Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

'Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch

Khánh An, VOA, 22/04/2020

Trong khi các lãnh đạo Vit Nam vn t ra dè dt trong quyết đnh tái m ca nn kinh tế, thì nhng người trc tiếp làm công tác cu tr xã hi lo ngi phn ln người nghèo, người thu nhp thp s không gượng ni nếu các sinh hot xã hi, nhà máy, doanh nghiệp… không sm quay li bình thường như trước.

ktvn1

Các doanh nghiệp va và nh gp nhiu khó khăn, thm chí đi din vi nguy cơ phá sn, do tác đng ca tình trng giãn cách xã hi nhm đi phó vi dch Covid-19.

Với s liu chính thc cho biết đã 6 ngày liên tiếp không có ca nhim Covid-19 mi, ti cuc hp Thường trc Chính ph hôm 22/4, Th tướng Nguyn Xuân Phúc và các lãnh đo Vit Nam công b kế hoch phân chia các tỉnh thành theo 3 nhóm nguy cơ nhm đưa ra các chính sách tái m ca kinh tế tương ng theo tng trường hp c th.

Theo đó, nhóm nguy cơ cao là Hà Ni được đ ngh tiếp tc áp dng giãn cách xã hi thêm 1 tun na, cho đến hết ngày 30/4, nhưng cho phép thành phố này được t quyết đnh v vic m ca li các ca hàng kinh doanh hàng hóa, dch v không thiết yếu và các loi hình kinh doanh đường ph tùy theo tình hình thc tin ti đa phương.

Nhóm có nguy cơ, gm Thành phố Hồ Chí Minh, Bc Ninh, Hà Giang, cũng được cho phép tự quyết đnh v vic tái tc các hot đng kinh tế tùy theo tình hình đa phương.

Riêng nhóm nguy cơ thp là các tnh thành còn li được phép khôi phc tr li các hot đng kinh tế không thiết yếu nhưng phi đm bo các bin pháp phòng chng dch.

"Khó trụ ni"

Kế hoch cho thy s dè dt và đn đo ca các lãnh đo Vit Nam trong vic đưa ra quyết sách v thi đim tái m ca nn kinh tế, gia bi cnh mà mt s nhà hot đng và nhng người làm công tác xã hi nói rng đi sng kinh tế ca người dân nhiu nơi đã mc "kit qu".

"Ở Vit Nam, dù người chết chưa có, ri s lượng dch bnh chưa phi là nhiu, nhưng thc ra v kinh tế, phi nói là kit qu. Nhân viên và tt c nhng người lao đng thp đang rt kh", bà Lê Hoài Anh, mt n doanh nhân đã đứng ra quyên góp và h tr trc tiếp cho người dân trong đi dch Covid-19, đưa ra nhn đnh vi VOA.

Bày tỏ s thông cm v "bài toán khó" trong quyết đnh tái m ca nn kinh tế, nhưng bà Lê Hoài Anh cho rng Vit Nam vn phi gii bài toán khó này vì nền kinh tế s "khó tr ni" nếu các hot đng kinh tế không sm khôi phc.

"Bây giờ các doanh nghip va và nh, các nhà hàng... đã phá sn hết ri. Tôi thc s rt lo s", bà Anh cho VOA biết.

"Mặc dù tôi hiu rng chính ph Vit Nam, cũng như M thôi, đang đứng trước bài toán rt khó là bao gi m ca tr li. Vit Nam li còn khó hơn trong nn kinh tế mà người dân thì có rt nhiu thành phn mà s lượng, t l chy ăn tng ba, tng tun, tng tháng khá là đông".

Theo nữ doanh nhân này, nếu các hot đng kinh tế không sm khôi phc, tình trng phá sn s lan rng, kéo theo nhng bt n xã hi.

Nhận đnh vi VOA v vn đ này, Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng ca Ngân hàng thế gii Washington DC và hin là Ch tch Công ty EGAT, cho rằng quyết đnh có nên gia hn thi gian cách ly xã hi hay không phi tùy thuc vào tình trng của nn dch đang xy ra, ch không đơn thuần vì kinh tế có chu đng được hay không.

"Nếu kinh tế chu đng không được, phi b cách ly, mà bị Covid-19 hoành hành tr li thì hu qu còn nguy him hơn là đng b cách ly", Tiến sĩ Đinh Trường Hinh nói.

Vì vậy, theo ông, quyết đnh này "phi da theo tình hình virus đã được ngăn chn như thế nào, có nguy cơ quay tr li hay không, và phi căn c vào số liệu thực tiễn ở tại nơi (data on the ground).

Việt Nam cn làm gì ?

Với "cú sc đi dch", nn kinh tế Vit Nam được cho là va đng trước nguy cơ va đng cơ hi. Ngoài nhng nguy cơ tim n có th dn đến sp đ kinh tế, mt s cơ hi cũng đang được bàn đến trong thi gian gn đây là cơ hi "thoát Trung" và cơ hi đón làn sóng đu tư mi t nhng doanh nghiệp quc tế đang có kế hoch ri khi Trung Quc.

Nói về "cơ hi vàng" đ kinh tế Vit Nam thoát thoát khi nh hưởng quá ln t Trung Quc lâu nay, Tiến sĩ Đinh Trường Hinh cho rng dù có dch cúm hay không, Vit Nam cũng cn phi thoát khi nh hưởng ca Trung Quc để có "đc lp t do lâu dài".

Ông nói : "Dịp cúm Covid-19 là mt cơ hi bng vàng đ các kinh tế gia Vit Nam có cơ hi phân tích nh hưởng ca Trung Quc đi vi nn kinh tế Vit Nam như thế nào, để biết rõ s người lao đng tay ngh cao và thấp của Trung Quc xuất cảng qua Vit Nam hiện là bao nhiêu, ở trong ngành nghề nào, có thể thay được ngay hay không, cũng như nh hưởng Trung Quc v giao thông, du lch, vn ti, đu tư, thương mi và tác động đến các đu vào của các chuỗi cung ng liên quc gia".

"Từ đó, chính ph phi lp ra mt chương trình rõ ràng, thiết thc và có th giám sát đ trong mt thi gian có th gim thiu các nh hưởng t Trung Quc nêu trên, nht là các đu vào v cht xám cũng như v vt liu, và thay vào đó các nguồn t trong nước hoặc từ các nước khác".

Theo cựu chuyên gia kinh tế ca Ngân hàng Thế gii, vic đu tiên chính ph Vit Nam nên làm là lp ra mt nhóm nghiên cu đ thu thp các tài liu cn thiết, mt mt để tìm hiểu những nh hưởng ca dch cúm đến kinh tế Vit Nam, mt khác đ tìm hiu rõ thêm nh hưởng ca nn kinh tế Trung Quc đi vi Vit Nam, nht là các tnh biên gii.

Mặt khác, vi tình trng xut khu Vit Nam đang chu tác đng t "l hng" ngun cu t các th trường ln như M trong lĩnh vc dt may, giày dép, ph tùng, đin thoi... Tiến sĩ Đinh Trường Hinh cho rng đây là lúc mà Vit Nam cn phi "tht lưng buc bng", dù có phi bán r trước mt đ chiếm th trường thì cũng phi làm đ dành ly cơ hi xut khu cho tương lai, và cũng nên tn dng các th trường khác như Châu Âu thông qua EVFTA vào lúc này.

Ngoài ra, để chun b "ni lc" đ mnh đ có th đón ly làn sóng di cư công xưởng sp ti ca các doanh nghip quc tế t Trung Quc sang các quc gia láng giềng, theo Tiến sĩ Đinh Trường Hinh, Vit Nam cn rà soát li nhng đu tư nước ngoài, chú trng hơn v cht lượng và khuyến khích đu tư vào nhng lãnh vc mà Vit Nam đang cn đ thoát khi by thu nhp trung bình. "Nhng lãnh vc này là nhng nghành công kỹ nghệ cao có th đem li giá tr sn xut cao hơn và tn dng trí tu ca dân Việt Nam", ông nói.

"Cụ thể, Việt Nam phải khuyến khích đu tư nước ngoài vào các hot đng thượng ngun và h ngun của những lãnh vực này đ hoàn thin chui giá tr cung ứng ; khuyến khích FDI liên kết vi các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đy mnh liên kết hàng dc ; nâng tỵ̣̉i địa hóa, và ngăn chận đầu tư (hoặc đem các máy móc cũ) có hại hay có ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mục đích chính là giúp các công ty tư nhân trong nước được ln mnh và cnh tranh thành công trên thế gii".

Theo Tiến sĩ Đinh Trường Hinh, đ làm được điu này, Vit Nam cn "ci tổ theo chiều sâu", như gim vai trò ca doanh nghip nhà nước, đi x bình đẳng các nhà xut khu trc tiếp và gián tiếp ; khuyến khích phát trin các cm sn xut (clusters) ; đu tư xây dng các khu công nghip đng b (plug-and-play) và các khu công ngh ; khuyến khích và tăng cường liên kết gia các doanh nghip thông qua hp đng thu ph.

Lặp li nhng khuyến ngh đã đưa ra trong cun sách "Light Manufacturing in Vietnam" (Phát Triển Công Kỹ Nghệ Nh ti Việt Nam) do Ngân hàng Thế giới xuất bản, Tiến sĩ Đinh Trường Hinh cho rng vn đ quan trng nht vn là cht xám ca người Vit Nam. Chính ph Vit Nam nên thc hin các chính sách nhm tăng s lượng và cht lượng công nhân có tay ngh đ giúp cho nn kinh tế "vươn lên mc cao hơn trên bc thang giá tr gia tăng", t đó có th đón ly nhng cơ hi sau đi dch Covid-19, theo cựu kinh tế gia ca Ngân hàng Thế gii.

Khánh An

Nguồn : VOA, 22/04/2020

***********************

Covid-19, Trung Quốc và những bài học bổ ích cho Việt Nam

Trân Văn, VOA, 22/04/2020

Covid-19 đang làm cục din thế gii thay đi. Chc chn vai trò, v trí ca Trung Quc s rt khác so vi trước. Ưu thế ca Trung Quc v tm vóc th trường, v giá nhân công r, v thu hút đu tư, v ngun nguyên liu, vt liu đa dng, di dào… tng giúp Trung Quc gia tăng kh năng chi phi sc cnh tranh, duy trì s n đnh t chính tr ti kinh tế, xã hi ca nhiu quc gia, k c các cường quc, nay rơi theo phương thng đứng !

ktvn2

Nhà báo Trung Quốc đeo khu trang xem mt thông cáo báo chí ca chính quyn trước mt cuc hp báo ti Bc Kinh.

Covid-19 giống như "cnh" còn li ca "con dao hai lưỡi" - phương thc qun tr, điu hành quc gia, cung cách hành x trâng tráo, trch thượng trong đi ngoi ca h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc - đã rch mt nhát rt sâu vào nhận thức ca cng đng quc tế. Chng riêng Châu Á, Châu M, Châu Âu, Châu Úc mà ngay c Châu Phi cũng đã tnh ra, đã hiu thế nào là "li bt cp hi" khi làm ngơ, nhn nhn, thm chí nương theo Trung Quc đ các bên cùng có li.

Hóa ra làm ngơ đ h thng chính trị, h thng công quyn Trung Quc hành x đc đoán, vô luân Trung Quc,… hóa ra "nhìn trước, ngó sau", bt k đo lý, luôn luôn cân phân li - hi trong gìn gi quan h vi Trung Quc li tai hi đến như thế ! Đã có nhiu triu người, đc bit là chính khách ở nhiu quc gia ng ra : Nếu cng đng quc tế không như thế, h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc b buc phi ng x minh bch, có trách nhim vi đng bào và rng hơn vi nhân loi thì Covid-19 đã b chn ngay Vũ Hán, không lan rộng trên phm vi toàn cu, gây ra đ loi thit hi kinh khng như đang thy.

Cho dù tình thế đã khác nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc không nhn ra điu đó. N lc hóa gii trách nhim v Covid-19, thm chí c gng biến Covid-19 thành son, phấn đ tô v din mo, nâng cao uy tín ca Trung Quc đã to ra đ loi "gy", giao vào tay thiên h cho h "vt" chính Trung Quc. Khng chế xut cng hay vin tr các loi trang b, thiết b y tế cho mt s quc gia ch khiến thiên h thêm khinh bỉ, căm gin.

Nỗ lc ca các viên chc ngoi giao Trung Quc, nhng cuc vn đng đ khen ngi, cám ơn Trung Quc nơi này, nơi khác hay nhng lá thư gi cho Daily Telegraph Úc, Bild Đc,… tng to ra nhiu "tác đng tích cc" đi vi vic bo v hình nh, gia tăng uy tín ca h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc, gi tr thành lý do thúc thiên h t thy phi làm gì đó mnh m hơn là ch ch trích. Chính h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc khiến thiên h nhn ra h phi t thay đi c nhn thc ln cách hành x đi vi Trung Quc. Thay đi đó không đơn thun là do nghĩa v bo v dân ch, nhân quyn mà vì li ích thiết thân ca chính h.

***

Không cần phi rành tiếng Anh mi có th biết tâm tư, tình cm ca thiên h với Trung Quốc và v Trung Quc đang như thế nào. C h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam ln mng xã hi Vit ng đã cũng như đang liên tc cp nhp nhng din biến y (1). Covid-19 đã làm nhng người vn dng dưng v chính tr cũng có th cm nhn tường tn tác hi mà mt chính quyn cng sn có th gieo rc trên đu ca h, đe da c hin ti ln tương lai ca h.

Trong bối cnh như hin nay, có tiếp tc t hào vì bn cht chính th cũng bt nhân, bt trí, bt tín, bt nghĩa y ht Trung Quc hay không là một la chn ! Có nên bô bô phn ng mt cách trâng tráo trước nhng ch trích v xâm hi các tiêu chun dân ch, nhân quyn ca nhân loi như "người bn xã hi ch nghĩa rt ln ngay bên cnh" hay không là mt la chn khác, Covid-19 đã vô hiu hóa lối bin bch vc đim riêng, tiêu chí riêng" và xé toc tm khiên "chuyn ni b ca mt quc gia".

Cuối cùng, có nên tiếp tc xem "tuyên truyn" như "nhim v chính tr trng tâm" c trong đi ni ln đi ngoi như Trung Quc, hay "có sao, nói vy" như thiên h ? Vì sao đã chng kiến thiên h khinh b, căm gin Trung quc như thế nào khi li dng yếu t "nhân đo" đ "tuyên truyn" mà đến cui tun va qua, vn còn thn nhiên biến chuyến bay do ENI (tp đoàn du khí ca Ý) thuê đ đưa chuyên gia và hàng hóa từ Vit Nam v Ý thành… "Đi s quán Vit Nam ti Ý đã phi hp vi Vietnam Airlines ‘điu máy bay đưa người Ý b kt ti Vit Nam v nước’ và đưa mt s người Vit b kt ti Ý hi hương" (2) ?

***

1,3 tỉ người Trung Hoa không ch phi tr giá rt đắt cho kiu nhn thc, li hành x ca h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc mà còn b thiên h khinh mit lây. Không phi t nhiên mà người Trung Hoa sng Đài Loan mun chính quyn Đài Loan loi b China khi quc hiu ca lãnh th này (Republic of China) (3). Liệu h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam có nhìn thy giá tr ca nhng bài hc mà thiên h đang dy h thng chính tr, h thng công quyn Trung Quc ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 22/04/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/to-bild-doi-trung-quoc-boi-thuong-cho-duc-160-ti-usd-vi-covid-19-20200420141740648.htm

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10220422073795798&set=pcb.260154871827180

(3) https://www.voatiengviet.com/a/tức-gin-tq-người-đài-loan-đòi-b-ch-china-trên-h-chiếu/5362933.html

********************

Covid-19 : Trung Quốc bị tố cáo gây họa cho thế giới vì giảm nhẹ số liệu

Trọng Nghĩa, RFI, 21/04/2020

Ngày 20/04/2020, Pháp đã vượt mốc 20.000 ca tử vong vì dịch Covid-19, ghi tên mình vào danh sách các nước có số người chết vì dịch bệnh cao nhất hành tinh, sau Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Những số liệu cực cao tại các quốc gia phương Tây đã nêu bật tính chất khác thường của các số liệu tương đối thấp mà Bắc Kinh đã công bố về dịch bệnh, cho dù Trung Quốc là nơi virus corona xuất phát.

33333ktvn333333333333333

Quốc tế ngày càng đòi Trung Quốc phải nói thật về virus corona. China Daily via Reuters

Vấn đề tính xác thực của số liệu về Covid-19 tại Trung Quốc còn trong vòng bàn cãi, nhưng trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tiếng nói vang lên, cho rằng việc Trung Quốc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến đại họa mà toàn thế giới đang phải gánh chịu.

Điểm qua các thống kê về diễn biến của dịch Covid-19 từ lúc bùng lên tại Trung Quốc cho đến nay, có một thực tế không thể chối cãi : Số liệu chính thức của Trung Quốc thấp một cách lạ thường.

Căn cứ vào bảng cập nhật cho đến sáng ngày 21/04 của đại học Mỹ Johns Hopkins, Hoa Kỳ là nước có nhiều người nhiễm virus corona nhất trên thế giới, với gần 800.000 ca, theo sau là Tây Ban Nha, hơn 200.000 ca, rồi đến Ý, Pháp, Đức và Anh, đều đã vượt xa mốc 100.000 ca.

Còn Trung Quốc thì sao ? Số ca nhiễm tại nơi xuất phát của dịch bệnh ổn định ở mức hơn 80.000 ca, đứng hàng thứ 8 thế giới về số người bị lây nhiễm.

Số liệu về các ca tử vong cũng cho thấy cách biệt rất lớn giữa Trung Quốc với các nước bị nặng nhất, đa phần là ở phương Tây.

Kể cả sau khi đã điều chỉnh cao hơn gấp rưỡi số tử vong vì Covid-19 tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc vẫn chỉ ghi nhận 4.636 người chết, thua xa các nước đầu bảng như Mỹ đứng đầu thế giới với 42.364 người chết, theo sau là Ý với 24.114 người, Tây Ban Nha 20.852 người, Pháp với 20.265 người, Anh 16.509 người, Bỉ 5.828 người, Iran 5.209 người.

Mặt khác, số liệu bình quân các ca nhiễm hay tử vong theo tổng số dân của từng nước đã làm lộ rõ tính chất quá thấp của thống kê chính thức tại Trung Quốc.

Trường đại học Mỹ Johns Hopkins chẳng hạn, đã dựa trên số liệu tính đến ngày 16/04 để thử so sánh số ca tử vong vì Covid-19 so với dân số của mỗi nước.

Kết quả rất đáng ngạc nhiên vì theo cách tính này, nước Bỉ vốn ít dân (hơn 11 triệu người) lại đứng đầu thế giới về số trường hợp tử vong vì virus corona, với tỷ lệ 425,2 phần triệu, theo sau là Tây Ban Nha, Ý và Pháp. Còn Mỹ, nước có 330 triệu dân, xếp thứ chín với tỷ lệ 106 phần triệu.

Riêng Trung Quốc, với cả tỷ dân, thì đứng gần như là cuối bảng với một tỷ lệ 24 phần 1000.000.

Nhận xét về số liệu này, một nhà bình luận cho đài truyền hình Pháp LCI ngày 17/04 cho rằng nếu các số liệu của Trung Quốc xác thực, thì nước này "gần như là không hề hấn gì !".

Dịch bệnh càng tàn phá dữ dội trên thế giới càng làm tăng nghi vấn về tính xác thực của các số liệu thống kê về Covid-19 mà Trung Quốc đưa ra. Trước các yêu cầu minh bạch hóa càng lúc càng nhiều, Bắc Kinh chỉ có một câu trả lời duy nhất là họ không hề che giấu điều gì.

Đối với giới chuyên gia phân tích, chính việc Trung Quốc không nói thật về quy mô của dịch bệnh khi mới bùng lên đã làm cho hầu như cả thế giới thiếu cảnh giác đối phó, để xẩy ra thảm họa như ngày nay.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo La Croix ngày 17/04 nhà nghiên cứu Philippe Ravaud, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Tễ Học và Thống Kê CRESS tại Pháp đã không ngần ngại cho rằng "Việc số người chết bị giảm thiểu tại Trung Quốc đã tác hại đến công cuộc chuẩn bị chống đại dịch"

Đối với ông Ravaud, cộng đồng khoa học hầu như đều nhất trí cho rằng số ca tử vong vì virus corona mà chính quyền Trung Quốc đưa ra là không chính xác. Bản thân ông cũng "không thể tưởng tượng ra được rằng ở Trung Quốc chỉ có vài ngàn ca tử vong, trong khi nhiều nước Châu Âu thì số người chết cao hơn gấp bội".

Theo chuyên gia Pháp, các thộng tin mà phía Trung Quốc cung cấp về vấn đề này rất thiếu sót, một cách vô tình hay cố ý thì chưa thể biết được, nhưng rõ ràng là hoàn toàn không đầy đủ.

Chuyên gia Ravaud công nhận rằng về mặt các thông tin khoa học, quả là phía Trung Quốc đã cung cấp rất nhiều dữ liệu cho cộng đồng khoa học quốc tế, dưới hình thức các công bố chính thức, hoặc dưới dạng các bài nghiên cứu ban đầu được thông báo ngay cho giới khoa học để tham khảo trước mà không cần chờ được các đồng nghiệp xét duyệt kỹ lưỡng hay được công bố chính thức.

Thế nhưng, vấn đề là không thể biết được là các dữ liệu đó có bao gồm tất cả các thông tin quan trọng hay không, hay là có một phần đã bị chặn lại. Với khối lượng dữ liệu khổng lồ được công khai hóa, người ta không thể thực sự ước tính xem mức độ thiếu sót là bao nhiêu, 20%, 30% hay 50%.

Mặt khác, nhà nghiên cứu Pháp nhắc lại rằng "trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng lớn, như trường hợp ở Vũ Hán, ưu tiên của bác sĩ hoặc nhà khoa học không nhất thiết là phải thông tin hoặc công bố những gì họ phát hiện.

Đối với chuyên gia Ravaud, sai lầm của Trung Quốc là đã cảnh báo quá muộn về dịch bệnh và những nguy cơ đến từ con virus.

Trả lời báo La Croix, nhà nghiên cứu Pháp đã xác định : "Đối với tôi, đây là tội lỗi nguyên thủy của cách giao tiếp của Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể tưởng tượng rằng sẽ có hàng trăm ngàn người chết ở Châu Âu khi mà trên lý thuyết chỉ có vài nghìn ca tử vong ở Trung Quốc, một đất nước có hơn một tỷ dân ? Ngay từ đầu, nhiều chuyên gia đã tin vào số người chết được công bố tại Trung Quốc và căn cứ vào đó để giảm thiểu nguy cơ dự kiến ​​của dịch Covid-19 tại Châu Âu.

Việc ước tính ít đi số lượng người chết ghi nhận ở Trung Quốc đã tác động đến công cuộc chuẩn bị chống đại dịch tại tất cả các quốc gia khác. Trên bình diện đánh giá rủi ro, việc khuyến cáo chính phủ rằng sẽ phải đối phó với một đợt dịch đã khiến 100.000 người chết hoàn toàn khác biệt với khuyến cáo trong trường hợp chỉ có 3.000 người thiệt mạng".

Chuyên gia Ravaud kết luận : "Kinh nghiệm của quốc gia đã bị dịch rất quan trọng đối với các nước mới bị ảnh hưởng, do đó phải được báo cáo một cách hoàn toàn minh bạch. Việc chia sẻ các dữ liệu này trên phạm vi quốc tế rất quan trọng vì nó cho phép quan sát cách dịch bệnh phản ứng với từng chiến lược đối phó và hỗ trợ cho cách hoạch định các chiến lược giảm phong tỏa sau dịch bệnh".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 21/04/2020

Published in Diễn đàn

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

danquan1

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (People's Armed Force Maritime Militia - PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army - PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (China Coast Guard - CCG) và Hải quân Trung Quốc (People's Liberation Army Navy - PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực.

PAFMM đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập sự hiện diện trên thực tế của Trung Quốc ở khu vực đang có tranh chấp – qua đó thay đổi thực tế trên biển – nhằm thách thức khả năng kiểm soát các khu vực tranh chấp của các quốc gia tham gia tranh chấp khác. Hình thái tác chiến "vùng xám" kinh điển này được thiết kế để "không đánh mà thắng" thông qua việc áp đảo kẻ thù bằng tàu cá số lượng lớn có hỗ trợ từ phía sau bởi lực lượng hải cảnh hoặc có thể là cả tàu chiến hải quân, tùy thuộc vào tình huống, theo đội hình các vòng tròn đồng tâm ngày càng tăng cường.

Tuy nhiên sự tồn tại của dân quân biển ở Trung Quốc là vô cùng độc đáo, bởi quốc gia duy nhất có một lực lượng tương tự để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển là nước láng giềng Việt Nam. Đúng vậy, Hà Nội đã chính thức thành lập lực lượng dân quân biển của họ vào năm 2009 với mục đích duy nhất là cạnh tranh trực tiếp với PAFMM trong một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển". Vậy câu hỏi cần được đặt ra là : tại sao Bắc Kinh lại thành lập một lực lượng dân quân biển và PAFMM đã phát triển như thế nào theo thời gian ? Lịch sử của lực lượng này nói lên điều gì về tương lai của nó ?

Lực lượng dân quân biển cách mạng

Sau hồi kết của nội chiến Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo tối cao của Mao Trạch Đông, đã tìm cách bảo vệ bờ biển Trung Quốc trước lực lượng quân sự của chính phủ Quốc Dân Đảng vốn đã rút lui ra Đài Loan và các đảo nhỏ ngoài khơi khác. Sự xâm nhập của lực lượng Quốc Dân Đảng vào vùng nước ven biển Trung Quốc đặt ra một thách thức nghiêm trọng bởi Đảng cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ sở hữu một lực lượng hải quân còn yếu kém. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem việc thành lập một lực lượng dân quân biển có tổ chức để chống lại mối đe dọa này như một giải pháp khắc phục dễ dàng và nhanh chóng trước vấn đề cấp thiết này. Trên thực tế, Trung Quốc đã sở hữu lực lượng dân quân biển trước khi Đảng cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã cung cấp ngân sách và đào tạo để biến các lực lượng địa phương rời rạc thành một lực lượng gắn kết ở cấp quốc gia với nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới.

Bằng chứng về vai trò của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với các lực lượng địa phương xuất hiện vào đầu những năm 1950, khi Cục Thủy sản [产部] đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức lực lượng dân quân biển. Cục đã khởi xướng việc tập thể hóa hoạt động đánh cá địa phương và xác định ranh giới các ngư trường lớn. Họ cũng đề ra chỉ tiêu đánh bắt và xây dựng chính sách đánh bắt cá. Sự hiện diện của các cựu sĩ quan Hải quân Trung Quốc trong Cục có thể cho thấy sự tham gia chặt chẽ của quân đội trong các hoạt động của dân quân. Ví dụ, đô đốc Yuan Yelie, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc vào năm 1957, đã đảm nhận vị trí Cục phó (Thứ trưởng) Cục Thủy sản vào tháng 5 năm 1960. Huấn luyện kiểu hải quân đã giúp lực lượng dân quân biển thực hiện các hoạt động phòng thủ chống lại lực lượng quân sự của Quốc Dân Đảng có ý định quấy phá các tuyến hàng hải địa phương của Trung Quốc. Quả thực, lực lượng quân sự Quốc Dân Đảng đã sử dụng chiến tranh phi chính quy dưới hình thức du kích trên biển, khiến Trung Quốc càng cần phải dùng giải pháp tương tự để chống lại.

Có ít nhất hai cách giải thích khác nhau cho sự trỗi dậy của lực lượng dân quân biển của Trung Quốc : tập thể hóa và ảnh hưởng của học thuyết hải quân Liên Xô.

Đầu tiên, như một phần của việc áp dụng chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trung Quốc, Mao đã tìm cách áp đặt tập thể hóa lên toàn xã hội Trung Quốc. Các cộng đồng ven biển truyền thống đã bị xáo trộn sau cuộc nội chiến Trung Quốc và một khi Đảng cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, họ đã nhanh chóng tập thể hóa các khu vực này. Chẳng hạn, tại Sơn Đông, vào tháng Tư năm 1956, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập 786 hợp tác xã đánh cá bao gồm gần 76.000 hộ gia đình, tức 9/10 số ngư dân ở Sơn Đông. Bắc Kinh có lẽ đã tin rằng việc tập thể hóa hoạt động đánh cá là cần thiết để tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Cách giải thích thứ hai cho sự tồn tại của lực lượng dân quân biển của Bắc Kinh bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô trong giai đoạn bắt đầu hình thành chiến lược hải quân. Trong những năm 1920, một Liên Xô mới thành lập đã áp dụng lối tư duy hải quân gọi là "Trường phái mới". Về cơ bản, những người theo học thuyết này lập luận rằng quốc gia của họ, vốn là một cường quốc lục địa, nên tập trung phần lớn nguồn tài nguyên của mình vào việc bảo vệ bờ biển thay vì nhấn mạnh việc hiện đại hóa hải quân để đi bành trướng thế lực như tư duy của "Trường phái cũ" thời nước Nga Sa hoàng. Điều này đã giúp Moskva đỡ tốn khoản chi phí lớn vào một lĩnh vực nơi các cường quốc phương Tây đã vượt xa.

Rốt cuộc, "Trường phái mới" đã thắng thế và đã khiến Moskva thiết kế các lực lượng có thể giúp bảo vệ các khu vực ven biển của lục quân thông qua việc nhanh chóng mua sắm các tàu nhỏ và tàu ngầm hạng nhẹ, với mục tiêu nhắm vào các phương tiện, khí tài truyền thống của đối thủ. Trọng tâm là chiến tranh phi chính quy được dẫn dắt bởi tàu ngầm ven biển, tàu ngư lôi và tàu tuần tra, được hỗ trợ bởi các máy bay hải quân. Học thuyết này đã tác động lớn đến Đảng cộng sản Trung Quốc, và họ cuối cùng đã áp dụng chiến lược hải quân này cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ví dụ, tư lệnh Hải quân Trung Quốc Xiao Jingguang từng du học tại Moskva vào những năm 1920 đã học các lý thuyết của "Trường phái mới". Chắc chắn là hợp lý nếu Trung Quốc tiếp nhận "Trường phái mới" bởi Trung Quốc lúc bấy giờ phải đối mặt với những thách thức giống hệt của Liên Xô : chi phí cho các lực lượng xa bờ quá đắt đỏ và Bắc Kinh cũng bận tâm hơn với các diễn biến trên đất liền.

Sau đó không lâu vào năm 1965, truyền thông nhà nước bắt đầu đề cập đến một lực lượng dân quân biển chính thức được hỗ trợ bởi PLAN. Cũng trong khoảng thời gian này, PLAN đã thành lập các trường dân quân biển gần trụ sở ba hạm đội tại Thanh Đảo, Thượng Hải và Quảng Châu. Các trường này có các khóa huấn luyện kĩ năng lái tàu, sử dụng vũ khí, kỹ thuật và liên lạc. PLAN còn có những báo cáo thuật lại thành công của các trận đánh, tuần tra và huấn luyện – tất cả đều thực hiện theo học thuyết "chiến tranh nhân dân" của Mao. Xuyên suốt nửa đầu thập niên 1970, báo chí đã khắc họa PLAN như một lực lượng ven biển không bao giờ đi vượt quá phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thay vào đó, chủ đề chung là PLAN chỉ hỗ trợ lực lượng dân quân biển.

Dân quân biển phát huy tác dụng

Mặc dù được thành lập với mục đích tuần tra bờ biển và giám sát, lực lượng dân quân biển đã dần phát triển thành một lực lượng bảo vệ chủ quyền biển vào những năm 1970. Lực lượng này dần đóng nhiều vai trò hơn như cứu hộ hàng hải, tham gia các hoạt động chiến đấu, chống buôn lậu, và quan trọng nhất là áp đặt chủ quyền.

Về các hoạt động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc, lực lượng dân quân biển (PAFMM) từ sớm đã thể hiện đóng góp đáng kể vào việc chiếm các đảo từ tay Nam Việt Nam trong Hải chiến Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974 . Thực tế là Bắc Kinh chưa có một lực lượng hải quân đáng kể vào năm 1974 và có thể nói PAFMM có nhiều năng lực thực hiện các chiến dịch đổ bộ hơn cả hải quân. Dù thế nào, sự hiện diện của các tàu đánh cá Trung Quốc quanh Hoàng Sa đã làm chậm lại quá trình đưa ra quyết định của Nam Việt Nam trong việc sử dụng vũ lực chống lại PAFMM cũng như đáp trả lại động thái của PLAN. Việc có thêm thời gian đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh phối hợp hiệu quả hơn. Khi hai tàu đánh cá chở 500 lính PLA tới Tây Hoàng Sa, hành động đó đã dẫn tới sự đầu hàng ngay lập tức từ lực lượng Nam Việt Nam đang bảo vệ các đảo này.

Một bài học then chốt rút ra cho Bắc Kinh là tận dụng lực lượng dân quân biển có hiệu quả hơn trong việc tránh sự can thiệp của Hoa Kỳ ngay cả khi đối thủ là một đồng minh của Hoa Kỳ. Công bằng mà nói, đây là cốt lõi trong chiến lược sử dụng các lực lượng phi chính quy ở các "vùng xám" trên và Biển Hoa Đông và Biển Đông. Sự ra mắt của PAFMM trên trường quốc tế đã thành công vang dội, càng tô đậm diễn ngôn cho rằng lực lượng dân quân biển đóng vai trò thiết yếu trong thành công của chiến lược biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, PAFMM đã tham gia hầu như mọi chiến dịch quân sự lớn của PLAN cũng như của Hải cảnh Trung Quốc nhằm gây khó dễ cho các quốc gia khác trong khu vực tranh chấp hoặc chiếm các đảo khác từ đối phương.

Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy đã thống kê kỹ lưỡng các hoạt động của PAFMM nhằm hỗ trợ Hải cảnh Trung Quốc và PLAN kể từ năm 1974. Trong số các sự cố, năm 1978 PAFMM tham gia vào các hoạt động "biển tàu" áp đảo quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản, và kể từ 2016, lực lượng này liên tục củng cố sự hiện diện tại đây. Erickson và Kennedy có chỉ ra sự gia tăng các cuộc va chạm ở Biển Đông kể từ Hải chiến Hoàng Sa, bao gồm việc Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn và Bãi cạn Scarborough từ Philippines vào năm 1995 và 2012. Bắc Kinh còn nỗ lực ngăn chặn tiếp tế của Manila cho Bãi Cỏ Mây vào năm 2014 và kể từ 2017 Bắc Kinh đã liên tục quấy nhiễu ngư dân Philippines tại bãi Sandy Cay và Đảo Thị Tứ gần đó. PAFMM cũng thường xuyên quấy phá các tàu của Việt Nam, và vào tháng 5/2014, họ đã giúp Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển Việt Nam bằng cách va đâm vào các tàu tuần tra và tàu cá của Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Kinh dường như tự tin rằng hành động quấy nhiễu của PAFMM đối với tàu hải quân Mỹ dưới ngưỡng dẫn đến hành động đáp trả mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ. Do vậy họ đã sử dụng lực lượng dân quân biển để chống lại tàu USNS Impeccable vào năm 2009 và tàu Howard O. Lorenzen vào năm 2014.

Tương lai của PAFMM

PAFMM đã và đang phát triển từ một lực lượng nhỏ, ven bờ thành một thành tố năng động và thiết yếu trong chiến lược quốc gia về biển của Trung Quốc. Sự thật là PAFMM không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong quá trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc những năm 1980. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếp tục hiện đại hóa và ưu tiên phát triển các hệ thống ngày càng hiện đại sẽ không làm giảm giá trị của PAFMM trong thời gian tới. Thực ra, có vẻ điều ngược lại sẽ xảy ra – vai trò của PAFMM rất có thể sẽ lớn dần song song với lực lượng Hải cảnh và Hải quân để hỗ trợ tốt hơn cho các lực lượng này. Nguồn gốc khiêm tốn của PAFMM như là một sản phẩm của tập thể hóa và "Trường phái mới" gợi ý rằng nếu Trung Quốc phải làm chậm lại quá trình hiện đại hóa quân đội do điều kiện kinh tế hay một lí do nào khác, Bắc Kinh vẫn hoàn toàn có thể dựa vào PAFMM như một lựa chọn thay thế rẻ hơn và đơn giản hơn về công nghệ nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền và bảo vệ bờ biển. Nếu lịch sử là một chỉ dấu tốt để dự báo tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Derek Grossman & Logan Ma

Nguyên tác : "A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us", Maritime Issues, 05/04/2020.

Nguyễn Minh Châu biên dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/04/2020

Derek Grossman là nhà phân tích quân sự cao cấp tại RAND Corporation. Ông từng là chuyên viên cập nhật tin tình báo cho trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách Châu Á và Thái Bình Dương tại Lầu Năm Góc.

Logan Ma là trợ lý nghiên cứu tại RAND Corporation.

Published in Diễn đàn

Virus corona : Chính quyền Trung Quốc làm gì cũng chẳng ai tin

Covid-19, Châu Âu rục rịch giải tỏa biện pháp "hạn chế sinh hoạt". Trung Quốc vướng luật nhân quả : vừa đối đầu với "cú sốc" kinh tế và làn sóng thất nghiệp, vừa bị quốc tế nghi ngờ thiếu minh bạch từ phương cách chống dịch đến nguồn gốc siêu vi corona. Đó là hai chủ đề lớn trên báo Pháp ngày đầu tuần 20/04/2020.

tin1

Nhân viên an ninh tại Tử Cấm Thành, ngày 18/03/2020. Sau khi gây họa cho cả thế giới với virus Vũ Hán, Trung Quốc vẫn cho rằng mô hình cai trị của mình là "ưu việt" so với phương Tây. © Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Thất nghiệp bùng nổ : Cơn ác mộng của Bắc Kinh, Bước đại nhảy lùi của tổng sản phẩm nội địa GDP, Thống kê về dịch tễ bất bình thường, Trung Quốc bị quốc tế gây sức ép rất mạnh. Qua các tựa trên đây, Les Echos nêu lên thế kẹt của chính quyền Trung Quốc vì không dám nói thật nên làm gì cũng chẳng ai tin.

Gậy ông đập lưng ông

Chính sách ngoại giao tuyên truyền hung hăng "cả vú lấp miệng em" của Bắc Kinh ngày càng gây bất lợi cho chế độ Trung Quốc. Thái độ kẻ cả tự cho mình phản ứng nhanh, quản lý giỏi, không che giấu thông tin, đã làm cho chế độ Trung Quốc đầu tiên là bị chỉ trích sửa đổi thống kê.

Theo chuyên gia Mathieu Duchâtel của Viện nghiên cứu Montaigne, chỉ cần nhìn qua một vài dấu hiệu là có thể thấy rõ thống kê không chính xác : Chính quyền Vũ Hán trì hoãn báo cáo dịch : từ lúc nhìn nhận có ca đầu tiên cho đến lúc ban hành lệnh cách ly phải mất 46 ngày. Thứ hai là quân đội, lên tuyến đầu chống dịch, mà không có một người lính nào bị lây. Thứ ba là theo nhiều nhân chứng, người dân Vũ Hán không tin vào số liệu chính thức.

Nếu so sánh các đường biểu diễn số liệu thống kê nạn nhân tử vong và bệnh nhân bị lây nhiễm tại Trung Quốc với biểu đồ ở các nước Tây phương thì rõ ràng thống kê của Trung Quốc bất bình thường. Dân Vũ Hán là những người đầu tiên không tin vào chính quyền của mình thì nói chi Mỹ, Anh, Pháp. Tất cả đều nghi ngờ Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc đối phó với siêu vi corona, ít nhất là trong những tuần lễ đầu.

Nhà dịch tễ - thống kê học Philippe Ravaud lấy làm tiếc là nếu ngay từ đầu, Bắc Kinh nói thật có 100.000 nạn nhân thay vì nói dối chỉ có 3.000 thì cả thế giới đã cảnh giác đối phó, không để có thảm họa y tế, xã hội và kinh tế như ngày nay.

Còn theo chuyên gia Pháp Antoine Bondaz, cho dù chính quyền Trung Quốc làm gì thì cũng bị nghi là đang tìm cách che giấu chuyện gì đó. Bị Mỹ chỉ trích không báo cáo thật về số nạn nhân, Bắc Kinh lúc đầu phủ nhận, sau đó công bố số liệu mới thêm 1.500 người nữa, tức là cao hơn số liệu chính thức ban đầu 50% và đổ lỗi cho địa phương chậm trễ.

Nhưng đòn công kích nặng nhất, theo Les Echos là liên quan đến phòng thí nghiệm và nguồn gốc siêu vi. Nếu phòng thí nghiệm P4 do Pháp xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn tối đa và ở xa chợ động vật hoang dã, thì trái lại phòng thí nghiệm P2, cũng nghiên cứu về siêu vi corona của loài dơi, lại kém an toàn hơn và tọa lạc không xa khu chợ. P2 có thể là nơi xảy ra vụ siêu vi "thoát" ra ngoài.

Để chứng minh là không có ý gian dối, chính quyền Trung Quốc phải tìm cho ra "bệnh nhân Zero" ; có thể là một nhân viên, do bất cẩn, mang siêu vi ra ngoài. Nếu không có bằng chứng để minh oan, tình trạng bị nghi ngờ này kéo dài sẽ đưa đến nguy cơ tạo thêm căng thẳng trong nội bộ Hoa lục. Dân chúng đã khốn khó vì thất nghiệp và kinh tế suy yếu. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một nhân viên của một công ty hỏa táng ớ Vũ Hán tức giận, hoặc một cán bộ bị thất sủng tung lên mạng xã hội những số liệu phủ nhận các thống kê chính thức ?

Thịt rừng và Thế Vận Hội 

Cũng trong hồ sơ Covid-19, La Croix, qua hai trang báo, tường thuật về thị trường thịt rừng tại Trung Quốc. Le Monde nhận định vì sao Nhật Bản phản ứng chậm so với Đài Loan và Hàn Quốc.

Theo nhật báo công giáo, với doanh số 100 tỷ đôla hàng năm - nồi cơm của hàng triệu dân Hoa lục, thì khó mà tin vào lời hứa của chính quyền Trung Quốc đóng cửa các chợ động vật hoang dã. Trong lúc kinh tế cả thế giới tê liệt vì siêu vi corona chủng mới, được cho là từ dơi lây cho con tê tê rồi từ tê tê lây sang người, thì đường dây buôn lậu vảy tê tê vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tê tê tuyệt chủng ở Hoa lục thì con buôn đổ qua Phi Châu và Á Châu. Hãy qua Malaysia mà xem : giá 1 kg là 3.300 đôla. Khi các loài thú hoang giảm đi thì ký sinh trùng dồn vào những con vật còn lại tìm "đất sống". Hậu quả tất yếu là sức truyền nhiễm mạnh hơn và lây lan đến những con vật lẽ ra không phải là loài trung chuyển.

Còn nước Nhật của thủ tướng Shinzo Abe, vì sao phải nới rộng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong khi Đài Loan và Hàn Quốc khống chế dịch ngay từ đầu ? Cách nay 9 năm sau, khi động đất và sóng thần ập vào Fukushima, chính quyền Nhật Bản cũng khăng khăng trấn an là "kiểm soát được tình hình"... cho đến khi nhà máy hạt nhân bị nổ. Giờ đây cũng thế. Theo Le Monde, vì đặt nặng mục tiêu chính trị nên Tokyo hành động chậm trễ. Trong vụ du thuyền Diamond Princess, phản ứng chậm chạp của Nhật là do tệ nạn bàn giấy. Nhưng điều không thể chối cãi được là thủ tướng Shinzo Abe, vì lý do chính trị, đã trì hoãn các biện pháp mạnh ngăn dịch "đổ bộ".

Thứ nhất, muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, ông sợ làm phật lòng Bắc Kinh, nên tiếp tục để hàng chục ngàn du khách Trung Quốc sang Nhật. Lý do thứ hai liên quan đến Thế Vận Hội Tokyo mùa hè 2020. Phải đến ngày 24/03, mất bao thời gian quý báu, thủ tướng Shinzo Abe mới tuyên bố đình hoãn Thế Vận, sau khi tỉnh trưởng Tokyo, bà Yoriko Koika, lên tiếng khuyến cáo. Quyết định dời Thế Vận sang cuối hè 2021 cũng là một dụng ý chính trị. Không tổ chức được trong năm 2020 để đánh bóng uy tín thì dời qua mùa thu năm sau làm bệ phóng tranh cử nhiệm kỳ 4.

Theo chân Áo, Pháp và Đức rục rịch bình thường hóa sinh hoạt

Sau cuộc họp báo của thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 19/04, loan báo "mốc thời gian 11/05", Libération điểm qua một số nước : Pháp từng bước chuẩn bị, Đức bình tĩnh bình thường hóa sinh hoạt, dân chúng tin tưởng vào khả năng điều hành cúa Nhà nước, tin vui cho thủ tướng Angela Merkel.

Le Figaro, trong một bài phân tích dài của một chuyên gia, trình bày vì sao phải khẩn cấp ra khỏi tình trạng hạn chế sinh hoạt, ai ở nhà nấy. Theo tác giả, những lợi ích y tế ban đầu, sau 5 tuần, trở thành bất lợi nhiều hơn là có lợi. Làm càng trễ thì khởi động kinh tế càng khó, khủng hoảng càng nghiêm trọng, nợ công chồng chất. Chỉ có 5 tuần mà Pháp bị thiệt hại 10% GDP, nợ chiếm 120% GDP, không kể những nỗi hoang mang về việc làm, về tương lai của mọi tầng lớp xã hội lẫn doanh nhân.

Nhưng bình thường hóa sinh hoạt cũng phải tuân theo một số điều kiện : địa phương nào ít bị dịch thì chấm dứt phong tỏa trước, người dân đeo khẩu trang khi ra đường, trở lại sở làm, sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Ngành y tế phải có khả năng theo dõi người bệnh sau khi họ hồi phục.

Trong bối cảnh khắp thế giới lo âu, tập trung tâm trí chống Covid-19 đến từ Trung Quốc, thì tại Hồng Kông, chính quyền thân Bắc Kinh bắt một loạt 14 nhà hoạt động đối lập, trong đó có luật sư Martin Lee, 81 tuổi. La Croix gọi đây là chiến thuật "dương đông kích tây" của Trung Quốc : đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài "một quốc gia hai chế độ" bằng chính sách khủng bố thường trực.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Chiến dịch ngoại giao hậu Covid-19 của Trung Quốc bị phản công

Nhiều nước trên thế giới đang dồn hết sức cho cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời lo mở mặt trận mới thời kỳ hậu Covid-19. Còn Trung Quốc, dường như vừa thoát nạn, đã bước ngay vào thời kỳ sau dịch bằng một chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng với bên ngoài.

phat0

Bắc Kinh ra sức tán dương tính hiệu quả của "mô hình Trung Quốc" trong chống dịch. Ảnh minh họa -

Đây cũng là sự kiện chính của nhật báo Le Figaro với hàng tựa trang nhất : "Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc làm phần còn lại của thế giới khó chịu". Tờ báo dành 2 trang "Sự kiện" nói về Trung Quốc, cho thấy một thực tế là "từ Đài Loan đến Châu Phi, qua Châu Âu, chính sách ngoại giao hậu virus corona của cường quốc thứ 2 thế giới đang vấp phải trở ngại ngày càng lớn, vào lúc mà Trung Quốc đang muốn viết lại lịch sử đại dịch bùng lên từ Vũ Hán, theo cách có lợi cho họ".

Le Figaro ghi nhận từ nhiều tuần nay, Bắc Kinh ra sức tán dương tính hiệu quả của "mô hình Trung Quốc" trong chống dịch bằng cách nhấn vào nỗi đau của các nước phương Tây đang ngập chìm trong Covid-19. Nhưng tờ báo cũng nhận thấy cuộc tấn công ngoại giao đó của Trung Quốc không những khó thuyết phục được ai mà còn đang bị công dân mạng và chính giới phản công dữ dội.

Bắt đầu là cuộc chiến trên mạng xã hội ở Đông Nam Á, được khởi phát từ sau khi các cư dân mạng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc ồ ạt "ném đá" vào một ngôi sao người mẫu Thái, cô Weeraya Sukaram, vì đã tung lên mạng xã hội giả thuyết cho rằng virus corona có xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngay lập tức, từ Bangkok đến Đài Loan qua Hồng Kông, giới trẻ ủng hộ dân chủ liên kết với nhau qua mạng xã hội lao vào "ứng cứu" cô người mẫu Thái nổi tiếng đang bị người Trung Quốc tấn công.

Họ lập thành một mặt trận lấy tên gọi "Liên minh trà sữa", lấy cảm hứng từ thức uống đang rất thịnh hành trong giới trẻ đô thị Châu Á. "Liên minh trà sữa" chủ trương chống Trung Quốc quyết liệt và lôi cuốn rất đông giới trẻ Thái Lan cũng như các nước khác trong vùng hưởng ứng.

Le Figaro nhận định "thái độ dè chừng của giới trẻ Thái là dấu hiệu cho thấy giới hạn của "quyền lực mềm" Trung Hoa đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, khu vực chiến lược trong "Con đường tơ lụa mới" của Tập Cận Bình" và cũng là một mắt xích trong cuộc chiến giành ảnh hưởng với nước Mỹ của tổng thống Donald Trump.

Sebastian Strangio, một chuyên gia thuộc đại học báo chí Yale Hoa Kỳ được tờ báo trích dẫn, nhận xét : "Dịch bệnh làm bùng phát tâm lý bài Trung Quốc đã tiềm ẩn trong dân chúng ASEAN".

Thất bại của chính sách đánh bóng lại hình ảnh

Ở cấp độ quốc gia, Le Figaro nhận thấy, những ngày qua ngoại giao Trung Quốc liên tiếp nhận được những thất bại.

Chẳng hạn ngoại trưởng Pháp cho triệu mời đại sứ tại Paris để phản đối về những phát ngôn, nhận xét không đúng mực về cách xử lý dịch của Pháp. Đồng nhiệm Kazakhstan cũng lên tiếng cảnh cáo Bắc Kinh về thái độ ngạo mạn tương tự. Hàng loạt nước Châu Phi cũng lên án Trung Quốc "kỳ thị chủng tộc" đối với kiều dân của họ ở Quảng Đông dưới cớ kiểm soát dịch Covid-19 …

Theo các chuyên gia chính trị được tờ báo trích dẫn thì chiến dịch tấn công ngoại giao của Trung Quốc nhằm xóa đi phần trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để dịch bùng phát, đi kèm theo đó là mục tiêu đối nội để khẳng định tính vượt trội của chế độ độc đảng dưới sự dẫn dắt của Tập Cận Bình. Hôm 23/02, ông Tập từng tuyên bố : "Cuộc khủng hoảng này một lần nữa cho thấy ưu thế hơn hẳn của hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc thù Trung Quốc". Nhà nghiên cứu chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định : "Trận dịch đã củng cố quyền lực của Tập Cận Bình, nhờ việc tuyên truyền dựng lên huyền thoại Trung Quốc cứu cả thế giới bằng cách nhấn vào cảnh bấn loạn của phương Tây".

Tuy nhiên, theo tờ báo, những phát giác mới nhất cho thấy các lãnh đạo Trung Quốc đã biết nguy cơ dịch từ ngày 14 tháng Giêng nhưng không báo động cho dân chúng, trong suốt 6 ngày để mặc cho Vũ Hán tổ chức bữa tiệc tập thể tập trung hàng nghìn người và dẫn đến dịch bùng lên rồi lây lan ra khắp thế giới như bây giờ.

Theo một hướng phân tích khác của Le Figaro, chiến dịch ngoại giao khẩu trang, thiết bị y tế, hỗ trợ nhân viên y tế của Bắc Kinh đối với các nước phương Tây đang gặp khó khăn dịch bệnh còn có một mục đích vụ lợi khác. "Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc cuộc khủng hoảng dịch bệnh này có thể kéo theo khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị ở trong nước, nhất là khi nước ngoài giảm đầu tư vào Trung Quốc", chuyên gia Chen nhận định. Nếu Bắc Kinh tạo dựng được hình ảnh đẹp với bên ngoài thì sẽ giảm bớt được nguy cơ đó.

Bài báo nhấn mạnh, chế độ Bắc Kinh đang chuẩn bị hứng cú sốc mạnh về kinh tế trong những tháng tới với nạn thất nghiệp, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó là mối đe dọa xảy ra làn sóng virus corona thứ 2. Việc các nước xem lại chức năng "công xưởng thế giới" của Trung Quốc sẽ là điều đáng sợ nhất trong mắt các "ông quan đỏ". Vì thế mà "quyền lực mềm" sẽ là thách thức chiến lược đối với Trung Quốc lúc này.

Thế giới đốn củi ba năm đốt 1 giờ vì Covid-19

Song song với cuộc chiến chống Covid-19, một mặt trận thứ 2 đang mở ra khắp thế giới không kém phần khốc liệt là kinh tế. Nhật báo công giáo La Croix có bài "Nhiều tỷ để giảm sốc".

Khắp nơi trên thế giới, các nước đều đang đôn đáo tìm mọi cách để huy động hàng tỷ đô la, cố cứu nền kinh tế đang dính bẫy trong khủng hoảng virus corona. Những ngày qua, chính phủ ở khắp nơi liên tục thông báo về các nguồn tài chính, trợ giúp trực tiếp các doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm…

La Croix ghi nhận "Người ta không thể tính phải cần bao nhiêu lít nước khi dập tắt một vụ hỏa hoạn". Đối phó với mức độ tràn lan nhanh chóng của virus corona và hoạt động kinh tế bị đình lại vì phong tỏa trên khắp hành tinh, các kế hoạch hỗ trợ, từ các hộ gia đình cho đến các doanh nghiệp, đã lên tới số tiền hàng tỷ tỷ. Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1930. 

La Croix cho biết hành động đầu tiên là từ các ngân hàng trung ương. Tất cả các ngân hàng của các nước mới trỗi dậy cũng như đã phát triển, từ Hoa Kỳ cho đến khu vực đồng euro đều đồng loạt có những hành động khẩn cấp mạnh mẽ hơn rất nhiều thời khủng hoảng tài chính 2008, sẵn sàng tung nhiều nghìn tỷ euro để mua trái phiếu, cổ phần nhằm giữ cho lãi suất vay tiền trên thị trường tài chính không quá cao.

Bên cạnh đó, các công ty, hộ gia đình còn phải được hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Con số này cũng lại là hàng nghìn tỷ. Đúng là cả thế giới đang trong tình cảnh đốn củi bao nhiêu năm nay phải mang đốt trong một giờ.

Cũng trong chủ đề kinh tế, nhật báo Les Echos chạy tựa lớn "Một thế giới không du lịch". Tờ báo cho biết, ngành du lịch chiếm tỷ trọng 10% GDP của thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Năm nay dự tính lượng du khách sẽ giảm từ 20 đến 30%. Kéo theo đó là rất nghiều ngành nghề ăn theo du lịch như nhà hàng, khách sạn, du thuyền, hàng không … cũng điêu đứng. Hàng loạt nước đang tính đến các giải pháp hậu Covid để cứu ngành công nghiệp không khói.

Trong khi đó, Libération ghi nhận một cách hình ảnh : "Tại Hoa Kỳ, thất nghiệp vẫn không ngừng lây lan". Tờ báo cho biết : "Với khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 kéo theo, tỷ lệ thấy nghiệp ở Mỹ đang từ 3,5% trong tháng Hai đã lên tới 20% trong nhưng tuần tới". Theo những kịch bản tồi tệ thì tỷ lệ này có thể đạt đỉnh ở mức hơn 32%. Phụ nữ, người gốc Phi và dân nói tiếng Tây Ban Nha là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Đổi trắng thay đen vấn đề

Hoàn Cầu Thời Báo vào ngày 11/4 đã đăng tải bài viết của tác giả Cheng Hanping với tiêu đề tạm dịch ‘Tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này ?’

trungquoc1

Ảnh chụp màn hình. Tàu Hải cảnh 4301 của Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam - Weibo

Mở đầu bài viết, tác giả cho hay một tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa của Trung Quốc đã đâm vào mũi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc hồi đầu tháng tư. Nhưng Việt Nam lại chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Hoa Lục nhằm nỗ lực tìm kiếm bồi thường.

Nhận xét về việc không chỉ người đại diện chính quyền Bắc Kinh mà ngay cả báo chí Trung Quốc cũng đưa tin không đồng nhất với nguồn tin từ ngư dân và cả chính phủ Hà Nội, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đưa ra câu hỏi :

"Một chiếc tàu cá Việt Nam to lớn thế nào so với tàu hải cảnh Trung Quốc ? Liệu tàu cá đâm đầu vào tàu hải cảnh Trung Quốc thì có ai tin được hay không ? Việc ‘ăn đằng sóng nói đằng gió’ của chính phủ Trung Quốc từ trước đến nay cả thế giới không ai lạ. Ví dụ như 11 năm trước, trong ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng hết sức hòa bình, hữu nghị và ca ngoại Trung Quốc không còn từ nào tốt hơn. Nhưng ngay lúc đó tại Biển Đông, Trung Quốc bắn giết, cầm tù các ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong vùng biển của mình. Kể từ đó đến nay, hầu như không lúc nào Trung Quốc không bắt giết, bắt bớ tàu cá của ngư dân Việt Nam".

Còn Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, nhận định rằng đây là chiến lược thông tin của Trung Quốc được áp dụng từ xưa đến nay :

"Cũng không riêng bài của Hoàn Cầu Thời Báo mà ngay cả trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng mới đây cũng có bài tương tự như vậy. Trên rất nhiêu diễn đàn Trung Quốc vẫn đang làm điều đó, thể hiện chiến thuật của Trung Quốc : muốn đổi trắng thay đen vấn đề. Trong vấn đề Biển Đông thì ta thấy vấn đề tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 2/4 thì rõ ràng ngay cả phía Hoa Kỳ đã 3 lần lên tiếng, cùng với Philippines đã đồng cảm với Việt Nam trong vấn đề này. Nhưng Trung Quốc lại đưa ra luận điệu cho rằng tàu của Việt Nam tốc vào tàu hải cảnh Trung Quốc cho thấy lập luận của Trung Quốc là muốn đổ vấy trách nhiệm, đổi trắng thay đen vấn đề".

Theo tường thuật của chính những ngư dân bị nạn với cơ quan chức năng Việt Nam, tàu cá QNg90617 đã bị tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc cố tình đâm chìm vào khoảng 3 giờ sáng ngày 2/4.

3 tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi sau dó đã đến để cứu tàu QNg90617. Tuy nhiên phía Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh 4001 và 4002 đến để vây bắt hai tàu của ngư dân Quảng Ngãi, đưa về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đó, hai tàu này bị lục soát, trang thiết bị trên tàu bị đập phá, tịch thu.

Chiếc tàu thứ ba của ngư dân Việt bị Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi.

Đến chiều ngày 2/4, Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên chiếc tàu bị chìm cho hai tàu cá bị bắt giữ và buộc các tàu này phải rời khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng vào ngày 3/4 cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Trong khi đó, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 4/4 đưa tin trích lời phát ngôn nhân Hải cảnh Trung Quốc Zhang Jun cho biết tàu cá của ngư dân Việt Nam đã đâm vào tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/4 nên bị chìm, 8 ngư dân trên tàu đã được cứu sống.

Liên kết với Hoa Kỳ, cô lập Bắc Kinh ?

Sau khi vụ việc Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 6/4 ra tuyên bố báo chí dẫn lời người phát ngôn Morgan Ortagus nói rõ vụ việc là hành động mới nhất của Trung Quốc trong loạt lâu dài những hành động của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và gây tổn hại cho các nước láng giềng tại Biển Đông. Phía Bộ Quốc phòng Mỹ cũng lên tiếng phản đối sau đó.

Mới đây nhất, bốn Thượng nghị sĩ Mỹ vào ngày 10/4 đã đưa một tuyên bố lên án Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam và triển khai máy bay chiến đấu ra Biển Đông.

trungquoc2

Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải bài viết ‘Tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này ?’ vào ngày 11/4/2020. Ảnh chụp màn hinh

Theo quan điểm của tác giả Cheng Hanping, qua vụ việc này, Hoa Kỳ đang một lần nữa cố gắng chính trị hóa một vấn đề đối ngoại để bêu xấu Trung Quốc.

Ông Cheng Hanping cho rằng sự hỗ trợ kịp thời từ Hoa Kỳ sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá trái phép, mạnh dạn xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa hơn. Điều này có khả năng leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Không đồng ý với nhận định vừa nêu của tác giả, Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng Hà Nội sẽ không bao giờ căng thẳng với Bắc Kinh. Ông giải thích :

"Hiện nay Bắc Kinh sợ sự phát triển trong mối quan hệ Việt – Mỹ vì nếu như mối quan hệ Việt – Mỹ có tiến thêm một bước nữa hay nói cách khác là bước thêm bước gọi là đối tác chiến lược hay đối tác chiến lược toàn diện thì sẽ đe dọa đến âm mưu bá quyền của Trung Quốc. Chính vì vậy khi Bộ Ngoại giao Mỹ, một số Thượng Nghị sĩ Mỹ lên tiếng về vấn đề Trung Quốc đụng tàu cá Việt Nam thì họ tưởng rằng Việt Nam bắt đầu liên minh quân sự hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ dại để làm hành động đó. Chúng ta biết rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam từ trước đến giờ là ‘3 không’ được đặt ra tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đến nay và Việt Nam vẫn tuyên bố tuân thủ chính sách ‘3 không’ đó. Do đó, tất cả những tố cáo, lên án của Trung Quốc đối với Việt Nam thời gian vừa qua là nhằm muốn cô lập Việt Nam, vẫn muốn Việt Nam thần phục Trung Quốc chứ không mở rộng đa phương như mong muốn của chính phủ Việt Nam hiện nay".

Bài viết trên Hoàn Cầu Thời Báo cũng đưa ra nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa đối với Trung Quốc, tương ứng với các động thái của Hoa Kỳ.

Theo đó, Việt Nam lấy danh nghĩa thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch bệnh nhưng thực chất để cô lập Bắc Kinh trong khi chính phủ Trung Quốc đang chiến đấu gian khổ chống lại Covid-19.

Tác giả đã dẫn chứng trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng kể từ đầu tháng ba. Nhiều người lo lắng rằng Việt Nam có thể trải qua một đợt bùng phát vào giữa tháng Tư.

Từ đó cho thấy Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý đại dịch sang căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nhận định mà tác giả đưa ra trong bài viết là hết sức thô thiển, không dựa trên sự thật :

"Chúng ta thấy rõ rằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam khi muốn đóng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc là phải thảo luận, xin phép và được sự đồng ý của Trung Quốc. Không thể nào Việt Nam đơn phương đóng cửa biên giới, coi Trung Quốc là một thế lực thù địch hay kẻ thù, chuyện đó trong mấy mươi năm qua, kể từ năm 1979 hay nói cách khác từ khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở lại bình thường thì chưa bao giờ Việt Nam coi Trung Quốc là kẻ thù, chưa bao giờ Việt Nam bao vây Trung Quốc mà Việt Nam vẫn tuân thủ ‘4 tốt, 16 chữ vàng’ trong mối quan hệ Việt – Trung hiện nay".

Đồng quan điển vừa nêu, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định :

"Đấy là Trung Quốc họ nói chứ Việt Nam làm sao có đủ sức cô lập Trung Quốc. Ngay cả trong Chiến tranh biên giới 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng lại tuyên truyền là Trung Quốc bị Việt Nam đe dọa tấn công nên phải tự vệ, đó là lập luận của Trung Quốc. Chúng ta quá hiểu dân tộc Trung Quốc luôn sử dụng biện pháp ngụy biện và đổi trắng thay đen vấn đề, nên cần bình tĩnh để hiểu vấn đề".

Thạc sĩ Hoàng Việt cũng cho rằng không phải chỉ riêng Việt Nam bị Trung Quốc tấn công thông tin, mà ngay cả Hoa Kỳ cũng từng bị Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’.

Cụ thể là việc người phát ngôn của Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng có khả năng quân đội Mỹ mang Covid-19 tới Trung Quốc trong khi tất cả đều biết rõ nguồn gốc của virus từ Vũ Hán của Trung Quốc.

Vì thế, trước những thông tin sai lệch về Việt Nam mà chính phủ và truyền thông Bắc Kinh liên tiếp đưa ra trong thời gian gần đây, Thạc sĩ Hoàng Việt đưa ra đề xuất :

"Tôi nghĩ rằng tốt nhất Việt Nam cũng phải đưa lại thông tin cho cộng đồng quốc tế biết vấn đề và cũng phải có phản bác lại. Có lẽ trong trường hợp này chỉ là báo thôi thì phía Việt Nam cần có những báo viết bằng tiếng Anh để phản bác vấn đề này cho cộng đồng quốc tế biết rõ nguyên nhân từ đâu".

Theo Cheng Hanping

Nguyên tác : ‘Tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này ?

Nguồn : RFA tiếng Việt, 13/04/2020

Published in Diễn đàn

Le Monde trong hai bài viết "Thất bại của hệ thống cảnh báo Trung Quốc trước virus corona", và "Trận chiến chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm" nhận xét, lợi dụng sự bất lực của Âu-Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch tễ, Bắc Kinh tìm cách khoa trương mô hình của mình.

tq1

Ảnh minh họa : Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán, khi Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân của virus corona nhân tiết thanh minh, ngày 04/04/2020. © Reuters/Aly Song

Quay lại cuốn phim Vũ Hán

Bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích ? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.

…Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng : "Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt".

Từ gần hai tuần qua, khoa cấp cứu của bà và khoa hô hấp tiếp nhận một số bệnh nhân bị sốt và ho, mà các loại thuốc thường dùng tỏ ra không tác dụng. Bác sĩ Ngải Phân yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hơn một bệnh nhân nay đã chuyển qua khoa hô hấp, và đến chiều 30/12 thì nhận được kết quả : "Coronavirus - SARS. Lây nhiễm qua giọt bắn ở khoảng cách gần hay các cơn ho". Bà run bắn người khi đọc được.

Sau khi trao đổi với đồng nghiệp khoa hô hấp, bác sĩ Ngải Phân gởi video cùng với bản báo cáo cho các bạn học cùng khóa và các bác sĩ trong khoa, khoanh đỏ dòng chữ "Coronavirus-SARS". Một bác sĩ nhãn khoa trong bệnh viện là Lý Văn Lượng (Li Wenliang) chuyển tiếp cho khoảng 100 đồng nghiệp với ghi chú "Bảy ca SARS từ chợ Hoa Nam".

Dập tắt mọi tiếng nói cảnh báo

Trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng bị công an bắt làm kiểm điểm và sau đó nhiễm bệnh rồi qua đời thì chúng ta đều đã biết. Đối với bác sĩ Ngải Phân, mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây.

Theo lệnh của Bắc Kinh, chính quyền Vũ Hán hôm 31/12/2019 ra thông báo trấn an, tuy đã phát hiện được 27 ca liên quan đến chợ Hoa Nam nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, ngày 01/01/2020, đến phiên chủ một dưỡng đường tư nhân bên cạnh ngôi chợ này, đã chữa nhiều bệnh nhân bị sốt, lại phải nhập viện khoa cấp cứu. Bác sĩ Ngải Phân không nghi ngờ gì nữa : rõ ràng đã lây nhiễm từ người sang người, và yêu cầu ê-kíp phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.

Đến 23 giờ 46 phút cùng ngày, bà được tin nhắn của trưởng ban thanh tra kỷ luật yêu cầu trình diện. Bà bị phê phán lan truyền tin đồn, được lệnh không đề cập đến chứng bệnh mới này, "kể cả với chồng". Bác sĩ Ngải Phân xin từ chức nhưng không được. Khi về nhà, bà chỉ nói đơn giản với người chồng là : "Nếu tôi có mệnh hệ gì, ông ráng lo cho con".

Sự thật chỉ được sáng tỏ vào ngày 20/01/2020, sau khi giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tiết lộ với cả nước điều mà Ngải Phân và các đồng nghiệp đã biết từ ba tuần trước : virus corona chủng mới lây từ người sang người.

Nếu sớm có biện pháp, giảm được đến 95% số ca bị nhiễm

Sự trễ tràng này gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu công bố hôm 13/3, mười hai nhà khoa học khẳng định : "Nếu các sáng kiến không cần dùng thuốc như giãn cách xã hội đã được tiến hành ba tuần trước đó tại Trung Quốc, thì số ca bị nhiễm virus corona đã giảm được đến 95%".

Ngày 10/03/2020, tạp chí Nhân Vật (Ren Wu) ở Hoa lục đăng bài phỏng vấn bác sĩ Ngải Phân với tiêu đề "Phát tiêu tử đích nhân" (Những người thổi sáo cảnh báo). Chỉ ba tiếng đồng hồ sau khi đăng, bài báo đã bị gỡ bỏ.

Những cố gắng của chế độ Bắc Kinh nhằm dập tắt tiếng nói của những người cảnh báo là một vết nhơ khó thể xóa nhòa. Ba tuần lễ quý giá ấy bị mất đi, giúp cho con virus độc hại lan tràn với tốc độ khủng khiếp, vượt qua các biên giới. Trong lúc đó Trung Quốc gây sức ép lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để làm chậm trễ việc tuyên bố đại dịch.

Tâm chấn chuyển sang phương Tây, Trung Quốc muốn trở thành hình mẫu

Sau những đau thương ở Vũ Hán, trung tâm đại dịch chuyển sang Châu Âu rồi đến Hoa Kỳ. Tập Cận Bình muốn lợi dụng sự đảo ngược tình hình này để chuyển bại thành thắng. Cách đây hai tháng, ông Tập cho rằng đại dịch "là một thử thách quan trọng cho hệ thống Trung Quốc và năng lực quản lý", cho rằng thử nghiệm này đã thành công, và Trung Quốc phải được coi là mô hình để thế giới noi theo.

Cây bút bình luận Sylvie Kauffmann của Le Monde nhận định "Cuộc chiến đấu chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc đã sai lầm khi ca khúc khải hoàn quá sớm".

Bức tranh toàn cảnh thật ấn tượng. Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã phải nhìn nhận thực trang sau khi cố giảm thiểu tác hại của con "virus Vũ Hán". Số người chết phá tất cả mọi kỷ lục, lượng người thất nghiệp bùng nổ, nhân viên y tế thiếu thốn các trang bị.

Châu Âu cũng không hơn gì tuy mạng lưới y tế ra sức chống chọi và có hệ thống an sinh xã hội. Sự tranh giành mua khẩu trang, máy thở… biến thành cuộc chiến tương tàn giữa các thống đốc tiểu bang và chính quyền liên bang Hoa Kỳ, giữa các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Sau nhiều cuộc hội nghị truyền hình, các nước EU cố vượt qua bất đồng để chia sẻ gánh nặng kinh tế. Châu Âu biết rằng chỉ có thể trông cậy vào chính mình : tính lãnh đạo của Mỹ không còn nữa.

Lợi dụng dịch bệnh, Trung Quốc sẽ đi xa hơn trên Biển Đông ?

Đó là lúc Trung Quốc bắt đầu "hành tẩu giang hồ". Khi Vũ Hán ra khỏi tình trạng phong tỏa, Bắc Kinh xuất hiện khắp nơi, trên mọi lãnh vực từ nhân đạo cho đến thương mại, tỏ ra quan tâm đến việc giúp đỡ các nước trên thế giới đang tuyệt vọng, sau khi tung hê con virus corona sang họ.

Hình ảnh những chiếc máy bay Trung Quốc giao khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước Châu Âu được các đại sứ Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội khắp thế giới một cách hãnh tiến, trong một chiến dịch tuyên truyền đại quy mô. Bất chấp sự thật là chính các quốc gia Châu Âu đã hào hiệp viện trợ y tế cho Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Hai nhưng không hề khoe khoang.

Ý là mục tiêu ưu tiên : Roma năm 2019 đã ký thỏa thuận nguyên tắc tham gia "Con đường tơ lụa mới". Tập Cận Bình còn cho biết cũng sẽ hào phóng giúp đỡ Hoa Kỳ - một chiến dịch "quyền lực mềm" khổng lồ. Nga cũng cố gắng đóng một vai trò.

Khi làm bật lên sự lệ thuộc của phương Tây về dược phẩm thiết yếu và thiết bị y tế, con virus corona đã giúp Trung Quốc đóng lại vai trò trung tâm. Tập Cận Bình cho rằng thời cơ đã đến, cần phải chứng tỏ sự hiệu quả của mô hình Trung Quốc. Liệu ông ta sẽ đi xa hơn hay không, có thúc đẩy lợi thế mang tính chiến lược ? Washington lo ngại điều này, sau khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tông chìm một tàu đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông vào tuần trước.

"Con đường tơ lụa y tế" trước hết đi qua trụ sở WHO ở Genève

Tuy nhiên phải chăng như tiêu đề của Le Monde, Bắc Kinh đã ca khúc khải hoàn quá sớm ?

Dù các con số được Trung Quốc công bố cho thấy có vẻ hiệu quả hơn các nước dân chủ - buộc phải minh bạch - không có gì chứng tỏ lợi thế này tồn tại nếu sự thật được kiểm chứng. Cũng chưa biết được thế giới sẽ trỗi dậy như thế nào sau thảm họa kinh tế, ai thắng ai bại, cũng như tác động đến chế độ chính trị.

Cuối cùng nếu xem xét kỹ, "ngoại giao dịch tễ" của Trung Quốc nổi bật nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Tổ chức Y tế Thế giới, mà giờ đây mới thấy được hậu quả. Nhà Trung Quốc học Alica Ekman đã phân tích bài diễn văn hôm 18/08/2017 tại Bắc Kinh của tổng giám đốc WHO, vài ngày sau khi được bầu lên nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc. Thật khủng khiếp : hơn một chục lần ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lặp lại y nguyên "các cụm từ chính thức, quan điểm và cơ chế của chính quyền Trung Quốc".

Tờ báo kết luận, "Con đường tơ lụa y tế" trước hết đi qua Genève, trụ sở của WHO và hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Cũng cần nói thêm, kiến nghị  đòi tổng giám đốc WHO từ chức trên trang change.org đến ngày 08/04/2020 đã thu thập được gần 750.000 chữ ký.

Thụy My

Nguồn : RFI, 08/04/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc, về mặt chính thức, đã khống chế được đại dịch xuất phát từ Vũ Hán nhưng lần đầu tiên Bắc Kinh công bố phát hiện 1.367 ca Covid không có triệu chứng ho, sốt. Con số này sẽ gia tăng trong những ngày tới. Trên toàn quốc, trong 24 giờ qua, có 7 ca tử vong vì Covid-19.

tq1

Công nhân tại một cơ xưởng sản xuất phụ kiện cho xe kéo sẽ được xuất qua Mỹ. Ảnh chụp ngày 28/03/2020 ở một nhà máy tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Reuters - CHINA DAILY

Trong bối cảnh kinh tế ngưng trệ, ngày 31/03/2020, Bắc Kinh thông báo chi ra hơn 130 tỷ đô la để kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ cho các công ty nhỏ và trung bình. Lãnh vực xe hơi được ưu đãi.

Từ Bắc kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường thuật : 

"Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa sử dụng vũ khí ngân sách mà họ gọi là "đại pháo". Thế nhưng, đầu máy kinh tế của cường quốc thứ hai thế giới khởi động một cách khó khăn. Do vậy, chính quyền Trung Quốc phải mở kho bạc.

Vấn đề là trong khi Trung Quốc cần khách hàng, thì đến lượt Châu Âu và Hoa Kỳ lâm vào đại dịch Covid-19, kinh tế ngưng trệ, không mua hàng hoặc giảm nhập khẩu hàng Trung Quốc.

Lẽ nào để cho các nhà máy, các công xưởng láp ráp chạy khống ? Do vậy, Trung Quốc bơm tiền kích cầu thị trường nội địa. Nỗ lực chính là hỗ trợ cho 25 triệu công ty vừa và nhỏ, nạn nhân vô tình của siêu vi Corona, sử dụng đến 40% nhân lực lao động đang đứng trước nguy cơ phải sa thải hàng loạt.

Trong số các biện pháp kích thích tiêu dùng, có biện pháp miễn thuế lưu hành trong hai năm cho người mua xe không gây ô nhiễm. Thị trường xe hơi tại Trung Quốc giảm đến 78% trong vòng một năm, tính đến tháng hai vừa qua".

Đài Loan viện trợ 10 triệu khẩu trang cho Châu Âu và Mỹ

Tin này được đích thân tổng thống Thái Anh Văn thông báo và được Bruxelles hoan nghênh, theo bản tin của Financial Times ngày 31/03/2020.

Theo tổng thống Đài Loan, dù đơn độc vì bị Bắc Kinh gây sức ép, hải đảo đã tự mình khống chế được đại dịch, đã đến lúc cần tỏ tình tương trợ với cộng đồng quốc tế. Theo Financial Times, nhã ý của Đài Bắc chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh tức giận.

Tú Anh

Published in Châu Á

Tham vọng của Bắc Kinh xây dựng PLA thành một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới sẽ đặt ra những thách thức đối với các lợi ích của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

pla1

Giới thiệu

Trong bài phát biểu trước Đại hội toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) tháng 10/2017, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cam kết xây dựng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trở thành một lực lượng "tầm cỡ thế giới" vào giữa thế kỷ 21. Ông nói thêm rằng PLA sẽ trở thành một lực lượng cơ giới hóa hoàn toàn với việc gia tăng đáng kể các năng lực chiến lược vào năm 2020 và một quân đội hiện đại về cơ bản vào năm 2035. Cùng với nhau, những cột mốc này tạo thành một lịch trình và giúp xác định mục tiêu cho tham vọng sâu rộng của Tập Cận Bình trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc - điều mà ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã tuyên bố là "Giấc mộng Trung Hoa về một quân đội hùng mạnh".

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa đưa ra những chi tiết cụ thể về chính xác những gì một quân đội tầm cỡ thế giới cần có, nhưng hiện đã có thể thấy rõ những đường nét cơ bản của lực lượng này. Cơ bản nhất, một quân đội tầm cỡ thế giới sẽ hiện thực hóa tham vọng của Bắc Kinh là tạo dựng cho mình vị thế nước lãnh đạo toàn cầu trong mọi lĩnh vực quan trọng về sức mạnh và sức ảnh hưởng quốc gia. Lực lượng này sẽ có thể tương xứng về sức mạnh và răn đe Mỹ cũng như các cường quốc quân sự hàng đầu khác, đồng thời buộc các nước láng giềng phải chấp nhận những tuyên bố chủ quyền bành trướng và vị thế lãnh đạo của Bắc Kinh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mặc dù chủ yếu tập trung vào việc đạt được các mục tiêu khu vực của Trung Quốc, nhưng chí ít trong ngắn hạn, lực lượng này cũng sẽ ngày càng được trang bị để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc bên ngoài khu vực và mở rộng vành đai phòng thủ của Trung Quốc ra xa bờ biển nước này. Tóm lại, những năng lực của một PLA tầm cỡ thế giới sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc trong nỗ lực đưa Trung Quốc vào trung tâm của các vấn đề thế giới khi nước này hoàn thành nhiệm vụ kéo dài nhiều thập kỷ là đạt được "sự phục hưng quốc gia".

Bài viết này đi sâu tìm hiểu những động lực và tham vọng đằng sau mục tiêu quân đội tầm cỡ thế giới của Trung Quốc, việc PLA phát triển những năng lực nhằm hỗ trợ chỉ thị này, và chiến lược của Bắc Kinh về việc triển khai lực lượng này nhằm đạt được các mục tiêu khu vực và bảo vệ các lợi ích toàn cầu của họ. Cuối cùng, bài viết xem xét những tác động của việc tiếp tục hiện đại hóa PLA đối với Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này cả trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bài viết được dựa trên phiên điều trần của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (USCC) vào tháng 6/2019 về vấn đề này, chuyến công tác của USCC vào tháng 5/2019 tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các cuộc tham vấn với các chuyên gia về PLA và những tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, cùng với các nghiên cứu và phân tích nguồn mở.

Một quân đội xứng tầm tham vọng của Bắc Kinh

Quân đội tầm cỡ thế giới và việc đạt được vị thế cường quốc toàn cầu

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã liên kết chặt chẽ những nỗ lực của ông nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc với tham vọng rộng lớn hơn của Đảng cộng sản Trung Quốc là khôi phục điều mà họ coi là vai trò lịch sử và chính đáng của Trung Quốc với tư cách một cường quốc hàng đầu thế giới. Mục tiêu thứ hai này - điều mà Tập Cận Bình tuyên bố là "Giấc mộng phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại" - từ khi hình thành đã bao hàm một thành tố quân sự không thể tách rời : Giấc mộng Trung Hoa về một quân đội hùng mạnh. Từ đó, Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định và làm rõ thêm thành tố quân sự này trong mục tiêu quốc gia bao trùm của họ.

Tại Đại hội XIX, Tập Cận Bình tuyên bố chính sách chính thức của Trung Quốc là xây dựng "quân đội tầm cỡ thế giới" vào năm 2049 - cũng là dấu mốc ông đặt ra cho mục tiêu phục hưng dân tộc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình không chỉ sử dụng thuật ngữ này cho PLA. Trong bài phát biểu tại Đại hội XIX, ông cũng đã tóm lược mong muốn thành lập các doanh nghiệp Trung Quốc, các năng lực sản xuất tiên tiến, các trường đại học, các nhà khoa học và công nghệ "tầm cỡ thế giới". Ông đưa những mục tiêu này vào khuôn khổ mở rộng hợp lý của cách Trung Quốc tiến gần tới "vị trí trung tâm trên trường quốc tế" - điều được nhắc lại nhiều lần trong Sách Trắng quốc phòng mới nhất của Trung Quốc công bố vào tháng 7/2019. Như vậy, một PLA tầm cỡ thế giới đại diện cho thành tố quân sự của một mục tiêu nhiều mặt nhằm thiết lập vị thế hàng đầu của Trung Quốc trên thế giới trong mọi khía cạnh quan trọng của sức mạnh quốc gia.

Định nghĩa về quân đội tầm cỡ thế giới

Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa cung cấp những chi tiết cụ thể liên quan tới những thành tố của một quân đội tầm cỡ thế giới, nhưng các nhà chiến lược và các tổ chức học thuật hàng đầu của PLA đã và đang nỗ lực xác định những ý nghĩa và yêu cầu của mục tiêu này. Theo những nguồn phân tích này, về cốt lõi, một quân đội tầm cỡ thế giới sẽ có thể đạt được sức mạnh, độ tinh vi và uy tín ngang hàng với các quân đội hàng đầu khác trên thế giới. Theo mô tả của một giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng PLA, một lực lượng như vậy sẽ có "sức mạnh to lớn và sức răn đe sánh ngang với quân đội các cường quốc thế giới". Theo một nhà quan sát khác thuộc Học viện khoa học quân sự PLA, một quân đội tầm cỡ thế giới sẽ có thể "cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ thế giới".

Các nguồn phân tích khác mô tả những năng lực của các lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới. Cao Yimin, Tham mưu trưởng các lực lượng mặt đất thuộc PLA ở vùng tác chiến miền Tây, đánh giá rằng một quân đội tầm cỡ thế giới phải có "các lý thuyết tác chiến, nhân sự, vũ khí, trang thiết bị, sức mạnh chiến đấu và năng lực đổi mới tầm cỡ thế giới". Các nhà bình luận khác nhất trí với đánh giá này, cho rằng một lực lượng như vậy sẽ có "các lý thuyết quân sự, hệ thống quân sự, vũ khí và trang thiết bị, nhân sự và trình độ huấn luyện tầm cỡ thế giới". Hơn nữa, một lực lượng như vậy sẽ làm sâu sắc thêm tiến trình "hợp nhất quân sự-dân sự" - phá bỏ tất cả những rào cản giữa khu vực dân sự và cơ sở công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc - và đạt được "sự phát triển tổng hợp của cơ khí hóa, thông tin hóa và trí tuệ hóa", đề cập tới tầm quan trọng trung tâm của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong việc đạt được mục tiêu này.

Không có quốc gia nào được đề cập một cách nổi bật trong tầm nhìn của Trung Quốc về hiện đại hóa quân đội như Mỹ. Mặc dù các nguồn phân tích của PLA viện dẫn Nga, và ở mức độ thấp hơn là Pháp và Anh, như những ví dụ về các quốc gia sở hữu quân đội tầm cỡ thế giới, nhưng đa số đều công nhận Mỹ là ví dụ hàng đầu về một lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới cũng như là mối đe dọa lớn nhất đối với những tham vọng quân sự của Trung Quốc. Trong một ví dụ điển hình, "Khoa học chiến lược quân sự" - một cuốn sách do Học viện khoa học quân sự PLA xuất bản năm 2013 - nêu chi tiết một số năng lực quân sự của Mỹ, trong đó có các năng lực thuộc các lĩnh vực chiến tranh hạt nhân, không gian và không gian mạng, mà PLA phải tự phát triển trong thời đại đấu tranh quân sự ngày càng quyết liệt trên trường quốc tế. Như M. Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị thuộc Học viện công nghệ Massachusetts, đã lưu ý trong phiên điều trần trước USCC, đối với PLA, "tác động của việc đạt tới tầm cỡ thế giới là rất rõ ràng : Trung Quốc sẽ có được vị thế bắt kịp và răn đe Mỹ". Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2019 củng cố cách nhìn về Mỹ vừa như nước đi đầu về quân sự trên toàn cầu, vừa như mối đe dọa quân sự đáng chú ý đối với Bắc Kinh. Sách Trắng bày tỏ báo động về điều được cho là "đổi mới về công nghệ và thể chế nhằm theo đuổi sự vượt trội tuyệt đối về quân sự" của Washington, cho rằng Mỹ đang dẫn dắt những nỗ lực mới trên toàn cầu nhằm "nắm bắt những khía cạnh chiến lược then chốt trong cạnh tranh quân sự".

Đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu hiện đại hóa quân đội mới của Bắc Kinh chính là quan điểm của các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự hàng đầu rằng PLA tiếp tục tụt hậu so với Mỹ và các lực lượng quân đội hàng đầu khác trong nhiều phương diện của sức mạnh quân sự. Theo cách nói đơn giản của Tiến sĩ Fravel : "Điều tiềm ẩn và cũng thường rõ ràng trong các cuộc thảo luận về tiêu chuẩn này là đánh giá cho rằng PLA chưa đạt được những gì có thể tạo nên một lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới". Đánh giá này cũng được phản ánh trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2019, trong đó lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc đã có tiến bộ lớn trong việc cải thiện năng lực quân sự, nhưng PLA vẫn chưa hoàn tất những nhiệm vụ hiện đại hóa được Đảng cộng sản Trung Quốc giao phó và vẫn tụt hậu rất xa so với các lực lượng quân đội hàng đầu thế giới. Một nhóm chuyên gia thuộc Học viện khoa học quân sự giải thích rõ hơn về một vài trong số những thiếu sót này, lập luận rằng "so với các quân đội hạng nhất thế giới, quân đội nước ta vẫn đang ở giai đoạn lịch sử của việc phát triển tổng hợp cơ giới hóa và thông tin hóa, và vẫn tồn tại nhiều thiếu sót trong quá trình phát triển".

Do đó, trong khi quy mô của PLA và chất lượng của nhiều hệ thống chiến đấu thuộc lực lượng này đem lại cho họ lợi thế đáng kể khi tác chiến trong một cuộc xung đột khu vực - nhất là nếu họ thành công trong việc cô lập các nước láng giềng khỏi sự hỗ trợ của Mỹ - thì rõ ràng các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lại tiếp tục cho rằng PLA cần tiến bộ hơn nữa trước khi có thể theo kịp quân đội Mỹ và các cường quốc quân sự khác về mặt chất lượng.

Một lực lượng vượt trội ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - lực lượng quân sự thách thức toàn cầu

Dù đã chỉ đạo PLA tiếp tục chú trọng chủ yếu tới Đông Á, nhưng Bắc Kinh ngày càng hướng lực lượng này sang mục tiêu bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thậm chí ở các nước xa xôi hơn bên ngoài. Hiện tại, hướng đi chiến lược chính của PLA vẫn tập trung vào phía Đông Trung Quốc, đòi hỏi lực lượng này phải tập trung vào các công tác chuẩn bị cho chiến tranh dựa trên các tình huống quân sự khẩn cấp nhắm mục tiêu vào Đài Loan. Đảng cộng sản Trung Quốc cũng chỉ thị PLA tăng cường chuẩn bị cho các cuộc xung đột ở những nơi khác xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc, trong đó có các cuộc xung đột với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác trong khu vực trong trường hợp nổ ra chiến tranh liên quan đến Đài Loan hoặc một tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khác của Trung Quốc, một kịch bản được gọi là "phản ứng dây chuyền" trong cuốn Khoa học chiến lược quân sự. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng PLA để khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền khu vực, ngay cả khi phải đối mặt với sự phản đối từ phía Mỹ và các bên tham gia khu vực khác. Hơn nữa, Bắc Kinh ngày càng tự tin rằng hầu hết các nước trong khu vực đều ngầm chấp nhận lập trường của Trung Quốc rằng "các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương là thành viên của cộng đồng chung vận mệnh" - cụm từ được Đảng cộng sản Trung Quốc sử dụng để chỉ một trật tự cuối cùng lấy Trung Quốc làm trung tâm.

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, việc xây dựng PLA trở thành một lực lượng tầm cỡ thế giới sẽ củng cố hơn nữa lập trường của Bắc Kinh trong những tranh chấp này. Khi phải đương đầu với khả năng phải đối mặt với một đối thủ tầm cỡ thế giới, các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ buộc phải quy phục trước sức ép quân sự áp đảo của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ trên thực tế sẽ bị ngăn chặn can thiệp vào một cuộc xung đột khu vực mà nước này ít có khả năng chiến thắng, khiến các quốc gia khu vực không còn sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.

Đồng thời, Bắc Kinh đã ra một chỉ đạo rõ ràng rằng PLA phải tăng cường các hoạt động ra bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Một mục tiêu của chiến lược này là làm gia tăng những khó khăn mà Mỹ phải đối mặt khi can thiệp vào một cuộc xung đột khu vực. Vì mục tiêu này, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã nói về một Hải quân PLA tầm cỡ thế giới có thể "thách thức và trả đòn" một "đối thủ hùng mạnh" - thuật ngữ dùng để chỉ Mỹ - ở các vùng biển xa. Một mục tiêu khác là bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, mà Bắc Kinh mô tả trong Sách Trắng quốc phòng 2019 là có ý nghĩa trọng yếu và trong những năm gần đây tầm quan trọng của mục tiêu này đã được nâng lên ngang hàng với việc bảo vệ lãnh thổ của họ. Trung Quốc cũng lập luận rằng chính sách quốc phòng của nước này có "tầm quan trọng toàn cầu" và chỉ đạo PLA "tích cực tham gia cải cách hệ thống quản trị an ninh toàn cầu". Xét tổng thể, những tuyên bố này cho thấy rõ Trung Quốc cho rằng một lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới không chỉ cho phép họ đạt được các mục tiêu khu vực mà còn hỗ trợ các lợi ích và tham vọng toàn cầu của nước này.

Xây dựng quân đội tầm cỡ thế giới

Chiến thắng cuộc cách mạng quân sự tiếp theo trên bình diện toàn cầu

Để đáp ứng những yêu cầu và sứ mệnh mà Đảng cộng sản Trung Quốc giao phó, PLA đã tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa quân sự kéo dài nhiều thập kỷ của mình. Bắc Kinh tập trung vào việc phát triển năng lực nhằm thúc đẩy các mục tiêu khu vực của họ, trong đó có việc răn đe và ngăn Mỹ tiếp cận quân sự tới khu vực này trong một cuộc xung đột, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực phát triển các năng lực viễn chinh nhằm hỗ trợ cho sứ mệnh mới hình thành của họ là triển khai sức mạnh bên ngoài khu vực. Đóng vai trò trung tâm trong những nỗ lực hiện đại hóa PLA là việc giành được vị thế dẫn đầu trong "cuộc cách mạng quân sự" tiếp theo - một sự biến đổi trong việc tiến hành chiến tranh nhờ đưa vào sử dụng các công nghệ, học thuyết, chiến lược và chiến thuật mới. Cuốn Khoa học chiến lược quân sự năm 2013 lưu ý rằng các cường quốc thành công trên thế giới đang điều chỉnh các chiến lược và năng lực của họ để phản ánh tầm quan trọng ngày càng gia tăng của công nghệ mới trong cuộc cách mạng quân sự tiếp theo trên bình diện toàn cầu. Trong bối cảnh này, mặc dù nhiều đặc điểm trong chương trình hiện đại hóa của PLA tìm cách bắt chước hoặc bắt kịp các năng lực mà quân đội Mỹ sở hữu, Bắc Kinh cũng đang tìm cách rút ngắn khoảng cách với những lợi thế của Mỹ bằng cách phát triển lợi thế về tên lửa tầm xa, năng lực tác chiến trên không gian mạng, không gian vũ trụ và tác chiến điện tử. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách phát triển vượt bậc so với Mỹ trong một số công nghệ quốc phòng thế hệ mới, trong đó có các hệ thống vũ khí siêu thanh, vũ khí năng lượng định hướng, súng điện từ, vũ khí ngoài không gian, vũ khí không người lái và vũ khí được trang bị trí tuệ nhân tạo.

Quyết tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc tăng cường năng lực công nghệ bắt nguồn từ quan điểm của họ rằng sự tụt hậu về công nghệ là nguồn gốc dẫn tới phần lớn sự yếu kém về quân sự của Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại. Như Christopher A. Ford, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và vấn đề không phổ biến vũ khí, đã lưu ý trong phiên tường trình trước USCC, Trung Quốc thừa nhận rằng nước này có thể đã thất bại trong cuộc cách mạng quân sự gần đây nhất, "nhưng quyết tâm dẫn đầu trong cuộc cách mạng tiếp theo". Dean Cheng, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Quỹ Di sản, lưu ý trong phiên tường trình trước USCC rằng để theo đuổi mục tiêu này, PLA đang tập trung vào công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và điện toán đám mây. Theo Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2019, việc áp dụng nhanh chóng những công nghệ nói trên và các công nghệ tương tự - chẳng hạn như công nghệ lượng tử và Internet kết nối vạn vật - trong các lực lượng quân đội đang góp phần vào "những thay đổi mang tính lịch sử đang diễn ra" trong cuộc cạnh tranh quân sự.

Cụ thể, PLA cho rằng trí tuệ nhân tạo đóng vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển từ chiến tranh thông tin hóa sang chiến tranh trí tuệ hóa - trong đó tận dụng trí tuệ nhân tạo và những ứng dụng của nó trong chiến đấu - và đã chú trọng đáng kể vào lĩnh vực này. Trung Quốc đang tìm cách trở thành nước đi đầu trên thế giới về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực quốc phòng truyền thống như các hệ thống hàng không, không gian, hạt nhân, đóng tàu và mặt đất, đồng thời cũng nhắm tới mục tiêu đặt ra chuẩn mực quốc tế cho những công nghệ tiền đề - trong đó có mạng 5G và Internet kết nối vạn vật - mà sẽ có ý nghĩa trọng yếu đối với chiến tranh có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

Đạt được ưu thế về thông tin

Các nỗ lực hiện đại hóa của PLA được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, yêu cầu PLA phải luôn sẵn sàng tham chiến trong "các cuộc chiến tranh thông tin hóa cục bộ" - các cuộc xung đột mà trong đó khả năng chi phối lĩnh vực thông tin có ý nghĩa quyết định đối với chiến thắng. Daniel K. Taylor, sỹ quan tình báo phụ trách khu vực Đông Á thuộc Cơ quan tình báo quốc phòng, lưu ý trong phiên điều trần trước USCC rằng PLA từ lâu đã cho rằng "ưu thế trong lĩnh vực thông tin là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc xung đột hiện đại". Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2019 nhấn mạnh : "Hình thức chiến tranh đang chuyển biến theo hướng chiến tranh thông tin hóa", và cuốn Khoa học chiến lược quân sự năm 2013 tuyên bố rằng thông tin hóa "là cốt lõi của sự biến đổi mới về mặt quân sự của thế giới". Theo nhà nghiên cứu Dean Cheng, để phục vụ mục tiêu này, việc đạt được ưu thế về thông tin sẽ bao gồm "một số phương châm tác chiến then chốt, trong đó bao gồm tác chiến điện tử, tác chiến mạng và tác chiến không gian".

Đối với PLA, việc đạt được ưu thế về thông tin trong một cuộc xung đột hiện đại đòi hỏi phải phát triển các năng lực tấn công trong lĩnh vực thông tin. Theo lời điều trần của Dean Cheng, không thể giành được ưu thế thông tin bằng các biện pháp phòng thủ thuần túy. Theo quan điểm của các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc, năng lực tấn công trong lĩnh vực thông tin có ý nghĩa trọng yếu đối với việc bảo vệ các mạng lưới và hệ thống của một quốc gia. Quả thật, theo một bản hướng dẫn nghiên cứu của Học viện khoa học quân sự , "việc chú trọng vào khả năng tấn công liên quan tới lĩnh vực thông tin có ý nghĩa quan trọng hơn so với trong các lĩnh vực trên bộ, hàng hải và hàng không theo truyền thống".

Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA - được thành lập sau khi PLA tái cơ cấu vào năm 2016 - nằm ở tuyến đầu trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đạt được ưu thế về thông tin. Mục tiêu của Bắc Kinh là xây dựng Lực lượng hỗ trợ chiến lược thành một lực lượng có thể cạnh tranh được trong phạm vi không gian mạng và điện từ, đồng thời hỗ trợ hoạt động tác chiến của các lực lượng khác thông qua việc sử dụng những lĩnh vực này nhằm đạt được các mục tiêu tác chiến của PLA. Sách Trắng quốc phòng năm 2019 của Bắc Kinh nêu cụ thể tầm quan trọng đặc biệt của các năng lực trong không gian mạng, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ xây dựng năng lực phòng thủ không gian mạng phù hợp với vị thế quốc tế của Trung Quốc với tư cách một quốc gia chủ chốt về không gian mạng". Văn kiện này tiếp tục nêu bật rằng Lực lượng hỗ trợ chiến lược là "một kiểu lực lượng tác chiến mới nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các năng lực tác chiến mới". Tướng Cao Tân, cựu tư lệnh Lực lượng hỗ trợ chiến lược, cho rằng lực lượng này đem lại "sự hỗ trợ sống còn cho việc bảo vệ và xây dựng ‘chiếc ô thông tin’ cho hệ thống quân sự, mà sẽ được tích hợp với những hoạt động của các lực lượng lực quân, hải quân, không quân và tên lửa của Trung Quốc xuyên suốt toàn chiến dịch, và sẽ là lực lượng then chốt nhằm giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh". Lực lượng hỗ trợ chiến lược vốn đã nắm trong tay các kỹ thuật tinh xảo, và theo các nhà phân tích Mỹ, lực lượng này được cho là "đưa vào phiên chế những phương tiện bao trùm toàn bộ 'chuỗi thông tin', trong đó có giám sát dựa trên không gian, tiếp sóng vệ tinh và thông tin liên lạc, cũng như đo xa, bám sát và điều hướng".

Chú trọng sức mạnh hải quân và không quân

Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng đặc biệt chú trọng các lĩnh vực hàng hải và hàng không, điều mà các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đã ưu tiên chí ít là từ đầu những năm 2000. Theo truyền thống, Lục quân PLA được coi là quân chủng quan trọng nhất của Trung Quốc, nhưng trong những năm gần đây lại nhận được ít sự chú ý hơn. Bắc Kinh đã hy sinh Lục quân để tăng chi tiêu cho Hải quân, Không quân và Lực lượng tên lửa chiến lược, đẩy mạnh hơn nữa sự chú trọng của Tập Cận Bình đối với việc giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện đại trong các lĩnh vực trên biển và trên không.

Sự chuyển mình của Hải quân PLA thành một lực lượng biển khơi hiện đại là cơ sở cho mục tiêu lớn hơn là xây dựng một lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới. Theo một bài viết vào tháng 4/2019 của Tư lệnh Hải quân PLA Thẩm Kim Long và Chính ủy Hải quân PLA Tần Sinh Tường, "một lực lượng hải quân hiện đại, hùng mạnh là biểu tượng quan trọng của một quân đội tầm cỡ thế giới". Bài viết cũng nhắc lại một cụm từ được Tập Cận Bình sử dụng trong một bài phát biểu vào giữa năm 2013 trước Bộ Chính trị : "Những nước mạnh nhất giành chiến thắng trên biển, những nước sa sút thì yếu kém". Nhấn mạnh sự chú trọng này, Sách Trắng quốc phòng năm 2015 của Trung Quốc tuyên bố rằng toàn thể PLA sẽ tập trung vào "cuộc đấu tranh quân sự trên biển", phản ánh một yếu tố mới trong chiến lược quân sự của Trung Quốc.

Hướng tới mục tiêu này, Hải quân PLA đã ưu tiên việc phát triển các tàu sân bay và hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm, các lực lượng mặt nước đa nhiệm và năng lực tấn công đổ bộ của họ. Họ đã nhiều lần triển khai nhóm tàu sân bay đặc nhiệm tới Tây Thái Bình Dương từ năm 2016 đến nay. Một lĩnh vực trọng tâm khác đối với Hải quân PLA là các hoạt động ngầm dưới nước. Hải quân PLA đã nghiên cứu và phát triển các phương tiện ngầm không người lái tiên tiến có khả năng tiến hành tấn công tập thể nhằm vào tàu ngầm cũng như các cuộc đánh lén. Theo một bài viết vào tháng 10/2018 trên tờ Nhật báo PLA, "các hoạt động tấn công và phòng thủ dưới mặt nước là một lĩnh vực tác chiến chủ chốt để giành được ưu thế trên biển, và là một phương tiện chủ chốt để giành được ưu thế trong các hoạt động trên biển". Việc Trung Quốc tiếp tục nhanh chóng tăng cường sức chiến đấu cho Hải quân PLA sẽ hình thành năng lực triển khai sức mạnh biển khơi ngay từ năm 2025, sớm hơn rất nhiều so với thời hạn hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa PLA vào năm 2035, theo đánh giá mà USCC đã đưa ra trước đó.

Việc ưu tiên hiện đại hóa Không quân PLA và Lực lượng tên lửa PLA cũng phản ánh việc Bắc Kinh chú trọng chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể liên quan tới Mỹ. Không quân PLA có thể tìm cách trở thành một "lực lượng không quân chiến lược" - có khả năng triển khai không lực ở tầm xa hơn - và tiếp tục phát triển, giành được và triển khai những máy bay ngày càng tiên tiến để phô trương sức mạnh tới Tây Thái Bình Dương. Lực lượng tên lửa PLA đang phát triển và thử nghiệm các biến thể tên lửa mới, chẳng hạn như các vũ khí siêu thanh với năng lực tấn công toàn cầu và vũ khí năng lượng có định hướng, đồng thời phát triển các phương thức mới để chống lại những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Trong lễ kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/2019, PLA đã trình diễn một số hệ thống vũ khí không gian tiên tiến, trong đó có tên lửa siêu thanh DF-17, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, tên lửa hành trình CJ-100 cũng như các phương tiện bay không người lái tàng hình và siêu thanh. Cuối cùng, Lục quân PLA cũng vẫn duy trì vai trò chủ chốt trong các sứ mệnh như bảo vệ biên giới Trung Quốc và là lực lượng mũi nhọn trong một cuộc xâm lược Đài Loan. Trong những năm gần đây, họ đã tập trung vào việc phát triển "quân đội kiểu mới", nhỏ gọn hơn, cơ động hơn và phù hợp với các cuộc triển khai ở nước ngoài nhằm bảo vệ các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc. Lục quân có thể được triển khai kết hợp với Lính thủy đánh bộ PLA, vốn cũng được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động viễn chinh.

Thúc đẩy những giới hạn của "năng lực răn đe hạt nhân tối thiểu"

Trung Quốc đang có những bước đi nhằm thúc đẩy những giới hạn của chính sách vốn đã có từ lâu là duy trì "năng lực răn đe hạt nhân tối thiểu" bằng cách phát triển, hiện đại hóa và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân và các hệ thống phóng của họ. Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ ước tính rằng Trung Quốc đã tăng gấp đôi số lượng đầu đạn của nước này trong thập kỷ qua, và các quan chức chẳng hạn như Trung tướng Robert Ashley, Jr., Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng và Thiếu tướng hải quân Michael Brooks, người phụ trách các vấn đề tình báo thuộc Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, đánh giá rằng Trung Quốc đang trong quá trình một lần nữa tăng gấp đôi kho vũ khí của họ trong thập kỷ tiếp theo. Trung tướng Robert Ashley mô tả cụ thể hơn nữa các đợt tăng cường này là "sự mở rộng và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân một nhanh chóng nhất trong lịch sử Trung Quốc". David Santoro, giám đốc kiêm nhà nghiên cứu cấp cao trong lĩnh vực chính sách hạt nhân thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương, đã lưu ý trong phiên điều trần của ông trước USCC rằng Trung Quốc giờ đây sở hữu một kho vũ khí có khả năng tấn công nội địa nước Mỹ hơn bao giờ hết và đã tăng cường đáng kể các năng lực của mình.

Các đợt tăng cường này bao gồm việc phát triển tên lửa cơ động trên đường bộ DF-41, trang bị cho các tên lửa hiện có các phương tiện chứa nhiều đầu đạn độc lập có thể nhắm bắn, và thử nghiệm công nghệ phương tiện lượn siêu thanh mà sẽ cho phép các tên lửa hạt nhân xâm nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ một cách hiệu quả hơn. PLA cũng có thể đang phát triển máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà sẽ tạo ra một bộ ba hạt nhân khi Trung Quốc bổ sung năng lực phóng từ trên không cho các hệ thống phóng đầu đạn hạt nhân trên mặt đất và trên biển của họ. Trung Quốc không công bố số liệu chính thức về các lực lượng hạt nhân của nước này, nhưng Chính phủ Mỹ và các nguồn tin khác trong những năm gần đây đều đưa ra ước tính nhất quán rằng Trung Quốc sở hữu vài trăm đầu đạn hạt nhân, tăng so với con số 100 đầu đạn được Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ ước tính vào cuối những năm 1990.

Chính sách và sự bố trí hạt nhân của Trung Quốc cũng có thể có những thay đổi đáng kể do việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân, khả năng hình thành một bộ ba hạt nhân và việc nâng cấp Lực lượng pháo binh 2 của PLA trước đây từ một chi nhánh thành một binh chủng. Như Sách Trắng quốc phòng năm 2019 đã lưu ý, các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đang gia tăng tính sẵn sàng chiến đấu nhằm tăng cường năng lực răn đe của nước này để "bảo vệ an ninh chiến lược quốc gia và duy trì sự ổn định chiến lược quốc tế". Tiến sĩ David Santoro nhận định rằng trong khi tiếp tục tập trung vào sự răn đe, chiến lược hạt nhân Trung Quốc sẽ đòi hỏi "một tư thế răn đe đồng bộ hơn", có thể có liên quan tới việc hợp tác với Lực lượng hỗ trợ chiến lược, vốn được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng hạt nhân trong các hoạt động răn đe trong lĩnh vực thông tin, không gian vũ trụ và không gian mạng. Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Lực lượng tên lửa PLA cần chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành "răn đe và chiến đấu toàn diện", có thể với hàm ý rằng lực lượng này - bao gồm cả thành phần hạt nhân của nó - sẽ không bị giới hạn chỉ trong các chức năng răn đe, và thay vào đó có thể có một cách bố trí chủ động hơn. Bắc Kinh cũng có thể thay đổi cách bố trí của mình trong việc phản công hạt nhân bằng cách áp dụng cách bố trí "phóng tên lửa khi có cảnh báo" ; những sự cải thiện đối với hệ thống thông tin và cảnh báo sớm trên không gian của PLA sẽ khiến cho cách bố trí đó trở nên khả thi. Tất cả những diễn biến này có thể làm gia tăng khả năng leo thang ngoài ý muốn với Mỹ.

Mặc dù thuật ngữ "tầm cỡ thế giới" không được sử dụng cụ thể cho các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, nhưng Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sở hữu năng lực hạt nhân hùng mạnh đối với Trung Quốc. Ông nói rằng Lực lượng tên lửa PLA sẽ là "một trụ cột chiến lược đối với vị thế nước lớn của đất nước, và là một nền tảng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta". Bắc Kinh dường như không tìm kiếm sự bình đẳng về số lượng với lực lượng hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên, như Daniel K. Taylor đã điều trần trước USCC, nhờ sự cải thiện năng lực hạt nhân của Bắc Kinh - trong đó có việc bổ sung những hệ thống có khả năng tấn công chính xác, việc phát triển một bộ ba hạt nhân và gia tăng số lượng đầu đạn - Trung Quốc sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong lĩnh vực hạt nhân trong tương lai.

Ngân sách quốc phòng tiếp tục lấn át các nước láng giềng

Trung Quốc đã chi tiêu cho quân đội nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Mỹ kể từ năm 2002, và ngân sách quốc phòng của nước này lớn hơn nhiều so với các nước láng giềng trong khu vực. Như Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã lưu ý trong một nghiên cứu năm 2019, "chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gần 8 lần trong 2 thập kỷ qua". Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc lên tới 177,61 tỷ USD, nhiều hơn ngân sách chính thức của Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Sự chênh lệch trong chi tiêu quốc phòng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng đang gia tăng, với việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 ghi nhận mức tăng 7,5% so với năm 2018, trong khi ngân sách của Ấn Độ và Nhật Bản năm 2019 lần lượt tăng 6,87% và 1,3%. Các nhà phân tích cũng lưu ý tới sự khác thường trong cách Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự - mức chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới theo cách tính tuyệt đối kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai - vào thời điểm biên giới nước này vẫn an toàn và nhu cầu tiêu dùng trong nước đang gia tăng.

Ngân sách chính thức của Trung Quốc không minh bạch. Các nhà quan sát đáng tin cậy lưu ý rằng không thể tin vào những số liệu chính thức của Trung Quốc do Bắc Kinh chỉ đưa ra số liệu tổng và bỏ sót các khoản chi lớn có liên quan tới quốc phòng, chẳng hạn như việc nghiên cứu và phát triển hay mua vũ khí nước ngoài. Vì những lý do này, trong phiên điều trần trước USCC, Phillip C. Saunders, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Đại học quốc phòng Mỹ, ước tính rằng ngân sách thực sự có khả năng lớn hơn 30-50 tỷ USD so với số liệu báo cáo chính thức. Bộ Quốc phòng Mỹ đã cộng thêm 25% vào các số liệu ngân sách chính thức của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2017 trong báo cáo trình Quốc hội Mỹ về quân đội Trung Quốc, và các tổ chức tư vấn có uy tín ước tính ngân sách quân sự thực tế của Trung Quốc lớn hơn tới 40-50% so với số liệu báo cáo chính thức của chính phủ trung ương. Theo Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm, ước tính tổng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2018 đạt 250 tỷ USD, lớn hơn tổng chi tiêu của Saudi Arabia, Ấn Độ và Pháp (lần lượt là nước chi tiêu nhiều thứ 3, thứ 4 và thứ 5). Con số này chiếm 1,9% GDP của Trung Quốc và 5,5% chi tiêu công năm 2018.

Ngay cả khi chấp nhận những con số chính thức, thì mức tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm 2019 cũng sẽ vượt từ 6-6,5% so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế được nước này công bố - con số mà một số nhà quan sát cho là bị phóng đại. Dù được tính theo tỷ lệ tăng trưởng chính thức hay theo ước tính, thì chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc vẫn tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế nói chung trong hầu hết các năm kể từ khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình lên nắm quyền - một sự thật đáng chú ý phản ánh ưu tiên ở mức cao của Bắc Kinh đối với quân đội Trung Quốc trước những vấn đề khác cũng đòi hỏi nguồn lực của chính phủ. Tiến sĩ Saunders lưu ý với USCC rằng đã có sự tranh giành nguồn lực giữa các quân chủng của Trung Quốc ; nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc hơn nữa ; cạnh tranh giữa các quân chủng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể làm trì hoãn việc sản xuất hay đưa các tài sản tân tiến vào phiên chế.

Quân đội tầm cỡ thế giới trong khu vực và xa hơn nữa

Mở rộng chiến trường ra bên ngoài biên giới Trung Quốc

Trong những năm gần đây, chiến lược quân sự của Trung Quốc, vốn từng tập trung vào bảo vệ lãnh thổ, đã trở nên phù hợp với tham vọng ngày càng gia tăng về các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh là tăng cường tập trung mở rộng phạm vi chiến đấu ra xa biên giới của Trung Quốc nhất có thể. Các văn bản chính thức của PLA giờ đây nhắc tới một khái niệm được mô tả là "hệ thống phòng thủ tuyến đầu", tức là PLA tìm cách mở rộng tầm với vượt ra ngoài khu vực ngoại vi nhằm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Theo cuốn Khoa học chiến lược quân sự năm 2013, một mục tiêu then chốt của PLA là mở rộng từ phòng thủ trên lãnh thổ trong nước sang phòng thủ tuyến đầu, mở rộng phạm vi phòng thủ của Trung Quốc nhằm hình thành một vùng chiến lược hình vòng cung bao quanh Tây Thái Bình Dương và Bắc Ấn Độ Dương. Cuốn sách này cũng thảo luận về đòi hỏi cấp thiết phải tấn công kẻ thù ở tầm xa nhất có thể và phát triển năng lực nhằm tiến hành các hoạt động chung với quy mô tương đối lớn bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất để đạt được mục tiêu có liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc.

Để thực hiện mục tiêu này, Đảng cộng sản Trung Quốc đã giao nhiệm vụ cho Hải quân PLA chuyển trọng tâm từ "phòng thủ các vùng biển gần" sang kết hợp giữa "phòng thủ các vùng biển gần" và "bảo vệ các vùng biển xa". Điều này bao gồm việc "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các nhiệm vụ của Hải quân PLA từ phòng thủ ở các vùng biển gần bờ sang bảo vệ ở vùng biển xa bờ", một chỉ thị lần đầu tiên được đưa ra trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 và được mô tả chi tiết hơn trong Sách Trắng quốc phòng năm 2019. Đáng chú ý là cách các nhà lãnh đạo quân sự thảo luận về việc Hải quân PLA cần chuẩn bị để thách thức và trả đũa Mỹ ở các vùng biển xa cho thấy chỉ thị mới này bao gồm cả nhiệm vụ hộ tống trong thời bình lẫn nhiệm vụ tác chiến trong môi trường thời chiến.

Những lợi ích toàn cầu và các căn cứ nước ngoài

Việc mở rộng các lợi ích của Trung Quốc trên toàn thế giới là động lực then chốt thúc đẩy mục tiêu của Đảng cộng sản Trung Quốc là xây dựng PLA trở thành một lực lượng quân sự hàng đầu thế giới. Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 giải thích rằng "với việc không ngừng mở rộng các lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia của Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trước những bất ổn quốc tế và khu vực", và nói thêm rằng việc bảo vệ an toàn cho các lợi ích ở nước ngoài như năng lượng và tài nguyên, các tuyến liên lạc trên biển và các thể chế, cá nhân và tài sản ở nước ngoài đã trở thành một vấn đề cấp bách. Sách Trắng năm 2019 đã triển khai ý tưởng này, tuyên bố rằng các lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm bởi một loạt mối đe dọa như chủ nghĩa khủng bố cũng như tình trạng bất ổn quốc tế và khu vực, và rằng PLA phải bảo vệ những lợi ích đó. Trước đó, ý tưởng này đã được trình bày trong cuốn Khoa học chiến lược quân sự năm 2013, trong đó nhận định rằng các lợi ích của Trung Quốc không còn bị giới hạn trong lãnh thổ nước này mà đã "mở rộng hướng tới các lĩnh vực công cộng trên toàn cầu, trong đó có các đại dương, không gian vũ trụ và không gian điện từ".

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước đi ban đầu để thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài ở nhiều địa điểm trên toàn thế giới nhằm củng cố vành đai phòng thủ đang mở rộng và duy trì các hoạt động của Trung Quốc ở nước ngoài. Năm 2019, Bắc Kinh đã phát tín hiệu cho thấy họ có ý định mở rộng sự hiện diện này, tuyên bố rằng theo chính sách quốc gia, PLA "xây dựng lực lượng ở các vùng biển xa và phát triển các cơ sở hạ tầng hậu cần ở nước ngoài nhằm giải quyết những thiếu hụt trong các hoạt động và sự hỗ trợ ở nước ngoài". Năm 2017, PLA đã mở căn cứ thường trú nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, dù Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 1998 đã viết rằng "Trung Quốc không đóng quân hay thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự nào ở bất kỳ nước nào bên ngoài". Ngay sau đó, PLA đã mở một trạm kiểm soát nhiệm vụ vệ tinh và không gian ở vùng Patagonia thuộc Argentina, thiết lập sự hiện diện thường trực đầu tiên của họ ở Tây bán cầu. Bắc Kinh đã ký hợp đồng thuê đất kéo dài 50 năm, và các chuyên gia đánh giá rằng trạm kiểm soát này, vốn được Lực lượng hỗ trợ chiến lược điều hành, có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo về các vệ tinh của Mỹ hay của các nước khác, các vụ phóng tên lửa và sự di chuyển của máy bay không người lái. Trạm này cũng có thể can thiệp hoặc phá hoại hệ thống thông tin liên lạc, các mạng lưới điện tử và hệ thống điện từ ở Tây bán cầu. Tháng 3/2018, Tướng Thomas D. Waldhauser, khi đó là Tư lệnh Bộ chỉ huy Châu Phi của Mỹ, trong phiên điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện đã nhận định rằng "cảng ở Djibouti không phải là cảng cuối cùng mà Trung Quốc sẽ xây dựng ở Châu Phi". Tháng 2/2019, ông đã nhắc lại khả năng Trung Quốc xây dựng thêm các căn cứ ở Châu lục này trong một phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban các lực lượng vũ trang của Thượng viện. Một số nhà phân tích đã chỉ ra vịnh Walvis ở Namibia là ví dụ về một căn cứ của PLA ở Châu Phi trong tương lai.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo tin tức truyền thông, Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự dưới sự chỉ huy của PLA, đã hoạt động từ những tiền đồn ở Tajikistan trong ít nhất 3 năm. Lực lượng này đóng quân cách biên giới Afghanistan khoảng 10 dặm, bề ngoài là đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố, dù Bắc Kinh bác bỏ những tin tức về sự hiện diện của họ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Gần đây nhất, theo các quan chức Mỹ, Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận để PLA hoạt động từ một căn cứ hải quân ở Campuchia. Một số nguồn tin cho biết Phnom Penh sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ này trong 30 năm - và được tự động gia hạn mỗi 10 năm sau đó - tại đây Trung Quốc sẽ được ủy quyền đóng quân, trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến.

Trung Quốc cũng được cho là sẽ tìm cách thiết lập sự hiện diện quân sự ở Vanuatu - quốc gia đã tán thành sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) - và nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân thứ hai gần cảng Gwadar ở Pakistan, dù Chính phủ Trung Quốc bác bỏ thông tin này. Trung Quốc hiện cũng đang xây dựng căn cứ thứ 5 ở Nam Cực, nơi sẽ đặt sân bay cố định đầu tiên của Trung Quốc trên lục địa này. Cho đến nay, không có bằng chứng về sự hiện diện quân sự hay sự tham gia của quân đội Trung Quốc tại các cơ sở này, nhưng khả năng là chúng có thể hỗ trợ theo dõi tên lửa hoặc được sử dụng như vỏ bọc cho sự hiện diện quân sự bí mật hoặc thu thập thông tin tình báo.

Tiềm năng quân sự hóa BRI

BRI của Trung Quốc đã nổi lên như là khái niệm mang tính tổ chức rõ ràng nhất đằng sau sự hiện diện ngày càng được mở rộng của PLA ở nước ngoài, dù vẫn chưa biết chính xác PLA đóng vai trò gì trong việc bảo đảm an ninh cho BRI. Tháng 1/2019, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh cho BRI, nhắc lại những ngôn từ của Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa hồi năm 2018 khi tuyên bố rằng PLA quan tâm tới việc hợp tác với Pakistan nhằm bảo đảm an ninh cho các dự án BRI.

Trong các ấn phẩm đăng trên các tạp chí quân sự, PLA đã mô tả BRI là một nỗ lực nhằm đưa chiến lược của Trung Quốc đi vào chiều sâu. Nỗ lực này đã tạo ra những yêu cầu và phương án mới để Bắc Kinh sử dụng và bố trí các lực lượng quân sự ở nước ngoài. Chẳng hạn, trong một bài viết của một vài sỹ quan Không quân PLA, các tác giả đã tiết lộ sự tồn tại của một chiến lược "bước ra toàn cầu" đòi hỏi PLA phải biến các hoạt động quân sự ngoài biên giới Trung Quốc thành một thông lệ đồng thời khuyến khích việc sử dụng các khoản đầu tư BRI - nhất là vào các cảng, sân bay và các tuyến đường sắt - nhằm hỗ trợ việc triển khai sức mạnh ở nước ngoài. Tương tự, trong một bài viết được xuất bản năm 2018, một sĩ quan cao cấp thuộc Hải quân PLA đã mô tả BRI là một lý do để Trung Quốc biện minh cho việc gia tăng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài và tăng cường chiều sâu chiến lược, trong đó có việc thiết lập thêm các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Cũng trong năm 2018, Chỉ huy hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA đã tuyên bố rằng lực lượng này phải hợp tác chặt chẽ với BRI và bảo đảm rằng các năng lực chiến lược có thể mở rộng và lan tỏa ở bất kỳ nơi nào mà các lợi ích của Trung Quốc phát triển. Gần đây, vào năm 2019, tại một diễn đàn do Trung Quốc tổ chức dành cho nguyên thủ các quốc gia Caribe và Nam Thái Bình Dương, Ngụy Phượng Hòa đã nhắc lại ý tưởng rằng BRI đóng vai trò một nền tảng hữu ích cho sự hợp tác quân sự, kêu gọi trao đổi và hợp tác quân sự trong khuôn khổ BRI. Theo một bài viết đăng trên tạp chí PLA vào tháng 5/2019, tần suất và phạm vi của các hoạt động của PLA ở nước ngoài chắc chắn phải gia tăng để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, nhất là các dự án BRI.

Việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc có liên quan tới BRI có thể đòi hỏi phải đẩy mạnh triển khai các năng lực của PLA ở nước ngoài, dù trong thời gian đó, Bắc Kinh có thể dựa vào các lực lượng an ninh tư nhân và của nước sở tại để lấp vào chỗ trống. Các công ty Trung Quốc ở nước ngoài ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ an ninh của các nhà thầu an ninh tư nhân Trung Quốc thay vì các nhà thầu của Mỹ hay Châu Âu. Ước tính có khoảng 20 công ty an ninh tư nhân Trung Quốc - nhân viên của các công ty này thường là các cựu sĩ quan PLA có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh - hiện đang hoạt động ở nước ngoài và sử dụng 3.200 nhân viên an ninh ở các quốc gia như Iraq, Pakistan và Sudan. Khi xét tới việc luật pháp Trung Quốc cho phép Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát ở mức độ đáng kể đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vì mục đích an ninh quốc gia, có khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng những lực lượng này như một công cụ chính sách quốc gia trong thời bình hay trong một cuộc khủng hoảng.

Trong thập kỷ qua, phần nào thông qua BRI, đầu tư của Trung Quốc vào các cảng thương mại ở nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Điều này đã làm dấy lên những mối quan ngại rằng Bắc Kinh có thể biến các đóng góp kinh tế thành các căn cứ hay các tiền đồn chiến lược khác. Tính đến năm 2019, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoặc sở hữu vốn cổ phần hoặc có hợp đồng thuê còn hiệu lực tại ít nhất là 70 cảng ngoài Trung Quốc. Thái độ dè dặt đối với những ý định của Trung Quốc càng gia tăng khi Bắc Kinh chuyển đổi nợ tồn đọng thành cổ phần kiểm soát và hợp đồng thuê 99 năm đối với cảng Hambantota ở Sri Lanka vào năm 2017. Các nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến có trụ sở tại Mỹ đã nghiên cứu các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các cảng cũng như những ấn phẩm có căn cứ đích xác của Trung Quốc thảo luận về cơ sở hợp lý của các khoản đầu tư này và phát hiện ra rằng chúng tạo ra ảnh hưởng đòn bẩy chính trị, làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh và định hình lại môi trường hoạt động chiến lược theo cách có lợi cho Trung Quốc mà cái giá phải trả thường do nước nhận đầu tư gánh chịu.

Các cảng được các công ty Trung Quốc đầu tư cũng có thể có những tính năng lưỡng dụng quân sự ; chẳng hạn, những yêu cầu trong Luật vận tải quốc phòng 2017 của Trung Quốc về việc gắn liền mục đích quân sự với dân sự cho thấy các cảng thương mại có thể được các quân nhân sử dụng nếu Bắc Kinh quyết định rằng việc đó phục vụ cho lợi ích của họ. Bắc Kinh cũng đã đạt được các thỏa thuận để Hải quân PLA sử dụng các cảng thương mại mà ở đó các công ty Trung Quốc không có cổ phần thương mại, trong đó có cảng Salalah ở Oman, vào một loạt mục đích hỗ trợ các hoạt động quân sự bao gồm cả việc tiếp nhiên liệu và các chuyến thăm cảng. Do đó, Isaac B. Kardon, Phó Giáo sư Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, lưu ý trong phiên điều trần với USCC rằng mặc dù Trung Quốc có thể không tập trung riêng vào việc thiết lập thêm các thỏa thuận đóng quân chính thức - chẳng hạn như các thỏa thuận về quy chế của các lực lượng (SOFA) - nhưng "PLA sẽ tận dụng một mạng lưới các cơ sở hạ tầng thương mại mà không có bất kỳ thỏa thuận chính thức hay công khai nào về việc sử dụng những cơ sở này cho mục đích quân sự". Những thỏa thuận như vậy có khả năng đạt được là nhờ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc nằm trong số các nhà điều hành cảng hàng đầu thế giới.

Một khái niệm quan trọng khác định hướng cho PLA gia tăng sự hiện diện ở nước ngoài là điều mà Bắc Kinh gọi là mô hình "điểm mạnh chiến lược". Theo mô hình này, các cảng được Trung Quốc đầu tư hoặc kiểm soát, từ các cảng thương mại mà các công ty nhà nước Trung Quốc nắm đa số cổ phần cho tới các căn cứ quân sự thực thụ chẳng hạn như căn cứ ở Djibouti, sẽ hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PLA ở nước ngoài, bao gồm cả thông qua hoạt động tiếp tế và các dịch vụ hỗ trợ khác. Cuốn Khoa học chiến lược quân sự năm 2013 giải thích rằng những điểm mạnh chiến lược sẽ đưa PLA đi theo "hướng hai đại dương" (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), đóng vai trò như các căn cứ tác chiến tuyến đầu hoặc hỗ trợ các hoạt động quân sự theo cách khác, và tận dụng sức ảnh hưởng ở khu vực xung quanh. Theo tiến sĩ Kardon, các chiến lược gia Trung Quốc coi căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Djibouti cũng như các cảng trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng ở Biển Đông là những điểm mạnh chiến lược và là một phần của nỗ lực phát triển một hệ thống phòng thủ trên biển trong khu vực rộng lớn.

Trong số hai đại dương được thảo luận trong cuốn Khoa học chiến lược quân sự, Conor Kennedy thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ đánh giá rằng Bắc Kinh đang ưu tiên Ấn Độ Dương - vốn kết nối Djibouti và Biển Đông - trong việc phát triển hơn nữa các điểm mạnh chiến lược vì đó là hành lang quan trọng nhất đối với nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại đường biển khác. Đồng thời, các chiến lược gia Trung Quốc cũng thảo luận về tiềm năng của việc thiết lập các điểm mạnh chiến lược ở Thái Bình Dương và sự hợp tác an ninh mở rộng giữa Bắc Kinh và các quốc đảo Thái Bình Dương. Những nỗ lực được báo cáo nhằm thiết lập sự hiện diện quân sự trong khu vực, chẳng hạn như ở Vanuatu, có thể hỗ trợ cho nỗ lực này. Theo tiến sĩ Kardon, "việc bổ sung một căn cứ duy nhất, có năng lực tốt hơn ở trung tâm Ấn Độ Dương (chẳng hạn như ở Hambantota, nơi đang có nhiều suy đoán về những ý định của Trung Quốc), ở bờ Tây Châu Phi và Nam Thái Bình Dương, sẽ rút ngắn thời gian tiếp tế để Hải quân PLA có thể duy trì các hoạt động viễn chinh nhất định trên khắp khu vực Ấn Độ Dương, Nam Đại Tây Dương và Tây Thái Bình Dương".

PLA cải thiện năng lực viễn chinh

PLA đã có tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và đưa vào phiên chế các phương tiện hỗ trợ cho việc triển khai sức mạnh ở nước ngoài. Hải quân PLA đang phát triển tàu sân bay thứ ba, nhưng sự phát triển đáng kể nhất trong năng lực triển khai sức mạnh của lực lượng này là việc đều đặn đưa các tàu tấn công đổ bộ vào hoạt động. Christopher D. Yung, từng là chuyên gia về tư duy chiến lược ngoài phương Tây thuộc Đại học Thủy quân lục chiến Mỹ, trong phiên điều trần trước USCC đã nhận định rằng chính việc mua sắm các tàu đổ bộ mới đã thực sự báo hiệu sự xuất hiện của năng lực viễn chinh của Hải quân Trung Quốc. Những tàu này bao gồm các tàu vận tải đổ bộ, tàu đổ bộ kiểu đệm khí và một lớp tàu mới lớn hơn được cho là có thể chuyên chở hơn 25 máy bay trực thăng. Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp tàu mới này chính thức được ra mắt vào tháng 9/2019, dù tuần san Jane’s Defense đánh giá rằng phải một năm nữa nó mới được tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng gấp đôi quy mô lực lượng lính thủy đánh bộ, vốn nằm dưới sự chỉ huy của Hải quân PLA, từ một lực lượng 20.000 quân ước tính tăng lên mức 40.000. Nhiệm vụ của lính thủy đánh bộ thuộc Hải quân PLA cũng đang được mở rộng. Trong khi nhiệm vụ chính của lính thủy đánh bộ thuộc Hải quân PLA theo truyền thống là chiếm giữ các đảo ngoài khơi Đài Loan cũng như các đảo và đá ở biển Hoa Đông và Biển Đông, thì giờ đây lực lượng này được mô tả là một "lực lượng tác chiến kiểu mới" có khả năng hoạt động trên mặt đất, trên không và trên biển, cũng như tiến hành các hoạt động trong môi trường biển, đô thị, rừng nhiệt đới, sa mạc và nơi có nhiệt độ thấp. Trong Không quân PLA, máy bay hạng nặng chiến lược mới Y-20 của Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng trong năm 2016 và máy bay hạng nặng chiến lược AN-225 đang được sản xuất. Cả hai loại máy bay này sẽ tăng cường năng lực viễn chinh của PLA. Lục quân PLA cũng đang tìm cách tăng cường khả năng thích ứng với các hoạt động viễn chinh bên ngoài biên giới lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có thông qua việc củng cố các hoạt động đặc nhiệm, năng lực trực thăng và cơ giới hóa nhẹ.

Việc PLA phát triển năng lực viễn chinh có thể làm gia tăng sự tự tin của Trung Quốc trong việc sử dụng vũ lực bên ngoài biên giới nước này. Tiến sĩ Yung đánh giá rằng hoạt động tác chiến bên ngoài khu vực đầu tiên của PLA có khả năng sẽ là một phần của liên minh gồm các quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), mà trong đó Trung Quốc là nước thành viên sáng lập, phản ứng trước một cuộc khủng hoảng an ninh, chẳng hạn như một cuộc tấn công khủng bố hoặc phong trào nổi dậy ở một nước thành viên. PLA đã chuẩn bị cho một hoạt động như vậy thông qua các cuộc diễn tập kết hợp thường xuyên tập trung vào chống khủng bố và các mối đe dọa an ninh trong nước mà PLA đã tiến hành với quân đội các nước khác thuộc SCO từ giữa những năm 2000, trong đó có Nga và các nước Trung Á. Cả tiến sĩ Yung lẫn tiến sĩ Kardon đều đánh giá rằng PLA có khả năng vận tải để triển khai binh lính cho một hoạt động như vậy và rằng Bắc Kinh, vốn nhạy cảm trước những mối quan ngại của các nước khác về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài, có thể cảm thấy một hoạt động như vậy sẽ được coi là hợp pháp do nằm trong khuôn khổ một tổ chức quốc tế. Tiến sĩ Kardon lập luận rằng Bắc Kinh có thể cho rằng một hoạt động như vậy có căn cứ pháp lý hợp lý hơn do những quy định pháp lý trong thỏa thuận SCO quy định về các cuộc tập trận giữa các nước thành viên, điều mà một số học giả Trung Quốc cho là cung cấp một mô hình cho các căn cứ ở nước ngoài trong tương lai.

Việc PLA triển khai năng lực viễn chinh hải quân mới có thể làm thay đổi hơn nữa các động lực an ninh khu vực, thậm chí toàn cầu. Theo tiến sĩ Yung, điều không thể tránh khỏi là trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai một nhóm có khả năng đổ bộ, gồm các tàu chiến chở lực lượng mặt đất được trang bị cho các hoạt động đổ bộ, bên ngoài khu vực ngoại vi của nước này, có thể là tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên ở Ấn Độ Dương hoặc các nơi khác trong khu vực. Ông lập luận rằng những đợt triển khai như vậy sẽ cho phép Trung Quốc nhanh chóng ứng phó với một cuộc khủng hoảng mới nảy sinh hoặc đạt được các mục tiêu địa chính trị khác. Việc triển khai kiểu lực lượng này cũng có thể đem lại cho Bắc Kinh một công cụ mới có ý nghĩa quan trọng nhằm gia tăng sự cưỡng ép quân sự đối với các nước láng giềng, đặt ra cho Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và các nước khác viễn cảnh về lực lượng lính thủy đánh bộ Trung Quốc, với quân số lên tới hàng nghìn người, sẵn sàng nhanh chóng chiếm giữ vùng lãnh thổ bị tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

PLA đẩy mạnh triển khai lực lượng ở nước ngoài

Trong những năm gần đây, PLA đã gia tăng tần suất và độ phức tạp của các hoạt động ở nước ngoài trong thời bình, cho phép họ có được kinh nghiệm tác chiến có giá trị để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng quân sự có thể diễn ra ở nước ngoài trong tương lai. Đáng kể nhất, nhóm đặc nhiệm chống cướp biển mà Hải quân PLA đã cử tới vịnh Aden trong hơn 10 năm qua đã tạo thành sự hiện diện gần như thường trực của PLA ở Ấn Độ Dương. Các nhóm đặc nhiệm này đã được bổ sung tàu ngầm từ năm 2013, mang lại cho PLA cơ hội cải thiện năng lực tác chiến ngầm cách xa bờ biển Trung Quốc. Các nước trong khu vực như Ấn Độ coi đây là một điều đáng báo động. Từ năm 2012, PLA cũng đã tham gia hơn 100 cuộc tập trận chung quốc tế với nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau.

Những đợt triển khai quan trọng khác của PLA là dành cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Từ năm 2013, PLA đã tiến hành 10 hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở nước ngoài và hiện đang tham gia 7 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, và nhờ đó có cơ hội triển khai trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông. Trong khi PLA đã cải thiện đáng kể khả năng cung cấp hàng cứu trợ ở nước ngoài và triển khai thêm các năng lực và nhân lực cho những sứ mệnh này trong 15 năm qua, những đợt triển khai này cũng cho phép PLA có được những kinh nghiệm hữu ích có thể hỗ trợ cho việc triển khai binh lính tác chiến ở nước ngoài. Chẳng hạn, những sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đem lại cho PLA cơ hội thực hành và cải thiện các khả năng tác chiến, chẳng hạn như chỉ huy và kiểm soát, lãnh đạo đơn vị nhỏ, kỹ thuật, các hoạt động sử dụng trực thăng và hoạt động hậu cần cần thiết để triển khai và duy trì các lực lượng ở nước ngoài (nhất là cầu không vận chiến lược, viện trợ y tế và tiếp tế từ xa), dù không mang lại kinh nghiệm thực sự nào phục vụ trực tiếp cho tác chiến. PLA đã sử dụng hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc để có được những kinh nghiệm tương tự ; chẳng hạn vào tháng 12/2017, một máy bay trực thăng của Lục quân PLA được triển khai tới Sudan để hỗ trợ một hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đánh dấu lần đầu tiên PLA triển khai năng lực hàng không của lục quân trong hoạt động ở nước ngoài trong thời gian dài.

Việc triển khai thường xuyên các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc ở nước ngoài cũng giúp cải thiện khả năng tác chiến của các quân chủng này ở nước ngoài. Hải quân PLA thường xuyên có các chuyến thăm cảng và tiến hành tập trận với hải quân các nước ở xa, trong đó có ở Địa Trung Hải, biển Baltic, vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi Úc. Các chuyến thăm cảng và sự tham gia của PLA trong các cuộc tập trận với quân đội các nước khác ở Tây bán cầu trong những năm gần đây, mà mới đây nhất là triển khai một tàu bệnh viện đến Venezuela như một phần của chuyến thăm thiện chí vào tháng 9/2018, là minh chứng rõ ràng hơn nữa cho thấy sự hiện diện toàn cầu ngày càng gia tăng của Hải quân PLA. Không quân PLA cũng đã đúc kết được kinh nghiệm thông qua các đợt triển khai ở nước ngoài trong những năm gần đây, khi cử các máy bay ném bom chiến lược H-6K và máy bay vận tải Y-9 tới tham gia Hội thao quân sự quốc tế ở Nga năm 2018, đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh cho vận hành những máy bay triển khai sức mạnh then chốt này ở nước ngoài. Mới đây, một máy bay ném bom H-6K đã được triển khai trở lại Nga, lần này là để tham gia cuộc thi Aviadarts 2019, cho thấy rằng những đợt triển khai này có thể diễn ra đều đặn.

Tuy nhiên, năng lực viễn chinh của PLA vẫn tồn tại những điểm yếu đáng kể, vì các lực lượng thiếu vắng một học thuyết được phát triển đầy đủ, hệ thống chỉ huy kiểm soát và hậu cần mạnh mẽ, cũng như những khả năng y tế, sửa chữa và bảo trì cần thiết cho những hoạt động viễn chinh lâu dài vượt ra ngoài khu vực ngoại vi của Trung Quốc. Tuy vậy, tiến sĩ Yung cũng phát biểu trước USCC rằng những bài học rút ra từ các hoạt động ở nước ngoài mà PLA đã tiến hành, cụ thể là các hoạt động chống cướp biển, đã khiến năng lực của PLA trong việc tiến hành và duy trì các hoạt động viễn chinh được cải thiện. PLA cũng rút ra những bài học quan trọng về các hoạt động ở nước ngoài từ những kinh nghiệm trước đây trong việc sơ tán công dân Trung Quốc khỏi các quốc gia bất ổn, trong đó có Libya vào năm 2011 và Yemen năm 2015. Những hoạt động này không mang tính tác chiến và cũng không thể thay thế hẳn cho hoạt động tác chiến, nhưng chúng đã mang lại cho PLA cơ hội thực hành và cải thiện các năng lực có thể được áp dụng cho một loạt sứ mệnh trong tương lai, trong đó có các hoạt động tác chiến.

Ý nghĩa đối với Mỹ

Tham vọng của Bắc Kinh xây dựng PLA thành một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới sẽ đặt ra những thách thức đối với các lợi ích của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn thế. Việc phát triển một lực lượng thực sự có tầm cỡ thế giới về công nghệ, huấn luyện và nhân sự có khả năng sẽ cho phép Bắc Kinh chiến thắng trong một cuộc xung đột quân sự với bất kỳ đối thủ nào trong khu vực và có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng sẵn sàng sử dụng PLA để buộc các nước láng giềng phải từ bỏ các yêu sách về lãnh thổ và các lợi ích chủ quyền khác của họ. PLA vốn đã thường xuyên ép buộc các nước láng giềng ở mức dưới ngưỡng xung đột quân sự, làm gia tăng khả năng Bắc Kinh sử dụng một PLA tinh nhuệ hơn theo cách thậm chí còn quyết đoán hơn.

Sở hữu một PLA tầm cỡ thế giới sẽ làm gia tăng sự tự tin của Bắc Kinh vào khả năng của họ trong việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp chủ quyền trong khu vực bằng vũ lực. Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ đáng kể với hai đồng minh hiệp ước của Mỹ là Nhật Bản và Philippines và coi Đài Loan, một đối tác an ninh then chốt của Mỹ, như một tỉnh nổi loạn. Bắc Kinh có thể quyết định châm ngòi cho xung đột quân sự ngay cả khi tính toán rằng Mỹ sẽ can thiệp vì Bắc Kinh tự tin rằng họ sẽ có thể ngăn chặn hoặc đánh bại các lực lượng quân sự can thiệp của Mỹ trên thực tế.

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc bên ngoài Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ đặt ra thêm một thách thức cho sự can thiệp của Mỹ vì PLA có thể sử dụng mạng lưới các điểm mạnh ở nước ngoài nhằm trì hoãn hoặc dùng cách khác khiến các lực lượng Mỹ không thể tới được chiến trường chính trong khu vực. Nếu PLA chứng tỏ rằng họ có thể nhanh chóng đạt được các mục tiêu trên chiến trường - đây không phải là một viễn cảnh xa xôi khi xét tới phạm vi có giới hạn của một cuộc xung đột có thể xảy ra về tranh chấp chủ quyền - Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với tình huống "sự đã rồi" trong quân sự. Theo lập luận của Elbridge Colby, khi đó là Giám đốc chương trình quốc phòng thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới, trong phiên điều trần trước USCC vào tháng 6/2019, "mối nguy trên hết mà chúng ta phải đối mặt là việc Trung Quốc sở hữu một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới mà họ có thể sử dụng trong khu vực, chứ không phải một lực lượng toàn cầu".

Những tiến bộ mà PLA đạt được trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng có thể hạ thấp các rào cản đối với xung đột quân sự. Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao thuộc Tổ chức RAND, đã viết trong tuyên bố tại phiên điều trần năm 2019 của USCC : "Khi bắt đầu dựa vào các phương tiện tự hành trong cách tiếp cận kết nối các hệ thống trong tác chiến, Bắc Kinh có khả năng nhận thấy nguy cơ leo thang đang giảm. Nói cách khác, việc tấn công các máy bay không người lái hay hệ thống máy tính mà họ dựa vào sẽ không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng con người, và do đó sẽ đơn giản được coi là chiến tranh robot". Grossman cũng đánh giá rằng với sự phụ thuộc gia tăng của PLA vào trí tuệ nhân tạo, "yếu tố con người - lẽ thường, cảm xúc và luân thường đạo lý - có thể sẽ bị thay thế bởi những tính toán vô cảm của máy tính, làm gia tăng khả năng tính toán sai lầm và leo thang chiến tranh".

Việc Mỹ hợp tác với Trung Quốc về thương mại hay học thuật trong việc phát triển công nghệ tiên tiến có thể khiến Mỹ trở thành đồng phạm trong những nỗ lực của PLA nhằm trở thành một lực lượng tầm cỡ thế giới. Tương tự, sự hợp tác giữa quân đội hai nước giúp cải thiện năng lực hoạt động của PLA và cung cấp huấn luyện cho các sĩ quan cũng có thể góp phần dẫn tới kết quả này. Trong khi nhiều cuộc trao đổi giữa quân đội hai nước giúp làm bình ổn mối quan hệ rộng lớn hơn, thì PLA cũng sử dụng các cuộc trao đổi khác như những cơ hội để cải thiện kỹ năng tác chiến cũng như các chương trình huấn luyện sĩ quan và quản lý quân nhân.

Ngay cả khi không có xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ, Bắc Kinh có thể sử dụng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài của họ để gây ảnh hưởng tới các chính sách hay các sự kiện ở những nước bên ngoài Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Abraham M. Denmark, Giám đốc chương trình Châu Á thuộc Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson, phát biểu trong phiên điều trần trước USCC : "Đối với các quốc gia ít quan tâm đến các tham vọng chiến lược của Trung Quốc, nước này được coi là một đối tác tiềm năng trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hỗ trợ quân sự và có thể là hỗ trợ an ninh trong nước". Đảng cộng sản Trung Quốc đã hỗ trợ cho một số quốc gia trên thế giới theo đuổi các chính sách có hại cho các lợi ích của Mỹ ; một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn sẽ đem lại cho Bắc Kinh thêm nhiều công cụ nhằm cho phép thực hiện những cơ chế đằng sau những hành động này. Một PLA tầm cỡ thế giới gần như chắc chắn sẽ là một đối tác thậm chí còn hấp dẫn hơn đối với nhiều quốc gia, làm gia tăng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh ở nhiều nơi hơn trên thế giới, ngay cả những nơi họ không thể phô trương sức mạnh và duy trì các hoạt động tác chiến.

Hiện nay, năng lực và sự hiện diện toàn cầu ngày càng gia tăng của PLA đã đặt ra những thách thức đối với chính phủ và quân đội Mỹ, và những thách thức này sẽ chỉ gia tăng khi PLA tiến tới trở thành một lực lượng tác chiến thực sự hàng đầu thế giới. Theo nhận định của Thomas G. Mahnken, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách, trong phiên điều trần trước USCC, thách thức mà Trung Quốc đặt ra không chỉ giới hạn trong khu vực lân cận nước này. Giờ đây, "Trung Quốc đặt ra thách thức - về chính trị, kinh tế và quân sự - vượt qua ranh giới của các bộ chỉ huy tác chiến theo khu vực địa lý của Bộ Quốc phòng Mỹ và các cơ quan khu vực của Bộ Ngoại giao Mỹ".

The U.S.-China Economic and Security Review Commission

Nguyên tác : 2019 Report to Congress of the U.S.-China Economic and Security Review Commission one hundred sixteenth Congress first sesion, November 2019

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 30/03/2020

Bài viết được trích trong Báo cáo trước Quốc hội Mỹ của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung năm 2019, tr.285-304

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

covid1

Dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Hỏi : Mối quan hệ Mỹ-Trung đã tác động như thế nào tới phản ứng trước dịch Covid-19 ?

Đáp : Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 lan rộng, sự mất lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây trở ngại cho sự phối hợp toàn cầu cần thiết cho một cuộc khủng hoảng như vậy. Cả hai nước đều phải chịu trách nhiệm vì đã không hợp tác với nhau. Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh do những chỉ thị chính trị và quan ngại kinh tế đã thổi bùng lên mối nghi ngờ ngay từ đầu. Trước khi Covid-19 bùng phát tại Mỹ, Washington đã đề nghị cung cấp viện trợ và những sự trợ giúp mà Trung Quốc đã miễn cưỡng chấp nhận, và các chuyên gia y tế Mỹ cuối cùng đã được phép tham gia phái đoàn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) tới Trung Quốc. Sau đó, Bắc Kinh đã chỉ trích Mỹ vì là một trong những quốc gia đầu tiên áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại đối với những người đến từ Trung Quốc.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã theo đuổi những chính sách - đều xuất phát từ thái độ từ chối can dự nói chung - đã khiến Mỹ không được chuẩn bị tốt đểứng phó với đại dịch. Dưới thời các chính quyền trước đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ duy trì sự hiện diện đáng kể trên thực địa tại Trung Quốc. Các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ đã thiết lập mối quan hệ với những đồng nghiệp người Trung Quốc và xây dựng những quy trình đã được sử dụng khi dịch SARS bùng phát vào năm 2002 và 2003. Chính quyền Trump đã rút lại phần lớn sự hiện diện đó.

Hầu như không có lý do gì để trông đợi động lực này thay đổi khi mà giờ đây Trung Quốc dường như đang kiểm soát được virus, trong khi tốc độ lây lan ở Mỹ lại đang gia tăng. Trong tháng 2/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã đưa ra những tuyên bố không có căn cứ rằng virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc hay được sử dụng như một vũ khí sinh học. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã khẳng định Trung Quốc đã có công làm giảm bớt mối đe dọa toàn cầu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố virus SARS-CoV-2 không có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hỏi : Dịch bệnh bùng phát sẽ tác động như thế nào tới thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung ?

Đáp : Khó có thể đánh giá mức độ tác động mà Covid-19 sẽ gây ra đối với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vốn bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2/2020. Gần đây, Bắc Kinh đã khẳng định rằng họ có ý định thực hiện thỏa thuận này đến cùng. Mặc dù đã có những mối quan ngại rằng Bắc Kinh có thể không thể đáp ứng được cam kết mua thêm 200 tỷ USD giá trị hàng hóa trong 2 năm, nhưng phần lớn cam kết này được phân bổ vào giai đoạn sau, vì giá trị hàng hóa được lên kế hoạch mua sắm trong năm 2020 chỉ ở vào khoảng 75 tỷ USD. Nếu phải đối mặt với khó khăn, Bắc Kinh có thể viện tới các điều khoản bất khả kháng trong thỏa thuận, như những gì Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã làm để hủy bỏ một số hợp đồng khí đốt hóa lỏng.

Về phần mình, Chính quyền Trump đã gửi đi những thông điệp lẫn lộn về thỏa thuận này. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết virus có thể trì hoãn các thương vụ nông sản cũng như những phương diện khác của thỏa thuận. Tuy nhiên, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue lại bác bỏ nhận định của Kudlow. Thay vào đó, họ xác nhận rằng Trung Quốc đang có những bước tiến trong cam kết mua hàng nông sản và đang nới lỏng những hạn chế thương mại khác. Trong một tuyên bố chung, Perdue cho biết họ "hoàn toàn trông đợi sự tuân thủ đầy đủ các phần của thỏa thuận".

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng đưa ra khẳng định tương tự vào ngày 23/2 khi cho rằng Covid-19 sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đối với thỏa thuận giai đoạn 1, dù ông có đề cập rằng dịch bệnh bùng phát có thể khiến các cuộc đàm phán về giai đoạn 2 bị trì hoãn. Tuy nhiên, khi được hỏi vào ngày 3/3 liệu Chính quyền Mỹ có xem xét đình chỉ thuế quan đối với Trung Quốc và Châu Âu hay không, Mnuchin thừa nhận rằng chính quyền sẽ "xem xét tất cả các phương án" khi tác động kinh tế của dịch Covid-19 trở nên rõ ràng hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tờ Thời báo Hoàn cầu nhanh chóng nhận định rằng việc đình chỉ thuế quan sẽ là một bước ngoặt trong cuộc chiến thương mại.

Nếu một trong hai bên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các cam kết, thì dịch Covid-19 có thể đưa ra một lối thoát. Khi cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, Trump có khả năng sẽ làm tất cả những gì có thể nhằm ngăn không cho thỏa thuận này tan vỡ hay bị bêu riếu như là một thất bại. Bắc Kinh cũng muốn duy trì thỏa thuận này nhằm tránh khỏi việc trở lại với các mức thuế quan cũng như bầu không khí bất ổn gia tăng như trước đây, nhất là trong bối cảnh những nỗ lực kích thích nền kinh tế Trung Quốc.

Hỏi : Covid-19 có ý nghĩa như thế nào đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" ?

Đáp : Đã xuất hiện những tin tức chi tiết về tình trạng chậm trễ đáng kể của các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) ở Bangladesh, Indonesia, Nepal và Sri Lanka do dịch Covid-19. Các biện pháp hạn chế đi lại đã ngăn không cho các công nhân Trung Quốc trở lại các công trường BRI ở nước ngoài, trong khi việc đóng cửa các nhà máy Trung Quốc cung cấp máy móc và nguyên liệu thô cho các dự án BRI đã cản trở tiến độ của các dự án này. Những sự chậm trễ này có thể gây thêm căng thẳng đối với các quốc gia vốn đã phải vật lộn với gánh nặng nợ nần.

Hơn nữa, thế bế tắc kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 chắc chắn sẽ buộc chính phủ phải có phản ứng, có khả năng là dưới hình thức cắt giảm lãi suất, đẩy mạnh cho vay và áp dụng các biện pháp kích thích tài khóa. Ngay cả nếu nền kinh tế hồi phục, thì chính phủ cũng sẽ phải đối mặt với sức ép đầu tư nguồn lực ở trong nước thay vì nước ngoài.

Bất chấp những bước lùi đáng kể, khả năng là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ BRI trong tương lai gần. Tương tự như vai trò trung tâm của thỏa thuận thương mại đối với nghị trình của Trump, BRI là biểu tượng của sự nổi lên của Trung Quốc như là một nước lớn và là dự án đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngân hàng phát triển Trung Quốc gần đây đã đưa ra một tuyên bố về các kế hoạch hỗ trợ các công ty BRI bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Các quốc gia được hưởng lợi từ những cơ hội đầu tư và phát triển to lớn mà BRI mang lại, chẳng hạn như Campuchia, cũng đã lên tiếng bảo vệ Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau khi dịch Covid-19 bùng phát, đã chỉ trích các quốc gia khác vì đã áp dụng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với người đến từ Trung Quốc, đồng thời tiếp tục duy trì biên giới mở. Đáp lại, Tập Cận Bình nói với Hun Sen : "Một người bạn trong lúc hoạn nạn là một người bạn thực sự".

Một khi dịch bệnh được kiểm soát, các quốc gia vẫn đang phải vật lộn tìm cách phục hồi sau những cú sốc kinh tế có liên quan có thể lấy sự bùng phát này làm cái cớ để loại bỏ những dự án không thành công hoặc không được lòng người dân về mặt chính trị. Trái lại, Bắc Kinh có thể tìm ra những cơ hội mới để mở rộng dấu ấn của BRI tại các quốc gia tìm cách thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hỏi : Dịch bệnh bùng phát gây ra những thách thức kinh tế lớn nào đối với Trung Quốc và Mỹ ?

Đáp : Bắc Kinh ngày càng quan ngại về thiệt hại lâu dài đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng như với vai trò then chốt của nước này trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng đạt được sự cân bằng phù hợp giữa việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và ngăn chặn khả năng số ca bệnh tăng đột biến khi người dân trở lại làm việc. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nhà kinh tế cảnh báo về tình trạng suy thoái toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế và ngân hàng trung ương đã bắt đầu phối hợp phản ứng. Nhưng nếu căng thẳng Mỹ-Trung ngăn không cho hai nước hợp tác chặt chẽ như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thì hiệu quả của bất kỳ phản ứng toàn cầu nào cũng có thể bị hạn chế nghiêm trọng.

Ở Mỹ, dịch Covid-19 đã làm khuếch đại những lời kêu gọi xa lánh Trung Quốc. Dịch bệnh bùng phát đang làm gia tăng mối quan ngại của các tập đoàn đa quốc gia có chuỗi cung ứng đặt tại Trung Quốc, mà trong số đó nhiều tập đoàn đã chứng kiến công việc kinh doanh bị hạn chế do sự thiếu minh bạch và những biện pháp cực đoan, được áp dụng nhanh chóng của Bắc Kinh. Những công ty đang cân nhắc việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có khả năng sẽ càng cảm thấy quyết định của họ là hợp lý và đẩy nhanh kế hoạch. Chẳng hạn, Apple được cho là có ý định dịch chuyển chí ít là một phần dây chuyền sản xuất các sản phẩm của họ (trong đó có AirPod và Apple Watch) sang Đài Loan do những thách thức mà dịch Covid-19 gây ra. Ở Washington, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã tận dụng dịch bệnh bùng phát để kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc đối với thuốc men, vật tư y tế và các trang bị quan trọng khác.

Hỏi : Phản ứng của Trung Quốc trước dịch Covid-19 có thể làm thay đổi vị thế của nước này trong cộng đồng quốc tế như thế nào ?

Đáp : Dịch Covid-19 đã thổi bùng lên những mối quan ngại ở Mỹ và các quốc gia phương Tây khác về sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong các thể chế quản trị toàn cầu then chốt. Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc khi dịch bệnh mới bắt đầu bùng phát có thể đặt ra nhiều câu hỏi hơn nữa về khả năng sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu ở quy mô mà Tập Cận Bình đã hình dung.

Những cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trước đây như SARS, Ebola và bệnh bò điên đã buộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải đối phó với các quốc gia đang tìm cách tạo thế cân bằng giữa những quan ngại về sức khỏe và những hậu quả kinh tế và chính trị. Việc Trung Quốc gia tăng sức ảnh hưởng trong các thể chế quốc tế đã khuếch đại những mối lo ngại đó và dẫn tới những câu hỏi về việc liệu WHO có thể thực sự đóng vai trò trọng tài trung lập trong thời kỳ khủng hoảng hay không.

Trong giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh, các nhà quan sát đã chỉ trích WHO vì sự chậm trễ trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng đối với đợt bùng phát này - một quyết định mà một số nhà ngoại giao cho rằng là do sức ép từ phía Bắc Kinh. Hơn nữa, Đài Loan đã không được phép tham dự các cuộc họp và giao ban khẩn cấp của WHO về cuộc khủng hoảng này, dù đã có phản ứng nhanh chóng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Cuộc khủng hoảng này cũng có thể khiến Bắc Kinh càng cảm thấy cần thiết phải tiếp tục xây dựng những thể chế quản trị toàn cầu song song của riêng mình. Theo thông tin từ trang tin Axios, các tổ chức tư vấn Trung Quốc đã nêu ra ý tưởng về một "tổ chức y tế toàn cầu do Trung Quốc dẫn dắt cạnh tranh với WHO".

Bất luận đợt bùng phát dịch Covid-19 diễn ra như thế nào, rõ ràng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng này đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ vốn dĩ đã phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời nêu bật những câu hỏi về vị thế của Trung Quốc trong một thế giới ngày càng kết nối lẫn nhau.

Paul Haenle

Nguyên tác : How has the U.S.-China Relationship impacted the Response to the Coronavirus ?

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 20/03/2020

Paul Haenle là Giám đốc Trung tâm Carnegie- Tsinghua. Bài viết được đăng trên Viện Carnegie vì Hòa bình Quốc tế

Published in Diễn đàn

Nạn nhân của virus corona ở Ý, họ là ai ? (VOA, 21/03/2020)

Số tử vong vì virus corona tại Ý tăng vọt thêm 627 người nữa, lên thành 4.032 ca tổng cộng, giới chức loan báo ngày 20/3. Đây là số tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Ý cách nay một tháng.

y1

Một khu chăm sóc đc bit ca mt bnh vin Ý.

Từ 19/3, Ý đã qua mặt Trung Quốc trở thành nước có nhiều người chết nhất vì virus corona.

Số người nhiễm virus tại Ý hiện là 47.021 người.

Trong phân tích đầy đủ nhất được công bố từ khi dịch bùng phát tới nay, Viện Y tế Quốc gia Ý cho biết độ tuổi trung bình của các nạn nhân tử vong vì Covid-19 là trên dưới 78, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là 31 và nạn nhân cao tuổi nhất là 103.

41% các nạn nhân tử vong là từ 80-89 tuổi. Nhóm từ 70-79 tuổi thiệt mạng vì virus corona chiếm 35%.

Ý có dân số già nhất thế giới sau Nhật, 23% dân số trên 65 tuổi. Điều này, theo giới chuyên gia y tế, giải thích vì sao tử vong vì virus corona ở Ý cao hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới.

Phúc trình của Viện Y tế Quốc gia, dựa trên khảo sát 3.200 ca tử vong, cho thấy nam giới chiếm trên 70% và phụ nữ chiếm gần 30% ca tử vong.

Phân tích sâu hơn 481 trường hợp trong số các ca tử vong cho thấy gần 99% là những người có vấn đề về sức khỏe trước khi bị nhiễm virus corona như cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim mạch.

Lúc nhập viện, 76% bị sốt, 73% khó thở, 40% bị ho, và 8% bị tiêu chảy.

Thời gian trung bình từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên cho tới ngày qua đời là 8 ngày, với trung bình khoảng 4 ngày nằm viện.

Trong 3.200 ca tử vong được khảo sát, chỉ có 9 người dưới 40 tuổi, đa số là đàn ông.

Theo Reuters

**********************

Dịch corona : Trung Quốc tiếp cứu EU, cãi cọ với Mỹ (VOA, 20/03/2020)

Khi Châu Âu trở thành tâm đim ca dch bnh do virus xut phát t Vũ Hán (Trung Quc) gây ra, Bc Kinh tăng cường h tr hoc cam kết giúp đ tng chính phủ trong khi EU trong lúc khu chiến vi M.

cov1

Kết qu là mt cuc chiến lý trí mà Trung Quc xem ra đang thng li, ít nht là cho ti thi đim này, theo nhn đnh trên t Straits Times.

Đối vi Bc Kinh, vươn ti EU là mt phn trong n lc trèo tr li vào vai trò lãnh đo quc tế sau khi đã thot đu che đy bnh dch khiến virus lan tràn ra khi biên gii.

Chính phủ ca Ch tch Tp Cn Bình đã tìm cách bóp nght nhng ch trích và phát tán thuyết âm mưu v ngun gc virus.

Về mt đa chính tr, đng thái ca Bc Kinh t dán nhãn cho mình như cu tinh ca Châu Âu nhm ci thin v thế trên sân khu quc tế khi c đôi bên đang có xích mích vi chính quyn M do Tng thng Donald Trump lãnh đạo, theo Straits Times.

Mỹ-Trung vn tiếp tc cuc chiến giành nh hưởng toàn cu, Bc Kinh tun này va trc xut hơn chc ký gi M trong khi cũng tìm cách đánh lc hưởng nhng ch trích v cách x lý bnh dch ca h.

Tổng thng Trump nhiu ln gi Covid-19 là ‘virus Trung Quốc’ khiến Bc Kinh phn n. Ông cũng cm ca nhng ai ti t Châu Âu đ ngăn nga dch bnh, khiến EU bc xúc.

Tuần này, Ch tch Trung Quc mô t vic Bc Kinh trin khai hàng lot vin tr y tế sang Châu Âu là n lc ‘Con đường la Y tế’, ni dài sáng kiến Vành đai Con đường v cơ s h tng và thương mi.

Cùng với các h tr được qung bá rm r ca nhà nước Trung Quc dành cho Ý, các công ty tư nhân cũng ri vin tr khp Châu Âu nhân danh Bc Kinh hu đánh bóng hình nh của Trung Quốc t Pháp ti Ukraine.

Hôm 18/3, đại s Trung Quc ti Athens giao hơn 50 ngàn khu trang cho B Y tế Hy Lp.

Sứ quán Trung Quc loan báo vin tr đang được đưa ti Pháp, Bulgaria và Slovakia cũng nhn được vin tr, trong khi Ch tch Trung Quốc cũng đã hứa vi Th tướng Tây Ban Nha rng Bc Kinh h tr nước này chng dch bnh.

Tập đoàn Alibaba và Qu Jack Ma cũng tham gia không vn hàng tiếp tế ti B và Ukraine.

Các nước khác trong lúc này cũng quay sang Trung Quc. Cyprus, Luxembourg và ngay cả Na-uy cũng kêu gi Bc Kinh ng h hoc đang cân nhc ti vic này.

Việc Trung Quc đ ngh đóng góp cho EU nói chung và cho tng nước thành viên trong khi ‘hết sc được cm kích’, mt phát ngôn nhân EU được Straits Times dn li.

Tuy nhiên, EU xem sự hỗ tr này mang tính cách đi ng vì khi Trung Quc cn giúp EU đã n lc hết lòng h tr.

Chủ tch y ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, lưu ý rng EU đã quyên tng 50 tn thiết b cho Trung Quc hi tháng Giêng khi bà lên Twitter đăng tin Trung Quc loan báo sẽ cp 2 triu khu trang phu thut, 200 ngàn khu trang N95 và 50 ngàn b xét nghim sang Châu Âu.

Bà Lucrezia Poggetti, nhà phân tích tại Vin Mercator Đc chuyên nghiên cu v Trung Quc, cho rng lúc này hãy còn quá sm đ biết rng vic Trung Quốc vươn ti Châu Âu có mang li tác đng lâu dài hay không.

Nhà nước đc đng Trung Quc và h sơ nhân quyn ca Bc Kinh thường b đánh giá tiêu cc ti Châu Âu, nhưng hành đng ca Trung Quc trong cuc khng hong hin nay có th giúp Bc Kinh chinh phục được mt chút.

*********************

Covid-19 : Chuyên gia khuyến cáo Trung Quốc chớ nên tự mãn (VOA, 20/03/2020)

Trong cuộc đu tranh chng li đi dch Covid-19, Trung Quc đã r sang mt khúc quanh mi khi ln đu tiên t khi dch bùng phát, không có ca lây nhim nào bên trong Trung Quốc được báo cáo, AFP và SCMP đưa tin.

cov2

Các nhân viên y tế đến t nhng tnh khác chp nh lưu nim trước lá c Đng cộng sản Trung Quốc ti ga xe la trước khi ri Vũ Hán, tâm dch Covid-19, ngày 17/3/2020. Reuters/Stringer

Các chuyên gia y tế công cng cnh báo Trung Quốc ch nên vi vã ăn mng bi vì nguy cơ mt đt bt phát th nhì có th xy ra bt c lúc nào.

y ban Y tế Quc gia Trung Quốc hôm 18/3 cho biết tt c 34 ca lây nhim mi được báo cáo ngày hôm trước đu là nhng ca lây nhim t bên ngoài.

Đây cũng là lần đu tiên tnh H Bc - nơi xut hin ca nhim virus corona đu tiên - không ghi nhn ca lây nhim mi nào dù là t trong nước hay t nước ngoài.

Các số liu đó tương phn hoàn toàn vi nhng gì đang din ra ti các nơi khác, đc bit ti Hoa Kỳ và Châu Âu, nơi các ca nhim Covid-19 mi tiếp tc gia tăng. Tuy vy, các nhà dch t hc nói không có lý do gì đ Trung Quốc tuyên b chiến thng ti thi đim này.

"Tôi nghĩ hãy còn quá sớm đ ăn mng, có khả năng đt bt phát th hai đã bt đu Trung Quc", Giáo sư dch t hc Ben Cowling thuc Đi hc Y tế Công/ Đi hc Hng Kông cnh báo.

Bà Raina Maclntyre, người đng đu chương trình nghiên cu an toàn sinh hc ti Vin nghiên cu Kirby ca Đi hc New South Wales, Úc Châu, nói con số các trường hp lây nhim tiếp tc gia tăng ngoài Trung Quốc có nghĩa là Trung Quc cn phi kim soát mc ri ro do các ca lây nhim t bên ngoài mang li.

Bà MacIntyre nói : "Dù cho bạn có tin rng các ca nhim Trung Quc cao hơn gp 100 ln so vi nhng gì được phát hin, thì s ca lây nhim vn thp hơn 1% dân s - cho nên đi đa s mi người vn có th nhim virus, và do đó có nguy cơ xy ra nhng v bt phát mới. Nhưng nếu tăng cường các bin pháp giám sát và xác đnh được sm các ca nhim mi, thì có th kim hãm các v bt phát".

Chuyên gia này nói cho đến khi có vc-xin, tt c các nước phi dn mi n lc đ kim hãm các v lây nhim, không đ tăng quá cao, thì mới có th duy trì được các h thng y tế trong tình trng kh dĩ kim soát được. Bà MacIntyre đoán có l phi mt t 12 đến 18 tháng mi làm được như vy, và vì vy "thi gian sp ti s rt khó khăn cho tt c mi người".

Số các ca t vong mới ở Hoa lc đã gim xung dưới mc mt con s, ch có 8 ca được báo cáo, nâng tng s người chết tạị Trung Quốc lên ti 3.245 người.

y ban Y tế Quc gia cho biết 23 trường hp nghi nhim mi đã được báo cáo, vi tng s các ca nhim hin nay là 80.928 ca. Tng cộng có 70.420 bệnh nhân đã hi phc.

Tại nhng nơi khác, các ca nhim virus trong đi dch toàn cu tiếp tc tăng. Tây Ban Nha báo cáo 3.237 ca nhim mi, đưa tng s ca nhim lên 17.147, s t vong là 767.

Ý báo cáo 3.526 trường hp lây nhim mi qua đêm, Đức 4.070 ca và Tây Ban Nha, 4.719 ca. Hoa Kỳ báo cáo 1.875 ca nhim mi.

Ước lượng s t vong trên toàn cu vì dch Covid-19 là 9.000 ca, cao nht là Trung Quc.

Published in Quốc tế