói to, mạnh mẽ như sau :

"Hãy thức tỉnh Điệp Viên Da Cam ! Dậy đi ! Đây là người đàn ông của hận thù, căm ghét và bạo lực. Chúng ta không thể tin tưởng người này khi ông ta được ra một quyết định đạo đức. Chúng ta không thể tiếp tục im lặng, ông ta đã đứng nguợc chiều của lịch sử".

Đoạn cuối của phim BlacKkKlanmans chiếu lại những cảnh xung đột diển ra ở Charlottesville, Virginia khiến cô Heather Heyes, 32 tuổi bị thiệt mang do một phần tử trong đám biểu tình thượng tôn chủng tộc da trắng White Supremacist lái xe đâm thẳng vào những người biểu tình chống lại họ.

Phim BlacKkKlansman mang mầu sắc chính trị rõ ràng, phim nhắc lại giai đoạn nước Mỹ dù qua thế kỷ 20 nhưng vẫn còn trong giai đoạn kỳ thị trắng đen nặng nề. Nó cũng khiến cho những người xem phim nhớ lại những tuyên bố đầy phản cảm của Donald Trump khi đổ lỗi cho cuộc xung đột ở Charlottesville.

Đó là lý do có thể giải thích, tại sao Donald Trump hậm hực tấn công Lee bằng những giòng Tweet đầy giận dữ, tức tối vào sáng sớm thứ hai đầu tuần.

Thạch Đạt Lang

(27/02/2019)

(1) https://www.indiewire.com/2019/02/blackkklansman-spike-lee-wins-oscar-best-adapted-screenplay-1202046051/

Published in Quan điểm

Donald Trump và giải Nobel Hòa Bình (Thạch Đạt Lang, 18/02/2019)

Ngày thứ sáu 15/02/2019, trong một cuộc họp báo tại Vườn Hồng (Rose Garden), tổng thống Donald Trump đọc một bài diễn văn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nội dung càm ràm rằng ông xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình năm 2018 với lý do ông đã cứu được khoảng 3 triệu người trong khu vực Idlib do phe nổi dậy kiểm soát khi ông cảnh cáo Nga, Iran, Syria về một cuộc tấn công được chuẩn bị trước vào khu vực này khiến họ phải chùn tay.

Cũng trong diễn văn, Trump khoe rằng thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao cho ông bản "copy đẹp nhất" của một lá thư dài 5 trang, trong thư đó ông Shinzo Abe nói rằng đã đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa Bình 2019 vì đã chủ động mở ra các cuộc đàm phán giải giới nguyên tử với chế độ cộng sản Bắc Hàn cũng như giúp cho hỏa tiễn của Bắc Hàn không bay qua lãnh thổ của Nhật khiến ông Shinzo Abe có thể ăn ngon, ngủ yên.

nobel1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có nhận được sự "gợi ý" của Donald Trump là ông nên đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, không nói rõ cho năm nào (New York Times, 18/02/2019)

Không chỉ bày tỏ sự thèm khát, ham muốn được giải Nobel Hòa Bình, ông Donald Trump còn chỉ trích, chê bai cựu Tổng thống Barack Obama là không xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình năm 2009 với những lời lẽ tràn đầy ghen tức, hằn học như sau : "Họ trao giải cho Obama. Ông ta thậm chí còn không biết mình được giải vì cái gì nữa. Ông ta ở đó mới có 15 giây mà nhận được giải Nobel. Ông ta nói, ‘Ồ, tôi được trao giải vì cái gì vậy ?".

Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc đã im lặng, từ chối bình luận về tuyên bố trên của Donald Trump, trong lúc phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Nhật Bản cho biết không hề hay biết hoặc nghe nói gì về bức thư này. Như vậy thì một trong 2 người, Trump hoặc phát ngôn viên tòa đại sứ Nhật ở Mỹ phải có một kẻ nói dối.

Căn cứ vào bệnh gian dối, nói láo, nói bậy một cách hoang tưởng hơn 8.000 lần trong 2 năm chấp chính của Trump, người viết tin rằng Trump đã huênh hoang, khoác lác tưởng tượng ra lá thư ông Shinzo Abe gửi cho mình, bởi nếu thật sự có lá thư của Shinzo Abe gửi cho mình, Trump đã khoe nhặng xị lên trước mặt các phóng viên, ký giả hiện diện trong buổi họp báo ở Vườn Hồng.

Chắc chắn một điều rằng, cho dù lá thư không hề có như Trump tuyên bố, ông Shinzo Abe sẽ im lặng, mỉm cười vì chẳng lẽ lại lên tiếng đính chính, điều có thể khiến cho Trump bị bẽ bàng, nhục nhã vì tật nói láo. Người Nhật nổi tiếng trong cư xử lễ độ, tư cách lãnh đạo của ông Abe không cho phép ông đính chính những gì Trump tuyên bố.

Báo Japan Times cho biết, theo một nguồn tin không tiết lộ danh tính, thủ tướng Nhật Shinzo Abe có nhận được sự "gợi ý" của Donald Trump (chữ VC gọi là mồi như vỗ tay mồi) là ông nên đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, không nói rõ cho năm nào. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Nhật ở Tokyo nói rằng họ đã nghe về những phát biểu của Trump nhưng không bình luận gì về những liên hệ giữa 2 lãnh đạo.

Trở lại vấn đề giải Nobel Hòa Bình mà Trump mơ ước. Không bàn đến sự thiên vị hoặc vì thành kiến, ủy ban chấm giải Nobel Hòa Bình trong quá khứ có thể đã có những lần không công bằng trong việc đánh giá chính xác thành quả, công sức, thời gian của những người được đề cử.

Người viết không đặc biệt ái mộ ông Barack Obama, chưa hề lên tiếng ủng hộ đảng Dân Chủ, cũng không bàn về tài năng lãnh đạo, điều hành đất nước của ông, chỉ xét về mặt tư cách, đạo đức, cách hành xử, lời nói, phong thái lãnh đạo thì Obama hơn hẳn Trump một trời một vực.

Quan sát, đánh giá, so sánh những cử chỉ, phát ngôn, hành động... của Trump, rất dễ dàng nhận thấy trạng thái tâm thần bệnh hoạn, hoang tưởng của ông. Đó là một nhân cách dễ tức giận, cáu kỉnh, thô lỗ, tục tằn, hám danh, thích được ca tụng đồng thời cũng nhỏ nhen, thù vặt, ti tiện... không hề biết tự chế, trầm tĩnh cho phù hợp với tư cách lãnh đạo một cường quốc như Mỹ.

Với bản chất khát khao, ham muốn tiền bạc, quyền lực lẫn danh vọng như một con bạc khát nước, sau khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump muốn mình phải được cả thế giới trọng vọng, kính nể, yêu mến, tôn thờ... Chí ít, Trump cũng đạt được điều này ở một số người trong các cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam.

Ganh ghét, tức tối với những thành quả từ các kế hoạch, chính sách mà Obama đã thực hiện được như thiết lập hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân Mỹ (Obamacare), chính sách bao vây kinh tế Tầu Cộng ở biển Đông TPP, hiệp định về khí hậu ở Paris... nên vừa nhậm chức một ngày, Trump ký liên tiếp các sắc lệnh xóa bỏ tất cả những gì Obama đạt được trong 8 năm, không cần biết đến hậu quả, không có kế hoạch, chính sách thay thế…

Trang chủ của giải Nobel cho biết, ai cũng có thể đề cử giải Nobel Hòa Bình cho một người nào đó, kể cả nguyên thủ quốc gia nếu người được đề cử hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ủy ban chấm giải. Việc đề cử cũng có một quy tắc là tên những người được đề cử nhưng không nhận được giải sẽ không được tiết lộ trong 50 năm.

Từ đó có thể thấy rõ rằng, nếu thật sự ông Shinzo Abe đã đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, Shinzo Abe đã vi phạm quy định đề cử của ủy ban chấm giải. Chẳng lẽ thủ tướng của nước Nhật lại có thể vi phạm một lỗi ngoại giao ấu trĩ như vậy ? Nếu không thì sự thật nằm ở đâu ? Hỏi tức là trả lời.

Trong lịch sử nước Mỹ, hầu như chưa hề có vị tổng thống nào chê bai, chỉ trích, phê bình người tiền nhiệm như Donald Trump, nhất là khi nói về một giải thưởng mà mình đang thèm khát, mơ ước. Điều đó nói lên tư cách nhỏ nhen, tâm địa của kẻ tiểu nhân, không xứng đáng là lãnh đạo một cường quốc như nước Mỹ.

Thạch Đạt Lang

******************

Trump muốn được trao giải Nobel Hòa bình (VOA, 16/02/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đưa ra những luận điệu chứng tỏ rằng ông xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình cho những việc ông làm về Triều Tiên và Syria, nhưng phàn nàn có lẽ ông sẽ không bao giờ nhận được vinh dự này.

nobel2

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ngày 15 tháng 2, 2019.

Vị Tổng thống Đảng Cộng hòa khép lại cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng với lời càm ràm rằng cựu Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama đoạt giải Nobel Hoa bình năm 2009 chỉ vài tháng sau khi bắt đầu nhiệm kì đầu tiên.

"Họ trao giải cho Obama. Ông ta thậm chí còn không biết mình được giải vì cái gì nữa. Ông ta ở đó mới có 15 giây mà nhận được giải Nobel. Ông ta nói, ‘Ồ, tôi được trao giải vì cái gì vậy?’" ông Trump hậm hực.

"Còn với tôi, chắc tôi sẽ không bao giờ được giải".

Ông Trump tuyên bố đã cứu 3 triệu người sống ở khu vực Idlib do phe nổi dậy nắm giữ ở Syria khỏi bị giết hại sau khi ông cảnh báo Nga, Iran và chính phủ Syria chớ tiến hành một cuộc tấn công đã được hoạch định.

"Chẳng ai nói về chuyện đó cả", ông phàn nàn.

Các cuộc tấn công nhắm vào khu vực Idlib vẫn tiếp diễn, dù ông Trump nói rằng các cuộc không kích chỉ nhắm vào những mục tiêu cụ thể.

Ông nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao cho ông bản "đẹp nhất" của một bức thư dài năm trang, trong đó ông Abe đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình vì khởi động các cuộc đàm phán và giảm bớt căng thẳng với Triều Tiên.

"Bạn biết vì sao không? Bởi vì ông ấy bị phi đạn và hỏa tiễn bay ngang qua Nhật Bản", ông Trump nói. "Giờ đột nhiên họ cảm thấy yên tâm và an toàn. Tôi đã làm điều đó", ông Trump nói, nói thêm rằng chính quyền Obama đã không thể nào làm được như vậy.

Nhà Trắng từ chối bình luận thêm về phát biểu của ông Trump nói ông Abe đã đề cử ông, và một phát ngôn viên đại sứ quán Nhật Bản nói không có thông tin nào về một bức thư như vậy, Reuters cho hay.

"Nhiều người khác cũng thấy vậy. Chắc tôi không bao giờ đoạt giải. Nhưng cũng chả sao", ông Trump nói.

Tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông Trump xứng đáng nhận giải Nobel vì những nỗ lực của ông đàm phán chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Trump sẽ gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng 2 cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông Trump nói cuộc gặp đầu tiên của họ ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một thắng lợi nhưng những người chỉ trích nói cuộc họp đó không đưa tới tiến triển nào trong việc giải trừ hạt nhân.

********************

TT Trump khoe được thủ tướng Nhật tiến cử giải Nobel Hòa bình (Zing, 16/02/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiến cử nhận giải Nobel Hòa bình nhờ các tiến bộ trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Theo Japan Times, Tổng thống Donald Trump hôm 15/2 cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi một bức thư dài 5 trang tới Ủy ban Nobel quốc tế để tiến cử nhà lãnh đạo nước Mỹ cho giải Nobel Hòa bình về các tiến bộ trong tiến trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

"Thủ tướng Abe đã gửi tôi một bản sao của bức thư. Ông ấy nói : 'Thay mặt cho Nhật Bản, tôi tiến cử ngài. Tôi sẽ đề nghị họ trao cho ngài giải Nobel Hòa bình'", Tổng thống Trump nói.

nobel3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh : Bloomberg.

Người đứng đầu Nhà Trắng nhắc lại quãng thời gian căng thẳng năm 2017 khi Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo tầm xa qua đảo Hokkaido của Nhật Bản, những vụ việc mà Thủ tướng Abe miêu tả là chưa có tiền lệ.

"Tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản và chuông báo động réo lên ầm ầm. Bây giờ đột nhiên mọi chuyện đều tốt đẹp, họ cảm thấy an toàn. Tất cả là nhờ tôi", ông Trump nói.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump cũng không quên đề cập tới người tiền nhiệm Barack Obama và giải Nobel Hòa bình ông này nhận được năm 2009.

"Họ trao nó cho Obama. Ông ấy thậm chí còn chẳng biết vì sao ông ấy nhận được nó. Còn với tôi ấy hả, có lẽ tôi không bao giờ được giải đâu", Tổng thống Trump mỉa mai.

nobel4

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009. Ảnh : AFP.

Theo Ủy ban Nobel quốc tế, Tổng thống Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình nhờ "những nỗ lực phi thường tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc". Ông Obama cũng là tổng thống Mỹ thứ 4 nhận giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, Ủy ban Nobel quốc tế nhận nhiều chỉ trích với quyết định của mình do khi đó ông Obama chỉ vừa nhậm chức tổng thống Mỹ và chưa có nhiều chính sách cụ thể được thực thi.

Chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra thông báo chính thức về tuyên bố của Tổng thống Trump, cũng như chưa phản ứng gì trước yêu cầu phỏng vấn của giới báo chí. Nhà Trắng cũng từ chối bình luận về vụ việc.

Duy Anh

Published in Quốc tế