Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong "hợp tác quốc tế" với các nước.
Ông Tô Lâm, một Đại tướng Công an chuyên về an ninh nội bộ nghi ngờ cả các nước và tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam.
Trước hết ông cáo giác : "Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".
Lời tố cáo này không mới vì chỉ "nói cho có" và "không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào", giống hệt như những người tiền nhiệm.
Ông Tô Lâm, một Đại tướng Công an chuyên về an ninh nội bộ còn nghi ngờ cả các nước và tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam.
Ông nói bâng quơ rằng các lực lượng này đang : "Ráo riết tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình" với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc ; triệt để lợi dụng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để thâm nhập nội bộ, thúc đẩy các yếu tố "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong" (báo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 04/08/2024).
Đây là "tố cáo" mạnh nhất của một tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đối với các quốc gia có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam. Tuy nhiên, tướng Tô Lâm không dám chỉ đích danh nước nào đã thực hiện kế hoạch "diễn biền hòa bình" chống Đảng cộng sản Việt Nam.
Đáng chú ý là trong tuyên bố này, ông Tô Lâm còn cáo buộc nước ngoài đã "thúc đẩy các yếu tố "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong".
Nên biết "các yếu tố" của tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đã và đang xẩy ra trong nội bộ Đảng, Công an và Quân đội. Lý do của xoay chiều này là do chính đảng viên đã quay lưng chống lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cầm quyền của đảng.
Những đảng viên "chệch hướng" này cho rằng chủ nghĩa cộng sản không đem lại cơm no áo ấm và thịnh vượng cho đất nước. Họ đã trưng dẫn thất bại và tan rã của Nga và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ 1988 đến 1991 cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời.
Tìm tòi cái không có
Vậy mà, ông Tổng bí thư Tô Lâm vẫn tiếp tục "Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… và không ngừng tìm tòi, mở ra triển vọng mới to lớn để phát triển con người và xã hội".
Nhưng tìm tòi cái gì ? Chính ông cựu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói : "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" (24/10/2013).
Thế là ông Tô Lâm lôi dân ra làm "bình phong" che đậy thất bại của đảng trong cống tác "xây dựng, chỉnh đốn đảng vá chống tham nhũng".
Ông nói huyên thuyên : "Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành "dân là gốc", "nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới" ; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu ; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau".
Ông còn rêu rao chủ trương được gọi là "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo".
Đúng ra là "của Đảng, do Đảng và vì Đảng". Nhân dân chỉ là "hình nộm" của chiêu bài mỵ dân, cầu tài. Nhân dân cũng chỉ là cái bóng mờ sau lưng đảng, không làm gì có chuyện "quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân", hay như câu tuyên truyền "cán bộ đi trước, làng nước theo sau". Có chăng là "cán bộ ăn trước, làng nước theo sau hốt rác".
Chỉnh đốn mệt nghỉ
Cuối cùng, Tổng bí thư Tô Lâm lại ca bài "xây dựng, chỉnh đốn đảng" và "chống tham nhũng" với lời hứa : "Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng với phương châm "không ngừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", "bất kể người đó là ai".
Nhân dân đã nghe những lới hứa tương tự từ miệng các Tổng bí thư tiền nhiệm, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng chính ông Trọng từng than phiền chống nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu vì "những kẻ tham nhũng cứ trơ ra".
Dù vậy, thêm lần nữa, ông Tô Lâm vẫn hứa bừa "xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh".
10 căn bệnh nghiêm trọng
Cả hai tiêu chuẩn "đạo dức" và "văn minh" đã được nói nhiều trong nhiều năm, nhưng thực tế của tình hình suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là thành phần lãnh đạo, đã làm cho đảng mất uy tín trong nhân dân và lạc hậu hơn bao giờ hết.
Đáng chú ý là trong khi Tổng bí thư Tô Lâm "say sưa" với bài viết để giới thiệu mình thì báo điện tử của Trung ương đảng đã nêu ra công khái 10 chứng bệnh "chữa hoài không hết" của cán bộ, đảng viên.
Đó là các chứng bệnh : Quan liêu, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, tham danh, trục lợi, địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại.
Ngoài ra còn có bệnh cận thị : "Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chút những việc vụn vặt".
Cuối cùng là 3 chứng bệnh : Tỵ nạnh xu nịnh a dua : "Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi".
Thêm vào đó là "bệnh kéo bè kéo cánh : Ai hợp với mình thì dù xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người ta xuống".
Với 10 chứng bệnh nghiêm trọng do ông Nguyễn Phú Trọng để lại, liệu tân Tổng bí thư Tô Lâm có khả năng "thanh toán", hay ông cũng sẽ bị "các thế lực nội thù" đánh gục như bao nhiêu người đi trước ?
Phạm Trần
(13/08/2024)
Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi "ngoại giao cây tre"
Chính sách phi liên kết không phải là hoàn toàn mới nhưng được cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong "ngoại giao cây tre". Một "di sản" được ông cố vun đắp từ Hội nghị Đối ngoại toàn quốc (14/12/2021) và được coi là một "trường phái đối ngoại" của Việt Nam.
Tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tiếp phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell tại phủ chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 30/07/2024. AFP – Nhac Nguyen
Nhà nghiên cứu Hoàng Thị Hà tại Singapore, trong một bài viết đăng ngày 24/10/2023 trên trang Fulcrum (1), nhận định "mặc dù thiếu nội dung thực chất, nhưng khái niệm "ngoại giao tre Việt Nam" đã phát triển song song với sự trỗi dậy về mặt chính trị của ông Trọng khi ông củng cố vị trí nổi bật trong hệ thống lãnh đạo tập thể của Việt Nam trong những năm gần đây. Sự trỗi dậy về mặt chính trị của ông cũng phụ thuộc vào cơ may địa-chính trị của Việt Nam, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cạnh tranh để kéo Việt Nam về phía họ. Người ta có thể lập luận rằng "ngoại giao cây tre" của ông Trọng xuất phát từ sự tình cờ về mặt địa chính trị của Việt Nam hơn là từ sự đổi mới chính sách".
Còn trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 06/06/2024, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý "khái niệm ("ngoại giao cây tre") là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà đảng cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện với những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước" (2). Tuy nhiên, sau 14 năm, đảng cộng sản Việt Nam có tổng bí thư mới. Đại tướng Tô Lâm, nguyên bộ trưởng Công An, trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi lần lượt giữ chức chủ tịch nước và tổng bí thư, ít nhất cho đến Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIV, dự kiến diễn ra vào tháng 01/2026.
Di sản "ngoại giao cây tre" sẽ được tiếp tục như thế nào ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Vũ Khang, chuyên về an ninh Đông Á, trường Đại học Boston (Boston Collegue), Hoa Kỳ.
RFI : Đảng cộng sản Việt Nam bước sang trang mới sau 14 năm lãnh đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ có thay đổi như thế nào với sự kiện này ? Chiến lược "ngoại giao cây tre" sẽ vẫn được tiếp tục ?
Vũ Khang : Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ không có thay đổi gì dưới thời của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm vì có hai lý do chính.
Thứ nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có mục tiêu đầu tiên, đó chính là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong ngoại giao. Nếu Việt Nam có những hành động thay đổi lớn trong chính sách "ngoại giao cây tre", nhất là Việt Nam muốn mở rộng quan hệ ngoại giao đối với những nước "thù địch" với Trung Quốc thì điều đó có thể khiến Trung Quốc phật lòng. Và trong trường hợp đấy, Việt Nam sẽ phải hứng chịu những đáp trả không cần thiết từ Trung Quốc. Nhưng trong trường hợp hiện nay, Việt Nam với Trung Quốc hoàn toàn không có những lý do gì để hạ quan hệ ngoại giao song phương. Cho nên Hà Nội không có lý do gì để mà thay đổi đường lối "ngoại giao cây tre" hiện giờ.
Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn do Bộ Chính trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa. Cần phải hiểu rõ là chính mô hình của Bộ Chính trị này tạo điều kiện cho một tập thể lãnh đạo, ra quyết sách, quyết định của đất nước, chứ không phải là một cá nhân. Cho nên, chừng nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính trị không muốn thay đổi đường lối chính sách "ngoại giao cây tre" hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam.
RFI : Như anh vừa nêu phần nào, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm hiện giờ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam nhưng dường như lại không có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, điều này có thác động như thế nào đến ngoại giao của Việt Nam, đặc biệt là với Trung Quốc và Hoa Kỳ ?
Vũ Khang : Thực ra kinh nghiệm đối ngoại không quá quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Nhất là khi các quyết sách ngoại giao của Việt Nam được thông qua bởi Bộ Chính trị chứ không phải một cá nhân. Tóm lại, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm có thể không có kinh nghiệm ngoại giao nhiều như những người tiền nhiệm nhưng không có nghĩa là những người đồng chí ở trong Bộ Chính trị hoặc những nhà hoạch định chính sách dưới quyền của ông Tô Lâm trong nước cũng không có kinh nghiệm ngoại giao nào cả.
Có thể hình dung ra rằng ông Tô Lâm như là một người đại diện lớn nhất cho chính sách đối ngoại của Việt Nam chứ ông cũng chỉ là một nhân tố quyết định chính sách đối ngoại. Cho nên kinh nghiệm ngoại giao của ông Tô Lâm, mặc dù về tương lai sẽ quan trọng, nhưng hiện giờ trong bối cảnh Việt Nam đang có sự thay đổi lớn về thượng tầng lãnh đạo, thì kinh nghiệm ngoại giao không phải là ưu tiên quan trọng nhất lúc này. Và cần phải nhấn rõ rằng kinh nghiệm ngoại giao cần phải được đúc kết về lâu về dài. Nhiều nhà lãnh đạo, kể cả những tổng thống của Mỹ hay những nước phương Tây khác, khi họ lên chưa chắc họ cũng đã có kinh nghiệm ngoại giao. Nhưng trải qua những lần công tác hay là những cuộc gặp quốc tế, họ dần trở nên bạo dạn hơn và có những tiếp xúc giúp cho họ có thêm kinh nghiệm để đối đáp với những đối tác nước ngoài.
Điểm tiếp theo, đó là về mặt quan điểm chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Việt Nam không thay đổi, cho nên đấy mới là điều mà Mỹ với Trung Quốc muốn nghe nhất thời điểm này, hơn là kinh nghiệm ngoại giao của ông Tô Lâm. Bởi vì thực ra Mỹ với Trung Quốc đều hiểu rằng là chừng nào Việt Nam còn duy trì một vị trí trung lập, kinh nghiệm ngoại giao của người đứng đầu hệ thống đảng và nhà nước không quá là quan trọng.
RFI : Với nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là Đức và Slovakia, khủng hoảng ngoại giao liên quan vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin cũng như là những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, có còn là rào cản trong mối liên hệ với nhà lãnh đạo quyền lực nhất hiện nay không ?
Vũ Khang : Các nước phương Tây vẫn giương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền khi có những trao đổi qua lại với chính quyền Việt Nam. Đây cũng là một cách để họ có thể ép Việt Nam phải có những nhượng bộ về ngoại giao. Họ có thể sử dụng những lá bài này để lên án Việt Nam trên trường quốc tế nhằm làm tổn hại uy tín của Việt Nam. Tuy vậy, việc sử dụng ngọn cờ dân chủ, nhân quyền cũng chỉ là một trong rất nhiều phương thức để phương Tây bảo vệ quyền lợi của họ trong quan hệ với Việt Nam.
Chính việc dân chủ, nhân quyền cũng chỉ là một trong nhiều phương thức tạo điều kiện cho phương Tây. Đôi khi họ đặt những quyền lợi cốt lõi của họ, quyền lợi về kinh tế hoặc là quyền lợi về chính trị, lên trên cả những giá trị phổ quát về dân chủ, nhân quyền. Đơn cử Mỹ chẳng hạn, trong quá khứ, Mỹ cũng đã rất nhiều lần cho thấy là họ cũng không ngần ngại hợp tác, tăng cường quan hệ với nhà nước độc đảng nếu các nhà nước độc đảng đó có chung lợi ích với Mỹ.
Và chính Liên Hiệp Châu Âu cũng đã đánh tín hiệu với chính quyền của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm là họ coi trọng, muốn hợp tác với chính quyền mới của ông khi phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, đại diện cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell đã đến Việt Nam và dự lễ tang của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau khi dự lễ tang, ông đã có cuộc gặp với ông Tô Lâm. Chính cuộc gặp với một nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cũng khẳng định rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng không muốn những hiểu lầm, những sự kiện trong quá khứ làm tổn hại mối quan hệ giữa EU và nhà lãnh đạo mới của Việt Nam.
Cần phải nói rõ vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng đi lên, nhất là khi Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến những nước "bớt thù nghịch hơn" như Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chính Liên Hiệp Châu Âu cũng không có lý do gì để một chuyện trong quá khứ hoặc những vấn đề dân chủ, nhân quyền làm tổn hại tương lai, lợi ích của họ khi chính họ cũng nhìn ra được rằng mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam đang là xu thế toàn cầu và đang là một xu thế có lợi cho kinh tế của phương Tây.
RFI : Mới đây, tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với tổng thống Nga và hai bên khẳng định về mối quan hệ song phương. Trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga sẽ đi theo hướng như nào ?
Vũ Khang : Trước khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, vào tháng 07/2024, ông Tô Lâm đã là người đại diện cho chính quyền Việt Nam đón tổng thống Nga Vladimir Putin. Việc Nga gửi lời trao đổi với ông Tô Lâm trong tuần vừa rồi (ngày 08/08/2024) về việc Việt Nam và Nga muốn tăng cường quan hệ ngoại giao, thực ra không có gì là mới hay bất ngờ bởi vì từ xưa đến nay, chính sách đối ngoại của Nga luôn luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác Châu Á quan trọng song song với Ấn Độ khi mà Nga và Việt Nam có mối quan hệ quân sự từ rất lâu và quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gặp phải khủng hoảng đến mức trầm trọng như quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hoặc với Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh Việt Nam cũng nhận thấy rằng "ngoại giao cây tre" cần phải được liên tục phát triển và nhấn mạnh, thông qua việc Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga, việc Việt Nam và Nga có cuộc điện đàm để tái khẳng định chuyến thăm của ông Putin đến Hà Nội là một điều rất bình thường và cũng là một điều nằm trong chính sách đối ngoại "ngoại giao cây tre" của Việt Nam. Sự kiện đó cũng muốn tái khẳng định rằng chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam dưới thời tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm sẽ không có gì thay đổi so với thời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh Vũ Khang, trường Đại học Boston, Hoa Kỳ.
Thu Hằng
Nguồn : RFI, 12/08/2024
*******
(1) Nguyen Phu Trong’s ‘Bamboo Diplomacy’: Legacy in the Making?
(2) Trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Việc có đến 4 ủy viên Trung ương Đảng bị cho thôi chức ngay trong ngày ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư vừa là dấu hiệu cho thấy công cuộc chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ, vừa là động thái răn đe để củng cố quyền lực của ông Lâm, các nhà quan sát chính trị nói với VOA.
Bốn ủy viên trung ương Đảng mất chức trong buổi chiều sau khi Trung ương Đảng bầu ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư vào sáng ngày 3/8
Các ủy viên Trung ương phải ra đi gồm có Phó thủ tướng Lê Minh Khái đồng thời cũng là Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm.
Thông cáo được Trung ương Đảng phát đi sau hội nghị toàn thể hôm 3/8 cho biết bốn vị này ‘có một số vi phạm’ theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương nhưng không nói rõ là vi phạm gì.
Trước đó trong ngày, hội nghị Trung ương Đảng đã bỏ phiếu với tỷ lệ tuyệt đối là 100% để ‘suy tôn’ ông Tô Lâm, chủ tịch nước, lên làm người lãnh đạo tối cao của Đảng thay cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin.
Tại cuộc họp báo ngay sau đó, tân Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định rằng ông sẽ tiếp tục công tác phòng, chống tham nhũng một cách mạnh mẽ với phương châm như cũ là ‘không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai’.
‘Cờ đến tay là phất’
Việc một loạt ủy viên trung ương phải ra đi ngay ngày Tổng bí thư mới lên nắm quyền là điều chưa từng thấy trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Theo ông Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị ở Hà Nội, nó cho thấy ông Tô Lâm ‘cờ đến tay là phất, và phất một cách rất quyết liệt’.
"Nó có thể là lời răn đe đối với những người khác rằng từ nay cho đến Đại hội 14 thì việc sắp xếp lại nhân sự nằm trong tay tổng bí thư mới", ông nhận định.
Theo ông A thì động thái này ‘chắc chắn có tác dụng làm cho các ủy viên trung ương phải sợ ông Tô Lâm’. Ông dẫn ra việc mặc dù 4 ủy viên trung ương buổi chiều bị mất chức nhưng buổi sáng hôm đó vẫn cùng toàn thể Trung ương Đảng bỏ phiếu 100% cho ông Tô Lâm.
Ông A cho rằng đây là ‘điều kỳ lạ’ và nó ‘cho thấy sự kinh sợ của các ủy viên trung ương’ trước ông Tô Lâm.
Tuy nhiên, nhìn bên ngoài thì nó lại gửi thông điệp về cuộc chiến chống tham nhũng vốn là di sản mang dấu ấn của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng theo lời của nhà quan sát này.
"Thông điệp là công cuộc đốt lò vẫn tiếp tục, bởi có những người và những vụ việc đã khởi động từ thời ông Trọng chủ trì công việc chống tham nhũng, nhiều hồ sơ đã có sẵn rồi thì những việc đấy vẫn được tiếp tục", ông A nói và cho rằng việc này có tác dụng tuyên truyền rất lớn đối với người dân.
Nhưng việc Đảng không công bố vi phạm của 4 ủy viên trung ương bị mất chức lại ‘không hề làm cho người dân tin tưởng vào quyết tâm chống tham nhũng của tổng bí thư mới’. "Người dân sẽ cho rằng các ông ấy đang đánh nhau", ông nói thêm.
Theo lời nhà quan sát này thì ‘do chế độ độc tài sinh ra tham nhũng và không thể chống tham nhũng’ nên có lý do để tin rằng việc chống tham nhũng ‘là để loại bỏ những người không theo ý mình’.
‘Củng cố quyền lực’
Từ thủ đô Washington D.C., Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến, nhận định rằng đây là động thái ‘củng cố quyền lực’ của ông Tô Lâm.
"Làm việc bao giờ cũng phải có ê-kíp. Ông Tô Lâm lên làm tổng bí thư, chủ tịch nước thì cần phải có ê-kíp của riêng mình. Những người nào không hợp với ông hoặc thuộc phe đối lập với ông ấy thì đây là thời điểm ông ấy phải thanh trừng để củng cố quyền lực cho chính mình", ông Quân nói.
Ông lưu ý việc báo chí Việt Nam dùng từ ‘suy tôn’ để mô tả việc ông Tô Lâm được Trung ương Đảng bầu lên làm tổng bí thư với số phiếu được cho là tuyệt đối.
Về việc Đảng ra thông báo kỷ luật ngay ngày ông Tô Lâm lên nắm quyền, ông Quân phân tích : "Nó củng cố quyền lực ngay lập tức, củng cố quyền lực một cách quyết liệt, và đưa ra một thông điệp là sẵn sàng xử lý bất cứ đối tượng nào".
Về thông điệp chống tham nhũng qua động thái trên, luật sư này cũng cho rằng thông điệp chống tham nhũng của ông Tô Lâm ‘là công khai, rõ ràng và mạnh mẽ là ông ấy sẽ đi theo đường hướng của ông Nguyễn Phú Trọng’.
Tuy nhiên, ông nhắc lại việc ông Tô Lâm trong suốt quá trình đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã triệt hạ các đối thủ để bây giờ ‘đường ông ấy rộng thênh thang để ông ấy tiếp tục bước lên vị trí cao hơn’.
"Bây giờ dân chúng đã nhìn rất rõ, họ thấy không phải kỷ luật là chống tham nhũng mà chỉ là cái cớ mà thôi, cái cớ để người ta triệt hạ lẫn nhau nhằm củng cố quyền lực".
Nguồn : VOA, 10/08/2024
Sau khi trúng cử chức Chủ tịch nước vào ngày 22/5/2024, ông Tô Lâm tiếp tục được toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tín nhiệm để đảm nhận vai trò Tổng bí thư vào ngày 3/8/2024.
Ông Tô Lâm tiếp tục được toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tín nhiệm để đảm nhận vai trò Tổng bí thư vào ngày 3/8/2024.
So với ông Võ Văn Thưởng [1] khi trúng cử Chủ tịch nước với tỉ lệ 98,38%, ông Tô Lâm vượt lên theo tỉ lệ 99,97%. So với cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng [2], khi được tín nhiệm chức Chủ tịch nước chiếm tỉ lệ 99,97%, ông Tô Lâm đạt mức 100%.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tân Tổng bí thư kiêm tân Chủ tịch nước Tô Lâm là người đầu tiên và duy nhứt đạt được sự tín nhiệm đến mức tuyệt đối.
Trong hai vai trò mới, ông Tô Lâm đã nhận được lời chúc mừng của nhiều quốc gia. Trong các nước, giới quan sát nhận thấy có hai quốc gia "đang khó ở với nhau" vì chiến cuộc Nga - Ukraine, đó là Hoa Kỳ và Nga, họ đều gởi lời chúc mừng. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 8/8/2024 cho biết thêm [3] : Dù ngày 3/8/2024, Tổng thống Putin đã có thơ gởi chúc mừng nhưng "...trưa 8/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin". Bài báo này kết thúc bằng câu : "Trong không khí trao đổi nồng ấm, Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng, mong được đón Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Liên bang Nga". Tuy nhiên, bài báo không nói rõ ông Tô Lâm có nhận lời của ông Putin với thời gian công du hay không.
Báo Thanh Niên cho hay [4], trong cuộc họp báo sáng ngày 3/8/2024 "...Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng như thời gian qua, 'không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm...". Quả thật vậy ! Tin mới ra [5] chiều ngày 8/8/2024, cho biết một loạt cán bộ cấp cao bị đề nghị kỷ luật, trong đó có cựu Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Trước đó, ngày 3/8/2024, ông Khái đã bị cho thôi chức cùng nhiều cán bộ cấp cao : Đặng Quốc Khánh (Bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường), Nguyễn Xuân Ký (Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh), Chẩu Văn Lâm (Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang).
Khác với các ông Phó Thủ tướng : Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam khi bị kỷ luật, ông Lê Minh Khái bị chỉ đích danh sai phạm với "khu đô thị Đại Ninh" thuộc tỉnh Lâm Đồng. Điều này gần như đồng nghĩa - ngoài kỷ luật đảng - ông Khái còn phải đối diện với quan tòa về các vi phạm được nêu ra.
Song song đó, báo chí cũng loan tin Thiếu tướng Vũ Hồng Văn nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, do ông Trầm Cẩm Tú - Chủ nhiệm Ủy ban đó trao vào ngày 8/8/2024, theo quyết định của Bộ Chính trị (mới nhứt) gồm 14 người với nhiều vị trí xáo trộn, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời. Trong đó, ông Đinh Tiến Dũng đã mất chức Bí thư thành ủy Hà Nội và được thay bằng bà Bùi Thị Minh Hoài. Từ hàng chục năm trước, số lượng Bộ Chính trị thường là số lẻ để đúng với nguyên tắc bất di bất dịch "tập thể lãnh đạo - cá nhơn phụ trách", để khi ra quyết định trong trường hợp gai góc, chỉ cần hơn 1 phiếu đã mang tính quyết định của tập thể Bộ Chính trị.
Bước đầu ông Tô Lâm cho thấy sự thành công trong vấn đề nội trị như thượng dẫn, với tư cách Tổng bí thư - Chủ tịch nước. Đây cũng là mô hình của Trung Quốc, bởi ông Tập Cận Bình, từ năm 2013 đến nay.
Một trong các ưu điểm của chế độ độc tài toàn trị là tạo ra được ê kíp ưng ý, để khai triển tư tưởng. Ở Trung Quốc, khái niệm "Tư tưởng Tập Cận Bình" được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2012 nhưng đến tháng 10/2017, tại đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc mới chánh thức được công nhận và họ nhứt trí đưa "Tư tưởng Tập Cận Bình" vô điều lệ đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội đảng, diễn ra vào tháng 1/2026. Lần đại hội đảng này cũng cho biết, việc sửa đổi điều lệ đảng là một phần quan trọng [8]. Do đó, giới quan sát có lẽ cũng trông ngóng vấn đề này để tìm thấy "Tư tưởng Tô Lâm" ? !
Có thể coi ông Tô Lâm như là nguyên thủ quốc gia có thực quyền đầu tiên của Việt Nam, tính từ nửa thế kỷ qua. Tuy vậy, với vai trò một nguyên thủ quốc gia, hầu hết những nhà nghiên cứu đều đồng thuận sự thành công hay thất bại của họ, phải thể hiện qua 2 lãnh vực "nội trị và đối ngoại".
Với quyết tâm sắt đá chống tham nhũng, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy có hy vọng hơn một chút. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam với tục ngữ "Một người làm quan cả họ được nhờ", tính cho tới nay có vẻ vẫn là rào cản cho ông ta khá cao. Liệu ông Tô Lâm có vượt qua nổi hàng rào kiên cố này không ? Có lẽ cần thêm một khoảng thời gian.
Về "đối ngoại" đã được ghi trong Cương lĩnh Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp, cũng như các bộ luật liên quan : Việt Nam muốn làm bạn với thế giới cùng chánh sách Bốn Không, chắc chắn cũng gây khó khăn rất nhiều cho tân Tổng bí thư - tân Chủ tịch nước Tô Lâm, với hiện tình thế giới vô cùng căng thẳng. Trong đó, cuộc chiến giữa Nga với Ukraine do Hoa Kỳ cùng phương Tây ủng hộ và hỗ trợ cao nhứt, dễ khiến cho ông Tô Lâm rất khó khăn, bởi bên nào cũng là bạn tốt và Nga đã là "đối tác chiến lược toàn diện" từ năm 2012, còn Hoa Kỳ cũng với tư cách đó nhưng mới đây, vào năm 2023. Cũng như vấn đề "nội trị", có lẽ cần thêm một khoảng thời gian, để ông Tô Lâm tỏ rõ tài năng trong vấn đề "đối ngoại". Bởi việc phủ nhận kinh tế thị trường mới đây từ Hoa Kỳ là kết quả từ tiền nhiệm của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nam Gia
Nguồn : RFA, 09/08/2024
Chú thích :
[1] https://thanhnien.vn/ong-vo-van-thuong-duoc-bau-lam-chu-tich-nuoc-185230...
[2] https://vnexpress.net/99-79-dai-bieu-bau-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-la...
[3] https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-dien-dam-voi-tong-th...
[4] https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-tuc-chong-tha...
[5] https://tuoitre.vn/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-ky-luat-pho-thu-tu...
[6] https://dantri.com.vn/xa-hoi/danh-sach-14-uy-vien-bo-chinh-tri-khoa-xiii...
[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_T%E1%BA%ADp_C%E...
[8] https://dantri.com.vn/xa-hoi/dai-hoi-xiv-se-sua-dieu-le-dang-bau-bch-tru...
Giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam từ trong nước và hải ngoại thảo luận hiện tình chính trị Việt Nam và xu hướng, chuyển động cùng thách thức chính yếu có thể có tới đây với Đại tướng Tô Lâm sau khi ông nắm giữ cùng lúc hai chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguồn : VOA, 06/08/2024
Hai khách mời của buổi Hội luận tại Studio RFA là ông Lý Thái Hùng - Chủ tịch Việt Tân và Luật sư Đặng Đình Mạnh (tại Hoa Kỳ) cho rằng tranh chấp quyền lực sẽ càng lúc càng lên đến đỉnh điểm, không phải đợi đến năm 2026 mà có khi đến nửa năm 2025, Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều biến động lớn ở các vị trí lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi
Nguồn : RFA, 07/08/2024
Sau khi ông Tô Lâm nhậm chức Tổng bí thư, nhiều trang báo quốc tế đã đưa tin về sự kiện này với những lời bình luận khác nhau.
Tờ New York Times cho rằng việc bổ nhiệm này mang lại cho ông Tô Lâm cơ hội để củng cố vị trí của mình trong nội bộ đảng trước Đại hội 14.
Tờ New York Times cho rằng việc bổ nhiệm này mang lại cho ông Tô Lâm cơ hội để củng cố vị trí của mình trong nội bộ đảng trước Đại hội 14.
Trên Reuters, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định việc Việt Nam có Tổng bí thư mới có thể là dấu hiệu cho thấy đấu đá nội bộ sẽ tạm lắng.
Sau khi ông Tô Lâm lên làm Tổng bí thư hôm 3/8, lãnh đạo nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Lào và Campuchia, đã gửi điện chúc mừng.
Đánh giá với BBC News tiếng Việt ngày 3/8, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng việc ông Tô Lâm nhậm chức Tổng bí thư "không phải là điều bất ngờ".
‘Tạm ngưng đấu đá nội bộ’ ?
Ngày 3/8, Reuters dẫn nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang về việc ông Tô Lâm nhậm chức Tổng bí thư :
"Đây là dấu hiệu cho thấy sự tạm ngưng của các đấu đá nội bộ trong Đảng. Dù ông Lâm đã cam kết thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng, chiến dịch này có thể bị đình trệ bởi ông ấy có thể ưu tiên sự ổn định của hệ thống Đảng trước kỳ đại hội năm 2026".
Giáo sư Thayer cho rằng ông Tô Lâm sẽ "đặc biệt cảnh giác" trong việc loại bỏ nhân sự không phù hợp trước Đại hội 14, cụ thể là "những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của đảng".
Trong buổi họp báo sau khi nhậm chức Tổng bí thư, ông Tô Lâm cho biết sẽ tiếp tục công cuộc chống tham nhũng.
"Cá nhân tôi rất may mắn khi còn làm Bộ trưởng Công an cũng đồng thời nhận nhiệm vụ Phó ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng tiêu cực, trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bám sát ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm. Do vậy tôi đã có những kinh nghiệm nhất định", ông Tô Lâm nói.
Ông Tô Lâm được cho là cánh tay phải của ông Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là "đốt lò". Tuyên bố trong cuộc họp báo, ông Tô Lâm nêu phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng".
Nhận xét về tương lai sắp tới của công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC ngày 3/8 :
"Chiến dịch đốt lò sẽ không biến mất bởi tham nhũng vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Và nguyên nhân nó tiếp tục tồn tại vẫn là chính trị.
"Ông Tô Lâm đã sử dụng chiến dịch này để loại bỏ các đối thủ và tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ tiếp tục sử dụng chiến dịch này để kiểm soát các đối thủ.
"Tình hình đốt lò sẽ không trở nên gay gắt hơn, nhưng chắc chắn cũng sẽ không hạ nhiệt vào lúc này".
Tập trung quyền lực kiểu Tập Cận Bình ?
Điều mà nhiều tờ báo nước ngoài quan tâm là việc liệu ông Tô Lâm có tiếp tục giữ chức chủ tịch nước.
Theo Reuters, nhiều chuyên gia nhận định rằng chức chủ tịch nước của ông Tô Lâm chỉ là một bước đệm để ngồi vào ghế Tổng bí thư.
Nếu kiêm nhiệm hai chức, ông Tô Lâm sẽ có cơ hội gia tăng quyền lực và áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán hơn, đài Al Jazeera dẫn đánh giá của các nhà quan sát.
Al Jazeera cũng dẫn lời chuyên gia so sánh ông Tô Lâm với ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc.
Nói với BBC ngày 3/8, Giáo sư Abuza cho rằng "ông Tô Lâm rất thích trường hợp của Chủ tịch Tập Cận Bình".
"Ông Tập Cận Bình vừa là Tổng bí thư, vừa làm chủ tịch nước, đại diện hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế và tôi cho rằng Tô Lâm sẽ làm điều tương tự.
"Cũng có lý luận ngoại giao trong đó, người quyền lực nhất đất nước (tức Tổng bí thư) đại diện cho đất nước đó (chủ tịch nước).
"Nếu có người nào muốn kiêm nhiệm cả hai chức vụ này, đó hẳn sẽ là ông Tô Lâm. Tuy nhiên, tính lãnh đạo tập thể là rất quan trọng. Chúng ta vẫn cần phải chờ xem", ông đánh giá.
Việc kiêm nhiệm hai chức vụ Tổng bí thư và chủ tịch nước đã có tiền lệ mới đây. Sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, ông Trọng đã kiêm nhiệm hai chức vụ trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021.
Theo New York Times, các lãnh đạo đã từng thảo luận về việc tập trung quyền lực bằng cách nhất thể hóa vị trí chủ tịch nước và lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, từ lâu trong đảng đã có sự đồng thuận rằng cần phải duy trì sự ổn định bằng một hệ thống chia sẻ quyền lực, cơ chế có thể giúp ngăn chặn việc trỗi dậy của một lãnh đạo thâu tóm toàn bộ quyền lực.
Nói với NikkeiAsia, ông Nguyễn Khắc Giang cho rằng nếu ông Tô Lâm từ chức chủ tịch nước, người thay thế ông sẽ "là người từ quân đội, chứ không phải một đồng nghiệp từ Bộ Công an".
"Điều này sẽ giúp cân bằng quyền lực của Bộ Công an trong nhóm lãnh đạo cấp cao", ông Giang nói thêm.
Hiện có năm thành viên của Bộ Chính trị xuất thân từ công an.
Reuters dẫn lời một số quan chức và nhà ngoại giao nói rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang thảo luận về việc bổ nhiệm một tân chủ tịch nước để ông Tô Lâm tập trung vào vai trò Tổng bí thư.
Từ nay đến ngày Đại hội 14 diễn ra, ông Tô Lâm chỉ còn khoảng 16 tháng ngồi ghế Tổng bí thư.
Khi đó, ông Tô Lâm sẽ hơn 68 tuổi. Chiếu theo quy định hiện nay về độ tuổi tái cử vào Bộ Chính trị, thì ông Tô Lâm sẽ quá tuổi vào thời điểm đó.
"Nếu ông Tô Lâm muốn tiếp tục tại nhiệm, ông sẽ phải được miễn tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65, có thể viện dẫn việc ông có quá trình công tác xuất sắc", ông Thayer nói với BBC.
Khi được hỏi về vấn đề này, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với BBC ngày 3/8 :
"Họ sẽ được đặc cách khi cần thiết. Và thực tế là Việt Nam không thích có sự thay đổi quá lớn. Mọi người sẽ thấy rằng vào Đại hội 14, không quá nửa số lượng ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay đổi. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp đặc biệt".
Hiện tại, trong 14 ủy viên Bộ Chính trị, chỉ có 6 người sẽ dưới 65 tuổi vào tháng 1/2026.
Dần ổn định ?
Theo bài viết ngày 3/8 trên Financial Times, ông Tô Lâm nhậm chức Tổng bí thư đúng vào thời điểm quan trọng của Việt Nam - quốc gia đang trở thành thế lực sản xuất và hưởng lợi từ chính sách của các doanh nghiệp về đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Giới đầu tư ngày càng lo ngại khi liên tiếp các quan chức cấp cao của Việt Nam mất chức mà không có lý do cụ thể.
"Tôi nghĩ rằng việc ông Tô Lâm giữ chức Tổng bí thư có lợi cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Trước đó, việc các phó thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội mất chức là tín hiệu cho thấy sự bất ổn định của tình hình chính trị Việt Nam.
"Đốt lò sẽ không biến mất, nhưng nó sẽ trở nên ổn định và dễ dự đoán hơn một chút.
"Quãng thời gian trước các đại hội đảng thường sẽ yên tĩnh. Sẽ có ít quyết định và chính sách được ban hành. Đảng cộng sản tập trung nhiều hơn vào việc chuẩn bị cho đại hội. Vậy nên thời gian tới sẽ là về nội bộ nhiều hơn", Giáo sư Abuza chia sẻ với BBC.
Việc ông Tô Lâm giữ chức Tổng bí thư được cho là phần nào cho thấy Việt Nam đang dần ổn định hơn về mặt chính trị.
Tuy nhiên, báo Financial Times cho rằng việc ông Tô Lâm trở thành Tổng bí thư "có thể làm dấy lên thêm lo ngại về các quyền tự do dân sự ở Việt Nam".
Trước đó, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời và quyền lực của ông Tô Lâm đang lên, vào ngày 31/7, ông Claudio Francavilla, đại diện của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh Châu Âu (EU), đã nói với đài truyền hình DW rằng "sự gia tăng quyền lực của ông Tô Lâm không phải một tin vui cho nhân quyền".
Ông Francavilla nói thêm :
"Sự đàn áp và không hề khoan nhượng của chính phủ Việt Nam trước chỉ trích, cũng như sự thù hằn đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản sẽ gia tăng", ông nói với DW.
Nguồn : BBC, 04/08/2024
Đứng ở vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, liệu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có tạo ra được những bước ngoặt lịch sử cho đất nước ?
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
BBC News tiếng Việt hôm 18/7/2024 đưa tin : "Vào ngày 18/7, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thông báo này, do Văn phòng Trung ương Đảng phát đi, cũng cho biết Bộ Chính trị đã phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định".
Ngày hôm sau, 19/7, Tổng bí thư Trọng qua đời. Nhiều dư luận cho rằng, khi ông Trọng, mang danh "người Cộng sản cuối cùng" mất đi, chính trường Việt Nam có thể đi vào tình trạng hỗn loạn. Điều đó đã không xảy ra. Tô Lâm không cho phép một sự mất trật tự chính trị nào cho Đảng.
Hai tuần sau đám tang của Tổng bí thư Trọng, ngày 3 tháng 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu Tô Lâm làm tổng bí thư với tỷ số 100 phần trăm. Điều đáng chú ý là giới quan sát đã tiên liệu thế cờ quyền lực này của Tô Lâm và cũng không ai còn ngạc nhiên.
Nhiều đánh giá cho rằng rất có thể trong mười năm tới, chính trường và thể chế chính trị Việt Nam là của Tô Lâm. Người ta lo ngại là một chế độ công an trị khắc nghiệt sẽ gia tăng cường độ dưới thời vị tướng công an mưu lược và bản lãnh này.
Điều này có thể xảy ra không ? Tôi hy vọng là không.
Đây chính là thời điểm mà tân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nắm lấy nguyên lý lãnh đạo quốc gia của Nguyễn Trãi, "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân mà thay cường bạo".
Bài học Trần Thủ Độ
Hãy nhìn lại lịch sử nước nhà. Đúng 800 năm trước, 1225, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Vua Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm quốc thượng phụ, như thủ tướng chính phủ hiện nay, và giao hết quyền chính sự cho ông. Ngay sau khi lên nắm chức vụ, Thủ Độ phế thượng hoàng nhà Lý và bức tử vua Lý Huệ Tông, dù ông đã đi tu.
Chuyện kể rằng khi Thủ Độ đi ngang chùa Chân Giáo, thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ trước sân, bèn nói, "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Huệ Tông trả lời, "Điều ngươi nói ta hiểu rồi". Tối hôm ấy, tụng kinh Phật xong, Huệ Tông khấn, "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta. Ngày nay ta chết, đến khi các con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế". Xong ông ra vườn thắt cổ tự tử.
Năm 1232, khi hoàng tộc nhà Lý tụ tập cho lễ kỵ tổ tiên ở làng Hoa Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội (quê hương của Tổng bí thư Trọng), Thủ Độ bèn cho đào hầm sâu, làm nhà cúng tế lên trên, đợi khi mọi người nhà Lý uống say, giật sập nhà xuống hố sâu, chôn sống tất cả. Sau đó, chưa hết, Thủ Độ ra lệnh tất cả con cháu nhà Lý phải cải tộc sang họ Nguyễn.
Trần Thủ Độ tuy không có học vấn bao nhiêu, nhưng, cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, có "tài lược hơn người… được mọi người suy tôn, biết tôn trọng ý kiến kẻ dưới". Ông là người có tầm nhìn lớn trên bình diện quốc gia, không trả thù vặt, không thiên vị người thân tộc về quyền hạn và quyền lợi trong triều đình, biết lắng nghe phản biện can gián từ thuộc cấp.
Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lăng nước ta, thế quân giặc như nước vỡ bờ, Vua Trần Thái tông đích thân đánh giặc nhưng phải rút về sông Lô và Thiên Mạc. Vua lo lắng tham vấn Thủ Độ và được tâu, "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Cuối năm ấy, Trần Thái Tông xua quân lên Đông Bộ Đầu, đánh bại quân Mông xâm lược, cứu được nền độc lập quốc gia.
Nói về công và tội thì Thủ Độ đều có đủ. Về mặt đức lý gia tộc thì ông đã làm nhiều điều thất đức ; với dòng họ nhà Lý thì tàn bạo ; nhưng với cơ đồ đại cuộc, ở giai đoạn sống còn mong manh của quốc gia, Thủ Độ là một vị cứu tinh dân tộc.
Sử gia Lê Thành Khôi viết trong Lịch sử Việt Nam rằng, "Sự độc ác của Trần Thủ Độ vượt mọi giới hạn của luật tự nhiên, tuy nhiên, ông cũng lại là người kiến tạo đích thực cho sự nghiệp lớn lao của nhà Trần. Chính ông đã bình định đất nước [vốn đang] bị không biết bao nhiêu rối ren từ khi nhà Lý suy thoái gây nên tàn phá và dựng lại một chính quyền và một quân đội có đủ sức mạnh và cố kết giúp Đại Việt đẩy lui được các cuộc xâm lược của Mông Cổ".
Nhân dân mong gì ở Tổng bí thư Tô Lâm ?
Vậy, ta có mong rằng Tô Lâm có thể là một Trần Thủ Độ ngày nay?
Sự so sánh này chỉ có thể như là lòng mong mỏi, hơn là sự thật cá nhân. Hai con người nói trên ở vào hai giai đoạn xa xôi của lịch sử nước nhà vốn rất khác nhau. Tuy nhiên, trong góc nhìn giới hạn, ta phải hỏi, trong buổi giao thời này, liệu lãnh tụ Tô Lâm có mang một viễn kiến quốc sự lớn lao, bản lãnh nội trị ngang tầm với Thủ Độ ?
Hãy bình tâm và khách quan suy nhìn. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay đang đi vào thời kỳ với nhiều vấn đề khó khăn lớn, từ cấu trúc thể chế, biện minh độc quyền, đạo đức cán bộ đến bản lãnh cá nhân lãnh đạo. Trên bình diện chung, xã hội thì ổn định và hòa bình, kinh tế dù đang gặp khó khăn nhiều mặt nhưng vẫn chưa đến mức khủng hoảng. Nói như Tổng bí thư Trọng lúc sinh thời thì Việt Nam chưa lúc nào được như bây giờ. Đó là về mặt tích cực.
Tuy nhiên, khi nhìn sang mặt khác thì dù không rối loạn như cuối thời nhà Lý 800 năm trước, nhưng lòng dân và tâm tư đảng viên, cán bộ đối với chế độ bây giờ đang mang nhiều bất ổn và rối ren. Nói chung, Đảng cộng sản Việt Nam đang đi vào con đường đầy trắc trở và hiểm họa. Đảng đã hoàn tất vai trò lịch sử cho nhu cầu độc lập và thống nhất mà nhân dân và thời đại giao phó, và ngày nay Đảng chỉ tồn tại như là một sự thể quán tính của một triều đại đang đi tìm lối đi mới cho chính mình. Điều thất vọng lớn nhất là Đảng vẫn do dự và thiếu ý chí mở rộng không gian tự do cho quốc dân khi nhu cầu trật tự và ổn định chính trị xã hội đã được thiết lập.
Tình thế quốc gia đang chờ một lãnh tụ mới, một nhân vật mưu lược, với bàn tay thép, dám làm những điều phi thường để đưa giang sơn vào một con lộ sinh mệnh mới. Nhân vật đó có thể là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Câu hỏi : Liệu ông Tô Lâm có can đảm làm một cuộc đại cải cách mang tính lịch sử ? Tôi hy vọng ông là người có tầm nhìn, khả năng, dám dấn thân, can đảm để làm được điều mong đợi như thế.
Những đề nghị cải cách khẩn cấp
Để bắt đầu, mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hãy thực thi ngay 13 điều sau :
- Ân xá tất cả các nhân vật trí thức, nhân sĩ bất đồng chính kiến đang bị kết án, đang bị tù, hay đã thọ án, trong nước và hải ngoại, và phục hồi toàn diện quyền công dân của họ.
- Tạm ngưng thi hành các khoản hình luật liên quan đến các quyền ngôn luận và phản biện của công dân – nhất là Điều 331 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2017.
- Chấm dứt những giới hạn về ngôn luận trên không gian mạng. Tôn trọng quyền tố giác tội phạm, biểu đạt ý kiến, phê bình, phản biện về các vấn đề nhân sự và chính sách quốc gia, từ trung ương đến địa phương. Chấp nhận phản biện dù ngôn từ có tiêu cực hay nặng lời. Đó là giá trị của một thể chế văn minh, rộng lượng có khả năng chấp nhận khác biệt chính kiến.
- Bãi bỏ chế độ lý lịch đối với công dân cho mọi chức vụ, ngành công quyền.
- Loại bỏ chính sách "hồng hơn chuyên" cho các vị trí lãnh đạo. Bổ nhiệm lãnh đạo các bộ ngành theo trình độ chuyên môn, mở rộng cánh cửa tham chính và quản lý công quyền cho mọi khối đồng bào, đặc biệt là trí thức Việt kiều hải ngoại.
- Tách rời Bộ Công an ra làm hai bộ độc lập: Bộ Cảnh sát và Bộ An ninh nhằm giám sát lẫn nhau giảm thiểu sự lạm quyền của ngành công an.
- Cải tổ sâu rộng cơ chế và tinh giản nhân sự hành chánh công quyền ở mọi cấp. Giải thể các tổ chức, hội đoàn ngoại vi thiếu thực chất, tốn kém ngân sách. Tăng lương bổng cho cán bộ các ngành nhằm giảm thiểu tiêu cực vì nhu cầu kinh tế.
- Tái tổ chức Bộ Tư pháp và đổi danh hiệu sang Bộ Công lý. Bổ nhiệm Công tố viên quốc gia đóng chức năng truy tố hình sự từ trung ương đến địa phương. Đổi mới toàn diện Bộ luật Hình sự hiện nay nhằm hoàn chỉnh nhu cầu công lý trong giai đoạn mới.
- Gia tăng chức năng, khả năng, vai trò giám sát quốc sự cho Quốc hội. Hãy thực thi nguyên tắc hiến pháp rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực quốc gia tối cao.
- Cải cách toàn diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, và chính sách giáo dục đào tạo. Bổ nhiệm một chuyên gia Việt kiều trong lĩnh vực giáo dục làm bộ trưởng với một tầm nhìn và phương cách lãnh đạo mới từ cơ bản.
- Cải tổ sâu rộng Bộ Tài chính. Cải cách cơ chế quản lý và giám sát ngân hàng. Đổi mới chế độ thuế khóa vốn bất công và bất cập hiện nay, trong đó người giàu không đóng đủ thuế theo khả năng của họ - nhất là ở lĩnh vực bất động sản.
- Giải thể Bộ Tài nguyên và Môi trường để thành lập Bộ Gia cư và Bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân và tái lập trật tự thương trường nhà đất.
- Thành lập Bộ Bảo vệ Môi trường nhằm thực thi những chính sách mạnh mẽ khẩn cấp cứu nguy môi trường giang sơn.
Cho một chương sử mới
Còn rất nhiều điều cần phải làm. Những điều nêu trên chỉ là những bước đầu khiêm tốn, tối thiểu để dần đưa quốc gia sang một chương sử mới – như Trần Thủ Độ đã từng dấn thân xây dựng triều đại nhà Trần oai hùng và huy hoàng. Những hành động cải cách sơ khởi như thế sẽ ví như là tân tổng bí thư mạnh tay rút bỏ chùm rác vốn làm nghẽn ống cống trên đại lộ quốc gia đang ngập nước.
Lịch sử nước nhà trong giai đoạn kế tiếp đang ở trong tay Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – nhân vật có thể trở nên một anh hùng khi Việt Nam đang cần một lãnh tụ xứng tầm với mệnh lệnh thời đại.
Mong tân tổng bí thư sẽ thực hiện đạo lý trị quốc như trong lời phát biểu của ông ở buổi họp báo sau lễ nhậm chức, "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành ‘dân là gốc’. Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn không ai bị bỏ lại phía sau".
Nhân dân đang mong chờ lãnh tụ Tô Lâm hành động.
Nguyễn Hữu Liêm
Nguồn : BBC, 06/08/2024
Tác giả Nguyễn Hữu Liêm là tiến sĩ triết học, luật gia ở San Jose, California.
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra.
Ông Tô Lâm, Chủ tịch nước vừ a được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, thay ông Nguyễn Phú Trọng, hôm 03/08/2024.
Ông Tô Lâm mang quân hàm Đại tướng Công an, sinh ngày 10/7/1957, quê quán tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông còn có biệt danh "anh Tư Tô Lâm, chú Tư Tô Lâm".
Ông theo học ngành an ninh từ khi còn trẻ. Tháng 10/1974, ông là học viên khóa sáu của Trường Công an Trung ương, sau đổi tên thành Đại học An ninh nhân dân, nay là Học viện An ninh nhân dân. Sau đó, ông theo học và nghiên cứu lĩnh vực pháp luật, nhận bằng Tiến sĩ Luật học. Ngày 22/10/2015, ông được phong học hàm Giáo sư ngành Khoa học An ninh.
Tiểu sử không ghi ông đã theo học ở nước ngoài, nhưng được coi là người có kinh nghiệm nhất về an ninh nội bộ.
Theo tài liệu của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì khi phục vụ tại "Cục Bảo vệ chính trị III, tiền thân là Phòng Trinh sát thuộc Vụ Bảo vệ chính trị, Bộ Công an, ông "tập trung vào việc điều tra khám phá, đàn áp các tổ chức, cá nhân bất đồng chính kiến ngoài nước".
Ông được cho đã lãnh đạo chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến, đàn áp các tổ chức xã hội dân sự, thắt chặt kiểm soát internet và khống chế những người tranh đấu đòi dân chủ, tự do và nhân quyền.
Nhậm chức hứa gì ?
Trong diễn văn tuyên thệ nhậm chức ngày 03/08/2024, ông Tô Lâm nói : "Tôi xin hứa trước Trung ương, trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu, cùng các đồng chí Trung ương kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang, kinh nghiệm quý báu của Đảng ta và những thành quả mà các kỳ Đại hội, trong đó có Đại hội lần thứ XIII đã đạt được ; phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".
Ông cũng hứa sẽ : "Kế thừa và phát huy những thành quả" được gọi là "cách mạng" mà mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, kể cả việc "Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực".
Ông nói tiếp : "Chúng ta sẽ tiếp tục công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, với tinh thần xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng…" (họp báo ngày 03/08/2024).
Trong diễn văn nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Tô Lâm đã hứa hẹn rất nhiều
Khi còn sống, ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng tự hỏi : "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó ?" (21/01/2022).
Rồi cũng chính ông nghi ngờ liệu sai phạm đã xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Ông Trọng hỏi cán bộ : "Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không ?" Và "ai đã bao che, tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài ?".
Vì vậy, trước cái "bóng mờ" của Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm hứa : "Tập trung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết tại các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; đẩy lùi tham nhũng vặt bằng những giải pháp cụ thể".
Ông Lâm nói trước các nhà báo : "Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được 'giặc nội xâm' này".
Tuy nhiên mấy chữ "giặc nội xâm" đã tồn tại trong suốt 13 năm ông Trọng giữ chức Tổng bí thư. Dưới thời ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư (1991-1997), ông gọi tình trạng tham nhũng là "quốc nạn", nhưng cũng bó tay. Sang thời Lê Khả Phiêu gọi là "kẻ nội thù". Đến thời Nông Đức Mạnh thì tham nhũng đã công khai ở mọi nơi.
Khi ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền (2011) thì những kẻ tham nhũng lại "cứ trơ ra" không sợ ai. Ông nhìn nhận :
"Công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức rất lớn, đó là :
(1) Mặc dù các hành vi tham nhũng, tiêu cực vừa qua đã bị xử lý nghiêm, nhưng vẫn xuất hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật, nghiêm trọng hơn (như báo cáo các đồng chí đã nêu rất đầy đủ). Điều đó cho thấy, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên của chúng ta vẫn chưa tốt ; cơ chế, chính sách của chúng ta còn lỏng lẻo, tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực...
(2) Các hành vi tham nhũng hiện nay ngày càng tinh vi hơn, không chỉ ở trong một số người, trong một bộ phận nhỏ mà đã xuất hiện sự liên kết, liên thông ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương".
(Tuyên bố ngày 20/1/2024, tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng)
Kiên định – Giáo điều
Về tư tưởng chính trị, không ai nghĩ ông Tô Lâm dám "xé rào" cho cởi mở. Ông Lâm là người bảo thủ và kiên định Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hơn ai hết. Vì vậy, ông đã hứa "kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".
Ông Tô Lâm đã hứa trong ngày nhậm chức sẽ : "Kế thừa những thành tựu lý luận quan trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được các thế hệ lãnh đạo của Đảng, trong đó có đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết, đề ra…".
Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Tô Lâm nhắc lại lời trăn trối của ông Nguyễn Phú Trọng rằng : "Nếu là người, hãy là người cộng sản" (Điếu văn ngày 26/07/2024).
Nhiệm vụ trước mắt
Tổng bí thư Tô Lâm nói nhiều và ca tụng công lao người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng có ảnh hưởng bao phủ cả ông Lâm. Do đó, để giúp mình nổi bật, ông Tô Lâm phải đặc biệt quan tâm đến công tác nhân sự đảng khóa XIV. Nhưng liệu ông có khả năng "dẹp" nạn bè phái, chạy chức, chạy quyền và chạy các dự án xây dựng kinh tế của những kẻ tham nhũng hay không ?
Ngoài ra, ông Tô Lâm còn phải đối phó với tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Vì vậy, trước mắt ông Tô Lâm phải củng cố quyền lực, xây dựng đội ngũ phụ tá và lấy lòng Quân đội và Công an là những "lá chắn" và "thanh bảo kiếm" bảo vệ chế độ.
Phạm Trần
(05/08/2024)
Trung ương họp bất thường : Tại sao lại họp gấp ngày 3/8 ?
Hội nghị Trung ương bất thường vừa diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc phòng sáng 3/8/2024. Bất thường nhưng Ban Tuyên giáo lại muốn người dân coi là bình thường, dù trước đó không có bất cứ một dòng thông báo nào trên các phương tiện truyền thông "lề phải", như đối với các cuộc họp Trung ương trước đây, kể cả đối với những phiên bất thường. Ngay cả địa điểm của cuộc Hội nghị sáng 3/8 cũng bao phủ một không khí bí mật. Tại sao các Ủy viên lại kéo nhau về Hội trường Bộ Quốc phòng để bàn luận trong suốt trong một ngày, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Dường như lời giải thích được đưa ra là Cục 2 Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm an ninh cho địa điểm họp tốt hơn các nơi khác (kể cả địa điểm cũ là Hội trường của Ban chấp hành trung ương vẫn thường họp. Nhưng cũng có thuyết âm mưu giải thích nội hàm "an ninh" rộng lớn hơn, sâu sắc hơn như thế ! Cứ như là Trung ương sợ có lực lượng nào đó làm phản ?
Tân Tổng bí thư Tô Lâm tại cuộc họp báo sau khi chính thức nắm quyền - AFP
Trung ương họp ngày 3/8/2024, tức nhằm vào 29 tháng Sáu âm lịch (năm Giáp Thìn), là ngày Minh đường hoàng đạo (1). Ngày này được quan niệm là rọi sáng con đường thành công, may mắn, giúp mọi dự định, kế hoạch quốc gia trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Để chậm vài ngày nữa sẽ bước sang tháng Bảy, tháng mà các nhà chiêm tinh ngần ngại, cho đấy là tháng cô hồn, không nên khởi công, động thổ, hội họp, bàn chuyện lớn trong thiên hạ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Mật tông, tháng Bảy không hẳn là thời điểm đáng sợ, mà đó là cơ hội để thực hành tâm linh, tích lũy công đức và phát triển lòng từ bi. Có Lễ Vu Lan báo hiếu, đó là thời gian con người phấn đấu tu dưỡng có thể phát tâm Bồ Đề mạnh mẽ hơn, cầu nguyện cho sự an lạc và giải thoát cho tất cả chúng sinh. Nhìn chung, tháng này mang lại nhiều ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng trong việc phấn đấu và hướng thiện. Lạm bàn thế không phải để cổ võ cho sự mê tín dị đoan, mà chỉ muốn nhắc nhở các chuyên gia tâm linh cho Đảng, một thực tế là trên đời này, người tính không bằng trời tính.
Trở lại với bản tin của TTXVN ngày 3/8, tại Hội nghị, "căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở giới thiệu của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm… thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm… giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII" (2). "Suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100%" khiến chúng ta nhớ đến phát ngôn nổi tiếng được cho là của "Nguyên soái" Joseph Stalin, đại ý rằng, "vấn đề không phải là những người đi bầu, vấn đề là ai đếm phiếu" (3). Còn cái vế Trung ương đã "suy tôn" đồng chí tân Tổng bí thư thì phần lớn độc giả đều đại xá mà cho rằng, đây là "lỗi của cậu Thư ký" không sành tiếng Việt. Bởi vì trong tiếng mẹ đẻ của Việt tộc, hai chữ "suy tôn" chỉ được dùng trong văn cảnh : "suy tôn một đấng minh quân" hoặc "suy tôn vị Cha già dân tộc", chứ không thể đụng ai cũng "suy tôn" được. Dù có ngưỡng mộ tân Tổng bí thư bao nhiêu đi nữa, chưa thể phóng ngay bây giờ, kiểu "nâng bi" như thế. Bởi vì :
Phải khi ngộ biến tòng quyền
Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau !
(Nguyễn Du)
"Cân bằng quyền lực" hay "chia sẻ lợi ích" ?
Nghe qua các bài đít-cua của Thủ tướng Chính, rồi nghe tiếp lời tuyện thệ long trọng (4) và nội dung họp báo của tân Tổng bí thư (5) khiến độc giả liên tưởng ngay (nhanh như điện) tới bài viết của Facebooker Kim Văn Chính. Ông này khá dũng cảm, vì chẳng hề sợ bị ai đó gán ghép bài viết về "Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô" vào hoàn cảnh của Đảng cộng sản Việt Nam (6). Nhưng đọc mà cứ thấy nổi gai ốc vì giọng văn cũng như bối cảnh của các câu chuyện về những năm tháng Lenin bị đột quỵ, bị bạo bệnh kéo dài, về hoàn cảnh Lenin không hề nói việc ai có thể thay mình hoặc ý muốn của lãnh tụ là ai sẽ thay ông… Và cuối cùng là đoạn kết, sau khi Lenin mất, quyền thao túng Đảng cộng sản Liên Xô thuộc về Stalin, một kẻ quyết đoán, thô thiển, ác độc và không khoan nhượng với ai chống đối ông mà bị ông liệt vào hàng kẻ thù. Tôi không dám liên tưởng tiếp, chỉ cầu mong cho tất cả các Đảng anh em, trong đó có cả Đảng ta không rời vào "đoạn trường tân thanh" ấy !
Có thể Đảng cộng sản Việt Nam may mắn hơn, vì chúng ta không có truyền thống "sùng bái cá nhân". Blogger Hoàng Trường trên VOA cho biết, trước cuộc Hội nghị Trung ương nói trên, ngày 2/8/2024, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã nhóm họp để quyết định giới thiệu nhân sự cho Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu vào ngày hôm sau. Theo thông tin rò rỉ, cũng có ý kiến muốn "gộp" hai chiếc ghế trong "Bộ tứ" truyền thống của Việt Nam là Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào làm một. Việt Nam từng có tiền lệ, đã thí điểm việc "nhất thể hóa" giữa Đảng và Nhà nước một thời gian, giống như bên Trung Quốc và một vài nước khác. Các thí nghiệm ấy bất thành, có thể phần nào phản ánh xu hướng muốn duy trì "cân bằng động" trong cơ cấu quyền lực cao nhất ở Việt Nam. Điều tương tự cũng đã xẩy ra lần này trong cuộc thăm dò ngày 2/8 (7). 13/14 Ủy viên Bộ Chính trị vẫn giữ ý kiến cần phải tách hai trung tâm quyền lực, tức là chức danh Tổng bí thư Đảng với Chủ tịch nước, chứ không nên ‘nhất thể hóa’ như một lá phiếu duy nhất (tỷ lệ 1/14) đề xuất gộp hai trung tâm quyền lực Đảng và Nhà nước vào với nhau !
Vấn đề ở đây là duy trì được một cơ chế để lợi ích các bên đều được đảm bảo, rủi ro và trách nhiệm thì chia đều. Nói theo khoa học chính trị là thiết lập một trạng thái "cân bằng quyền lực" trong nội bộ Đảng và Chính quyền, không khuynh loát nhau, mà cùng nhau "tồn tại trong hòa bình" để quản trị đất nước. Trong tinh thần ấy, sau cuộc Hội nghị Trung ương còn nhiều việc đang dang dở, lương dân trong cả nước hy vọng, ngôi cửu trùng từ nay đã vững, Tô Đại tướng có thể yên tâm tương nhượng, chuyển giao cương vị mang tính lễ nghi cho phe quân đội là Đại tướng Lương Cường, người hiện vẫn đang giữ chức vụ là Thường trực Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương một thời gian trước mắt ! (8) Dư luận đang rất muốn biết, Quốc hội sẽ có họp bất thường vào ngày nào. Theo Blogger Dương Quốc Chính, để cho anh em Trung ủy đỡ phải bay đi bay về. Một thực tế là, nếu có nhất thể hóa giữa Tổng bí thư và Chủ tịch nước, thì báo chí chính thức đã giật tít rồi. Hiện tại truyền thông lờ tịt về vị trí Chủ tịch nước sẽ thế nào, nên có thể dự đoán là sẽ có thay đổi ! (9)
Trần Hiếu Chân
Nguồn : RFA, 05/08/2024
Tham khảo :
(1) https://huyenso.com/ngay-hoang-dao/y-nghia-cua-ngay-minh-duong-hoang-dao-n452.html
(3) https://www.luatkhoa.com/2020/07/5-cau-hoi-giup-ban-hieu-cach-he-thong-bau-cu-my-van-hanh/
(4) https://www.vietnamplus.vn/toan-van-bai-phat-bieu-nham-chuc-cua-tong-bi-thu-to-lam-post968519.vnp
(5) https://tuyengiao.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-hop-bao-sau-hoi-nghi-trung-uong-155655