Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân chủ phương Tây tứ bề thọ địch

"Nền dân chủ hiện nay thể trạng ra sao ?" là tựa đề bài xã luận của Le Courrier International tuần này. Tuần báo Pháp thừa nhận "trong một thời gian dài được so sánh với một làn sóng mang tính toàn cầu dường như không gì có thể cưỡng lại được, nền dân chủ hiện đang thoái trào".

danchu1

Một cuộc xuống đường đòi dân chủ ở Hồng Kông năm 2014. Reuters

Ảnh hưởng của "các tổ chức chính trị có lập trường cực đoan gia tăng", trong các cuộc bầu cử mới đây ở Châu Âu, "các guồng máy chính quyền đang ngày càng gặp nhiều vấn đề", "sự ngờ vực thậm chí thái độ thù địch" đối với Nhà nước hay "các quyền tự do liên tục bị sói mòn" trong bối cảnh chống khủng bố… Trên đây là một loạt các dấu hiệu cho thấy nền dân chủ đang bị xuống cấp.

Courrier International dẫn một cảnh báo gây sửng sốt của nhà bình luận chính trị Ý Raffaele Simone : "Tất cả các cột trụ của các nền dân chủ (bao gồm các định chế, tâm thức, huyền thoại) đều mất ổn định, nếu không muốn nói là chúng gần như đang chao đảo". Viện tư vấn Mỹ Freedom House cũng nêu cùng một nhận xét : năm nay là năm thứ 11 liên tiếp, các quyền tự do trên thế giới bị sụt giảm.

Tuần báo Pháp nhấn mạnh đến kết quả một điều tra mới về nền dân chủ Âu-Mỹ, được công bố trong cuốn sách mang tựa đề "Dân chủ đi về đâu ?", vừa ra mắt hồi đầu tháng 10. Điều tra do Viện thăm dò dư luận Pháp IPSOS tiến hành tại 26 quốc gia, cho thấy hơn 50% công dân các nước Châu Âu được hỏi cho rằng dân chủ đang đi theo chiều hướng xấu tại đất nước mình.

Vì sao nền dân chủ hiện nay lại mong manh như vậy ? Courrier International dẫn lời nhà chính trị học nổi tiếng người Bulgari Ivan Krastev – trong cuốn "Vận mệnh của Châu Âu", nhận định : "Liên Hiệp Châu Âu là một mục tiêu đầy mạo hiểm, bởi khát vọng ấy dựa trên niềm tin là nhân loại sẽ đi đến một xã hội dân chủ hơn và khoan dung hơn, và tiến bộ là có thể được". Bài xã luận khép lại với gợi ý nên nối lại với "tinh thần phiêu lưu" này, để vượt qua các thách thức hiện nay.

Học giả Singapore : Sai lầm của phương Tây tạo đất màu cho lãnh đạo độc tài

Hồ sơ chính của Courrier International tuần này giới thiệu "10 tiếng nói vì dân chủ", được đăng tải trên mục World Review của báo Mỹ The New York Times. Đáng chú ý có bài "Sự trở lại của những người hùng", của nhà cựu ngoại giao Singapore Kishore Mahbubani, hiệu trưởng Trường Chính Sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.

Theo tác giả, "một số sai lầm" trong khoảng 30 năm trở lại đây của phương Tây đã nuôi dưỡng "tình cảm chống phương Tây" tại một số quốc gia vốn chịu ảnh hưởng phương Tây, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, tạo mảnh đất màu mỡ cho sự lên ngôi của các lãnh đạo độc tài, thông qua chính thể thức bầu cử tự do. Cụ thể là đề nghị gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 liên tục bị ngăn chặn, khiến uy tín của các lực lượng thế tục, thân phương Tây ở nước này suy yếu mạnh.

Nhà nghiên cứu Singapore cũng phê phán chiến lược của phương Tây với Nga. Sau khi dành chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh "không tốn một viên đạn", phương Tây đã đi ngược lại các cam kết trước đây, mở rộng NATO đến các quốc gia thành viên cũ của Hiệp Ước Warsawa. Sau khi Putin lên nắm quyền năm 2000, phương Tây tiếp tục "đe dọa" mở rộng NATO đến Ukraine, bất chấp khuyến cáo của hai cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger và Brzezinski.

Bên cạnh trường hợp Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, cư dân của hai cường quốc thân phương Tây Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang có xu hướng ủng hộ mạnh hơn các lãnh đạo có quan điểm "độc đoán", "dân tộc chủ nghĩa". Nhà nghiên cứu Singapore tin tưởng là trong thời gian tới, xu thế này còn tiếp tục phát triển.

Dân chủ Nga thất bại, vì đối lập lo tìm "minh quân"

Về nước Nga, trong chùm bài viết của The New York Times, có ý kiến của một lãnh đạo đối lập Nga, cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovski, người từng 10 năm ngồi tù, trước khi được ông Putin ân xá. Người sáng lập phong trào "Nước Nga mở", điểm lại lịch sử tìm kiếm dân chủ đầy gian truân tại Nga.

Một trong những nguyên nhân khiến cả ba cơ hội chuyển đổi sang dân chủ của Nga (hai cách mạng 1905, 1917 và thời điểm Liên Xô giải thể đầu những năm 1990) đều thất bại, đó là do một bộ phận lớn của đối lập Nga tin tưởng là dân chủ sẽ đến là nhờ tìm được "một minh quân", chứ không phải nhờ "một thể chế chính trị cân bằng". Chính quan niệm phổ biến này đã khiến các chính trị gia – để nhận được sự ủng hộ của dân chúng – tìm cách tỏ ra là "một nhà lãnh đạo mạnh", hơn là xây dựng một cương lĩnh chính trị rõ ràng. Vấn đề của nước Nga không phải là lật đổ tổng thống Putin, mà là thay thế hệ thống độc đoán mà ông ta là người đại diện.

"Bài học lịch sử 1917 - 1991 cho thấy điện Kremli không thể xác lập được nền dân chủ bằng sắc lệnh, và các định chế dân chủ không thể đồng loạt xuất hiện trên toàn quốc". Người Nga cần xây dựng được một nền văn hóa dân chủ năng động tại các địa phương, với các định chế cần thiết. Nơi cử tri thuộc nhóm đa số biết tôn trọng các nhóm thiểu số, và ngược lại. Nơi các đại diện dân cử phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Và điều quan trọng nhất là hệ thống tư pháp phải dựa trên luật pháp, chứ không phải do một thế lực nắm quyền chi phối. Một phương thức điều hành đất nước như vậy mới khiến Nga trở nên một quốc gia thịnh vượng, được tôn trọng và đóng góp tích cực cho quốc tế.

Nhà lãnh đạo đối lập Nga cũng nhấn mạnh là chỉ có dân Nga mới làm được điều này, phương Tây không thể làm thay.

Trung Quốc : Vụ đuổi học xôn xao WeChat

Về văn hóa dân chủ, tôn trọng pháp luật đang phôi thai tại Trung Quốc, Courrier International giới thiệu vụ một học sinh trung học (em Liu Wenzhan, 16 tuổi) bị đuổi vì tố cáo nạn dạy thêm trong trường. Vụ việc được công luận biết đến sau khi được blogger nổi tiếng Vương Vĩnh Trí (Wang Yongzhi) (tên trên mạng là Wang Wusi), đưa lên WeChat - mạng xã hội nổi tiếng nhất tại Trung Quốc, được hàng trăm triệu người sử dụng.

Công luận Trung Quốc phân hóa rõ rệt trong vụ này. Một mặt, rất đông đảo dân mạng ủng hộ người thiếu niên đầy cá tính, bị xã hội đối xử tệ bạc. Mặt khác, cũng nhiều người lên án hành xử như vậy là "ngu ngốc", đáng chịu hậu quả.

Bài giới thiệu của Vương Vĩnh Trí trên mạng Đằng Tấn (Tencent) thuật lại là người học sinh trung học Liu Wenzhan - bị trừng phạt vì nói lên sự thật - rốt cục đã tha thứ cho người giáo viên chủ nhiệm, bị chính quyền dồn vào thế phải trừng phạt học sinh của mình, khi hiểu rằng chính ông ta cũng chỉ là nạn nhân. Liu Wenzhan thương cho thầy giáo, nhưng lên án những kẻ cầm quyền xảo trá.

"Dân chủ hãy tự giúp mình, trước khi Trời cứu !"

Trở lại với tình thế khó khăn hiện nay, mà có người cho rằng là "nguy nan" của nền dân chủ tại phương Tây, báo Le Point có bài xã luận : "Dân chủ hãy tự giúp mình, trước khi Trời cứu !". Le Point nêu ra hai ví dụ tiêu biểu, đó là trường hợp tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng giống với bộ phim hài những năm 80 "Có phi công nào trong buồng lái không ?" (Flying High !), và phong trào ly khai Catalunya đang làm sôi sục Tây Ban Nha và cả Châu Âu. Tuy nhiên tình hình này chưa thấm vào đâu so với những biến cố khủng khiếp cách nay 100 năm tại nước Nga, nơi bắt đầu "một trong những cuộc lừa đảo chính trị khủng khiếp nhất trong lịch sử", đặt một phần lớn nhân loại trong vòng nô dịch.

Theo Le Point, cho dù tổng thống Mỹ Donald Trump có dở thế nào, hệ thống chính trị Mỹ vẫn đang "vô hiệu hóa" những hành xử "huênh hoang", "lố lăng" của ông ta, nhờ lực lượng đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Quốc hội. Le Point nhấn mạnh là sau khi đã chiến thắng "chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản", làm sao mà nền dân chủ phải sợ hãi trước những thách thức dù được coi là ghê gớm hiện nay ? Nền dân chủ sẽ tồn tại chừng nào nó còn tin tưởng vào chính mình.

Chế độ chuyên chế : "20 bài học của thế kỷ XX"

Học lại những bài học lịch sử để không rơi vào những vết xe đổ, cũng Le Point giới thiệu cuốn sách nhỏ của nhà sử học Mỹ Timothy Snyder, vừa ra mắt bạn đọc Pháp, mang tựa đề "Về các chế độ chuyên chế. 20 bài học của thế kỷ XX". Tác giả phân biệt rõ "tinh thần yêu nước", người bạn đồng hành của nền dân chủ và "chủ nghĩa dân tộc", sức mạnh hủy diệt. Bởi lòng yêu nước là khát khao làm sao đất nước "vươn đến các lý tưởng phổ quát", khuyến khích mỗi người "đóng góp phần tốt nhất của mình" cùng tập thể.

Lòng yêu nước tìm cách biến đổi "thế giới hiện thực", trong lúc chủ nghĩa dân tộc kích động "những gì tồi tệ nhất", các mặc cảm, thù hận trong mỗi con người. Châu Âu từng nếm trải sự suy tàn của nền dân chủ trong những năm 20, 30, 40 - thời trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc các loại - và điều này cho thấy một điều tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Khủng hoảng Catalunya : Bài học từ thành Athens cổ đại

Khủng hoảng Catalunya tiếp tục là chủ đề lớn của nhiều tuần báo Pháp. "Catalunya, sự lãng phí lớn. Phải chăng phe đòi độc lập đang rơi vào chiếc bẫy của mình" là tựa trang nhất của Courrier International.

Bài phân tích của L’Obs "Catalunya : Chính trị là chân trời duy nhất" nhận định : trong khủng hoảng này chúng ta đang chứng kiến sự đối đầu giữa hai nguyên tắc của nền dân chủ. Một bên là quyền tự quyết của dân chúng với bên kia là Hiến pháp, nguyên tắc tối thượng đối với một quốc gia. Cuộc đối chọi không khoan nhượng giữa "hai chân lý" có thể dẫn đến "sự sụp đổ hoàn toàn", như điều đã trở đi trở lại trong bi kịch Hy Lạp cổ đại, đặc biệt với vở Antigone của Sophocle.

Theo L’Obs, khát vọng xây dựng một chế độ dân chủ thời kỳ đó đã biến một mâu thuẫn mang tính bi kịch, không đường thoát, "thành một vấn đề chính trị". Đây chính là điều đã được kể lại trong vở Orestie của Eschyle. Các công dân Athens, có thú vui thưởng thức vở diễn này, để trở lại với cội nguồn của thành phố, được coi là nền dân chủ đầu tiên trên thế giới, "để hiểu xem những gì đã làm nên nó và những gì đe dọa sự tồn tại của nó".

Bức thư gửi vua Tây Ban Nha

Để góp phần hóa giải cuộc khủng hoảng Catalunya, Le Point giới thiệu bức thư gửi vua Tây Ban Nha Felipe VI. Nữ tác giả Laurence Debray phê phán việc Nhà nước Tây Ban Nha đã bỏ mặc cho công luận Catalunya ngả theo xu hướng cực đoan (đến mức tiếng Tây Ban Nha trở thành một ngoại ngữ ở Catalunya), đồng thời kêu gọi vua Felipe đóng vai trò dẫn dắt đàm phán, hướng đến thỏa hiệp, giống như vua cha Juan Carlos đệ nhất đã từng làm, để đưa nước Tây Ban Nha hậu độc tài Franco chuyển hóa êm thấm sang dân chủ.

Người viết bức thư cũng chính là tác giả một cuốn tiểu sử cựu hoàng Juan Carlos.

Quản lý lơi lỏng, buôn lậu rác thu lời hàng tỉ đô la

Khủng hoảng của nền dân chủ không thể tách khỏi cuộc khủng hoảng về môi sinh. Báo L’Express có hồ sơ cảnh báo "Buôn lậu rác thải : một hoạt động sinh lời", nhấn mạnh là với việc Liên Hiệp Châu Âu siết chặt các tiêu chuẩn về môi trường, khiến giá thành xử lý rác thải công nghiệp tăng vọt.

Riêng từ năm 2015 đến 2016, hải quan Pháp cho biết số lượng các vụ bắt giữ tăng 40%. Trong tháng 7 vừa qua, Interpol – với sự phối hợp của 43 quốc gia - bắt được một đường dây rác thải lậu 1,4 triệu tấn (gấp 140 lần tòa tháp Eiffel), một vụ chưa từng thấy. Theo một báo cáo của cơ quan môi trường Liên Hiệp Quốc, rác thải lậu mang lại khoản lời 17 tỉ đô la hàng năm.

Rất nhiều chất thải độc hại đã được chở sang nhiều nước Châu Phi, Châu Á, nơi gần như không có kiểm soát trong lĩnh vực này.

Lý do nạn rác thải lậu hoành hành một phần là vì tội phạm loại này bị xử rất nhẹ. Các mạng lưới tội phạm này "đang được tổ chức ngày càng tốt hơn" trên quy mô toàn Châu Âu.

Trước sự lơi lỏng của chính quyền các nước, L’Express chỉ còn biết khuyên người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi quyết định thay điện thoại cầm tay mới, bởi điều đó cũng có nghĩa làm trầm trọng thêm ô nhiễm ở những nơi khác.

Khí hậu : Bruno Latour chỉ đích danh nhóm tinh hoa "ích kỷ"

Trong các bài viết tuần này, không thể bỏ qua bài giới thiệu quan điểm về môi trường của nhà xã hội học Pháp Bruno Latour, được coi là một trong 10 nhà tư tưởng "được trích dẫn nhiều nhất thế giới". Bài viết mang tựa đề "J’accuse/Tôi cáo buộc".

Bruno Latour vốn là người có chống biến đổi khí hậu với thái độ "chừng mực". Thế nhưng, trong cuốn tiểu luận vừa ra mắt "Où atterir ? Hạ cánh ở đâu ?", ông trực diện lên án các thủ phạm. Đó là "một bộ phận giới tinh hoa đã quyết định bỏ rơi phần còn lại của nhân loại, để bảo vệ các đặc quyền".

Về tình hình nước sôi lửa bỏng của nhân loại hiện nay, được ví với "con thuyền Titanic", nhà xã hội Bruno Latour nêu lên một giả thuyết lạnh gáy.

Bất chấp các cảnh báo của giới khoa học, trong những năm 80, một bộ phận những người giàu có nhất thế giới đã quyết định phớt lờ. Họ hiểu rằng khí hậu Trái Đất sẽ biến đổi nghiêm trọng, do các hoạt động của con người. Để thoát khỏi viễn cảnh này, cần phải làm kinh tế theo hướng khác. Tuy nhiên, thay đổi sẽ tốn kém.

Theo tác giả, nhóm tinh hoa nói trên tin rằng con tàu chung chắc chắn sẽ đắm, "sẽ không có tương lai (tốt đẹp) cho toàn nhân loại", vì vậy con đường mà họ lựa chọn "những ca nô cứu mạng riêng".

Bruno Latour dự đoán nhóm tinh hoa này sẽ còn tiếp tục phủ nhận thực tế biến đổi khí hậu đến cùng, họ sẽ để cho "dàn nhạc chơi những bản nhạc ru ngủ" đến cùng, và nhân đêm tối sẽ tìm cách tẩu tán.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Rồng Đại Hán học tập kiếm sĩ Phù Tang"

Madrid gửi tối hậu thư cho Catalunya, Giáo hoàng nói "không" với án tử hình, Mỹ bỏ Unesco, Donald Trump chưa phạm sai lầm trong chính sách đối ngoại, chiến lược quốc phòng mới của Pháp, những người Pháp không được ân huệ giảm thuế, lãnh đạo Hồng Kông tìm cách hạ ngọn lửa bất mãn… Đây là một số đề tài đáng chú ý trên báo Pháp ngày 13/10/2017.

rong1

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đại Lễ Đường Nhân Dân bên lề thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, 10/11/2014. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Trong lãnh vực kinh tế, Le Monde dành bài xã luận so sánh Trung Quốc ngày nay với nước Nhật 30 năm về trước : có cùng triệu chứng lao dốc.

"Kinh tế Trung Quốc nhiễm virus zombi"

Theo tác giả bài xã luận "Bài học của kiếm sĩ Nhật Bản cho rồng Trung Quốc", cứ mỗi lần kinh tế Trung Quốc tỏ dấu hiệu suy yếu là mỗi lần giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ "bổ nhào" với hệ quả nghiêm trọng cho cả thế giới.

Thế nhưng, cho đến ngày nay, trước thềm đại hội Đảng cộng sản thứ 19, Trung Quốc vẫn khỏe. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể trình bày thành tích khả quan, chỉ số phát triển tốt, hàng xuất khẩu gia tăng, lợi nhuận cao, sàn giao dịch phất phới.

Thế thì những dự báo bất lợi cho Bắc Kinh liên tục được đưa ra phải chăng là do tâm lý lo ngại của phương Tây trước thế mạnh bành trướng của Trung Quốc ?

Tâm lý bài Trung Quốc, theo Le Monde, không khỏi gợi nhớ thời kỳ thập niên 1980 đối với Nhật Bản. Vào giai đoạn đó, nước Nhật, hãnh diện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, vừa tạo thán phục vừa gây lo ngại. Bà Edith Cresson, một vị thủ tướng Pháp thời bấy giờ không ngần ngại gọi dân Nhật là "bầy kiến". Chuyện gì phải đến đã đến và mọi người đã thấy : bong bóng đầu cơ xì hơi, thị trường chứng khoán và thị trường địa ốc tuộc dốc và "hàng thập niên tiêu tán".

Giờ đây, đại cường kinh tế số hai là Trung Quốc. Đến lượt nước này, với tăng trưởng theo vận tốc thiên thạch gây lo ngại. Những triệu chứng của Trung Quốc ngày nay không khác chi của Nhật 30 năm về trước : nợ công tăng đến chóng mặt do chính sách tiền tệ lỏng lẻo kích thích đầu tư. Do chính sách một con, xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng lão hóa rõ nét hơn nước Nhật. Hệ quả là ngân sách phụ trợ cho người già tăng lên trong lúc năng suất kinh tế bị suy giảm.

Danh sách các triệu chứng giống nhau giữa con rồng Trung Quốc và kiếm sĩ Phù Tang 30 năm trước còn rất dài : cơn sốt thu mua xí nghiệp, cơn sốt đầu cơ địa ốc… giá một căn hộ ở Bắc Kinh cao gấp 16 năm lương của một nhân viên có bằng đại học.

Một hiện tượng tương tự nữa là một số nhà giàu Trung Quốc bỏ ra hàng trăm triệu đô la để mua các danh họa. Năm 2015, bức tranh "Nu couché" của Modigliani được một cựu tài xế taxi, trở thành tỷ phú, mua với giá 170 triệu đô la. Và cũng như người Nhật trong thập niên 1980, dân Trung Quốc cũng đua nhau đi du lịch trên thế giới, với tỷ lệ cao hơn một ít là 8,5%.

Tuy nhiên, Le Monde nhấn mạnh, những hiện tượng bên ngoài không xuất phát từ một căn nguyên. Chính sách tiền tệ dễ dãi của Tokyo bắt nguồn từ nhu cầu không cho đồng yen lên giá. Còn Trung Quốc thì kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn, nếu cần, sẽ cắt đứt luôn. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh liên tục chỉ trích các nhóm lợi ích chi ra những khối tiền khổng lồ đầu tư "phi lý" vào điện ảnh, bóng đá và công viên giải trí.

Bên cạnh tệ nạn bong bóng đầu cơ là hiện tượng ngân hàng "xác sống" và công ty "thây ma". Lo ngại Trung Quốc theo vết xe đổ của Nhật Bản, mùa hè vừa qua, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu "nghiên cứu" các biện pháp điều chỉnh. Vấn đề là cho đến bây giờ chính quyền Trung Quốc chưa bắt tay giải quyết vấn nạn công nghiệp nặng, vừa quản lý tồi, vừa tốn kém cho ngân sách vừa không có lợi nhuận.

Vì nợ ngập đầu, vì không đủ sức canh tân tạo công ăn việc làm, nhiều công ty "thây ma" của Nhật sống vất vưởng nhờ tiền nhà nước mà hệ quả là kéo kinh tế Nhật đi xuống. Đó là bài học của Nhật Bản mà Trung Quốc phải học. Cho đến giờ tình thế vẫn còn tốt, nhưng điều quan trọng hơn hết, theo Le Monde, là chuyện hạ cánh.

Nhà chiến lược Kim Jong-un

Kim Jong-un là một chiến lược gia đại tài. Donald Trump không phạm sai lầm nghiêm trọng. Đó là nhận định của chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp Ifri trên nhật báo kinh tế Les Echos.

Chuyên gia Thierry de Montbrial phác họa tình hình thế giới hiện nay như sau : Trung Quốc triển khai chiến lược của mình, trên bộ với con đường tơ lụa. Trên biển, khống chế Biển Đông để chia đôi thiên hạ với Mỹ. Ban lãnh đạo hiện nay biết rõ nhược điểm của chế độ : phát triển đất nước không hài hòa.

Lẽ ra, chế độ độc tài này đã chết tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989. Thay thế Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình được xem là "người của thời thế" vì rất "thực tế". Nhược điểm của Trung Quốc đã từng được cố lãnh đạo Singapore, Lý Quang Diệu, nêu lên sau vụ thảm sát Thiên An Môn : "Người ta sợ sức mạnh Trung Quốc mà quên rằng điều đáng sợ là sự tan rã của Trung Quốc".

Bắc Triều Tiên, với lãnh đạo Kim Jong-un mà ông gọi là một chiến lược gia "đúng nghĩa", không tìm xung đột với Mỹ nhưng biết củng cố quyền lực, thanh toán những người thân cận của cha, ám sát người anh vì Kim Jong Nam là lá bài của Bắc Kinh, khiến cho Trung Quốc ở trong tình trạng bối rối.

Kim Jong-un rảnh tay tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân. Washington cũng bối rối vì Donald Trump không có tầm nhìn xa. Tuy nhiên nếu những tuyên bố vung vít làm chủ nhân Nhà Trắng mất uy tín ở trong nước thì cho đến bây giờ ông "chưa phạm sai lầm nào nghiêm trọng» trong chính sách đối ngoại. Hy vọng là ông ấy không khai chiến với Bắc Triều Tiên.

Điểm dưới trung bình được chuyên gia Thierry de Montbrial tặng cho Liên Hiệp Châu Âu. Theo giám đốc viện chiến lược Ifri thì chính Châu Âu đã "phạm sai lầm nghiêm trọng" khi để cho Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ xoay trục về Trung Quốc. Phe cực bảo thủ tại Iran ngày càng hướng về Châu Á mà ít ai để ý.

Châu Á cũng chiếm hai trang trên Le Monde : Ở Hồng Kông, tân trưởng đặc khu hành chánh Lâm Trịnh Nguyệt Nga tìm cách giải tỏa lòng bất bình của người dân. Chiến lược của nhân vật bị xem là người của Bắc Kinh là tập trung phát triển kinh tế, tạo phúc lợi cho dân Hồng Kông.

Đây là một chủ trương chính trị với mục tiêu làm giảm càng nhiều càng tốt mọi nguồn cội làm dân bất mãn để làm suy yếu phong trào đòi dân chủ. Một trong những biện pháp đang thi hành là tạo nhiều công việc trong bộ máy chính quyền đặc biệt dành cho giới trẻ có học thức. Chủ đề thứ hai, là số phận hẩm hiu của công nhân Bắc Triều Tiên ở Hoa lục, bình thường đã khổ nhọc, nay bị thêm nhiều phiền phức do lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Aung San Suu Kyi lên tuyến đầu

Về cuộc khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện, đặc phái viên của Le Figaro tại Rangun không thấy lối ra. Cho dù bà Aung San Suu Kyi, lắng nghe chỉ trích của công luận quốc tế, quyết định đích thân giải quyết hồ sơ này nhưng gặp nhiều cản lực khó vượt qua.

Bị quốc tế chê bai, bị quân đội chỉ trích, bà Aung San Suu Kyi quyết định nói chuyện lần thứ hai với toàn dân. Trong thông điệp bằng tiếng Miến Điện hôm thứ Năm (12/10), ba tuần sau diễn văn bằng Anh ngữ hướng về công luận quốc tế, bà cho biết đích thân lãnh đạo một ủy ban hỗ trợ nhân đạo, định cư và phát triển bang Rakhin.

Hai ngày trước, Liên đoàn Quốc Gia Vì Dân chủ tổ chức một cuộc mít-tinh liên tôn giáo để tỏ tinh thần "hòa bình và không kỳ thị" đạo Hồi, quy tụ 40.000 người. Tuy nhiên, khi được Le Figaro đặt câu hỏi, đằng sau thông điệp hòa bình này, một nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền và một nhà sư tham gia mít-tinh đều khẳng định : người Rohingya là thủ phạm gây ra bạo động.

Unesco : Mỹ rút, Pháp mai phục

Xung khắc trong Unesco, Mỹ bỏ tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc, Pháp khai thác mối chia rẽ trong khối Ả Rập, phục kích chức tổng giám đốc

Trong bài phân tích, Libération cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa mà Bộ ngoại giao đưa ra từ nhiều tuần trước : Đây không phải là một quyết định cẩu thả. Mỹ từng lo ngại và phát biểu về nhu cầu cải tổ sâu rộng của tổ chức và thái độ bài Israel bên trong cơ quan này. Không có Mỹ, ngân sách của Uneso sẽ bị cắt giảm 22%.

Khủng hoảng bùng ra trong lúc Unesco bầu tân tổng giám đốc. Theo Libération, ứng cử viên Pháp Audrey Azoulay có thể là ngựa về ngược. Khối Ả Rập chia rẽ có thể giúp cho Pháp giành được vị trí này.

Vatican : Chống án tử hình từ lương tâm tín đồ

Vatican nói "không" với án tử hình. Đi xa hơn nữa, đức giáo hoàng đòi phải thay đổi giáo lý để tín đồ Công Giáo, tuyệt đối không bao giờ dung thứ có điều kiện cho biện pháp trừng phạt dã man này nữa.

Đấy là đề tài chiếm nhiều trang của La Croix. Tuyên bố chống án tử hình không phải là sự kiện gây ngạc nhiên. Nhưng chính qua giáo lý, mà giáo hoàng Francis muốn làm thay đổi lương tâm của người theo đạo.

Cho đến nay, giáo lý công giáo vẫn chấp nhận án tử hình cho một số trường hợp được gọi là "cần thiết tuyệt đối" để bảo vệ sự sống. Theo quan điểm của một tu sĩ, án tử hình có thể xem như vũ khí hạt nhân, nên trang bị để răn đe mà không sử dụng. Trái lại, giáo hoàng Francis, muốn từ nay, giáo lý phải tuân thủ kinh thánh tuyệt đối.

Pháp : 5 triệu gia đình trung lưu bị tổng thống Macron bỏ rơi

Trong bối cảnh an ninh Pháp và thế giới bị đe dọa nghiêm trọng, Libération cho biết vào hôm nay, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp công bố những nét chính trong chiến lược quốc phòng nền tảng của chương trình và ngân sách quân sự từ 2019 đến 2025.

Cuối cùng, về tình hình xã hội nước Pháp, Le Figaro báo động : mức sinh hoạt của 5 triệu gia đình có thu nhập trên trung bình sẽ bị giảm dần từ nay đến 2022. Còn đô trưởng Paris báo trước, trong 12 năm tới, thủ đô nước Pháp chỉ có xe điện và xe đạp. 5 năm sau khi lệnh cấm xe chạy bằng dầu cặn có hiệu lực (2024) sẽ đến xe chạy bằng xăng bị cấm lưu thông (2030).

Nỗ lực chống ô nhiễm và biến đổi khí hậu cần được thúc đẩy vì theo nhật báo cánh tả Libération, qua 5 trang lớn, báo động tình trạng bành trướng của loài tique (rận) hút máu chó và máu người trong rừng và làm suy nhược cơ thể (bệnh Lyme). Nguyên nhân của sự sinh sôi nẩy nở nhanh chóng của loài ký sinh này là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ ấm dần.

Tú Anh

Published in Châu Á

Nhà máy điện hạt nhân Pháp : Mối lo tấn công khủng bố

Các nhà máy điện hạt nhân của Pháp hiện chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố, theo một báo cáo mới đây. Trong bài viết "Câu hỏi về an ninh của các nhà máy điện hạt nhân trước nguy cơ khủng bố", Le Monde cho biết hệ thống bảo vệ có nhiều lỗ hổng khiến khủng bố có thể lợi dụng để tấn công.

dien1

Nhà máy hạt nhân Creys-Malville. JEAN-PIERRE CLATOT / AFP

Pháp là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn điện hạt nhân và sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân luôn là một chủ đề nhạy cảm. Theo kết luận của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, dựa trên một báo cáo mới đây của bảy chuyên gia độc lập của các nước Pháp, Đức, Anh Quốc và Mỹ, Pháp chưa sẵn sàng đối phó với nguy cơ khủng bố, trong đó các bể làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân là dễ bị tấn công nhất.

Mặc dù theo tổ chức phi chính phủ Greenpeace, chủ đề này cần được thảo luận công khai, rộng rãi, nhưng do các thông tin về lỗ hổng an ninh quá nhạy cảm và có thể "vẽ đường cho hươu chạy", nên Greenpeace đã quyết định chỉ cho công chúng biết một phần tài liệu. Còn bản báo cáo hoàn chỉnh đã được chuyển tới Cơ quan quốc phòng dưới quyền của thủ tướng Pháp, bộ Sinh Thái, bộ Chỉ huy đặc trách về an toàn hạt nhân, Cơ quan an ninh nguyên tử và Viện bảo vệ an toàn hạt nhân.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà máy hạt nhân của Pháp không chỉ cần có khả năng chống đỡ trước thiên tai (động đất, ngập lụt, mưa bão) hay đối phó với lỗi vận hành do con người gây ra, chẳng hạn các sự cố hạt nhân Fukushima 2011 và Tchernobyl 1986, mà còn phải được trang bị để đối phó với các hành động tấn công cố ý.

Các chuyên gia khẳng định vấn đề lớn nhất hiện nằm ở 58 bể chứa nước làm nguội 4.500 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại các nhà máy, 4 bể chứa lớn ở trung tâm xử lý rác thải hạt nhân The Hague chứa 10.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, thêm vào đó là bể chứa cực lớn của nhà máy chế tạo nhiên liệu hạt nhân khổng lồ Superphenix ở tỉnh Isère. Tổng cộng là 63 bể chứa.

Theo ông Yves Marignac, giám đốc cơ quan nghiên cứu năng lượng WISE-Paris, các bể chứa thường không được xây dựng kiên cố, vững chắc bằng các lò phản ứng hạt nhân. Chúng chỉ được đặt trong một tòa nhà có tường bê tông dày vài chục centimet. Các bể chứa của lò phản ứng hiện đại thế hệ thứ ba của công ty điện lực Pháp EDF thì được bảo vệ bằng một lớp vỏ có khả năng chống đỡ, nếu xảy ra một vụ nổ máy bay giống vụ khủng bố 11/09 tại Mỹ.

Nhà vật lý Olda Becker, thuộc đại học Hanovre, Đức, cảnh báo sự yếu kém trong việc bảo vệ các bể chứa, nếu xảy ra tấn công từ bên ngoài, chẳng hạn nổ máy bay, tấn công bằng trực thăng, tên lửa hay một người mang theo chất nổ đột nhập vào bên trong, sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Kịch bản tồi tệ nhất là các vụ tấn công tạo ra một lỗ hổng khiến nước làm mát trong bể chứa cạn đi, các thanh nhiên liệu hạt nhân nóng lên và tan chảy, làm một lượng lớn phóng xạ rò rỉ ra môi trường bên ngoài. Hậu quả là hàng triệu người sống trong bán kính vài trăm cây số sẽ phải sơ tán. Ông David Boilley, chủ tịch Hiệp hội kiểm soát phóng xạ ở miền tây nước Pháp khẳng định hiện chưa có quốc gia nào ở Châu Âu có thể đối phó với một kịch bản tương tự.

Trả lời báo Le Monde, giám đốc phụ trách điện hạt nhân của công ty điện lực Pháp trấn an là hạ tầng của EDF, kể cả các bể làm nguội đều được thiết kế để có khả năng chống chịu với mọi tác động từ bên ngoài, cả tự nhiên và các vụ tấn công do con người thực hiện, kể cả các nếu bị máy bay đâm vào. Lãnh đạo trên cũng cho biết công ty điện lực Pháp có đội ngũ bảo vệ an ninh riêng, mỗi nhà máy điện hạt nhân đều có đội bảo vệ 40-50 người. Và xung quanh 19 nhà máy hạt nhân của Pháp, có tổng cộng 1.000 quân nhân chuyên trách an ninh của Hiến Binh Quốc Gia bảo vệ. Vị giám đốc phụ trách điện hạt nhân này cũng cho biết từ nay tới năm 2023, công ty điện lực Pháp sẽ đầu tư thêm 700 triệu euro cho công tác an ninh.

Nhưng vấn đề là theo ông Yves Marignac, giám đốc cơ quan nghiên cứu năng lượng WISE-Paris, chỉ riêng một hầm bunker bảo vệ một bể làm nguội nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cũng đã tốn tới cả tỉ euro.

Châu Âu : 500.000 người chết vì ô nhiễm không khí

Vẫn Châu Âu, trong lĩnh vực môi trường, theo báo cáo 2017 về chất lượng không khí mà Cơ quan Châu Âu về môi trường công bố hôm qua 11/10, năm 2014 tại 41 nước Châu Âu, có 520.400 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Chỉ tính riêng tại Liên Hiệp Châu Âu, con số này là 487.600 người.

Trong bài viết "Ô nhiễm không khí, hơn 500.000 người chết ở Châu Âu", báo Le Monde cho biết nguyên nhân đầu tiên là các hạt bụi siêu nhỏ dưới 2,5 microgramme (PM2,5), tiếp theo là khí dioxyde azote NO2 và ozone O3. Theo báo cáo 2017, số người chết sớm vì ô nhiễm có giảm một chút so với trong báo cáo năm 2016. Nhưng nếu số người chết do các hạt bụi siêu nhỏ giảm thì số người chết do khí dioxyde azote lại tăng. Đó là hậu quả của vụ tai tiếng dieselgate.

Nếu tính số người chết, Đức là nước đông dân nhất Châu Âu nên bị ảnh hưởng nhiều nhất (81.160 người chết sớm), tiếp theo là Ý, Anh Quốc. Pháp đứng thứ 5 về số người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Ba Lan đứng thứ tư, nhưng nếu theo tỉ lệ dân số thì Ba Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì dân số ít mà có tới 48.690 người chết.

Về nguyên nhân, không khí tại Ba Lan chủ yếu ô nhiễm do người dân sử dụng hệ thống sưởi bằng than. Còn tại Ý, miền bắc bị ô nhiễm nhất vì tập trung quá nhiều nhà máy công nghiệp, khu dân cư và mạng lưới giao thông dày đặc. Các thành phố lớn của Pháp như Paris, Lyon, Marseille có tỉ lệ hạt bụi siêu nhỏ quá cao, chủ yếu do lưu lượng xe cơ giới, nhất là xe tải và người dân dùng nhiều củi để sưởi ấm. Hồi cuối tháng 09, bộ trưởng Sinh Thái Pháp thông báo từ nay tới tháng 03/2018 sẽ xây dựng xong một kế hoạch để giảm hai nguồn ô nhiễm không khí trên.

Zero Point, làng ma của người Rohingya

Liên quan đến khủng hoảng người Hồi giáo thiểu số Rohingya tại Miến Điện, báo Le Monde có bài phóng sự "Làng ma Zero Point của người Rohingya", kể về cuộc sống của những người Rohingya không rời bỏ Miến Điện.

Ghumdhum Zero Point là một dải đất thuộc lãnh thổ Miến Điện, nằm đối diện làng Tumbru của Banglasdesh, sâu 300m tính từ hàng rào do quân đội Miến Điện dựng lên cho tới con kênh ngăn cách hai nước. Trước đây, Ghumdhum Zero Point là một ngôi làng ma, một mảnh đất không có người dân sinh sống. Nhưng từ một tháng nay, mọi chuyện đã khác. Ghumdhum Zero Point trở thành nơi trú ngụ của 8.000 người Rohingya. Miến Điện không muốn người Rohingya ở lại, nhưng chính quyền nước láng giềng Bangladesh lại không khuyến khích họ sang tị nạn. Vậy là nhiều người Rohingya ở lại mảnh đất nằm giữa ranh giới hai quốc gia, một vùng bùn lầy, đầy bụi, không nước sinh hoạt, không có gì hết !

Ghumdhum Zero Point trở thành ngôi làng tại đó 1.300 gia đình Rohingya ẩn náu qua ngày dưới những tấm vải bạt bằng nhựa, với hy vọng khi tình hình dịu đi, họ có thể trở về nhà. Nhưng một tháng đã trôi qua, hy vọng trở về của họ đã bị dập tắt. Theo Le Monde, đây không chỉ là cuộc trốn chạy lớn nhất trong lịch sử người Hồi Giáo thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Miến Điện mà quân đội Miến Điện còn đang có biểu hiện muốn đẩy những người Rohingya phải vĩnh viễn rời khỏi đất nước.

Cách đây 10 ngày, quân đội đã cho đặt mìn dọc theo hàng rào, ở bìa làng Ghumdhum để ngăn không cho người Rohingya trở về. Nhiều em nhỏ đã ném đá lên những quả mìn để xem liệu có đúng là mìn hay không, ba em nhỏ đã bị thương, trong đó có hai em phải cắt cụt chân. Tuy nhiên, người đàn ông được coi là trưởng làng Ghumdhum, đã từng là một doanh nhân giàu có vẫn tin tưởng là Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và phương Tây sẽ gây được sức ép lên chính quyền Miến Điện.

Bỏ quê, giới trẻ Venezuela sang Colombia tìm tương lai

Nhìn sang Châu Mỹ, báo công giáo La Croix có bài viết "Tại Colombia, giới trẻ Venezuela đi tìm tương lai". Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Venezuela trở nên trầm trọng, cách đây gần 1 năm, số thanh niên Venezuela sang lánh nạn ở nước láng giềng Colombia ngày càng tăng. Họ là những người trốn chạy khỏi cái nghèo, những lộn xộn trong xã hội Venezuela, một tương lai tối tăm ở quê nhà. Họ sang Colombia với bàn tay trắng, không tiền bạc, không kế hoạch sinh nhai.

Báo La Croix cho biết rất khó để thống kê chính xác số người Venezuela đã tới Colombia trong thời gian qua, vì ở biên giới hai nước chỉ có 7 chốt biên phòng chính thức, nhưng lại có tới hơn 500 lối đi không bị chính quyền kiểm soát. Di dân Venezuela hiện chiếm số đông nhất ở Colombia. Theo ước tính, trong 20 năm qua, có khoảng 900.000 người Venezuela sang Colombia sinh sống lâu dài hoặc tạm thời.

Kinh tế Venezuela phụ thuộc vào khai thác dầu lửa. Sau khi giá dầu lửa thế giới sụt giảm vào năm 2014, làn sóng di cư từ Venezuela sang Colombia tăng đột biến. Tới năm 2015, chiến thắng của phe đối lập trong kỳ bầu cử Quốc hội lại khiến đất nước thêm chao đảo, đẩy thêm nhiều người rời quê hương. Chính quyền Bogota đã cấp thẻ cư trú đặc biệt có thời hạn 2 năm cho những người Venezuela sang Colombia trước ngày 30/07/2017. Đó là ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ở Venezuela, bạo lực bùng nổ tạo ra một làn sóng di cư mới sang nước láng giềng.

Theo báo công giáo La Croix, có một số người Colombia phản đối các làn sóng di dân Venezuela nhưng đây chỉ là số ít. Và rất may cho giới trẻ Venezuela, chính quyền Bogota rất ý thức về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela và tích cực giúp đỡ di dân nước này.

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất các báo Pháp hôm nay dàn trải trên nhiều chủ đề. Về thời sự nước Pháp, báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa "Đảng Những Người Cộng Hòa : một cuộc bầu cử để thức tỉnh cánh hữu". Còn báo La Croix đề cập tới chính sách cải cách của tổng thống Pháp và nói tới "Một ý tưởng tự do". Báo Libération lại chú ý tới vụ bê bối tình dục của một nhà sản xuất điện ảnh tiếng tăm ở kinh đô điện ảnh Hollywood, với tựa trang nhất "Harvey Weinstein : Hollywood đồi bại". Libération còn dành nhiều trang bài bên trong cho hồ sơ này. Báo Le Monde ra sạp sớm từ chiều hôm qua cho biết "Catalunia : độc lập đang treo lơ lửng"

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Bắc Triều Tiên chuẩn bị bắn tên lửa (RFI, 14/10/2017)

Nhật báo Donga Ilbo ấn hành tại Seoul số ra ngày 14/10/2017 trích dẫn một nguồn tin từ chính quyền của Hàn Quốc về khả năng Bắc Triều Tiên chuẩn bị bắn tên lửa. Kế hoạch được Bình Nhưỡng dự trù vào thời điểm cuộc tập trận chung Mỹ Hàn mở ra từ ngày 16 đến 26/10/2017.

btt1

Ảnh của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp, ngày 16/09/2017, với lời chú : lãnh đạo Kim Jong Un xem bắn thử tên lửa Hwasong-12. Reuters không có phương tiện để thẩm định tính xác thực của bức ảnh. KCNA via Reuters

Theo nguồn tin trên, Washington và Seoul lo ngại Bình Nhưỡng sẽ thử loại tên lửa liên lục địa Hwasong-14 hay 12, có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ như vùng Alaska, hay đảo Guam trong khu vực Thái Bình Dương.

Tờ báo ấn hành tại Seoul này còn nêu lên một khả năng thứ ba, đó là Bắc Triều Tiên sẽ thử nghiệm tên lửa tầm trung Hwasong-13, có thể bắn sang tới bờ Tây nước Mỹ. Trước mắt, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc từ chốn bình luận về tin trên.

Trong khi đó theo tiết lộ của tờ báo Nhật Bản, Asahi Shimbun, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc đang "rà soát lại một cách triệt để chiến lược phòng thủ" để đối phó với khả năng bị Bắc Triều Tiên tấn công. Kế hoạch này đã được trình lên Quốc hội hôm 12/10/2017 và chiến lược phòng thủ mới của Hàn Quốc dự trù sẽ được thực hiện kể từ tháng 12/2017.

Trong bối cảnh căng thẳng đó trên bán đảo Triều Tiên, Lực lượng Không quân Mỹ trong vùng Thái Bình Dương (Pacaf), ngày 13/10/2017 cho biết điều nhiều loại máy bay, trực thăng, chiến đấu cơ… đến Seoul dự triển lãm hàng không, tổ chức tại Hàn Quốc từ ngày 17 đến 22/10/2017.

Thanh Hà

*******************

Bắc Hàn 'đánh cắp kế hoạch chiến tranh của Mỹ-Nam Hàn' (BBC, 11/10/2017)

Các tin tặc từ Bắc Hàn đã đánh cắp một lượng lớn các tài liệu quân sự của Nam Hàn, bao gồm kế hoạch ám sát lãnh đạo Kim Jong-un.

bachan1

Cuộc chiến với Bắc Hàn sẽ như thế nào ?

Rhee Cheol-hee, một nhà lập pháp Nam Hàn, nói thông tin trên là từ Bộ Quốc phòng của nước này.

Các tài liệu bị tấn công bao gồm các hoạch định chiến tranh dự phòng của Mỹ và Hàn Quốc.

Chúng cũng bao gồm các báo cáo để gửi đến các chỉ huy cấp cao của phe đồng minh.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho đến nay vẫn từ chối bình luận về vụ việc này.

Các kế hoạch cho các lực lượng đặc công của Nam Hàn đã bị thu thập, cùng với thông tin về các nhà máy điện và các cơ sở quân sự quan trọng ở miền Nam.

Ông Rhee thuộc đảng cầm quyền của Nam Hàn, và ở trong Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội.

bachan2

Tổng thống Hoa Kỳ và người đồng cấp Bắc Hàn đối đấu vì chương trình hạt nhân của Bắc Hàn

Ông nói rằng khoảng 235 gigabyte tài liệu quân sự đã bị đánh cắp từ Trung tâm Dữ liệu Tích hợp Quốc phòng và 80% trong số đó vẫn chưa được xác định.

Vụ tấn công mạng diễn ra vào tháng Chín năm ngoái. Hồi Tháng Năm, Hàn Quốc cho biết một lượng lớn dữ liệu đã bị đánh cắp và Bắc Hàn có thể đứng đằng sau cuộc tấn công này - nhưng không cung cấp thêm chi tiết về vụ việc.

Bắc Hàn đã bác bỏ cáo buộc này.

Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc cho biết Seoul trong nhiều năm gần đây đã liên tiếp bị người hàng xóm cộng sản tấn công mạng, trong đó có nhiều trang web và cơ sở của chính phủ.

Bắc Hàn được cho là có các tin tặc được đào tạo đặc biệt ở nước ngoài, cả ở Trung Quốc.

Bắc Hàn cáo buộc Hàn Quốc "bịa đặt" ra các cáo buộc này.

Tin tức Bình Nhưỡng dường như thu thập được các hoạch định của Seoul-Washington về một cuộc chiến toàn diện với Bắc Hàn không hề làm dịu căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.

********************

Bình Nhưỡng đã phát triển mạng lưới gián điệp "khoa học" như thế nào ? (RFI, 11/10/2017)

Công nghệ tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên không phải đạt được trong một sớm một chiều. Mà đó là kết quả của cả một quá trình phát triển bền bỉ mạng lưới gián điệp "khoa học" từ hơn nửa thế kỷ nay. Thông tín viên báo Les Echos tại Tokyo, Yann Rousseau có bài giải thích cặn kẽ làm thế nào Bắc Triều Tiên phát triển "Mạng lưới gián điệp hùng hậu" của mình.

btt1

Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân được Kim Jong-un thúc đẩy nhanh hơn nữa từ năm 2011 © Reuters

Câu chuyện của Yann Rousseau được bắt đầu từ một góc khu phố Kodaira, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Ở đây, người ta có thể bắt gặp nhiều sinh viên Triều Tiên thuộc trường "Đại học Triều Tiên" (Korea University), nằm trong một tòa nhà cũ kỹ 4 tầng. Không một ai nói tiếng Nhật. Đây là trường đại học duy nhất tại Nhật Bản do một hiệp hội có liên hệ với Bình Nhưỡng kiểm soát và tài trợ.

Nhóm cư dân Triều Tiên này được hình thành từ năm 1956, di cư sang Nhật vào đầu thế kỷ XX, sau khi bị Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào lãnh thổ mình. Khu đại học chỉ có chừng 500 sinh viên. Nhưng từ nhiều tháng qua, trường học này đã bị các nhà đấu tranh chỉ trích, vì nghi ngờ trường này bí mật tham gia vào việc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của chế độ Kim Jong-un.

Nhất là vào lúc lãnh đạo Bắc Triều Tiên vừa gây chấn động thế giới khi cho tiến hành thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch thu nhỏ, có thể gắn lên đầu tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Do đó, theo khẳng định của ông Ken Kato, giám đốc Human Right Asia, "Những học sinh ở đây được giáo dục theo đúng tinh thần Juche (quan điểm độc lập và tinh thần tự lực), một hệ tư tưởng của chế độ Bình Nhưỡng. Và những sinh viên này phải mang về những gì tổ quốc cần. Do đó, họ được tiếp cận với những chương trình học đường mà về mặt lý thuyết bị cấm đoán bởi các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc".

Trong một bản kiến nghị gởi lên Liên Hiệp Quốc, ông Kato đã yêu cầu mở một cuộc điều tra về trường đại học này và đề nghị ngưng giảng dạy các môn học về vật lý hạt nhân, hóa học hay kỹ sư điện tử. Vẫn theo ông Kato, hiện có rất nhiều nhà khoa học "người Triều Tiên của Nhật Bản", từng theo học tại Korea University, đã thâm nhập vào nhiều viện công nghệ có uy tín của Nhật Bản cũng như là ở nước ngoài.

Những người theo ông Kato là có khả năng thu thập các thông tin nhạy cảm cho quốc gia xuất xứ của họ. Một trong số những nhà khoa học này đã từng học nhiều năm ở trường đại học ở Orleans (miền trung nước Pháp). Ông Kato cho rằng : "Đây là một dạng gián điệp rất khó mà ngăn chặn được".

Thuyết ý chí của Kim Jong-un

Từ nhiều thập niên qua, Bình Nhưỡng đã triển khai mạng lưới các nhà khoa học và sinh viên khắp nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Quốc, hòng duy trì các nỗ lực quân sự trong việc củng cố sức mạnh răn đe. Ông Hitoshi Tanaka, một nhà cựu ngoại giao Nhật Bản, từng đại diện chính quyền Tokyo tham gia các cuộc đàm phán bí mật với chế độ Bình Nhưỡng trong những năm 2000, nhắc lại : "Chính phủ Bắc Triều Tiên luôn có mục tiêu rất rõ ràng về việc phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa".

Nếu như những vụ thử gần đây đã có thể gây sốc, đó không phải là kết quả của một sự nhảy vọt về mặt công nghệ bất thình lình, mà là thành quả của một công việc có hệ thống được khởi động ngay từ những năm 1950 và được Kim Jong-un thúc đẩy nhanh hơn nữa từ năm 2011. Nhà lãnh đạo trẻ tin rằng chỉ có khả năng tiến hành một cú tấn công hạt nhân vào Mỹ thì mới có thể làm cho Washington từ bỏ ý định lật đổ chế độ. Ông Mark Hibbs, một nhà phân tích thuộc trung tâm Carnegie Endowment For International Peace, tóm lược như sau : "Họ có một sự cố gắng rất cần mẫn nhưng cũng rất quyết tâm".

Theo giải thích của ông Mark Hibbs, mọi việc bắt đầu cách đây hơn 60 năm, nhờ vào sự hỗ trợ của Matxcơva. "Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ đã chia sẻ một phần hiểu biết của mình và trang thiết bị trong lĩnh vực hạt nhân cho những nước lần lượt nằm dưới tầm ảnh hưởng của họ". Ngay từ năm 1956, Bắc Triều Tiên, vốn dĩ đã kiệt quệ do cuộc chiến tranh liên Triều 1950 – 1953, đã là thành viên của Joint Institute for Nuclear Research, có trụ sở ở Dubna, gần Matxcơva .

Nhiều kỹ sư Bắc Triều Tiên đã đến học tập ở nhiều trường đại học lớn của Liên Xô thời bấy giờ. Và vào năm 1965, nước này đã nhận bản thiết kế một lò phản ứng thử nghiệm nhỏ đầu tiên, được đặt gần Yongbyon, địa điểm sau này trở thành một trung tâm thử nghiệm hạt nhân lớn của chế độ.

Bình Nhưỡng đã từng nghĩ đến bom nguyên tử

Trước việc Nga từ chối nhượng một phần bí mật, Bắc Triều Tiên xích gần với Trung Quốc, vốn vừa thử thành công quả bom A đầu tiên vào năm 1964, nhưng cũng hoài công. Bắc Kinh không muốn chia sẻ nguồn sức mạnh răn đe của mình. Trong suốt những năm 1970, Nga và Trung Quốc, hai quốc gánh đỡ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên, đã nhiều lần từ chối những đòi hỏi khác của Bình Nhưỡng. Bởi vì, cả hai cường quốc cộng sản này ngờ vực tham vọng quân sự của Kim Nhật Thành.

Bị hụt hẫng, chế độ Bắc Triều Tiên quyết định gia tăng hơn nữa các nỗ lực để thu nhặt công nghệ và trang thiết bị mỗi nơi một chút trên khắp thế giới. Các nhà khoa học "gián điệp" được gởi đi khắp nơi, từ các hội thảo quốc tế lớn, các viện nghiên cứu cho đến cả các cuộc họp cấp cao của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA, mà Bắc Triều Tiên đã từng là thành viên từ 1974-1994, hòng nhặt nhạnh "một cách ngây thơ" những thông tin quý giá.

Ông Mark Hibbs nhớ lại : "Tại Vienna, trong suốt những năm 1990, nhiều nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên đã tìm cách tiếp cận các nhà khoa học Bỉ, đang nghiên cứu quy trình tái xử lý chất plutonium cho mục đích thương mại". Đến những năm 2000, các thanh tra quốc tế lại tìm thấy ở Yongbyon một nhà máy xử lý plutonium được phát triển theo mô hình thiết kế của Bỉ.

Vẫn theo nhận định của ông Mark Hibbs, "Trong cái cảnh tranh tối tranh sáng đó, thời kỳ mà việc kiểm soát chưa có nghiêm ngặt lắm và sự nghi kỵ ít hơn bây giờ thì người Bắc Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể". Để có thể tự cung cấp các nguyên liệu để chế tạo bom và tên lửa, nước này cùng lúc đã tăng cường việc thu mua thông qua các doanh nghiệp ma tại Trung Quốc hay ở những nước Châu Á khác để lách các lệnh trừng phạt.

Cũng trong những năm 1990, Bắc Triều Tiên đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều mạng lưới của nhà vật lý học người Pakistan Abdul Qadeer Khan. Người này còn bị cáo buộc bán công nghệ quan trọng cho Iran và Lybia. Mark Hibbs khẳng định : "Sự liên kết này quyết định cho việc xây dựng các nhà máy làm giàu chất uranium của Bắc Triều Tiên. Các kỹ sư của nước này đã có được lò ly tâm mà họ rất cần".

Một bước tiến cho phép Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 và tiếp tục nhắm đến những loại bom phức tạp hơn và mạnh hơn. Theo nhà nghiên cứu Mark Fitzpatrick, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, một phần của chương trình trao đổi này đã được chính phủ Pakistan chỉ đạo, để đổi lấy những công nghệ của Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiên có lẽ đã nhượng cho Islamabad những loại tên lửa mà nước này đã cải tiến từ chiếc tên lửa Nga Scud-B được Ai Cập chuyển cho Bình Nhưỡng trong những năm 1970. Dồn hết sức lực, các kỹ sư Bắc Triều Tiên trong những năm 1980 đã chế tạo ra một phiên bản Scud-C, rồi Nodong, một dạng tên lửa Scud có kích cỡ lớn hơn, cũng như là một loạt chiếc Taepodong có tầm bắn trên 2 000km. Sau những nỗ lực nghiên cứu về động cơ, nước này giờ đã làm chủ được một loại tên lửa mạnh ICBM, tên lửa liên lục địa Hwasong 14, có khả năng đánh tới những thành phố lớn của Hoa Kỳ.

Để có thể chế tạo bom, Bắc Triều Tiên luôn dựa vào mạng lưới mua bán chợ đen trên quốc tế để tự cung ứng linh kiện, thông qua các cơ sở được cài đặt ở Châu Á. Phân tích các mảnh vỡ của một tên lửa Bắc Triều Tiên được tìm thấy ngoài khơi năm 2012 đã cho thấy nguồn gốc của các linh kiện : Trung Quốc, Thụy Sĩ, Anh nhưng cũng có cả Mỹ.

Mark Hibbs lưu ý là : "Đó còn là một cuộc đua thường trực giữa các lệnh trừng phạt, công tác kiểm tra và khả năng thích ứng của Bình Nhưỡng". Nhà nghiên cứu điểm ra những nguồn tài chính khổng lồ luôn được cấp cho chương trình tên lửa này, được cho là ưu tiên, bất chấp bất ổn về kinh tế của đất nước. Do đó, theo nhà cựu ngoại giao Nhật Bản, Hitoshi Tanaka, "Nếu người ta muốn ngăn chận Bắc Triều Tiên đạt được mục tiêu, chỉ còn có một hay hai năm để thực hiện. Sau đó, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn".

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Catalunya đòi độc lập : Thất bại được báo trước

Chủ đề xứ Catalunya, Tây Ban Nha, đòi độc lập, là một trong những tít lớn của các báo Pháp hôm nay 11/10/2017, sau thông báo nước đôi của chủ tịch xứ này tối hôm qua. Báo Libération chạy tựa trang nhất : "Độc lập : Barcelona chơi hiệp phụ", Le Figaro : "Catalunya độc lập, còn phải chờ xem". Về phong trào đòi độc lập cho xứ Catalunya, báo Le Monde có bài phân tích mang tựa đề "Catalunya : một dự án báo trước sẽ thất bại".

cata1

Hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình ở Barcelona phản đối Catalunya đòi độc lập, Chủ Nhật ngày 08/10/2017. Reuters/Eric Gaillard

Để hiểu về cuộc khủng hoảng Catalunya, một phân tích mang kích thước lịch sử là cần thiết. Bài viết của kinh tế gia Jean-Pierre Petit trên Le Monde mở đầu với nhận xét các sử gia tương lai chắc chắn sẽ không bỏ lỡ dịp để nhấn mạnh là vào thời điểm mà cả một bộ phận lớn các nước Châu Âu đang nỗ lực xây dựng một cấu trúc liên bang bao gồm các quốc gia dân tộc, thì một số tỉnh, vùng của một số nước, như xứ Catalunya lại quyết định ly khai.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế, dự án độc lập của vùng này hoàn toàn mang tính phiêu lưu. Sự thiếu chuẩn bị của các đối tác kinh tế, bao gồm Catalunya và chính quyền trung ương Madrid sẽ để lại một cái giá "khủng khiếp", điều đó có nghĩa là hai bên đều thua.

Nguy cơ cắt đứt với Liên Hiệp Châu Âu là hiện hữu, trong lúc xuất khẩu của Catalunya sang phần còn lại của Tây Ban Nha và Liên Hiệp Châu Âu chiếm gần 45% GDP của xứ này, và 70% đầu tư nước ngoài vào Catalunya là từ các thành viên Liên Âu.

Về phần nợ công thì sao ? Nếu như Catalunya phải đảm nhiệm phần nợ riêng của mình (chiếm 35% GDP) cộng với phần phải gánh chịu do là thành viên của Tây Ban Nha (theo tỉ lệ tương đương 20% trọng lượng kinh tế Tây Ban Nha), thì nợ công của xứ này sẽ vọt lên tới 134% GDP.

Trong trường hợp khủng hoảng tài chính, Le Monde cảnh báo hệ thống ngân hàng xứ này sẽ hết sức dễ tổn thương. Liên Hiệp Châu Âu chắc chắn sẽ rất cứng rắn với một Catalunya độc lập, để ngăn ngừa khát vọng ly khai ở nhiều nơi khác, vốn cũng "rất mãnh liệt", như ở miền bắc nước Ý, ở xứ Flamand, Bỉ hay ở Vương Quốc Anh.

Cho đến nay, liên quan đến cuộc khủng hoảng Catalunya, các đối tác kinh tế - tài chính Châu Âu tỏ ra khắc nghiệt với Madrid hơn, tuy nhiên, mối quan hệ dễ dãi với Catalunya không thể kéo dài, với việc đe dọa di dời trụ sở của các cơ sở lớn ra khỏi vùng, giảm đầu tư, rút nhân lực trình độ cao.

Một kịch bản rất có khả năng xảy ra là, tình hình sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ đến mức mà đa số người Catalunya bác bỏ nguyện vọng độc lập, và thông qua một cuộc trưng cầu dân ý mới. Giống như ở Quebec trong những năm 1990 và Scotland năm 2014, áp lực kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì nguyên trạng.

Kinh tế gia của Le Monde nhấn mạnh là cuộc khủng hoảng Catalunya một lần nữa cho thấy rõ hội chứng "chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy tại các vùng giàu có", như ở xứ Bayern (nước Đức), miền bắc nước Ý, hay xứ Flamand, Bỉ. Dân Catalunya giàu hơn, ít thất nghiệp hơn và có trình độ công nghệ cao hơn hẳn mức trung bình của Tây Ban Nha.

Theo chuyên gia kinh tế Jean-Pierre Petit, cuộc khủng hoảng này cho thấy nhiều hơn nữa "tính chất ngây thơ" của dự án tiền tệ chung Châu Âu, về mặt lý tưởng được hình dung là sẽ "tự động dẫn đến sự hội nhập kinh tế". Tuy nhiên, ngay từ năm 2003, giải Nobel kinh tế Mỹ Paul Krugman đã khẳng định việc xây dựng liên minh tiền tệ Châu Âu, ngược lại, có thể làm gia tăng sự phân hóa giữa các khu vực. Bất chấp nhiều thập niên xây dựng khối, bất bình đẳng giữa các vùng vẫn còn là một thách thức lớn đối với Liên Âu.

Đòi độc lập : Chính quyền Catalunya "chơi hiệp phụ"

Libération ghi nhận, "cho dù chủ tịch vùng Catalunya Carles Puidgemont, chính thức tuyên bố độc lập, hôm qua, trước Nghị viện xứ này, nhưng ngay lập tức ông cũng tuyên bố ‘‘đình chỉ’’ việc áp dụng (quyết định này) và dành thời gian cho đối thoại".

Thông tín viên François Musseau của Libération tại Madrid cho biết lãnh đạo vùng Catalunya không có lựa chọn nào khác là giải pháp câu giờ nói trên, bởi một mặt ông không thể nói ngược lại hàng triệu người đang sôi sục đòi độc lập, trong lúc tuyên bố độc lập cũng có nghĩa là ngay lập tức sẽ trở thành đối tượng trấn áp của chính quyền trung ương.

Tuy nhiên, đối thoại mà chủ tịch vùng Catalunya đề nghị rồi sẽ đến đâu, bài xã luận mang tựa đề "Nguy hiểm", nhấn mạnh là : "xứ Catalunya đang chuẩn bị nhảy vào một khoảng không vô định. Trước hết bởi vì, trong hiện tại, người ta không biết là hơn 50% cư dân còn lại của xứ này có thực sự mong muốn độc lập hay không (…).

Tiếp theo đó, bởi vì một quyết định chính trị cần được phán xét theo những hệ quả của nó. Sự ly khai của Catalunya chắc chắn sẽ kích thích một đòi hỏi tương tự tại xứ Basque (Tây Ban Nha). Đây có phải là điều thực sự đáng mong muốn hay không ? Và lý do cuối cùng là, theo các quy định của Liên Hiệp Châu Âu, một xứ Catalunya độc lập ắt hẳn sẽ buộc phải rời khỏi Liên Hiệp. Catalunya có muốn như vậy không ?".

Libération kết luận : "Nói một cách khác, trong vụ việc này, tất cả cho thấy là cần phải có một thảo luận nghiêm túc về tương lai của một xứ, có ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn thể một đất nước. Chỉ còn vài tuần lễ thôi để tránh khỏi điều tồi tệ nhất. Thỏa hiệp dù theo kiểu gì đi nữa cũng đáng quý hơn là sự đụng độ ngu xuẩn của các chủ nghĩa dân tộc".

Mặc cảm lớn giữa Catalunya và Madrid

Vẫn về chủ đề khủng hoảng Catalunya, La Croix có bài tổng thuật về "những mặc cảm và sự không thông hiểu giữa Madrid và Barcelona". Trong lúc, Tây Ban Nha sẽ long trọng cử hành lễ Quốc Khánh vào ngày mai 12/10, thì nỗi ám ảnh lớn nhất của Madrid lại chính là Barcelona, nơi đa số dân chúng coi mình là nạn nhân của Tây Ban Nha. Ngược dòng lịch sử, chiến thắng năm 1714 của quân đội Pháp, áp đặt quyền lực của vương triều Pháp lên xứ này, một thất bại của người Catalunya lại được coi là một ngày hội dân tộc, ngày diada.

Bất đồng Catalunya và Tây Ban Nha không chỉ là lịch sử. Về mặt tài chính, người dân xứ này cho rằng họ là nạn nhân của chính quyền trung ương, bởi các chính sách hết sức bất công. Trong lúc Catalunya phải trả đến một nửa số thuế thu được cho Madrid, xứ Basque lại chỉ phải trả có 5%.

Châu Âu cần "liên bang" ở mỗi nước, mỗi quốc gia

Trở lại với vấn đề Catalunya đòi độc lập, Libération có bài phỏng vấn chủ tịch các đảng phái theo xu hướng tự do tại Nghị Viện Châu Âu, cựu thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt. Bài phỏng vấn mang tựa đề : "Nếu cứ tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ có một Liên Hiệp Châu Âu với 75 quốc gia".

Đối với lãnh đạo các đảng phái tự do Liên Âu, cần "tạo điều kiện để các dân tộc tồn tại trong lòng các quốc gia", và điều này không hề mâu thuẫn với thể chế Liên bang mà Châu Âu cần hướng tới. Châu Âu cần đến một thể chế liên bang ở mỗi quốc gia, cũng như trên quy mô toàn Châu lục.

Chính trị gia Guy Verhofstadt bày tỏ hy vọng các bên sẽ "tỉnh táo" để tránh khỏi các hệ quả nguy hiểm trong vụ đòi độc lập ở Catalunya.

Buôn bán với Trung Quốc : Châu Âu "vùng lên"

Vẫn tại Châu Âu, nhưng về quan hệ với Trung Quốc, báo Les Echos có bài phân tích về một nỗ lực mới bất ngờ của Liên Hiệp Châu Âu, để tránh được chiếc bẫy "kinh tế thị trường" với Bắc Kinh. Trận chiến nói trên đã có thể đã kết thúc với kết quả xấu, "nếu không có sự kiên cường của Nghị Viện Châu Âu".

Cuối năm 2016, 15 năm sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, Liên Âu buộc phải xem xét việc chấp nhận cho quốc gia này được hưởng quy chế kinh tế thị trường, tuy nhiên, làm thế nào để Châu Âu có thể không bị hàng xuất khẩu Trung Quốc đè bẹp, mà rất nhiều trong số đó bị nghi được chính quyền trợ giá mạnh ?

Bài viết mang tựa đề : "Buôn bán với Trung Quốc : Sự vùng lên của Châu Âu" điểm lại các nỗ lực của Châu Âu trong hơn một năm qua, và nhấn mạnh là trong quá trình tìm kiếm biện pháp đối phó với Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu đang thoát khỏi vị thế của "một anh chàng ngốc trong ngôi làng toàn cầu" (diễn đạt của Emmanuel Maurel, một đại diện thương thuyết của Nghị Viện Châu Âu) về mặt thương mại, để bắt đầu "cuộc lột xác".

Theo luật sư Oliver Prost, việc hiện đại hóa các công cụ bảo vệ thương mại của Liên Âu trong một thời gian dài bị bế tắc, nay bắt đầu được khai thông. Cuộc bỏ phiếu hồi tháng 5/2016 tại Nghị Viện Châu Âu với đa số áp đảo, như một hồi chuông cảnh báo Ủy Ban Châu Âu không được đầu hàng trước Trung Quốc.

Trong cuộc chiến xây dựng khả năng tự vệ trước sự lấn lướt của Trung Quốc về kinh tế, Liên Âu đã vượt qua được đối kháng giữa nhóm nước phía bắc, thiên về mở cửa kinh tế, và nhóm nước phía nam thiên về bảo hộ. Đức thay đổi quan điểm đã cùng với Pháp và Ý ký kết một sáng kiến chung, yêu cầu gia tăng sức mạnh phòng thủ của Châu Âu.

Tháng 11/2016, Ủy Ban Châu Âu ra được một văn bản quy định việc chống phá giá, để vừa lách khỏi khó khăn pháp lý mà Trung Quốc giương ra, vừa bảo tồn cho Châu Âu khả năng tự vệ. Một văn bản được đánh giá là "khéo léo". Để ra được một sáng kiến như vậy, tiểu quốc Malta – với tư cách là chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp – đã "đóng một vai trò đặc biệt".

Theo Les Echos, còn quá sớm để ăn mừng chiến thắng, các nỗ lực của Châu Âu vừa qua chỉ cho phép khối này tránh được "điều tồi tệ" nhất, trong lúc thế lực của Trung Quốc là "mạnh hơn bao giờ hết" (một số nước Châu Âu, như Bồ Đào Nha, Hy Lạp quá phụ thuộc vào vốn đầu tư của Trung Quốc. Đầu tư Trung Quốc vào Châu Âu riêng trong năm ngoái bằng 10 năm trước đó cộng lại).

Dù sao điều này cũng cho thấy nếu đoàn kết và sáng tạo trong phương pháp, Liên Âu có thể có những đột phá. Một Châu Âu "bảo vệ" được người dân, như điều mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trương, đang dần dần hình thành.

Hạt nhân Iran : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có thể mất chức

Về tình hình nước Mỹ, Les Echos chú ý đến các đồn đại về sự ra đi sắp tới của ngoại trưởng Tillerson và kể cả bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, do những bất đồng với tổng thống Trump. Riêng về bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, theo Les Echos, lý do là lập trường đối lập với tổng thống Trump trong hồ sơ hạt nhân Iran. Trước Thượng Viện Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Mattis bảo vệ hiệp ước với Iran, và khẳng định điều này có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ.

Từ đây đến 15/10, tổng thống Trump sẽ phải đưa ra quyết định bác bỏ hay phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân với Iran. Một nghị sĩ Cộng Hòa, ông Bob Corker, lo ngại "thái độ không nhìn xa" của tổng thống Mỹ có thể đưa Hoa Kỳ vào con đường "Chiến tranh Thế giới thứ Ba".

Phim mới : "Xưởng viết", chân dung hiếm thấy về xã hội Pháp

Báo chí Pháp dành nhiều lời ca ngợi cho bộ phim "Atelier" (tạm dịch là "Xưởng viết"). Les Echos nhận xét đây là một bộ phim "đáng ngạc nhiên nhất" trong thời gian gần đây, về chân dung nước Pháp đương đại. "Xưởng viết" là câu chuyện một nhà văn nữ giúp các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, cùng viết tiểu thuyết trinh thám. "Một chiếc cầu giữa hai thế giới" là bài viết trên La Croix về bộ phim. Đạo diễn phim "Xưởng viết" là Laurent Cantet, tác giả của "Entre les Murs" (Trong lớp học), Cành cọ vàng 2008.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Donald Trump sẽ phát động chiến tranh ?

Le Figarohôm nay đặt vấn đề "Donald Trump có đang chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ tham chiến hay không ?". Với lời đe dọa "hủy diệt toàn bộ" Bắc Triều Tiên, đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương và của Iran tại Trung Đông, người đứng đầu Nhà Trắng đang tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ, nhưng để phục vụ cho chiến lược nào ?

chientranh1

Những chiếc trực thăng CH-53 chuẩn bị cất cánh từ chiến hạm USS Kearsarge của Mỹ ngày 18/09/2017. Reuters/Jonathan Drake

Tăng 100 tỉ đô la ngân sách quốc phòng

Thượng Viện Hoa Kỳ vừa thông qua ngân sách 692 tỉ đô la cho Lầu Năm Góc trong năm 2018, cũng gần tương đương với con số của Hạ Viện là 696 tỉ. Việc Quốc Hội cho tăng ngân sách gần 100 tỉ đô la so với năm 2016 – năm cuối cùng trong nhiệm kỳ Obama – và vượt quá cả yêu cầu của tổng thống Trump 37 tỉ đô la, là hết sức ngoạn mục. Vì sao lại như thế, trong khi chi quân sự Mỹ hiện còn nhiều hơn cả 15 quân đội lớn nhất trên thế giới cộng lại ?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã hứa hẹn "xây dựng lại một quân đội mạnh hơn bao giờ hết", xóa bỏ mức trần chi quân sự do một đạo luật năm 2011 ấn định. Theo Budget Control Act, ngân sách này cho năm 2018 chỉ là 608 tỉ đô la, trong đó có 60 tỉ cho can thiệp bên ngoài. Cơ quan tư vấn bảo thủ American Enterprise Institute (AEI) tính toán rằng cần thêm từ 250 đến 300 tỉ đô la trong bốn năm tới.

Với số tiền này, ông Trump sẽ tăng thêm 60.000 binh sĩ cho lục quân, thêm 78 chiến hạm mới và 50.000 lính cho hải quân, khoảng 100 chiến đấu cơ và 43.000 lính cho không quân, tăng cường thủy quân lục chiến.

Quân đội Mỹ đang có ưu thế vượt trội

Trong khi đó, ưu thế quân sự tối thượng của Mỹ không ai tranh cãi được. Quân đội đứng nhì thế giới là Trung Quốc có 500 xe tăng hiện đại (Type 99) thì Mỹ có đến 8.700 chiếc M1. Trong số 8.400 trực thăng chiến đấu trên thế giới, có đến 6.400 chiếc là của Mỹ ; và Hoa Kỳ hiện có 10 hàng không mẫu hạm, bằng tổng số của các nước khác cộng lại.

Tuy nhiên, các lãnh đạo quân sự than phiền về tình trạng trang thiết bị xuống cấp, huấn luyện không đến nơi đến chốn sau nhiều năm bị siết chặt ngân sách. Hải quân cho rằng vụ đụng tàu mới đây làm 17 thủy thủ thiệt mạng là do "việc điều đi công tác ngày càng lâu hơn, rút ngắn thời gian huấn luyện, bảo trì giảm hoặc trì hoãn".

Think tank bảo thủ Heritage Foundation cảnh báo, lục quân Mỹ là "yếu kém", còn hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và vũ khí nguyên tử chỉ ở mức chấp nhận được. US Air Force, bị cắt giảm 20.000 quân năm 2014, đang yếu nhất kể từ năm 1948 : tuổi thọ trung bình của các chiến đấu cơ là 28, và còn thiếu 700 phi công.

Trật tự thế giới tự do dưới sự lãnh đạo của Mỹ

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, nguyên tắc được ấn định cho quân đội Mỹ là phải có khả năng tham gia cùng lúc hai cuộc chiến lớn. Nhưng những mối đe dọa ngày càng đa dạng hơn - từ khủng bố, hỏa tiễn đạn đạo cho đến tin tặc – cộng với sự thiếu vắng một địch thủ chính như thời còn Liên Xô cũ gây phức tạp thêm cho việc tính toán. Donald Trump đang phân vân trước việc duy trì 800 căn cứ quân sự Mỹ và lực lượng tại 150 nước.

Tình hình căng thẳng hiện nay với Bắc Triều Tiên khiến giả thiết xảy ra xung đột trong vài tháng tới có thể thành sự thực. Chính quyền Trump cũng muốn đối đầu mạnh mẽ hơn với Iran. Trung Quốc và Nga tiếp tục được coi là mối đe dọa tại Biển Đông, Đông Âu và Cận Đông. Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Trump còn thêm Cuba và Venezuela vào danh sách. Đã ba năm liên tiếp, Heritage Foundation nhận định "trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo từ cuối Đệ nhị Thế chiến có nguy cơ bị phá vỡ". Có điều, chẳng biết ông Donald Trump có muốn duy trì trật tự đó hay không.

Chủ thuyết quân sự nào cho Donald Trump ?

Từ khi bước vào Nhà Trắng, tổng thống Trump đã ra lệnh bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào Syria, thả quả siêu bom MOAB xuống quân al-Qaeda ở Afghanistan, và gởi thêm 3.000 quân tăng viện đến nước này. Ông tăng cường chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, đẩy mạnh hoạt động của lực lượng đặc biệt ở Yemen, cho máy bay không người lái tấn công ở Cận Đông và Somalia. Đối với một tổng thống trước khi đắc cử từng tố cáo việc can thiệp quân sự của Mỹ là "hoàn toàn lãng phí", và hứa hẹn sẽ "thương lượng như điên" với Bắc Triều Tiên, đây là một sự quay ngoắt 180 độ.

Cho đến nay, Donald Trump vẫn chưa xác định các mục tiêu chiến lược và các điều kiện sử dụng đến vũ lực. Quan hệ đối ngoại của ông chỉ tuân theo hai nguyên tắc : không đoán định trước, và đàm phán trên vị thế của kẻ mạnh. Robert Kaplan của Center for a New American Security nhận xét đó là "một chính sách con buôn không có tầm nhìn thực tế", khác xa với việc "bảo vệ trật tự thế giới tự do của phương Tây" như tất cả những người tiền nhiệm.

Dưới thời Obama, các nguyên tắc can thiệp rất khắt khe, với chỉ đạo thận trọng "Không được làm những điều ngốc nghếch". Còn ông Trump dường như thích câu châm ngôn cổ điển "Luật pháp trong tay người mạnh nhất". Ngược với việc tăng ngân sách quân sự, chính quyền Trump muốn giảm 25% ngân sách ngoại giao và viện trợ nhân đạo, còn khoảng 37,6 tỉ đô la, không đầy 5,5% so với quân đội. Theo Havard Political Review, đây là "cái lý của kẻ mạnh, được khoác lên chiếc áo chủ thuyết".

Khí hậu : Hãy thuyết phục Trump bằng lý lẽ kinh tế

Cũng liên quan đến tổng thống Mỹ nhưng trên lãnh vực môi trường, Les Echos cho rằng những lý lẽ về kinh tế hiệu quả hơn là về sinh thái, để thuyết phục được ông Trump.

Tờ báo cho biết, một tài liệu 43 trang của chính quyền Trump bị rò rỉ hôm thứ Bảy 7/10 cho thấy trong những ngày tới, đạo luật Clean Power Act của ông Obama nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp, có thể bị hủy bỏ. Ông Trump cho rằng kế hoạch này sẽ làm nền kinh tế Mỹ bị thiệt mất 33 tỉ đô la từ nay đến năm 2030.

Cựu giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Gina McCarthy tố cáo "việc từ bỏ các cam kết luật pháp, khoa học và đạo đức nhằm đối phó với mối đe dọa biến đổi khí hậu". Nhìn rộng hơn, đây là một trong những bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đơn phương cho phép mình đứng trên mọi thỏa ước quốc tế.

Theo Les Echos, cần phải nói cùng một ngôn ngữ kinh tế và tài chính mới có thể lay chuyển được quan điểm của ông Trump, đó là tăng trưởng, lợi nhuận và công ăn việc làm. Lần đầu tiên từ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, các nhà máy điện mặt trời và năng lượng gió bắt đầu thắng thế trong gọi thầu công khai, so với năng lượng hóa thạch. Các giải pháp hợp lý hóa năng lượng tạo ra thị trường khổng lồ cho công nghiệp. Thay vì thi nhau phản đối, cần thuyết phục ông Trump quan tâm đến những thay đổi trên để có thể "Make America Great Again".

Na Uy, vương quốc xe hơi chạy điện

Cũng về môi trường, Le Monde trong bài "Na Uy, vương quốc của xe hơi điện" cho biết tại nước này, cứ năm chiếc xe hơi thì có một chiếc chạy bằng điện, nhờ các biện pháp giảm thuế, bãi đậu xe và điểm sạc bình miễn phí.

Riêng tại thủ đô Oslo, xe hơi điện chiếm đến 40%. Ngay cả ở vùng Finnmark xa xôi lạnh lẽo, ít trạm sạc bình và cái lạnh làm giảm phân nửa năng lực bình điện, tỉ lệ này cũng là 5%, gấp ba lần nước Pháp và gấp sáu lần so với bình quân thế giới. Quả là một nghịch lý, khi quốc gia sống bằng dầu khí xuất khẩu lại tự định cho mình mục tiêu không còn xe hơi chạy bằng xăng dầu vào năm 2025.

Làm thế nào mà thị trường xe hơi Na Uy vốn chỉ đứng thứ 42 thế giới lại theo sát ngay sau người khổng lồ Trung Quốc về xe hơi chạy điện ? Trước hết, thuế đánh vào các loại xe thải khí CO2 nhiều nhất lên đến 90.000 cua-ron (9.600 euro), trong khi xe chạy hai thứ điện và xăng chỉ vài trăm euro, còn xe chạy 100% điện được miễn thuế hoàn toàn. Cả nước có đến 8.650 trạm sạc điện miễn phí, bên cạnh đó là những bãi đậu xe dành riêng.

Tuy nhiên cũng có những tiếng nói phản đối. Một số cư dân cho biết không thể đi xa với xe hơi điện, có người phải từ chối việc làm vì không thể đi về mỗi ngày. Chỉ trích mạnh mẽ nhất đến từ giới nghiên cứu, vì tiêu tốn đến 2 tỉ đô la mà chỉ giảm được có 130.000 tấn CO2 trên tổng số khí phát thải 53 triệu tấn của Na Uy trong năm 2016.

Nạn nhân bom nguyên tử Nhật được an ủi với Nobel hòa bình 2017

Liên quan đến Châu Á, thông tín viên La Croix tại Tokyo cho biết giải Nobel hòa bình 2017 trao cho Chiến dịch quốc tế chống vũ khí hạt nhân (ICAN) được coi là sự nhìn nhận nỗi đau của các hibakusha, những người sống sót trong trận bom nguyên tử thời Đệ nhị Thế chiến.

Peace Boat, tổ chức chống nguyên tử của Nhật đã hợp tác với ICAN, ca ngợi sự can đảm của những người sống sót sau hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki, đã đóng góp vào "những trải nghiệm khủng khiếp". Tại trụ sở của Peace Boat ở Tokyo, loan báo về giải Nobel hòa bình được đón nhận bằng những tiếng hò reo tở mở lẫn những giọt nước mắt.

Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới phải gánh chịu bom nguyên tử, hôm 4/7 đã tẩy chay không chịu thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được 122 nước ký kết, vì những nước có loại vũ khí này lại không chịu ký "nên Nhật không thể tham gia một cách nghiêm túc và xây dựng". Nhưng giải Nobel hòa bình năm nay có thể làm thay đổi ván cờ, khuyến khích các quốc gia có vũ khí nguyên tử thông qua hiệp ước.

Khủng hoảng Catalunya : Không có người thắng, chỉ có kẻ bại

Về trang nhất các báo Pháp hôm nay, nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến "Cuộc đấu tranh về ngân sách bắt đầu tại Quốc hội", còn Le Monde phê phán "Những người giàu nhất được lợi nhiều nhất trong kế hoạch ngân sách của tổng thống Macron".

Hai màu đỏ và vàng của quốc kỳ Tây Ban Nha và Catalunya chiếm trang bìa hầu hết các báo Pháp, sau cuộc biểu tình lớn hôm qua. Le Figaro chạy tựa "Catalunya, sự thức tỉnh của những người ủng hộ thống nhất". Libération cũng ghi nhận tương tự : "Catalunya độc lập : Những người chống đối thức tỉnh". La Croix đăng ảnh người biểu tình cầm cả hai lá cờ Tây Ban Nha và Catalunya, đăng ý kiến của năm nghệ sĩ thuộc hai phía.

Le Figaro nhận định "Áp lực đang đè nặng lên những người chủ trương độc lập ở Catalunya", trong lúc "Liên Hiệp Châu Âu đứng về phía Madrid". Tờ báo cũng quay lại với "Sự hình thành chủ nghĩa dân tộc ở Catalunya".

Trong bài xã luận, Le Figaro cho rằng trong cuộc khủng hoảng này, tất cả đều bị thiệt hại. Một Catalunya không còn thu hút, một Tây Ban Nha bất ổn định lâu dài, cũng như đối với Châu Âu đã bị mất đi Anh quốc. Còn theo Libération, vào lúc xu hướng cô lập hóa và dựng lên những bức tường giữa các dân tộc đang tăng lên, tất cả những chiến lược nào khác ngoài đối thoại giữa hai phe ủng hộ và phản đối ly khai, sẽ là thảm họa, đối với kinh tế cũng như nền dân chủ.

Catalunya, một California của Châu Âu ?

"Catalunya, một California của Châu Âu" ? Les Echos đặt vấn đề và nhận xét, vùng đất của Tây Ban Nha có nhiều điểm chung với tiểu bang đầy nắng gió của Hoa Kỳ. Nếu Catalunya chiếm 20% GDP của Tây Ban Nha, thì California cũng là tiểu bang giàu nhất nước Mỹ, chiếm 14% tổng sản phẩm nội địa. Từ sản xuất nông nghiệp ồ ạt vào đầu thế kỷ, cả hai đều sớm thích ứng với thời đại. Tại California là Hollywood, công nghiệp giải trí và GAFA (Google, Apple, Facebook, Amazon) ; còn tại Catalunya là Movida và kỹ thuật sinh học. Cả hai đều than phiền là phải đóng góp nhiều hơn cho những miền khác của đất nước.

Tiền bạc không phải là nguyên nhân duy nhất cho việc đòi ly khai. Sự khác biệt về văn hóa, chính trị và bản sắc giữa Barcelona và Madrid đã có từ lâu. Còn California, đất hứa đầu tiên cho người Châu Mỹ la-tinh, phản đối luật nhập cư của ông Donald Trump và ủng hộ hiệp định khí hậu Paris.

California có nhiều thế mạnh hơn Catalunya để có thể đứng một mình : 40 triệu dân, 2.500 tỉ đô la GDP (tương đương với cả nước Pháp), xếp thứ 6 thế giới. Nhưng người ta lại ít nghe nói đến "Calexit". Nhóm chủ trương ly khai "Yes California" chỉ thu thập được 97.000 chữ ký ủng hộ thay vì 585.000 chữ ký cần thiết để tiến hành trưng cầu dân ý. Rốt cuộc California muốn tập trung năng lượng cho sáng tạo, còn Catalunya ngược lại, muốn thay đổi định chế ; trong khi tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc này có thể dẫn đến đình đốn về kinh tế.

Thụy My

Published in Quốc tế

Liên Hiệp Quốc : Trại tị nạn lớn nhất thế giới tại Bangladesh quá nguy hiểm (RFI, 08/10/2017)

Ngày 07/10/2017, một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc phát biểu về kế hoạch của Bangladesh xây dựng trại tị nạn lớn nhất thế giới cho hơn 800.000 người Hồi Giáo Rohingya là rất nguy hiểm vì tình trạng quá tải có thể làm tăng nguy cơ các bệnh chết người lây lan nhanh chóng.

rohingya1

Người Rohingya tại trại tị nạn Balukhali sau cơn mưa ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 06/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo AFP, việc hơn một nửa triệu người tị nạn Rohingya tràn sang Banglasdesh để tránh cuộc đàn áp của quân đội ở bang Rakhine, Miến Điện từ ngày 25/08 đã khiến các trại tạm cư ở Bangladesh bị quá tải.

Chính quyền Bangladesh đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch mở rộng một trại tị nạn tại Kutupalong, gần thị trấn biên giới Cox's Bazar để tiếp nhận người Rohingya. Theo tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (IOM), đây sẽ là trại tị nạn lớn nhất trên thế giới, vượt xa hai trại Bidi Bidi ở Uganda và Dadaab ở Kenya - cả hai trại này đều có khoảng 300.000 người tị nạn.

Nhà chức trách Bangladesh cho biết khu trại mới sẽ giúp họ quản lý tốt hơn các hoạt động cứu trợ và đảm bảo an toàn cho người Rohingya. Hiện chính quyền Bangladesh đang lo sợ là việc các trại tị nạn nằm rải rác ở nhiều nơi có thể dẫn tới nguy cơ trở thành những nơi tuyển mộ cho các chiến binh Hồi Giáo cực đoan.

Khoảng 1.200 hecta đất bên cạnh trại Kutupalong hiện tại đã được dành cho dự án xây trại tị nạn lớn nhất thế giới. Và theo yêu cầu của chính phủ Bangladesh, Tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý điều phối hoạt động của các cơ quan viện trợ và giúp xây dựng chỗ ở tại khu trại mới.

Tuy nhiên, ông Robert Watkins, điều phối viên thường trực của Liên Hiệp Quốc tại Dhaka, nói với AFP rằng Bangladesh nên tìm các địa điểm mới để xây dựng thêm nhiều khu trại khác, bởi vì "tập trung quá nhiều người vào một khu vực quá nhỏ, nhất là những người sức khỏe yếu dễ bị bệnh, là rất nguy hiểm… Nếu có bệnh truyền nhiễm nào đó xuất hiện, nó lây lan rất nhanh. Nguy cơ này rất dễ xảy ra".

Điều phối viên Robert Watkins cũng nhấn mạnh tới nguy cơ trại tị nạn bị hỏa hoạn. Theo ông Robert Watkins, công tác quản lý người tị nạn, chăm sóc sức khoẻ cho họ và đảm bảo an ninh sẽ dễ hơn nếu họ được phân bổ sinh sống ở các trại nhỏ thay vì sống trong tại một trại tập trung quá lớn.

Thùy Dương

**********************

Miến Điện : Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ (RFI, 07/10/2017)

Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.

rohingya2

Một cụ bà 75 tuổi người Rohingya được người thân khiêng đi tị nạn sang Bangladesh. Reuters/Damir Sagolj

Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10. Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố "kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp" nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.

Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố : "Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự". Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định "không có chính sách đàm phán với quân khủng bố".

LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo

Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá "không thể chấp nhận được" vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.

Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa. Vì vậy, ông Mark Lowcock "kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường".

Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ sắp đến Pakistan để gây sức ép (RFI, 07/10/2017)

Theo AFP ngày 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump trong những tuần tới sẽ điều hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng đi công tác tại Pakistan. Mục tiêu là nhằm gây áp lực lên quốc gia đồng minh bị cáo buộc là đã làm ngơ cho một số nhóm thánh chiến.

nam1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (p) gặp đồng nhiệm Pakistan Khawaja Muhammad Asif tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington ngày 04/10/2017. 10 năm 2017. Reuters / Yuri Gripas

Vài tuần sau khi ông Trump chỉ trích Islamabad "chứa chấp những kẻ gây hỗn loạn", ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến đến Pakistan vào cuối tháng 10. Theo nhiều nguồn tin Mỹ và Pakistan, sau đó bộ trưởng quốc phòng James Mattis cũng sẽ theo chân. Chuyến viếng thăm của hai vị bộ trưởng Mỹ nhằm chuyển giao thông điệp là Pakistan cần chấm dứt việc ủng hộ các nhóm thánh chiến.

Washington rất bực tức khi thấy Pakistan cho một số nhóm thánh chiến hoặc quân Taliban trú ngụ, trong khi lực lượng Mỹ đang chiến đấu với những nhóm này bên kia biên giới, ở Afghanistan.

Quan hệ giữa hai nước đặc biệt căng thẳng từ năm 2011, sau khi tổng thống Barack Obama bật đèn xanh cho chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Usama bin Laden tại Abbottabad, thành phố có các khu gia binh Pakistan.

Tình hình đến nay vẫn không tốt đẹp hơn. Hồi tháng Tám, tổng thống Donald Trump đòi hỏi Pakistan phải thay đổi thái độ. Ông nói : "Chúng tôi đã viện trợ hàng tỉ và hàng tỉ đô la cho Pakistan, nhưng đồng thời họ lại chứa chấp chính những tên khủng bố mà chúng tôi phải chiến đấu".

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tuần này nhắc lại trước Quốc Hội, là ông sẽ "cố gắng thêm một lần nữa để xem có cải thiện được gì không".

Ngoại trưởng Pakistan, công du Hoa Kỳ hôm thứ Tư 4/10 cho rằng những cáo buộc của Mỹ là "không có cơ sở", "không thể chấp nhận được", "không thể nói chuyện với những người bạn từ 70 năm kiểu như vậy".

Thụy My

*****************

Nam Á : Ấn Độ tìm cách đối phó với tiền của Trung Quốc (RFI, 07/10/2017)

Ấn Độ tìm cách bảo vệ phạm vi ảnh hưởng lâu năm tại Nam Á, khu vực đang được Trung Quốc đầu tư hàng triệu đô la. Nhiều chuyên gia tham dự hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại New Delhi, diễn ra từ ngày 04-06/10/2017, cho rằng Ấn Độ phải phát huy thế mạnh riêng thay vì đối chọi với tiền của Trung Quốc.

nam2

Đồng nhân dân tệ (yuan) Trung Quốc (Ảnh minh họa) - Reuters/Thomas White

Trả lời kênh CNBC ngày 06/10, thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định : "Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư, chúng tôi thì không thể, nhưng chúng tôi có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau. Đây là điều luôn được đánh giá cao và theo đuổi".

Có nghĩa là để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi. Vì từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài dược phẩm giá phải chăng rất được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.

Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindu khẳng định New Delhi "sẽ gây thất vọng nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư", thay vào đó, nên phát huy lợi thế vì Ấn Độ cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự với các nước trong vùng, như đói nghèo và thời tiết khắc nghiệt.

Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupi Ấn để giảm các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.

CNBC nhắc lại, để theo đuổi tham vọng dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường", Bắc Kinh đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ, như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan. Điều này đã khiến New Delhi tức giận và từ chối tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.

Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc Châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 09/2017.

Thu Hằng

Published in Châu Á

100 năm "Cách mạng tháng 10" : Chính quyền Nga lẩn tránh lịch sử

Thói quen ngủ ít, làm việc khuya của tổng thống Pháp, cánh hữu Pháp còn ai tiếp tục là đối thủ của tổng thống Macron, hay nguy cơ độc chất trong thuốc trừ sâu Roundup khiến Châu Âu bất an, lần lượt là chủ đề lớn trang nhất của L’Express, Le Point L’Obs. Riêng Le Courrier International mời độc giả trở về với những hồi ức tuy đã xa xưa, từ chế độ nô lệ, đến chủ nghĩa thực dân, từ chủ nghĩa phát xít đến chủ nghĩa cộng sản… vẫn tiếp tục gây nhức nhối ở nhiều nơi trên thế giới. Trước hết xin giới thiệu bài nhận định của L’Obs "Sự thật về cuộc Cách mạng tháng 10 Nga".

100nam1

Một cuộc tuần hành của công nhân trong những ngày đầu tiên của Cách mạng tháng Hai 2017, tại cố đô Petrograd, nay là St Petersburg. Ảnh : Wikipedia

Theo L’Obs, "cuộc lật đổ chính quyền" tháng 10/1917 của phe Bônsêvích (Bolshevik) đã được ca ngợi trong suốt thời Liên Xô như là "cuộc cách mạng vô sản quang vinh", trên thực tế là một cú đảo chính, dẫn đến sự ra đời của một trong những chế độ toàn trị lớn nhất của thế kỷ XX. Đúng một thế kỷ sau, "lịch sử" đang trở lại thách thức những thế lực đã nhấn chìm sự thật.

Moskva chắc chắn sẽ tổ chức dịp kỷ niệm tròn 100 năm biến cố này "một cách lặng lẽ". Bởi lẽ tổng thống Nga Putin không hề có thiện cảm với các cuộc nổi dậy, ngược lại rất hâm mộ nhà độc tài Stalin. Vì vậy, khó hình dung một cách tưởng niệm nào khác hơn là các cuộc tuần hành với "những ngọn nến leo lắt" của một vài đảng phái "anh em" với điện Kremlin.

L’Obs nhận xét không khí thờ ơ này thật là "đáng tiếc". Không phải tiếc cho một dịp tưởng niệm long trọng, mà là tiếc cho một cơ hội bị bỏ lỡ, bởi lẽ ra công chúng đã có dịp để hiểu rõ hơn về giai đoạn rối ren, trắng đen lẫn lộn, đầy uẩn khúc này.

L’Obs nhấn mạnh là trong số "hai cuộc cách mạng" tại Nga năm 1917, thực ra "chỉ có cuộc cách mạng đầu tiên là xứng đáng với tên gọi". Tháng Hai năm 1917 (tức tháng 3, theo Tây lịch), dân chúng thủ đô Petrograd – kiệt sức vì đói, chiến tranh triền miên – đã liên tục biểu tình trên đường phố, buộc Sa hoàng thoái vị, nhờ hậu thuẫn của binh sĩ.

Cuộc nổi dậy lật đổ chế độ Nga hoàng xứng đáng được gọi là "cách mạng", bởi đây là một phong trào quần chúng mang lý tưởng tự do, bác ái. Cuộc Cách mạng tháng Hai đã mở ra một thời kỳ biến động chính trị lớn, sau hàng thế kỷ độc tài. Chính quyền lâm thời, do phe Xã Hội và những người theo quan điểm tự do lãnh đạo, đã ban hành nhiều chính sách được đánh giá là "tuyệt vời", như chấm dứt kiểm duyệt, tự do tôn giáo, phụ nữ có quyền bầu cử… Thế nhưng mặt trái của những thay đổi này là "bất ổn".

Chính phủ lâm thời, Duma và các Xô viết

Chính phủ lâm thời phải khẳng định được uy tín của mình trước hai thế lực cạnh tranh khác. Một bên là Duma, tức Hạ viện, chính thức được thành lập từ năm 1905 (sau cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905), bao gồm "những người có địa vị, có tư tưởng tự do" và bên kia là các "Xô viết" (Soviet), tức các ủy ban đại biểu công nhân và quân nhân, trong đó Xô viết Petrograd là hùng mạnh nhất.

Trong hàng ngũ các Xô viết giai đoạn đầu này, đa số nằm trong tay một số nhóm cánh tả, đặc biệt là nhóm Menshevik (1), và phe Xã Hội ôn hòa. Chủ trương của phe đa số trong các Xô viết lúc đó là "không thể tiến hành một cuộc cách mạng xã hội, nếu không thiết lập được nền dân chủ".

Lực lượng Bolshevik lúc đó chỉ là thiểu số. Lenin - lãnh tụ của phe này – trở về nước hồi tháng Tư. Lực lượng Bolshevik cho dù rất chia rẽ, nhưng đoàn kết với nhau ở một điểm, là rút khỏi cuộc chiến với Đức. Đây là một lập trường thu hút mạnh mẽ quần chúng, đúng vào lúc quân đội Nga đang kiệt quệ và mất tinh thần.

Tháng 7/1917, chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Kerenski tổ chức một cuộc phản công cuối cùng chống Đức, nhưng thất bại. Phe Bolshevik tranh thủ cơ hội nổi dậy tại thủ đô. Nổi dậy không thành. Lenin trốn sang Phần Lan.

Tuy nhiên, chính phủ lâm thời Nga trở nên hết sức mong manh sau mưu toan lật đổ của tướng Kornilov, tư lệnh quân đội, tháng 9/1917. Để "bảo vệ cách mạng", chính phủ Kerenski kêu gọi toàn dân hậu thuẫn. Phe Bolshevik được phép vũ trang trở lại. Lenin ngay lập tức về nước, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đảo chính.

Đảo chính diễn ra mau lẹ trong hai ngày 24 và 25/10. Cung điện Mùa Đông ở Petrograd, trụ sở của chính phủ lâm thời, bị chiếm. Theo lệnh của Lenin, tất cả các vị trí then chốt đều do phe Bolshevik nắm giữ. "Cuộc thay đổi chính quyền diễn ra trong không khí gần như rất thờ ơ của dân chúng".

Những ngày sau đó, phe Bolshevik kiểm soát các Xô viết, đóng cửa báo đối lập. Tháng 12, lực lượng an ninh đặc biệt Tcheka được thành lập, nhằm đặt toàn xã hội trong vòng kiểm soát.

Do đã hứa trước, Lenin vẫn cho tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào tháng 11. Kết quả không có gì ngạc nhiên khi phe Bolshevik chỉ được 168 trên 709 ghế. Chính quyền mới cũng cho phép Quốc Hội Lập Hiến được họp một lần duy nhất vào tháng Giêng năm 1918, rồi sau đó màn hạ.

Chính phủ Cách mạng tháng Hai bị coi là "ngụy"

Giai đoạn chính phủ cách mạng lâm thời Nga tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi từ tháng 2 đến tháng 10/1917, bị chính quyền Nga hiện nay cố gắng gạt khỏi lịch sử chính thức, như một thứ "ngụy triều".

Một phân tích trên Vzgliad, một báo mạng thân Kremlin, được đặc san Le Courrier International tháng 9-10-11/2017 đăng tải, nêu ra một quan sát : "Cho dù không có sự thống nhất về cách đánh giá các biến cố năm 1917, người ta có thể nói một cách hơi phóng đại rằng, hiện nay đa số mọi người vừa nuối tiếc việc Sa hoàng bị lật đổ đầu năm, nhưng cũng đồng thời hoan ngênh chiến thắng của phe Bolshevik cuối năm… và điều này không có gì mâu thuẫn".

"Nước Nga không ra đời năm 1917" là tựa đề bài viết. Trang mạng thân chính quyền Putin đưa ra một giải thích mới, mà theo báo này đang ngày càng được dân chúng ủng hộ. Đó là "Lenin đã lật đổ chính kẻ lật đổ Sa hoàng".

Việc phe Bolshevik chiếm quyền là để phản ứng lại việc lực lượng thân phương Tây (tức chính phủ cách mạng lâm thời) phá hủy Nhà nước Nga, và "chiến thắng của Bolshevik là khả năng duy nhất khôi phục lại sự thống nhất quốc gia, cho dù với cái giá khủng khiếp. Viễn cảnh ngược lại không phải là sự thắng lợi của phe Bạch Vệ, mà là sự sụp đổ của Nhà nước Nga". Nối lại với truyền thống nghìn năm của nước Nga là mục tiêu của bài viết (bất kể những bế tắc không đường cứu vãn của chế độ Sa hoàng).

Phim về Sa hoàng bị lên án "phạm thượng"

Cuộc chính biến Bolshevik tháng 10/1917 không phải là ưu tiên của Moskva, trong khi đó chính quyền rõ ràng đang dung túng các thế lực muốn khôi phục lại Sa hoàng. Một vụ việc có vẻ rầm rĩ nhất trong mùa thu năm nay là các phản ứng dữ dội nhân việc ra mắt bộ phim "Matilda" (của đạo diễn Alexei Uchitel) nói về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một ngôi sao vũ ba lê.

Phe bảo thủ nhất trong Giáo hội Chính Thống Nga lên án một hành động "phạm thượng", bởi Nicolas II đã được Giáo hội phong thánh năm 2000. Xúc phạm đến Sa hoàng là xúc phạm Giáo hội và đất nước. Le Courrier International cho hay xưởng phim của đạo diễn bị tấn công bằng chai xăng, nhiều rạp chiếu bộ phim này bị phóng hỏa. Trong khi đó, cảnh sát tỏ ra rất thụ động.

"Giải pháp trung gian" cho những hồi ức gây chia rẽ

Những hồi ức đau đớn, tiếp tục gây chia rẽ khắp nơi trên thế giới là chủ đề chính của Le Courrier International : từ việc các bức tượng thời Nội chiến thế kỷ 19 của nước Mỹ vừa bị hạ bệ, gây bạo động, đến phong trào đòi bỏ tên đường phố, đối với những chính trị gia Pháp thế kỷ 17 từng cổ vũ cho chế độ nô lệ… Hủy bỏ những tên tuổi từng được tôn vinh, nay bị xã hội đương đại lên án, không hẳn đã là một giải pháp tốt.

Theo ông Karfa Diaollo - chủ tịch một hiệp hội về Hồi ức và Chia sẻ của thành phố Bordeaux, Pháp, nơi có nhiều đường phố mang tên những chính trị gia ủng hộ chế độ nô lệ - việc đặt lại tên đường phố đồng nghĩa với việc hủy bỏ ký ức. Hiệp hội nói trên của Bordeaux đề nghị một "giải pháp trung gian". Đó là giữ nguyên tên đường, nhưng bố trí các bảng chỉ dẫn, giải thích rõ về bối cảnh lịch sử (trích báo El Pais, Tây Ban Nha).

Về phần mình, một nghệ sĩ Mỹ (trích báo New York Times) cũng ủng hộ việc đưa các bức tượng tướng lãnh bảo vệ chế độ nô lệ ở Mỹ vào viện bảo tàng, thay vì đập nát, với nhận xét : "Đừng phá hủy bằng chứng về hiện trường nơi xảy ra tội ác".

Trại tập trung thời Stalin : Cần bảo tàng tầm cỡ thế giới

Đối với hồi ức về chế độ toàn trị xô viết, Le Courrier International có bài phỏng vấn dài với đạo diễn Alexander Sokurov, với tựa đề "Cần một viện bảo tàng về Goulag (tức hệ thống trại tập trung thời Stalin) tầm cỡ thế giới". Đạo diễn Alexander Sokurov nổi tiếng với bốn bộ phim về chủ nghĩa toàn trị thế kỷ XX ("Moloch" về Hítler, "Taurus" về Lenin, "Mặt trời" về hoàng đế Nhật Hirohoto, và "Faust" [đọc lại câu chuyện về con người bán linh hồn cho qủy dữ trong vở kịch thơ của Goethe]).

Trong số hàng nghìn trại tập trung trên khắp nước Nga, nơi 2 triệu con người bị đày đọa như trong địa ngục, chỉ duy nhất còn trại Perm-36, là được bảo tồn đầy đủ. Thành phố Perm, ở vùng Ural, tuy xa xôi, nhưng là một trung tâm văn hóa lớn của nước Nga.

Rời khỏi cuộc thăm quan trại tập trung thời Stalin, đạo diễn Alexander Sokurov vừa bàng hoàng, vừa thất vọng. Cũng giống như các bảo tàng về trại tập trung phát xít, hay về bom nguyên tử ở Nhật, theo Alexander Sokurov, một bảo tàng xứng đáng tầm cỡ thế giới về trại tập trung thời Stalin "không nên chỉ là một cú sốc về cảm xúc, mà cả một cú sốc đối với nhận thức".

Bảo tàng cần xây dựng được một trục chính, cần giúp người xem hiểu được những gì đã dẫn đến địa điểm tội ác này, giúp họ hiểu về các phong trào ly khai, về các nạn nhân của đàn áp chính trị.

Cuộc phỏng vấn tản mạn về một loạt chủ đề, về Nhà nước, về Giáo hội, về giám đốc dàn nhạc giao hưởng Perm nổi tiếng, về các lãnh đạo địa phương thế hệ mới, có giáo dục hơn… Nhưng điều xuyên suốt qua câu chuyện là những suy ngẫm của nhà đạo diễn về những góc khuất của "tâm hồn Nga", "tính cách Nga", những thách thức vô cùng lớn đối với các lãnh đạo, đặc biệt trong khả năng đối thoại với những người khác quan điểm.

Pháp : Nếu cánh hữu tranh đứng đầu đối lập…

Trở lại với hồ sơ chính của các tuần báo. Le Point trăn trở tìm cách trả lời cho câu hỏi : "Làm thế nào mà cánh hữu (Pháp) có thể đối đầu được với một tổng thống theo quan điểm tự do ?". Theo một lãnh đạo cánh hữu, nghị sĩ François Baroin, nếu các chính trị cánh này chỉ tìm cách tranh giành vị trí thủ lĩnh đối lập, với lãnh đạo cực tả Melenchon và lãnh đạo cực hữu Le Pen, thì tổng thống Macron chắc chắn sẽ còn tại vị thêm 10 năm.

Thói quen làm việc thâu đêm của nguyên thủ Pháp

Nhân vật chính của L’Express tuần này cũng là tổng thống Emmanuel Macron, với chủ đề thói quen làm việc thâu đêm nổi tiếng của ông. Các cộng sự của ông Macron đối chiếu các tin nhắn của vị nguyên thủ trẻ tuổi này, và rút ra kết luận : Tổng thống Pháp thường đi ngủ vào lúc 2 giờ sáng và thức dậy vào 7 giờ. Phủ tổng thống thường sáng đèn quá nửa đêm. Sức làm việc ghê gớm của ông Macron hiển nhiên khiến các cộng sự thân cận vất vả chạy theo.

Theo người phát ngôn chính phủ, ông Christophe Castaner, một người thân cận với tổng thống, thì thức khuya dậy sớm là "biểu hiện của trách nhiệm". Đã là tổng thống, thủ tướng hay bộ trưởng thì không có quyền ngủ nhiều, cần chấp nhận một nguyên tắc là quí vị có thể nhận được một tin nhắn vào lúc một giờ khuya, và cần phải trả lời gấp hai giờ sau đó.

Tuy nhiên, về chủ đề này L’Express cũng giới thiệu ngay một ý kiến của giáo sư Damien Léger. Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Tổ chức nghiên cứu và y học về giấc ngủ Pháp nhận xét nếu tổng thống Pháp thuộc nhóm "ít ngủ do di truyền", chiếm khoảng 1% dân số, thì "đây là điều may mắn với ông ấy". Nhưng nhìn chung người Pháp thường ngủ "quá ít", do áp lực công việc, các chính trị gia nên khuyến khích họ dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ.

Sách mới : "Triết gia và tổng thống"

Cũng về Emmanuel Macron, L’Express giới thiệu cuốn sách mới "Triết gia và tổng thống" của François Dosse, với bài "(Nhà triết học) Paul Ricœur, người soi đường cho chàng trai trẻ Macron". Trong thời gian tranh cử tổng thống, có nhiều đồn đại về việc Emmanuel Macron phóng đại mối quan hệ với triết gia để gây thanh thế.

Cuốn sách của François Dosse – người trực tiếp giới thiệu Macron đến làm trợ lý cho Paul Ricœur – thuật lại mối quan hệ thân tình giữa triết gia và người cộng sự trẻ tuổi. Paul Ricœur là tác giả cuốn "Ký ức, Lịch sử và sự quên lãng".

Thuốc trừ sâu Monsanto và nỗi ám ảnh quái thai

Về phần mình, L’Obs tiếp tục xoáy sâu vào bê bối thuốc trừ sâu Roundup có chứa glyphosat. Tuần báo thuật lại những áp lực rất lớn của tập đoàn hóa chất nông nghiệp Monsanto, buộc giới chính trị Châu Âu lại một lần nữa phải trì hoãn xem xét quyết định gia hạn cho phép lưu hành loại hóa chất bị giới bảo vệ môi trường lên án là vô cùng độc hại. Monsanto được cả một mạng lưới 250 nghiệp đoàn nông nghiệp các nước Châu Âu ủng hộ.

L’Obs giới thiệu cuốn sách mới về "các nạn nhân của glyphosat" của nhà báo Marie-Monique Robin (2). Theo tác giả, mức độ độc hại của glyphosat còn hơn cả chất a-mi-ăng trước đây. Hơn 3.000 nhà nông nước Mỹ - bị mắc ung thư hệ bạch huyết – đã khởi kiện Monsanto. Sách cũng giới thiệu điều tra của một chủ trại chăn nuôi ở Đan Mạch, cho thấy nhiều lợn nái được nuôi bằng đậu tương chứa glyphosat sinh con quái thai.

Pháp là một trong số vài nước ít ỏi tại Châu Âu, đi đầu trong chủ trương loại bỏ glyphosat "dần dần". Các nước Châu Âu nhìn chung còn rất lưỡng lự, do thiếu các bằng chứng được thống nhất thừa nhận. Quan điểm của chính phủ Pháp hiện nay là gia hạn thêm cho glyphosat một vài năm, trong thời gian chờ đợi tìm kiếm giải pháp thay thế. Theo nhà báo Marie-Monique Robin, đoạn tuyệt với glyphosat, có nghĩa là đoạn tuyệt với cách làm nông nghiệp thâm canh của nửa thế kỷ vừa qua.

Trọng Thành

----

(1) Menshevik, tiếng Nga có nghĩa là "thiểu số", để chỉ một bộ phận trong đảng Công Nhân Xã Hội Dân Chủ Nga (POSDR), thành lập năm 1898, một đảng đấu tranh cách mạng theo quan điểm mácxít, chủ trương lật đổ chế độ Sa hoàng. Sau một lần bỏ phiếu, năm 1903, đảng POSDR tách thành hai nhóm, với hai chủ trương cách mạng khác nhau. Nhóm Menshevik và nhóm Bolshevik, tiếng Nga có nghĩa là "đa số", do Lenin lãnh đạo. Thiểu số hay đa số là nói về số lượng người tham gia cuộc bỏ phiếu nói trên. Nhóm Menshevik chủ trương liên minh với tầng lớp tư sản tự do. Nhóm Bolshevik chủ trương cách mạng triệt để, là tiền thân của Đảng Cộng Sản Nga sau này.

(2) Nhà báo Marie-Monique Robin cũng là tác giả bộ phim tài liệu "Roundup đối mặt với các thẩm phán" (Le Roundup face à ses juges), kênh truyền hình Arte, ngày 17/11/2017.

Published in Quốc tế

Hôm 06/10/2017, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, bà Berit Reiss-Andersen thông báo giải Nobel Hòa bình 2017 được trao tặng cho ICAN, Chiến dịch quốc tế hủy bỏ vũ khí hạt nhân, vì những nỗ lực của liên minh này trong việc chống các vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong bối cảnh hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên và Iran đang gây căng thẳng quốc tế.

ican1

Beatrice Fihn, giám đốc điều hành của ICAN và Daniel Hogsta, điều phối viên, đón mừng giải Nobel Hòa bình 2017 tại Genève, Thụy Sĩ ngày 06/10/2017. Reuters

Theo lời bà Reiss-Andersen, trên thế giới hiện nay, nguy cơ vũ khí nguyên tử được sử dụng là rất cao, một số quốc gia đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và một số nước khác thì đang tìm cách trang bị loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này, như trường hợp của Bắc Triều Tiên.

Nhân dịp loan báo giải Nobel Hòa bình, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy kêu gọi các cường quốc hạt nhân tiến hành các cuộc "đàm phán nghiêm túc" để hướng tới việc loại trừ hoàn toàn vũ khí nguyên tử. Bà Reiss-Andersen cho biết là 5 trong số các cường quốc hạt nhân, tức là các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, trên thực tế đã cam kết sẽ đạt đến mục tiêu đó khi các nước này gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 1970.

Giải Nobel Hòa bình 2017 sẽ được trao vào ngày 10/12 tới tại Oslo, thủ đô Na Uy. Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho tổng thống Colombia Juan Manuel Santos để tặng thưởng cho những nỗ lực của ông nhằm vãn hồi hòa bình tại nước này, qua việc ký hòa ước với lực lượng du kích FARC.

Chiến dịch quốc tế hủy bỏ vũ khí hạt nhân ICAN là một liên minh quy tụ hàng trăm tổ chức nhân đạo, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, đấu tranh cho hòa bình và phát triển, tại khoảng 100 quốc gia.

Từ 10 năm nay, ICAN vẫn liên tục báo động về nguy cơ của các vũ khí nguyên tử và vận động đòi hủy bỏ loại vũ khí này. Tháng 7 vừa qua, ICAN đã giành một thắng lợi quan trọng tại Liên Hiệp Quốc, với việc khoảng 50 quốc gia ký kết một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước này thật ra chỉ mới mang tính biểu tượng vì nó không có chữ ký của 9 cường quốc hạt nhân ( Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Bắc Triều Tiên ), tức là những quốc gia đang năm trong tay 15 ngàn vũ khí nguyên tử. Mặt khác, hiệp ước chỉ có hiệu lực một khi được 50 quốc gia phê chuẩn.

Quốc tế hoan nghênh

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Chiến dịch quốc tế hủy bỏ vũ khí hạt nhân xem giải Nobel Hòa bình này là "một vinh dự lớn". Họ cho rằng đã đến lúc thế giới cấm hoàn toàn vũ khí nguyên tử, do nguy cơ xung đột bằng vũ khí hạt nhân ngày càng lớn.

Về phản ứng của quốc tế, là một trong những người đầu tiên lên tiếng, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc Alessandra Velluci tuyên bố tại Genève hôm nay rằng việc trao giải Nobel Hòa bình cho ICAN là một "dấu hiệu tốt" cho khả năng ký kết và phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Còn lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini thì hoan nghênh việc trao giải Nobel cho ICAN, vì Liên Hiệp Châu Âu cũng có cùng mục tiêu hướng tới một thế giới không còn vũ khí hạt nhân.

Về phần nước Nga, phát ngôn viên điện Kremlin hôm nay tuyên bố "tôn trọng" việc trao giải Nobel Hòa bình cho ICAN, tái khẳng định rằng Moskva vẫn theo đuổi chính sách không phổ biến hạt nhân.

Đúng vào ngày giải Nobel Hòa bình được trao cho một tổ chức chống vũ khí hạt nhân, báo chí Mỹ loan tin là tổng thống Donald Trump sẽ không chứng nhận là Iran đã tuân thủ hiệp định hạt nhân và như vậy là sẽ để cho Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định ban hành trở lại hay không các biện pháp trừng phạt Teheran. Trên nguyên tắc, theo luật định, cứ 90 ngày, tức là đến trễ nhất là ngày 15/10 tới, tổng thống Trump phải chứng nhận là Iran có tôn trọng hiệp định hạt nhân đã ký với 6 cường quốc vào năm 2015 hay không.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 06/10/2017

Published in Quốc tế