Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cạnh tranh với Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ XXI

Thùy Dương, RFI, 04/03/2021

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định cạnh tranh với Trung Quốc là "thách thức địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XXI" của Washington và các đồng minh. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng khẳng định sẽ kết hợp cứng rắn và đối thoại trong quan hệ với Bắc Kinh.

blinken1

Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 03/03/2021.  Reuters - Pool

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng năm 2021, ngoại trưởng Antony Blinken hôm 03/03/2021 nhận định, một số quốc gia trở thành những thách thức đáng kể đối với Mỹ, trong đó phải kể đến Nga, Iran hoặc Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, ông Blinken tuyên bố : "Thách thức do Trung Quốc đặt ra thì khác, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ có thể là lay chuyển nghiêm trọng hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở, mọi quy tắc, giá trị và quan hệ" khiến cho thế giới thay đổi theo hướng Bắc Kinh mong muốn.

Theo AFP, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh quan hệ với Bắc Kinh sẽ là sự đan xen giữa "cạnh tranh nếu lành mạnh", "hợp tác khi có thể" và "đối kháng nếu cần thiết". Ông Antony Blinken cũng hứa sẽ "đối thoại với Trung Quốc trên thế mạnh", nhằm tìm kiếm điểm chung để chống biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh y tế và thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân.

"Thế mạnh" mà Washington cần được giành lại cũng chính là thông điệp cốt lõi của các đường lối chỉ đạo chính sách đối ngoại của tổng thống Biden mà Nhà Trắng công bố hôm qua 03/03. Chính sách này nhấn mạnh cần phải hồi sinh mạng lưới liên minh "không gì sánh nổi" của Hoa Kỳ và khôi phục hình ảnh của nền dân chủ. Trong tài liệu 24 trang về các ưu tiên an ninh quốc gia, tổng thống Joe Biden coi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc là một thách thức lớn mà Mỹ phải đối đầu.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 04/03/2021

********************

Ngoại trưởng Mỹ : Trung Quốc là 'thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21'

Bình An, Tuổi Trẻ Online, 04/03/2021

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21 mà Mỹ đối mặt, và Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất có đủ khả năng gây nguy hiểm cho trật tự quốc tế.

blinken2

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về các ưu tiên đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington D.C ngày 3/3 - Ảnh : Reuters

Ngày 3/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có bài phát biểu vạch ra các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông nói rằng Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ đối mặt trong thế kỷ 21.

Theo Hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Blinken giải thích Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất có đủ sức mạnh - gồm kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ - để thách thức nghiêm trọng khả năng của Mỹ trong việc hình thành hệ thống "quy tắc, giá trị và quan hệ" toàn cầu.

"Quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần thiết, sẽ là hợp tác khi có thể và sẽ là đối đầu khi bắt buộc làm như vậy" - ông Blinken nói.

Mỹ và Trung Quốc hiện có những xung đột về sức ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các hành vi thương mại của Bắc Kinh, vấn đề Hong Kong, Đài Loan và vấn đề quyền con người ở Tân Cương.

Tổng thống Biden đã gọi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất" đối với Mỹ và chính quyền ông đã bắn tín hiệu sẽ tiếp tục cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc tương tự chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.

Ngoại trưởng Blinken nói rằng nếu Mỹ không đẩy lùi những nỗ lực tấn công vào dân chủ và quyền con người của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ được khuyến khích hành động mạnh tay hơn. Ông Blinken cho biết ông đồng ý với cáo buộc "diệt chủng" ở Tân Cương của người tiền nhiệm, ông Mike Pompeo, nhưng ông đã không dùng trực tiếp cách gọi này trong bài phát biểu.

Các nhà hoạt động và chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ cùng người thuộc các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị đưa vào các trại tập trung ở Tân Cương. Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc ngược đãi và gọi đây là các trung tâm đào tạo nghề, cần thiết để chống khủng bố.

8 ưu tiên chính sách đối ngoại của Mỹ sắp tới

Những bình luận trên đánh dấu đây là bài phát biểu chính sách đối ngoại quan trọng đầu tiên của Ngoại trưởng Blinken. Ông kêu gọi hợp tác với các đồng minh và đối tác trong một phản ứng phối hợp nhằm đối đầu Trung Quốc.

Theo kênh NBC News, Trung Quốc là quốc gia duy nhất mà Ngoại trưởng Blinken xem là một trọng tâm trong bài phát biểu liệt kê ra 8 ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ sắp tới.

8 ưu tiên này gồm : đương đầu với Trung Quốc, chấm dứt đại dịch Covid-19, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu ổn định hơn, đối phó biến đổi khí hậu, bảo vệ vị trí lãnh đạo của Mỹ về công nghệ, cải cách hệ thống nhập cư, tăng cường các liên minh và hồi phục các giá trị dân chủ.

Bình An

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 04/03/2021

****************************

Bị phương Tây vây ép tứ bề, Trung Quốc sắp công bố kế hoạch tự chủ công nghệ

Trần Phương, Tuổi Trẻ Online, 03/03/2021

Trong khi phương Tây tìm cách chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ, Bắc Kinh cũng chuẩn bị chính sách nhằm cắt giảm phụ thuộc công nghệ vào nước ngoài.

blinken3

Mục tiêu của Trung Quốc là thúc đẩy kinh tế theo hướng cách mạng công nghiệp - Ảnh : Bloomberg

Giới quan sát đánh giá tham vọng thúc đẩy đổi mới công nghệ của Trung Quốc lớn chưa từng thấy nhằm đưa nước này vượt lên dẫn đầu.

Theo Hãng tin Bloomberg ngày 2/3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc trong tuần này sẽ thông qua chính sách 5 năm nhằm giảm sự phụ thuộc vào phương Tây trong các ngành quan trọng như sản xuất chip và đầu tư vào các công nghệ mới nổi từ xe chạy hydrogen hay công nghệ sinh học.

Kế hoạch, cần huy động hàng nghìn tỉ USD, có thể đưa Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay trong thập kỷ này, đồng thời hoàn thành mục tiêu trở thành siêu cường.

"Điều quan trọng nhất là mức tham vọng, lớn hơn nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ từng có. Tham vọng của Trung Quốc là thúc đẩy kinh tế theo hướng cách mạng công nghệ", giáo sư Barry Naguhton, Đại học California (Mỹ) và là một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc, nhận định.

Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mục tiêu không chỉ là nâng cao đời sống của 1,4 tỉ dân Trung Quốc, mà còn chứng tỏ vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều hành kinh tế.

Cuộc đua công nghệ đang đẩy căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và hiện nay cả hai đều hướng đến mục tiêu tự chủ trong một số lĩnh vực chiến lược do lo sợ đối phương tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của mình.

Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách hủy hoại tính chính danh của tổ chức này, hủy diệt các ông lớn công nghệ của Trung Quốc như Huawei hay tập đoàn sản xuất chip SMIC. Người kế nhiệm ông, Joe Biden, cũng thể hiện rõ lập trường ngăn Trung Quốc tiếp cận công nghệ then chốt, đồng thời nâng cao khả năng tự cung đối với nhiều mặt hàng chiến lược.

Ông Biden tuần trước đã tuyên bố rà soát tổng thể chuỗi cung đối với sản phẩm bán dẫn, thiết bị y tế, đất hiếm, pin ôtô điện hiệu suất cao. Đây là một phần trong kế hoạch tổng thể để đưa Mỹ vượt lên trước Trung Quốc, trong đó có gói chi tiêu 2.000 tỉ USD vào hạ tầng.

Giới đầu tư toàn cầu đang theo dõi chặt chẽ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, dự kiến bắt đầu từ 5/3 và kéo dài trong 1 tuần. Dự kiến Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ vạch ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 12 tháng tới với các biện pháp như thúc đẩy tiêu dùng.

Quan trọng hơn, phiên họp cũng sẽ công bố chi tiết kế hoạch dài hạn nhằm phát triển 30 công nghệ mà Trung Quốc hiện chưa sản xuất được, từ thiết bị chế tạo chip cho tới hệ điều hành điện thoại thông minh, phần mềm thiết kế máy bay.

Chính quyền Trung Quốc dự kiến tiết lộ mục tiêu chi bằng hoặc vượt mức chi tiêu 3% GDP mà Mỹ đang dành cho nghiên cứu và phát triển. Nguồn tiền sẽ nhiều hơn dành cho các nghiên cứu nhà nước trong những lĩnh vực mà Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc tuyên bố thuộc diện ưu tiên như năng lượng hydrogen, xe điện, siêu máy tính…

Ngành công nghệ chip của Trung Quốc hiện vẫn chật vật, với các công ty hàng đầu của nước này vẫn đi sau các đối thủ toàn cầu khoảng 5 năm. 

Kế hoạch 5 năm lần này của Bắc Kinh dự kiến đề ra các giải pháp tăng cường nguồn tài chính cho công nghệ bán dẫn, coi đây là ưu tiên đặc biệt như đã từng dồn nguồn lực cho phát triển năng lực nguyên tử trước đây.

Trần Phương

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 03/03/2021

Published in Diễn đàn

Đưa hàng trăm công ty Trung Quốc và Nga "sổ đen" – Tổng thống Mỹ quyết diệt trừ cộng sản

Trong tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump vẫn miệt mài gia tăng hành động chống lại Trung Quốc khi vừa đưa vào sổ đen hàng chục công ty Trung Quốc được cho là có liên hệ với quân đội nước này đồng thời tăng thêm lệnh hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc.

soden1

Ảnh chụp màn hình thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc đưa vào sổ đen các công ty Trung Quốc và Nga dính líu tới quân đội các nước này trên trang web của bộ này hôm 21/12

Hoa Kỳ vừa áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với hơn 100 công ty Trung Quốc và Nga được cho là có liên hệ với quân đội các nước này.

Các công ty xuất khẩu Mỹ được yêu cầu phải xin giấy phép trước khi họ giao "các mặt hàng quy định" cho các công ty trong danh sách đen.

Có tên trong danh sách là nhiều công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cũng như cơ quan tình báo Nga.

Danh sách mới áp dụng cho các công ty "đại diện cho rủi ro không chấp nhận được về việc sử dụng hay thay đổi mục đích sử dụng" cho các mục đích quân sự ở Trung Quốc, Nga và Venezuela.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói trong một thông cáo rằng : "Bộ Thương mại Hoa Kỳ hiểu tầm quan trọng của việc tận dụng sự hợp tác với các công ty Mỹ và toàn cầu để chống lại nỗ lực từ Trung Quốc và Nga để dùng công nghệ Mỹ phục vụ cho các chương trình quân sự gây bất ổn định của họ".

Danh sách ban đầu bao gồm 103 công ty, nhưng một cơ quan liên bộ có thể đưa thêm hoặc xóa tên các công ty từ danh sách này.

Đây không phải đòn trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với các công ty dính líu đến quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Mới tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc mà chính phủ xác định có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Trong sắc lệnh này, ông Trump cáo buộc Trung Quốc "ngày càng bóc lột" các khoản đầu tư của Mỹ "để cấp vốn cho sự phát triển và hiện đại hóa quân đội".

Lệnh này áp lên 31 công ty được Mỹ xác định vào đầu năm nay là có sự hậu thuẫn của quân đội Trung Quốc, một danh sách bao gồm các công ty công nghệ và các công ty xây dựng lớn thuộc sở hữu nhà nước cùng những công ty khác.

Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng 01/2021. Các nhà đầu tư của Mỹ có thời hạn một năm để tuân thủ các quy tắc.

Lệnh này được dự đoán là sẽ gây ảnh hưởng đến một số tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc đã lên sàn chứng khoán, bao gồm China Telecom và công ty công nghệ Hikvision.

Thêm vào đó, đầu năm nay, ông Trump cũng ra lệnh các quỹ hưu trí liên bang bỏ kế hoạch đầu tư vào công ty Trung Quốc.

Ngoài những công ty có thể có dính líu tới quân đội, chính phủ Hoa Kỳ gần đây còn đặt thêm chế tài cho các công ty công nghệ Trung Quốc.

Tuần trước, Mỹ đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào một danh sách đen thương mại khác, trong đó có nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC, và nhà sản xuất máy bay không người lái SZ DJI Technology.

Hồi đầu tháng, Ủy Ban Viễn thông Liên bang (FCC) cũng ra lệnh cho các hãng viễn thông Mỹ gỡ bỏ thiết bị do Huawei sản xuất khỏi mạng lưới của họ.

FCC cũng bắt đầu quá trình thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom tại Mỹ.

Lệnh "thay toàn bộ" này là động thái mới nhất của Mỹ chống lại Huawei với lý do an ninh quốc gia.

soden2

Ảnh chụp màn hình thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc bổ sung công ty SMIC của Trung Quốc vào Danh sách thực thể, hạn chế quyền truy cập vào công nghệ then chốt cho phép Hoa Kỳ hôm 18/12

Cùng với đó, hôm 18/12, Tổng thống Donald Trump đã kí đạo luật cho phép loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ .

Đây là những nỗ lực của chính quyền Donald Trump nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các công ty niêm yết trên các sàn Trung Quốc đối với Mỹ.

"Đạo luật Buộc Công ty Nước ngoài Chịu Trách nhiệm" cấm chứng khoán của các công ty nước ngoài được niêm yết trên bất kì sàn giao dịch nào của Mỹ nếu họ không để cho Ban Giám sát Kế toán Công Hoa Kỳ kiểm toán trong ba năm liên tiếp.

Dù đạo luật áp dụng cho các công ty từ bất cứ quốc gia nào, song những người bảo trợ nhắm mục tiêu chủ yếu vào các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ, như tập đoàn Alibaba, công ty công nghệ Pinduoduo hay tập đoàn dầu mỏ PetroChina.

Đạo luật này, giống như nhiều đạo luật khác có chủ trương cứng rắn hơn với các doanh nghiệp Trung Quốc, đã được Quốc hội thông qua với cách biệt lớn vào đầu năm nay.

Các nhà lập pháp – những người theo Đảng Dân chủ lẫn những thành viên đồng Đảng Cộng hòa của ông Trump – thể hiện lập trường cứng rắn giống như Tổng thống chống lại Bắc Kinh.

Đạo luật này cũng sẽ bắt buộc các công ty công cộng tiết lộ họ thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.

Truyền thông quốc tế cho hay các quan chức Trung Quốc đã mô tả đạo luật này là một chính sách kì thị nhằm áp chế các công ty Trung Quốc về mặt chính trị.

soden3

Ảnh chụp màn hình thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/12 về việc tăng thêm lệnh hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền

Không dừng lại ở đó, ngày 21/12 vừa qua, Hoa Kỳ còn áp đặt thêm các biện pháp hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết những hạn chế sẽ được áp dụng đối với các quan chức được xem là bị quy trách hoặc đồng lõa trong chiến dịch đàn áp tôn giáo, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến và những người khác.

Ông Pompeo nói trong một tuyên bố : "Nhà cầm quyền độc tài của Trung Quốc áp đặt những biện pháp hà khắc đàn áp quyền tự do ngôn luận, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quyền lập hội và quyền tụ tập trong ôn hòa của người dân Trung Quốc. Hoa Kỳ đã nêu rõ rằng những kẻ vi phạm nhân quyền như thế không được hoan nghênh ở đất nước chúng tôi".

Cũng trong ngày 21/12, Giám đốc Bộ An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf cho biết Washington đang xem xét các biện pháp bổ sung đối với Trung Quốc, mà ông gọi là mối đe dọa ngày càng tăng đối với Hoa Kỳ.

Ông Wolf cho biết Bộ An ninh Nội địa đang "tiếp tục xem xét và hy vọng sẽ sớm ban hành" lệnh cấm áp dụng trên toàn khu vực đối với "các sản phẩm chính được sản xuất bằng lao động cưỡng bức" ở vùng Tân Cương, và lệnh cấm nhập khẩu rộng rãi đối với tất cả các sản phẩm vải bông và cà chua đến từ Tân Cương mà chính quyền Trump đã xem xét trong năm trước khi chọn các biện pháp cấm vận ở mức giới hạn hơn nhắm vào các sản phẩm từ các thực thể cụ thể.

Ngoài ra, ông Wolf còn cho biết Bộ An ninh Nội địa sẽ sớm đưa ra cảnh báo kinh doanh chống việc sử dụng các dịch vụ dữ liệu và thiết bị từ các công ty có liên kết với Trung Quốc, và cho biết Mỹ đang "thẩm định lại các thực thể như TCL", nhà sản xuất TV lớn thứ ba thế giới.

Ông Wolf nói Bộ An ninh Nội địa sẽ sớm công bố "Kế hoạch Hành động Chiến lược chống lại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" dựa trên chiến lược an ninh quốc gia của Tổng Thống Trump năm 2017 và một văn kiện năm 2020 vạch ra hướng đi chiến lược của Mỹ đối với Bắc Kinh.

soden4

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân

Trung Quốc đã lên án các biện pháp hạn chế của Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 22/12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói : "Chúng tôi sẽ có các biện pháp trả đũa. Chúng tôi sẽ đề ra các biện pháp chống lại những ai chịu trách nhiệm đã phương hại tới các quan hệ song phương của chúng ta".

Trung Quốc gần đây cũng ban hành luật mới nghiêm ngặt hơn để hạn chế xuất khẩu "các mặt hàng được kiểm soát". Luật này chủ yếu áp dụng cho xuất khẩu công nghệ quân đội và các sản phẩm khác được coi là có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Doanld Trump đã nỗ lực gỡ Mỹ ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Ông đã tăng thuế biên giới đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ của nước này.

Quan hệ Mỹ – Trung đã xuống dốc tới mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh cãi về nhiều vấn đề, từ vụ bộc phát virus Covid-19, cho đến luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, tranh chấp về thương mại và gián điệp.

Lập trường của ông Trump về Trung Quốc là một trong những vấn đề hiếm hoi mà đôi khi ông nhận được sự ủng hộ từ cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 24/12/2020

Published in Diễn đàn

Khoảng trống quyền lực ở Washington đe dọa tới Biển Đông

RFA, 23/12/2020

Liệu lịch sử có lặp lại ?

Vào thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Delaware, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam để thực hiện lộ trình tới Biển Đông. 

bd1

Một máy bay ném bom chiến lược B-1B bay qua Seongnam ở tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc vào tháng 10 năm 2017. (Ảnh tệp Asahi Shimbun)

Theo một quan chức thuộc lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, 2 chiếc B-1B đã bay qua Kênh Bashi giữa đảo Y’ami của Philippines và đảo Lan Tự (Orchid), Đài Loan, trước khi bay dọc Biển Đông.

Bên cạnh đó, một quan chức Nhà Trắng trao đổi trong một cuộc họp báo trực tuyến : "Mỹ tiến hành chiến dịch này nhằm cảnh báo Trung Quốc tránh đưa ra các hành vi khiêu khích nhằm vào Mỹ và các đồng minh của Washington trong giai đoạn chuyển giao chính trị hiện nay". 

Nhiều người lo ngại về khoảng trống chính trị kéo dài tại Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump có những động thái thách thức kết quả bầu cử, điều mà giới chức cho rằng có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực giữa lực lượng vũ trang mà Mỹ và Trung Quốc triển khai trong khu vực. Giới chức Mỹ có lý do để bất an, nhất là bởi chỉ 4 tháng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2000, một máy bay Trung Quốc đã va chạm với máy bay tuần tra Mỹ tại Biển Đông. Thời điểm đó, nước Mỹ cũng đang quay cuồng với các hỗn loạn hậu bỏ phiếu, sự kiện chỉ kết thúc sau đó 36 ngày với việc ứng cử viên Al Gore thừa nhận thất bại trước George W. Bush dù thắng phiếu phổ thông. Lần này, cả Washington và Lầu Năm Góc đều đang đặc biệt lo ngại về những bất ổn chính trị do phe của Tổng thống Trump từ chối thừa nhận thất bại trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại các khu vực lân cận Trung Quốc ngày càng leo thang.

Nguy cơ đụng độ quân sự

Tháng 7 vừa qua, quân đội Mỹ đã triển khai 3 đội tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như tiến hành các cuộc tập trận tại Biển Đông và xung quanh Đài Loan. Vào giữa những năm 1990, khi khủng hoảng bùng lên tại Eo biển Đài Loan, Mỹ cũng chỉ cử 2 tàu sân bay tới khu vực tại thời điểm mối quan hệ song phương với Trung Quốc căng thẳng chưa từng có từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.

Về phần mình, Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận tại những vùng biển lân cận. Ngày 26/8, Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo DF-21D – sát thủ diệt tàu sân bay, và hai tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí có khả năng nhắm tới các mục tiêu tại đảo Guam. Quyết định phóng tên lửa đạn đạo tối tân của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp đã đẩy căng thẳng lên mức chưa từng có.

Katsutoshi Kawano, cựu Tham mưu Trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, bình luận : "Căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc… Va chạm quân sự bất ngờ là mối nguy có thật". 

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính quyền Trump với Đài Loan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, dù câu chuyện phía sau phức tạp hơn.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình xây dựng lực lượng quân đội ngày càng tân tiến. Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch này là việc thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược với khả năng kiểm soát không gian mạng và không gian vũ trụ ; cũng như Lực lượng Tên lửa, chịu trách nhiệm chung về hoạt động phóng tên lửa đạn đạo. Một quan chức quân đội Mỹ bình luận : "Khả năng tác chiến điện tử và chống tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vượt qua Mỹ". Nhận thức được diễn biến này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu rõ Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược" trong báo cáo Chiến lược Quốc phòng (NDS) công bố hồi tháng 1/2018. Elbridge Colby, quan chức chịu trách nhiệm chỉ đạo nội dung văn bản này khi đảm đương cương vị Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược, đã cho biết : "Trung Quốc và PLA hiện là mối đe dọa đáng kể nhất đối với lợi ích của Mỹ, chủ yếu là với các cấu trúc liên minh và quan hệ đối tác mà Mỹ xây dựng… Chúng tôi xây dựng NDS để ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ Châu Á".

Giới tướng lĩnh quân đội, Quốc hội và nhiều bộ khác trong chính phủ Mỹ cùng có chung quan điểm này và khó có khả năng mọi chuyện sẽ thay đổi ngay cả khi chính quyền có sự chuyển giao. Và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Giáo sư John Mearsheimer, chuyên nghiên cứu các vấn đề chính trị quốc tế tại Đại học Chicago, chia sẻ quan điểm mà ông rút ra từ sau cuộc gặp với một số quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong chuyến công du tháng 10/2019 : "Hầu hết những người tôi nói chuyện cùng đều tin rằng việc Trump thắng hay thua trong cuộc bầu cử năm 2020 đều không ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung... Người Trung Quốc tin rằng Mỹ có thành kiến và luôn muốn nhằm vào Trung Quốc, và sẽ không có gì thay đổi điều đó". 

Chính quyền Trump đã khiến mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ đặc biệt căng thẳng bằng cách gia tăng áp lực đòi hỏi nước sở tại phải tăng chi phí cho lực lượng Mỹ đồn trú và một trong những mục tiêu của chính quyền Biden sắp tới là đảo ngược xu thế này. Một quan chức cấp cao trong đảng Dân chủ, người tham dự cuộc họp trực tuyến mà Biden và các quan chức thân cận tiến hành hôm 31/10, vài ngày trước cuộc bầu cử, cho biết : "Biden liên tục nhấn mạnh việc tái thiết quan hệ với các đồng minh". Một động thái phản ánh lập trường này là việc Biden từng xác nhận lại với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong cuộc điện đàm ngày 12/11 rằng quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông là thuộc phạm vi Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, điều khoản quy định Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp đồng minh bị tấn công vũ trang. Những khẳng định của Biden được cho là trái ngược hẳn với lập trường mà ông từng tuyên bố vào tháng 12/2013 khi đến thăm Nhật Bản với tư cách là phó tổng thống trong chính quyền Obama. Khi đó, ông không kêu gọi Trung Quốc thu hồi quyết định thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông, và cũng không nói rằng quần đảo Senkaku thuộc phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.

bd2

Tổng thống tân cử Joe Biden phát biểu ở Delaware hôm 22/12/2020. AFP

Những nhận thức của chính quyền Mỹ và quan điểm cá nhân của Biden về Trung Quốc đã thay đổi đáng kể kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên, vẫn chưa có những yếu tố rõ ràng xác định chính sách an ninh mà chính quyền Biden sẽ triển khai trong thời gian tới. Tổng thống đắc cử đã liệt kê các vấn đề ưu tiên đối với chính quyền ngay khi nhậm chức là đưa nước Mỹ vượt qua dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), tái thiết nền kinh tế và hàn gắn những chia rẽ về chủng tộc và xã hội từng trở nên trầm trọng dưới thời Donald Trump.

Nước Mỹ đang đối mặt với rất nhiều thách thức, buộc Biden trước mắt phải đặc biệt tập trung vào các vấn đề đối nội. Những bình luận đầy tích cực của Biden về việc ưu tiên các cam kết đối với liên minh không đồng nghĩa Washington sẽ quay trở lại chính sách an ninh mà Tổng thống Barack Obama và các chính quyền trước đó theo đuổi. Các nguồn tin từ đảng Dân chủ cho biết trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên phương diện quân sự, Biden rất có thể sẽ kêu gọi các đồng minh của Mỹ mạnh dạn để đóng một vai trò lớn hơn so với những gì từng diễn ra dưới thời chính quyền Trump.

Việt Nam nên làm gì ?

Việt Nam đang vừa có những cơ hội nhưng cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Một mặt, cạnh tranh Mỹ - Trung đã mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là những lợi ích chiến lược và kinh tế. Mặt khác, Việt Nam đang phải chịu sức ép giữa hai cường quốc này.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam vẫn luôn là quốc gia "láng giềng" của Trung Quốc. Điều này có nghĩa những đe doạ, thao túng kinh tế và chính trường Việt Nam của Trung Quốc luôn hiện diện kề bên. Chính Trung Quốc là vật cản trong sự phát triển của mối quan hệ Việt - Mỹ thời gian gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc luôn đe dọa Việt Nam để có thể khống chế Việt Nam, hòng khiến Việt Nam khuất phục trước tham vọng "độc chiếm biển Đông" của Trung Quốc.

Đối với Mỹ, Việt Nam cũng có những sức ép không hề nhỏ. Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã gắn mác Việt Nam "thao túng tiền tệ". Điều này có nhiều ẩn ý. Mặc dù một số chuyên gia Mỹ cho rằng Việt Nam không thực sự "thao túng tiền tệ" nhưng chính quyền Mỹ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia bị gắn mác này. Quyết định này của chính quyền Mỹ diễn ra sau hai chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ và tiếp đó của Cố vấn an ninh Mỹ. Các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, việc đưa Việt Nam vào danh sách bị gắn mác "thao túng tiền tệ" là một quyết định chính trị của chính quyền Trump vào thời kỳ nhiệm kỳ sắp chấm dứt.

Trung Quốc rất có thể sẽ lợi dụng "Khoảng trống quyền lực" trong nền chính trị Mỹ để tranh thủ ra tay tại biển Đông. Và Việt Nam đang bận bịu với Đại hội Đảng lần thứ XIII - vốn sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, điều này sẽ dẫn tới khả năng Việt Nam lơ là với biển Đông.

Chính vì vậy, Việt Nam đang đứng trước những vận hội quan trọng. Một mặt, cần giữ gìn và phát triển quan hệ với Mỹ. Mặt khác, giữ cho quan hệ với Trung Quốc không xấu đi, để bảo đảm cho môi trường an ninh được yên ổn. Tuy nhiên, điều này thực sự không dễ dàng.

Nguồn : RFA, 23/12/2020

Tham khảo :

- Kenji Minemura, "Flareup feared in South China Sea due to power vacuum in U.S.", Asahi Shimbum, 21/12/2020

**************************

Các ưu tiên chung thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Tom Abke, IPDForum, 22/12/2020

Tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở đang thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong các lĩnh vực từ an ninh hàng hải đến các hoạt động gìn giữ hòa bình.

1229723252

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bên phải, chào đón Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2020.

Hai quốc gia này đã tổ chức một số cuộc họp cấp cao về chính sách quốc phòng trong những tháng gần đây, bao gồm chuyến thăm của Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đến Hà Nội từ ngày 20-22 tháng 11 năm 2020.

Trong cuộc gặp với ông O’Brien, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã ca ngợi sự hợp tác giữa hai quốc gia, bao gồm việc duy trì các khuôn khổ cho đối thoại song phương, tăng cường hợp tác tìm kiếm, cứu hộ và viện trợ nhân đạo cũng như cứu trợ thiên tai, theo thông tin của một thông cáo báo chí từ bộ của ông Minh. Ông O’Brien và ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, cũng đã thảo luận về các nỗ lực chung để chống tội phạm xuyên quốc gia và mở rộng sự hợp tác trong một loạt các vấn đề an ninh. 

Nhà phân tích quốc phòng Blake Herzinger tại Singapore nói với DIỄN ĐÀN rằng việc các tàu chở máy bay của Hoa Kỳ ghé thăm cảng của Việt Nam vào tháng 3 năm 2018 và tháng 3 năm 2020 cũng chứng minh sức mạnh của các mối quan hệ quốc phòng.

Ông này nói : "Đối với Việt Nam, đó là một dấu hiệu rõ ràng về việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ trong khi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã xấu đi". "Thực tế là Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành chuyến thăm này vào thời điểm bùng phát đại dịch cũng thực sự làm rõ tầm quan trọng của sự kiện đó đối với Hoa Kỳ. "

Ngoài các chuyến thăm cảng, Hoa Kỳ cũng đã chuyển cho Việt Nam một tàu tuần duyên đã hết nhiệm vụ của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ và đang chuẩn bị gửi một chiếc nữa. "Việc chuyển giao như vậy thường cho thấy một mối quan hệ có xu hướng tích cực", ông Herzinger nói "vì sự sắp xếp này sẽ đòi hỏi sự tương tác liên tục từ phía phòng thủ để hoàn thành công tác bảo trì và bất kỳ việc huấn luyện đi kèm nào có thể là cần thiết".

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từ năm 2015 đến năm 2019, Washington đã đồng ý xuất khẩu các thiết bị quốc phòng trị giá 52,86 triệu đô la Mỹ sang Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm la-de, thiết bị hình ảnh và thiết bị dẫn đường, thiết bị điện tử trong quân sự và động cơ tuabin khí. Thương mại giữa hai quốc gia cũng đã tăng vọt lên 76 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 từ 450 triệu đô la Mỹ vào năm 1994, theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Dương Hoài Nam, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã mô tả Hoa Kỳ là một trong những "đối tác quan trọng nhất" của quốc gia mình, theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, một cơ quan thuộc sở hữu nhà nước, vào tháng 11 năm 2020.

Ông nói : "Việt Nam hoan nghênh vai trò và những sáng kiến của Hoa Kỳ để giúp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực, bao gồm hỗ trợ vai trò trung tâm của [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á] hài hòa với các cơ chế hợp tác khu vực và tuân thủ luật pháp quốc tế".

Tom Abke là một cộng tác viên IPDefense Forum đưa tin từ Singapore.

Published in Diễn đàn

Bầu cử Mỹ : Trung Quốc hy vọng Mỹ thay đổi với Biden, nhưng đó chỉ là ảo vọng

Mai Vân, RFI, 26/10/2020

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ càng gần kề, Bắc Kinh được cho là càng nuôi hy vọng về khả năng xung đột với Washington sẽ giảm bớt nếu Joe Biden giành chiến thắng. Thế nhưng theo các nhà phân tích được hãng tin Mỹ AP ngày 23/10/2020 phỏng vấn, bất kỳ thay đổi nào, nếu có, chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất, bởi vì cả nước Mỹ đều ngày càng nghi kỵ Bắc Kinh.

biden1

Ảnh tổng thống Trump ứng viên Biden phản ánh trên tấm che plexiglass nhân cuộc tranh luận ở Nashville, Tennessee, ngày 22/10/2020.  Reuters - MIKE SEGAR

Về phía Quốc Hội, các nhà lập pháp Mỹ, từ Dân Chủ đến Cộng Hòa, và các cử tri của họ, đều có dấu hiệu không muốn chính quyền mềm mỏng trở lại đối với Trung Quốc, điều dự báo cho một quan hệ căng thẳng tiếp tục với Trung Quốc, bất kể kết quả của cuộc bầu cử.

Công chúng Mỹ cũng có cái nhìn tiêu cực không kém. Hai phần ba số người được trung tâm thăm dò Pew Research Center đặt câu hỏi vào tháng 3 vừa qua, đều có cái nhìn "không thuận lợi" về Trung Quốc, mức cao nhất kể từ khi có các cuộc thăm dò vào năm 2005 đến nay.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện rơi xuống mức tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ trong bối cảnh tranh cãi về đại dịch Covid-19, công nghệ, thương mại, an ninh và gián điệp.

Dù bất hòa với nhau trên nhiều mặt khác, nhưng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Mỹ đều chỉ trích hồ sơ thương mại và cách hành xử của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Đài Loan, cũng như với các nhóm tôn giáo và thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi mà đảng Cộng Sản Trung Quốc giam giữ cả triệu người Hồi Giáo trong các trại cải tạo.

Tại sao Trung Quốc đặt hy vọng vào Biden

Giới lãnh đạo Trung Quốc lần này khá kín tiếng về cuộc bầu cử Mỹ, trái với lần trước vào năm 2016, khi họ ủng hộ Donald Trump hơn là Hillary Clinton vì Bắc Kinh căm hận việc bà Clinton, thời còn là ngoại trưởng của tổng thống Obama, đã luôn gây sức ép với Bắc Kinh, đặc biệt về nhân quyền. Hơn nữa, hình ảnh doanh nhân thành đạt của Trump đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, một tổng thống Mỹ như ông Biden có thể sẽ dễ đoán hơn đối với Bắc Kinh sau những cú sốc của cuộc chiến thuế quan mà ông Trump đã khởi động, cũng như cách ông kết thân với Ấn Độ, được coi là đối thủ chiến lược của Trung Quốc, và với các nước Đông Nam Á, đang có một loạt tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh cho rằng ít ra là chính sách của ông Biden sẽ không cảm tính và lố bịch như của ông Trump.

Một giáo sư khác tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh thì nhìn thấy là đảng Dân Chủ ít hiếu chiến hơn, vì vậy họ có thể quan tâm nhiều hơn đến việc ngăn chặn các xung đột quân sự, kể cả những sự cố hạn chế, và chú ý hơn đến việc phối hợp với Trung Quốc để quản lý khủng hoảng.

Giới lãnh đạo tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc không muốn Trump tái đắc cử, nhưng không trực tiếp cáo buộc Trung Quốc âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử hoặc ủng hộ Biden.

Trump và Biden tố cáo nhau không đủ cứng rắn đối với Bắc Kinh

Trong các cuộc tranh luận, các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ đã cáo buộc nhau là đã thiếu hiệu quả hoặc không đủ cứng rắn với Trung Quốc. 

Tổng thống Trump và phó tổng thống Mike Pence cáo buộc Biden đã để cho Trung Quốc tự do tung hoành khi ông còn là người phó của tổng thống Obama. Trong lúc đó thì thượng nghị sĩ Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông Biden thì cho rằng cuộc chiến thương mại của ông Trump là một thất bại.

Theo Michael Hirson, thuộc nhóm nghiên cứu Eurasia Group, ông Biden sẽ cố gắng nối lại hợp tác với Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên, Iran và virus corona, nhưng cho rằng Biden sẽ phải đối mặt với sự đồng thuận rộng rãi tại Hoa Kỳ theo đó cách tiếp cận Trung Quốc thời tiền Donald Trump sẽ thất bại hoặc không còn phù hợp nữa.

Theo chuyên gia này, sẽ có rất nhiều khả năng là hai bên sẽ có một kiểu quan hệ tấn công vào nhau nhưng cố tránh một cuộc khủng hoảng lớn về Đài Loan hoặc Biển Đông.

Thái độ bất bình về tham vọng quân sự và chiến lược của Bắc Kinh lan rộng tại Washington cũng như trong các đồng minh của Mỹ. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng Bắc Kinh là một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Cảm nhận đó khó có thể thay đổi dưới một chính quyền mới.

Robert Sutter, một chuyên gia chính trị về Trung Quốc tại Đại học George Washington, nhận định : "Biden sẽ là một vấn đề đối với Trung Quốc vì chính quyền Biden có thể sẽ gắt gao với Bắc Kinh về nhân quyền, đồng thời sẽ phối hợp như đã tuyên bố, với các đồng minh để kiềm chế Trung Quốc, và như thế sẽ làm cho đường tiến của Trung Quốc thêm phức tạp".

Elizabeth Economy, một thành viên cấp cao tại Viện Hoover, Đại Học Stanford, giải thích là Biden có thể khẳng định lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ theo chiều hướng gây áp lực để Trung Quốc phải thực hiện đúng theo những gì họ từng hứa hẹn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu.

Một phần dư luận Trung Quốc ủng hộ Trump vì "đã giúp" Bắc Kinh vươn lên

Một số người tại Trung Quốc vẫn ủng hộ ông Trump vì họ tin rằng ông đang tạo điều kiện cho Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo toàn cầu bằng cách "dẫn nước Mỹ đi sai đường". Việc ông không quan tâm đến nhân quyền, chỉ trích các đồng minh NATO và rút khỏi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới được coi là thể hiện sự đầu hàng, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Theo chuyên gia Economy, cách ông Trump xử lý đại dịch Covid-19 và châm ngòi cho những căng thẳng trong nội bộ nước Mỹ về giai cấp và chủng tộc "chỉ đơn giản là quà tặng" cho chính phủ của ông Tập Cận Bình.

Các vấn đề bùng lên tại Hoa Kỳ đã cho phép ông Tập mô tả hệ thống độc đảng của Trung Quốc tốt hơn nền dân chủ phương Tây đầy hỗn loạn. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát đã phớt lờ hoặc bác bỏ những lời chỉ trích Bắc Kinh đàn áp các nhóm thiểu số hay về các vấn đề khác.

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc tin rằng Trump đang cố gắng ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một lãnh đạo toàn cầu. Và Bắc Kinh thất vọng trước những thay đổi chính sách đột ngột của Trump.

Theo chuyên gia Scissors thuộc trung tâm tham vấn Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute) tại Washington : "Chính quyền Trump thứ hai có khả năng là cũng sẽ không ổn định trong lúc mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại rất coi trọng sự ổn định".

June Teufel Dreyer, một chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Miami, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy Biden dễ uốn nắn hơn ngay cả khi vấn đề không thay đổi. Theo chuyên gia này, thì "trái với tục ngữ thông thường, Trung Quốc ngày nay thích quỷ lạ hơn là ma quen".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 26/10/2020

Published in Diễn đàn

Hạ viện đề xuất dự luật xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ

Các nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã giới thiệu một dự luật vào ngày 20 tháng 10 tuyên bố Đảng cộng sản Trung Quốc là "mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ trong thế hệ này".

1277569034

Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy (R-Calif.) Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, vào ngày 30 tháng 9 năm 2020. (Tasos Katopodis / Getty Images)

Đạo luật dài 25 trang, có tên Đạo luật Chuyên ban Trung Quốc, đã tổng hợp 137 khuyến nghị lập pháp quan trọng liên quan đến Trung Quốc, bao gồm các dự luật, nghị quyết và các biện pháp khác, để được thông qua nhanh chóng. Đạo luật này đề cập đến nhiều vấn đề, như đề xuất bán vũ khí cho Đài Loan, bảo đảm an toàn cho mạng 5G, trừng phạt sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm Trung Quốc do lao động nô lệ sản xuất và lên án nạn buôn bán nội tạng của Trung Quốc.

Đạo luật Không TikTok trên thiết bị của Chính phủ, sẽ cấm TikTok trên tất cả các thiết bị điện tử của nhân viên chính phủ, trong khi Đạo luật CONFUCIUS nhằm hạn chế ảnh hưởng của các Viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ ở các cơ sở của Hoa Kỳ. Một phần của các đạo luật này đã được Hạ viện hoặc Thượng viện thông qua.

"Mục tiêu của Hoa Kỳ phải là chấm dứt tình trạng độc quyền quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc, thay vì cùng tồn tại vô thời hạn với một nhà nước cộng sản mà cơ bản là thù địch", dự luật mới nhất nêu rõ.

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy (R-Calif.), người đã giới thiệu dự luật này cùng với Hạ nghị sĩ Michael McCaul (R-Texas), gọi hành động này là một "cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm" trong một tuyên bố, nói thêm rằng chính sách thỏa hiệp của Hoa Kỳ trong quá khứ đã giúp "chế độ độc tài tàn bạo" của Đảng cộng sản Trung Quốc gia tăng sức mạnh và làm cho nó có thể tiếp tục chà đạp lên nhân quyền.

1277570475

Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm Trung Quốc Michael McCaul tại một cuộc họp báo ở Washington, vào ngày 30 tháng 9 năm 2020. (Tasos Katopodis / Getty Images)

Ông nói : "Mọi thành viên trong phòng này, bất kể đảng phái chính trị nào, đều muốn có lập trường chống lại hành vi xấu xa của Trung Quốc và các hành vi vi phạm nhân quyền của họ.

Các đại diện của Đảng Cộng hòa đã thành lập Chuyên ban Trung Quốc gồm 15 thành viên vào tháng 5 để xem xét kỹ lưỡng các mối đe dọa từ chế độ Trung Quốc, đặc biệt là vai trò của ban này trong sự lây lan toàn cầu của Covid-19.

Sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, ủy ban này đã công bố một báo cáo vào cuối tháng 9 với hàng trăm khuyến nghị, bao gồm chuyển các chuỗi công nghiệp quan trọng về nước, hiện đại hóa quân đội Hoa Kỳ và xử phạt chế độ này vì vi phạm nhân quyền.

Ông McCaul, chủ tịch ủy ban cho biết : "Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã ngủ quên khi đang lái xe.

Đạo luật này đánh dấu động thái mới nhất hướng tới một chính sách cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Vào ngày 20 tháng 10, Hạ nghị sĩ Andy Biggs (R-Ariz.) đã đưa ra một nghị quyết coi Bắc Kinh là "mối đe dọa nước ngoài lớn nhất" đối với hòa bình và thịnh vượng của Hoa Kỳ, viện dẫn các yếu tố như tham vọng toàn cầu quyết đoán, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, hạn chế các quyền tự do của Hồng Kông, các thủ đoạn thương mại gian lận và các cuộc tấn công mạng nhắm vào các bí mật thương mại và lợi ích quốc phòng của Hoa Kỳ.

Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Marco Rubio (R-Fla.) Và Jeff Merkley (D-Ore.) Đã đề xuất một dự luật nhằm tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ với Đài Loan. Nó nhằm mục đích tạo ra một ủy ban liên ngành, thiết lập nền tảng trao đổi văn hóa, thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan trong các cơ quan quốc tế và chống lại áp lực của Bắc Kinh đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù Đài Loan trên thực tế là một quốc gia, với chính phủ được bầu cử dân chủ, quân đội và tiền tệ của riêng mình. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ đưa hòn đảo tự trị này về dưới quyền của họ.

"Hoa Kỳ cần sử dụng ảnh hưởng ngoại giao, kinh tế và văn hóa của mình để hỗ trợ các đối tác như Đài Loan, quốc gia chia sẻ các giá trị của chúng ta", ông Merkley, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết trong một tuyên bố về việc giới thiệu dự luật.

Eva Fu

Nguyên tác : House Proposes Bill to Name Chinese Regime as Top US National Security Threat, The Epoch Times, 21/10/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 23/10/2020

Published in Diễn đàn

Chính sách của Trung Quốc qua phát biểu của Vương Nghị

Trong buổi trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã ngày 6/8, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có những đánh giá về quan hệ Trung – Mỹ hiện nay và đưa ra phản hồi về một số điểm đối đầu chính trong quan hệ giữa hai nước.

hoahoan1

Hình minh hoạ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại một họp báo ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 24/5/2020 - Reuters

Ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc luôn duy trì tính liên tục và ổn định trong chính sách đối với Mỹ, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thách thức trong quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời đưa ra tín hiệu rằng Trung Quốc không mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục đi đến đáy. Ông thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ đang đối mặt với cục diện nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, song Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc tạo ra "Chiến tranh Lạnh mới".

Phân tích về bài phát biểu mới nhất của Vương Nghị, các học giả cho rằng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra chủ trương cơ bản là "dĩ hòa vi quý" trong chính sách đối với Mỹ, nhấn mạnh không muốn đấu nhau với Mỹ đến mức cả hai bên tổn hại, đều thua và trong thời gian tới cũng không chạy đua với Mỹ về việc gây ra sức ép lên nhau, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp đối phó linh hoạt hơn. Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh chia rẽ quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đối phó với tình hình xấu nhất.

Ông Vương Nghị khẳng định Trung Quốc luôn mong muốn cùng Mỹ xây dựng "quan hệ Trung-Mỹ phối hợp hài hòa, hợp tác và ổn định", đồng thời sẵn sàng ứng phó một cách bình tĩnh và hợp lý trước những kích động và nôn nóng của Mỹ, xoa dịu cục diện căng thẳng hiện nay thông qua đối thoại bình đẳng và mang tính xây dựng.

Ông cho rằng cần phải thiết lập một khuôn khổ rõ ràng cho quan hệ Trung-Mỹ, bao gồm cả việc từ chối chia rẽ, duy trì hợp tác. Ông chỉ rõ, bên cạnh việc tạo ra lợi ích phát triển sáng tạo, toàn cầu hóa và thương mại tự do cũng mang lại những mâu thuẫn và vấn đề đối với cơ cấu kinh tế và phân phối lợi ích của mỗi bên. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh hơn nữa thông qua tự cải cách, thay vì mong đợi việc "chia rẽ, tách rời" để giải quyết vấn đề.

Theo ông Vương Nghị, lợi ích Trung–Mỹ giao thoa sâu sắc, việc tách rời một cách cưỡng bức sẽ gây ra tác động lâu dài đến quan hệ song phương và gây nguy hiểm cho an ninh của chuỗi công nghiệp quốc tế và lợi ích của các nước.

Phó giáo sư Thành Hiểu Hà của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng bài phát biểu mới nhất của Vương Nghị cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ về cơ bản là ổn định, phát đi các tín hiệu "hòa hợp" và "hướng về phía trước". Chuyên gia Thành Hiểu Hà dự đoán trước khi chính phủ khóa mới của Mỹ lên nắm quyền, Trung Quốc sẽ không nhất thiết phải áp dụng chiến lược ngoại giao trả đũa tương xứng trong ngoại giao với Mỹ, khiến quan hệ Trung-Mỹ không thể kiểm soát và tiếp tục xấu đi. Ông nói : "Trong thời gian tới, có thể thấy Trung Quốc suy nghĩ lý tính nhiều hơn, khoan dung và không muốn leo thang thêm xung đột ngoại giao với Mỹ".

hoahoan2

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, TX bị đóng cửa hôm 22/7/2020 - Reuters

Về cơn bão ngoại giao xung quanh việc đóng cửa trụ sở tổng lãnh sự quán của nhau giữa Mỹ và Trung Quốc trong tháng 7/2020, ông Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc không mong muốn và không có lợi ích trong việc gây ra một "cuộc chiến ngoại giao" với Mỹ, nhưng cảnh báo rằng "nếu Mỹ tiếp tục phạm sai lầm, thì Trung Quốc sẽ theo đến cùng".

Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu cứng rắn về Trung Quốc tại Thư viện Tổng thống Nixon ở California. Các nhà phân tích cho rằng đây là một trong những yếu tố trực tiếp để ông Vương Nghị tổ chức buổi phỏng vấn này.

Về tuyên bố của ông Pompeo rằng các chính sách tiếp xúc với Trung Quốc của các chính quyền Mỹ tiền nhiệm đã thất bại, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng lập luận này đã trở lại tâm lý Chiến tranh Lạnh, phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của trao đổi Trung-Mỹ trong mấy chục năm qua. Ông nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc tạo ra một "cuộc Chiến tranh Lạnh mới" và nhấn mạnh : "Trung Quốc ngày nay không phải là Liên Xô năm xưa, chúng tôi càng không có ý định trở thành một nước Mỹ thứ hai".

Vương Nghị khẳng định Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể tôn trọng chế độ xã hội của Trung Quốc, tôn trọng sự lựa chọn của người dân Trung Quốc và từ bỏ chủ nghĩa can thiệp đã thất bại. Nguyên văn trong phát biểu của ông ta như sau : "Mỹ cũng nên vứt bỏ mộng tưởng về cải tạo Trung Quốc theo nhu cầu của mình, đình chỉ can thiệp vô lý vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đình chỉ chèn ép ngang ngược các quyền lợi chính đáng của Trung Quốc".

Phó giáo sư Lý Minh Giang của Học viện Quan hệ Quốc tế Rajalenan thuộc Đại học Công nghệ Nam Dương (Singapore) cho rằng bài phát biểu của Vương Nghị mang đậm ý tứ kêu gọi gửi đến Mỹ, nhằm truyền tải những thông điệp chính sách rõ ràng hơn tới Mỹ, nhưng hiệu quả thực tế còn hạn chế.

Lý Minh Giang cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sức ép to lớn từ chủ nghĩa dân tộc ở trong nước. Bài phát biểu của Vương Nghị cũng là lý lẽ gửi đến người dân Trung Quốc, không để người dân trong nước hiểu lầm phản ứng bình tĩnh và lý trí của chính quyền Trung Quốc trước sự hung hăng của Mỹ là đang nhượng bộ và chịu khuất phục trước Mỹ.

Vấn đề biển Đông trong phát biểu của Vương Nghị

Ở một khía cạnh khác, Vương Nghị chỉ ra rằng Mỹ gần đây đang không ngừng gieo rắc các rắc rối ở Biển Đông, vi phạm cam kết không nghiêng về bên nào trong nhiều năm qua, đồng thời cố ý gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), qua đó nhằm mục đích "trói buộc các nước trong khu vực lên chiếc chiến xa của Mỹ, từ đó phục vụ chính trị nội bộ và địa chiến lược của Mỹ".

Ông Vương Nghị cảnh báo Biển Đông không thể trở thành chiến trường của chính trị quốc tế, đồng thời kiến nghị loại bỏ mọi sự can thiệp, nhanh chóng nối lại tham vấn về "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC). Điều này cho thấy có khả năng Trung Quốc hy vọng thông qua những hành động cụ thể để giảm bớt căng thẳng gần đây trên Biển Đông nhằm đạt được COC để giảm sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông. Bộ Ngoại giao Và cũng có khả năng Trung Quốc sẽ hành động để đẩy nhanh đàm phán COC nhằm trấn an các nước Đông Nam Á, tuy nhiên bản COC này phải "theo ý" Trung Quốc.

Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo âm mưu của Trung Quốc

Ngày 6/8, Lầu Năm Góc cho biết, trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã bày tỏ quan ngại về hành động "gây bất ổn" của Trung Quốc gần Đài Loan và Biển Đông.

Phát biểu trước các phóng viên, người phát ngôn của Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman nêu rõ : "Bộ trưởng Esper cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc tuân thủ luật pháp, pháp chế, tiêu chuẩn và đáp ứng những cam kết quốc tế".

Người phát ngôn cũng cho biết thêm Bộ trưởng Esper tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương "mang tính xây dựng, ổn định và hướng tới một kết quả".

Ngày 5/8, trả lời câu hỏi tại Diễn đàn an ninh Aspen trực tuyến, Bộ trưởng Mark Esper cho rằng thế giới đang chứng kiến Trung Quốc ngày càng trở nên "hung hăng hơn" trong đại dịch Covid-19 và hành động theo cách trái với quy tắc quốc tế. Trung Quốc đang cố gắng lợi dụng thảm họa Covid-19 để tạo lợi thế cho các mục đích tuyên truyền. Các hành vi của Trung Quốc đã thực sự quá mức, chúng tôi thấy họ tiếp tục cố gắng và phô trương sức mạnh ở Biển Đông.

Cũng tại diễn đàn, Bộ trưởng Esper nêu rõ : "Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam vài tháng trước"

Thời gian gần đây, Trung Quốc đang xây dựng một loạt tổ hợp giám sát trải rộng trên nhiều khu vực ở Biển Đông. Nhiều địa điểm thuộc vùng biển của Trung Quốc, song một số khác lại thuộc vùng biển quốc tế.

Dư luận đang dấy lên nhiều lo lắng, ít nhất là bởi khả năng phục vụ cả các mục tiêu dân sự và quân sự của mạng lưới này. Dù có bề ngoài là các công trình và hệ thống dân sự, song những hạ tầng được nhắc đến có thể là một phần nỗ lực của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) nhằm kiểm soát Biển Đông. Rất khó để tưởng tượng những dữ liệu giám sát mà hệ thống này thu về sẽ không được PLAN tiếp cận và sử dụng cho các mục tiêu quân sự. Đây cũng có thể chỉ là "bề nổi" của mạng lưới giám sát quy mô hơn, hầu hết đều nằm dưới đáy biển, những hạ tầng góp phần củng cố lợi thế chiến lược của Trung Quốc trong khu vực trước các quốc gia khác, và có thể được dùng để giám sát hoạt động của Hải quân Mỹ.

Thêm nữa, Trung Quốc mới đây đã sửa đổi các quy định về đường thủy với nội dung nhấn mạnh các "vùng duyên hải", thay vì cụm từ "ngoài khơi" như trước. Trang tin Indo-Pacific News cho rằng "Trung Quốc đang tích cực thể hiện quyền kiểm soát tại vùng biển (Biển Đông). Vì vậy việc thay đổi cụm từ ngoài khơi sang duyên hải có thể là bước tiếp theo để quốc gia này hợp thức hóa các tuyên bố chủ quyền của mình (tại Biển Đông)". Chưa rõ các tổ hợp giám sát đang được thiết lập rộng khắp ở Biển Đông có thực sự hữu ích cho mục tiêu này hay không, song sự hiện diện của chúng trong các vùng biển khu vực cũng đã có những ý nghĩa biểu tượng rất đáng chú ý.

Tiến sỹ Collin Koh, nhà nghiên cứu làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam School cho rằng mạng lưới này không chỉ đơn thuần có giá trị biểu tượng trên phương diện chính trị. Ông nói : "Khu vực này bao gồm các vùng biển nhạy cảm… Hải Nam là căn cứ quan trọng của Hải quân PLA, với tư cách không chỉ là một căn cứ của lực lượng hải quân, mà còn là căn cứ đảm bảo năng lực răn đe hạt nhân trên biển". Ông cho rằng những tổ hợp kể trên phản ánh khả năng kiểm soát ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với vùng biển khu vực, và trong trường hợp cần thiết, những hạ tầng này có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu phục vụ vấn đề an ninh.

Theo một số nguồn tin, các tổ hợp giám sát mới được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Hải Nam. Cùng với các đảo nhân tạo và Vạn lý Trường thành Ngầm, những hạ tầng này thiết lập nên một mạng lưới giúp Trung Quốc thâu tóm quyền kiểm soát khu vực, thậm chí là cả vùng biển quốc tế. Và từ đó, Trung Quốc sẽ từng bước củng cố sự hiện diện của mình ở khắp mọi ngõ ngách của Biển Đông.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 08/082020

Published in Diễn đàn

Washington cảnh báo Bắc Kinh không thể ngăn quân đội Mỹ tại Biển Đông

Thụy My, RFI, 22/07/2020

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua, 21/07/2020, cảnh báo Trung Quốc là "không ai có thể chận bước Hoa Kỳ tại Biển Đông", nhấn mạnh rằng các hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại vùng biển này. Đồng thời ông cũng chìa ra cành ô liu cho Bắc Kinh, cho biết muốn đến thăm Trung Quốc trước cuối năm nay.

bd1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ của Hạ Viện ngày 09/07/2020, tại Washington, Hoa Kỳ.  Reuters - Pool New

Trong cuộc hội thảo qua video của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), bộ trưởng Esper nêu ra việc Bắc Kinh tiếp tục ức hiếp các láng giềng, có những hành vi phi pháp và đặc biệt quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Ông khẳng định Hoa Kỳ đang bố trí các lực lượng để chống lại sự khiêu khích của Trung Quốc. Cụ thể sẽ gia tăng các hoạt động vì tự do hàng hải (FONOP) nhằm đối phó với những hành vi bất hợp pháp và yêu sách quá đáng, đã tăng cao chưa từng thấy trong năm 2019 so với cả bốn thập niên qua.

Tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ tỏ ra quyết đoán hơn đối với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Sau thông cáo quan trọng về Biển Đông cho thấy bước ngoặt trong chủ trương của Washington, hôm thứ Ba khu trục hạm USS Ralph Johnson đã tiến hành đợt tuần tra vì tự do hàng hải lần thứ sáu. Hai hàng không mẫu hạm Mỹ đã được điều đến Biển Đông, lần thứ hai lần trong tháng này, trong khi hồi đầu tháng Hoàn Cầu Thời Báo từng lên tiếng đe dọa các tàu sân bay Mỹ.

Song song với việc tố cáo Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành "đế chế hàng hải" của mình, Hoa Kỳ vẫn mở lối cho Trung Quốc. Bộ trưởng Mark Esper cho hay ông hy vọng thăm Bắc Kinh trước cuối năm nay, nhằm cải thiện việc hợp tác giữa đôi bên.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhắc lại Hoa Kỳ coi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là "bất hợp pháp", nhưng Washington "không tìm kiếm xung đột", muốn mở các kênh thông tin để giảm thiểu nguy cơ. Nếu thực hiện được, đây sẽ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Mark Esper với tư cách bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Thụy My

**********************

Chống Trung Quốc trên Biển Đông : Các sứ quán Mỹ nhập cuộc

Mai Vân, RFI, 22/07/2020

Ngay sau khi ngoại trưởng Mỹ ngày 13/07/2020 tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên đối với các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, chính thức xem đa số các yêu sách biển của Bắc Kinh là "bất hợp pháp", các đại sứ quán Hoa Kỳ trong vùng đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc. Đối với giới phân tích, sự kiện chưa từng thấy này cho thấy một thay đổi trong chiến lược của Mỹ nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc.

bd2

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 21/04/2017.  Reuters - Erik de Castro

Theo ghi nhân của hãng tin Anh Reuters ngày 21/07, ngay sau tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, các đại sứ quán Mỹ ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Cam Bốt đã lập tức tung ra các thông cáo và bình luận trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, và trên các phương tiện truyền thông địa phương, cho rằng hành động của Bắc Kinh phù hợp với mô hình xâm lấn chủ quyền của nước khác.

Đại sứ Mỹ tại Thái Lan chẳng hạn đã viết bài tố cáo các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông, giữ lại nước sông trong mùa hạn hán năm ngoái.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Miến Điện thì so sánh hành động của Trung Quốc ở Biển Đông với cách thức Bắc Kinh hành xử tại Miến Điện, nêu bật những điều bị coi là sai trái, như biến các khoản đầu tư thành bẫy nợ, buôn bán phụ nữ Miến Điện qua Trung Quốc dưới hình thức con dâu, để cho ma túy từ Trung Quốc tràn ngập vào quốc gia Đông Nam Á này.

Trung Quốc phản ứng tức tối

Trung Quốc dĩ nhiên đã phản ứng hết sức gay gắt, tố cáo Hoa Kỳ cố tình "vu khống với những lời lẽ không đúng sự thật, để làm dư luận trong vùng nghĩ sai". Đại sứ Trung Quốc ở Thái Lan chẳng hạn cho rằng Washington đang "nỗ lực gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ven Biển Đông".

Trong một bài trên Facebook, đại sứ quán Trung Quốc tại Miến Điện đã hai lần dùng từ "bẩn thỉu" để chỉ Hoa Kỳ, cho rằng các cơ quan Mỹ ở hải ngoại đã làm những "công việc ghê tởm" để ngăn chặn Trung Quốc và đã lộ rõ bộ mặt "ích kỷ, đạo đức giả, đáng ghét và xấu xa".

Trả lời Reuters qua điện thoại, chuyên gia phân tích Renato de Castro, thuộc Viện Nghiện Cứu Chiến lược và Quan Hệ Quốc Tế Albert Del Rosario tại Philippines đã nhận định : "Chúng ta giờ đây đã biến thành chiến trường" và cuộc đọ sức sẽ còn kéo dài.

Hàng ngàn bình luận đả kích Trung Quốc

Cuộc đấu khẩu bùng lên gay gắt đã thu hút hàng ngàn bình luận trên các mạng xã hội trong khu vực, với rất nhiều lời chỉ trích Trung Quốc và thắc mắc về mục tiêu của cả hai bên.

Bên dưới bài viết trên Facebook của đại sứ quán Mỹ tại Philippines, một người tên Chelley Ocampo đã ghi : "Cảm ơn Hoa Kỳ vì đã làm điều mà luật pháp quy định".

Trên trang web của đại sứ quán Mỹ tại Malaysia, một người lớn tiếng "Đế quốc Yankee (từ chỉ Mỹ) cút đi ! ! ! !". Bên dưới lời kêu gọi đó, các nhà ngoại giao Mỹ đã hỏi vặn lại : "Phải chăng là bạn đồng ý với chiến thuật bắt nạt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Biển Đông ?"

Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng chính "Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa lên mạng những bình luận tấn công và lên án Trung Quốc" và các nhà ngoại giao Trung Quốc chỉ làm sáng tỏ vấn đề và đáp trả mà thôi.

Chiến thuật mới của ngành ngoại giao Mỹ

Đối với giới phân tích, cuộc khẩu chiến đang bùng lên là kết quả một chiến thuật mới của ngành ngoại giao Mỹ trong vùng.

Theo nhận định của Sebastian Strangio, tác giả một quyển sách sắp ra mắt về ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng, các thông cáo của Mỹ đều gắn liền vấn đề Biển Đông với các mối quan ngại của từng nước trong khu vực nhằm hầu "chỉ rõ Trung Quốc là mối đe dọa cho chủ quyền các nước Đông Nam Á".

Trong lúc đó, vẫn theo Sebastian Strangio, phản ứng đáp trả của Trung Quốc vẫn theo kiểu được mệnh danh là "ngoại giao Chiến Lang", nổi bật từ khi dịch virus corona bùng phát, đậm nét dân tộc chủ nghĩa ngày càng hung hăng hơn.

Theo Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Rajaratnam (Singapore), Trung Quốc không thể để cho Mỹ thắng thế nhờ chuyển hướng được dư luận trong vùng.

Đối với chuyên gia này, "ít ra là một vài chính phủ Đông Nam Á, một cách kín đáo, nếu không phải là công khai, hoan nghênh phát biểu của ngoại trưởng Mỹ mới đây và mạnh dạn hơn trong việc chống lại hành vi (Trung Quốc) ở các vùng biển tranh chấp".

Mai Vân

*************************

Mỹ, Nhật, Ấn, Úc tập trận gần Biển Đông tuần này

Trọng Thành, RFI, 21/07/2020

Hoa Kỳ và các đồng minh trong nhóm Bộ Tứ ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Quad) tổ chức đồng thời hai cuộc tập trận hải quân tại hai khu vực kế cận Biển Đông trong tuần này. Các cuộc tập trận của Bộ Tứ diễn ra đúng vào lúc truyền thông Trung Quốc hôm qua, 20/07/2020, cho biết quân đội nước này vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.

bd3

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm Nhật Bản và Úc cùng diễn tập trên biển Philippines ngày 21/07/2020. Commander, Task Force 70 / Carri - Petty Officer 2nd Class Codie So

Hãng tin Anh Reuters, dẫn lời của các giới chức Hải quân Mỹ, hôm nay 21/07/2020, cho hay cuộc tập trận của Hải quân Mỹ với Hải quân Ấn Độ diễn ra hôm qua, 20/07, tại khu vực gần quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, giáp với phía bắc eo biển Malacca, tuyến đường giao thông hàng hải chiến lược nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz tham gia vào cuộc tập trận này.

Song song với cuộc tập trận nói trên, Hải quân Mỹ cùng Hải quân Nhật và Úc tập trận tại vùng Biển Philippines. Theo bộ quốc phòng Úc, cuộc tập trận dự kiến kết thúc ngày 23/07. Tham gia vào cuộc tập trận này có tàu sân bay USS Ronald Reagan. Hai chiếc USS Ronald Reagan và USS Nimitz là hai hàng không mẫu hạm vừa có cuộc tập trận đầu tháng này tại Biển Đông, đúng vào lúc Trung Quốc tập trận lần đầu tiên trong tháng 7 ở quần đảo Hoàng Sa. USS Ronald Reagan và USS Nimitz cũng tiến hành tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" ở Biển Đông ngày 17/07.

Trung Quốc tập trận lần hai ở Hoàng Sa trong tháng 7

Tình hình tại Biển Đông đầu tuần này tiếp tục căng thẳng. Hôm qua, thứ Hai 20/07/2020, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan báo quân đội nước này vừa tập trận lần thứ hai tại Hoàng Sa, quần đảo mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Đây là lần thứ hai Trung Quốc tập trận tại Hoàng Sa trong tháng 7/2020. Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra đúng lúc hai tầu sân bay Mỹ đang tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" .

Theo Global Times, ấn bản Anh ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo, đại diện cho quan điểm cứng rắn trong chính quyền Trung Quốc, cuộc tập trận do lực lượng không quân chiến đấu trên biển, thuộc Chiến khu miền Nam, có căn cứ tại đảo Hải Nam, tiến hành từ ngày 15 đến ngày 17/07. Tham gia tập trận có các chiến đấu-oanh tạc cơ chống hạm JH-7.

Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định cuộc tập trận nói trên của Trung Quốc chỉ là một hành động "đáp trả". Trang mạng Trung Quốc dẫn lời một chuyên gia quân sự xin ẩn danh cho biết, "nếu Hoa Kỳ tiếp tục khiêu khích tại Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là tập trận nhiều hơn, triển khai nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm tại Biển Đông hơn, và có thể sẽ áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" tại khu vực này.

Điều mà Hoàn Cầu Thời Báo không nhắc đến là việc Hoa Kỳ, và các đồng minh, tổ chức loạt tập trận nói trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố khằng định lập trường chính thức của Washington, ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm chính thức của Washington được nhiều quốc gia Đông Nam Á tán đồng, khiến lập trường chống lại phán quyết của Tòa án La Haye, ỷ mạnh át yếu, bành trướng tại Biển Đông, của Bắc Kinh thêm bị cô lập.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Vit Nam và kh năng ‘chn phe’ trên Bin Đông

Khánh An, VOA, 21/07/2020

Chính sách quyết đoán khng đnh quyn lc và ch quyn ca Trung Quc trong nhng ngày gn đây dường như đang to thêm nhiu đi th cho Bc Kinh, nhưng vi quc gia láng ging có ch quyn tranh chp vi Trung Quc Bin Đông là Vit Nam, mt s chuyên gia nhn đnh vi VOA rng Hà Ni khó có th trong thế đi đu vi Bc Kinh, dù rng có v như đang "ng" v phía M vi tiếng nói mnh m hơn ng h lp trường ca Hoa K.

theo1

Tng thng Hoa K Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, lãnh đo hai quc gia đang có nhiu bt đng v vn đ Bin Đông và trong các lĩnh vc khác.

Vi vai trò là ch tch ASEAN năm nay, Vit Nam va cho biết đã dn đu các nước ASEAN lên tiếng "cm ơn và đánh gía cao" s ng h ca M sau khi Ủy ban Quc hi Hoa K bác b yêu sách ch quyn ca Trung Quc trên Bin Đông, mt đng thái mà theo Tiến sĩ T Văn Tài, giáo sư Lut ca Đi hc Harvard, là thúc đy bày t mnh hơn quan đim ca khi các quc gia Đông Nam Á sau hàng lot các tuyên b chính thc ca M.

"Vit Nam, vi tư cách ch tch ASEAN năm nay, cũng theo tiếng nói ca ASEAN nói chung và dâng cao quan đim ca ASEAN, nghĩa là ln đu tiên Vit Nam dám nói mnh hơn vi Trung Quc", Giáo sư T Văn Tài nhn xét vi VOA.

Theo Giáo sư ca Đi hc Harvard, đây là đim mnh duy nht mà Vit Nam th hin cho ti nay đi vi Trung Quc, nhưng vn chưa đi đến hành đng quyết đoán hơn na là khi kin Bc Kinh v tuyên b ch quyn đi vi Hoàng Sa.

Trong khi đó, Trung Quc, thông qua t Hoàn Cu Thi Báo, tiếp tc đưa ra "cnh báo" Hà Ni v vic "chn phe" nhm chng li Bc Kinh.

"Nếu s can d ca M vào Bin Đông làm gia tăng căng thng khu vc hoc phá v cân bng trong mi quan h gia Trung Quc, Vit Nam và M, thì s phát trin ca Vit Nam s b gián đon. Tn tht ca Vit Nam s ln hơn nhiu so vi li ích nhn được", t báo ca Đảng cộng sản Trung Quc nói trong bài viết phân tích v mi quan h M - Trung sau khi Hoa K đưa ra tuyên b gi yêu sách ca Bc Kinh Bin Đông là "phi pháp".

Nhn đnh v vn đ này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, nhà nghiên cu cao cp khách mi ca Vin Nghiên cu Đông Nam Á (ISEAS) Singapore nói vi VOA rng :"Trung Quc t khi tri dy thì đã đt ra vn đ là cnh báo các nước nh xung quanh là đng có ng theo mt nước nào đó chng li Trung Quc".

Tuy nhiên, theo ông, "Mt khi li ích quc gia ca mt nước b xâm hi trong khi nó nh quá, chưa có cách nào đ chng li được thì buc lòng nó phi đi nh s giúp đ ca nhng nước khác, đc bit là các nước ln".

Vì vy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói k c khi Vit Nam vi chính sách quc phòng "4 không" hin nay, trong đó có nguyên tc "không tham gia liên minh quân s, không liên kết vi nước này đ chng nước kia", thì trong trường hp xy ra nhng tình hung nguy hi đến li ích quc gia, Vit Nam chc chn s b các chính sách trên đ tìm s tr giúp hay ng minh" đ chng li.

"Cho nên, nếu Trung Quc nói rng Vit Nam ng theo M hay M b vai trò trung gian đi thì không phi. M vn đng gia. Cho nên M không nói gì đến chuyn ch khác, không nói đến Hoàng Sa, mà M da vào đúng mt chuyn là Công ước Lut bin và vn đ thm lc đa",Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói và cho rng đây chính là đim chung khiến cho Vit Nam và M thot nhìn có v như đang "phe" vi nhau.

Còn Giáo sư T Văn Tài nhn đnh rng lp trường ca Hoa K vn không thay đi t trước ti nay. M vn không can thip vào vn đ quc gia nào nm ch quyn đo, đá nào trong nhng khu vc tranh chp. Tuy nhiên, tuyên b "c th hơn" ln này ca B Ngoi giao, Quc hi và các quan chc M có li cho Vit Nam v nhiu mt, theo c hai nhà nghiên cu.

"M đã lên tiếng ng h mt cách c th, đó là li ích chính tr",Tiến sĩ Hà Hoàng Hp nói."Còn li ích chiến lược là có mt s cam kết ngay trong tuyên b ca M, là h đm bo rng thế k 21 này chính sách bành trướng, bá quyn theo li săn mi ăn tht (predatory) là không có ch đng. Người M s không đ người Trung Quc tiếp tc đi theo con đường này".

V mt ngoi giao, Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cho rng tuyên b ca M th hin mt "bước tiến ln" ca Hoa K trong vic đưa ra hành đng c th ng h tiến trình gii quyết các tranh chp đ duy trì hoà bình và quyn t do đi li trên Bin Đông.

Trong khi đó, Giáo sư T Văn Tài nói rng v mt quân s, Vit Nam không bao gi có th tr thành đi th ca Trung Quc, nhưng điu đó không có nghĩa là không th u" vi Trung Quc trong vn đ ch quyn trên Bin Đông.

"Tuy Vit Nam có hi quân mnh th ba, sau M và Trung Quc, ti Bin Đông, nhưng không bao gi là đi th ca Trung Quc khi đng mt mình được, ch có th có can đm hơn là vì M đã có lp trường như vy, Vit Nam có kh năng quân s như vy và tinh thn chng Trung Quc ca dân chúng như vy thì Vit Nam ‘đng s’".

Theo ông, Hà Ni "không vic gì phi do d đ nói nhng tiếng nói mnh m nht" vào lúc tt c các nước ASEAN (tr Campuchia và Lào) đang đng lot chng Trung Quc, vi s ng h ca c hành pháp ln lưỡng đng Quc hi M.

"Thành ra Vit Nam nên nói mnh hơn na", Giáo sư T Văn Tài nói và thêm rng dù Vit Nam có hành đng mnh hơn na thì cũng khó có kh năng xy ra chiến tranh nên "không vic gì phi s".

Khánh An

Nguồn : VOA, 21/07/2020

************************

Bc Kinh : Quan h Trung-Vit đang phát trin ‘tích cc’

VOA, 21/07/2020

B Ngoi giao Trung Quc hôm 20/7 cho biết rng mi quan h gia Trung Quc và Vit Nam đang phát trin "tích cc" v tng th bt chp nhng căng thng gia Bc Kinh và Hà Ni trong nhng tháng gn đây v xung đt trên Bin Đông.

theo2

Ng ườ i phát ngôn B Ngo i giao Trung Qu c Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói m i quan h gi a Trung Qu c và Vi t Nam v t ng th phát tri n "tích c c".

Người phát ngôn Uông Văn Bân (Wang Wenbin) ca B Ngoi giao Bc Kinh nói vi các phóng viên sau khi thông báo v cuc hp Ủy ban điu hành Trung Quc-Vit Nam v Hp tác song phương ln th 12 rng "v tng th, các mi quan h Trung Quc-Vit Nam đang trên mt qu đo tích cc".

Ông Uông không nhc gì ti nhng xung đt gn đây gia hai nước v các đng thái ca Trung Quc trên Bin Đông khiến b ngoi giao Hà Ni và Bc Kinh nhiu ln lên tiếng qua li cáo buc ln nhau v ch quyn lãnh th.

Nhng tháng gn đây, căng thng gia Vit Nam và Trung Quc tăng cao khi Hà Ni t cáo Bc Kinh đâm chìm mt tàu cá ca ngư dân Vit gn qun đo Hoàng Sa. Trung Quc còn tiến hành các cuc tp trn quân s vào gia tháng 4 và tuyên b thành lp các qun hành chính Hoàng Sa và Trường Sa, mt đng thái mà Hà Ni phn đi.

Vn đ Bin Đông đã được Phó th tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh đưa ra trong cuc hp ln th 12 Ủy ban Ch đo hp tác song phương Trung Quc-Vit Nam mà ông đng ch trì vi Ủy viên Quc v-B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh qua hình thc trc tuyến hôm 21/7.

Theo cng thông tin đin t Chính ph, hai bên đã "trao đi thng thn v tình hình trên bin thi gian qua và nhng đim còn khác bit v vn đ trên bin".

Ông Minh "nêu quan ngi trước nhng din biến phc tp Bin Đông gn đây" và đ ngh hai bên kim soát tt bt đng trên bin, không có hành đng làm phc tp hình hình, m rng tranh chp, tôn trng các quyn và li ích hp pháp ca Vit Nam, duy trì hoà bình n đnh Bin Đông".

Hai bên nht trí "tuân th nhn thc chung cp cao và Tho thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin Vit Nam-Trung Quc, tuân th lut pháp quc tế, đc bit là Công ước Liên Hp Quc v Lut bin 1982, thúc đy các cơ chế đàm phán v vn đ trên bin" và "thúc đy đàm phán COC (b quy tc ng x trên Bin Đông) sm đt kết qu thc cht", theo báo đin t Chính ph.

Tuy nhiên ti hi ngh, các quan chc Vit Nam và Trung Quc nht trí rng "quan h Vit-Trung v tng th duy trì xu thế phát trin tích cc".

"Trung Quc mong mun nm gi tiến b trong quan h song phương vi Vit Nam ti cuc hp này và trao đi ý kiến chuyên sâu v trao đi và hp tác trong các lĩnh vc khác nhau vi các n lc phòng nga và kim soát đang din ra", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quc nói hôm 20/7. "Chúng tôi tin rng vi nhng n lc phi hp ca mình, cuc hp s mang li kết qu như mong đi và đóng góp vào s hp tác chiến lược toàn din ca (hai nước) chúng ta".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quc cũng nói rng : "Trước s bùng n đt ngt ca Covid-19, Trung Quc và Vit Nam đã đoàn kết vi nhau đ h tr ln nhau và đt được chiến thng ln trong cuc chiến, to điu kin tt đ trao đi và hp tác trong tương lai".

Mc dù vy, M và cng đng quc tế cho rng Trung Quc đã li dng trong lúc các quc gia láng ging còn đang vt ln vi đi dch do virus corona bt ngun t Vũ Hán gây ra đ tiến hành các hot đng tăng cường kim soát Bin Đông.

Ti cuc hp báo hôm 20/7, ông Vương còn cho biết rng : "Vì năm nay là k nim 70 năm quan h ngoi giao, Tng bí thư-Ch tch Tp Cn Bình đã có cuc nói chuyn qua đin thoi và trao đi đin mng vi Tng Bí thư và Ch tch Nguyn Phú Trng" trong dp Tết va qua và "bàn các kế hoch chiến lược nhm phát trin hơn na các mi quan h gia hai đng và hai nhà nước".

*********************

Đi s Kritenbrink : M thượng tôn pháp lut Bin Đông, sát cánh vi Vit Nam

VOA, 20/07/2020

Nhng tuyên b v chính sách ca Washington va qua th hin rõ hơn cam kết ca M v duy trì thượng tôn pháp lut Bin Đông, và Washington sát cánh vi Hà Ni đ bo v quyn ch quyn và li ích ca Vit Nam nht quán vi lut pháp quc tế, cũng như đ bác b tư duy "chân lý thuc v k mnh" ti Bin Đông.

theo3

Hai tàu sân bay M USS Ronald Reagan và USS Nimitz Bin Đông, 6/7/2020

Đó là quan đim ca Đi s M ti Vit Nam Kritenbrink th hin trong mt bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 20/7.

Đi din ngoi giao ca M ti Hà Ni nhc li s kin vào tháng 7/2016, mt tòa trng tài quc tế ra phán quyết rng theo Công ước Liên Hip Quc v lut Bin (UNCLOS) 1982, không có cơ s pháp lý cho bt c quyn lch s, quyn ch quyn và quyn tài phán nào ca Trung Quc trong khu vc được gi là ường lưỡi bò" mà Bc Kinh v ra trên bn đ v Bin Đông, ngoài nhng điu được quy đnh ti UNCLOS.

Nhưng trong 4 năm qua, Trung Quc pht l phán quyết, đy mnh chiến dch hăm da nhm làm suy yếu quyn ch quyn và li ích ca Vit Nam cũng như các nước ven bin khác Đông Nam Á, đi s M viết.

Hoa Kỳ ngày càng quan ngi khi Bc Kinh li dng vic thế gii tp trung đi phó đi dch Covid-19 đ đy các yêu sách ca h vùng bin đi xa hơn, thay thế lut pháp quc tế bng tư duy "chân lý thuc v k mnh", người đng đu phái b ngoi giao M Vit Nam bày t.
Tr
ước nhng hành đng ca Trung Quc nhm bác b lut pháp quc tế và dn xóa b quyn ch quyn và li ích ca Vit Nam và các quc gia Đông Nam Á, Ngoi trưởng M Mike Pompeo ngày 13/7 tuyên b thay đi chính sách ca Washington đi vi các yêu sách hàng hi, đi s Kritenbrink viết.

"M phn đi bt c yêu sách nào ca Trung Quc đi vi vùng bin ngoài lãnh hi 12 hi lý tính t các đo nước này đưa ra yêu sách qun đo Trường Sa hoc t bãi cn Scarborough", nhà ngoi giao M nêu rõ.

Điu này bao gm c s bác b rõ ràng yêu sách ca Trung Quc đi vi bãi Tư Chính, nơi Bc Kinh đã tiến hành "mt chiến dch cưỡng bc và quy ri hot đng du khí lâu nay ca Vit Nam", vn li ca Đi s Kritenbrink. Ông viết tiếp rng Ngoi trưởng Pompeo và M coi s bt nt này "không ch mang tính khiêu khích và gây bt n, mà còn là bt hp pháp".

theo4

Đi s Hoa K Daniel Kritenbrink trong mt ln gp Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc, 2017. (Chinhphu.vn)

Nhn xét v các quan đim ca M do các nhà ngoi giao hàng đu nước này đưa ra gn đây, tiến sĩ Trn Công Trc, nguyên Trưởng ban Biên gii Chính ph Vit Nam, nói vi VOA :

"Tuyên b ca ngài Ngoi trưởng Mike Pompeo và ngài Đi s Hoa K ti Hà Ni là lp trường có th nói là rt rõ ràng, rt cương quyết, rt mnh m so vi trước đây. Nhng ni dung đy hoàn toàn phù hp vi nhng quan đim ca Vit Nam và các nước trong khu vc ASEAN. Mt ln na, ch không phi là ln đu tiên, phía Hoa K li ng h, đng v các nước trong khu vc ASEAN trong đó có Vit Nam đ mà đu tranh chng li các hành đng sai trái đ mà nhm thượng tôn pháp lut".

So sánh cách hành x ca hai cường quc hàng đu thế gii đi vi UNCLOS, Đi s Kritenbrink nhn mnh trên t Thanh Niên hôm 20/7 rng mc dù M không phi thành viên ca công ước này, nhưng mi chính quyn M trước gi đu "công nhn và tuân th" nhng điu khon ca công ước.

Trong khi đó, ngược li, Trung Quc đã ký và phê chun UNCLOS, nhưng "ngang nhiên pht l" các nghĩa v hip ước ca mình được quy đnh ti công ước, nhà ngoi giao M viết.

"Nhng tuyên b v chính sách ca M va qua th hin rõ hơn cam kết duy trì thượng tôn pháp lut ca chúng tôi Bin Đông qua vic ng h lut pháp quc tế được phn ánh trong UNCLOS. Đây là cam kết M chia s vi Vit Nam, mt trong nhng thành viên ch đng nht ca UNCLOS", lãnh đo phái b ngoi giao M Vit Nam khng đnh.

Đ cp đến quan h ngoi giao song phương kéo dài 25 năm mà hai nước va k nim, và quan h Đi tác toàn din có t tháng 7/2013, Đi s Kritenbrink ch ra rng nhng tuyên b ca M cũng là "minh chng cho sc mnh" ca mi quan h này, đng thi bình lun thêm :

"Lp trường ca M v Bin Đông cho thy M sát cánh vi Vit Nam đ bo v quyn ch quyn và li ích ca các bn nht quán vi lut pháp quc tế - bao gm c quyn đi vi các ngun du khí ngoài khơi, và quyn đánh bt cá, là nhng điu sng còn cho s thnh vượng kinh tế ca các quc gia Đông Nam Á".

Đi s M Kritenbrink cũng khng đnh : "M sát cánh vi Vit Nam đ bác b s áp đt tư duy chân lý thuc v k mnh ti Bin Đông".

theo5

Ngoi trưởng M Pompeo gp Phó Th tướng-B trưởng Ngoi giao Việt Nam Phm Bình Minh, tháng 7/2018

Tiến sĩ Trn Công Trc, người có hơn 30 năm gn bó vi công tác biên gii, lãnh th ca Vit Nam, nhn đnh rng tuy các tuyên b ca M có li cho Vit Nam và mt s nước ASEAN song vn nhm đến phc v li ích ca M là trên hết.

Trong lúc nhiu người Vit Nam bày t trên mng xã hi s phn khích v các tuyên b ca M, cũng như mong mun Vit Nam tiến xa hơn trong quan h vi M, chuyên gia Trn Công Trc cho rng vn còn quá sm đ nghĩ đến vic M liên minh vi Vit Nam. Ông nói vi VOA :

"Tôi không cho rng M phát biu như vy và có nhng li mnh m như vy là đ nhm mc đích lôi kéo Vit Nam, không có nghĩa là làm như vy đ lôi kéo Vit Nam chng Trung Quc. Bi vì h tha biết là Vit Nam không bao gi có ch trương đng v nước này đ chng nước khác. Không liên minh liên kết, nht là trong thi gian hin ti. Còn sau này tình hình như thế nào là chuyn khác".

Chuyên gia v biên gii, lãnh th ca Vit Nam nói đt nước này lâu nay c gng đt được s cân bng trong quan h vi các nước ln đ tránh xung đt, chiến tranh, và ông cho rng cách tiếp cn này t được hiu qu nht đnh" trong cuc đu tranh cho li ích ca Vit Nam Bin Đông.

Published in Diễn đàn

Hành vi chính sách đối ngoại của Trung Quốc : Nhận biết qua lăng kính địa tâm lý học

Bài viết này xem xét chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu trúc xã hội.

chínhach1

Tóm tắt

Bài viết này xem xét chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc trong khuôn khổ lý thuyết địa tâm lý học, một loại lý thuyết có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những kinh nghiệm trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu trúc xã hội. Bài viết làm sáng tỏ những thành phần quan trọng có khả năng định hình tâm lý địa chất học Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua và tác động của nó đối với hành vi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều nghịch lý là một mặt, Trung Quốc nói về chống chủ nghĩa bá quyền nhưng mặt khác lại thực hiện bá quyền khi đối phó với các nước láng giềng và ngoại vi của chính mình. Có một vài ví dụ cho thấy thái độ hiếu chiến của Trung Quốc khi khẳng định vị thế bá chủ khu vực không thể thách thức, trong khi về mặt tâm lý học, Trung Quốc lại không chuẩn bị trước tâm lý chịu sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Được kích thích bởi chủ nghĩa dân tộc và tham vọng thống trị, Trung Quốc quyết tâm trở thành bá chủ khu vực cho dù Mỹ có cố gắng bao vây quốc gia này thông qua các liên minh cân bằng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng kiên quyết thay đổi luật chơi để nỗ lực thúc đẩy và dần định hình những lợi ích quốc gia cốt lõi của mình. Về phần Mỹ, Trung Quốc đã có kế hoạch chi tiết để đối phó vớ các chiến thuật bắt nạt của Mỹ.

Từ khóa : Địa Tâm lý học, mô hình hành vi, giới cầm quyền, hội chứng Vương quốc Trung tâm, chủ nghĩa dân tộc, văn hóa chiến lược, niềm tự hào văn hóa, hệ thống thiên hạ, bá quyền

1. Giới thiệu

Sự trỗi dậy đầy ngoạn mục của Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự trong vài thập kỷ qua chủ yếu được thúc đẩy bởi lòng quyết tâm của chủ nghĩa dân tộc và tham vọng chính trị, mục tiêu là đóng một vai trò được thừa nhận và có ảnh hưởng trong việc định hình các diễn biến của hệ thống quốc tế. Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ về quyền lực và sự thống trị với tư cách là một chủ thể toàn cầu, có lẽ là "đẩy Mỹ ra khỏi Ấn Độ-Thái Bình Dương và cạnh tranh trên vũ đài toàn cầu" [1]. Chẳng hạn, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã "đăng đàn" bằng việc khởi động dự án tham vọng và vĩ đại nhất, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) ; hay thành lập các thể chế mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), và Ngân hàng Phát triển Mới dưới biểu ngữ BRICS nhưng thực chất thuộc sự bảo trợ của mình. Những sáng kiến này đồng bộ với việc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa về phục hưng đất nước. Tương tự như vậy, Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ các hệ thống quân đội "mang tính tấn công" đạt đẳng cấp thế giới vào năm 2050 [2].

Trên thực tế, hoạt động chính trị trong nước và các mối quan tâm về an ninh nội bộ của Trung Quốc rất quan trọng trong việc định hình và thể hiện nhận thức của Trung Quốc về trật tự thế giới, mang đặc trưng "sự phụ thuộc lẫn nhau phức hợp" [3]. Trong bối cảnh đó, bài viết cố gắng xem xét chính sách đối ngoại và ngoại giao của Trung Quốc thông qua quan điểm của địa tâm lý học. Địa tâm lý học có thể được định nghĩa là lăng kính địa lý về mô hình hành vi và thái độ của một dân tộc đối với các dân tộc khác, bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ, quá trình lịch sử, cấu trúc văn hóa và cấu trúc xã hội. Theo đó, bài viết tìm cách làm sáng tỏ các thành phần chính định hình khung địa tâm lý học Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua cũng như ảnh hưởng của nó tới hành vi chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Mở đầu, lý thuyết địa tâm lý học [4] sẽ được đưa ra, mặc dù ngắn gọn nhưng giúp kết nối với cách tiếp cận của Trung Quốc khi đối phó với các cường quốc.

2. Thuyết địa tâm lý học địa lý (Geopsychology Theory-GT)

Học giả người Đức Willy Hellpach đã sử dụng thuật ngữ "Geopsyche" [5] trong công trình đột phá của mình. Được đào tạo cơ bản về bác sĩ y khoa và tâm lý học môi trường, ông đã giải thích rõ ràng những tác động của các vật thể tự nhiên như trái đất, mặt trăng và mặt trời đối với con người và môi trường xã hội. Tuy nhiên, ông không xem xét địa tâm lý học một cách khoa học và toàn diện. Ông cũng không dự tính áp dụng nó vào quan hệ quốc tế. Tương tự, Ronald W. Scholtz, một nhà toán học và tâm lý học, đã khám phá cách nhận thức của con người bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường. Scholtz và Hellpach đã nghiên cứu "màu sắc và hình dạng của phong cảnh" ảnh hưởng đến hành vi của con người, trong khi trong chính trị quốc tế, hành động của con người vượt qua biên giới quốc gia và thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong bối cảnh này, địa tâm lý học được cấu thành từ trạng thái tinh thần và kiểu hành vi của các nhà lãnh đạo cầm quyền và chế độ toàn trị, bao gồm quần chúng của một khu vực cụ thể hoặc quốc gia. Nói cách khác, địa tâm lý học mang dấu ấn của những nhận thức chung, định kiến, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, sắc tộc và kinh nghiệm lịch sử.

Nhìn chung, địa tâm lý học phản ánh môi trường văn hóa xã hội trong một khu vực địa lý nhất định. Nói cách khác, có sự liên kết giữa các môi trường và tâm lý đại chúng. Hơn nữa, khung nhận thức của mỗi xã hội khác nhau giữa các vùng, hoặc quốc gia, tùy thuộc vào cấu trúc xã hội và sự nuôi dưỡng văn hóa của quần chúng và các chủ thể cầm quyền hoặc phi nhà nước - những người tiếp thu "các quy tắc và định hướng giá trị" do cộng đồng hoặc nhóm địa phương sống trong một "môi trường xã hội hóa" vận hành [6].

Về ý nghĩa, địa tâm lý học là một la bàn chính sách hay ngọn hải đăng trong các hành trình của chính sách đối ngoại. Nó đặt ra để lấp đầy lỗ hổng kiến thức trong các lý thuyết quan hệ quốc tế chính thống (IR) thống trị ở phương Tây vốn phần lớn bỏ qua vai trò của kinh nghiệm lịch sử, giá trị xã hội và văn hóa, và hệ thống niềm tin của các xã hội châu Á và các tác nhân khu vực trong việc hình thành hành vi chính sách đối ngoại. Điều này đặc biệt đúng với Nam Á, Trung Đông và Đông Bắc Á. Trên thực tế, địa tâm lý học vẫn là một "người anh em bị ghẻ lạnh" thuộc nhánh của IR, điều này không có nghĩa nó không thuộc tâm lý học. Trong bối cảnh này, Joshua Kertzer và Dustin Tingley thuộc Đại học Harvard đã phát hiện ra một sự chuyển đổi đáng kể của tâm lý học chính trị (PS) trong IR. Họ đã xác định các lĩnh vực nghiên cứu chính về sự phát triển ở PS – "Sự dâng trào mối quan tâm về cảm xúc và nhận thức, sự tăng lên của các lý thuyết thông tin tâm lý về dư luận ở IR, một chương trình nghiên cứu non trẻ [tác động của IR đối với cá nhân] [được gọi là] 'hình ảnh đảo ngược đầu tiên', và công trình sinh học thần kinh và tiến hóa" [7]. Tuy nhiên, tâm lý chính trị không đủ chẩn đoán sự phức tạp của địa tâm lý học của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước.

Các nhà lý luận IR bị chia rẽ sắc về tính hợp lệ và độ tin cậy của các mô hình IR. Có lẽ, họ đã không thể đưa ra những lời giải thích súc tích, rõ ràng và thuyết phục về lý do tại sao hành vi chính sách của giới tinh hoa quốc gia và quốc tế không thể được nghiên cứu một cách khoa học. Chẳng hạn như, Kenneth Waltz lập luận rằng các quốc gia không chỉ quan tâm đến việc bảo tồn phần quyền lực của họ mà còn mở rộng và củng cố nó với ý định thay thế cấu trúc quyền lực hiện tại, cho dù bị chi phối bởi một hay nhiều cường quốc. Tuy nhiên, "chủ nghĩa hiện thực mới cũng giống như chủ nghĩa hiện thực cổ điển, không thể giải thích thỏa đáng cho những thay đổi trong chính trị thế giới... Họ cho rằng chủ nghĩa hiện thực mới bỏ qua cả quá trình lịch sử trong đó bản sắc và lợi ích được hình thành cũng như đã bỏ qua nhiều khả năng mang tính phương pháp luận" [8]. Chủ nghĩa hiện thực giả định rằng các quốc gia "nghĩ và hành động theo lợi ích được định rõ là quyền lực." Đó là một tuyên bố chung về tâm lý của các quốc gia. Địa tâm lý học chủ yếu thể hiện đặc thù quốc gia và khu vực - ví dụ, đặc trưng của Trung Quốc trong trường hợp của Trung Quốc [9]. Không phủ nhận rằng các quốc gia hành động để tăng cường quyền lực nhưng tâm lý của họ chỉ ra mức độ và cách tiếp cận theo đuổi quyền lực của họ. Lý thuyết địa tâm lý học (GT) nhằm mục đích nghiên cứu, giải thích và phân tích hành vi của các chủ thể nhà nước chuyên quyền và phi nhà nước, những người có khả năng gây ảnh hưởng đến trật tự toàn cầu và khu vực.

GT là một tập hợp vô số các mối tương quan như địa lý, lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, giá trị văn hóa, định hướng tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và niềm tin hình thành nhận thức, quan điểm và cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cầm quyền và các chủ thể phi nhà nước đối với chính trị khu vực và toàn cầu. Ví dụ, các câu chuyện lịch sử là một công cụ nổi bật của "kí ức xã hội", giúp hiểu được tâm lý của giới tinh hoa quốc gia hay đặc biệt là chế độ toàn trị. Nhận thức văn hóa tâm lý, được hình thành trong quá trình xây dựng quốc gia dân tộc, có xu hướng ảnh hưởng đến tâm lý của những người sống trong ranh giới quốc gia. Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ những người có mối quan hệ văn hóa với nhau tạo ra sự hiềm khích đại chúng mà cả chiến tranh cũng được lý tưởng hóa, sự thù địch được thể chế hóa, và xung đột tôn giáo được hợp pháp hóa. Đây là cách các mối quan tâm trừu tượng của văn hóa dần dần biến thành "sự thù ghét hiện đại", và sự cạnh tranh lịch sử được dự đoán là một nhu cầu chính trị để vượt qua đối thủ.

3. Tính thích hợp của thuyết địa tâm lý học

Địa tâm lý học vẫn là một lĩnh vực bị lãng quên trong quan hệ quốc tế (IR). Một phần, nó được cho là do ưu thế của địa chính trị trong thời Chiến tranh Lạnh khi các nhà lý luận IR quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu các liên minh vì ảnh hưởng của nó đối với sự cân bằng quyền lực. Họ nhấn mạnh vào "các điều kiện cấu trúc bên trong mà các quốc gia hành động thay vì đặc điểm của từng quốc gia, chẳng hạn như các thể chế chính trị trong nước của họ" [10]. Có lẽ, họ đã quá bận tâm nghiên cứu về các tranh chấp liên bang được quân sự hóa nên không thể suy ngẫm về hiệu quả của địa tâm lý học như là một phương thức quản lý khủng hoảng ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Hơn nữa, các học giả phương Tây đã tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu các tổ chức Liên Hợp Quốc và Bretton Woods, là các thể chế chủ yếu phục vụ cho lợi ích quân sự và an ninh trong việc tối đa hóa quyền lực hơn là hỗ trợ một nhà nước đạo đức [11] trong chính trị lưỡng cực.

Tình cờ là ngành IR đã trải qua sự chuyển đổi căn bản với sự kiện bi thảm xảy ra ngày 9/11. Các học giả IR tham gia vào các nghiên cứu về ý thức hệ, quân sự và an ninh, giờ đây có trách nhiệm lớn hơn trong việc hiểu thấu đáo các kiểu đe dọa mới xuất phát từ các chủ thể phi quốc gia và toàn trị - những người có khả năng tác động đến quỹ đạo của kiến trúc an ninh khu vực và toàn cầu ngày nay. Henry Kissinger, thuộc trường phái tư tưởng hiện thực, đồng ý rằng khái niệm cân bằng quyền lực truyền thống không còn có thể định nghĩa các "khả năng" hay "nguy cơ" nữa [12]. Theo nhận thức của ông, các mô hình quốc tế cũ đang sụp đổ và các giải pháp cũ không còn khả thi do ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông khiến mọi người nhận thức được những gì đang diễn ra trên thế giới. Bởi vậy, GT là một nỗ lực để thu hẹp khoảng cách kiến thức hiện có trong các lý thuyết IR bằng cách làm sáng tỏ các đặc điểm khác biệt của một khu vực về địa lý, lịch sử, dân tộc, tôn giáo, văn hóa (đặc biệt về phương diện văn hóa), và thế giới quan của giới tinh hoa quốc gia và các chủ thể cá nhân. Nó có khả năng phân tích các nguyên nhân cơ bản của xung đột, bạo lực và chiến tranh trong trật tự thế giới hiện tại cũng như đóng vai trò là kim chỉ nam nhằm giảm thiểu cường độ tương tác của vô số xung đột. Sự thích đáng của nó có thể được tóm gọn như sau.

Đầu tiên, các mô hình chủ đạo của IR như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa kiến tạo đã không thể đưa ra những lý do chính đáng về nguyên nhân gốc rễ của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như phong trào ly khai, nội chiến, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và xung đột tôn giáo trên khắp thế giới. Ngược lại, GT giúp hiểu cách những lực lượng quyết định chủ nghĩa dân tộc, những bất bình lịch sử và văn hóa định hình các cách tiếp cận chính sách và chiến lược của các chế độ độc đoán ; trong khi đối phó với cái gọi là quyền bá chủ siêu cường trong bối cảnh thời kỳ bá quyền đã kết thúc trong một trật tự thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Thứ hai, GT rất hữu ích trong việc tìm hiểu chính sách đối ngoại và hành vi ngoại giao của các chế độ toàn trị như ở Trung Quốc và Triều Tiên, do tính không khả thi của mô hình lựa chọn hợp lý trong quá trình ra quyết định của họ.

Thứ ba, chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa kiến tạo đã không thể chẩn đoán và chi tiết hơn về cách hành xử của các tác nhân phi nhà nước bạo lực đôi khi đe dọa và thách thức hơn so với các tác nhân nhà nước.

4. Các thành tố của địa tâm lý học Trung Quốc

Địa tâm lý học của giới cầm quyền và quần chúng Trung Quốc, củng cố các hành vi và thực tiễn chính sách đối ngoại của đất nước, đã được hình thành từ lịch sử về nỗi nhục quốc gia, hội chứng Vương quốc Trung tâm, niềm tự hào văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, văn hóa chiến lược và diễn ngôn chống bá quyền [13].

4.1. Nỗi đau từ sự ô nhục

Địa tâm lý học của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ quá khứ lịch sử, đáng chú ý là sự sỉ nhục [14] mà quốc gia này phải nếm trải dưới bàn tay của các đế quốc và các cường quốc phương Tây vào thế kỷ 19, kéo dài cho đến giữa thế kỷ 20 khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vào tháng 10 năm 1949. Bị coi thường bởi các "hiệp ước bất bình đẳng" đáng khinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nung nấu tư duy nạn nhân hóa do các thế lực ngoại bang gây ra ngay từ cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839-1842) - một thất bại tâm lý sâu sắc của các hoàng đế nhà Thanh - qua nhiều cuộc xâm lược của châu Âu đối với Trung Quốc, cho đến Chiến tranh Nhật Bản-Trung Quốc (1937-1945) [15]. Trong bối cảnh này, Kerry Brown nhận định :

Trong phần lớn thời kỳ hiện đại, người Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến về sự hiện đại. Về khía cạnh này, thời kỳ từ năm 1839 trở đi là một thất bại thảm hại đến nỗi đã được nhắc đến trong ghi chép lịch sử gần đây là "thế kỷ ô nhục." Những vết thương từ lịch sử này và cảm giác là nạn nhân mà nó mang lại rất sâu sắc đối với tâm lý người Trung Quốc hiện đại. Điều này ít nhất giải thích sự mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại - được xây dựng dựa trên những câu chuyện xung quanh và sự bất công mà nhiều người Trung Quốc nhìn thấy trong đó [16].

Zheng Wang, giáo sư Trường Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Seton Hall, New Jersey, nhận xét rằng, nỗi nhục của quốc gia đã thổi bùng "ngọn lửa cần thiết để Trung Quốc trỗi dậy như một con phượng hoàng từ đống tro tàn và vượt qua phương Tây trong nhiệm vụ tìm kiếm vinh quang" [17]. Hơn nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc đã khai thác nó thành một câu chuyện lịch sử, xây dựng hình ảnh kháng chiến và thắng lợi của quốc gia như một sự tôn trọng. Ví dụ, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng vào tháng 9 năm 2015 là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng để hồi sinh và lưu giữ ký ức đại chúng về cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Tập Cận Bình tuyên bố : "Ngày hôm nay là một ngày sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức của mọi người trên toàn thế giới. Bảy mươi năm trước, nhân dân Trung Quốc đã chiến đấu kiên cường trong 14 năm, giành được chiến thắng vĩ đại trong Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản, đánh dấu chiến thắng toàn diện của Chiến tranh chống phát xít thế giới. Vào ngày đó, thế giới một lần nữa được ban phước bởi ánh mặt trời của hòa bình" [18]. Ông nói thêm :

Chiến thắng của người dân Trung Quốc trong Chiến tranh kháng chiến chống Nhật là chiến thắng đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc giành được trong cuộc kháng chiến chống xâm lược từ nước ngoài trong thời hiện đại. Chiến thắng vĩ đại này đã nghiền nát âm mưu của các nhà quân phiệt Nhật Bản thực dân hóa và nô lệ hóa Trung Quốc, chấm dứt nỗi nhục quốc gia của Trung Quốc về những thất bại liên tiếp dưới bàn tay của những kẻ xâm lược ngoại bang. Chiến thắng vĩ đại này cũng tái lập Trung Quốc thành một quốc gia lớn trên thế giới và giành được sự tôn trọng của tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới đối với người dân Trung Quốc. Chiến thắng vĩ đại này mở ra triển vọng tươi sáng cho sự đổi mới vĩ đại của đất nước Trung Quốc và đưa đất nước Trung Quốc cổ đại vào một hành trình mới sau khi giành được độc lập [19].

Các tuyên bố trên phản ánh rõ ràng tư duy của giới lãnh đạo Trung Quốc đã "khắc cốt ghi tâm" các giai đoạn lịch sử nhục nhã, đấu tranh và chiến thắng, góp phần hình thành địa tâm lý của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là những kẻ xâm lược trong quá khứ như Nhật Bản mà Trung Quốc coi là đối thủ địa chính trị tại Đông Á và Đông Nam Á. Tâm lý bài Nhật ăn sâu vào xã hội Trung Quốc cho đến ngày nay. Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng lo ngại về sự hợp tác địa chiến lược giữa Nhật Bản và Mỹ trong việc hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thomas J. Christensen cũng ủng hộ quan điểm này, viết rằng "các di sản lịch sử và sự căm thù dân tộc làm trầm trọng thêm tình trạng khó xử về an ninh trong quan hệ Trung-Nhật" [20]. Tuy nhiên, "sự ngờ vực bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên bản năng của Trung Quốc đối với Nhật Bản" [21] đã dẫn đến việc nảy sinh những hiềm khích trong mối quan hệ của họ. Trung Quốc rất nhạy cảm về việc xâm lược trong quá khứ của Nhật Bản. Christensen giải thích thêm : "Sự từ chối của Nhật Bản đối với việc đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu của Trung Quốc là Tokyo thừa nhận và xin lỗi về quá khứ đế quốc của mình - ví dụ, bằng cách sửa đổi sách giáo khoa lịch sử trong các trường công - đã giúp lưu giữ sự ác cảm tự nhiên của Trung Quốc đối với Nhật Bản" [22].

Tại thời điểm quan trọng này, chế độ Tập Cận Bình quyết tâm xoa dịu các cử tri trong nước bằng cách đưa ra lời hứa "siêu cường Trung Quốc", một lời hiệu triệu đối phó với các tình thế khó khăn địa chính trị mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Vì điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích công dân Trung Quốc ghi nhớ những ký ức cay đắng còn đó về việc họ bị các thế lực xâm lược như Nhật Bản đối xử tàn bạo như thế nào. Ông nhấn mạnh : "Dù có trở nên hùng mạnh như thế nào, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng. Trung Quốc sẽ không bao giờ gây ra đau khổ cho bất kỳ quốc gia nào khác. Người dân Trung Quốc quyết tâm theo đuổi mối quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia, giương cao kết quả của Cuộc kháng chiến nhân dân Trung Quốc chống lại sự xâm lược của Nhật Bản và Cuộc chiến chống phát xít thế giới, và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại" [23]. Lối nói khoa trương này đưa đến một thông điệp chính trị cho quần chúng rằng, Trung Quốc có khả năng tự tái lập thành một quốc gia vĩ đại để đảm bảo một trật tự thế giới không có bá quyền [24].

4.2. Hội chứng Vương quốc Trung tâm

Trong quá khứ, Shi Jie (1005-45) đã định nghĩa Vương quốc Trung tâm một cách oai hùng : "Trời ở trên, đất ở dưới, và giữa trời và đất chính là Trung Quốc [zhongguo]. Những kẻ ngoại vi là nước ngoài [tứ di/si yi]. Nước ngoài thuộc về bên ngoài [wai] trong khi Trung Quốc thuộc về bên trong [nei]. Do đó, trời và đất có thể phân biệt bên ngoài với bên trong" [25]. Điều gì đã dẫn đến nhận thức kiêu ngạo này ? Robert Gamer giải thích rằng trong phần lớn lịch sử của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có rất ít liên hệ hoặc tương tác với các khu vực bên ngoài biên giới phía tây Trung Quốc, với sự cô lập đã thúc đẩy niềm tin của họ vào "vị trí của ‘Vương quốc Trung tâm’ trong vũ trụ" [26]. Tương tự, Samuel King giải thích : "Trung Quốc được bảo vệ ở phía tây bởi các sa mạc gần như vô tận, ở phía tây nam bởi dãy núi Himalaya và ở phía đông bởi các đại dương bao la. Được ngưỡng mộ nhưng thường bị tấn công bởi 'những kẻ man di mọi rợ' (barbarians) từ vùng đất cao nguyên bán khô cằn ở phía bắc và phía tây, và bị ngăn cách khỏi các trung tâm văn minh khác bởi đại dương, sa mạc và núi non, Trung Quốc dần dần phát triển một ý thức độc đáo về vị trí của mình dưới gầm trời" [27]. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tâm lý các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ kiên quyết thấm nhuần tâm lý "Vương quốc Trung tâm". Đầu tiên, mặc dù bị cuốn vào giữa những hạn chế trong nước đối với sự phát triển kinh tế và sự hội nhập ngày càng tăng với trật tự kinh tế toàn cầu, thế giới quan của Trung Quốc về cơ bản dựa trên đặc điểm của Trung Quốc [28]. Nó bị kích thích bởi hình ảnh bản thân Trung Quốc buộc phải đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kiến trúc toàn cầu thay vì phụ thuộc vào bất cứ cường quốc nào. Thứ hai, giữa những yếu tố khác, địa tâm lý học của Trung Quốc về nhận thức vai trò của mình trong chính trị thế giới được xác định bởi lịch sử đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành tư tưởng và hành vi của Trung Quốc về chiến tranh và hòa bình. Trong thế giới quan của Trung Quốc, "phương thức chủ quyền lãnh thổ" của trật tự thế giới đã bị phương Tây và Nhật Bản áp đặt lên.[29] Trên thực tế, Trung Quốc khẳng định rằng khái niệm chủ quyền của họ không thể được hiểu một cách đúng đắn thông qua các lăng kính hay khái niệm phương Tây.

Jain, B. M.

Nguyên tác : China's Foreign Policy Behaviour : Understanding through the Lens of Geopsychology, Questia, International Journal of China Studies,12/2019

Ngô Minh Anh, thực tập sinh Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, dịch

Trần Quang, hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 26/05/2020

....

Tiến sĩ B.M. Jain, Giáo sư Khoa học Chính trị, Tổng Biên tập Tạp chí Asian Affairs, Ấn Độ. Ông đã giảng dạy các lớp đại học và sau đại học về chính phủ và chính trị ở Ấn Độ và Nam Á, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của các cường quốc, ngoại giao, kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị, toàn cầu hóa, quản trị toàn cầu và nhân quyền. Ông đã viết hơn hai mươi cuốn sách và nhiều bài báo bao gồm : South Asia Conundrum : The Great Power Gambit (Lexington Books, 2019), China's Soft Power Diplomacy in South Asia (Lexington Books, 2017) và "India-Pakistan Engagement with the Greater Middle East : Implications and Options". Bài viết được đăng trên International Journal of China Studies.


[1] Oriana Skylar Mastro, "The Stealth Superpower", Foreign Affairs, tháng 1-2/2019

[2] "Xi Calls for Building a Strong Army", English.Gov.CN, 27/10/ 2017

[3] Robert O. Keohane and Joseph Nye, Power and Interdependence, Boston : Longman, 2012, paperback, fourth edition.

[4] Một phần của cuốn sách sắp tới trong Geopsychology Theory Building in International Relations, Lexington Books/Rowman and Littlefield, Lanham, MD, 2020.

[5] Willy Hellpach, Geopsyche, Leipzig : Engelmann, 1911.

[6] -

[7] Joshua D. Kertzer and Dustin Tingley, "Political Psychology in International Relations : Beyond the Paradigms", Annual Review of Political Science, Vol. 21, 2018, 1-23

[8] W. Julian Korab-Karpowicz, "Political Realism in International Relations", Stanford Encyclopedia of Philosophy, Summer 2018

[9] Xem Joseph Tse-Hei Lee, Lida V. Nedilsky and Kelvin C.K. Cheung, China’s Rise to Power : Conceptions of State Governance (New York : Palgrave MacMillan, 2012) ; Weixing Hu, Gerald Chan và Daojiong Zha, "Understanding China’s Behavior in World Politics : An Introduction" trong Weixing Hu, Gerald Chan and Daojiong Zha, China’s International Relations in the 21st Century : Dynamics of Paradigm Shifts (Maryland : University Press of America, 2000) ; Zhiqun Zhu, China’s New Diplomacy (Surrey : Ashgate, 2013).

[10] John R. Oneal, "Transforming Regional Security through Liberal Reforms," in T.V. Paul (ed.), International Relations Theory and Regional Transformation (Ch. 7, pp. 158-180), Cambridge : Cambridge University Press, 2012.

[11] Xem Robert O. Keohane, After Hegemony : Cooperation and Discord in the World Political Economy. Princeton, N.J : Princeton University Press, 1984 ; Mearsheimer, John J., The Tragedy of Great Power Politics (New York, NY : W.W. Norton, 2014).

[12] Henry Kissinger, World Order (Penguin Press, 2014).

[13] Đối với một nghiên cứu sâu sắc về cách giải thích khác nhau về bá quyền, chống bá quyền và bài bá quyền, xem Owen Worth, Rethinking Hegemony (London : Palgrave Macmillan, 2015).

[14] Jonathan D.T. Ward, China’s Vision of Victory (North Carolina : Atlas Publishing, 2019) ; Evelin Gerda Lindner, monograph on Toward a Theory of Humiliation, 2001.

[15] Xem Robertson Scott, The Creation of Modern China, 1894-2008 : The Rise of a World Power (London : Anthem Press, 2016).

[16] Kerry Brown, "The True Deficit with China is Not With Trade – But Knowledge", Diplomat, 2/10/2017

[17] Zheng Wang, Never Forget National Humiliation : Historical Memory in Chinese Politics and Foreign Relations (New York : Columbia University Press, 2012), p. 77. Xem thêm Edgar Snow, China’s Long Revolution (London : Penguin Books Ltd, 1973).

[18]htpp://news.xinhuanet.com/english/201-09/03/c_134583870.htm  , truy cập ngày 28/12/2017.

[19] Ibid. Xem Shogo Suzuki, "The Importance of ‘Othering’ in China’s National Identity : Sino-Japanese Relations as a Stage of Identity Conflicts", The Pacific Review, Vol. 20, No. 1, 2007, pp. 23-47. Suzuki cho rằng "bản sắc dân tộc của Trung Quốc hiện đại được đặc trưng bởi ý thức là ‘nạn nhân' sâu sắc, phát sinh từ sự tương tác hỗn loạn của nó với xã hội quốc tế, và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng như một 'nhân tố khác' giúp nâng cao hình ảnh bản thân Trung Quốc như là một 'nạn nhân'" (p. 23).

[20] ‘China, the U.S.-Japan Alliance, and the Security Dilemma in East Asia’, p. 26.

[21] Ibid., p. 27.

[22] Ibid., p. 27.

[23] Ibid.

[24] William A. Callahan, "Chinese Visions of World Order : Post-Hegemonic or a New Hegemony ?", International Studies Review, Vol. 10, No. 4 (Dec., 2008), pp. 749-761 ; William A. Callahan and Elena Barabantseva, eds., China Orders the World : Normative Soft Power and Foreign Policy, Baltimore, Johns Hopkins University Press, 2011.

[25] Trích trong Song Xianlin and Gary Sigley, "Middle Kingdom Mentalities : Chinese Visions of National Characteristics in the 1990s," Communal/plural Journal of Transnational & Cross-Cultural Studies, Vol. 8, No. 1 (2000), p. 53.

[26] Robert E. Gamer, "International Relations", trong Robert E. Gamer, pp. 179-80.

[27] Trích trong Zheng Wang, Never Forget National Humiliation : Historical Memory in Chinese Politics and Foreign Relations, New York : Columbia University Press, 2012, p. 72.

[28] Xem David Shambaugh, China Goes Global : The Partial Power, New York : Oxford University Press, 2013 ; Henry Kissinger, On China, New York : Penguin Press, 2011, and Reprint edition, 2012.

[29] Xem Florian Schneider, "Reconceptualising World Order : Chinese Political Thought and its Challenge to International Relations Theory," Review of International Studies, Vol. 40, No. 4 (2014) : 683-703.

Published in Diễn đàn

Một số không ít người Việt trong và ngoài nước trông chờ Trump đánh Trung Quốc giùm. Đây là một chuyện hoang tưởng không khác gì việc phục hồi Hiệp định Paris 1973 hay thành lập chính phủ lưu vong để tái lập lại Việt Nam Cộng Hòa.

trump1

Ngoài những biện pháp cạnh tranh về thương mại với Trung Quốc, chính quyền Trump xem ra không có hành động nào nhắm tiêu diệt chế độ cộng sản ở Trung Quốc - Ảnh minh họa Tập Cận Bình và Donald Trump 

Trong gần bốn năm qua, Trump đã làm gì để đánh sập Trung Quốc ? Duyệt lại chính sách ngoại giao của chính quyền Trump cho thấy ngoài những biện pháp cạnh tranh về thương mại với Trung Quốc, chính quyền Trump xem ra không có hành động nào nhắm tiêu diệt chế độ cộng sản ở Trung Quốc như một số người Việt tưởng tượng. 

Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương

Mới nhậm chức tổng thống được vài ngày, Trump đã vội vàng rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Đây là một lỗi lầm lớn đầu tiên của Tổng thống Trump. TPP bao gồm 12 quốc gia (Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Mã Lai, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Hoa Kỳ). TPP nằm trong kế hoạch chuyển trục về Châu Á của cựu Tổng thống Obama và đã được hoàn tất sau 8 năm thương thuyết. 

Nhiều tổ chức quốc tế bao gồm Ngân Hàng Thế Giới, Peterson Institute For International Economics, US International Trade Commission, Global Affairs Canada, ca ngợi TPP là một thương ước quan trọng, giúp cho các nước thành viên, đặc biệt là Việt Nam, phát triển kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và liên kết với Hoa Kỳ chặt chẽ hơn.  Tính đến ngày 4/2/2016, TPP đã có đủ chữ ký của các nước nhưng chưa được quốc hội của các nước phê chuẩn. Tổng thống Trump đã rút chữ ký của Hoa Kỳ ra khỏi TPP vào ngày 23/1/2017. 

Các nước còn lại dưới sự lãnh đạo của Nhật Bản đã thành lập một thương ước tương tự với tên mới là Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn phần và Tiến bộ (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnetship – CPTPP). Người ta tin rằng Hoa Kỳ sẽ tái gia nhập thương ước này sau khi Tổng thống Trump rời khỏi Nhà Trắng.

Tranh chấp Biển Đông

Khi đến Việt Nam lần đầu tham dự Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation / APEC) vào cuối năm 2017, Tổng thống Trump đã giữ một thái độ khá ôn hòa và thân thiện với Trung Quốc. Ông tuyệt đối không đề cập đến vấn đề nhân quyền hay những hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông tại hội nghị này. Trái lại ông còn đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về tranh chấp chủ quyền lãnh hải. 

Việt Nam là một nước chống Trung Quốc mạnh nhất về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte của Phi Luật Tân sáp lại gần Trung Quốc. Tổng thống Trump đã đề nghị với cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng nếu ông có thể giúp làm trung gian hòa giải hoặc làm trọng tài thì cho ông biết. Ông nói "Tôi là một người làm trung gian hay trọng tài rất giỏi". Điều này chứng tỏ Tổng thống Trump có thái độ trung lập về việc tranh chấp ở Biển Đông. 

Thương chiến

Trước khi đến Việt Nam tham dự Hội nghị APEC 2017, Tổng thống Trump đã thăm viếng Trung Quốc và ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình đã hợp tác trong việc kiềm chế chương trình phát triển võ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên. Tại đây, Tổng thống Trump không chỉ trích Trung Quốc. Trái lại ông đã lên án các tổng thống Hoa Kỳ trước đây đã để cho nhập siêu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc quá lớn mà không giải quyết. Ông nói như sau (phiên dịch Việt ngữ) : 

"Thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ từ rất nhiều năm qua đã rất không công bằng đối với chúng tôi. Ngay lúc này, thật là đáng tiếc mối quan hệ này trở nên phiến diện và không công bằng. Nhưng tôi không trách cứ Trung Quốc. Cho dù có thế nào, không ai có quyền trách cứ một quốc gia đã lợi dụng một quốc gia khác để mang lại lợi ích của chính công dân của họ ? Nhưng tôi trách cứ các chính quyền tiền nhiệm (Mỹ) đã dành cho Trung Quốc quá nhiều ưu đãi khiến thâm thũng thương mại trở nên khó kiểm soát và còn gia tăng thêm. Chúng tôi buộc phải khắc phục tình trạng này bởi vì nó không thể tồn tại. Tình trạng này không thể tiếp tục được nữa" (1).

Nhắm mục đích giảm nhập siêu, vào đầu năm 2018, Tổng thống Trump bắt đầu tăng thuế vào một số mặt hàng nhập cảng vào Mỹ từ Trung Quốc và một số quốc gia khác. Ông từng tuyên bố "Tôi là người của thuế quan" và "Chiến tranh thương mại tốt và dễ thắng". Nhưng thực tế khác hẳn. Chiến tranh thương mại đã gây thiệt hại cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ và đe dọa làm trì trệ phát triển kinh tế trên toàn thế giới. 

Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại trong gần 10 năm vừa qua. Nay vì chiến tranh thương mại, nó lại phát triển chậm hơn nữa, từ mức tăng trưởng 7,3% năm 2014 xuống còn 6,6% năm 2018, 6,1% năm 2019 và dự đoán 2,5% vào 2020 do ảnh hưởng của cả đại dịch Covid-19. 

Xuất siêu của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ giảm thấy rõ hơn từ 4,4% năm 2016 xuống còn 2,9% năm 2018 và 3,1% năm 2019. Mặc dù Tổng thống Trump tăng thuế nhập cảng, Hoa Kỳ vẫn mua hàng từ Trung Quốc nhiều hơn trước : từ 462,4 tỉ USD năm 2016 lên 505,2 tỉ USD năm 2017, 539,7 tỉ USD năm 2018 và có hơi giảm trong năm 2019 với 452,2 tỉ USD. 

Khoảng 44% công ty ngoại quốc và 30% công ty Trung Quốc sẽ chuyển một phần đầu tư từ Trung Quốc qua các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan. Khuynh hướng này đã tiếp diễn từ nhiều năm qua vì giá nhân công và đất đai ở Trung Quốc đã trở nên đắt đỏ hơn trước. 

Việc Tổng thống Trump kêu gọi các công ty di chuyển về Mỹ là không thực tế vì giá nhân công ở đây quá cao. Ngược lại một số công ty Mỹ đã phải di dời ra nước ngoài vì chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đánh trên nguyên vật liệu nhập cảng vào Mỹ, như trường hợp công ty sản xuất xe mô tô Harley-Davidson đã phải di chuyển một số cơ sở sản xuất ra khỏi Mỹ vì giá thép và nhôm nhập cảng vào Mỹ tăng và để tránh sự trả đũa về thuế quan của Liên Hiệp Châu Âu đánh vào hàng hóa nhập cảng từ Mỹ.

Chiến tranh thương mại gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt là hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Theo Nghiệp đoàn Nông dân Toàn quốc (National Farmers Union), lợi tức nông nghiệp chỉ bằng phân nửa so với sáu năm về trước. Nợ gần đến mức kỷ lục. Tình trạng phá sản gia tăng. Chính quyền Trump đã phải trợ cấp tổng cộng 28 tỉ USD tiền mặt cho nông dân Hoa Kỳ. Vào tháng 4 vừa qua, chính quyền Trump trợ cấp cho nông dân Hoa Kỳ bị thiệt hại vì coronavirus 19 tỉ USD, bao gồm 16 tỉ USD trợ cấp tiền mặt và 3 tỉ USD mua rau, thịt và các nông phẩm khác. 

Khu vực thứ hai chịu ảnh hưởng nặng nề của thương chiến là công nghệ xe hơi. Vào cuối năm 2018 General Motors đã phải đóng cửa 5 xưởng sản xuất và sa thải gần 15.000 công nhân. Công ty Ford trước đó cũng đã có quyết định tương tự. Chi phí vật liệu như nhôm, thép và giá bộ phận nhập cảng cao hơn cộng với sự sự giảm về số xe hơi bán được khiến các hãng sản xuất xe phải thu hẹp hoạt động. Nay vì Covid-19, các hãng sản xuất xe hơi ở Bắc Mỹ bao gồm GM, Ford, Fiat Chrysler, Honda, Toyota đã phải tạm thời đóng cửa. 

Tổng thống Trump thường rêu rao nhiều lần rằng Trung Quốc sẽ phải trả thuế nhập cảng. Sự thật hoàn toàn trái ngược. Các công ty nhập cảng và dân tiêu thụ Hoa Kỳ phải trả hầu hết các loại thuế nhập cảng do chính quyền Trump áp đặt lên hàng Trung Quốc. Mỗi gia đình Hoa Kỳ trung bình phải chi thêm 2.031 USD một năm vì những thuế nhập cảng áp đặt cho đến cuối năm 2019, theo một cuộc nghiên cứu của National Foundation for American Policy. Con số này sẽ là 3.614 USD nếu kể cả những loại thuế mà chính quyền Trump đe dọa sẽ áp đặt thêm. 

Vào cuối năm 2019 vừa qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt một thỏa thuận cho giai đoạn I của cuộc thương chiến, nhưng đây chỉ là một giải pháp ngưng chiến tạm bợ, không có gì để mừng rỡ lớn. Trung Quốc tạm thời cam kết sẽ mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ, nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng nhân dân tệ. Đổi lại, Hoa Kỳ ngưng không áp thuế trên một số mặt hàng trị giá 160 tỉ USD và hủy bỏ thuế đã áp đặt từ ngày 1/9/2019. Nhờ vậy mà kinh tế Hoa Kỳ và thế giới không rơi vào tình trạng suy thoái và làm phá sản các thị trường chứng khoán. Tuy nhiên những thuế suất cao và mâu thuẫn to lớn về thương mại, kỹ thuật, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị vẫn tồn tại. Những tham vọng muốn tự trị và tiến xa về kỹ thuật của Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia và kinh tế thịnh vượng của Hoa Kỳ. 

Vì lo sợ sự cạnh tranh kỹ thuật của Trung Quốc về những lãnh vực nhạy bén như thông minh nhân tạo (artificial intelligence), thế hệ thông tin thứ 5 (5G), người máy (robotics), tự động (automation), kỹ thuật sinh học (biotech), xe tự động (autonomous vehicles) và hàng không (aviation) chính quyền Trump hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, cấm các quỹ hưu bổng của Mỹ đầu tư vào những công ty Trung Quốc, loại bỏ một số công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Ngoài ra, chính quyền Trump còn giới hạn cấp hộ chiếu và thời gian cư trú cho sinh viên, đặc biệt sinh viên cao học, và học giả Trung Quốc tới Hoa Kỳ theo học hay nghiên cứu về những ngành kỹ thuật kể trên.

Đạo luật Hồng Kông

Trump bênh vực Tập Cận Bình hành xử có trách nhiệm về Hồng Kông, từ chối giúp dân Hồng Kông chống Trung Quốc mặc dù dân Hồng Kông kêu gọi đích danh Tổng thống Trump. Chính vì lý do này mà một số nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ đã phải hành động giúp phong trào chống Trung Quốc của Hồng Kông. 

Sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act bằng số phiếu 417 với một phiếu chống duy nhất của Dân biểu Thomas Massie (Cộng hòa, Kentucky), Thượng Viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật này cùng ngày vào cuối tháng 11 năm vừa qua. 

Tổng thống Trump đe dọa sẽ phủ quyết dự luật Hồng Kông. Ông nói : "Chúng ta ủng hộ Hồng Kông, nhưng tôi cũng ủng hộ Chủ tịch Xi Jinping. Ông là bạn của tôi. Ông là một người đặc biệt". Tổng thống Trump muốn đứng ngoài cuộc tranh chấp này bằng cách giải thích rằng Hồng Kông là một phần của Trung Quốc. Giải pháp về những cuộc biểu tình ở Hồng Kông là việc nội bộ giữa Hồng Kông và Trung Quốc. 

Sau cùng Tổng thống Trump đã bắt buộc phải ký Đạo luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act vào ngày 27/11/2019 vì Quốc hội có trên 2/3 số phiếu để bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống. 

"Make China Great Again" 

Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ bỏ chiến thuật "ẩn mình chờ thời" (thao quang dưỡng hối) của Đặng Tiểu Bình, theo đuổi chính sách bành trướng, phát triển kinh tế theo mô hình tư bản nhà nước độc tài (authoritarian state capitalism) không theo nguyên tắc thương mại tự do và công bằng. Trung Quốc sử dụng cả sức mạnh quân sự để đe dọa các nước láng giềng. Vào đầu tháng 5/2020 Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá tại Biển Đông gần khu vực Hoàng Sa và Bãi cạn Scarborough Shoal vào mùa hè từ 1/5/2020 đến 16/8/2020. 

Điều này trái với sự ước tính của nhiều chính quyền Hoa Kỳ trước đây tin rằng khi được giúp hội nhập vào cộng đồng thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia bình thường với một xã hội mở và một nền kinh tế thị trường tự do như Trung Quốc từng hứa sẽ vươn lên trong hòa bình dưới thời Hồ Cẩm Đào. 

Tổng thống Trump và các cố vấn của ông cho rằng chiến lược hội nhập Trung Quốc vào cộng đồng thế giới đã thất bại. Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 và Chiến lược Quốc phòng 2018 của chính quyền Trump xem Trung Quốc là một cạnh tranh chiến lược (strategic competitor) cần phải kiềm chế. Nhưng chính quyền Trump chưa có một chánh sách cụ thể nào để đối phó với Trung Quốc trước tình thế mới và cũng chưa chuẩn bị sẵn sàng để làm việc này. 

Điều hiển nhiên là dưới thời Tổng thống Trump, nội bộ Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng. Chính sách ngoại giao thiển cận làm mất dần bạn bè. "America first" có nghĩa là "America alone". Chính sách bảo vệ kinh tế nội địa, hành động đơn phương làm cho các đồng minh xa lánh. 

Trong gần bốn năm qua, Tổng thống Trump đã làm cho uy tín của nước Mỹ ngày càng đi xuống và tự cô lập chính mình. Ngược lại, ông đã gián tiếp giúp Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng mạnh hơn trên địa bàn quốc tế. Hoa Kỳ bị ngay cả các đồng minh lâu đời bỏ rơi (Anh, Nhật, Pháp, Đức), đã phải đương đầu một mình với Trung Quốc trong cuộc thương chiến. Hiệp ước quân sự sau 21 năm với Phi Luật Tân đã phải chấm dứt khiến Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi nước này. Ngay cả Iraq cũng muốn Hoa Kỳ rút quân ra khỏi nước này đến nỗi Hoa Kỳ phải đe dọa cấm vận Iraq chuyện này mới tạm yên. Tổng thống Trump đe dọa rút quân ra khỏi Nhật và Nam Hàn ngoại trừ hai nước này trả thêm gấp bốn lần tiền cho Hoa Kỳ, khiến hai nước này sát gần lại với Trung Quốc hơn. Trump cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Quốc tế và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, Tập Cận Bình hứa tăng viện trợ cho những tổ chức này.

CANADA-G7-SUMMIT

Hoa Kỳ bị ngay cả các đồng minh lâu đời bỏ rơi (Anh, Nhật, Pháp, Đức), đã phải đương đầu một mình với Trung Quốc trong cuộc thương chiến. Ảnh minh họa Thủ tướng Angela Mzerkel (Đức) chất vấn Donald Trump trong một hội nghị G7

Giáo sư Nouriel Roubini tại New York University, từng làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund), Ngân hàng Thế giới (World Bank) nói rằng "Trung Quốc có thể muốn Trump được tái cử vào 2020. Trong ngắn hạn ông có thể là một phiền toái, nhưng nếu có đủ thời gian, ông có thể phá nát khối đồng minh chiến lược đã xây dựng lên nền móng quyền lực cứng và mềm của Hoa Kỳ. Giống như một bù nhìn thực sự, Trump có thể làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại".

Financial Times, một tờ báo quốc tế có ảnh hưởng lớn ở Anh và thế giới, vừa mới nhận định trong một bài xã luận rằng Tổng thống Trump từng bầy tỏ sự hoài nghi về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO) và thái độ thù nghịch đối với Liên Hiệp Châu Âu, chống đối các tổ chức và chương trình hợp tác quốc tế như Hiệp định Paris về Khí hậu, Thỏa hiệp Hạt nhân Iran, Hợp tác xuyên Thái Bình Dương, Tổ chức Thương mại Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới. Trong môi trường này, các nước đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Âu và Châu Á không còn tin tưởng vào Tổng thống Trump nữa. Ngoài ra, chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump tỏ ra thất thường khiến Tổng thống Trump khó có thể kết hợp được các nước đồng minh của Hoa Kỳ để cùng đối phó với Trung Quốc ngày càng độc đoán. 

Hoa Kỳ cần có một tầm nhìn chiến lược, một chính sách nhất quán để đối phó với Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ cần sự hợp tác của các nước đồng minh truyền thống.

Nguyễn Quốc Khải

(25/05/2020)

(1) Nguyên văn : "Trade between China and the United States has not been, over the last many, many years, a very fair for us. Right now, unfortunately, it is a very one-sided and unfair [relationship]. But I don’t blame China. After all, who can blame a country for taking advantage of another country for the benefits of its own citizens? I gave China great credit. But in actuality I do blame past (US) administrations for allowing this out of control trade deficit to take place and to grow. We have to fix this because it just doesn’t work. It is not sustainable". 

Published in Diễn đàn