Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồng Kông : Tinh thần 04/06 chưa lụi tàn

Phát hành từ chiều thứ Bảy, Le Monde nói đến "Tinh thần 04/06 tại Hồng Kông chưa lụi tàn". Mặc dù các hoạt động tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn bị cấm đoán, khoảng 7.000 cảnh sát được triển khai tối 04/06 để ngăn cản các cuộc tụ tập tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn, công viên Victoria, nơi tổ chức lễ tưởng niệm thường niên, tối 04/06 vừa qua vắng vẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là người Hồng Kông đã lãng quên vụ thảm sát. 

tinhthan1

Cảnh sát ngăn chặn người dân Hồng Kông vào Công viên Victoria tưởng niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989. Ảnh chụp tối 04/06/2021.  Reuters - LAM YIK

Người Hồng Kông đang lâm vào ngõ cụt nhưng vẫn duy trì tinh thần "Be water" (Hãy là nước - phương châm hành động của người biểu tình trong phong trào 2019) và giữ niềm hy vọng. Thông tín viên Le Monde, Florence de Changy, từ Hồng Kông cho biết đối diện lối ra vào một ga tàu ngầm, người qua đường được các tình nguyện viên gợi ý gửi thông điệp cho các tù nhân chính trị, trong đó có 47 nhà đối lập chỉ vì tham gia tổ chức kỳ bầu cử sơ bộ của phe đối lập mà bị kết tội "âm mưu lật đổ chính quyền" chiểu theo luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt đối với đặc khu.

Mục đích của việc gửi tin nhắn là để các tù nhân chính trị hiểu rằng, ở bên ngoài, công chúng không quên họ và cũng là để nhắc nhở những ai còn đang được tự do rằng một số người đã phải trả giá rất đắt cho cuộc tranh đấu vì tất cả cộng đồng. Thông tín viên Florence de Changy nhắc lại hiện giờ tại Hồng Kông có tới 95% dân biểu hoặc đại diện phe đối lập đang bị cầm tù và nhận định việc xét xử 47 nhân vật thuộc phe đối lập vài hôm trước ngày 04/06 là động thái của chính quyền nhằm răn đe dân chúng.

Thông điệp cho Bắc Kinh

Lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn nay đã biến thành "lời kêu hô hào gia nhập hàng ngũ đối lập" với những ngọn nến điện chạy bằng pin, những ngọn nến thường cắm trên bánh ga tô sinh nhật được phân phát cho người dân từ nhiều ngày qua, những màn hình điện thoại có hình ngọn nến được thắp sáng, những dòng người yên lặng xếp hàng dọc theo những bức tường, lễ cầu nguyện tại 7 nhà thờ, hay các biểu ngữ với khẩu hiệu của phong trào phản kháng hồi năm 2019 như " 5 yêu cầu, không bớt, dù chỉ 1", "Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng thời đại chúng ta". Cho đến nửa đêm 04/06, cảnh sát thông báo bắt 6 người, lập biên bản khoảng 12 người với lý do họ không tuân thủ quy định giãn cách xã hội phòng dịch.

Để tránh bị chính quyền có cớ trừng phạt, người dân đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để thể hiện tinh thần 04/06 : vẽ, khắc những con số mang tính biểu tượng 04/06 ở khắp nơi, dưới nhiều hình thức, thậm chí trên cả công tắc điện để mỗi lần bật tắt công tắc điện đều biến thành một hành động tưởng niệm vụ thảm sát 04/06 cách nay 32 năm. Thông điệp của người dân Hồng Kông với Bắc Kinh rất rõ ràng : nỗi giận dữ của xã hội dân sự Hồng Kông đang gia tăng. Sự tĩnh lặng trên các đường phố do bị trấn áp chỉ là vẻ bề ngoài, còn lâu chính quyền Trung Quốc mới có thể thông qua vũ lực mà đè bẹp sự phản kháng hoặc bất đồng chính kiến, dù là nhỏ nhất.

Thuế doanh nghiệp tối thiểu : Bước tiến lớn về thương lượng toàn cầu

Khác với các báo khác, Le Figaro hôm nay tập trung vào thời sự, chính trị nước Pháp, nhất là về công cuộc cải tổ chế độ hưu trí. Le Figaro nhận định đã đến lúc tổng thống Emmanuel Macron đưa ra lựa chọn.

Về kinh tế, Le Figaro lưu ý nước Pháp trong năm 2020 phần nào kém thu hút giới đầu tư quốc tế do tác động của đại dịch Covid-19. Mặc dù vẫn đứng đầu bảng Châu Âu về thu hút đầu tư nước ngoài, vượt trên Anh Quốc và Đức, nhưng số nhà đầu tư vào Pháp đã giảm 18%, mức giảm mạnh hơn so với các nước láng giềng như Anh (-12%), Đức (-4%). Mức sụt giảm trung bình ở Liên Âu là 13%, tương đương mức hồi cuộc khủng hoảng tài chính 2009.

Nhìn ra quốc tế, Le Figaro quan tâm đến "thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu". Mặc dù có hai luồng ý kiến trái chiều về thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu mà bộ trưởng các nước G7 đã đạt được hồi cuối tuần qua, Le Figaro vẫn coi đó là một bước tiến lớn trong cuộc thương lượng toàn cầu khởi động cách nay 7 năm. Theo phát biểu của bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire trên đài Europe 1, các cường quốc Tây phương sẽ xác định những quy tắc về thuế doanh nghiệp cho thế kỷ XIX. 

Thế nhưng, theo Le Figaro, sau G7, cần phải có sự thống nhất của G20 tại Venise, Ý, vào đầu tháng 07, nhất là phải có sự nhất trí của Nga và Trung Quốc. Một thỏa thuận chính thức cũng phải được ký kết giữa 138 quốc gia, dưới sự bảo trợ của OCDE - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, dự kiến vào cuối tháng 06. Cuộc chiến sẽ rất khó khăn, bởi sẽ phải đáp ứng được nhu cầu của cả những nước nhỏ và nước lớn.

Điều trị ung thư : chiến lược của Trung Quốc để không lệ thuộc vào dược phẩm nước ngoài

Trên lĩnh vực kinh tế - y tế, Les Echos đặc biệt quan tâm đến căn bệnh ung thư và dành 3 bài viết trong chuyên mục Doanh nghiệp cho đề tài này. Theo nhận định của Les Echos, điều trị bệnh ung thư hiện nay là phần quan trọng nhất và năng động nhất của toàn bộ thị trường dược phẩm trên thế giới. Les Echos dự báo từ năm 2021 đến năm 2025, tổng chi phí cho lĩnh vực điều trị bệnh ung thư hàng năm sẽ tăng 9-12%. Từ 56 tỉ đô la vào năm 2011, con số này dự kiến sẽ tăng lên thành 273 tỉ đô la vào năm 2025, vượt xa chi phí cho các căn bệnh khác như miễn dịch, tiểu đường, thần kinh, tim mạch, hô hấp, SIDA và cả vacxin ngừa Covid-19.

Liên quan đến Trung Quốc, Les Echos cho biết quốc gia này ghi nhận nhiều ca ung thư nhất thế giới. Số bệnh nhân ung thư hàng năm của Trung Quốc cao gấp đôi ở Mỹ và chỉ có 40% bệnh nhân sống thêm được hơn 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc ung thư so với tỉ lệ 2/3 tại Hoa Kỳ. Trung Quốc là thị trường dược phẩm lớn thứ hai toàn cầu, nhưng theo Les Echos ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc khá tản mạn và không thật nhiều sáng chế.

Vì thế, Trung Quốc phải "đặt cược" vào các công nghệ sinh học để không bị lệ thuộc vào nguồn dược phẩm thế hệ mới trong điều trị ung thư của nước ngoài, nhất là từ Mỹ và Châu Âu. Les Echos cho biết trong những năm qua, Bắc Kinh đã khởi động cải cách hệ thống y tế để đẩy nhanh việc triển khai các công nghệ tiên tiến.

Nhà chức trách cũng xem công nghệ sinh học là một lĩnh vực chiến lược mới nổi, xếp ngành công nghệ sinh học vào danh sách 10 lĩnh vực then chốt của chiến lược công nghiệp "Made in China 2025" cũng như trong kế hoạch "Healthy China 2030" với tham vọng sẽ có 100 hãng dược phẩm Trung Quốc có khả năng xuất khẩu thuốc sang Mỹ và Châu Âu. Hồi tháng 03/2021, Bắc Kinh đã xếp công nghệ gien và công nghệ sinh học vào danh sách 7 ưu tiên khoa học và công nghệ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc.

Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đã nổ ra, Bắc Kinh đang đẩy mạnh nỗ lực để củng cố sự tự chủ và rõ ràng các công nghệ sinh học là một lĩnh vực được ưu tiên. Tuy nhiên, Les Echos nhấn mạnh là cũng như đối với nhiều lĩnh vực công nghệ khác, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn đuổi theo thế giới : công nghệ sinh học trong ngành dược phẩm mới chỉ chiếm 12% thị phần tại Trung Quốc so với tỉ lệ trung bình 25% trên toàn cầu.

Covid-19 và bất bình đẳng giới

Liên quan đến đại dịch Covid-19, Le Monde dành hồ sơ chính nhiều trang bài cho tác động của cuộc khủng hoảng đối với phụ nữ, từ kinh tế, xã hội đến y tế. Chiếm đa phần lao động trong các lĩnh vực mà công việc mang tính bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, trong đó có du lịch, phụ nữ ngày càng bị cuộc khủng hoảng kinh tế gây tác hại nặng nề. Phương thức làm việc từ xa cũng làm mất sự cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc, làm nghiêm trọng thêm sự bất bình đẳng trong phân công việc nhà và nuôi dạy con cái. Theo Liên Hiệp Quốc, tại các nước đang phát triển, có thêm 47 triệu phụ nữ lâm cảnh sống dưới ngưỡng nghèo đói.

Ngược lại, riêng về y tế, Le Monde cho biết tại tất cả các quốc gia, kết quả ghi nhận đều giống nhau : tỉ lệ nam giới chết vì Covid-19 cao hơn nữ giới. Nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong khi đang điều trị ở bệnh viện đối với nam giới đều cao hơn đối với nữ giới. 2/3 số bệnh nhân phải điều trị tại các khoa hồi sức vì virus corona là đàn ông. Ở độ tuổi trên 25, nguy cơ tử vong nếu nhiễm Covid-19 ở nam giới cao gấp đôi so với nữ giới.

Có nhiều lý do, chẳng hạn các bệnh nền vốn dĩ có nguy cơ khiến bệnh tình nặng hơn liên quan chủ yếu đến đàn ông, cơ thể phụ nữ sản sinh ra nhiều phân tử kháng virus hơn, các phản ứng thể dịch và tế bào ở người phụ nữ cũng mạnh hơn so với nam giới giúp phụ nữ chống chọi tốt hơn với các bệnh lây nhiễm do virus. Tuy đàn ông dễ có nguy cơ bị bệnh nặng hơn nếu nhiễm virus corona nhưng nữ giới lại có nhiều nguy cơ bị nhiễm "Covid déo dài" hơn, với nhiều triệu chứng hơn.

Làm việc từ xa và những mối nguy tiềm ẩn

Vẫn liên quan đến khủng hoảng Covid-19, Libération dành cả tựa trang nhất, bài xã luận và nhiều bài viết cho phương thức làm việc từ xa trong bối cảnh chỉ còn 2 ngày nữa, hàng triệu người lao động sẽ quay trở lại làm việc tại công sở khi quy định quốc gia về phương thức làm việc từ xa để phòng chống dịch bệnh được nới lỏng.

Làm việc từ xa mang lại sự thuận lợi, thoải mái cho một số nhóm lao động, nghề nghiệp, người khuyết tật… nhưng đối với những công việc dựa trên sự sáng tạo năng động chẳng hạn như công nghệ cao, âm nhạc, kỹ thuật chế biến nông sản hoặc báo chí, làm việc từ xa là một cơn ác mộng. Nhưng làm việc từ xa cũng ẩn chứa nhiều mối nguy mà chúng ta vẫn chưa hiểu rõ, đó là nhận định của Libération.

Trong bài xã luận "Những mối nguy chưa được biết hết", Libération nhấn mạnh sau đại dịch, sẽ không có gì giống như trước đại dịch. Đến thứ Tư, người ta sẽ gặp "cú sốc đầu tiên" với thực tế khi phương thức làm việc từ xa 100 % lùi về phía sau. Các chủ lao động được kêu gọi ấn định số ngày làm việc từ xa hàng tuần tối thiểu cho nhân viên, nếu đặc thù công việc cho phép. Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Pháp, phương thức làm việc từ xa liên quan đến 58% công chức và các ngành nghề trung gian nhưng chỉ liên quan đến 20% người làm công ăn lương và 2% công nhân.

Đối với Libération, đó là "vết rạn nứt xã hội mới" và có thể sẽ dẫn đến những vết rạn nứt khác có thể khó nhận ra hơn nhưng lại nguy hại hơn : quyền của phụ nữ, bình đẳng về cơ hội ...

Thùy Dương

Published in Châu Á

Hồng Kông : Cảnh sát lại cấm tưởng niệm vụ Thiên An Môn

Trọng Nghĩa, RFI, 30/05/2021

Ban tổ chức lễ canh thức thắp nến hàng năm để tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tại Bắc Kinh hôm 29/05/2021 xác nhận là đơn khiếu nại lệnh cấm tổ chức lễ tưởng niệm vào tháng 6 tới đây đã bị bác bỏ. Như vậy, năm 2021 này sẽ là năm thứ hai sự kiện bị cấm.

hongkong1

Đêm canh thức tưởng niệm các nạn nhân phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn, được tổ chức ngày 04/06/2019 quy tụ hàng nghìn người tham gia ở Hồng Kông.  AP - Vincent Yu

Như thông lệ, Liên Minh Hồng Kông Ủng Hộ Các Phong Trào Dân Chủ Yêu Nước của Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức một đêm thắp nến tưởng niệm vụ Thiên An Môn tại Công Viên Victoria vào thứ Sáu 04/06 tới đây. Sự kiện này đã bị cảnh sát Hồng Kông ra lệnh cấm với lý do phòng ngừa dịch Covid-19 lây lan. Tổ chức này đã đệ đơn khiếu nại, và đã bị bác.

Phát biểu với báo chí hôm qua, ông Sái Diệu Xương (Richard Tsoi) thuộc Liên Minh đã xin lỗi công chúng vì không được quyền tổ chức đêm canh thức một cách hợp pháp, do đó sẽ dừng mọi công việc chuẩn bị và vào ngày đó "sẽ không xuất hiện và tham gia với tư cách một tổ chức". Tuy nhiên, nhân vật này cho biết là ông tin rằng người dân Hồng Kông sẽ vẫn tưởng niệm vụ Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 một cách ôn hòa.

Cục An Ninh Hồng Kông đã ra thông báo cảnh cáo người dân không được tham gia các cuộc tụ tập bất hợp pháp hoặc vi phạm luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt trên đặc khu.

Trong một cuộc họp báo, ông Liêu Gia Kỳ (Liauw Ka-kei), giám đốc cấp cao cảnh sát Khu Vực Đảo Hồng Kông, đã khuyến cáo dân chúng rằng không nên tham gia hoặc quảng bá bất kỳ một cuộc tụ tập trái phép nào. Nhân vật này đồng thời đe dọa rằng cảnh sát sẽ không khoan nhượng đối với bất kỳ ai vi phạm pháp luật.

Theo hãng tin Anh Reuters, luật an ninh và các biện pháp hạn chế để chống dịch Cobid-19 đã làm cho Hồng Kông không còn những cuộc biểu tình chống chính quyền rầm rộ như vào năm 2019.

Trọng Nghĩa

********************

Hồng Kông xét xử 47 nhà đấu tranh dân chủ

Thùy Dương, RFI, 31/05/2021

Tại Hồng Kông, phiên tòa xét xử hầu như toàn bộ chính trị gia đối lập đã mở ra ngày 30/05/2021. 47 nhà đấu tranh dân chủ, do vai trò của họ trong các cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức, bị cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền, một trong bốn tội danh trong Luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt tại đặc khu hành chính.

hongkong2

Hendrick Lui (giữa), một trong số 47 nhà hoạt động dân chủ đến tòa án tại Hồng Kông, ngày 31/05/2021.  AP - Vincent Yu

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy giải thích :

"Những người mà hôm nay chúng ta gọi là "47 người" đứng ở chỗ dành cho bị cáo, theo đạo luật hà khắc mới có tên gọi Luật An Ninh Quốc Gia. Họ bị bắt lần đầu vào rạng sáng tại nhà riêng hồi đầu tháng 01/2021 trong một cuộc phối hợp vây bắt ồ ạt của lực lượng cảnh sát.

Cuộc vây bắt ồ ạt đã gây chấn động bởi cách thức tiến hành vốn thường phù hợp hơn đối với việc vây bắt những kẻ côn đồ du đãng hơn là nhắm vào những người phụ nữ và đàn ông mà đa phần trong suốt nhiều thập kỷ qua đều là những nhân vật được biết đến và tôn trọng trong công chúng cũng như trong đời sống chính trị.

Tạm thời được thả sau 48 giờ, rồi sau đó họ bị bắt lại vào hồi tháng 02/2021, nhưng lần này, nhiều người ban đầu chỉ bị câu lưu sau đó bị chuyển sang quy chế tạm giam.

Do tổ chức và tham gia vào kỳ bầu cử sơ bộ (của phe đối lập) hồi tháng 07/2020, họ bị cáo buộc có âm mưu lật đổ chính quyền, tội danh có thể phải chịu án tù chung thân.

Các cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập diễn ra theo trình tự hoàn hảo mặc dù mục đích của chúng, cũng giống như bất kỳ cuộc bầu cử sơ bộ nào, là nhằm giúp phe ủng hộ dân chủ đạt được kết quả cao nhất trong kỳ bầu cử lập pháp ban đầu dự kiến diễn ra 2 tháng sau đó nhưng sau đó lại bị đình hoãn.

Phán quyết của tòa đang rất được chờ đợi bởi vì ít ai dám tin rằng một tòa án Hồng Kông, ngay cả theo chiểu theo luật an ninh quốc gia, lại có thể xem việc tổ chức bầu cử sơ bộ là tội lật đổ chính quyền".

Nhà đấu tranh dân chủ "Mamie Wong" bị bắt ở Hồng Kông vì tưởng niệm vụ Thiên An Môn

Cũng trong ngày hôm qua 30/05, cảnh sát Hồng Kông bắt nhà đấu tranh dân chủ Alexandra Wong, 65 tuổi, với lý do bà tham gia tụ tập trái phép và tìm cách lôi kéo kích động người khác tham gia. Bà Alexandra Wong nổi tiếng với tên gọi "Mamie Wong".

AFP thuật lại, trong bối cảnh đây là năm thứ hai cảnh sát Hồng Kông cấm người dân tụ tập tưởng niệm vụ Thiên An Môn, bà Wong một mình đến công viên, tay cầm biển tưởng niệm các nạn nhân và một cây dù vàng. Bà bị cảnh sát đi theo và quay phim. Tại công viên, vẫn chỉ có một mình, bà bắt đầu giương các biểu ngữ và tiến về hướng Văn phòng liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông rồi bị cảnh sát chặn bắt.

Thùy Dương

**********************

Hồng Kông : Nhà tỷ phú đấu tranh Lê Trí Anh lãnh thêm án tù

Thanh Phương, RFI, 28/05/2021

Hôm 28/05/20212, tư pháp Hồng Kông đã tuyên các án tù mới đối với 8 nhà hoạt động dân chủ, trong đó có nhà tỷ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), do sự tham gia của họ vào một cuộc biểu tình bị cấm vào ngày kỷ niệm 70 thành lập nước Trung Quốc cộng sản.

hongkong3

Ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) rời trụ sở tòa phúc thẩm và lên xe cảnh sát quay về nhà tù, Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 09/02/2021. Reuters – Tyrone Siu

Hiện đang ngồi tù vì đã tham gia vào các cuộc tập hợp khác, ông Lê Trí Anh, chủ một tập đoàn truyền thông cỗ vũ cho dân chủ, bị kết án 14 tháng tù vì đã tổ chức và tham gia vào cuộc biểu tình ngày 01/10/2019. Như vậy là ông phải thọ án tù tổng cộng 20 tháng. 

Theo hãng tin AFP, 7 gương mặt khác của phong trào dân chủ, trong đó là nhà hoạt động trẻ Trần Hạo Hoàn (Figo Chan) và hai cựu nghị sĩ Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung) cũng đã lãnh các án tù mới.

Ngày 01/10/2019, ngày quốc khánh ở Trung Quốc, tại Hồng Kông đã diễn ra một cuộc tập hợp ôn hòa với sự tham gia của các nhà hoạt động bị kết án hôm nay. Các vụ xung đột rất dữ dội đã xảy ra sau đó giữa cảnh sát Hồng Kông với những người biểu tình cực đoan. 

Theo hãng tin AFP, sự tham gia đông đảo vào cuộc tập hợp nói trên là một vố rất đau đối với chính quyền Bắc Kinh hôm đó đang rầm rộ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 

Đáp lại phong trào phản kháng năm 2019 ở Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch đàn áp rộng lớn và đã áp đặt một đạo luật an ninh quốc gia rất nghiêm ngặt lên đặc khu hành chính này. Hơn 10 ngàn người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình năm 2019 và khoảng 2.500 người bị kết án vì những vi phạm khác nhau. 

 Đa số các lãnh đạo của phong trào dân chủ hoặc là đang ngồi tù hoặc đã trốn ra nước ngoài. Hơn 100 người, trong đó có nhà tỷ phú Lê Trí Anh, đã bị truy tố chiếu theo đạo luật an ninh quốc gia, một đạo luật quy định các mức án lên đến tù chung thân.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Covid-19 : Lần đầu tiên Hồng Kông ban hành lệnh phong tỏa

Trọng Thành, RFI, 23/01/2021

Hôm 23/01/2021, chính quyền Hồng Kông ra lệnh phong tỏa một khu phố hàng chục nghìn dân. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu dịch Covid-19, chính quyền đặc khu ra quyết định phong tỏa như vậy. 

covi1

Các nhân viên y tế triển khai phong tỏa một khu phố trong quận Tá Đôn (Jordan) tại Hồng Kông bị nghi xuất hiện ổ dịch, ngày 23/01/2021.  AP - Kin Cheung

Theo AFP, do số lượng ca nhiễm gia tăng tại khu phố Tá Đôn (Jordan), chính quyền quyết định xét nghiệm toàn bộ dân cư khu này trong vòng 48 giờ, để hướng đến mục tiêu "không còn một ca lây nhiễm nào" tại quận Jordan. Kể từ hôm nay, dân cư khu Jordan xếp thành những hàng dài chờ đến lượt xét nghiệm tại 51 xe xét nghiệm lưu động.

Lãnh đạo bộ Y Tế Hồng Kông cho biết tất cả cư dân phải ở trong nhà, cho đến khi nào có kết quả xét nghiệm. Khoảng 3.000 cảnh sát được huy động để bảo đảm lệnh phong tỏa được tôn trọng. Khu Jordan có khoảng 150 chung cư.

Từ vài tuần nay, tình hình dịch bệnh trở nên đáng lo ngại. Tại khu Tá Đôn đang bị phong tỏa, có 162 ca dương tính được ghi nhận, kể từ đầu tháng đến ngày 20. Nhiều ổ dịch xuất hiện tại quận nghèo Du Tiêm Vượng (Yau Tsim Mong), nơi có các căn hộ được coi là thuộc loại chật hẹp nhất thế giới. Chính tại đây đã có 24 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, 22/01, trên tổng số 61 ca dương tính tại Hồng Kông.

Hồng Kông được coi là một trong những thành phố giàu có nhất thế giới, nhưng bất bình đẳng cao. Giá thuê nhà ở Hồng Kông rất cao, thành phố thường xuyên trong tình trạng thiếu chỗ ở trầm trọng. Về mặt chính thức, diện tích trung bình của một căn hộ ở Hồng Kông là 46 m². Tuy nhiên, nhiều căn hộ như vậy được phân nhỏ, nơi nhiều gia đình chung sống cùng chia nhau nhà vệ sinh, phòng tắm. Chính trong những căn hộ chật hẹp đông người này đã xuất hiện nhiều ổ dịch trong những tuần gần đây.

ừ hơn một năm nay, kể từ khi đại dịch bùng phát, 7,5 triệu dân cư Hồng Kông thường xuyên sống trong không khí cảnh giác cao với dịch bệnh. Nhiều biện pháp siết chặt phòng dịch khi được tăng cường, khi được nới lỏng. Các biện pháp phòng dịch của Hồng Kông tỏ ra hiệu quả. Tính đến nay, Hồng Kông có khoảng 10.000 ca dương tính, và khoảng 170 người chính thức được ghi nhận tử vong do Covid-19.

Trọng Thành

*********************

Covid-19 : Trung Quốc và Nhật Bản hai điểm nóng tại Châu Á

Thanh Hà, RFI, 22/01/2021

Càng gần Tết Nguyên Đán, áp lực càng lớn tại Trung Quốc. Chiến dịch xét nghiệm Covid-19 ở quy mô lớn được mở ra tại thủ đô Bắc Kinh kể từ ngày 22/01/2021. Còn Thượng Hải bắt đầu phong tỏa hai khu vực gần các bệnh viện. Trung Quốc thông báo trên toàn quốc có thêm 103 bệnh nhân Covid-19. Nhật Bản phạt nặng trong trường hợp vi phạm các biện pháp chống virus corona.

covi2

Nhân viên y tế giúp di chuyển người dân đi cách ly gần bệnh viện Nhân Tế (Renji Hospital), Trường Y thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University), Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/01/2021 via Reuters – China Daily

Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc mở chiến dịch xét nghiệm quy mô tại nhiều quận. Riêng thành phố Thượng Hải bắt tất cả nhân viên kiểm tra sức khỏe và phải có giấy chứng nhận âm tính với virus corona để tiếp tục làm việc. Biện pháp này được đưa ra do có 6 ca nhiễm được phát hiện ở Thượng Hải. Ngoài ra, khu vực bao quanh hai bệnh viện nổi tiếng của thành phố bị phong tỏa ngay từ hôm nay do bị coi là hai ổ dịch được phát hiện trong hai ngày liên tiếp thứ Tư và thứ Năm.

Còn tại Nhật Bản, sáu tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Olympic, tình hình không mấy khả quan. Ngày 22/01/2021 bộ Y tế Nhật xác nhận có thêm 1.775 ca nhiễm Covid-19. Như vậy là trong 10 ngày liên tiếp Nhật Bản không thể rút con số ngày xuống dưới ngưỡng 1.000. Chính phủ của thủ tướng Yoshihide Suga bị chỉ trính mạnh mẽ, đã đề xuất hai dự luật nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp chống dịch.

Một là xử phạt tù những người vi phạm và hai là nâng mức nộp phạt lên tới 500.000 yen, gần 4.000, euro nhắm vào các hàng quán vẫn mở cửa sau 8 giờ tối. Hạ Viện được yêu cầu "nhanh chóng thảo luận" về hai dự luật này trong những ngày sắp tới. Đối lập Nhật Bản chỉ trích đây là những biện pháp "quá khắt khe".

Từ đầu mùa dịch tới nay, Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia ít chịu tác động của Covid-19 với khoảng 4.700 ca tử vong. Nhưng từ/11/2020 tình hình đã xấu đi đáng kể. Hệ thống y tế đứng trước nguy cơ bị quá tải. Theo hãng tin Pháp AFP, một số bệnh viện tư chủ trương từ chối bệnh nhân nhiễm virus corona.

Thanh Hà

*********************

Covid-19 : Chuyên gia độc lập tố cáo Trung Quốc phản ứng quá chậm

Tú Anh, RFI, 19/01/2021

Chính quyền Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới WHO bị tố cáo đã không phản ứng ngay tức khắc khi dịch siêu vi corona chủng mới xuất hiện. Trong bản báo cáo thứ hai được công bố hôm 19/01/2021, tại Genève, nhóm chuyên gia độc lập khẳng định như trên, dựa theo trình tự thời gian của giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh.

covi3

Nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ vẩy tay chào một bệnh nhân Covid-19 vừa khỏi bệnh tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 01/03/2020. Reuters - China Daily CDIC

"Dịch lan rộng là do phần lớn bị che giấu"

Nhóm chuyên gia độc lập, do cựu thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark và cựu tổng thống Liberia, bà Ellen Johnson Sireaf điều hợp, có nhiệm vụ thẩm định các nỗ lực toàn cầu chống đại dịch Covid-19, cho biết "lẽ ra chính quyền địa phương và chính quyền trung ương Trung Quốc phải thi hành một cách quyết liệt các biện pháp y tế công cộng vào tháng 01/2020".

Phản ứng chậm trễ của Tổ chức Y tế Thế giới cũng được nêu rõ : chậm triệu tập ủy ban tình trạng khẩn cấp, ngập ngừng không tuyên bố ngay tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế.

Trung Quốc chắc chắn sẽ bất bình trước những lời phê phán này trong bối cảnh một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã đến Vũ Hán để điều tra về nguồn gốc của siêu vi thủ phạm.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Nếu tin vào truyền thông Trung Quốc thì cho đến hôm nay mọi việc đều tốt đối với phái bộ chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới. Báo chí Nhà nước lấy lại và phát tán rộng rãi những hình ảnh, thông tin mà tổ chức của Liên Hiệp Quốc đưa lên trang mạng Weibo của Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Trong các thông điệp này, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới khen ngợi cách tiếp đón tại thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, kèm theo những bức ảnh mặt trời mọc hay thực đơn "hài hòa", có trái thanh long, có cà-phê trong buổi điểm tâm tại khách sạn, nơi cách ly.

Báo chí phát hành hôm nay không hề nói đến lời cáo buộc chính quyền Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới phản ứng thiếu nhanh chóng lúc đại dịch bắt đầu xuất hiện. Tố cáo này chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh nổi giận. Từ khi khống chế được dịch, chính quyền Trung Quốc đã thay đổi giọng điệu, không nhắc đến phản ứng chậm hay thông tin mù mờ nữa. Trái lại, họ nói đến giả thuyết siêu vi có nguồn gốc từ bên ngoài và lây lan vào Trung Quốc.

Thế mà, việc Trung Quốc phản ứng trễ nải đã được giáo sư Chung Nam Sơn và các chuyên gia Trung Quốc ghi nhận trong cuộc điều tra tại Vũ Hán hồi mùa đông năm trước. Chính cuộc điều tra này đã gây ra phản ứng từ chính quyền trung ương, buộc họ phải ra lệnh phong tỏa Vũ Hán ngày 23/01/2020 và trừng phạt các lãnh đạo địa phương.

Thêm 3 triệu người bị phong tỏa

Từ khi phát hiện hàng trăm ca nhiễm mới trong những tuần qua, 19 triệu dân miền đông - bắc Trung Quốc đã bị phong tỏa. Tỉnh Cát Lâm hôm qua phong tỏa thêm hai thành phố sát biên giới Bắc Triều Tiên với 3 triệu dân. Hà Bắc giảm nhẹ biện pháp ngăn dịch, nhưng 12,5 triệu dân địa phương tiếp tục được khuyên nên ở nhà.

Tú Anh

********************

Covid-19 : Kinh tế Trung Quốc vẫn vươn lên ngoạn mục

Thanh Hà, RFI, 18/01/2021

Là trung tâm của ổ dịch Covid-19 nhưng kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng phục hồi : GDP tăng 2,3 % cho cả năm 2020. Mặc dù đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ hơn 40 năm qua, nhưng Trung Quốc là một trong những nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng ở số dương.

covi4

Cảnh vui chơi thư giãn trên mặt hồ đóng băng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/01/2021.  Reuters – Tingshu Wang

Thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh giải thích :

"Các con số vừa được tổng cục thống kê công bố cho thấy hai điều. Trước hết là thế bất cân đối trong đà phục hồi của Trung Quốc. Tháng 12/2020 sản xuất công nghiệm tăng 7,3%. Với đại dịch Covid-19, các nhà máy của ‘công xướng thế giới’ hoạt động tối đa. Xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế tăng vọt và giờ đây đến lượt xuất khẩu kim tiêm. Đó là chưa kể những mặt hàng điện tử như máy tính hay điện thoại cho phép những người bị cách ly trên thế giới vẫn được kết nối.

Ngược lại mức tiêu thụ chưa lấy lại phong độ. Chỉ số bán lẻ tháng trước tăng 4,6%, thấp hơn so với dự phóng. Điểm thứ nhì đáng chú ý là mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chỉ ở mức thấp nhất kể từ cuối cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1976, nhưng Trung Quốc là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có GDP tăng trong năm vừa qua. Đà này sẽ tiếp tục trong năm nay.

Trung Quốc phát hiện một số ổ dịch Covid-19 mới ở khu vực miền bắc và chính quyền đã phải ban hành các biện pháp phong tỏa y tế trước dịp nghỉ Tết nguyên đán và đây thường là dịp người dân có thói quen mua sắm cho gia đình. Thế nhưng trong ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc vẫn tiến triển tốt".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Mô hình ký sinh trùng Bắc Kinh làm suy yếu kinh tế toàn cầu khiến các chủ thể truyền thống nghèo đi. 

nhin1

Thân nhân khóc chào tạm biệt chiếc xe tù sau khi Sin Ka-ho, một người biểu tình chống chính quyền Hồng Kông, bị kết án bốn năm vì bạo loạn tại Hồng Kông. Reuters

Một trong những tình huống phức tạp nhất vào lúc này là sự thay đổi về bản chất các trong mối quan hệ quốc gia với Trung Quốc.

Trong trường hợp mối quan hệ Mỹ-Trung, Đảng cộng sản Trung Quốc đã rất muốn sử dụng các từ cả tích cực và tiêu cực nhằm tạo ra một ấn tượng về sự bình đẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Những gì Trung Quốc nói

Cách đây vài năm, Bắc Kinh đã thúc đẩy ý tưởng thành lập nhóm G2 gồm Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai chính phủ bình đẳng với sự ưu việt hơn hẳn các quốc gia khác. Qua đó Bắc Kinh muốn thể hiện ngụ ý rằng thế giới nên được chia thành hai phạm vi ảnh hưởng kiểu thuộc địa, một cho Hoa Kỳ và một cho Trung Quốc.

Điều này là rõ ràng. Vào năm 2008, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Timothy J. Keat đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Hoa Kỳ về một bình luận của một sĩ quan cao cấp của Trung Quốc : "Vì chúng tôi phát triển tàu sân bay, tại sao chúng ta lại không thỏa thuận, các anh và chúng tôi ? Các anh lo phía đông Hawaii. Chúng tôi lo phía tây phía tây. Chúng ta sẽ chia sẻ thông tin và các anh không cần phải triển khai lực lượng hải quân phía tây Hawaii".

Trong khi các đồng minh của Mỹ ở phía tây Hawaii tin lời nói của Trung Quốc và ngày càng lo ngại, những người ở Washington dường như chấp nhận phần lớn ý tưởng không thể tránh khỏi của G2, điều này mang lại lợi nhuận tài chính và cơ hội cho các cá nhân trung gian quan trọng như một số CEO, học giả người Mỹ , các nhà phân tích chính sách, chính trị gia, chuyên gia tư vấn … Khi bị nghi ngờ, thì họ lại dùng thuật ngữ "sự trỗi dậy ôn hòa của Trung Quốc".

Gần đây, đặc biệt là do sự quản lý sai lầm của Bắc Kinh ít nhất là trong dịch Covid-19, việc Bắc Kinh xâm lược trên đất liền và trên biển, đàn áp ở Hồng Kông, và cả những phát ngôn về việc giữ lại thuốc kháng sinh để gây áp lực cho Mỹ, thuật ngữ này đã chuyển thành "ly hôn với Trung Quốc", ít nhất là về mặt kinh tế.

Từ "ly hôn" một lần nữa ngụ ý tình huống liên sự bình đẳng, cộng thêm yếu tố là ly hôn là một từ mang tính tiêu cực, có cảm xúc sâu sắc đối với nhiều người là một điều nên tránh nếu có thể.

"Ly hôn" là một từ phù hợp với Bắc Kinh nhưng cũng hoàn toàn không chính xác.

Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa bao giờ "kết hôn với nhau", về mặt kinh tế hay bất kỳ mặt nào khác. Một cuộc hôn nhân là sự hợp tác khen ngợi, chia sẻ, tin tưởng, trong đó cả hai bên đều giàu lên và mạnh mẽ hơn.

Mối quan hệ Mỹ-Trung giống như mối quan hệ giữa vật chủ và ký sinh trùng.

Những gì Trung Quốc làm 

Kể từ ít nhất là những năm 1970 và tăng tốc kể từ khi gia nhập WTO, Đảng cộng sản Trung Quốc và các thực thể có liên quan đã bám lấy Hoa Kỳ và các quốc gia khác thăm dò các điểm xâm nhập, các hệ thống, hút vốn và sở hữu trí tuệ, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, sửa đổi hành vi, phản ứng trung lập và lan rộng từ đó. Trung Quốc khiến cho "vật chủ" của họ trở nên ốm yếu và mất phương hướng. Mặc dù, ít nhất là lúc ban đầu "vật chủ" thường hoan nghênh loại ký sinh trùng này.

Trung Quốc gọi cách tiếp cận này là quyền lực quốc gia toàn diện, và bao gồm cả những huyết mạch xen kẽ như kinh tế, ngoại giao, quân sự, không gian mạng và quyền lực mềm.

Nếu nghĩ rằng đây là một lời nói quá ? Các tác động thể hiện rõ hơn ở các nền kinh tế nhỏ hơn. Ví dụ, Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, dân số 100.000 người. Trong vòng hai mươi năm gần đây, các cửa hàng của Trung Quốc chiếm khoảng 90% lĩnh vực bán lẻ. Phần lớn các sản phẩm bày bán có nguồn gốc từ Trung Quốc, và hầu hết lợi nhuận đều trở về Trung Quốc.

Đây là không phải là tham gia kinh tế bình thường. Có những mối liên hệ giữa các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc và một số người ra quyết định quan trọng ở nước này, tạo điều kiện cho hành vi bất hợp pháp và tham nhũng, làm méo mó thêm thị trường và nền chính trị. Các cửa hàng thường bán các mặt hàng đã hết hạn hoặc dán nhãn sai, che giấu doanh thu và chuyển tiền bất hợp pháp ra khỏi Tonga. Về cơ bản, hoạt động của chúng giống hoạt động ở Trung Quốc, họ làm tất cả những gì có thể để không bị trừng phạt. Đại sứ quán Trung Quốc không hỗ trợ điều tra, kiểm tra lý lịch hoặc chia sẻ thông tin.

Đây không phải là đề cập đến các cá nhân, dân tộc Trung Quốc chăm chỉ. Nếu họ có mối quan hệ gia đình hoặc kinh doanh với đại lục, và ai đó có quyền lực trong hệ thống Trung Quốc muốn họ làm điều gì đó, họ không có nhiều sự lựa chọn. Họ buộc phải song hành với hệ thống.

Đây là về việc xuất khẩu hệ thống bòn rút và khai thác cơ bản của Trung Quốc cũng như những gì mà Trung Quốc đang làm ở nước sở tại. Với các quốc gia như Tonga, kết quả là liên tục rút vốn về Trung Quốc để mua hàng nhập khẩu của Trung Quốc để bán tại các cửa hàng, và rồi các chủ cửa hàng sau đó gửi tiền lã về Trung Quốc. Họ cũng tạo ra một môi trường mà các cửa hàng địa phương không thể cạnh tranh với nhau, họ tạo ra tham nhũng và làm sai lệch quá trình ra quyết định.

Ở một mức độ nào đó hoặc khác, việc tập trung vào các khu vực mềm và / hoặc chiến lược tập trung này đã xảy ra ở vô số các lĩnh vực khác ở rất nhiều các quốc gia khác. Gần đây, Bắc Kinh phàn nàn vì Ấn Độ đã chặn 59 ứng dụng do Trung Quốc sản xuất ở Ấn Độ. Hoàn Cầu Thời Báo đã cho hay rằng lệnh cấm có thể gây thiệt hại 6 tỷ đô la cho công ty internet ByteDance của Trung Quốc, cho thấy các ứng dụng của Trung Quốc hút bao nhiêu tiền từ các nền kinh tế chủ thể. Một lý do khác cho quyết định này là Delhi lo ngại rằng các ứng dụng này là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.

Vào giữa tháng 6, gần như cùng lúc quân đội Trung Quốc và Ấn Độ giao tranh ở Ladakh, một công ty Trung Quốc đã giành được một hợp đồng xây dựng lớn ở Delhi bằng cách thắng thầu một công ty Ấn Độ với một khoản tiền không đáng kể. Các câu hỏi ngay lập tức được đặt ra liệu công ty Trung Quốc bằng cách nào đó đã truy cập giá thầu điện tử của các đối thủ cạnh tranh để giành được hợp đồng. Khó mà biết được. Nhưng nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ dường như nghĩ rằng điều đó phù hợp với những hành vi của Trung Quốc mà họ đã được biết và không muốn gì thêm hơn nữa.

Tất nhiên Bắc Kinh có thể phàn nàn, nhưng họ đã liên tục chặn các ứng dụng nước ngoài hoạt động trong thị trường Trung Quốc. Điều này không chỉ cho phép họ tự bảo vệ khỏi những hành vi bòn rút người khác, mà còn bảo vệ hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc trong khi phát triển và chuẩn bị mở rộng ra bên ngoài. Sự bảo vệ tương tự cho sự phát triển này cũng được áp dụng trong một loạt các lĩnh vực khác như chuyển giao cưỡng chế sở hữu trí tuệ cho các công ty thành lập ở Trung Quốc. Trong những trường hợp đó, họ thậm chí không phải đến quốc gia chủ thể mà các chủ thể này tự để bị bòn rút ở Trung Quốc.

Đảng cộng sản Trung Quốc không quan tâm và không có khả năng trở thành một đối tác bình đẳng, nơi mọi đối tác cùng phát triển. Bắc Kinh muốn kiểm soát các nền kinh tế khác, hút tiền tăng trưởng để duy trì các mục tiêu của riêng mình.

Nếu bạn muốn xem chuyện trông ra sao, chỉ cần đến các thị trấn sản xuất bị tàn phá trên khắp Hoa Kỳ bị cạnh tranh do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ bòn rút cạn kiệt.

Nếu bạn muốn xem quá trình hoạt động, chỉ cần để mắt đến Hồng Kông. Khi ĐCSTQ mở rộng các ảnh hưởng lên nền kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị, Hồng Kông sẽ co lại và đình trệ, đi từ một trung tâm toàn cầu thịnh vượng thành một cổ đông chết của Bắc Kinh.

Điều này cũng xảy ra với các tổ chức quốc tế mà Bắc Kinh nhắm đến, như WHO. Như trong giai đoạn đầu của đại dịch corona, WHO có vẻ giống như một người truyền tin cho Bắc Kinh chứ không phải một tổ chức khoa học độc lập, lành mạnh.

Tiêu diệt ký sinh trùng

Tất nhiên, điều trớ trêu ở đây là khi mô hình ký sinh ở Bắc Kinh làm suy yếu nền kinh tế và các tổ chức toàn cầu, các vật chủ truyền thống của Trung Quốc đang trở nên nghèo hơn và do đó ít được duy trì hơn. Thời hoàng kim kinh tế của Đảng cộng sản Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện một khi các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản còn mạnh mẽ.

Đó có thể là một trong những lý do tại sao Bắc Kinh bây giờ rất tập trung vào việc bòn rút Châu Phi, Nam Mỹ và các quốc gia khác. Cũng có thể vì sao bị chặn khỏi một thị trường như Ấn Độ có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Các mục tiêu lớn đang dần cạn kiệt. Vì vậy, họ đang bám chặt vào các nền kinh tế đang phát triển, kìm hãm sự phát triển của các quốc gia này bănh việc săn mồi kinh tế (và trong nhiều trường hợp là các khoản vay không khả thi) để nuôi sống Bắc Kinh.

Những người thực sự quan tâm đến người dân Trung Quốc, nên nỗ lực tạo ra các điều kiện để bình thường hoá nền kinh tế Trung Quốc. Ở đâu có nhà nước pháp quyền, minh bạch, trách nhiệm giải trình – những yếu tố cho phép tăng trưởng hữu cơ và bền vững để Trung Quốc thực sự có thể trở thành đối tác toàn cầu cần có. Tất nhiên đây là tất cả những điều này đi ngược lại với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều này đưa chúng ta trở lại với lời nói. Thoát khỏi các yếu tố độc hại của nền kinh tế Trung Quốc không phải là một cuộc ly dị, mà là tẩy giun. Có thể đây là cách duy nhất để vật chủ sống sót và là cách tốt nhất để ký sinh trùng tiến hóa thành một sinh vật tự sinh. Nếu không tất cả chúng ta sẽ có thể cùng bị tuyệt chủng.

Cleo Passkal

Nguyên tác : Watch China’s actions, don’t listen to its words, Sunday Guardian Live, 04/07/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 06/07/2020

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình đối mặt với Hồng Kông, thành trì "thế lực thù địch" (RFI, 13/06/2020)

Đề tài Hồng Kông được các báo tuần này chú ý với sự kiện tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, trong bối cảnh Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật an ninh quốc gia để siết chặt kiểm soát đặc khu.

hongkong1

Người biểu tình chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đụng độ với cảnh sát ngày 27/05/2020. © Reuters/Tyrone Siu

Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ?

Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post "Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn", sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.

Khá nhiều người trẻ từ vài năm qua cho rằng việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát hàng năm chỉ là thủ tục, không mang lại tác động hữu ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Nhưng năm nay các nhà hoạt động đã gác sang một bên những bất đồng trước mối đe dọa mới : luật an ninh quốc gia. Nhiều người lo sợ cuộc tưởng niệm quy mô vẫn diễn ra suốt 30 năm qua trên một vùng đất thuộc Trung Quốc sẽ trở thành bất hợp pháp.

Những người tham gia họp thành nhiều nhóm nhỏ với nến cầm tay, xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Nhưng đây không phải là khác biệt duy nhất so với các buổi lễ trang trọng tại công viên Victoria những năm trước đây nhằm tưởng niệm những người đã ngã xuống ở Thiên An Môn năm 1989.

Ngày 4 tháng Sáu năm 2020 còn là dịp bày tỏ sự phẫn nộ trước chính quyền, một năm sau phong trào biểu tình. Nhiều người hát vang bài "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng", giơ cao các biểu ngữ "Không có nổi dậy, chỉ có độc tài", "Một quốc gia duy nhất, một Hồng Kông duy nhất"…

Hàng trăm quầy hàng đã được dựng lên tại nhiều khu phố, phân phát đèn cầy cho người biểu tình. Đó là nhờ phe đối lập giành được 80% số ghế trong cuộc bầu cử địa phương trước đó. Đại biểu đối lập ở các quận nay có được nguồn lực cần thiết để tổ chức cuộc tưởng niệm trong toàn thành phố.

Lệnh cấm tập họp tại công viên Victoria đã gây phản tác dụng. Trước đây một số người Hồng Kông không đi vì nghĩ rằng năm nào cũng diễn ra, giờ đây họ hăng hái tham gia, sợ rằng sẽ là buổi tưởng niệm cuối cùng. Một người cho biết sau này sẽ kể lại vụ Thiên An Môn cho con gái hiện mới lên ba : "Tôi không muốn sự thật bị rơi vào quên lãng".

Tập Cận Bình coi Hồng Kông là thành trì của "thế lực thù địch"

Vì sao Bắc Kinh dùng bàn tay sắt với Hồng Kông trong lúc này ? L’Express nhận định "Đối mặt với Hồng Kông, Tập Cận Bình lựa chọn sự thách đố qua việc áp đặt".

Chủ tịch Trung Quốc khi cưỡng ép Hồng Kông với luật an ninh quốc gia ngay trong đại dịch, đã gánh lấy rủi ro có thể làm các nhà đầu tư ngoại quốc rời bỏ đặc khu, và có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt. Nhưng ông Tập tin rằng sẽ thắng, củng cố hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn đối với dân Hoa lục, và kết thúc được phong trào biểu tình đại quy mô ở Hồng Kông.

Nhà nghiên cứu chính trị độc lập Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin) giải thích : "Tập Cận Bình hoàn toàn cân nhắc được các nguy cơ. Dưới mắt ông ta, Hồng Kông đã trở nên thành trì của ‘các thế lực thù địch nước ngoài’, là mối đe dọa ngày càng lớn. Ông hy vọng đạo luật sẽ giúp thống lĩnh về chính trị mà vẫn không ảnh hưởng đến tư cách quốc tế của Hồng Kông".

Muốn vậy, cần phải trấn an giới kinh doanh. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít Hồng Kông nhận xét : "Trung Quốc có lợi khi Hồng Kông vẫn là trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu, như thế cần duy trì an toàn về pháp luật cho các doanh nghiệp, nếu không họ sẽ ra đi".

Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Natixis ở Hồng Kông nói thêm, các công ty Trung Quốc thông qua Hồng Kông có thể gọi vốn trên thị trường chứng khoán và giao dịch bằng đồng đô la. Còn thị trường chứng khoán Thâm Quyến lẫn Thượng Hải không có được hệ thống tư pháp độc lập, hơn nữa luồng vốn ra vào bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát.

Nguy cơ trước tiên cho ông Tập là luật an ninh quốc gia có thể tái thúc đẩy phong trào phản kháng, cho dù đàn áp và đợt bắt bớ mới đây có thể làm khựng lại đôi chút. Những người trẻ cực đoan nhất có thể sẽ tiếp tục xuống đường, vấn đề là dân chúng đang gặp khó khăn kinh tế có ủng hộ đông đảo hay không.

Một nguy cơ khác là sự trả đũa của Mỹ. Nếu tổng thống Donald Trump hủy bỏ chế độ ưu đãi cho Hồng Kông, nền kinh tế đặc khu sẽ lung lay. Tuy nhiên theo ông Jean-Pierre Cabestan, thay vì dùng biện pháp có thể làm ảnh hưởng đến các công ty Mỹ tại đây, Hoa Kỳ có thể tìm cách trừng phạt các quan chức Trung Quốc. Nhà chính trị học Hồng Kông Lâm Hòa Lập (Willy Lam) dự báo : "Áp lực sẽ đè nặng lên phong trào dân chủ, và tự do báo chí sẽ tiếp tục giảm xuống".

Thụy My

******************

Chính quyền Hong Kong bị cáo buộc thực hiện chiến dịch 'tẩy não' giáo viên (BBC, 13/06/2020)

Chính quyền Hong Kong đang bị cáo buộc thúc đẩy một chiến dịch tẩy não nhắm vào các nhà giáo dục của thành phố thông qua các chương trình đào tạo bắt buộc bao gồm 'phát triển quốc gia'.

hongkong2

Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng biểu tình mới ở Hong Kong

Theo Taiwanews, Văn phòng Giáo dục Hong Kong gần đây đã đưa ra một thông báo cho các giáo viên mới yêu cầu họ phải tham gia 90 giờ đào tạo do văn phòng này tổ chức.

Ba mươi giờ sẽ được dành riêng cho việc giảng dạy về vai trò, giá trị và đạo đức của giáo viên, cũng như sự phát triển giáo dục trong nước và quốc tế, theo báo cáo của CNA.

Ip Kin-yuen, một thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, thuộc phe dân chủ, đã chỉ trích động thái này, gọi đó là cách "kiểm soát tư tưởng" để tuyên truyền hệ tư tưởng của chính phủ.

Phòng Giáo dục đã phản bác các chỉ trích bằng cách nói rằng chương trình này đã bị 'mô tả sai lệch'.

Trong một động thái riêng biệt, một giáo viên tên là Lee, người từng làm việc tại trường trung học Heung To ở Cửu Long trong 12 năm đã buộc tội quản lý trường học đã sa thải bà vì niềm tin chính trị của bà.

Bà nói trong một bức thư ngỏ gửi cho các sinh viên và nhân viên của trường vào ngày 7/6 rằng hiệu trưởng đã thông báo cho bà qua WhatsApp vào tháng Năm rằng hợp đồng của bà sẽ không được gia hạn vào năm tới, mà không nêu rõ lý do đằng sau quyết định này.

Trích dẫn những tuyên bố trước đây của hiệu trưởng, bà Lee tin rằng việc chấm dứt hợp đồng của bà là kết quả của việc bà cho phép học sinh chơi bản "Vinh quang cho Hong Kong" (Glory to Hong Kong) trong các kỳ thi âm nhạc.

Bài hát được mệnh danh là quốc ca của các cuộc biểu tình ở Hong Kong và được ban quản lý nhà trường coi là "không phù hợp".

************************

Đài Loan chuẩn bị đón làn sóng người biểu tình từ Hong Kong sang (VOA, 12/06/2020)

Đài Loan đang chuẩn b chào đón nhng người dân Hong Kong chy trn khi đc khu khi Trung Quc siết cht thêm thành ph này. Tuy nhiên, theo Reuters, hòn đo ít có kinh nghim x lý người t nn đang vt v chun b và canh chng vic có gián đip Trung Quốc trà trn vào dòng người này.

hongkong3

Người Đài Loan mang biu ng ng h nhng người biu tình đòi dân ch Hong Kong ti mt nhà ga Đài Bc vào ngày 23/5/2020.

Các cuộc biu tình chng chính ph kéo dài c năm Hong Kong đã giành được s đng tình rng rãi Đài Loan, nơi Trung Quc vn tuyên b thuc s hu ca mình.

Đài Loan đã chào đón những người Hong Kong đã sang và d kiến sẽ có thêm nhiu người đến na.

Tháng trước, Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn đã tr thành lãnh đo chính ph đu tiên trên thế gii cam kết s có các bin pháp giúp đ người dân Hong Kong b x ra đi vì tình trng mà h xem là "tht cht kim soát" ca Trung Quốc, bao gm Lut An ninh quc gia va mi được đưa ra làm tn hi đến nn dân ch đc khu.

Trung Quốc ph nhn vic siết cht quyn t do ca Hong Kong và lên án đ ngh ca bà Thái.

Với nhiu thp niên luôn cnh giác vi đi lc ging như nhiu người Hong Kong, cu thuc đa ca Anh, Đài Loan đang thc hin kế hoch cu tr nhân đo cho nhng người d kiến t Hong Kong sang, theo các quan chc Đài Bc.

Kế hoch cu tr ca Đài Loan s bao gm mt khon tr cp hàng tháng đ sinh sng và thuê nhà, và lo chỗ cho nhng người không th tìm được nơi lưu trú, Reuters dn mt ngun tin trc tiếp tham gia vic chun b cho biết.

Theo hãng thông tấn Anh, còn quá sm đ ước lượng s có bao nhiêu người t Hong Kong sang Đài Loan, nhưng Đài Bc không cho rằng con s này s nhiu hơn s người đến t Vit Nam b nước ra đi vào gia thp niên 1970 đ chy trn khi s tiếp qun ca Cng sn min Bc đi vi min Nam Vit Nam.

Gần 200 người Hong Kong đã trn sang Đài Loan k t khi các cuc biu tình n ra vào năm ngoái, và khoảng 10% đã được cp th thc theo Lut bo v nhng người Hong Kong gp ri ro vì lý do chính tr, Reuters dn li thành viên Hip hi Nhân quyn Đài Loan, Shih Yi-hsiang, cho biết.

Cho tới nay, bt c ai mun sang Đài Loan đu phi ch đi vì Đài Loan đang cm người Hong Kong sang trong n lc ngăn chn virus corona. Nhưng theo ông Shih, d kiến s người Hong Kong đến Đài Loan s tăng vt khi lnh cm được d bỏ.

Published in Châu Á

Mỹ bỏ đặc quyền – Trung Quốc "lồng lộn"

Trung Kiên, Thoibao.de, 02/06/2020

Trước quyết định của Mỹ nhằm chấm dứt một số đặc quyền thương mại dành cho Hồng Kông, giới chức Trung Quốc và Hồng Kông đã có những động thái phản đối quyết liệt.

hongkong1

Quốc hội Trung Quốc hôm 28/5 đã thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia với Hồng Kông

Tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily), cơ quan truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 30/5 đã truyền đi thông điệp rằng việc Mỹ chấm dứt các ưu đãi thương mại đặc biệt đối với Hồng Kông là sự "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc và hành động này sẽ thất bại ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tước các ưu tiên đặc biệt đối với Hồng Kông cùng các thỏa thuận chính sách liên quan đến khu vực này.

Bài xã luận do Nhân dân nhật báo nhấn mạnh Trung Quốc khẳng định việc phê chuẩn áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông thể hiện "quyết tâm cứng rắn của mọi người dân Trung Quốc" nhằm chống lại sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào Hồng Kông.

"Việc can thiệp vào vấn đề Hồng Kông cũng như can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sẽ không khiến người dân Trung Quốc sợ hãi và các nỗ lực can thiệp đó sẽ đi đến thất bại"

Theo tờ báo này, những nỗ lực "ép buộc Trung Quốc nhượng bộ về những lợi ích cốt lõi bao gồm chủ quyền và an ninh bằng cách hăm dọa hoặc cưỡng ép… chỉ có thể là suy nghĩ viển vông và mơ giữa ban ngày !" Trung Quốc dọa sẽ trả đũa việc Mỹ chấm dứt các đặc quyền thương mại đối với Hồng Kông.

Chính phủ Hồng Kông thì chỉ trích thông báo của Tổng thống Donald Trump là không chính đáng và nói rằng họ "không lo lắng thái quá về những lời đe dọa như vậy", dù có những lo ngại rằng nó có thể khiến các công ty rời bỏ trung tâm thương mại và tài chính này của Châu Á.

Phát biểu vài giờ sau khi ông Trump nói rằng thành phố không còn được quyền hưởng các đặc quyền kinh tế và một số quan chức có thể phải đối mặt với chế tài, Cục trưởng Cục Bảo an John Lee nói với các phóng viên rằng Hồng Kông không thể bị đe dọa và sẽ xúc tiến các luật mới.

Ông Lee nói : "Tôi không nghĩ rằng họ sẽ thành công trong việc sử dụng bất cứ phương tiện nào để đe dọa chính phủ (Hồng Kông), bởi vì chúng tôi tin rằng điều chúng tôi đang làm là đúng".

Ty trưởng Ty Luật chính Teresa Cheng nói cơ sở cho các hành động của ông Trump là "hoàn toàn sai trái", nói rằng luật an ninh quốc gia là hợp pháp và cần thiết cho cựu thuộc địa của Anh.

Tại Hồng Kông, một nhóm nhỏ những người ủng hộ Bắc Kinh tuần hành đến Lãnh sự quán Mỹ vào ngày thứ Bảy mang cờ Trung Quốc và các biểu ngữ phản đối "sự can thiệp của Mỹ vào chuyện nội bộ của Trung Quốc" và gọi ông Trump là " liêm sỉ và vô dụng".

Trước đó, tại buổi họp báo ngày 29/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bắt đầu xóa bỏ các biện pháp ưu đãi cho Hồng Kông vì thành phố này đã không còn "tự trị" trước Trung Quốc.

hongkong2

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo ngày 29/5

Phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ông Trump nói : "Chúng tôi sẽ hành động để xóa bỏ ưu đãi cho Hồng Kông".

Ông cũng cho biết là Mỹ sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông "tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc kết liễu tự trị của Hồng Kông.

Ông gọi việc Quốc hội Trung Quốc biểu quyết thông qua quyết định về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông là "tấn bi kịch cho nhân dân Hồng Kông, nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới".

Cũng trong buổi họp báo ngày 29/5, ông Trump nói Mỹ sẽ có biện pháp bảo vệ các đại học Mỹ trước nỗ lực ăn cắp công nghệ của Trung Quốc.

Ông nói sẽ cấm nhập cảnh với "một số người từ Trung Quốc" bị xem là rủi ro an ninh.

Ngay sau phát biểu của ông Trump, Nhà Trắng công bố lệnh tạm ngừng nhập cảnh với sinh viên sau đại học và nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ thứ Hai tuần sau và tiếp tục cho tới khi Tổng thống can thiệp. Lệnh mới nhắm vào những sinh viên và công dân Trung Quốc đã từng làm việc, học và nghiên cứu với các cơ quan Trung Quốc mà Mỹ nói hỗ trợ chương trình "Quân sự – Dân sự kết hợp" của Trung Quốc.

Lệnh này nói Trung Quốc "sử dụng một số sinh viên, đa số là sau đại học, để thu thập tài sản trí tuệ".

Nhà Trắng nói chính sách mới sẽ không ảnh hưởng sinh viên Trung Quốc đi học ở Mỹ vì nguyên do "hợp pháp".

Trước đó, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng việc Hồng Kông có sự tự trị cao hay không sẽ không do Mỹ phán xét, cảnh báo rằng Mỹ chỉ tự hại chính mình khi trừng phạt đặc khu này.

Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 27/5 chứng nhận trước Quốc hội Mỹ rằng ngày nay Hồng Kông không còn duy trì một quyền tự chủ cao trước Trung Quốc nên đặc khu này không thể tiếp tục được hưởng quy chế đặc biệt của Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu nhanh chóng phản pháo tuyên bố của ông Pompeo.

Tờ báo này viết : "Các chính trị gia Mỹ như ông Pompeo ngạo mạn tin rằng số phận của Hồng Kông nằm trong tay họ… Pompeo đại diện cho sự địa chính trị hóa cuồng loạn mọi thứ liên quan đến Trung Quốc".

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Mỹ chỉ có chiêu bài duy nhất là quy chế đặc biệt đối với Hồng Kông, điều mà Bắc Kinh đã nghiên cứu kỹ.

Tờ này cảnh báo : "Hồng Kông là nguồn thặng dư thương mại lớn nhất của Mỹ, và có khoảng 85.000 công dân Mỹ ở thành phố Trung Quốc này. Hãy chờ xem Mỹ sẽ thiệt hại như thế nào bởi chính động thái của họ".

Chưa dừng lại ở đó, phía giới chức Hồng Kông thân Trung Quốc cũng hưởng ứng mạnh mẽ với làn sóng chỉ trích Mỹ của Trung Quốc. Cục trưởng Cục Tài chính Hồng Kông Trần Mậu Ba (Paul Chan Mo-po) đã tuyên bố Hồng Kông "không có gì phải sợ" các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh có kế hoạch áp dụng ở đặc khu này.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc chỉ vài giờ trước khi ông Trump thông báo đã ra lệnh cho cấp dưới bắt đầu quá trình xóa bỏ những đặc quyền mà Mỹ dành cho Hồng Kông ông Trần Mậu Ba đã đưa ra tuyên bố nói rằng : "Chúng tôi có sự tự tin và kinh nghiệm trong việc xử lý những thách thức như thị trường tài chính ở Hồng Kông đã trải qua nhiều lần. Với sự ủng hộ của cả nước (Trung Quốc), chúng tôi không có gì phải sợ".

Ông Trần Mậu Ba tuyên bố việc Mỹ tước quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông sẽ chỉ có "tác động nhỏ" lên nền kinh tế của đặc khu hành chính này bởi vì thống trị nền kinh tế Hồng Kông chính là ngành dịch vụ.

Theo ông Trần Mậu Ba, các sản phẩm Hồng Kông xuất sang Mỹ "chiếm chưa tới 2% trong tổng lượng sản xuất của thành phố", trị giá khoảng 3,7 tỉ đôla Hồng Kông và chiếm chưa tới 0,1% trong tổng sản lượng xuất khẩu của thành phố này.

Ông Trần Mậu Ba tuyên bố : "Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi kịch bản khác nhau".

Quan chức Hồng Kông này nói thêm với việc Mỹ có hành động nhắm vào thành phố này như hạn chế xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, Hồng Kông cần tăng cường quan hệ với các đối tác thương mại khác, gồm Nhật Bản và các nước Châu Âu.

Không chỉ tấn công Mỹ trực tiếp về hồ sơ Hồng Kông, Trung Quốc còn dùng biểu tình về vấn đề sắc tộc những ngày qua ở Mỹ để đả kích xứ sở cờ hoa.

Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đã gọi tình trạng hỗn loạn này là "cảnh tượng đẹp mắt của Pelosi", ám chỉ tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi năm ngoái đã gọi cuộc biểu tình Hồng Kông là "một cảnh tượng đẹp".

Trong khi đó, Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV gọi các thành phố xuất hiện biểu tình là "vùng chiến sự" và liên tục đưa tin kèm phân tích về tình hình xung đột sắc tộc tại Mỹ. Vào tối 30/5, một bản tin bình luận được chiếu vào giờ vàng trên CCTV rằng nhân quyền kiểu Mỹ là "đạo đức giả và đáng tởm", đồng thời dùng lại cụm từ "cảnh tượng đẹp mắt" để nhắc khéo Mỹ. CCTV cho rằng các chính trị gia Mỹ nên xin lỗi người dân của họ, đồng thời cho rằng sự hỗn loạn hiện nay là "vết thương tự gây ra" hay "gậy ông đập lưng ông".

Trên mạng Twitter, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đăng câu "Tôi không thở được" – câu mà người biểu tình Mỹ dùng khi xuống đường những ngày qua. Nhiều ý kiến đã chỉ trích bà Hoa như đang muốn cổ vũ cho cuộc biểu tình.

Theo South China Morning Post, nhiều nhà bình luận của Trung Quốc công kích giới chính trị Mỹ vì "tôn vinh" người biểu tình Hồng Kông hồi năm ngoái trong khi không thể kiểm soát được bạo loạn ngay tại quốc gia mình.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 02/06/2020

**************************

Trung Quốc "tuyên chiến" với quốc tế khi thông qua đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông

Hoàng Trung, Thoibao.de, 01/06/2020

Quốc hội Trung Quốc hôm thứ Năm (28/5) đã gần như nhất trí hoàn toàn trực tiếp thông qua việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Truyền thông mô tả các nhà lập pháp tham dự phiên họp quốc hội tại Đại lễ đường Nhân nhân đã vỗ tay không ngớt khi kết quả bỏ phiếu trực tiếp được cho hiển thị trên màn hình lớn. Quyết định này Quốc hội Trung Quốc được coi như lời tuyên chiến với thế giới dân chủ bởi đạo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông đe dọa trực tiếp quyền tự trị của đặc khu hành chính này.

hongkong3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bấm nút biểu quyết về dự thảo luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông ngày 28/5

Văn bản vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua có tên gọi chính thức là "Quyết định của Quốc Hội về xây dựng kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi về bảo vệ an ninh quốc gia của Đặc khu hành chính Hồng Công".

Trên cơ sở quyết định này, Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc soạn thảo và có thể ban hành các luật liên quan trong một vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Luật an ninh Hồng Kông nhằm "ngăn cản, chặn đứng và trừng phạt mọi hành vi đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, như các hoạt động ly khai, lật đổ chế độ, khủng bố và sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài". Luật này cũng sẽ cho phép các cơ quan trực thuộc Bắc Kinh thiết lập cơ sở tại Hồng Kông.

Nhật báo Pháp Le Figaro nhận định quyết định ra luật của Bắc Kinh là "một bước tiến dài của cường quốc thứ hai thế giới nhằm kiểm soát trên thực tế thành phố cứng đầu", nhằm thách thức Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ngay trong đại dịch Covid-19.

Nhật báo Pháp cho rằng việc Bắc Kinh phải trực tiếp ra luật về an ninh Hồng Kông cho thấy "sự thất vọng của chế độ Tập Cận Bình trước cuộc kháng cự ngoan cường của dân chúng Hồng Kông chống lại các can thiệp ngày càng mạnh từ phía nhà lãnh đạo độc đoán nhất trong lịch sử Trung Quốc, kể từ Mao Trạch Đông".

Nhà Trung Quốc học Peter Hays Gries, Đại học Manchester, nhận xét : "Bắc Kinh lo ngại diễn biến tại Hồng Kông hiện nay khiến tình hình xấu hơn hẳn so với một năm về trước. Cuộc kháng cự của phong trào dân chủ tại Hồng Kông khiến kế hoạch phục hưng dân tộc chủ nghĩa của Tập Cận Bình lâm vào thế khó". Bắc Kinh cũng không còn kiên nhẫn trước việc chính quyền đặc khu không đủ sức áp đặt các đòi hỏi của trung ương, về một luật an ninh quốc gia, từng được đưa ra vào năm 2003. Chính quyền đặc khu phải rút lại do bị chống cự dữ dội. Nhà Trung Quốc học nhấn mạnh là phong trào đòi độc lập cho Hồng Kông khiến Đảng cộng sản Trung Quốc "mất đi uy tín trong con mắt của đông đảo người dân Trung Quốc, vốn có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa sâu đậm".

Nhà Hán học Pháp Jean-Pierre Cabestan, giảng dạy tại Đại học Báp-tít Hồng Kông, cũng cho biết là việc luật mới dự kiến áp dụng vào thời điểm tháng 9, tức trước cuộc bầu cử Nghị Viện Hồng Kông, có thể coi là một can thiệp "đúng lúc", nhằm giúp Bắc Kinh loại bỏ một số nhân vật "cứng đầu" trong số các ứng cử viên vào Nghị Viện, giảm bớt "nguy cơ đại bại mới của các đảng phái thân Bắc Kinh tại Hồng Kông", như từng diễn ra trong cuộc bầu cử cấp địa phương hồi năm ngoái.

hongkong4

Người biểu tình Hồng Kông chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đối mặt với cảnh sát ngày 16/6/2019

Nhà văn tự do Hồng Kông Hầu Trấn An thì lại cho rằng có hai lý do khiến Đảng cộng sản Trung Quốc gấp rút thúc đẩy "Luật An ninh Quốc gia" tại Hồng Kông.

Ông phân tích : "[…] ưu thế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là nhờ vào cộng đồng người Hoa di cư, đã phát triển mạng lưới cơ mật trên mọi ngóc ngách của thế giới, đồ sộ đến khủng khiếp. Có thể kể đó là các mạng lưới như tình báo, gián điệp, nghe trộm, theo dõi, tuyên truyền, truy bắt, đánh cắp, ám sát, hối lộ, rửa tiền bẩn, tin tặc. Các mạng lưới bí mật này do Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát nhằm vào các mục đích như gây sức răn đe đối với an ninh quốc gia của các nước khác, bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc, bảo vệ quyền lực chính trị của họ, tức là bảo vệ sự an toàn của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Vì quen với con đường như vậy nên Đảng cộng sản Trung Quốc rất lo lắng rằng bất kỳ quốc gia nào khác cũng có thể học theo cách của họ để chống lại họ và lật đổ họ, cho nên đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thì "Luật An ninh Quốc gia" quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Trong khi Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà xưa nay nằm ngoài phạm vi chế tài của "Luật An ninh Quốc gia", đó là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà tất cả các quốc gia thù địch với Đảng cộng sản Trung Quốc có thể áp dụng cách làm của họ để chống lại họ ; vì vậy Đảng cộng sản Trung Quốc xem Hồng Kông là lỗ hổng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho "an ninh quốc gia" của Trung Quốc, là cái bẫy gây nguy hiểm cho "an ninh chính trị" của Đảng cộng sản Trung Quốc ; vì vậy họ bằng mọi cách phải gấp rút thực thi "Luật An ninh Quốc gia" tại Hồng Kông, bất chấp thực trạng tồi tệ của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như suy thoái kinh tế, không quan tâm đến liệu phe kiến chế thân Đảng cộng sản Trung Quốc có lại đại bại hay không trong kỳ bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng 9/2020 ; cái lý do gọi là "ngăn chặn bạo lực và hỗn loạn" chỉ là để bịt tai che mắt mọi người, chỉ là cái cớ để hạn chế phần nào nghi ngờ và cảnh giác của các cơ quan tình báo các nước địch thủ.

[…] Như vậy động cơ rất rõ ràng : Đó là ngăn chặn tất cả các quốc gia thù địch đứng đầu là Mỹ dùng địa bàn Hồng Kông để hoạt động gián điệp và thu thập thông tin tình báo nhắm vào Đảng cộng sản Trung Quốc !

Tạm thời cho đến nay Hồng Kông vẫn là một cảng tự do hoàn toàn mở, đây không chỉ là một trung tâm tài chính quốc tế, không chỉ là nơi hoạt động rửa tiền sôi động, đây còn là một trung tâm tình báo quốc tế và là nơi ẩn náu ưa thích của nhiều người tị nạn chính trị, đây cũng là một nơi hoạt động sôi động của tình báo quốc tế, cho nên Đảng cộng sản Trung Quốc nhận thấy Hồng Kông là một lỗ hổng nghiêm trọng, càng ngày càng lo khu vực này trở thành căn cứ của các nước thù địch chống Đảng cộng sản Trung Quốc, vì vậy họ không thể kiên nhẫn chịu đựng được nữa, không thể chờ đợi lâu hơn nữa, phải ngay lập tức bịt kín lỗ hổng này !"

Lý do thứ hai ông đưa ra đó là thuyết âm mưu cho rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đang nhắm tới việc hưởng lợi từ thị trường chứng khoán Hồng Kông.

hongkong5

Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông - Ảnh minh họa

Ông viết : "Ngoài ra trong các thuyết âm mưu có một quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán Hồng Kông đã nằm trong mục tiêu đầu cơ từ việc ban hành "Luật An ninh Quốc gia" tại Hồng Kông, điều này sớm đã trong dự liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc nên họ cũng tính toán thu về lợi ích lớn thông qua việc kiểm soát thông tin liên quan. Vì vậy tác giả bài này có lý do để tin rằng hai tuần trước khi đạo luật được công bố, nhiều tổ chức và cá nhân có nguồn vốn từ Trung Quốc Đại Lục đã dần bán tháo ra nhằm tận dụng thời cơ thị trường chứng khoán Hồng Kông vào ngày 22/5 tiến gần đáy để mua vào, sau đó chờ đợi tin vui từ Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ có không lâu sau đó khiến thị trường chứng khoán hồi phục và tăng cao trở lại để phát tài. Tin vui là có thể ""Luật An ninh Quốc gia"" tại Hồng Kông không thể thực thi được, hoặc bị tạm đình chỉ, hoặc thậm chí bị hoãn vô thời hạn. Ngay cả khi không có tin vui từ Đảng cộng sản Trung Quốc thì chờ sau một thời gian khi thị trường "tiêu hóa" xong thực trạng xấu này cũng sẽ dần hồi phục trở lại, lúc đó các tổ chức và cá nhân có nguồn vốn từ Trung Quốc cũng có thể thu về lợi nhuận lớn !"

Ngay sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua đạo luật an ninh quốc gia này cho Hồng Kông, Bắc Kinh đã phải đối đầu với áp lực ngày càng tăng của quốc tế.

Ngay trong ngày 28/5, 4 nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada và Úc đã ra một thông cáo chung lên án Bắc Kinh vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc sau khi nước này thông qua đạo luật về an ninh quốc gia cho Hồng Kông, nhằm đáp lại các cuộc biểu tình rầm rộ vào năm ngoái tại đặc khu hành chính này. Bốn nước Tây phương bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" của họ về một đạo luật "sẽ hạn chế các quyền tự do của người dân Hồng Kông" và "làm xói mòn nghiêm trọng nền tự trị và hệ thống đã giúp cho vùng lãnh thổ này thịnh vượng như thế".

Theo hãng tin AFP, các nguồn tin ngoại giao vừa cho biết là Hoa Kỳ và Anh Quốc đã thuyết phục được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc thảo luận không chính thức, trong một phiên họp kín và qua video, về tình hình Hồng Kông. Vì là cuộc họp không chính thức, nên các thành viên của Hội Đồng Bảo An có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau và trên nguyên tắc Trung Quốc không thể ngăn cản cuộc thảo luận này.

Hôm thứ Tư 27/5/2020, Bắc Kinh chống lại việc tổ chức một cuộc họp chính thức của Hội Đồng Bảo An mà Washington đã khẩn cấp yêu cầu để bàn về Hồng Kông. Lý do mà Bắc Kinh đưa ra : Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Theo các quy định được ban hành trong thời gian có dịch Covid-19, các cuộc họp chính thức của Hội Đồng Bảo An chỉ có thể được tổ chức khi có sự đồng thuận của toàn bộ 15 thành viên. Bình thường ra, một thành viên của Hội Đồng muốn ngăn cản một cuộc họp chính thức phải thu được 9 trên 15 phiếu trong một cuộc bỏ phiếu về thủ tục.

Sau khi Anh, Mỹ, Úc và Canada công bố lên án chung đối với luật an ninh của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố Vương quốc Anh có thể cấp cho người mang hộ chiếu Anh (ở nươc ngoài – BNO) ở Hồng Kông một con đường để có quốc tịch Anh nếu Trung Quốc không đình chỉ các kế hoạch thông qua luật an ninh quốc gia.

BNO được Anh cấp cho người dân ở Hồng Kông trước khi chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.

Thông báo về việc có thể có sự thay đổi trong chính sách, ông Raab cho biết giới hạn sáu tháng đối với các lần lưu trú tại Anh đối với những người có BNO sẽ bị hủy bỏ.

Ông nói : "Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường này và thực thi luật an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ xóa giới hạn sáu tháng đó và cho phép những người mang hộ chiếu BNO đến Vương quốc Anh và nộp đơn xin làm việc và học tập trong thời gian 12 tháng và chính điều này sẽ cung cấp một con đường để trở thành công dân tương lai".

Trước đó, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cũng cho hay vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ lập một kế hoạch hành động hỗ trợ người dân Hồng Kông trong bối cảnh tình hình Hồng Kông căng thẳng vì kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh bằng việc hỗ trợ nhân đạo dành cho người dân Hồng Kông, theo đó họ có thể cư trú, làm việc và sinh sống ở Đài Loan sớm nhất có thể.

Trong một bài phỏng vấn với nhật báo Pháp Le Figaro (Lơ Phi-ga-gô) ông Steven Bannon, cựu cố vấn của tổng thống Mỹ đã so sánh Hồng Kông hiện nay với nước Tiệp Khắc và nước Áo vào thời điểm Thế chiến Hai bùng nổ. Chính trị gia Mỹ kêu gọi người Pháp nhớ lại những cái giá phải trả cho việc các nước Tây Âu nhắm mắt làm ngơ trước việc phát xít Đức xâm chiếm hai quốc gia nói trên.

Theo ông Steven Bannon, "nếu phương Tây làm ngơ trước việc Đảng cộng sản Trung Quốc từ bỏ các cam kết duy trì một Hồng Kông tự do và dân chủ, thì không có gì có thể dừng chân họ lại. Tiếp theo Hồng Kông sẽ là Đài Loan, và chúng ta chắc chắn sẽ bị cuốn vào cuộc chiến tranh thực sự để bảo vệ Biển Đông".

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 01/06/2020

********************

Trừng phạt Hồng Kông : Báo chí Trung Quốc và chính quyền đặc khu đả kích Tổng thống Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 31/05/2020

Truyền thông nhà nước Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông vào hôm nay, 31/05/2020, đã lớn tiếng đả kích tổng thống Mỹ, sau khi ông Donald Trump tuyên bố chấm dứt chính sách ưu đãi dành cho Hồng Kông, nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với đặc khu hành chánh này. 

hongkong6

Một cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông, ngày 27/05/2020. AFP - Anthony Wallace

Theo báo chí Trung Quốc ra ngày hôm nay, việc bãi bỏ chế độ ưu đãi đối với Hồng Kông sẽ có hại cho Washington hơn là cho Bắc Kinh. Một bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cho rằng "Cây gậy về các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ đang vung lên sẽ không khiến Hồng Kông sợ hãi và sẽ không hạ bệ được Trung Quốc". Tác giả bài xã luận sử dụng bút hiệu Trung Thanh (Zhong Sheng), có nghĩa là "tiếng nói của Trung Quốc", thường được dùng khi tờ báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra lập trường về đối ngoại.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng khẳng định "Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất".

Tại Hồng Kông, một phát ngôn viên chính quyền đặc khu đã lấy làm tiếc về việc mà họ cho là Mỹ tiếp tục "bôi nhọ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp" của Hồng Kông để bảo đảm an ninh.

Theo hãng tin Anh Reuters, như để cho thấy quyết tâm hành động của ngành ngoại giao Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sẽ cho bán một trong những tài sản chính của Mỹ tại Hồng Kông, một khu dinh thự cao cấp trị giá tới 5 tỷ đô la Hồng Kông (650 triệu đô la).

Theo phát ngôn của lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông, quyết định này nằm trong khuôn khổ một chương trình toàn cầu, nhằm củng cố sự hiện diện của chính phủ Hoa Kỳ tại Hồng Kông, thông qua việc tái đầu tư vào các lãnh vực khác.

Riêng phong trào đòi dân chủ cho Hồng Kông cho biết là họ đang chống lại việc Bắc Kinh bóp nghẹt tự do và quyền tự trị của Hồng Kông bất chấp lời hứa trong thỏa thuận nhận lại vùng lãnh thổ này vào năm 1997. Nhiều cuộc biểu tình được dự kiến vào những tuần lễ tới đây.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 31/05/2020

Published in Diễn đàn

Các cuộc biểu tình của sinh viên và các phong trào phản kháng của người dân diễn ra ngày càng nhiều tại Hồng Kông, cựu thuộc địa Anh Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ nhen nhúm thổi lửa để gây xáo trộn đế chế Trung Hoa.

hongkong1

Giới trẻ Hồng Kông tụ tập bên ngoài Đại học Bách khoa (PolyU), Hồng Kông ngày 25/11/2019. Reuters/Leah Millis

Sau nhiều tháng leo thang căng thẳng và bạo lực, một làn sóng "vàng" đã tràn qua hòn đảo Hồng Kông, khu vực bán tự trị thuộc Trung Quốc. Với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đông đảo chưa từng thấy (71% so với 47% năm 2015), phe ủng hộ dân chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương 24/11/2019. Mười bảy trong tổng số 18 hội đồng quận vào tay phe đối lập, chiếm được 390 ghế trong tổng số 452 ghế.

Trên đài RFI tiếng Pháp, chuyên gia Emmanuel Dubois de Prisque (*), Viện Thomas More, trước hết phân tích ý nghĩa và tác động kết quả cuộc bầu cử này đối với chính trường Hồng Kông cũng như là mối quan hệ ràng buộc giữa đặc khu với chính quyền trung ương.

Ông Emmanuel Dubois de Prisque nhìn nhận, thắng lợi này là thành quả của nhiều năm đầu tư và chuẩn bị của phe dân chủ, sau thất bại cuộc bầu cử năm 2015 :

"Bởi vì trước đây các cuộc bầu cử này chỉ tập trung chủ yếu vào những thách thức rất cụ thể do vậy, đảng ủng hộ dân chủ thích đầu tư nhiều vào bầu cử nghị viện hơn. Đúng là trước đây đảng Dân chủ không chú trọng nhiều vào các cuộc bầu cử địa phương. Có thể nói lần này có điều gì đó mới mẻ, nghĩa là có một sự chuẩn bị và việc đề cử tất cả các ứng viên tại các đơn vị bầu cử đã mang lại một thách thức tầm cỡ quốc gia, nếu như chúng ta xem Hồng Kông như là một quốc gia".

-------------

RFI : Thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ sẽ tác động đến việc bầu chọn lãnh đạo đặc khu ?

Emmanuel Dubois de Prisque : Đương nhiên rồi, kết quả này sẽ có một ảnh hưởng gián tiếp. Bởi vì trong số 1.200 người trong ủy ban bầu cử được phép bầu chọn lãnh đạo đặc khu, khoảng 120 nghị viên sẽ đến từ cuộc bầu cử địa phương vừa qua. Dĩ nhiên điều này sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng ngay giữa lòng ủy ban theo hướng có lợi cho phe ủng hộ dân chủ. Và đây sẽ là một bài toán hóc búa mới cho Bắc Kinh.

RFI : Việc phe thân Bắc Kinh thất bại nặng nề đặt chính quyền Trung Quốc trong thế lúng túng ?

Emmanuel Dubois de Prisque : Liệu Bắc Kinh có còn tiếp tục tin tưởng vào bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nữa hay không ? Hiện tại những tuyên bố đầu tiên vẫn khẳng định ủng hộ bà, nhưng phía Bắc Kinh cũng bị bất ngờ vì họ từng trông cậy vào đa số thầm lặng, những người dường như phản đối phe biểu tình. Đúng là có một hiệu ứng bất ngờ, mà có thể là một sự sững sờ ngay trong chính giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Chắc chắn là họ cần có thêm một ít thời gian để tìm hiểu xem nên áp dụng chiến lược nào trước tình thế mới này.

RFI : Nói như vậy, số phận của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hiện chưa rõ và đang chờ sự định đoạt ?

Emmanuel Dubois de Prisque : Tôi cho là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng nghĩ đến chuyện từ chức. Đã nhiều lần bà đề nghị từ nhiệm với chính quyền Bắc Kinh. Bà từng nói rằng bà không thể nào phục vụ cùng lúc hai chủ nhân, nghĩa là người dân Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh. Sau cuộc bầu cử này, bà bị giằng xé giữa hai bên. Một mặt, bà phải phục tùng Bắc Kinh và mặt khác, bà phải lắng nghe người dân. Người ta khó có thể hình dung làm sao bà có thể giữ được lập trường trong dài hạn.

Hồng Kông : "Đứa con ngỗ nghịch"

Kết quả cuộc bầu cử là một thông điệp kép mà giới trẻ và nhiều người dân Hồng Kông muốn đưa ra : Thứ nhất, họ bày tỏ thái độ nghi kỵ và phẫn nộ đối với chính quyền thân Bắc Kinh do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga điều hành. Thứ hai, họ khẳng định với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh là muốn có dân chủ và sẽ tiếp tục chiến đấu vì khát vọng này.

Chỉ có điều như nhận định của tờ báo mạng Slate của Mỹ, phiên bản tiếng Pháp, bản thân Hồng Kông luôn là một chủ đề tế nhị, gây chia rẽ giữa hai bộ phận người dân trong một nước Trung Hoa thống nhất : Giữa những người dân đảo Hồng Kông và người dân Trung Hoa ở lục địa ; giữa những người đã quen thuộc với một số các giá trị dân chủ và những người luôn bị "kềm kẹp" dưới chế độ chuyên chế.

Tình hình ở Hồng Kông càng trở nên phức tạp khi có "bàn tay thao túng" của Mỹ như cáo buộc của chính quyền Bắc Kinh trong những thời gian gần đây. Bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên, tình trạng hỗn loạn gia tăng, rồi việc sinh viên biến trường Đại học Bách khoa thành cứ địa đối đầu với cảnh sát khiến Hồng Kông như rơi vào cảnh nội chiến, chính quyền Trung Quốc vẫn phải tỏ ra bất động, không can dự vào chuyện nội bộ Hồng Kông.

Việc Trung Quốc cho các binh sĩ đồn trú tại Hồng Kông liên tục xuất hiện đã không làm những người biểu tình nhụt chí, mà còn gây phản tác dụng, vì bị xem là một hành động "dọa dẫm".

Hồng Kông : "Gà đẻ trứng vàng" của giới lãnh đạo Trung Quốc

Trước những hành động bạo lực của những người biểu tình, vì sao Bắc Kinh không triển khai quân trấn áp với cùng mức độ tàn bạo như đối với cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng năm 1959, rồi phong trào Thiên An Môn năm 1989, hay như đối với người dân Duy Ngô Nhĩ hiện nay (kể từ sau vụ tấn công khủng bố nhà ga Côn Minh hồi tháng 3/2014) ?

Một điều chắc chắn là giới lãnh đạo Bắc Kinh chưa thể quên bài học Thiên An Môn. Chế độ cộng sản phải mất đến nhiều năm để xóa tan những tác hại cho danh tiếng của Trung Quốc sau cuộc trấn áp đẫm máu. Bắc Kinh giờ không muốn hình ảnh siêu cường hàng thứ hai thế giới một lần nữa bị vấy máu bạo lực.

Hơn nữa, tuy đã quen tay trấn áp, nhưng chế độ cộng sản Bắc Kinh cũng không muốn cung cấp thêm cho Mỹ một cái cớ để chống Trung Quốc, hiện đang phải vật vã đối phó với các kiểu thuế quan và các biện pháp bảo hộ do Donald Trump dựng lên nhằm ngăn chận đà tiến thành siêu cường kinh tế của Trung Quốc. Dùng vũ lực để tái lập trật tự tại Hồng Kông chẳng khác gì làm cho các cuộc đàm phán với Mỹ thêm phần phức tạp và tạo thêm cớ để Hoa Kỳ có thể "mạnh miệng" tố cáo Bắc Kinh.

Trên góc độ kinh tế - tài chính, Hồng Kông vẫn là lá phổi tài chính của một nước Trung Hoa hiện đại. Theo nhà báo Renaud Girard trên báo Le Figaro, "đây chính là một con gà đẻ trứng vàng mà đảng Cộng sản Trung Quốc chẳng có lợi gì khi đập vỡ nó. Nhiều hoàng tử đỏ đã cất giấu tiền của ở Hồng Kông. Những vị hoàng tử đỏ này chính là con cháu những người bạn đồng hành của Mao Trạch Đông, đã trở nên giầu có sau khi tự do hóa nền kinh tế được bắt đầu trong những năm 1980".

Do vậy, không có lý do gì xóa bỏ quy chế đặc biệt này của Hồng Kông vào lúc này. Người dân Hồng Kông vẫn được lợi cho đến khi nào đặc khu hành chính này vẫn là điểm giao dịch chứng khoán và thương mại lớn nhất của đại công xưởng Trung Hoa. Chế độ cộng sản vẫn có lợi duy trì đặc quyền này chừng nào chúng vẫn còn hữu ích cho nền kinh tế đất nước cũng như là các phi vụ giao dịch của người thân giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Trong tình cảnh này, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đành chọn chiến thuật chờ cho phong trào tự hụt hơi. Nhưng chắc chắn là ông cũng không để cho làn gió dân chủ Hồng Kông vượt sông Thâm Quyến tràn vào Trung Quốc. Do vậy, theo quan điểm của chuyên gia Emmanuel Dubois de Prisque, điều đau đầu nhất với Bắc Kinh hiện nay là làm sao tìm người thay thế một khi Lâm Trịnh Nguyệt Nga không còn lãnh đạo Hồng Kông.

"Vấn đề của Bắc Kinh nằm ở chỗ hậu Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Hợp lý nhất là phải chọn một người nào đó phải gần gũi với dân nhưng phải biết lợi ích của Bắc Kinh lên trên hết. Đây là một bài toán khó cho Bắc Kinh và cho cả chính người dân Hồng Kông. Bởi vì khát vọng dân chủ sẽ không tìm được giải pháp ở cấp độ chính quyền đặc khu. Do vậy, đây thật sự là một tình huống rất rất tế nhị hiện giờ".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 28/11/2019

--------------

(*) Emmanuel Dubois de Prisque còn là đồng tác giả tập sách La Chine e(s)t le Monde, essai sur la sino-mondialisation, cùng với chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher, nhà xuất bản Odile Jacob.

Published in Diễn đàn

Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tuyên bố rằng khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, năm 2049, thì nước này phải là "quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, vĩ đại", với nền kinh tế tiên tiến. Nhưng những biện pháp đã được lên kế hoạch nhằm bóp nghẹt Hong Kong sẽ làm cho mục tiêu này trở thành hoàn toàn bất khả thi.

buoc1

Mặc dù việc leo thang nhanh chóng bạo lực ở Hong Kong dường như là đáng sợ rồi, nhưng tình hình có thể sẽ xấu hơn rất nhiều. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cho thấy Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đang lên kế hoạch kìm kẹp chặt chẽ hơn nữa cựu thuộc địa của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông ta nên chuẩn bị, giá phải trả sẽ là cực kì đắt. 

Thông cáo có hai cam kết đáng lo ngại. Thứ nhất, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ "kiểm soát và cai trị" (guanzhi) Hong Kong (và Ma Cao) bằng cách sử dụng "tất cả các quyền lực được hiến pháp và Luật cơ bản, cũng như bản Hiến pháp-nhỏ xác định địa của Hong Kong trao cho [họ]". Thứ hai, chính quyền sẽ "xây dựng và cải thiện hệ thống pháp lí và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia" trong cả hai khu vực hành chính đặc biệt này.

Vài ngày sau hội nghị, khi toàn văn nghị quyết của Ủy ban Trung ương được công bố thì kế hoạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với Hong Kong đã trở nên rõ ràng hơn. Chính quyền trung ương Trung Quốc dự định thay đổi quy trình bổ nhiệm Đặc khu trưởng và các quan chức chủ chốt của Hong Kong, đồng thời cải cách hệ thống cai trị phù hợp với cách diễn giải Luật cơ bản do Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Trung Quốc đưa ra. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ giúp củng cố năng lực thực thi pháp luật của Hong Kong và đảm bảo rằng chính quyền thành phố sẽ ban hành luật pháp nhằm tăng cường an ninh quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ giúp Hong Kong hội nhập hơn nữa vào kinh tế với đại lục và mở rộng các chương trình "giáo dục" nhằm nuôi dưỡng "ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước", đặc biệt là cho công chức và thanh niên.

Mặc dù các chi tiết của kế hoạch vẫn chưa được làm rõ, nhưng dường như rõ ràng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định rút hết ruột gan Luật cơ bản, nhằm nắm quyền kiểm soát trực tiếp hơn việc bổ nhiệm các quan chức chủ chốt, làm suy yếu hoặc xóa bỏ tính độc lập tư pháp của Hong Kong, hạn chế các quyền tự do dân sự và đàn áp bất đồng chính trị, kể cả bằng cách nhồi sọ ý thức hệ. Nói cách khác, họ đã quyết định từ bỏ mô hình "một quốc gia, hai hệ thống", mà Đặng Tiểu Bình hứa sẽ duy trì trong vòng 50 năm sau khi Hong Kong trở về với chính quyền Trung Quốc vào năm 1997.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải biết rằng họ sẽ đối đầu với phong trào phản kháng đầy sức mạnh. Trong khi một số bước ban đầu sẽ được tiến hành tại Bắc Kinh, những biện pháp quan trọng nhất của kế hoạch đòi hỏi phải hành động ngay ở Hồng Kông. Và nếu các cuộc biểu tình đang diễn ra chứng tỏ một điều gì đó, thì đấy là người dân Hong Kong sẽ không đầu hàng khi chưa chiến đấu. 

Trên thực tế, trước đó, năm 2003, Trung Quốc đã tìm cách buộc hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua luật an ninh quốc gia, nhưng hơn nửa triệu người đã xuống đường phản đối, buộc chính phủ phải rút lại dự luật. Tương tự như thế, năm 1012, những cố gắng của Trung Quốc trong việc khởi động "giáo dục lòng yêu nước" ở Hong Kong bằng cách thay đổi nội dung sách giáo khoa lịch sử đã làm dấy lên cuộc bạo loạn của phụ huynh và học sinh, buộc chính phủ phải lùi bước.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách kiểm soát Hong Kong, có khả năng sẽ nổ ra các cuộc biểu tình lớn hơn, thậm chí là bạo lực hơn. Thành phố sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng hỗn loạn và trở nên không thể kiểm soát được. Nhưng, có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn như thế : đấy là cái cớ để triển khai lực lượng an ninh và áp đặt bộ máy kiểm soát trực tiếp lên thành phố này. Theo nghĩa này, Hội nghị Trung ương lần thứ tư có thể là bước khởi đầu của sự kết thúc của Hong Kong mà chúng ta từng biết.

Điều mà Tập [Cận Bình] và Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như không hiểu là cách tiếp cận như thế sẽ làm họ bị đau đớn đến mức nào. Rốt cuộc, Trung Quốc có thể sẽ mất nhiều kênh tiếp xúc với hệ thống tài chính toàn cầu khi các nước xem xét lại quan hệ của họ với Hong Kong dưới sự cai trị trực tiếp của Trung Quốc.

Hiện nay, nếu cũng được Thượng viện thông qua thì dự luật do Hạ viện Mĩ đã thông qua sẽ giao cho Bộ Ngoại giao trách nhiệm mỗi năm đều phải xác định xem Hong Kong có giữ được quyền tự chủ để biện minh cho địa vị đặc biệt trong giao dịch theo luật của Mĩ hay là không. Khi chính quyền trung ương Trung Quốc chà đạp lên các quyền của Hong Kong, nhiều chế độ dân chủ phương Tây – trong đó có cả những nước đã ngần ngại ủng hộ những cố gắng của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, trong việc kiềm chế Trung Quốc - có thể sẽ ủng hộ những biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện.

Rõ ràng là đây sẽ là quá trình phát triển mang tính phá hoại đối với Tập [Cận Bình] và Đảng Cộng sản Trung Quốc - tính chính danh của họ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế và liên tục cải thiện mức sống của người dân. Nhưng ở một đất nước mà những người lãnh đạo hàng đầu không chấp nhận bất đồng chính kiến, thì sẽ chẳng có mấy biện pháp bảo vệ đủ sức ngăn chặn quá trình ban hành những chính sách tồi dở.

Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tuyên bố rằng khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập, năm 2049, thì nước này phải là "quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, vĩ đại", với nền kinh tế tiên tiến. Hội nghị toàn thể lần thứ tư nhắc lại mục tiêu này. Nhưng nếu chính quyền trung ương Trung Quốc bội ước với Hồng Kông, mục tiêu đó có thể sẽ trở thành một giấc mơ xa vời.

Bùi Mẫn Hân

Nguyên tác : China’s Risky Endgame in Hong Kong, Project Syndicate, 13/11/2019

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 15/11/2019

Nguồn https://www.project-syndicate.org/commentary/china-hong-kong-crackdown-security-by-minxin-pei-2019-11

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là Giáo sư về quản trị tại Claremont McKenna College và là cộng tác viên trưởng không thường trú tại German Marshall Fund of the United States. Tác phẩm "Tư bản thân hữu" của ông đã được dịch ra tiếng Việt

Published in Diễn đàn

Cái sẩy nó nẩy cái ung.

Thành ngữ

Bằng giờ này năm trước, tháng 10 năm 2018, I.F.R.I – Institut Français des Relations Internationales – đã cho phổ biến bài viết ("Chine : Une puissance pour le XXIe Siècle") với hơi nhiều lời… có cánh. Thử xem chơi vài câu, qua bản dịch ("Trung Hoa : Một siêu cường của thế kỷ XXI") từ trang Nghiên Cứu Biển Đông :

Trung Quốc đã nổi lên là một cường quốc kinh tế, và mong muốn trở thành cường quốc trong mọi lĩnh vực. Trung Quốc đang phát triển một chiến lược gắn kết và tổng thể nhằm khẳng định, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, là một cường quốc hình mẫu về kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị và ý thức hệ. Trung Quốc còn dự định đề xuất một mô hình phát triển và quản trị đất nước thực sự, và tiến hành cơ cấu lại quản trị toàn cầu.

say1

Việc nổi lên của một cường quốc là một hiện tượng tương đối hiếm gặp, và chỉ có thể nhận thấy trong cả quãng thời gian dài. Sau sự xuất hiện của các cường quốc Anh và Mỹ trong những thế kỷ trước, thế kỷ 21 có thể là thế kỷ của siêu cường Trung Quốc.

Ngoài các thành tựu kinh tế, có lẽ điều phân biệt Trung Quốc với các nước mới nổi khác là quyết tâm không thể lay chuyển của Đảng cộng sản Trung Quốc thúc đẩy "sự đổi mới vĩ đại của nhà nước Trung Quốc".

Một ý chí sức mạnh 360°…

Một ý chí mạnh mẽ muốn được thừa nhận là cường quốc…

Một Trung Quốc hình mẫu cho các nước khác…

Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng bối cảnh hiện tại thuận lợi cho Trung Quốc, và mong chờ thập kỷ sắp tới với một sự lạc quan nhất định, đồng thời không ngần ngại nhấn mạnh mặt trái của thế giới và người dân phương Tây.

Nói tóm lại, và nói theo ngôn ngữ của giới bóng đá VN, là Trung Quốc sắp đặt cả nhân loại dưới gót chân của họ bằng những kỳ tích để đời. Cùng lúc – khắp nơi – thiên hạ vẫn thường được nghe những lời phát biểu, với khẩu khí cũng tự tín và lạc quan (tương tự) từ ông Chủ tịch đảng kiêm Chủ tịch nước của xứ sở này :

- Trung Quốc đang ở vào một "thời cơ lịch sử", bước vào một "kỷ nguyên mới" sẽ được đánh dấu bằng sự kiện đất nước đang trở thành một "lực vĩ đại" [mighty force] trên thế giới và đóng một vai trò gương mẫu [role model] cho việc phát triển chính trị và kinh tế.

- Chúng ta cần củng cố niềm tin về con đường, lý luận, hệ thống và văn hóa của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, và chia sẻ kinh nghiệm quản trị với các nước khác.

- Sau khi thống nhất hòa bình, Đài Loan sẽ có hòa bình lâu dài và người dân sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng. Với sự hỗ trợ tuyệt vời của ‘mẫu quốc,’ nền an ninh của đồng hương Đài Loan sẽ còn tốt hơn nữa, và không gian phát triển của họ sẽ còn lớn hơn nữa.

- Hương Cảng  luôn trong trái tim tôi.

Tập Cận Bình có "nổ" lớn quá không ?

Không đâu ! Cùng với quyền lực nghiêng trời lệch đất, ngài chủ tịch còn có thêm một khối óc vỹ đại cùng tầm nhìn bao quát toàn cầu. Ông là cha đẻ của Sáng kiến Vòng đai & Con đường (The Belt and Road Initiative) còn được gọi là Nhất đới Nhất lộ nối liền những trọng điểm kinh tế từ Trung Quốc sang Châu Âu và Châu Phi. Sáng kiến này được mô tả là "dự án lớn nhất của thế kỷ" (the largest project of the century) với kỳ vọng sẽ mang lại "một trật tự mới cho thế giới".

Quả đất vốn đã xưa, thế giới vốn đã cũ nên mọi sự mới mẻ đều được vui vẻ đón chào. Niềm vui, tiếc thay, hơi ngắn. Cái được mệnh danh là trật tự Trung Hoa – Sino-centric order – chưa kịp thành hình (mới chỉ có trong óc tưởng tượng thôi) thì đã có "sự cố" vô cùng đáng tiếc xẩy ra, khiến cho chính nước Tầu bỗng trở nên hơi bị lộn xộn và rối rắm.

say2

Ảnh : reddit.com

Cái "sẩy" này tuy chỉ vì chút "thiếu tế nhị" trong lãnh vực pháp lý nhưng đã nẩy ra một cái ung to đùng, có thể làm tiêu tán giấc mộng (lớn) của Tập Cận Bình. Vấn đề đã được Mary Hui – tường thuật viên của Quartz, tại Hồng Kông – tóm gọn như sau, theo bản lược dịch của Đoan Trang :

Dự luật này mới được đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Mục đích của nó là sửa đổi hai đạo luật hiện hành đang điều chỉnh việc dẫn độ và hỗ trợ tư pháp giữa Hong Kong và các nơi khác : 1. Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu ; 2. Pháp lệnh về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu mà Hong Kong đang sử dụng hiện nay được thông qua ngay trước khi Hong Kong trở về với Trung Quốc (năm 1997). Pháp lệnh này quy định rõ là nó không áp dụng cho việc dẫn độ và tương trợ tư pháp với "chính quyền nhân dân trung ương hay chính quyền của bất kỳ địa phương nào của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Bắc Kinh và chính quyền đặc khu Hong Kong hiện nay muốn sửa đổi pháp lệnh đó để có thể dẫn độ nghi phạm về các nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Hong Kong, trong đó có cả Trung Hoa lục địa. Và vì thế, dự luật dẫn độ ra đời.

Thế là sóng gió ba đào :

Lý do chủ yếu để người dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ là vì lo sợ nó sẽ phá hoại nền tư pháp độc lập cũng như tự do của Hong Kong. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vốn đầy rẫy vi phạm nhân quyền với một bộ máy công an gây ra hàng loạt cái chết trong đồn, một hệ thống xét xử hoàn toàn bị đảng cầm quyền thao túng, dẫn đến tình trạng oan sai, khiếu kiện và dân mang quan tài đi diễu phố (tương tự như Việt Nam).

Có thể ví dự luật dẫn độ như một giọt nước tràn ly, và phản ứng dữ dội của người dân Hương Cảng như những cái tát (nháng lửa) vả liên tiếp vào mặt của Tập Cận Bình :

- Hơn 1 triệu người biểu tình ở Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ...

- Hồng Kông tê liệt vì biểu tình phản kháng chính quyền

- Người biểu tình Hồng Kông so sánh cảnh sát với chế độ Hitler

- Chính khách Úc 'so sánh' Trung Quốc với phát xít Đức 

- Phong trào phản đối Luật dẫn độ đã dần công khai nhắm vào Đảng cộng sản Trung Quốc

- Người Hồng Kông đốt cờ Trung Quốc

- Vụ tự sát thứ ba của người Hồng Kông chống luật dẫn độ

- Mười nghìn người Đài Loan biểu tình ủng hộ Hồng Kông

- G7 "quan ngại sâu sắc" về tình hình Hồng Kông

- Xuống đường ở Macau ủng hộ biểu tình Hong Kong

- Sinh viên Hồng Kông bãi khóa để phản đối Bắc Kinh

- Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông

- Đức kêu gọi Trung Quốc bảo đảm các quyền tự do cho dân Hồng Kông

- Biểu tình Hong Kong : Đã có tiếng súng !

say3

Ảnh :boingboing.net

Sau vô số lời đe doạ, sau khi bạo lực bị chống trả mãnh liệt bởi bạo động, và sau khi súng đã nổ nhưng những cuộc biểu tình vẫn giữ nguyên cường độ nên Trung Hoa Lục Địa "bỗng" trở nên nhũn nhặn và… lễ độ thấy rõ. Mềm nắn, rắn buông. Không buông, ngó bộ, không xong đâu !

South China Morning Post, số ra hôm 4 tháng 9 năm 2019, loan tin : "Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam thông báo rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Hong Kong leader Carrie Lam announces formal withdrawal of the extradition bill". Josuhua Vong đáp lại rằng như thế là "quá ít và quá muộn. Too little and too late". Theo BBC, ông còn cho biết thêm : "Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày có bầu cử tự do".

Cụm từ "bầu cử tự do" – tiếc thay – lại không có trong tự điển của Tập Cận Bình. Nay muốn thêm vào e hơi bị khó. Sợ nó sẽ làm đảo lộn trật tự không chỉ ở đảo Hồng Kông mà còn ngay cả ở Trung Hoa Lục Địa nữa. Giấc mộng "Sino-centric order " – ngó bộ – còn xa. Nó cũng xa xăm và mơ hồ (y) như giấc mộng siêu cường của Tân Hoàng Đế vậy

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 10/09/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn