Từ đầu cuộc chiến tranh do Nga phát động tại Ukraine, dư luận quốc tế đã ngay lập tức đưa ra những xâu chuỗi liên hệ với hoàn cảnh của Trung Quốc với Đài Loan. Qua thái độ, lập trường của Trung Quốc với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, phần đông giới quan sát nhận thấy Bắc Kinh đang theo dõi cuộc đối đầu giữa phương Tây và Moskva để rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho tham vọng thôn tính Đài Loan.
Binh sĩ Đài Loan chuẩn bị cuộc tập trận tại Đông Dẫn (Dongyin), ngày 16/03/2022. Reuters- ANhà nước Wang
Tại Đài Bắc, cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine đã làm dấy lên những liên hệ với một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào hòn đảo. Chính giới cũng như dư luận báo chí không ngớt nhắc lại câu khẩu hiệu "Hôm nay Ukraine, ngày mai là Đài Loan". Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhanh chóng phân bua rằng "Đài Loan không phải là Ukraine. Hai vấn đề khác nhau về bản chất". Ý của Bắc Kinh muốn khẳng định lại Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh cố gắng tỏ khách quan đứng ngoài cuộc như khán giả, nhưng không giấu quan điểm Nga xâm lược Ukraine là "đòi hỏi chính đáng về an ninh".
Phần đông giới quan sát đến giờ nhận thấy Bắc Kinh nhìn sự đối đầu giữa phương Tây và Kremlin lần này như là một cuộc tổng dượt chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc luôn trong thế chờ thời, đứng ngoài quan sát để rút ra những bài học cần thiết về ngoại giao và quân sự từ cuộc xung đột ở Ukraine, bỏ qua những đề nghị của các nước Châu Âu muốn Bắc Kinh gây sức ép với Moskva hay đứng ra làm trung gian hòa giải.
Theo quan sát của Triệu Thông (Zhao Tong), nhà nghiên cứu của Trung tâm Carnegie Thanh Hoa tại Bắc Kinh, thì giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc "đã thấy sốc với quy mô phản ứng của phương Tây. Họ đang rút ra bài học từ cuộc chiến tranh, đó là điều sẽ có tác động sâu đối với chiến lược quân sự của Trung Quốc". Rõ ràng cuộc chiến tranh Ukraine đã làm dấy lên tinh thần đoàn kết chưa từng có giữa các nước phương Tây và NATO, qua các phản ứng trừng phạt Nga và cung cấp vũ khí cho Kiev. Đây cũng là cơ hội để Hoa Kỳ đẩy mạnh sự huy động của phương Tây để đối phó với Bắc Kinh, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ Đài Loan, như nhận định của Jude Blanchette, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS).
Chiến trường Ukraine cũng là một bài học thực địa cho Trung Quốc về sức kháng cự không cân xứng trong một cuộc chiến tranh xâm lược. Các khó khăn mà quân đội Nga vấp phải trong chiến dịch quân sự trên bộ có thể giúp cho Trung Quốc nhận ra rõ hơn các rủi ro của việc đổ bộ quy mô lớn vào hòn đảo nằm cách bờ biển Hoa Lục 130 cây số, nhất là trước một đội quân Đài Loan đã được trang bị những hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất của Mỹ. Theo giới chuyện gia, đây sẽ là một cảnh báo cho Giải phóng quân Trung Quốc, một đội quân không thể gọi là thiện chiến, gần đây nhất mới chỉ có một lần tham chiến ở cường độ cao, đó là trong cuộc xâm lược Việt Nam thất bại năm 1979.
Dù đã được hiện đại hóa từ nhiều năm nay, khả năng tác chiến hỗn hợp của quân đội Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Quân đội Trung Quốc đang theo dõi rất kỹ hiệu quả của các hỗ trợ "ngầm" của Mỹ đối với Ukraine trong lĩnh vực tình báo, trinh sát, chiến tranh mạng và việc cung cấp các loại vũ khí mới. Với Đài Loan, sự hỗ trợ như vậy sẽ còn ở quy mô lớn hơn nhiều vì Washington vẫn giữ các cam kết bảo vệ hòn đảo đã có từ trước khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nhất là giờ đây Đài Loan trở thành một vị trí không thể bỏ qua trong chiến lược an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Một bối cảnh như vậy sẽ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự hơn là dùng đến phương sách tấn công nhiều rủi ro. Chuyên gia Triệu Thông nhận định : "Cuộc xung đột Ukraine trong ngắn hạn sẽ làm giảm nguy cơ xâm lược (của Trung Quốc) nhưng lại tăng cuộc chạy đua vũ trang với mục đích răn đe Mỹ đến cứu Đài Loan".
Anh Vũ
Nếu Trung Quốc đánh, cuộc chiến sẽ kéo dài cả năm hay lâu hơn, các nước khác sẽ phản ứng, tiến tới một cuộc phong tỏa kinh tế toàn cầu.
Bà Thái Anh Văn lạc quan : "Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng của chính mình".
Bắc Kinh và Đài Bắc đang theo dõi cuộc chiến Ukraine. Tập Cận Bình nhìn thấy những trở ngại : Quân, dân Ukraine đề kháng dũng mãnh ; Mỹ và NATO đoàn kết cùng hỗ trợ ; và Vladimir Putin đang chịu đựng cuộc tấn công kinh tế nặng nhất từ xưa đến nay.
Ở Đài Loan, bà Thái Anh Văn tỏ vẻ lạc quan : "Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng của chính mình".
Bà tổng thống tin tưởng hơn vì thấy Ukraine đang kháng Nga theo lối mà quân đội Đài Loan đã chuẩn bị. Bộ trưởng Quốc phòng Khâu Quốc Chính (Chiu Kuo-cheng, 邱國正) mới trình bày trước Quốc hội diễn tiến một cuộc tấn công của Trung Quốc và chiến lược đối phó của Trung Hoa Dân Quốc. Quân Nga có thể đánh Ukraine theo đường bộ, Đài Loan khác vì có một eo biển ngăn cách với lục địa. Trước khi tấn công, Trung Quốc sẽ phải huy động hàng trăm ngàn quân với vũ khí ra bờ biển, Đài Loan sẽ biết trước được mấy tháng để phòng ngự. Vladimir Putin đã tính tiêu diệt quân đội và chính phủ Ukraine trong hai ngày, Tập Cận Bình cũng sẽ tìm cách tấn công chớp nhoáng.
Quân lực Trung Quốc đông gấp 12 lần Đài Loan ; chi phí quốc phòng 250 tỷ mỹ kim mỗi năm, Đài Loan chỉ tiêu ra 11 tỷ. Các đảo Kim Môn, Mã Tổ do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát chỉ cách lục địa mấy chục cây số. Thời 1960 Mao Trạch Đông đã liên tiếp nã đại pháo từ Phúc Kiến qua các đảo đó nhiều lần nhưng chưa bao giờ tấn công.
Ông Khâu Quốc Chính đặt câu hỏi : "Họ có thể đánh chiếm đảo Kim Môn và các hòn đảo khác nhưng tại sao không đánh ?". Ông trả lời : "Bởi vì khi tấn công, họ phải làm sao thắng rất nhanh. Nếu không, họ sẽ lâm vào tình trạng (sa lầy) như Nga ở Ukraine". Nếu không thắng nhanh là Trung Quốc thất bại. Ông Khâu tiên đoán nếu đánh, Trung Quốc sẽ bắt đầu tấn công bằng những hỏa tiễn tầm xa chính xác để phá các căn cứ, phi trường, hải cảng quân sự. Cùng một lúc, các tàu và máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng đánh, chiếm các hòn đảo ven biển và đại quân đồng loạt tiến qua eo biển. Chính phủ Đài Loan đã chuẩn bị chiến lược phòng ngự, không dự trù có quân nước nào đến cứu.
Bộ tham mưu quân đội Đài Loan dùng chiến lược "lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh" (asymmetric warfare), được bà Thái Anh Văn ủng hộ. Chiến lược chú trọng đến các đơn vị nhỏ di động nhanh chóng, phân tán và tự lập, quân địch khó tiêu diệt. Bộ tham mưu quân đội Đài Loan nhận thấy Ukraine đang sử dụng đúng chiến lược "Lấy ít đánh nhiều" với quy tắc dùng rất nhiều lực lượng nhỏ và di động nhanh.
Trung Quốc sẽ phải đưa hàng trăm ngàn quân vượt qua eo biển, với các chiến xa và vũ khí nặng ; trở thành mục tiêu cho các hỏa tiễn và máy bay thả bom, được hướng dẫn qua các vệ tinh nhân tạo. Phối hợp một cuộc đổ bộ sẽ vô cùng khó khăn. Bờ biển Đài Loan có một số bãi có thể đổ quân đã được chọn xây dựng pháo đài phòng vệ. Sẽ gài các thủy lôi và đặt sẵn những chướng ngại vật dưới đáy biển tại các nơi dự trù tàu đổ bộ của bên địch sẽ tiến vào. Nhiều tàu nhỏ chạy nhanh trang bị bằng hỏa tiễn bắn chiến hạm đi tuần tiễu thường xuyên. Khi quân địch bước lên bờ, sẽ phải đối đầu với các chiến xa gắn hỏa tiễn chính xác. Những vũ khí như hỏa tiễn bắn gần và bắn thẳng và bay thấp (cruise), có thể đặt trên những thiết giáp phân tản và trú ẩn khắp nơi.
Chiến lược phòng thủ của Đài Loan gồm ba yếu tố : bảo vệ lực lượng của mình, xây dựng khả năng chiến tranh quy ước, tiêu diệt địch quân ngay tại bờ biển. Quân đội Đài Loan sẽ dùng chiến thuật di động nhanh, ẩn náu kỹ, phá hệ thống thông tin của địch ; công binh sẵn sàng sửa chữa các chiến cụ bị hư thật nhanh ; khi tấn công thì đánh vũ bão để chặn đường quân địch. Trong tuần qua, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết sẽ tăng gấp đôi số sản xuất, lên 500 hỏa tiễn mỗi năm, bắt đầu từ năm nay. Để nâng cao khả năng chiến tranh quy ước, Đài Loan đã mua 66 phi cơ chiến đấu F-16, 108 chiến xa Abram M1A2, những vũ khí dễ sử dụng, dễ sửa chữa.
Nhưng liệu Trung Quốc có tấn công Đài Loan hay không ?
Đánh chiếm Đài Loan khó hơn Ukraine rất nhiều vì Đài Loan đã sẵn sàng chiến lược kháng cự từ mấy chục năm nay, trong thời gian mà Ukraine hoàn toàn không chuẩn bị.
Tập Cận Bình vẫn tuyên bố sẽ thống nhất Đài Loan với Trung Quốc bằng các biện pháp hòa bình mặc dù phi cơ chiến đấu Trung Quốc vẫn liên tục thao diễn trên eo biển, có khi bay sát không phận Đài Loan, kể cả trong ngày 24 tháng Hai, khi quân Nga bắt đầu tiến vào Ukraine.
Nhưng Tập Cận Bình không thấy bị đe dọa như Putin cảm thấy trước cảnh khối NATO bành trướng. Năm 2008, Tổng thống Bush đã tuyên bố ở Romania rằng khối NATO có thể mở rộng thâu nhận Georgia và Ukraine, Vladimir Putin bắt đầu lo lắng và chuẩn bị phản công từ năm đó. Khi các nước trên chuẩn bị gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và tỏ ý muốn gia nhập NATO thì Putin thấy nguy hiểm, phải bắt đầu ngăn chặn. Nga đã đánh Georgia rồi chiếm đảo Crimea của Ukraine, lập ra các vùng ly khai ở hai nước. Hiện nay không có một liên minh quân sự nào ở vùng Á Đông nhắm vào Trung Quốc. Nếu đánh Đài Loan, Trung Quốc có thể sẽ thấy các nước Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Úc, và cả Ấn Độ kết hợp chặt chẽ hơn, sẽ phải đối phó với một liên minh quân sự mới.
Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cho tới Australia sẽ bị đe dọa. Nếu Đài Loan bị Trung Quốc chiếm, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ không còn được bảo vệ như bây giờ nữa vì các hạm đội Mỹ không thể di chuyển nhanh chóng từ phía Nam Thái Bình Dương lên phía Bắc. Cựu thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã nhấn mạnh Đài Loan ổn định là điều thiết yếu đối với an ninh nước Nhật. Ấn Độ đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc trong vùng Hy Mã Lạp Sơn cảm thấy bất an trên vùng biển. Tất cả các nước đó sẽ hợp tác cùng bao vây kinh tế Trung Quốc !
Một mối lo khác của Trung Quốc là Nhật Bản đang có khuynh hướng xóa bỏ chính sách hòa bình được ghi trong hiến pháp. Đánh Đài Loan sẽ khiến cho dân Nhật cảm thấy bất an. Khi nước Nhật đổi chiều, tái võ trang, Trung Quốc sẽ chịu thêm một mối đe dọa.
Nhưng điều quan trọng nhất khiến Tập Cận Bình ngần ngại không dám đánh Đài Loan là tình trạng kinh tế Nga đang suy sụp vì bị cấm vận. Những nước lớn như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, cho đến các nước nhỏ như Lithuania, Moldova, Thụy Sĩ, Singapore đồng tâm cắt đứt hệ thống ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống tài chánh quốc tế. Mỹ chấm dứt mua dầu của Nga, các nước Âu Châu cũng đang chuẩn bị tự túc về năng lượng. Dù cuộc chiến Ukraine diễn biến thế nào thì vòng đai phong tỏa đó vẫn còn áp dụng rất lâu, nước Nga sẽ hoàn toàn bị cô lập.
Nga giao thương với nước ngoài rất ít, trong khi kinh tế Trung Quốc ràng buộc chặt chẽ với các nước Tây phương cũng như Nhật Bản, Nam Hàn. Đài Loan là nơi sản xuất các chíp điện tử cung cấp cho một nửa nhu cầu thế giới. Nếu Trung Quốc đánh, cuộc chiến sẽ kéo dài cả năm hay lâu hơn, các nước khác sẽ phản ứng, tiến tới một cuộc phong tỏa kinh tế toàn cầu.
Trước viễn ảnh đó, Trung Quốc khó tính chuyện đánh Đài Loan. Cuối năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội tấn phong Tập Cận Bình làm chủ tịch đảng và chủ tịch nước lần nữa, rồi sẽ kéo dài vĩnh viễn. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm hơn trước. Đây không phải là lúc khởi đầu một cuộc phiêu lưu quân sự.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : VOA, 14/03/2022
Đại tá Mậu tập trung trả lời đề tài "Bên nào đang theo đuổi học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền ?". Ông Mẫu kiên trì ca ngợi Tổng thống Putin và đặt lòng tin vào thắng lợi của Nga ở Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là một trong những chính khách phù hợp để kiềm chế Tổng thống Nga Vladimir Putin và giúp mang lại hòa bình cho Ukraine.
Điều chỉnh thôi, chứ không phải thay đổi ! Trung Quốc đang lo đối phó với dư luận tiến bộ và tính toán kế hoạch "hậu chiến" cho mình. Tiếp tục im lặng trước cuộc xâm lăng của Putin là công khai đồng loã với cái ác, sẽ bị làn sóng phản đối chiến tranh lên án. Chứ về thực chất, từ lâu Trung Quốc đã chống lưng cho Putin trong vụ sát hại đất nước và người dân Ukraine rồi. Nhóm tin tặc Anonymous đột nhập Cơ quan kiểm duyệt truyền thông của Nga đã làm rò rỉ 340.000 tệp tin, cho thấyMoskva được Bắc Kinh trợ giúp đắc lực.
Bài bình luận gần đây của Stephen S. Roach từ Yale University trên Project-Syndicate phân tích khả năng Trung Quốc có thể ngăn chặn cuộc chiến của Nga hiện nay hay không. Bài viết đã khuấy động các lập luận mạnh mẽ từ các bên trong cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về cuộc chiến kinh hoàng ở Ukraine. Trong khi hầu hết người phương Tây nhận ra sự cần thiết phải có những hành động bất thường trong những thời điểm bất thường và đồng ý rằng Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột. Nhưng cả hai đều đặt ra câu hỏi rõ ràng và thiết yếu tiếp theo : Chính xác thì Trung Quốc có thể làm gì để khôi phục hòa bình và ổn định cho Ukraine ?
Khả năng Trung Quốc chặn cuộc chiến
Vẫn theo Stephen S. Roach, Trung Quốc có thể chủ động trong ba lĩnh vực then chốt. Đầu tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo G20, tập trung vào việc đạt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện trong cuộc xung đột này và phát triển một chương trình nghị sự cho một cuộc đàm phán hòa bình. Để thể hiện cam kết cá nhân của mình đối với nỗ lực này, ông Tập nên phá bỏ giao thức ngăn chặn hậu đại dịch (ông đã không rời Trung Quốc trong 24 tháng qua) và đích thân tham dự cuộc họp. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng vậy.
Thứ hai, Trung Quốc có thể đóng góp đáng kể vào hỗ trợ nhân đạo. Với trẻ em chiếm ít nhất một nửa trong số hơn hai triệu người tị nạn từ Ukraine (một con số được dự đoán sẽ tăng nhanh lên ít nhất bốn triệu), nhu cầu hỗ trợ nhân đạo nhắm vào các nước chủ nhà láng giềng là không thể nghi ngờ. Trung Quốc nên quyên góp không ràng buộc 50 tỷ đô la cho UNICEF - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - cơ quan cứu trợ trẻ em gặp nạn lớn nhất thế giới.
Thứ ba, Trung Quốc có thể hỗ trợ tái thiết Ukraine. Chiến dịch ném bom tàn bạo của Nga nhằm mục đích băm nát cơ sở hạ tầng đô thị của Ukraine. Chính phủ Ukraine hiện đặt tổn thất cơ sở hạ tầng liên quan đến chiến tranh vào khoảng 10 tỷ USD, một con số có thể tăng mạnh trong những ngày và tuần tới. Xây dựng lại sẽ là một nhiệm vụ cấp bách nhưng rất nặng nề đối với một quốc gia vào năm 2020xếp thứ 120 trên thế giới về GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương).
Trên đây chỉ là một trong nhiều nguồn tham chiếu tuần qua cho thấy chính phủ Trung Quốc bắt đầu chuyển động. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là một trong những chính khách phù hợp để kiềm chế Tổng thống Nga Vladimir Putin và giúp mang lại hòa bình cho Ukraine. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi ông Tập phải thực hiện một biện pháp thắt chặt ngoại giao đồng thời giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chiến tranh gây ra và các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đối với Nga. Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây nhất có trao đổi với lãnh đạo Pháp và Đức, bày tỏ "sự đáng tiếc là chiến tranh quay trở lại Châu Âu". Trung Quốc cũng đã gửi trên 700 nghìn USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Trung Quốc thông báo về lô hàng viện trợ đầu tiên sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine, trong cuộc hội đàm qua video giữa ba nhà lãnh đạo, diễn ra hôm 8/3. Trung Quốc cho biết lô hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của nước này cho Ukraine đã được gửi đi từ giữa tuần trước. Tờ South China Morning Post, ngày 9/3, đưa tin chi tiết từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết lô hàng viện trợ đầu tiên này trị giá 5 triệu Nhân dân tệ (791.300 USD) và được gửi tới Ukraine thông qua Hội Chữ thập đỏ.Hàng viện trợ nhân đạo của Bắc Kinh cho Kyiv gồm thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
SCMP trích lời ông Tập trong cuộc hội đàm với những người đồng cấp từ Pháp và Đức rằng, "chúng ta phải làm việc cùng nhau để giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này". Giống với Việt Nam, Trung Quốc không gọi đây là một "cuộc xâm lược" (invasion) và nước này từ chối lên án cuộc tấn công của Nga. Bắc Kinh đang chịu sức ép từ phương Tây kêu gọi nước này sử dụng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Nga để can thiệp, và chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi "kiềm chế tối đa" để ngăn chặn thảm họa nhân đạo. Ngoại trưởng Vương Nghị, hôm 7/3, nói với nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell rằng Trung Quốc "sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò mang xây dựng trong việc giảm leo thang tình hình với khả năng tốt nhất của mình". Nhiều khả năng đây là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Ukraine trong khi công nhận điều mà nước này mô tả là "những lo ngại an ninh chính đáng" của Nga. Nếu bạn nhìn lại văn bản d ài 5.000 từ được ký bởi Chủ tịch Tập và Putin khi họ tuyên bố sâu sắc hơn, liên minh không giới hạn, bạn sẽ thấy rằng sự phản đối việc mở rộng Nato đã gắn kết họ lại, mặc dù thỏa thuận bao gồm nhiều lĩnh vực điểm chung và đượclên kế hoạch hoạt động ; trong không gian, ở Bắc Cực, bằng vắc-xin Covid-19.
Ai theo đuổi học thuyết lỗi thời ?
Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng, trở thành nhà bình luận hàng đầu của đài báo Việt Nam về Nga-Ukraine và tình hình quốc tế từ khi nổ ra chiến tranh. Vì Bộ Ngoại giao Việt Nam không phát biểu nhiều về cuộc chiến tại Ukraine, có thể coi quan điểm được truyền thông chính thống ở Việt Nam đăng tải phần nào phản ánh cách nhìn, và mong muốn của một bộ phận quan trọng các quan chức quân sự nước này trong chiến cuộc tại Ukraine. Đại tá Mẫu không chỉ được coi như chiến lược gia quân sự mà còn được báo chí VN giới thiệu như một chuyên gia phân tích chính trị quốc tế. Hôm 11/3/2022, đại tá Mẫu nêu ra một số nhận định về hướng đi của cuộc chiến tại Ukraine trong trả lời phỏng vấn trên tờ Viettimes.
Đại tá Mậu tập trung trả lời đề tài"Bên nào đang theo đuổi học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền ?" Ông Mẫu kiên trì ca ngợi Tổng thống Putin và đặt lòng tin vào thắng lợi của Nga ở Ukraine. Theo ông Đại tá thì : "Diễn biến chiến sự đang hướng đến kịch bản : chính quyền Ukraine phải chấp nhận thất bại, chấm dứt chiến sự và đáp ứng các yêu cầu của Nga. Đó là, chính quyền Kiev phải công nhận vị thế trung lập, không gia nhập Nato ; công nhận chủ quyền của DPR và LPR ; công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga". Ông nêu ra cáo buộc nghiêm trọng với Ukraine, nước đang có Tổng thống là người gốc Do Thái, có thân nhân bị phát-xít Đức hủy diệt trong Thế Chiến II rằng đây là xã hội đã phát-xít hóa : "Tuy nhiên, dù theo kịch bản nào thì tình hình Ukraine sẽ còn lâu mới có thể ổn định được vì tư tưởng phát xít mới và quốc xã mới đã ăn sâu vào nhận thức của cả một thế hệ người Ukrainekể từ sau khi giành được độc lập từ Liên Xô năm 1991".
Cũng theo ông Mẫu, quân tình nguyện từ Châu Âu, Mỹ, Canada sang giúp Ukraine chống Nga "chính là khủng bố Al Qaeda mới". Tuy nhiên, viên đại tá ở Việt Nam không nêu bằng chứng vì sao các thanh niên Scotland, Anh, Đức, Ba Lan... gia nhập binh đoàn tình nguyện Ukraine lại phải trở thành "chiến binh Hồi giáo, khủng bố" chống lại các nước sinh ra họ, nơi đa số dân theo Ki Tô giáo. Đánh giá của chiến lược gia Việt Nam cho rằng "quân Nga làm nhiệm vụ khó khăn là vừa đánh địch, vừa bảo vệ thường dân" và không nói gì về chuyện hàng triệu dân Ukraine, gồm nhiều người Việt Nam ở Ukrainebỏ chạy sang EU trước bom đạn Nga.
Thiển nghĩ, nếu cuộc phỏng vấn nói trên là chủ trương của Ban Bí thư do ông Võ Văn Thưởng là Trưởng ban (kiêm Tổng biên tập của hơn 800 tờ báo cách mạng) thì thật là một chủ trương sai lầm và nguy hiểm. Nói như Đại tá Mậu là hoàn toàn thiếu cơ sở khách quan, hơn nữa, xét trên mô hình xã hội chính trị, càng bộc lộ tính thiên vị của Việt Nam. Tuyên bố có vẻ trung lập, nhưng hoàn toàn theo "phe" Trung Quốc, với mô hình độc đảng toàn trị, cộng với một kiểu tư bản chủ nghĩa thân hữu (crony capitalism). Đúng như tác giả Nguyễn Khoa viết trên Viet-studies : "Mô hình này không xa là mấy so với mô hình Nga, với kiểu dân chủ đa đảng giả hiệu. Căn cứ trên mô hình xã hội chính trị, thì khối cộng sản, hay đúng hơn là khối toàn trị, vẫn tồn tại,kéo dài từ biên giới Belarus cho đến mũi Cà Mau".
Sau buổi phỏng vấn "hoành tráng" như trên, Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam không giao tiếp với Chính phủ Việt Nam để phản đối cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine mới là chuyện lạ !
Hoàng Trường
Nguồn : VOA, 15/03/2022
Kể từ đầu năm 2022, Đài Bắc rất có thể cấm các doanh nghiệp bán lại các chi nhánh hay tài sản của mình cho Trung Quốc. Theo Nikkei Asia ngày 15/12/2021, động thái mới nhất này của Đài Loan nhằm ngăn chặn việc rò rỉ các công nghệ nhậy cảm vào Hoa Lục, bao gồm cả các mạch bán dẫn.
Trụ sở công ty MediaTek Inc. tại Tân Trúc, Đài Loan AP - Chiang Ying-ying
Theo giải thích của Ủy ban Đầu tư với nhật báo kinh tế Nhật Bản, những quy định mới này, sẽ có hiệu lực "sớm nhất là trước cuối năm hay vào tháng Giêng năm tới". Văn bản này sẽ siết chặt thêm các quy định hiện hành, theo đó các doanh nghiệp Đài Loan kể từ giờ sẽ phải xin phép "nếu những doanh nghiệp này dự trù bán hay chuyển nhượng các tài sản, chi nhánh hay nhà xưởng ở Trung Quốc", cho các doanh nghiệp Trung Quốc, hay những hoạt động có thể dẫn đến "việc chuyển giao công nghệ nhậy cảm".
Theo nhận định của tờ báo kinh tế Nhật Bản, chính quyền Đài Bắc sẽ "triển khai nhiều quy định mới nhằm ngăn chặn các ngành công nghiệp phát tán bí mật thương mại và công nghệ mũi nhọn", bất kể đó là Trung Quốc, Hồng Kông hay Macao, trong một "nỗ lực rộng lớn để cản trở bất kỳ ai làm việc với những doanh nghiệp bên kia eo biển".
Nikkei Asia ghi nhận từ vài năm gần đây, "nhiều doanh nghiệp công nghệ Đài Loan đã bán lại các cơ sở của mình ở Trung Quốc". Đây chính là trường hợp trong lĩnh vực năng lượng Lite-On. Doanh nghiệp này đã bán 51% cổ phần nhà xưởng về ổ cứng ở Suzhou cho tập đoàn Tsinghua Unigroup của Trung Quốc hồi năm 2017, và sau đó đã nhượng hết phần còn lại cho một hãng đầu tư Trung Quốc vào tháng 6/2021.
Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc mỗi lúc gia tăng. Việc Bắc Kinh luôn xem hòn đảo này "như là một phần của lãnh thổ" và không loại trừ khả năng "chiếm lại bằng vũ lực" đang đẩy Đài Loan thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ "vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng thế giới về con chip điện tử". Đây là những linh kiện thiết yếu trong phần lớn các sản phẩm điện tử, xe hơi, và trò chơi điện tử. Tình trạng khan hiếm đang gây khó khăn cho việc tái phục hồi nền kinh tế trong những tháng qua.
Minh Anh