Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự án Forest City ở Johor vẫn đang trong tình trạng bế tắc khi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng.

malaysia1

Sự phấn khích về Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình, được công bố vào năm 2013, đã thuyết phục một nhà phát triển xây dựng một hòn đảo và thành phố ngoài khơi Malaysia. Giờ đây, những tai ương trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn tài chính không thể chịu nổi. (Nikkei / Yusuke Hinata và Reuters)

Tanjung Piai là một mũi đất ở Bán đảo Mã Lai, điểm cực nam của lục địa Á-Âu và cũng là điểm đến của những "thượng đế" giàu có người Trung Quốc.

Chí ít là cho đến khi những người đại lục giàu có này không còn xuất hiện cách đây khoảng sáu năm.

Địa điểm này là một hòn đảo nhân tạo khổng lồ, kết quả của công trình cải tạo đất do Trung Quốc tài trợ, với những căn hộ chung cư sang trọng đang chờ đưa ra thị trường. Một số người ở đại lục thậm chí còn vung tiền mua các ngôi nhà nghỉ dưỡng rộng rãi dành cho gia đình trị giá hơn 2 triệu đô la Mỹ.

Họ chủ yếu trả bằng tiền mặt.

Khi đó, bong bóng bất động sản ở Trung Quốc vẫn đang phình to. Người ta nói rằng những bất động sản họ mua trên hòn đảo nhân tạo ngoài khơi Johor "rẻ như bắp cải" so với những căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn của Trung Quốc, nơi chứng kiến giá tăng vọt vào thời điểm đó. Giá nhà ở Bắc Kinh đã tăng gấp đôi chỉ sau vài năm.

Một con đường nối hòn đảo và Johor Bahru, thủ phủ của bang. Có thể nhìn thấy Singapore từ một bãi biển ở trên đảo, nằm ở mũi phía đông của Eo biển Malacca, một tuyến đường biển quan trọng nối liền Trung Đông và Đông Á qua Biển Đông.

Dự án trị giá 100 tỷ USD trên đảo có tên là Forest City. Chủ đầu tư chính là một nhà thầu xây dựng Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn, Country Garden, có trụ sở tại Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.

Một cơ sở bán bất động sản với mái vòm khổng lồ là nơi chứa mô hình nhà trưng bày, đồng thời còn có một trung tâm chăm sóc trẻ em cho con cái của khách hàng tiềm năng, một nhà hàng, và một cửa hàng miễn thuế bán rượu và thuốc lá.

malaysia2

Người ta nói rằng những bất động sản họ mua trên hòn đảo nhân tạo ngoài khơi Johor "rẻ như bắp cải" so với những căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn của Trung Quốc

Vào thời kỳ đỉnh cao, cơ sở này đã tuyển dụng tới 100 nhân viên bán hàng để chăm sóc lượng lớn khách hàng Trung Quốc. Một chiến thuật bán hàng phổ biến là nói với những người mua tiềm năng rằng tất cả các bất động sản sẽ sớm được bán hết.

Nhìn lại những ngày huy hoàng đó, một người quen thuộc với sự bùng nổ và thoái trào của thị trường bất động sản trên đảo cho biết, dù thuộc về Malaysia, một quốc gia Hồi giáo, hòn đảo này thực chất là "một thế giới khác, nơi chỉ có tiếng Trung Quốc".

Hóa ra, các khách hàng Trung Quốc đến thăm đảo đều đang tham gia các chuyến du lịch do Country Garden tổ chức. Họ lưu trú tại một khách sạn trong khuôn viên cơ sở bán hàng và được cung cấp các bữa ăn. Các chuyến du lịch dành cho khách hạng sang từ Trung Quốc còn bao gồm các chuyến đi chơi golf. Nhiều người cảm thấy "họ không thể về nhà cho đến khi chịu mua một căn", người này nói.

Dù Country Garden đang kinh doanh ở Malaysia, nhưng đối với hầu hết người Malaysia, công ty này cũng giống như một thế giới khác. Người mua nhà chủ yếu là người Trung Quốc đại lục và Hong Kong, với một số ít người gốc Hoa từ Singapore và Malaysia.

Người dân địa phương xem đây là "một lễ hội Trung Quốc do một công ty Trung Quốc tổ chức cho khán giả Trung Quốc".

malaysia3

Phòng trưng bày Dự án Forest City của Country Garden vắng tanh ở Johor Bahru, Malaysia, ngày 09/05. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Nhưng tại sao ‘lễ hội’ đó lại được tổ chức ở Malaysia ?

Câu trả lời có thể được tìm thấy ở đằng sau hậu trường, và nó có liên quan sâu sắc đến nền chính trị Trung Quốc đương đại.

Trước tiên, chúng ta phải nhìn vào lịch sử lâu đời của Forest City. Dự án được khởi xướng bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc dẫn đầu, một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm tạo ra "con đường tơ lụa" hiện đại để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đến phần lớn các nước còn lại trên thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến này vào năm 2013.

malaysia4

Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 18/10/2023. Ông đang gặp khó khăn vì vấn đề nợ nần của các nhà phát triển bất động sản khổng lồ của đất nước. © Kyodo

Forest City đã nhanh chóng tăng tốc sau khi được chỉ định là một dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia. Dù do một công ty tư nhân Trung Quốc dẫn đầu, nhưng phía Malaysia nhận thấy dự án có sự hậu thuẫn hoàn toàn của lãnh đạo tối cao Trung Quốc.

Nhận thức này không khác gì so với nhận thức của những người mua nhà Trung Quốc, tin rằng khoản đầu tư của họ không có rủi ro.

Điểm cực nam của lục địa Á-Âu – lục địa lớn nhất hành tinh – có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Kinh và tham vọng của họ trong việc nắm giữ ảnh hưởng ở mọi ngóc ngách của vùng đất rộng lớn này.

Sau sáu năm, việc phát triển Forest City đã bị đình trệ, còn Country Garden rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Chỉ mới có khoảng 30% dự án xây dựng bốn đảo nhân tạo – sau đó là một đô thị – đã được hoàn thành. Thậm chí một siêu thị lớn, thứ cần thiết cho bất kỳ thành phố lớn nào, cũng không tồn tại.

Những người Trung Quốc giàu có đầu tư vào các khu chung cư cao cấp và các bất động sản khác trên hòn đảo này đã mong đợi giá nhà sẽ tiếp tục tăng cao, giống như ở quê nhà họ. Chỉ một tỷ lệ nhỏ người mua nhà định cư trên đảo.

Giờ đây, mái vòm khổng lồ đã mất đi sự nhộn nhịp, với rất ít khách hàng tiềm năng ghé qua. Đội ngũ 100 nhân viên bán hàng đã giảm xuống chỉ còn một người đại diện. Trung tâm chăm sóc trẻ em không có trẻ em, và nhà hàng lớn đã đóng cửa.

malaysia6

Một người đàn ông đi qua một trung tâm thương mại vắng vẻ, nơi có một số cửa hàng miễn thuế nhưng chỉ thu hút rất ít khách hàng ở Forest City, Johor Bahru, Malaysia, vào ngày 14/12/2023. © EPA/Jiji

Một nhà phát triển bất động sản địa phương cho biết, "Tôi không phủ nhận rằng [Forest City] đã trở thành một thị trấn ma nổi tiếng thế giới".

Giá trị của các bất động sản Forest City, bao gồm cả các căn hộ đã qua sử dụng và căn hộ tồn kho "mới" chưa bao giờ được bán, đã giảm mạnh.

Theo các quan chức địa phương, giá trung bình của các căn hộ hai phòng ngủ đã giảm từ 30% đến gần 40% – một khoản lỗ không thể chịu nổi đối với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một số người Malaysia, vốn cảm thấy xa lạ với dự án khi nó bắt đầu được xây dựng, giờ đây lại đang thuê các căn hộ trên đảo. Khoản lỗ không thể chịu được đối với chủ sở hữu Trung Quốc đã trở thành giá thuê chấp nhận được đối với người Malaysia. Nhiều người trong số những người thuê nhà này hàng ngày vẫn lái xe qua cầu để đến nơi làm việc ở Singapore.

Hồi tháng 2, một chủ nợ đã nộp đơn xin thanh lý tài sản của công ty Country Garden, vốn đang ngập trong nợ nần, lên Tòa án tối cao Hong Kong. Tòa án đã nhiều lần hoãn các phiên xử và phiên tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7.

Công ty bất động sản đang gặp khó khăn này đã bị một tổ chức tài chính quốc tế tuyên bố vỡ nợ vào tháng 10, sau khi không thể thanh toán khoản lãi cho một lô trái phiếu mệnh giá đô la Mỹ. Tuy nhiên, công ty đã xoay sở để trả lãi cho các trái phiếu mệnh giá nhân dân tệ sau khi bị trễ thời hạn ban đầu vào tháng 5.

Người dân địa phương cho biết việc phát triển Forest City cũng bị ảnh hưởng bởi chính trị Malaysia.

Trên thực tế, sau khi Mahathir Mohamad quay trở lại nắm quyền với tư cách thủ tướng Malaysia vài năm trước, dự án này đã bị tạm dừng để nghiên cứu xem liệu nó có mang lại lợi ích cho người Malaysia hay không.

Sau khi những khó khăn tài chính của Country Garden khiến việc phát triển Forest City bị đình trệ, đã xuất hiện một động thái nhằm thu hút một sòng bạc. Người ta hy vọng rằng sự hấp dẫn của cờ bạc sẽ trở thành chất xúc tác giúp hồi sinh dự án đang bị đình trệ.

malaysia5

Quang cảnh Forest City, Malaysia, vào ngày 10/05. Người Malaysia hiện đang thuê những căn hộ chung cư từng có giá vượt quá tầm với của họ khi dự án bắt đầu khởi công xây dựng. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Bong bóng bất động sản Trung Quốc vỡ tung đã để lại hàng loạt thiệt hại ở rìa phía nam lục địa Á-Âu, nhưng mãi đến gần đây, chính phủ Trung Quốc mới bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc này.

Bắc Kinh gần đây đã công bố các biện pháp mới, bao gồm việc để chính quyền địa phương mua lại căn hộ tồn kho, và hạn chế các địa phương này bán quyền sử dụng đất cho các nhà phát triển.

Country Garden là một công ty tư nhân, và không có khả năng nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Đảng cộng sản Trung Quốc hoặc chính phủ nước này, giống với trường hợp của một nhà phát triển tư nhân lớn khác, China Evergrande Group.

Tuy nhiên, khoản nợ khổng lồ của các nhà phát triển bất động sản tư nhân đang khiến chính quyền Trung Quốc gặp khó khăn trong việc yêu cầu những gã khổng lồ này thực hiện thủ tục phá sản. Việc buộc tất cả các nhà phát triển lớn đi theo con đường đó sẽ giáng một đòn tai hại vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn.

Kết quả là, vấn đề liên tục bị trì hoãn.

Tại thời điểm này, vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các biện pháp mới mà chính quyền Tập Cận Bình thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản. Tuy nhiên, một cuộc họp sắp tới của đảng có thể hé lộ một số manh mối.

Đã có thông báo rằng hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương khóa 20, vốn bị trì hoãn từ lâu, sẽ được tổ chức vào tháng 7 này. Hội nghị này vốn là nơi đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng của Trung Quốc.

Hội nghị sắp tới có lẽ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của "thị trấn ma" do Trung Quốc xây dựng ở cực nam lục địa Á-Âu.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi Jinping’s Belt and Road leaves Malaysia with a ‘ghost’ island ", Nikkei Asia, 13/06/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/06/2024

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Tai tiếng tham nhũng 1MDB : Cựu thủ tướng Malaysia lãnh án 12 năm tù (RFI, 28/07/2020)

Tòa án Tối cao Kuala Lumpur, trong phiên xử đầu tiên vụ tai tiếng tham nhũng 1MDB gây chấn động, ngày 28/07/2020 đã kết án cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak 12 năm tù giam với 7 tội danh, trong đó có tội tham nhũng và rửa tiền. Tư pháp Malaysia còn buộc cựu lãnh đạo chính phủ phải nộp phạt một khoản tiền là 210 triệu ringgit (49 triệu đô la).

malaysia1

Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak lúc đến tòa án Duta, Kuala Lumpur, để nghe phán quyết đầu tiên trong hồ sơ 1MDB, ngày 28/07/2020.  Mohd RASFAN / AFP

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Marechaux tường thuật :

"Chiếc cà-vạt hợp mầu với đám đông, mầu đỏ và mầu xanh dương, cả hai đều là mầu sắc chính trị của Najib Razak. Bước vào tòa án trong một cách bình thản trong tiếng cầu nguyện của những người ủng hộ, ông đã trở ra với bản cáo trạng về các tội lạm quyền, tham nhũng và rửa tiền.

Lời bào chữa ra vẻ ngây thơ của ông đã không thuyết phục được tòa, không còn tin vào vị cựu thủ tướng khi ông khẳng định thành thật nghĩ rằng khoảng 10 triệu đô la được đổ vào tài khoản cá nhân là quà biếu tặng từ vương quốc Ả Rập Xê Út và chữ ký của ông đã bị giả mạo. Công tố viên còn lưu ý rằng Najib Razak vẫn chưa nộp trả lại số tiền biển thủ công quỹ khi vụ này bị phanh phui.

Mười sáu tháng sau khi cuộc điều tra bắt đầu, đây là nỗi thất vọng đầu tiên đối với cựu thủ tướng, nhưng đó cũng chưa phải là sau cùng : cho dù Najib Razak vẫn có thể kháng án, nhiều phiên xử khác cũng đang đợi ông với 35 cáo buộc khác.

Nhân vật mà những người ủng hộ đặt biệt danh là ʺBossʺ hin vn là ngh sĩ quc hi Malaysia và vẫn rất được lòng dân : Tài khoản Facebook của ông có số người theo dõi nhiều hơn tài khoản của hai người kế nhiệm".

Minh Anh

******************

Tai tiếng tham nhũng 1MDB : Cựu thủ tướng Malaysia bị kết tội (RFI, 28/07/2020)

Trong phiên xử vụ tai tiếng tham nhũng 1MDB gây chấn động, tòa án Malaysia ngày 28/07/2020 ra phán quyết đầu tiên, kết tội cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak với 7 tội danh tham nhũng và rửa tiền.

malaysia2

Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak lúc đến tòa án Duta, Kuala Lumpur, để nghe phán quyết đầu tiên trong hồ sơ 1MDB, ngày 28/07/2020.  Mohd RASFAN / AFP

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Marechaux tường thuật :

"Chiếc cà-vạt hợp mầu với đám đông, mầu đỏ và mầu xanh dương, cả hai đều là mầu sắc chính trị của Najib Razak. Bước vào tòa án trong một cách bình thản trong tiếng cầu nguyện của những người ủng hộ, ông đã trở ra với bản cáo trạng về các tội lạm quyền, tham nhũng và rửa tiền.

Lời bào chữa ra vẻ ngây thơ của ông đã không thuyết phục được tòa, không còn tin vào vị cựu thủ tướng khi ông khẳng định thành thật nghĩ rằng khoảng 10 triệu đô la được đổ vào tài khoản cá nhân là quà biếu tặng từ vương quốc Ả Rập Xê Út và chữ ký của ông đã bị giả mạo. Công tố viên còn lưu ý rằng Najib Razak vẫn chưa nộp trả lại số tiền biển thủ công quỹ khi vụ này bị phanh phui.

Mười sáu tháng sau khi cuộc điều tra bắt đầu, đây là nỗi thất vọng đầu tiên đối với cựu thủ tướng, nhưng đó cũng chưa phải là sau cùng : cho dù Najib Razak vẫn có thể kháng án, nhiều phiên xử khác cũng đang đợi ông với 35 cáo buộc khác.

Nhân vật mà những người ủng hộ đặt biệt danh là ʺBossʺ hin vẫn là nghị sĩ quốc hội Malaysia và vẫn rất được lòng dân : Tài khoản Facebook của ông có số người theo dõi nhiều hơn tài khoản của hai người kế nhiệm".

Minh Anh

***********************

Biểu tình ở Manila phản đối tổng thống Duterte (RFI, 27/07/2020)

Hàng trăm người hôm nay 07/07/2020 xuống đường tại Manila phản đối đạo luật mới về chống khủng bố và nhiều vấn đề khác, bất chấp đe dọa của cảnh sát, trước khi tổng thống Rodrigo Duterte đọc bài diễn văn thường niên trước quốc dân.

malaysia3

Biểu tình phản đối tổng thống Duterte tại Manila, Philippines, ngày 27/07/2020.  Reuters - ELOISA LOPEZ

Các cuộc tụ họp trên 10 người bị cấm vì dịch virus corona, nhưng người biểu tình tố cáo chính quyền dùng cớ này để dập tắt mọi phản đối. Người dân bất bình trước việc ông Duterte ký ban hành đạo luật mới về chống khủng bố vào đầu tháng, bị nghi ngờ nhằm đàn áp đối lập và các nhà đấu tranh nhân quyền. Hơn một chục kiến nghị đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên bố luật này là vi hiến.

Người biểu tình cũng lên án việc đóng cửa kênh truyền hình lớn nhất Philippines là ABS-CBN, sau khi một ủy ban Hạ Viện do các đồng minh của ông Duterte kiểm soát bỏ phiếu không tiếp tục cấp phép hoạt động. Ông Duterte đã nhiều lần đe dọa đài này vì cho rằng ABS-CBN ủng hộ ứng cử viên đối lập.

Người dân đặc biệt chỉ trích việc quản lý kém cỏi của chính quyền trước đại dịch virus corona, trong khi bài diễn văn thường niên của tổng thống hôm nay dự kiến tập trung vào vấn đề này. Tổng thống Duterte muốn kêu gọi Quốc hội trao cho ông quyền hạn khẩn cấp và ngân sách khổng lồ để đối phó với đại dịch – vốn được chính quyền cho là xử lý tương đối thành công, nhưng các nhà quan sát đánh giá là hỗn loạn và đáng báo động.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Châu Á

Campuchia bác tin cho Trung Quốc đặc quyền dùng căn cứ hải quân (VOA, 02/06/2020)

Lãnh đạo Campuchia tuyên b là Trung Quc không được cho s dng đc quyn căn c hi quân b bin phía nam nước này và tàu chiến t các nước, trong đó có M, đu được hoan nghênh cp cng.

chau1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Thủ tướng Hun Sen đáp li các tin tc và quan ngi ca Washington rng Bc Kinh được trao các quyn ưu tiên s dng ti căn c Hi quân Ream vnh Thái Lan.

Phát biểu ti mt bui l xây mt con đường ti thành ph bin Sihanoukville, ông Hun Sen nói ông vừa mi nhn được thông đip ca các đi din nước ngoài ti Campuchia v vn đ này.

Ông nhắc li ph nhn ca ông hi năm ngoái sau khi t Wall Street Journal loan tin mt d tho ca mt tha thun được các gii chc M trông thy s cho phép Trung Quc sử dng căn c hi quân Ream trong 30 năm, có th cho quân đi đn trú, cha vũ khí và cho tàu chiến đu.

Ông Hun Sen nói rằng Hiến pháp Campuchia không cho phép căn c quân s nước ngoài được thiết lp trên đt nước ông nhưng tàu chiến ca các nước đến viếng thăm đu được hoan nghênh.

"Nếu tàu chiến ca mt nước được phép neo đu ti căn c hi quân ca chúng tôi, thì tàu chiến ca nước khác cũng có th neo đu dược. Chúng tôi không đóng ca đi vi bt c ai", ông nói.

Ông Hun Sen nêu câu hỏi v li ích Bắc Kinh có được khi có mt căn c ti Campuchia trong khi Trung Quc đã có nhng căn c ti Bin Đông.

Nhiều nhà phân tích tin rng quyn đt căn c ti Campuchia s ni rng tm chiến lược quân s ca Trung Quc mt cách đáng k, và nghiêng cán cân quyn lực khu vc theo cách s làm áp lc lên các nước lin k trong ASEAN vn có các mi quan ngi an ninh đng v phía M nhiu hơn.

Ông Hun Sen cũng nói Campuchia mở rng vòng tay đ tham d các cuc tp trn chung vi tt c các nước, nhưng s ch được thc hin sau khi đe da ca virus corona đã qua. Camphchia ch b virus nh hưởng nh, theo các con s chính thc.

Vào năm 2017, Campuchia thông báo với M là hy b cuc tp trn chung thường niên năm đó và năm kế tiếp. Cuc tp trn này chưa được tái tc. Campuchia tổ chc tp trn chung vi Trung Quc vào tháng 3 năm nay gia lúc cuc khng hong virus corona đang gia tăng.

Trung Quốc là nhà đu tư ln nht và là đi tác chính tr thân thiết nht ca Campuchia. S hu thun ca Trung Quc to điu kin cho Campuchia bất chp nhng quan ngi ca các nước phương Tây v thành tích nhân quyn và nhng quyn chính tr ti t ca nước này. Đi li, Phnom Penh thường ng h lp trường đa chính tr ca Bc Kinh ti các din đàn quc tế v nhng vn đ như tuyên b ch quyn lãnh th ca Trung Quc ti Bin Đông.

Theo AP

*********************

Malaysia chuẩn bị trục xuất ồ ạt di dân bất hợp pháp (RFI, 01/06/2020)

Do dịch bệnh, Malaysia áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 18/3/2020. Hình ảnh những lao động di dân sống trong cảnh chung đụng lộn xộn đang khơi dậy sự oán thù.

chau2

Một khu nhà của người ti nạn Rohingya Miến Điện tại thủ độ Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh chụp ngày 18/05/2020. Reuters - Lim Huey Teng

Sau một loạt các vụ bắt giữ ồ ạt, các trại tập trung ngày càng trở nên quá tải và ba trong số này đã trở thành ổ dịch. Chính quyền Malaysia bắt đầu lập kế hoạch trục xuất những lao động di dân này về nguyên quán và yêu cầu sự trợ giúp của các nước có liên quan.

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux giải thích :

"Hãy giúp chúng tôi trả những lao động không giấy tờ về nước các bạn". Lời nhắn này đã được Malaysia gởi đến nhiều nước Nam Á. Vào lúc biên giới còn bị đóng cửa, dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được, và có ba trại tập trung đã trở thành những ổ dịch, Malaysia nhất mực duy trì chính sách trấn áp.

Từ một tháng nay, gần 2.000 lao động di dân đã bị bắt, và gần 400 người bị phát hiện dương tính với virus corona chủng mới. Nhưng ngay từ tuần này, một số người đã bị trục xuất về nước. Khoảng 4.800 người Indonesia sẽ bắt đầu ra về, với điều kiện là số người này có xét nghiệm âm tính với Covid-19, như tuyên bố của Jakarta. Tiếp theo là di dân xứ Nepal và Bangladesh, với sự hợp tác của các nước sở tại.

Những quốc gia khác hiện vẫn chưa cho biết lập trường. Nhất là tình hình ở Miến Điện có nguy cơ gây ra vấn đề do một tiền lệ. Theo khẳng định của một nhà ngoại giao Miến Điện, để giải phóng chỗ cho các trung tâm ở Malaysia, vào trung tuần tháng Năm, 400 di dân bị trả về Rangoon, năm người trong số này phát hiện dương tính virus corona ngay khi về đến nước.

Minh Anh

******************

Covid-19 : Thái Lan thông qua gói kích cầu gần 60 tỷ đô la (RFI, 01/06/2020)

Quốc hội Thái Lan hôm Chủ Nhật 31/05/2020 cho phép chính phủ ban hành kế hoạch gần 60 tỷ đô la hỗ trợ kinh tế, khắc phục hậu quả khủng hoảng Covid-19. Tổng sản phẩm nội địa tại quốc gia có trọng lượng lớn thứ nhì Đông Nam Á này dự trù sụt giảm từ 6 đến 7 % trong năm 2020. Nguyên nhân chính là virus corona làm tê liệt toàn bộ ngành du lịch Thái Lan.

chau3

Đại hoàng cung Bangkok, Thái Lan, vắng bóng du khách do dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 30/03/2020 Reuters - Athit Perawongmetha

Thông tín viên đài RFI Carol Isoux từ Bangkok cho biết thêm về gói kích cầu lớn nhất mà chính phủ Thái Lan chưa từng ban hành từ trước tới nay :

"Đây là một chương trình cho phép chính phủ Thái Lan đi vay đã được gần như toàn thể các đại biểu Quốc hội thông qua. Khoản hỗ trợ này ưu tiên rót vào những lĩnh vực bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, giúp đỡ những người đi làm không hợp đồng, những người buôn gánh bán bưng, giới phục vụ trong các phòng mát-xa, quán bar mà tất cả đến nay vẫn phải đóng cửa. Chính phủ cũng dành ưu tiên cho giới nông gia, khuyến khích họ hiện đại hóa và đa dạng hóa khâu sản xuất. Tuy nhiên kế hoạch quy mô hỗ trợ kinh tế nói trên chủ yếu nhằm giúp đỡ ngành du lịch, nhất là du lịch nội địa. Giá thuê phòng khách sạn tại Thái Lan trong tháng 7 tới đây sẽ được giảm 50 % để khuyến khích dân Thái đi tham quan đất nước.

Đối với ông Top Jurayub, chủ nhân trẻ đứng đầu một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ chỉ là một giọt nước, không thấm vào đâu so với những khoản đầu tư về cơ cấu và kỹ thuật cần thiết đối với một lĩnh vực cần phải sáng tạo, đổi mới hoàn toàn. Top Jurayub nêu bật những thay đổi cần thiết : "chủ khách sạn sẽ phải thích nghi, cần đầu tư vào những dịch vụ không cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhận phòng qua điện thoại hay qua mạng cloud … tránh số lượng khách quá đông ở quầy lễ tân của khách sạn".

Theo dự báo, GDP Thái Lan trong năm nay sụt giảm 6 %. Giới quan sát lo ngại một làn sóng thất nghiệp và nghèo khó dâng cao với những hậu quả nặng nề đối với người dân.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Khi Mahathir Mohamad thức dậy vào ngày 24/2, ông vẫn là thủ tướng của Malaysia. Liên minh cầm quyền Pakatan Harapan (Liên minh Hi vọng) kiểm soát 129 trong số 222 ghế ở Nghị viện. Nhưng những âm mưu chính trị sẽ sớm đảo lộn mọi thứ. Đến chiều, ông Mahathir đã từ chức khỏi cả vị trí người đứng đầu chính phủ lẫn chủ tịch đảng của ông, Đảng Bersatu. Đến tối, ông trở lại văn phòng trong vai trò thủ tướng lâm thời.

malaysia1

Ngày 24/02/2020 ông Mahathir Mohamad, 94 tuổi, từ chức Thủ tướng Malaysia

Có vẻ như ông Mahathir đã từ chức vì 26 nghị sĩ của Bersatu, cùng với 11 nghị sĩ đào ngũ từ Parti Keadilan Rakyat (PKR), đảng lớn nhất trong Liên minh Hi vọng, đã có ý định rời khỏi liên minh. Trong sự hỗn loạn của ngày hôm đó, một số người nghi ngờ rằng ông Mahathir có thể đã đứng sau âm mưu này.

Nhưng các đồng nghiệp của ông Mahathir, nay đã 94 tuổi, nhanh chóng biện minh cho ông. Anwar Ibrahim, người đứng đầu PKR, người vừa là đối tác, vừa là kẻ thù lâu năm của ông Mahathir, nói rằng "Ông ấy không đóng vai trò nào trong câu chuyện này". Lim Guan Eng, bộ trưởng tài chính và lãnh đạo của Đảng Hành động Dân chủ (DAP), một đảng khác trong liên minh, cũng tuyên bố rằng việc từ chức của ông Mahathir là bằng chứng về sự liêm chính của ông, cụ thể là ông không muốn hợp tác với Tổ chức Quốc gia Mã Lai (UMNO), đảng đối lập chính, để thành lập một chính phủ thay thế.

Không phải lúc nào ông Mahathir cũng không thích UMNO. Thật vậy, trong giai đoạn đầu tiên làm thủ tướng, từ năm 1981 đến 2003, ông là lãnh đạo của UMNO. Tuy nhiên, kinh hãi trước nạn tham nhũng của các chính quyền UMNO sau đó, ông đã thành lập Đảng Bersatu trước cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2018. Liên minh với PKR, DAP và Amanah, một đảng Hồi giáo, ông Mahathir đã tạo nên sự thay đổi đầu tiên từ trước tới nay về quyền kiểm soát quốc hội Malaysia. Liên minh Hi vọng đã đánh bại UMNO, đảng đã cầm quyền suốt 61 năm kể từ khi Malaysia giành được độc lập từ Anh. Đó là một bất ngờ gây chấn động.

Duy trì liên minh thiếu kinh nghiệm này luôn khó khăn. Đấu đá nội bộ là không thể tránh khỏi. Phần lớn trong số này liên quan đến khía cạnh chính trị chủng tộc vốn tràn lan khắp đất nước. Khoảng 69% trong số 32 triệu người dân Malaysia là người Malay và các nhóm bản địa khác (bumiputra). Thêm vào đó 24% là người gốc Hoa và 7% là người Ấn. Người Malay trong lịch sử đã luôn ủng hộ UMNO vì đảng này đề cao và bảo vệ các chính sách để thúc đẩy địa vị của người Malay về mặt kinh tế. Bersatu cũng vậy. Nhưng phần lớn dân số còn lại phẫn nộ với các đặc quyền dành cho người Malay. DAP đại diện cho lợi ích của người Hoa ; còn PKR chọn chính sách đa văn hóa.

Nhóm các đảng trong Liên minh Hi vọng nghĩ rằng bất chấp sự khác biệt, họ có thể cầm quyền hiệu quả cùng nhau. Nhưng căng thẳng gia tăng khi cử tri Malay quay lưng lại với chính phủ. Ngay sau khi liên minh giành được quyền lực, 63% người Malaysia nghĩ rằng đất nước đang đi đúng hướng, theo khảo sát của Trung tâm Merdeka, một tổ chức thăm dò ý kiến. Sau hai năm, tỷ lệ đó đã giảm mạnh còn 24%. Liên minh đã thất bại trong năm cuộc bầu cử bổ sung, mất ghế vào tay các ứng cử viên đối lập vì UMNO và các đồng minh của họ tuyên bố rằng Liên minh Hi vọng bỏ qua các cử tri người Malay và mong muốn của họ. Những thất bại này đã gieo mầm hạt giống bất ổn trong liên minh cầm quyền.

Chính xác ai thắng ai thua khi bụi chưa lắng xuống vẫn còn khó nói. Nhưng Muhyiddin Yassin, chủ tịch của Bersatu đồng thời là bộ trưởng nội vụ, dường như đã tính toán sai. Ông và các lãnh đạo đảng khác đã không thể thuyết phục ông Mahathir đưa Bersatu tham gia vào một liên minh cầm quyền mới với UMNO. Các nghị sĩ nổi loạn của PKR cũng dường như sai lầm. Một chính trị gia của Liên minh Hi vọng thậm chí còn mong đợi rằng hầu hết các thành viên của nhóm này sẽ cố gắng tái hợp với những người bạn cũ ở UMNO. Azmin Ali, thủ lĩnh của họ và là bộ trưởng các vấn đề kinh tế, từng có vẻ là người kế vị được ưa thích của ông Mahathir. Nhưng tương lai của ông này giờ đây có vẻ mịt mù.

Đối với ông Anwar cũng vậy, kết quả có thể không phải là màu hồng. Ông đã bắt tay với ông Mahathir dựa trên sự ngầm định rằng ông sẽ tiếp quản vị trí thủ tướng trong vòng hai năm. Ông Mahathir sau đó nói đó chỉ là "một gợi ý", rồi tuyên bố rằng ông sẽ không nghỉ cho đến sau Hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2020. Hai người đã có một mối quan hệ đầy trúc trắc trong nhiều thập niên. Năm 1998, ông Mahathir đã sa thải ông Anwar, lúc đó là phó thủ tướng, và ông Anwar cuối cùng đã bị bỏ tù vì tội kê gian (sodomy, tức quan hệ đồng tính với đàn ông), vốn là một tội hình sự ở Malaysia. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ ấm áp trong những ngày gần đây khi các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên minh Hi vọng, bao gồm cả ông Anwar, đã đồng ý để ông Mahathir tự chọn một ngày mà ông muốn từ bỏ ghế thủ tướng. Việc thành lập một liên minh cầm quyền mới có thể trì hoãn, hoặc thậm chí ngăn cản, ông Anwar tiếp quản chiếc ghế này.

Ông Mahathir có thể nổi lên thành người chiến thắng sau mớ hỗn độn này. Việc bổ nhiệm ông làm thủ tướng lâm thời trong thời gian chờ thành lập một chính phủ mới có thể giúp các nhà đầu tư bình tâm hơn một chút. Thị trường chứng khoán Malaysia giảm xuống mức sâu chưa từng thấy kể từ năm 2011 trong bối cảnh hỗn loạn trên và ngân hàng trung ương nước này cho biết họ đang "theo dõi chặt chẽ" các điều kiện của thị trường tài chính.

Nếu ông Mahathir muốn giữ ghế thủ tướng của mình, ông có thể sẽ thu hút được sự ủng hộ cần thiết của quốc hội. Ông dường như là ứng cử viên duy nhất có khả năng làm được việc đó – khi các chính trị gia cả hai bên đều công khai ủng hộ ông ở lại – và theo các chuyên gia thì các nghị sĩ đều không muốn tiến hành một cuộc bầu cử sớm. Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong những ngày tới. Các đảng từ các bang Sabah và Sarawak có thể làm cán cân nghiêng về bên này hay bên kia. Tuy nhiên, dù liên minh nào xuất hiện đi nữa thì họ cũng phải sớm học cách cầm quyền mà không phải phụ thuộc vào một cụ ông hơn 90 tuổi.

The Economist

Nguyên tác :"Malaysia’s prime minister, Mahathir Mohamad, resigns yet remains", The Economist, 24/02/2020

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/02/2020

*****************

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad từ chức

RFA, 25/02/2020

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa đột ngột nộp đơn từ chức lên vua của nước này vào ngày 24/2. Văn phòng Thủ tướng ra thông báo vào cùng ngày.

malaysia2

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad - Reuters

Thông báo bất ngờ được đưa ra trong bối cảnh suy đoán rằng ông Mahathir, 94 tuổi, đang cố gắng thành lập một liên minh cầm quyền mới để loại trừ người kế nhiệm như đã hứa là ông Anwar Ibrahim.

Vẫn chưa rõ ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo hay liệu cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức.

Cũng vào ngày thứ Hai, đảng Bersatu của ông Mahathir tuyên bố họ sẽ rời khỏi liên minh cầm quyền Pakatan Harapan để ủng hộ ông.

Với tình hình chính trị căng thẳng tại nước này, Bộ trưởng Kinh tế của Malaysia, Mohamed Azmin, và Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Chính quyền địa phương, Zuraida Kamaruddin, đều cùng bị sa thải khỏi đảng Công lý Nhân Dân Malaysia của ông Anwar.

Theo tuyên bố của các nhà lập pháp Malaysia, có 9 dân biểu cùng rời khỏi đảng sau khi tuyên bố lòng trung thành của mình đối với 2 người vừa bị sa thải. 11 dân biểu này cũng tuyên bố rằng họ đang thành lập một khối đốc lập trong quốc hội Malaysia.

Điều này diễn ra sau các cuộc họp vào cuối tuần giữa các dân biểu của liên minh cầm quyền và các thành viên của đảng cầm quyền cũ, Tổ chức Dân tộc Malaysia Thống nhất (UMNO), về các kế hoạch được cho là để thành lập một chính phủ mới, theo báo cáo tin tức địa phương.

Mahathir, nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới, đã làm nhiều nhà quan sát kinh ngạc với chiến thắng bầu cử bất ngờ vào tháng 5 năm 2018, chấm dứt sáu thập kỷ thống trị của liên minh Barisan Nasional với UMNO chiếm đa số do ông Najib Razak lãnh đạo.

Sau khi đánh bại Najib, người mà ông cáo buộc tham nhũng và độc tài, Mahathir hứa sẽ trao quyền lực cho Anwar, người mà chính Mahathir đã từng cho ngồi tù.

Năm 2018, Mahathir và Anwar đã gác lại những bất đồng có lịch sử lâu dài của họ để cùng nhau đánh bại ông Najib và đảng UMNO của ông, để thành lập một phần lớn nhất trong liên minh Barisan Nasional.

Nguồn : RFA, 25/02/2020

Additional Info

  • Author The Economist, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Malaysia hủy dự án đường sắt hai chục tỉ với Trung Quốc (RFI, 26/01/2019)

Hãng tin AFP dẫn lời bộ trưởng Kinh Tế Malaysia hôm nay, 26/01/2017, xác nhận dự án đường sắt ven biển do Trung Quốc đầu tư trị giá 20 tỉ đô la đã bị hủy vì lý do kinh phí quá cao.

malay1

Dự án đường sắt East Coast Rail Link do Trung Quốc đầu tư xây dựng, đã bị Malaysia hủy bỏ vì chi phí quá cao.Wikipedia/

Bộ trưởng Kinh Tế Malaysia, Azmin Ali cho biết chính phủ cách đây hai ngày đã ra quyết định ngừng dự án xây hệ thống đường sắt dài 688 km nối vùng duyên hải phía đông với phía tây của bán đảo Malaysia. Đây là dự án vay vốn của Bắc Kinh và do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.

Theo bộ trưởng Kinh Tế Malaysia, chi phí dự án này là quá lớn, nếu tiếp tục làm thì sau khi hoàn thành mỗi năm Malaysia sẽ phải trả lãi hàng trăm triệu đô la. Bộ trưởng Azmin cho biết khoản bồi thường mà Malaysia phải trả vì hủy dự án, sẽ được bộ Tài Chính tính tóa n.

Trước đó, hai dự án đường ống khí đốt khác ký với nhà thầu Trung Quốc cũng bị hủy, sau khi chính phủ Malaysia nhận thấy dự án mới chỉ hoàn thiện 13%.

Chính phủ tiền nhiệm Najib Razak có mối quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh, đã ký hàng loạt các dự án do Trung Quốc tài trợ vốn. Dư luận trong nước tố cáo nhiều thỏa thuận không minh bạch và có dấu hiệu tham nhũng.

Thủ tướng Mahathir Mohamad ngay sau khi trở lại cầm quyền đã ra lệnh kiểm tra một loạt dự án lớn đã ký dưới chính phủ tiền nhiệm, đồng thời ông cũng yêu cầu đàm phán lại các điều kiện tài chính trong các thỏa thuận đã ký, đặc biệt với Trung Quốc.

Trong nhiều tháng qua, Malaysia đã cho ngừng nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn được ký dưới thời của thủ tướng Najib Razak, đang vướng vào các vụ án tham nhũng. Nguyên do là chính phủ hiện nay muốn cắt giảm khối nợ khổng lồ mà chính phủ trước để lại, hiện đã lên tới 251 tỉ đô la.

Anh Vũ

*********************

Malaysia sẽ hủy dự án đường sắt 20 tỉ đôla với nhà thầu Trung Quốc (VOA, 26/01/2019)

Bộ trưởng kinh tế Malaysia hôm th By nói nước này s hy d án Liên kết Đường st B Đông (ECRL) vi nhà thu là công ty Kiến thiết Giao thông Trung Quc (CCCC).

malay2

Cu Th tướng Malaysia Najib Razak (th ba t trái) xem mô hình d án ECRL Kuantan, b đông Malaysia, ngày 8 tháng 9, 2017 - Tư liu

Mohamed Azmin Ali phát biểu ti mt s kin truyn thông rng chi phí d án là quá ln, đng thi cũng bo đm rng Malaysia s hoan nghênh đu tư t Trung Quc da trên tng trường hp c th.

"Nội các đưa ra quyết đnh này vì chi phí phát trin ECRL quá ln và chúng tôi không có kh năng tài chính", ông Azmin nói.

Chính phủ vn đang xác đnh phi tr bao nhiêu tin cho phí hy d án vi CCCC, ông nói.

Chỉ riêng tin lãi cho d án này đã lên ti na t ringgit (120 triu đôla) mi năm.

"Chúng tôi không thể nào gánh khon tin này, vì vy d án này cn phi đình ch mà không nh hưởng đến mi quan h tt đp ca chúng tôi vi Trung Quc".

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết vào tháng 8 năm ngóa i rng d án đường st này s b hy b "vào thi đim này", nhưng k t khi đó chính ph đã nói h đang thương thuyết vi CCCC v tuyến đường st trong tương lai.

Ông cũng thông báo hủy b mt d án khác do Trung Quốc hu thun, mt đường ng dn khí đt thiên nhiên bang Sabah thuc vùng Đông Malaysia.

Kể t khi lên nm quyn hi tháng 5 năm ngóa i, ông Mahathir đã nhiu ln tuyên b s đàm phán li hoc hy b điu mà ông gi là nhng tha thun cơ s h tng "bt công" vi Trung Quc được chp thun bi người tin nhim Najib Razak, người đã kết thúc thi gian nm quyn gn mt thp niên vi tht bi bu c gia mt v bê bi tài chính khng l.

Dự án ECRL là mt trong nhng d án ln nht ca Trung Quc được kí kết theo sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như mt trong nhng d án đường st ln nht ca nhà thu quc doanh CCCC.

Vào tháng 11, Ủy ban Duyt xét Kinh tế và An ninh Trung Quc ca M công b mt báo cáo xếp ECRL là d án Vành đai và Con đường lớn th hai theo chi phí ước tính, đng sau d án đường st cao tc 21,4 t đôla Moscow-Kazan Nga.

****************

Malaysia hủy dự án đường sắt Trung Quốc 'vì tốn kém' (BBC, 26/01/2019)

Chính phủ Malaysia quyết định hủy dự án đường sắt 20 tỉ đôla do Trung Quốc xây và cấp vốn, sau khi không thể hạ giá, một bộ trưởng tuyên bố hôm thứ Bảy.

malay3

Bác sĩ Mahathir Mohamad quay trở lại làm thủ tướng thứ 7 của Liên bang Malaysia

Phát ngôn của bộ trưởng kinh tế Azmin Ali đã chấm dứt nhiều tháng đồn đóa n về tương lai dự án tranh cãi này.

Ông Ali nói chính phủ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ra quyết định chấm dứt dự án East Coast Rail Link (ECRL) trong cuộc họp tuần này.

Dự án lẽ ra do công ty Trung Quốc CCCC xây, và 85% vốn là của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank).

Cựu thủ tướng Najib Rajak dành dự án này cho CCCC năm 2016, và khi đó nó được xem là một trong những điểm nhấn của đại dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Nhưng Malaysia nay nói dự án này quá đắt tiền.

Bộ trưởng Azmin Ali nói hôm 26/1 : "Chúng tôi hiện nay không có khả năng tài chính".

"Nếu không hủy dự án, lãi suất mỗi năm mà chính phủ phải trả sẽ gần nửa tỉ ringgit (121 triệu đôla)".

Ông Ali nói : "Chúng tôi vẫn hoan nghênh mọi hình thức đầu tư từ Trung Quốc nhưng sẽ xem xét tùy trường hợp".

Theo ông Ali, Malaysia vẫn còn đang tính tóa n mức phí hủy dự án sẽ phải trả cho công ty Trung Quốc CCCC.

malay4

Malaysia là điểm chiến lược trên tuyến đường hàng hải Đông Nam Á thuộc dự án Một Vàng đai một Con đường của Trung Quốc

Trước khi thắng cử tháng Năm 2018, ông Mahathir Mohamad, 93 tuổi, đã nói dự án ECRL là một trong nhiều dự án liên quan Trung Quốc mà ông muốn hủy vì quá đắt.

Mới đầu tháng Giêng, ông Mahathir nói dự án vẫn có thể diễn ra với quy mô nhỏ đi.

Năm ngoái, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) ra báo cáo cho rằng dự án ECRL tốn kém thứ hai trong Vành đai Con đường, chỉ sau dự án đường sắt Moscow-Kazan 21,4 tỉ đôla xây tại Nga.

Published in Châu Á

Malaysia gột tẩy thời kỳ Najib Razak

Chính sách đón nhận người nhập cư vào Châu Âu, con đường hội nhập của người nước ngoài tại Pháp vẫn là các đề tài phủ kín nhiều các báo Pháp ngày 05/07/2018. Bên cạnh đó có khá nhiều bài báo dành để nói về Châu Á : Làn gió tự do tại Malaysia, Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử tổng thống Sri Lanka và cái chết của một nhà tỉ phú Trung Quốc trên đất Pháp.

malaysia1

Cựu thủ tướng Malaysia NajibRazak trình diện tòa án tại Kuala Lumpur. Ảnh ngày 04/07/2018.Reuters

Nhật báo Le Monde đăng ảnh ông Najib Razak bị cảnh sát áp tải, bên dưới là hàng chú thích : "Cựu thủ tướng Malaysia bị bắt vì tội tham nhũng, giảm nhẹ gọng kềm nhắm vào ngành truyền thông".

Sau đúng 10 năm (2009/2018) lãnh đạo đất nước, nguyên thủ tướng Malaysia giờ đây đang bị truy tố về ba tội danh lạm dụng quyền lực và bị cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ gần 10 triệu đô la. Thời đại chuyển tiếp chính trị tại Malaysia đã mở ra từ hôm 09/05/2018 khi đảng UMNO bất ngờ thất cử sau hơn 60 năm liên tiếp cầm quyền. Một ê-kíp lãnh đạo mới đặt dưới trướng ông Mahathir Mohamad, người từng giữ chức thủ tướng trong suốt thời gian 1981 đến 2003 lên thay thế.

Công việc đầu tiên là gột tẩy những dấu vết của thời đại Najib Razak. Đó là một giai đoạn 10 năm mà báo chí bị bịt miệng, độc lập của tư pháp bị thu hẹp hòng tránh để những tai tiếng tham nhũng có liên quan đến giới lãnh đạo ở Kuala Lumpur bị lộ.

Lên cầm quyền từ vài tuần qua, thủ tướng Mahathir vừa chỉ định một vị thẩm phán mới rất có uy tín để thay thế vào chỗ của một người mà công luận Malaysia ai cũng biết là nhiệm vụ của ông này trước đây là để tránh cho ông Najib Razak sa lưới pháp luật. Chính quyền mới ở Kuala Lumpur cũng đã mở rộng thêm quyền hạn cho Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (MACC) và đang tiến hành các vụ thanh trừng trong hàng ngũ cơ quan cảnh sát quốc gia. Transparency International đánh giá ngành cảnh sát Malaysia là cơ quan ăn hối lộ nhiều nhất trên toàn quốc.

Làn gió tự do chưa từng có ?

Thêm một dấu hiệu cởi mở khác mà nội các Mahathir đưa ra qua việc mời giới trí thức, các nghệ sĩ đóng góp tiếng nói và các chương trình cải tổ để đem lại một hơi thở dân chủ thực sự cho Malaysia.

Nhiều trang mạng truyền thông, hay các tờ báo bị đóng cửa dưới những năm tháng Najib Razak được hoạt động trở lại. Điều trớ trêu ở đây, như lời nhà báo và cũng là một nhà văn người Malaysia, Eddin Khoo nói với Le Monde, là "sự thông suốt và minh bạch này cùng với quyền tự do đưa tin mà giới truyền thông tại Malaysia vừa có được, không có nghĩa là các nhà báo biết họ phải làm gì với cái quyền tự do ấy".

Cốt lõi của vấn đề xoay quanh câu hỏi : đến khi nào làn gió tự do đang được thủ tướng Mahathir đem đến cho người dân Malaysia sẽ dừng lại ? Lo ngại này dựa trên hai cơ sở : một là khi tranh cử ông Mahathir hứa hẹn xóa bỏ đạo luật của về "fake news" mà chính quyền Najib Razak đã vội vã thông qua trước bầu cử Quốc hội, và thứ hai là quyết tâm đi tìm sự thật trong vụ tai tiếng liên quan tới quỹ đầu tư 1MDB bởi ngoài ông Najib Razak còn có rất nhiều các quan chức cao cấp của Malaysia có dính líu trong đó.

Coi chùng "Bẫy nợ Trung Quốc"

Cũng Le Monde có bài báo mang tựa đề "Trung Quốc bị nghi ngờ tài trợ chiến dịch vận động tranh cử của cựu tổng thống Sri Lanka"... để đổi lấy một hải cảng quan trọng mang tính chiến lược tại quốc gia nhỏ bé này.

Tại Colombo gần đây báo chí nhắc nhiều tới cựu tổng thống Mahinda Rajapakse, năm 2015, ông đã thất bại khi ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ sau 10 năm cầm quyền. Nguyên tổng thống Sri Lanka bị tình nghi dùng tiền của Bắc Kinh tài trợ chiến dịch vận động tranh cử và đổi lại, Colombo dành cho đại tập đoàn Trung Quốc CHEC hai hợp đồng xây dựng khổng lồ. Một liên quan tới khu thương mại nhìn ra biển ngay tại thủ đô Colombo, và một liên quan tới hải cảng Hambantota, thành trì của gia đình Rajapakse.

Vấn đề đặt ra là cả hai công trình tốn kém bạc tỉ này đều là vốn mà Trung Quốc cho Sri Lanka vay mượn. Giờ đây số tiền đó là một gánh nặng tài chính mà người dân Sri Lanka phải hứng chịu. Quan trọng hơn nữa là năm 2017 Colombo đã phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm với giá 1,12 tỉ đô la.

Tầm mức quan trọng của vụ việc không dừng lại ở đó. Cũng báo Le Monde trong một bài viết thứ nhì ở phần phụ trang kinh tế nhắc lại : cảng chiến lược Hambantota ở miền nam Sri Lanka chỉ là một trong số nhiều địa điểm đã lọt vào mắt của Bắc Kinh trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường đã được ông Tập Cận Bình đưa ra.

Tại Malaysia, tập đoàn xây dựng CCCG của Trung Quốc trúng thầu dự án xây dựng đường xe lửa East Coast Rail Link, nối liền biên giới giữa Malaysia và Thái Lan xuống đến tận gần sát cửa ngõ thủ đô Kuala Lumpur. Thỏa thuận được thông qua dưới thời thủ tướng Najib Razak nhưng đang bị chính phủ mới của ông Mahathir đòi xét lại bởi đây là một thỏa thuận "không công bằng".

Kế hoạch đầu tư hơn 2 tỉ đô la của Trung Quốc vào cảng nước sâu Kyaukpyu ở bờ biển phía tây Miến Điện cũng đang làm dấy lên nhiều nghi vấn bởi một khi hoàn tất cảng này sẽ là cánh cửa cho phép Bắc Kinh đi ra Ấn Độ Dương. Có điều một lần nữa gánh nặng nợ nần lại đè lên vai của người dân Miến Điện.

Theo thẩm định của trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS, 2 tỉ đô la là một số tiền tương đương với 5% tổng sản phẩm nội địa trên quê hương của bà Aung San Suu Kyi. Một trung tâm nghiên cứu khác cũng của Hoa Kỳ chuyên về các chính sách phát triển, báo động : dự án Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc đang đẩy khoảng 15 quốc gia vào cảnh nợ nần chồng chất, trong đó có những nền kinh tế đặc biệt yếu kém như Djibouti, Lào hay Mông Cổ ...

Tỉ phú Trung Quốc tử nạn tại Pháp

Nhật báo kinh tế Les Echos thì chú ý tới tai nạn bất ngờ cướp đi sinh mạng của đồng sáng lập viên và đồng chủ tịch tập đoàn Trung Quốc HNA, ông Vương Kiện (Wang Jian) tại Pháp.

HNA hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ hàng không, du lịch đến tài chính. Ông Vương Kiện, 57 tuổi, ngã từ trên cao một bức tường 15 mét ở miền nam nước Pháp và qua đời hôm 03/07/2018. Cảnh sát Pháp thiên về giả thiết tai nạn. Les Echos nhắc lại, nhà tỉ phú Trung Quốc này tốt nghiệp trường quản trị kinh doanh Maastricht- Hà Lan. Ông là doanh nhân giàu có đứng hàng thứ 205 của Trung Quốc với tài sản ước tính lên tới 1,7 tỉ đô la. Lợi dụng thời điểm Trung Quốc mở của kinh tế, đầu thập niên 1990 ông sáng lập ra hãng hàng không Hainan Airlines. Một chục năm sau HNA ra đời.

Hiện tại HNA là một trong những công ty tư nhân của Trung Quốc thành đạt bậc nhất, củng cố vị thế trên trường quốc tế. HNA trong hai năm qua đã tung ra 40 tỉ đô la đầu tư ở hải ngoại. Tổng nợ của tập đoàn này lên tới gần 82 tỉ đô la. Từ tháng 3/2018 chính quyền Bắc Kinh chỉ thị cho HNA phải thanh toán bớt nợ nần.

World Cup 2018 : Những cột trụ của đội bóng Pháp

Về thời sự nước Pháp, đội tuyển Áo Lam, 24 giờ trước khi so tài với Uruguay giành chiếc vé vào bán kết Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018, có lẽ là những bài báo được độc giả quan tâm hơn kết.

Le Figaro nêu đích danh các tuyển thủ Varane, Pogba, Hernandez, Kante ... "những người lính không thể thiếu" trong chiến dịch chinh phục Cúp 2018 trên đất Nga của đội tuyển do Didier Deschamps cầm quân

Le Monde chơi chữ và mệnh danh hậu vệ Raphael Varane là "bộ trưởng bộ phòng vệ". Tờ báo đã dành cho cầu thủ này rất nhiều lời khen. Mới 25 tuổi và là lần thứ nhì tranh tài với các đội bóng lợi hại nhất trên thế giới, tại Nga, Raphael Varane "gần như hoàn hảo trong tất cả những lần thi đấu". Không ồn ào, Varane luôn làm việc rất hiệu quả. Cầu thủ đầu quân cho đội Real Madrid của Tây Ban Nha này có khả năng khác thường để đoán trước các đường bóng. Đó là thế mạnh của Varane.

Dù vậy trên con đường sự nghiệp, Raphael Varane từng phải vượt qua nhiều thách thức : Tại giải Vô Địch Châu Âu năm 2016 anh phải bỏ cuộc vào giờ chót vì bị chấn thương. Cách nay 4 năm, tại Brazil lần đầu được chọn đại diện cho đội bóng quốc gia, thì vì một sơ hở của Varane, các chú lính Áo Lam đã bị đội Đức loại ở vòng tứ kết trên sân cỏ huyền thoại Maracana ở Rio de Janeiro... Lần này trên xứ sở của các vị sa hoàng Nga, Raphael Varane tự hứa với lòng là sẽ phục thù.

Tính kiên cường của đội bóng Uruguay

Libération chú ý đến đội tuyển Uruguay, đối thủ của Pháp chiều mai. Theo lời cựu huấn luyện viên của đội bóng quốc gia Argentina, Carlos Bianchi, chớ ai xem thường đội tuyển của huấn luyện viên Oscar Tabarez. "Uruguay là một trường hợp đặc biệt. Là một đất nước nhỏ bé với vỏn vẹn 3,5 triệu dân cư nhưng đã hai lần đoạt Cúp Bóng Đá Thế Giới, hai lần đoặt cức vô địch Olympic và 15 lần vô địch Nam Mỹ. Uruguay đều đặn cống hiến cho làng bóng thế giới những cầu thủ nặng ký".

Nếu như xe hơi là biểu tượng của nước Đức thì các cầu thủ giỏi là biểu tượng của Uruguay. Về đội hình, ê-kíp của ông Tabarez là một đội bóng "có lối chơi rất chặt chẽ và thực tế. Ý chí kiên cường của đội này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và quyết tâm ấy hơn hẳn tất cả các đội bóng khác trên thế giới".

Thanh Hà

Published in Châu Á
mercredi, 30 mai 2018 16:50

Những bài học từ Malaysia

Kết quả và ảnh hưởng từ bầu cử

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn kinh tế của Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và xin có lời mừng rằng ông đã bình phục sau hai tuần bị bệnh.

Thưa ông, khu vực Đông Nam Á có hai quốc gia thuộc loại quần đảo với lãnh thổ trải rộng trên mặt biển là Malaysia và Indonesia. Trong Tháng Năm vừa qua, Malaysia đã có bầu cử với kết quả gây bất ngờ cho mọi người, qua Tháng Sáu tới đây, Indonesia cũng sẽ có bầu cử để cử tri chọn lựa các chức vụ tại địa phương như tổng trấn hay thị trưởng. Hoàn cảnh địa dư quá đặc biệt của các quốc gia đó là điều rất đáng chú ý nên kỳ này, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho bài toán kinh tế chính trị của họ.

malaysia1

Cựu Thủ tướng Malaysia, Narib Razak - AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Năm nay, ba nước Đông Nam Á có bầu cử là Malaysia, Indonesia và Cam Bốt. Trường hợp Cam Bốt đáng chú ý vì đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen cố tập trung quyền lực mà chẳng có thay đổi gì nhiều. Trường hợp Indonesia thì đặc biệt hơn vì vị Tổng thống đương nhiệm mong là cử tri sẽ cho đảng của ông một đa số vững mạnh hơn tại địa phương hầu có thể hoàn thành việc cải cách đã hứa hẹn.

Riêng tại Malaysia thì cuộc bầu cử hôm mùng chín Tháng Năm lại gây ra một cơn địa chấn chính trị và kinh tế sẽ còn lan rộng trong cả khu vực, cho nên chúng ta cần tìm hiểu thêm, là điều tôi dự tính từ hai tuần trước mà rồi phải tạm bỏ vì lý do sức khỏe.

Nguyên Lam : Chính vì vậy mà kỳ này Nguyên Lam xin ông đề cập tới kết quả bầu cử đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nếu so sánh, Việt Nam có hoàn cảnh địa dư tốt đẹp hơn Malaysia vì là một quốc gia bán đảo với lãnh thổ tương đối liền lạc, chứ Malaysia lại không được như vậy do lãnh thổ bị chia làm hai phần.

Tại hướng Tây, Malaysia là bán đảo tiếp cận với Thái Lan, Singapore và Indonesia. Cách đó 600 cây số về hướng Đông trên mặt biển, lãnh thổ Malaysia có một phần nhỏ tại miền Bắc của của đảo Borneo, phần kia là thuộc về Indonesia. Dù có vị trí địa dư phân tán như vậy, hai nước Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia vẫn cố thiết lập cơ chế dân chủ, tương tự trường hợp của Philippines, cho nên chuyện ấy rất đáng cho người Việt chúng ta suy ngẫm mà đừng sợ dân chủ.

Chuyện thứ hai là hoàn cảnh văn hóa và chủng tộc của Malaysia. Vì lý do địa dư lẫn lịch sử, xứ này có đặc tính đa văn hóa với ba sắc tộc chính là dân Mã Lai, người dân gốc Trung Hoa và người gốc Ấn Độ. Họ sống hòa đồng với nhau trong thể chế quân chủ lập hiến, với quốc trưởng là một Quốc vương có ưu thế biểu trưng cho tinh thần thống nhất.

Vì lý do địa dư hình thể, Malaysia còn có chế độ liên bang của nền dân chủ đại nghị sau khi giành lại độc lập từ tay Đế quốc Anh cách nay đúng 60 năm. Nền dân chủ đại nghị là khi quốc hội có thực quyền và đảng chính trị nào chiếm đa số trong Quốc hội thì đề cử chức vụ Thủ tướng là người cầm đầu Hành pháp cho một nhiệm kỳ nhất định.

Nguyên Lam : Nhiều người cứ nghĩ một quốc gia có lãnh thổ phân tán, như trường hợp Malaysia, Indonesia hay Philippines, thường hay tập trung quyền lực để chính quyền trung ương dễ cai trị. Thưa ông, kết quả ấy ra sao sau khi các nước đó giành lại được nền độc lập từ các nước thuộc địa Âu Châu ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta có thấy phản ứng tập trung đó tại Philippines và Indonesia, nhưng hậu quả là chế độ độc tài, như Ferdinand Marcos tại Philippines hay Suharto tại Indonesia. Cuối cùng thì chế độ độc tài bị người dân lật đổ tại Philippines năm 1986 và tại Indonesia năm 1998. Sau dăm ba năm hỗn loạn thì nền dân chủ vẫn được tái lập và người dân tìm ra giải pháp lãnh đạo khác.

Ta cần nói thêm rằng cả ba quốc gia Đông Nam Á ấy đều có người theo đạo Hồi và dễ bị nạn khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan cuồng tín, là chuyện vừa mới xảy ra cho Indonesia, nhưng chẳng vì vậy mà nhân danh ổn định chính trị họ rơi vào chính sách đàn áp hoặc kỳ thị. Việt Nam nên học kinh nghiệm đó của họ, nhất là khi ba quốc gia đó đều có trình độ kinh tế cao hơn Việt Nam.

Bài học cho Việt nam

Nguyên Lam : Trở lại chuyện Malaysia sau cuộc bầu cử vừa qua, ông thấy là Việt Nam còn có thể học được gì khác từ quốc gia này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi giành được độc lập, một chính đảng đã thực tế cầm quyền liên tục trong một liên minh với các đảng nhỏ hơn, rồi đảng chính trị này biến chất dần thành một hệ thống tham nhũng.

Một lãnh tụ từng là Thủ tướng trong 22 năm liền là ông Mohamad Mahathir liền bước qua thế đối lập với cái đảng do chính ông lập ra trước đó và liên minh đối lập này đã thắng cử bất ngờ. Thủ tướng đương nghiệm là ông Najib Rajak phải từ chức và ngày nay đang bị điều tra về tội tham nhũng. Hầu như mỗi ngày người ta lại tìm ra một chứng cớ mới về tình trạng tham ô của ông ta.

Vì vậy, bài học nên nhớ ngay là quyền lực kéo dài rất dễ đưa tới nạn tham nhũng là sự cấu kết giữa chính trị với kinh tế. Sau đó là một bài học khác, là chính quyền mới sẽ phải làm những gì để cải thiện nền kinh tế và khôi phục lại niềm tin của quốc dân ?

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đề nghị ông tóm lược cho thính giả của chúng ta diễn biến bất ngờ ấy để nhiều người có thể rút tỉa kinh nghiệm.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước hết, vì sao lại có sự bất ngờ đó ?

Từ quá lâu, những người tạo ra dư luận thường đánh giá sai phản ứng của quần chúng mà cho rằng nguyên trạng sẽ còn tiếp tục. Nào ngờ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Najib Razak chỉ được 79 ghế trong tổng số 222 ghế của Quốc hội và liên minh các đảng đối lập lại được 113 ghế dân biểu. Đảng cầm quyền không chỉ thất cử mà các nhân vật có thế giá trong đảng cũng bị cử tri cho về vườn tại những địa phương cứ tưởng là thành lũy của đảng.

Thật ra, chỉ dấu bất mãn của cử tri được thấy từ cuộc bầu cử năm 2008, 10 năm về trước, và còn suy sụp hơn trong cuộc bầu cử năm 2013, nhưng liên minh cầm quyền vẫn giữ được đa số là 132 ghế trong Quốc hội nên mắc tội chủ quan.

Chuyện thứ hai ít ai thấy ra là sự chuyển dịch dân số khá chậm rãi. Thành phần dân Mã Lai có tỷ lệ sinh sản cao hơn trong khi dân số những ngưới gốc Hoa và gốc Ấn lại cứ sụt dần. Liên minh cầm quyền kết hợp ba thành phần sắc tộc ấy trong một hệ thống quyền lợi kinh tế đã mất dần thế mạnh mà không biết, cho tới khi bị thất cử thê thảm hôm mùng chín.

Tương lai của Malaysia

Nguyên Lam : Thưa ông, việc nguyên Thủ tướng Mohamad Mahathir lại ra nhậm chức ở tuổi 92 có là điều lạ hay không và ông ta có thể làm gì cho tương lai ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hai chục năm trước, trong vụ khủng hoảng Đông Á vào các năm 1997-1998, tôi đã có dịp trình bày về nhân vật Mahathir này trên diễn đàn của chúng ta. Là người Mã Lai đã tranh đấu cho nền độc lập, ông ta có tư tưởng thiên tả trong chính sách kinh tế nhưng triệt để yêu nước và nghi ngờ Tây phương. Sau 22 năm làm Thủ tướng, ông Mahathir đã về hưu từ năm 2003. Nhưng khi đảng cầm quyền của ông trở thành sa đọa và gây thiệt hại cho kinh tế nên ông phải bước ra lãnh đạo một đảng đối lập và trở về làm Thủ tướng.

Một nhân vật thân tín xưa kia là Phó Thủ tướng của ông Mahathir là Anwar Ibrahim thì bị mất chức từ năm 1998 và hai lần bị truy tố rồi vào tù vì những tội danh thật ra là chính trị nay cũng vừa được Quốc vương ân xá. Là người có thực tài và uy tín trong khối đối lập, ông Anwar này có hy vọng kế nhiệm sau một hai năm giao thời của ông Mahathir.

Nguyên Lam : Khi theo dõi tình hình Malaysia từ đã lâu như vậy, ông dự đoán thế nào về tương lai xứ này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói về trường kỳ, sự chuyển dịch dân số với thành phần gốc Mã Lai theo Hồi giáo sẽ có chủ trương quốc gia dân tộc mạnh hơn và không mấy tin tưởng vào Trung Quốc. Kết quả bầu cử vừa rồi tại Malaysia là điều bất lợi cho Bắc Kinh, nhất là cho Kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của ông Tập Cận Bình. Ta đừng quên rằng về địa dư, Malaysia cũng góp phần kiểm soát Eo biển Malacca trên dòng hải lưu chiến lược nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Nói về trung hạn, trong vòng từ hai năm tới năm năm, lãnh đạo của Malaysia cũng muốn cải cách cơ chế kinh tế để ít lệ thuộc hơn vào việc xuất khẩu năng lượng và khoáng sản mà phát huy thế mạnh của việc xây dựng hạ tầng cơ sở và các ngành sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn. Tôi cho là Thủ tướng Mahathir và ông Anwar sau đó sẽ thực hiện việc chuyển hướng như họ đã hứa khi tranh cử.

Nói về tương lai ngắn hạn, chính quyền mới phải thu hồi lại cho công quỹ khoản tài sản đã bị Thủ tướng cũ lấy cắp, là điều cần thiết vì ngân sách bị bội chi và vì đề nghị giảm thuế tiêu dùng của Chính quyền Mahathir. Do đó việc chấn chỉnh công chi thu, kể cả thanh toán một số dự án với Trung Quốc, rồi chuyển hướng phát triển cho Malaysia sẽ là những ưu tiên mới.

Nguyên Lam : Vì thời lượng của chúng ta có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một kế luận về những bài học từ Malayia.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có hoàn cảnh địa dư và lịch sử bất lợi hơn Việt Nam và cũng từng bị cộng sản chi phối trong những năm đấu tranh cho độc lập, Malaysia tránh được tai họa cộng sản và chiến tranh. Sau đó, họ cố gắng xây dựng dân chủ dù gặp khá nhiều rủi ro. Kết quả là trên một lãnh thổ rộng bằng Việt Nam, với dân số chỉ bằng một phần ba, Malaysia có sản lượng kinh tế vượt xa Việt Nam và người dân có mức sống bình quân là cao gấp bốn lần người Việt mình. Sau cuộc bầu cử vừa rồi, Malaysia sẽ có tương lai khá hơn Việt Nam vì người dân của họ được quyền chọn lựa một giải pháp khác.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 30/05/2018

Published in Diễn đàn

Chiến thắng ngoạn mục của tân-cựu thủ tướng 92 tuổi Malaysia

Liên quan đến Châu Á, phóng sự của đặc phái viên Libération ở Kualar Lumpur với tựa đề "Đó là vụ chiếm ngục Bastille của chúng tôi" cho biết, mặc cho các thủ đoạn của chính quyền Malaysia, phe đối lập đứng đầu là cựu thủ tướng 92 tuổi vẫn giành được chiến thắng lịch sử. Đối với Le Figaro, đây là "Sự báo thù của ông Mahathir".

malaysia1

Tân thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad giương tay chào mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Kuala Lumpur ngày 11/05/2018. Reuters/Athit Perawongmetha

Chưa bao giờ Malaysia thức khuya đến thế : vào ba giờ sáng hôm qua, thủ lãnh đối lập Mahathir Mohamad đã thương lượng xong để lập liên minh, và trở thành người đứng đầu chính phủ lớn tuổi nhất thế giới. Lần đầu tiên kể từ khi thực dân Anh rút đi năm 1957, người dân Malaysia khi thức giấc đã có được chính phủ mới. Liên minh Barisan Nasional (BN) làm mọi cách để không lực lượng nào có thể tranh giành quyền lực, nhưng kết quả là liên minh đối lập lần này đã đại thắng.

Thời điểm bầu cử được giữ bí mật, rồi được ấn định vào giữa tuần, và chiến dịch vận động được giới hạn trong 10 ngày để hạn chế số người đi bầu. Nhưng người dân đã chạy đua với thời gian, vận dụng mọi phương tiện đường hàng không, đường bộ để đi bầu. Việc bỏ phiếu tại các đại sứ quán bị hủy, 2,7 triệu kiều dân Malaysia không thể gởi phiếu bầu đúng hạn, nhưng một mạng lưới tình nguyện đã hình thành trên Facebook để giúp họ.

Những thủ đoạn gian lận bất thành

Tại các phòng phiếu, những nhân viên Nhà nước tìm mọi cách câu giờ, từ chối cho bỏ phiếu vì những lý do không giống ai như mặc quần short chẳng hạn… Do cuộc bầu cử 2013 hay xảy ra trò cúp điện lúc kiểm phiếu, lần này các quan sát viên bèn thủ thêm đèn pin để tránh gian lận.

Cảm thấy gió đổi chiều, đảng cầm quyền bèn tung tiền công quỹ để mua phiếu : tặng dầu ăn, gạo hay thậm chí ngay buổi sáng đi bầu còn trao tận tay số tiền tương đương 80 euro cho một số nông dân. Một phụ nữ cho biết : "Trước đây người dân vùng sâu vùng xa thậm chí không biết Malaysia có nhiều chính đảng. Giờ đây với internet, tất cả đã thay đổi, vợ của thủ tướng Najib mua kim cương thì mọi người đều biết". Làn sóng dân chủ đã chiến thắng.

Một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Najib là hồi năm 2015 một tờ báo Anh tiết lộ vụ tham nhũng khổng lồ : biển thủ gần 4 tỉ euro từ quỹ đầu tư 1MDB, trong đó ông Najib bỏ túi 640 triệu euro. Dù báo chí bị kiểm duyệt, công tố viên bị sa thải, rốt cuộc dân chúng đều hay biết. Họ càng bất bình khi số tiền này được dùng để mua tranh Monet, tài trợ cho phim Chó sói Wall Street, mua du thuyền hạng sang… Nhất là vụ bê bối này được tung ra vào lúc thuế VAT tăng, giá dầu sụt giảm, tài nguyên bị vơ vét làm yếu đi nền kinh tế, giảm sức mua của người dân.

Theo Le Figaro, chiến thắng của đối lập sẽ thúc đẩy trở lại cuộc điều tra về vụ tham nhũng cũng như quan hệ với Trung Quốc trong thời gian sắp tới. Tuy là người ủng hộ phong trào không liên kết chống Mỹ, nhưng ông Mahathir từng chỉ trích khi Malaysia trở thành một trong những con cờ chủ chốt của "Con đường tơ lụa mới" : "Najib đã theo đuôi Trung Quốc, họ đổ vào hàng triệu đô la để biến đất nước chúng tôi thành chư hầu".

Đông Nam Á : Tăng trưởng lên cao, dân chủ giảm xuống

Đó là nhận định của báo Asahi Shimbun, được Les Echos trích dẫn. Tại Malaysia, nếu chính quyền của ông Najib Razak đã từng vận dụng nhiều biện pháp để ngăn trở hoạt động của đảng đối lập chính trước ngày bầu cử 9/5, thì ở Cam Bốt tháng Bảy tới thủ tướng Hun Sen sẽ không có đối thủ nào, vì Tòa án Tối cao đã ra lệnh giải tán đảng đối lập, còn lãnh tụ đảng này bị truy tố vì tội phản quốc.

Tại Philippines, chính phủ Rodrigo Duterte loan báo ý định rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế, định chế đã mở điều tra về chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông Duterte. Ở Thái Lan, tập đoàn quân sự lên cầm quyền sau vụ đảo chính cách đây bốn năm, cũng cho dời ngày bầu cử. Theo tờ báo, rõ ràng là phía sau sự phát triển của chủ nghĩa toàn trị ở Đông Nam Á, là sự vắng mặt của Hoa Kỳ và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Thùng thuốc súng Israel-Iran

Về Trung Đông, tình hình căng thẳng giữa Iran và Israel là tâm điểm thời sự trên báo chí Pháp hôm nay. La Croix chạy tựa trang nhất "Israel-Iran, thùng thuốc súng". Ảnh bìa của Libération là bầu trời đêm với hỏa tiễn rực sáng với dòng tít "Iran-Israel, rồi sẽ đi đến đâu ?". Tờ báo nhận xét, các vụ tấn công nổ ra bất chợt giữa Nhà nước Do Thái và lực lượng Iran ở Syria khiến cộng đồng quốc tế bị đặt trong tình trạng báo động. Le Monde và Le Figaro có cùng nhận định : "Sự leo thang nguy hiểm", "Leo thang chưa từng thấy giữa Israel và Iran". La Croix trong bài "Mối đe dọa đối đầu" phân tích nguy cơ leo thang xung đột giữa Iran và Israel.

Tố cáo Tehran bắn rốc-kết sang bình nguyên Golan, đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 10/5, Israel đã trả đũa dữ dội chưa từng thấy. Bộ trưởng quốc phòng Israel tuyên bố đã "tấn công tất cả các cơ sở hạ tầng của Iran ở Syria". Không quân Israel không chỉ oanh kích những địa điểm xuất phát đạn rốc-kết, mà hàng mấy chục căn cứ quân sự khác, các vị trí tình báo, hậu cần, kho vận, trạm quan sát của Iran trên toàn Syria.

Theo một nguồn tin ngoại giao Israel, sự tăng cường quân sự của Tehran tại Syria là "một đe dọa hiển nhiên, vì mong muốn lớn nhất của Iran là Israel biến mất trên bản đồ thế giới", thế nên Tel Aviv rất muốn Tehran phải rút quân khỏi Syria. Tuy không tham gia vào cuộc xung đột Syria, nhưng Nhà nước Do Thái luôn dành cho mình quyền đáp trả, và đợt tấn công quy mô vừa qua là lời cảnh cáo nghiêm khắc.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu đối đầu trực tiếp với Israel, Iran mất nhiều hơn được, và điều này không cần thiết vì Iran đang có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Về phía Israel cũng không có ý định lao vào xung đột vũ trang. Quyết định rút khỏi hiệp ước nguyên tử của tổng thống Mỹ Donald Trump có thể được Israel coi là một hình thức bật đèn xanh để ra tay mạnh hơn, đồng thời nung nấu ý định trả đũa của Iran đối với Israel, vốn đóng vai trò quan trọng trong quyết định này.

Châu Ấu đoàn kết trong hồ sơ nguyên tử Iran

Liên quan đến việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định nguyên tử Iran, trong bài xã luận mang tựa đề "Khẩn cấp đối với Châu Âu", La Croix nêu ra lời kêu gọi của tổng thống Pháp "Đừng nên yếu đuối". Bởi vì các nước Châu Âu lâu nay lạc vào những cuộc tranh cãi liên miên, khó thể thống nhất để tạo thành sức mạnh trên trường quốc tế. Tình trạng này có thể đang thay đổi, trước tình thế khẩn trương hiện nay.

Điều ấn tượng là trong hồ sơ Iran, các cường quốc Châu Âu đều thống nhất trước Donald Trump, kể cả Anh quốc đang chuẩn bị ra khỏi Liên hiệp, ngược hẳn với trong chiến tranh Iraq năm 2003. Hôm 10/05, thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định : "Thời kỳ có thể dựa vào Hoa Kỳ để phòng vệ đã qua rồi. Châu Âu phải tự nắm lấy vận mệnh của mình, đó là thách thức trong tương lai của chúng ta".

Les Echos ghi nhận, hiệp ước nguyên tử Iran vẫn còn đó nhưng gần như đã chết lâm sàng, nếu nói về lãnh vực đầu tư. Pháp, Anh, Đức đang cố gắng cứu vãn. Tổng thống Iran đã yêu cầu Châu Âu trong những tuần tới vẫn bảo đảm tiếp tục để các doanh nghiệp làm ăn với Tehran, đặc biệt về "dầu lửa, quan hệ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, vận tải". Điều quan trọng nhất đối với Iran là có thể được tự do bán dầu lửa với nhịp độ hiện nay là 2,7 triệu thùng dầu một ngày, so với 0,9 triệu thùng trước khi có hiệp định.

Donald Trump làm phức tạp thêm hồ sơ Bắc Triều Tiên

Bên cạnh đó, việc Mỹ rút khỏi hiệp định nguyên tử Iran làm phức tạp thêm hồ sơ Bắc Triều Tiên, theo nhận định của thông tín viên Les Echos tại Bắc Kinh. Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ dưới thời Obama, ông Antony Blinken đặt câu hỏi : "Làm thế nào Kim Jong-un tin được các cam kết của Donald Trump khi tổng thống Mỹ đã tự ý xé bỏ một hiệp ước mà phía bên kia vẫn tôn trọng ?".

Đối với cựu giám đốc CIA John Brennan, Trump đã "làm giảm sút hẳn lòng tin của các đồng minh, tăng sức mạnh cho phe diều hâu Iran và giúp Bắc Triều Tiên có thêm lý do để giữ lại các quả bom nguyên tử". Và như vậy, rất có thể Kim Jong-un sẽ chỉ có những nhượng bộ không đáng kể.

Thụy My

Published in Châu Á
mercredi, 30 août 2017 19:41

Malaysia đốt tàu đánh cá lậu

Malaysia lần đầu tiên tiến hành đốt tiêu hủy những tàu nước ngoài bị bắt với cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trong vùng lãnh hải của quốc gia này.

malaysia0

Một tàu đánh cá lậu bị đốt, ảnh minh họa.  AFP

Hãng thông tấn Reuters loan tin dẫn nguồn từ Cơ quan Hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết một chiếc tàu cá nước ngoài đã bị đốt ngoài khơi bờ biển thuộc bang Kelantan vào hôm 30 tháng 8. Tuy nhiên, MMEA đã không cho biết chiếc tàu cá bị đốt cháy đến từ quốc gia nào.

Trong một thông báo của MMEA, Phó Giám đốc Mohd Taha Ibrahim cho biết chính quyền Malaysia phải áp dụng biện pháp đốt tàu vì tình trạng tàu cá nước ngoài xâm nhập đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của Malaysia.

Ông Mohd Taha còn cho biết Malaysia đã nhấn chìm 285 tàu cá nước ngoài đến xây các bãi đá nhân tạo, nhưng cách thức này không có tác dụng để ngăn chặn tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển của Malaysia.

Phó Giám đốc Mohd Taha nói rằng MMEA sẽ tiếp tục tăng cường giám sát và tuần tra để hạn chế những tội phạm trên biển.

Published in Châu Á