Chủ tịch Tô Lâm được chỉ định làm lãnh đạo Đảng cộng sản, trở thành người quyền lực nhất
Nguyễn Giang, RFI, 03/08/2024
Trong sự kiện sáng ngày 03/08/2024 ở Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam đã bầu, trong phiên họp bất thường, đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch nước, chính thức lên làm người lãnh đạo cao nhất của Đảng này. Quyết định này được đưa ra hai tuần sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ tịch nước Tô Lâm tham dự buổi họp báo tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày 03/08/2024. AFP – Nhac Nguyen
Tại Singapore, thông tín viên Nguyễn Giang cho biết thêm :
"Ông Tô Lâm, người vừa tròn 67 tuổi hôm 10/07 vừa qua, đã tạm giữ chức điều hành công việc của Đảng sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạ thế hôm 19/7. Truyền thông Việt Nam nêu chức danh của ông là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng 2021-2026, tức là ông sẽ đóng vai trò nhất thể hoá hai chức trong tứ trụ của chính trị Việt Nam trong gần 2 năm.
Đây là điều đã từng xảy ra năm 2018 khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức chủ tịch nước vì chủ tịch Trần Đại Quang qua đời. Ông Trọng nắm hai chức cho đến Đại hội Đảng 13 đầu năm 2021 mới nhường lại vị trí đó cho ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng với sự thăng tiến của chủ tịch Tô Lâm lên làm tổng bí thư, vị trí số một trong nền chính trị có truyền thống dựa trên đồng thuận của nhiều bên, không rõ sau năm 2026 ông Tô Lâm có tiếp tục giữ cả hai chức vụ hay không.
Điều chắc chắn là ở vị trí chỉ đạo cao nhất trong công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ 14, ông sẽ có tiếng nói quyết định về diện mạo của dàn lãnh đạo hàng đầu ở Việt Nam sang cả đầu thập niên 2030. Phát biểu sau khi được 100% phiếu bầu làm Tổng bí thư, ông nêu ra triết lý cầm quyền cho cả bộ máy là phải "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".
Cũng trong ngày 03/08, Đảng cộng sản Việt Nam công bố kỷ luật Đảng vì sai phạm với một loạt vị trí gồm cả phó Thủ tướng Lê Minh Khái, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi trường Đặng Quốc Khánh. Điều này có nghĩa là các chức vụ bên chính phủ của họ sẽ bị tước đi sau khi bị loại ra khỏi Trung ương Đảng.
Hai bí thư Đảng là ông Nguyễn Xuân Ký của Quảng Ninh và Chẩu Văn Lâm của Tuyên Quang cũng bị nêu danh là vi phạm và loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Các công bố này phù hợp với cam kết và tân Tổng bí thư Tô Lâm nêu ra ngay trong ngày là ông sẽ tiếp tục công cuộc chống tham nhũng mà cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại.
Có ý kiến như của nhà quan sát tình hình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales cho rằng, việc tiếp tục chống tham nhũng sẽ giúp ông Tô Lâm định hình chính sách nhân sự trong 16 tháng trước Đại hội Đảng 14.
Bản thân Tổng bí thư Tô Lâm nhắc lại câu, coi tham nhũng là giặc nội xâm, phải bị đẩy lui. Về đối ngoại, ông nói Việt Nam "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết" và kêu gọi đoàn kết toàn dân, và cam kết "tận tâm, tận lực, tận hiến vì Đảng, vì đất nước và vì sự ấm no hạnh phúc của nhân dân".
Nguyễn Giang
***************************
Chủ tịch nước Tô Lâm làm tổng bí thư
BBC, 03/08/2024
Tại hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sáng nay 3/8, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13, thay cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sáng nay 3/8 sau khi đảm nhiệm cương vị mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị bất thường này diễn ra tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ghế tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam bị trống và Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành tạm thời.
Bài toán mà Đảng cộng sản cần giải là ai sẽ làm tổng bí thư từ nay cho tới Đại hội 14, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026. Do đó, hội nghị bất thường của Trung ương Đảng vào sáng 3/8 là để kiện toàn chức danh tổng bí thư, bởi vì Đảng không thể không có người đứng đầu.
Tại hội nghị lần thứ 9 hồi tháng 5, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao phương án kiện toàn chức danh chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị. Lúc bấy giờ, ông Tô Lâm đã được Đảng giới thiệu và Quốc hội bầu làm chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng vừa thôi chức.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói gì?
Tại họp báo sau hội nghị bất thường sáng nay 3/8, ông Lại Xuân Môn, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đã thông báo việc ông Tô Lâm được bầu làm tổng bí thư thay cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với số phiếu bầu đạt tuyệt đối.
Phát biểu tại họp báo, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất vô cùng to lớn, không thể bù đắp của Đảng, dân tộc, nhân dân ta. Trước yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã quyết định chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà trước hết là chức danh Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng".
Tân tổng bí thư còn nói: "Trên cương vị tổng bí thư, tôi sẽ cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta; phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn kết tư tưởng và hành động, ý đảng và lòng dân; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, trước hết là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13; tận tâm, tận lực, tận hiến, phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc".
Tiểu sử Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Ông Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957 tại Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Sự nghiệp của ông Lâm trong ngành công an Việt Nam đến nay đã kéo dài 5 thập niên.
Ban đầu, ông là học viên của Trường Sĩ quan An ninh (nay là Học viện An ninh nhân dân) vào năm 1974 rồi trở thành cán bộ Cục Bảo vệ Chính trị I, Bộ Công an vào năm 1979.
Ông Lâm chính thức được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1982, thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào năm 2016, và tiếp tục thêm một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị nữa vào năm 2021.
Tháng 4/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho đến tháng 5/2024.
Ông Lâm được thăng cấp đại tướng vào năm 2019 khi Tổng bí thư Trọng kiêm thêm chức chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào năm 2018.
Năm 2021, ông Tô Lâm trở thành Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Vào ngày 22/5/2024, ông Tô Lâm được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước.
Vào ngày 3/8/2024, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết với tỷ lệ tán thành 100%, trở thành tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay cho ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời.
Những dấu ấn Tô Lâm
Ông Tô Lâm trong cương vị bộ trưởng Công an được coi là người đóng vai trò chính trong nhiều vụ việc quan trọng liên quan tới lập pháp, an ninh nội địa, an ninh đối ngoại của Việt Nam.
Trong quá trình ông Lâm làm Bộ trưởng Công an (từ năm 2016 đến tháng 5/2024), thứ hạng của Việt Nam về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã được nâng lên từ vị trí thứ 113 năm 2016 lên vị trí thứ 83 vào năm 2023.
Dưới thời ông Lâm đứng đầu ngành công an, nhiều nhà hoạt động dân chủ, môi trường đã bị bắt. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ được đánh giá là bị siết chặt.
Bộ Công an dưới thời ông đã xây dựng và đề xuất thông qua Luật An ninh mạng vào năm 2018.
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh đang xin tỵ nạn tại Đức sau đó xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2017 cũng được đánh giá là có vai trò của ông Tô Lâm.
Theo Bộ Công an Việt Nam trong thông báo vào ngày 31/7/2017, ông Trịnh Xuân Thanh "đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú".
Tuy nhiên, phía Đức lại khẳng định ông Thanh bị an ninh Việt Nam bắt cóc.
Và cũng theo cáo buộc từ Đức và Slovakia, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sử dụng một chuyến công tác tới Slovakia để chỉ đạo vụ bắt cóc.
Vụ việc đã gây căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
Một trong những sự vụ an ninh trật tự trong nước nổi cộm là vụ tranh chấp đất đai dẫn tới xung đột chết người tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Vụ việc nảy sinh từ nhiều năm và kết thúc bằng một cuộc đột kích của công an vào rạng sáng 9/1/2020. Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an, sự kiện này đã dẫn tới 4 người chết, gồm ông Lê Đình Kình ở thôn Hoành và 3 công an tham gia vụ tấn công.
Phiên tòa xét xử vụ án sau đó đã dẫn tới 2 bản án tử hình cho các bị cáo là dân làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Sự kiện ông Tô Lâm tham gia bữa tiệc thịt bò dát vàng tại London (Anh) vào đầu tháng 11/2021 cũng khiến dư luận xôn xao, vì bữa tiệc đắt đỏ diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang gồng mình chống Covid.
Ông Tô Lâm được báo Việt Nam mô tả là đã biên soạn và xuất bản "những cuốn sách có ý nghĩa vô cùng to lớn", bao gồm:
Đánh giá về ông Tô Lâm
Ông Tô Lâm khi còn làm Bộ trưởng Công an không nhận được sự ủng hộ cao.
Bằng chứng là trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn hồi năm 2023, ông Tô Lâm có số phiếu "tín nhiệm cao" rất thấp (kém người đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tới 119 phiếu), trong khi nhận được nhiều phiếu "tín nhiệm thấp".
Tuy nhiên, tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khi biểu quyết cho chức danh tổng bí thư vào sáng 3/8, ông Tô Lâm nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.
Điều này cho thấy tính đồng thuận cao ở trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đánh giá về việc ông Tô Lâm được bầu làm tổng bí thư, Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Úc) chia sẻ với BBC :
"Việc Ban Chấp hành Trung ương chính thức xác nhận ông Tô Lâm làm tổng bí thư không phải là điều bất ngờ. Ban Chấp hành Trung ương Đang đang tuân theo quy trình bằng cách tổ chức một phiên họp bất thường để xác định sự thay đổi lãnh đạo cấp cao. Ông Tô Lâm sẽ đảm nhiệm phần còn lại của khoảng mười sáu tháng cho đến khi Đại hội 14 được tổ chức".
Giáo sư Thayer nhận định với việc ông Tô Lâm làm tổng bí thư, sẽ không có thay đổi lớn nào về chính sách đối nội và đối ngoại trong giai đoạn chuyển tiếp này.
"Ông Tô Lâm sẽ hoàn toàn tập trung vào việc giám sát các công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Với vai trò là trưởng Tiểu ban Nhân sự chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Tô Lâm sẽ đặc biệt cảnh giác để loại bỏ những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của đảng", Giáo sư Thayer nói.
Giáo sư Thayer cũng nói rằng khi Tô Lâm đã là tổng bí thư, có khả năng ông sẽ từ chức chủ tịch nước. Ban Chấp hành Trung ương sau đó sẽ đề xuất người thay thế ông lên Quốc hội. Nếu kịch bản này xảy ra, "Tứ Trụ" sẽ được khôi phục ở Việt Nam.
"Sự lãnh đạo tập thể mới này sẽ giúp trấn an các chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài rằng Việt Nam sẽ vẫn ổn định về chính trị cho đến khi quá trình chuyển giao lãnh đạo dự kiến diễn ra tại Đại hội 14. Vào thời điểm đó, một Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị mới sẽ được bầu. Nếu ông Tô Lâm muốn tiếp tục tại nhiệm, ông sẽ phải được miễn tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65, có thể viện dẫn việc ông có quá trình công tác xuất sắc", Giáo sư Thayer nhận định thêm.
Nguồn : BBC, 03/08/2024
**************************
Tổng bí thư Tô Lâm : ‘Đốt lò’ và 'ngoại giao cây tre’ sẽ ra sao ?
BBC, 03/08/2024
Với việc ông Tô Lâm làm tổng bí thư, hàng loạt câu hỏi được đặt ra về bức tranh chính trị sắp tới của Việt Nam, đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng và chính sách ngoại giao.
Ong Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư "không phải là điều bất ngờ" - Carl Thayer
Đánh giá với BBC News Tiếng Việt ngày 3/8, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng việc ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư "không phải là điều bất ngờ".
Theo ông Thayer, sẽ không có thay đổi gì lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong thời gian từ bây giờ cho tới Đại hội 14, diễn ra vào tháng 1/2016.
"Ông Tô Lâm sẽ hoàn toàn tập trung vào việc giám sát các công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.
"Với vai trò là trưởng Tiểu ban Nhân sự chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Tô Lâm sẽ đặc biệt cảnh giác để loại bỏ những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của đảng", Giáo sư Thayer nhận định.
Khi Đại hội 14 diễn ra, ông Tô Lâm sẽ hơn 68 tuổi. Chiếu theo quy định hiện nay về độ tuổi tái cử vào Bộ Chính trị, thì ông Tô Lâm sẽ quá tuổi.
"Nếu ông Tô Lâm muốn tiếp tục tại nhiệm, ông sẽ phải được miễn tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65, có thể viện dẫn việc ông có quá trình công tác xuất sắc", ông Thayer nói.
Điều này có nghĩa là "trường hợp đặc biệt" sẽ được áp dụng cho ông Tô Lâm, tương tự ông Nguyễn Phú Trọng trước đây.
Tiếp tục chống tham nhũng
Tại buổi họp báo sau khi nhậm chức, ông Tô Lâm khẳng định sắp tới công cuộc chống tham nhũng sẽ được tiếp tục, với phương châm, giải pháp như thời gian qua.
Theo lời ông Tô Lâm, chống tham nhũng vẫn sẽ "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", như những gì ông Nguyễn Phú Trọng từng nói nhiều lần.
"Chúng ta sẽ tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, với tinh thần xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng", ông Tô Lâm phát biểu.
Tuy nhiên, cách thức chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây từng được đánh giá là đã thất bại, do không giải quyết được các nguyên nhân xuất phát từ đặc thù của hệ thống.
Trả lời BBC News tiếng Việt ngày 22/7, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội cho rằng chiến dịch "đốt lò" của ông Trọng đã hoàn toàn thất bại.
"Không giải quyết triệt để những vấn đề nội tại trong hệ thống thì không giải quyết được tham nhũng. Các vấn đề đó bao gồm thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí, xã hội dân sự, thiếu một nhà nước pháp quyền với một hệ thống tư pháp độc lập, không có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực", ông Quang A phân tích.
Giờ đây, với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng", có khả năng là ông Tô Lâm vẫn sẽ giữ phương pháp chống tham nhũng cũ.
Bình luận với BBC ngày 28/7, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) từng cho rằng chiến dịch "đốt lò" được ông Tô Lâm sử dụng để gia tăng quyền lực và cơ hội kế nhiệm chức vụ tổng bí thư.
"Với sức mạnh to lớn của Bộ Công an, ông ấy bắt đầu điều tra các đối thủ, dưới danh nghĩa chống tham nhũng và âm thầm xây dựng hồ sơ chống lại các đối thủ trong Bộ Chính trị".
Ngày 21/7, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng ông ông Tô Lâm sẽ tiếp tục "chiến dịch đốt lò" nếu điều đó trao cho ông ấy một công cụ chính trị uy quyền hơn, và cũng sẽ tiếp tục "nền ngoại giao cây tre" cho đến khi nào bối cảnh quốc tế mang đến lý do thuyết phục khiến ông thay đổi cách tiếp cận đó.
"Phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên của ông Tô Lâm nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ trong nhu cầu củng cố quyền lực của mình. Giới đầu tư có thể đặt cược vào giới lãnh đạo coi lĩnh vực doanh nghiệp là ưu tiên, nhưng họ nên biết ai mới nắm thực quyền trong quốc gia này", ông nói thêm.
‘Thiếu kinh nghiệm ngoại giao’
Ngay sau khi hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương kết thúc, Tổng bí thư Tô Lâm đã đã chủ trì họp báo trong nước, quốc tế.
Tại đây, trong bài phát biểu, ông Tô Lâm có nhắc tới chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Về chính sách ngoại giao, ông Tô Lâm khẳng định sẽ "không có gì thay đổi". Theo ông Tô Lâm, đường lối ngoại giao cho thấy những hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Tô Lâm được đánh giá là "thiếu kinh nghiệm" trong vấn đề ngoại giao, theo bài viết ngày 31/7 trên trang DW, hãng truyền thông lớn của Đức.
"Nhận định với DW, các nhà phân tích cho rằng Tô Lâm thiếu các kỹ năng về chính sách đối ngoại so với ông Trọng.
"Phần lớn ban lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản, hiện nằm trong tay quân đội và cảnh sát, cũng có phần thiếu trong vấn đề này", bài viết nêu.
Tuy nhiên, cũng trong bài viết này, ông Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS (Singapore), lại cho rằng "chính sách đối ngoại của Việt Nam được quyết định tập thể bởi Bộ Chính trị".
"Do đó, sự trỗi dậy của phe an ninh khó có khả năng ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Ông Nguyễn Khắc Giang, tiến sĩ khoa học chính trị tại ISEAS, cho rằng Việt Nam sẽ tập trung hơn vào các vấn đề đối nội, nên khả năng cao là chính sách ngoại giao sẽ không có gì thay đổi.
Vào ngày 18/7, ông Carl Thayer đánh giá với BBC rằng ông Tô Lâm sẽ phải "học nhiều" để có kinh nghiệm nếu muốn trở thành tổng bí thư, đặc biệt là tăng cường khả năng xây dựng sự đồng thuận của tập thể.
"Ở Úc, chúng tôi có câu nói rằng ông ấy phải gắn biển số 'xe tập lái' để cảnh báo mọi người rằng đây là một công việc mới và hãy tránh xa ông ấy.
"Ở vị trí bộ trưởng (Công an), ông Tô Lâm có quyền lực trực tiếp, ông có thể ra lệnh. Ông không cần phải kêu gọi sự đồng thuận.
"[Bây giờ] ông ấy là một phần của quy tắc hoạt động của Bộ Chính trị, nơi có cơ chế xây dựng sự đồng thuận và lãnh đạo tập thể. Và đó sẽ là mảnh đất mới đối với ông Tô Lâm. Công tác xây dựng sự đồng thuận là điều mà ông ấy phải học hỏi.
Nguồn : BBC, 03/08/2024
******************************
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và ba ủy viên trung ương mất chức
BBC, 03/08/2024
Các ông Lê Minh Khái, Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Ký và Chẩu Văn Lâm vừa được thôi chức theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 3/8.
Từ trái qua : các ông Lê Minh Khái, Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Ký, Chẩu Văn Lâm
Theo thông cáo do Văn phòng Trung ương Đảng phát đi chiều 3/8, trong phiên làm việc buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét đơn xin thôi giữ các chức vụ của một số lãnh đạo cơ quan trung ương và địa phương.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị điều hành hội nghị.
Tại hội nghị, 4 ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 gồm : Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm được kết luận là đã vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thông cáo nêu rằng những vị lãnh đạo này vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Sau khi bốn ông này thôi thức, Ban Chấp hành Trung ương hiện còn 171 ủy viên.
Từ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, những người liên quan nếu giữ các chức vụ trong chính quyền thì sẽ được các cơ quan hữu quan làm thủ tục miễn nhiệm.
Cụ thể, việc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng của ông Lê Minh Khái và bộ trưởng của ông Đặng Quốc Khánh sẽ được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái
Ông Lê Minh Khái sinh năm 1964, quê ở tỉnh Bạc Liêu.
Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 và 13 ; bí thư Trung ương Đảng khóa 13 ; đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ông Lê Minh Khái từng giữ chức phó tổng kiểm toán nhà nước giai đoạn 2007-2014, sau đó trở thành bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Tháng 10/2017, ông làm tổng Thanh tra Chính phủ.
Ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ phó thủ tướng vào tháng 4/2021, được phân công theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực khối kinh tế tổng hợp như kế hoạch, tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, chứng khoán, dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, chi ngân sách nhà nước...
Ông Lê Minh Khái cùng các ông Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long là bốn phó thủ tướng giúp việc cho Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái
Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh
Ông Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, quê ở Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 (dự khuyết) và 13 ; đại biểu quốc hội khóa 14 và 15.
Ông Khánh từng là chuyên viên Phòng Thẩm định thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, sau đó kinh qua nhiều chức vụ ở tỉnh này như giám đốc Sở Xây dựng, bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.
Tháng 5/2023, ông Khánh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và giữ cương vị đó cho đến nay.
Ông Đặng Quốc Khánh là người kế nhiệm Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường
Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký
Ông Nguyễn Xuân Ký, sinh năm 1972, quê ở tỉnh Nam Định, là ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.
Ông từng giữ nhiều chức vụ ở tỉnh Quảng Ninh.
Từ tháng 9/2019 đến nay, ông Nguyễn Xuân Ký làm bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng từng làm bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký
Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm
Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm
Ông Chẩu Văn Lâm, sinh năm 1967, quê ở Tuyên Quang, là ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ông có nhiều năm công tác tại Tuyên Quang, từng giữ chức vụ giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, phó chủ tịch, rồi chủ tịch UBND tỉnh.
Tháng 3/2015, ông Chẩu Văn Lâm được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và giữ cương vị này từ đó đến nay.
Nguồn : BBC, 03/08/2024
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên như là ứng viên hàng đầu vào chức Tổng bí thư thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào ?
Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên như là ứng viên hàng đầu vào chức Tổng bí thư thay ông Trọng.
Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của Đảng cộng sản Việt Nam là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách".
Theo tiểu sử chính thức thì ông Tô Lâm mang quân hàm Đại tướng Công an, sinh ngày 10/07/1957, quê quán tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông còn có biệt danh "anh Tư Tô Lâm, chú Tư Tô Lâm".
Theo gương Bố, ông Lâm theo học ngành an ninh từ khi còn trẻ. Tháng 10/1974, ông là học viên khóa sáu của Trường Công an Trung ương, sau đổi tên thành Đại học An ninh nhân dân, nay là Học viện An ninh nhân dân. Sau đó, ông theo học và nghiên cứu lĩnh vực pháp luật, nhận bằng Tiến sĩ Luật học. Ngày 22/10/2015, ông được phong học hàm Giáo sư ngành Khoa học An ninh.
Tiểu sử không ghi ông đã theo học ở nước ngoài, nhưng được coi là người có kinh nghiệm nhất về an ninh nội bộ.
Theo tài liệu của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì khi phục vụ tại "Cục Bảo vệ chính trị III, tiền thân là Phòng Trinh sát thuộc Vụ Bảo vệ chính trị, Bộ Công an, ông "tập trung vào việc điều tra khám phá, đàn áp các tổ chức, cá nhân bất đồng chính kiến ngoài nước".
Ông được cho đã lãnh đạo chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến, đàn áp các tổ chức xã hội dân sự, thắt chặt kiểm soát internet và khống chế những người tranh đấu đòi dân chủ, tự do và nhân quyền.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội từng đánh giá về Tô Lâm : "Ông Lâm cũng là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực".
Tướng Tô Lâm được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ ngày 9 tháng 4 năm 2016. Sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước vào ngày 20/3/2024, ông Tô Lâm chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam thứ 13 ngày 22/5/2024. Từ ngày 19/7/2024, ông Lâm chính thức tạm thời điều hành công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Chống tham nhũng
Trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Công an, tướng Tô Làm là phụ tá đắc lực của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác chống tham nhũng.
Thành tích nổi bật của ông Tô Lâm là đã thành công trong vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, nguyên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trịnh Xuân Thanh bị điều tra và kết luận có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Tuy nhiên Trịnh Xuân Thanh đã nhanh chân bỏ trốn ra nước ngoài. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của Nga và Slovakia, Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt tại Đức và dẫn độ về nước.
Ông Tô Lâm cũng thành công trong vụ án Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bị khởi tố, xét xử, kết án 30 năm tù do những sai phạm quản lý kinh tế khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bộ Công an, dưới thời ông Tô Lâm cũng thành công trong vụ án nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội nhận hối lộ, lần lượt chịu chịu tù chung thân và 14 năm tù.
Ngoài ra, ông Tô Lâm cũng thành công trong các vụ án : nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt giữ, điều tra về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Khi xẩy ra dịch Covid 19, Việt Nam tổ chức hồi hương công nhân ở nước ngoài, nhưng tham nhũng đã xẩy ra liên quan đến các chuyến bay giải cứu và bê bối tại công ty Việt Á làm nhiều quan chức bị điều tra và bỏ tù.
Trong thời còn là Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm nói : "Trong mọi thời kỳ, xây dựng và phát huy sức mạnh của nền an ninh nhân dân luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia".
Miếng thịt bò dát vàng
Bên cạnh thành công, dư luận vẫn chưa quên tai vụ tiếng của ông Tô Lâm tại nhà hàng ‘đắt tiền" nổi tiếng nhất Luân Đôn (Anh) Salt Bae hồi đầu tháng 11/2021.
Tin trên mạng viết : "Một đoạn video được đăng trên tài khoản TikTok của đầu bếp nổi tiếng Nusret Gökçe, được cho là trong chuyến ông Lâm công du tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021. Trong clip, ông được đầu bếp Gökçe tận tay dùng kiếm đút miếng thịt bò dát vàng vào miệng.
Không rõ bữa ăn do ai chi trả, nhưng theo các tờ báo quốc tế, sự kiện này đã gây phẫn nộ với nhiều người Việt Nam trên mạng. Họ cho rằng đây là bữa ăn xa xỉ, với giá món thịt bò dát vàng còn cao hơn một tháng lương của vị bộ trưởng, trong bối cảnh Việt Nam đang chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra với hàng triệu người đang gặp khó khăn".
Tuy nhiến, ông Lâm không bị Đảng kỷ luật về vụ này và báo chí của đảng cũng không dám loan tin.
Kiên định chủ nghĩa cộng sản – Uyển chuyển về ngoại giao
Xét trên lĩnh vực chính trị thì ông Lâm là người "tuyệt đối trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh. Mức độ giáo điều và bảo thủ của ông Tô Lâm cũng không thua gì cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, Tô Lâm đã hứa : "Tôi sẽ cùng với các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Pháp luật online,22/05/2024).
Ông Tô Lâm cũng dự kiến không thay đổi chủ trương ngoại giao được gọi là "cây tre" do ông Nguyễn Phú Trọng đề ra. Chính sách này đặt trên nền tảng "gốc vững, cành uyển chuyển". Tuy nhiên, Việt Nam thời Tô Lâm cũng giống như thời Nguyễn Phú Trọng sẽ không dám "xa Trung thân Mỹ" như nhiều người hy vọng.
Như vậy, nếu lấy hành động quá khứ để suy diễn tương lai thì hoạt động đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi Tô Lâm được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Phạm Trần
***************************
Thời Chủ tịch Tô Lâm, chính sách về ngoại giao và nội trị Việt Nam có gì thay đổi ?
RFA, 29/07/2024
Các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam trước mắt sẽ không có gì thay đổi, ít nhất cho tới Đại hội 14 của đảng cộng sản Việt Nam, một nhà quan sát chính trị nhận định.
Chủ tịch nước Tô Lâm trong ký họp Quốc hôi vào tháng 5/2024 - AFP
Ưu tiên thâu tóm quyền lực
Chỉ trong vòng hơn một năm, từ tháng 1/2023 - 5/2024, Việt Nam thay thành viên tứ trụ ba lần, bao gồm hai ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, cùng một Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Vào thời điểm đó, các chuyên gia quan sát tình tình chính trị Việt Nam đều đánh giá những thay đổi ở cấp thượng tầng như thế vẫn không ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại, cũng như chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi người đứng đầu Đảng cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, chủ tịch nước Tô Lâm tạm thời nhận luôn nhiệm vụ của ông Trọng khiến dấy lên câu hỏi các chính sách đối nội, đối ngoại sắp tới của Việt Nam có gì thay đổi hay không ?
Một nhà báo độc lập ở Việt Nam, hiện đang ở trong nước yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho rằng ít nhất là tới Đại hội Đảng 14 vào năm 2026, ông Tô Lâm sẽ chỉ thúc đẩy các chính sách đã được hoạch định từ đại hội Đảng 13 :
"Sẽ không có gì thay đổi. Đường lối đa dạng hóa và cân bằng giữa các cường quốc, chủ trương ngoại giao phục vụ kinh tế được đề ra từ các Đại hội Đảng trước đây.
Đường lối Ngoại giao cây tre vẫn được duy trì, vì chủ trương ấy đã mang lại những kết quả ngoạn mục trong thời gian ông Trọng nắm quyền. Ông Trọng là Tổng bí thư duy nhất của Đảng trong thời gian tại vị đã đón tiếp Nguyên thủ của cả ba cường quốc Mỹ – Trung – Nga".
Cô Duyên Bùi, hiện là giảng viên ngành Khoa học Chính trị tại trường đại học Hawaii Pacific University, cũng cho rằng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ để bảo vệ chỗ đứng của mình trên trường Quốc tế. Tuy nhiên :
"Nhưng tôi nghĩ Tô Lâm cũng sẽ nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn Mỹ. Bởi vì, đến cuối cùng thì những người lãnh đạo họ vẫn muốn bảo vệ chính quyền của họ và sợ diễn biến hòa bình nếu gần Mỹ quá".
Trong lời tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước hôm 22/5/2024, ông Tô Lâm khẳng định kiên định và triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ; kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân.
Nhà báo giấu tên cho rằng, nếu muốn điều chỉnh các chính sách để khẳng định dấu ấn riêng của mình, ông Tô Lâm phải chờ đến Đại hội 14 diễn ra vào tháng 1/2026, sau khi thâu tóm xong quyền lực.
Đồng quan điểm trên, ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, cho rằng trước mắt, người cần lo lắng trong lúc này chính là các thành viên trong nội bộ Đảng, những người thuộc các phe nhóm đối thủ của ông Tô Lâm trước đây :
"Trong cái tiến trình mà Tô Lâm tiếp tục củng cố quyền lực thì những người đối thủ trước đây, những phe nhóm khác thì họ sẽ gặp phải sự phản ứng từ Tô Lâm. Cho nên, tôi nghĩ là vấn đề là thời gian tới, chính thành viên cao cấp trong Đảng cộng sản Việt Nam là những người mà phải lo sợ cái sự thắng thế của của phe Tô Lâm".
Cô Duyên Bùi cũng cho rằng sắp tới ông Tô Lâm sẽ sử dụng quyền lực hiện có của mình nhằm loại trừ các đối thủ trong Đảng, thay vì tập trung vào cải tiến các chính sách quốc gia :
"Những người trong quân đội và công an mà lên nắm quyền như vậy thì mình thấy cái xu hướng là họ không có mạnh về kinh tế hoặc đối ngoại, vì quan tâm của họ là giữ quyền lực. Vì vậy, khi họ lên, trước hết là hăm dọa và triệt tiêu đối lập để tiếp tục giữ quyền, cho nên họ sẽ không tập trung vào những mặt khác của xã hội".
Năng lực điều hành quốc gia của Tô Lâm đến đâu ?
Theo ông Hoàng Tứ Duy, thế mạnh của ông Tô Lâm là "thanh trừng nội bộ". Ông Tô Lâm leo lên được vị cao trong Đảng như hiện nay là nhờ loại bỏ được các đối thủ chính trị chứ không phải là do năng lực điều hành quốc gia :
"Tôi nghĩ là một cái thử thách lớn cho ông Tô Lâm trong những ngày tới là ngoài cái khả năng thanh trừng nội bộ thì Tô Lâm có khả năng điều hành quốc gia hay không, và tôi nghĩ thường thường là các nhà độc tài họ không giỏi trong vấn đề điều hành quốc gia".
Theo nhà báo giấu tên, khả năng nội trị lẫn ngoại giao không phải là thế mạnh của của Tô Lâm. Tuy nhiên, chủ tịch nước tỏ ra khá linh hoạt qua hai chuyến xuất ngoại đầu tiên ở Lào và Campuchia mới đây :
"Cả hai chuyến thăm đều không có tuyên bố chung, nhưng bên trong, khi tiếp xúc với lãnh đạo hai đối tác quan trọng này, ông Tô Lâm đã đề cập đến nhiều vấn đề then chốt trong quan hệ với hai nước láng giềng phên dậu, không tránh những vấn đề gay cấn trong quan hệ, như vấn đề Kênh đào Phù Nam ở Campuchia".
Tình hình cả nội trị lẫn ngoại giao tới đây của Việt Nam sẽ khá phức tạp và nhiều thách thức mới. Nhà báo giấu tên đánh giá ông Tô Lâm sẽ có đất dụng võ, vấn đề chưa rõ là ông ấy sẽ "múa các đường quyền" như thế nào :
"Cách đây nhiều năm, Tô Lâm từng được Mỹ đánh giá là thông minh, sắc sảo khi ông ấy mới giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Công an. Từ ấy đến nay, ông ấy đã trưởng thành nhiều, nhưng chủ yếu trên lĩnh vực an ninh trong nước. Trên địa hạt kinh tế và đối ngoại, dĩ nhiên là ông ấy cần tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Nhất là trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực Ấn Độ dương- Thái Bình Dương sẽ đặt ra rất nhiều thách thức mới cho ASEAN, trong đó có VN. Nếu ông ấy nới tay đàn áp xã hội dân sự trong nước, tỏ rõ bản lĩnh trong quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông thì ông ấy sẽ được ghi điểm. Tuy nhiên, đây chỉ là những kỳ vọng, thực tế sẽ còn phải chờ".
Cô Duyên Bùi cũng nhắc lại một số vụ tai tiếng của ông Tô Lâm như đi ăn bò dát vàng đắt đỏ hay chỉ đạo vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước… Theo cô Duyên, điều này làm cho hình ảnh của một vị lãnh đạo quốc gia trở nên xấu hơn trong mắt quốc tế.
Nguồn : RFA, 29/07/2024
Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức lễ Quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tô Lâm đón ông Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/06/2024.
Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức lễ Quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo Nghị định số 105/NĐ-CP/2012 thì đây là hình thức lễ tang cao cấp nhất dành cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước gồm 4 cấp : Lễ Quốc tang, Lễ Tang cấp Nhà nước, Lễ Tang cấp cao và Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Cũng đã 4 năm, kể từ sau cái chết của ông Lê Khả Phiêu, Việt nam mới tổ chức một Lễ Quốc tang.
Dò đoán qua Ban Lễ tang
Trong một Lễ Quốc tang có Ban Lễ tang Nhà nước do Bộ chính trị quyết định thành lập. Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định kể trên thì Ban Lễ tang Nhà nước gồm 25 đến 30 thành viên nhưng danh sách Ban Lễ Tang được đưa ra lần này thì có đến 35 thành viên, trong đó chủ tịch nước Tô Lâm làm trưởng ban.
Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc Đế vương luôn thu hút sự quan tâm của "bàn dân thiên hạ". Việc ai chủ trì Lễ tang, ai đọc Điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.
Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ Quốc tang đang được tiến hành.
Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để "dò đoán" thái độ của từng nhân vật cấp cao.
Đã từng có những "ánh nhìn xéo" trong một đám tang để lại nhiều sự bàn tán, diễn ra không lâu sau khi ông Trọng bất ngờ hạ bệ được Thủ tướng quyền lực nhất lúc đó.
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, quy cách cờ rủ, số lượng vòng hoa, dải băng đen, địa điểm tổ chức lễ tang và nơi an táng đều đã được quy định theo Nghị định.
Ông Tô Lâm, với tư cách là trưởng ban, sẽ đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm trong khi quân nhạc sẽ cử bài "Hồn tử sĩ" của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Ông Trọng sẽ được mai táng tại Nghĩa trang Mai Dịch và vị vua hơn 13 năm qua sẽ trở về với lòng đất vô tri vào lúc 3h chiều ngày 26 tháng 7 năm 2024.
Đằng sau một cuộc đời
Ông Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại của Việt Nam. Là tiến sĩ về xây dựng đảng ông đã gây bất ngờ cho nhiều nhà quan sát chính trị khi loại được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bước vào vị trí quyền lực tối cao vào năm 2011.
Ông có vẻ đã tạo được một điểm nhấn sau cuộc đời mình khi "ngờ nghệch" đưa ra những yêu cầu và trách nhiệm nêu gương, tưởng như đương nhiên nhưng vô cùng khó khăn đối với các đảng viên cộng sản hiện nay. Nó vẫn tiếp tục là thách thức lớn với mọi con người.
Ông cũng hé lộ sự "ngây thơ chiến lược" khi nói câu "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hay chưa ?"
Nhận định rất hồn nhiên này đã làm cho nhiều chính trị gia ở Việt Nam và Nhân dân bừng tỉnh vì sự mơ hồ về một chủ nghĩa mà trước đây Đảng cứ nói chắc như đinh đóng cột, là trong tầm tay. Đối với nhiều người đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu, thậm chí đã ở ngay trước mắt.
Ông cũng có biệt tài nói "suôn mồm", người nghe thấy liền mạch và hợp lý nhưng không đọng lại được gì về mặt tư duy. Là sinh viên khoa văn, ông có thể "liên khúc" nhiều chuyện nghe "sướng tai" nhưng thường là xung đột lẫn nhau.
Chính ông cũng đang lúng túng trong một mớ lý thuyết về chủ nghĩa xã hội đang bị thực tiễn thách thức gay gắt.
Lấy cảm hứng từ "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình, ông thúc đẩy một chiến dịch chống tham nhũng được gọi là "đốt lò". Ông đã chỉ đạo hàng loạt cuộc điều tra, xét xử nhiều vụ tham nhũng lớn, đưa ra ánh sáng nhiều quan chức cấp cao.
Thế nhưng nỗ lực "đập chuột nhưng tránh vỡ bình" của ông sẽ là vô vọng vì chính chiếc bình sinh ra chuột và cuộc rượt đập này sẽ mãi mãi không bao giờ chấm dứt.
Ông đã đi từng bước có "lớp lang" về mặt đảng, nhưng về mặt quản trị Nhà nước, ông đã không đặt được một viên gạch nào đáng giá để lớp sau bước tiếp một cách chắc chắn. Trong thời kỳ ông trị vì : tự do báo chí bị bóp nghẹt, nhà nước pháp quyền suy yếu và xã hội dân sự bị triệt tiêu.
Khi ông qua đời, báo chí Việt Nam trích dẫn lời của nhiều người ca ngợi và tiếc thương, thậm chí cộng đồng mạng còn đổi cả hình nền để tiễn biệt ông. Có lẽ không bao giờ còn tìm thấy một nhà lãnh đạo được yêu mến như vậy nữa.
Đằng sau ông sẽ là một Việt Nam rất khác. Ông là chiếc gạch nối cuối cùng giữa những gì gọi là sự trong sạch quê mùa trong chính trị với một tầng lớp quan chức thực sự giàu có và đầy thủ đoạn.
Ông là dấu chấm than của quá khứ đầy ảo tưởng với tinh thần "thanh bạch" kẻ sĩ xưa kia, sau đó là một tương lai bất định của chủ nghĩa tư bản đầy hoang dã hiện nay.
Thanh gươm chặt củi
Khi tiến hành đốt lò, ông rất cần một công cụ và thanh gươm ông sử dụng chính là Bộ công an do Tô lâm đứng đầu. Ông Tô Lâm đã theo thế "đà đao" mà ra đòn với các nhân vật có tiềm năng thay thế ông Trọng.
Nhân vật đầu tiên được ông Trọng chọn là Trần Quốc Vượng đã bị hạ bệ. Người sau đó là Võ Văn Thưởng, Ông Trọng đã trực tiếp trao quyết định phân công ông Thưởng làm Thường trực Ban bí thư, rồi đưa lên làm chủ tịch nước như một sự ám chỉ về cương vị tương lai thay ông.
Thế nhưng, con đường đi đến chức vụ cao nhất của Võ Văn Thưởng đã bị chặn đứng lại bằng "trách nhiệm chính trị" và ông buộc phải từ chức vào tháng 3/2024.
Bà Trương Thị Mai cũng là một chiến hữu được ông ưu ái và cất nhắc, được coi là nhân vật số 2 đã ngồi ngay bên cạnh ông trong cả hai cuộc tiếp đón và hội đàm cùng Tổng thống Biden và Tập Cận Bình.
Một nhân vật khác nữa được ông tìm kiếm là Vương Đình Huệ, nhưng cũng không lâu ông Huệ Huệ cũng buộc phải từ chức mà phương pháp thực hiện cũng không khác bao nhiêu so với các nhân vật trước đó. Tức là "dứt dây để động rừng".
Nhà báo Trương Huy San trước khi bị bắt đã nói Việt Nam nên học Trung Quốc ở chỗ nên coi "Công an là công cụ của Bộ chính trị chứ không để Bộ chính trị trở thành con tin của công an".
Tiếc rằng thanh gươm Bộ Công an được ông Trọng sử dụng nhằm để triệt hạ những quan tham đã dần dần bành trướng, cản đường tất cả những ai có khả năng tiềm tàng bước đến vị trí cao nhất, và buộc Bộ chính trị làm con tin để Tô Lâm thực hiện ý đồ của mình.
Tô Lâm : Quyền lực và kẻ thù
Với cương vị Chủ tịch nước và là Trưởng ban Lễ Quốc tang cho ông Trọng, Tô Lâm đang là người có quyền lực nhất và ứng viên sáng giá nhất cho chức danh tổng bí thư.
Tuy vậy, ông sẽ còn hơn một năm nữa để chứng tỏ mình là lựa chọn duy nhất.
Trước mắt chắc chắn ông sẽ tiếp tục công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời thực thi chính sách "ngoại giao cây tre" để duy trì thế chiến lược quân bình giữa Mỹ và Trung Quốc.
Với chuyến "xuất mã" đầu tiên sang Lào rồi Campuchia, ông khẳng định cam kết coi trọng mối quan hệ láng giềng hữu nghị của Việt Nam với hai nước anh em và đã đụng đầu ngay với những lợi ích của Trung Quốc tại Cambodia qua kênh đào Funan Techo.
Trong bối cảnh có quá nhiều kẻ thù trong và ngoài nước, liệu ông Tô Lâm có đủ bản lĩnh để đối phó hay không ?
Tất cả phụ thuộc vào sự khôn ngoan của ông trong việc dàn xếp nội bộ, theo đó tuyệt đối phải giản hòa được với cánh quân đội, giữ tình hòa hiếu được với người anh Phương Bắc và cả Hoa Kỳ.
Nếu ông làm được như vậy, hình ảnh một vị tướng công an đã tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ăn bò dát vàng hay chỉ đạo tấn công vào làng Đồng Tâm có thể sẽ được quên lãng.
Khi đó tất cả những kẻ "bị lật tẩy", dí súng và đuổi đi, hiện đang ngấp nghé, sẽ tự biết mình và quy phục.
Thế nhưng từ nay đến đại hội vẫn là một chặng đường quá dài đối với Tô Lâm.
Và "đêm dài lắm mộng".
Lê Quốc Quân
Nguồn : VOA, 23/07/2024
Tội nghiệp ông Tô Lâm khi là một Đại tướng, Tiến sĩ Luật, Giáo sư ngành Khoa học An ninh, Bộ trưởng Bộ Công an, thành tích không hề ít… nhưng số đông dư luận lại chỉ nhớ rõ nhất về ông khi gắn với vụ ăn bò nướng dát vàng trong nhà hàng của "thánh rắc muối" ở Anh.
Ông Bùi Tuấn Lâm bắt chước động tác của Salt Bae khi phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Tô Lâm liền lãnh án tù mọt gong - Ảnh chụp màn hình
Anh rắc muối, tôi rắc hành
Rồi nối theo vụ "thánh rắc muối" là vụ triệu tập "thánh rắc hành". "Thánh" này thì Việt Nam chính hiệu con nai vàng. Thánh cũng bán thịt bò – đúng ra là bún bò, món ngon đặc sản của miền Trung, tại Đà Nẵng. Bún bò nên không rắc muối mà rắc hành, cũng điệu nghệ như cách "thánh rắc muối" làm xiếc trên món bít tết của mình vậy.
Thế rồi "thánh rắc hành" bị công an Việt Nam bắt, kết tội và xử 5 năm 6 tháng tù. Báo chí Việt Nam nói không phải vì hành động rắc hành mà vì người này đã nhiều lần "làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015).
Anh này cũng từng mặc áo vàng in ba sọc đỏ chụp hình đăng lên mạng Facebook.
Tuy chẳng ai có thể quy kết việc một người mặc chiếc áo khoác vàng tươi in ba sọc đỏ chạy dọc theo cánh tay là công khai thương nhớ chế độ Việt Nam cộng hòa và phản kháng chế độ Việt Nam cộng sản, nhưng đã là người Việt Nam thì ai cũng hiểu điều đó có nghĩa là gì. Và dù những người có trách nhiệm bảo vệ chế độ trong nước chưa gọi anh lên chất vấn thì không có nghĩa là họ quên ; những hành động tương tự sẽ được ghi vào bộ nhớ trong đầu họ. Khi đủ dày, chúng sẽ được ghi vào hồ sơ trong những chiếc tủ công vụ của họ. Nếu xét thấy lượng đã chuyển thành chất thì việc áp dụng điều 117 sẽ diễn ra.
Mối liên hệ giữa hành vi mặc áo vàng ba sọc đỏ và hành vi "tuyên truyền nhằm chống Nhà nước Việt Nam" có thể rất trực tiếp, công khai và nhanh chóng, nhưng cũng có thể rất tinh tế, khéo léo, kéo dài và không phải lúc nào cũng nhìn thấy được.
Cũng giống thế, vốn dĩ hai việc rắc hành và tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam không có tí tẹo liên quan gì cả, thế nhưng khi lại do một người từng có nhiều hành vi bị quân triều đình để ý thì nó sẽ tăng cấp độ được quan tâm lên gấp bội. Đặc biệt cái vụ rắc hành trông bên ngoài là hoàn toàn vui đùa này lại diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm, khi vụ ăn món bò nướng dát vàng của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đang phấp phới trên đỉnh của những ngọn thủy triều dư luận. Người dân Việt Nam không thể không liên hệ hai việc này với nhau, và như thế tấm ảnh, cũng như câu chuyện Bộ trưởng Công an đi ăn món ăn có giá gấp 6 lần lương tháng của mình, cứ thế mà lan tràn còn nhanh hơn cả virus.
Nên cho dù báo chí chính thống kiên quyết phủ nhận việc "thánh rắc hành" bị bắt và kết án là do… đá đểu vụ bò dát vàng của đại tướng Tô Lâm, thì dư luận nói chung vẫn khăng khăng cãi ngược lại.
Đến đây lại có điều cần làm rõ. Giả sử có người đá đểu thật thì…
Đại tướng Tô Lâm có hô quân bắt người đá đểu mình không ?
Đã ở tầm của một đại tướng, lại là Bộ trưởng công an, từng lăn lộn trong lĩnh vực an ninh chính trị mà thăng tiến thì hẳn không thể có thời gian hay tâm trí để trả thù một người dân đen cỏn con. Suy cho cùng, một người đã làm đến chức vụ lãnh đạo cao như thế thì đều từng trải, hiểu và chấp nhận việc bị dư luận săm soi trong mọi khía cạnh đời tư, thậm chí bị giễu cợt, chế nhạo. Miễn việc giễu cợt chế nhạo không đụng đến điểm nhạy cảm nhất trong tâm lý chính chủ, hoặc chưa chạm đến giới hạn chính trị mà chế độ ngầm chấp nhận. Sự thật là những chuyện tiếu lâm chính trị diễn ra ở mọi nơi, ở mọi thời điểm hoàn cảnh và nơi nó xuất phát nhiều nhất chính là từ trong hậu trường, từ trong ruột của chính thể ấy mà ra. Xem nó là chuyện trà dư tửu hậu mua vui trong những giờ phút căng thẳng của công việc, xem nó là một thứ vũ khí mềm để hạ bệ đối thủ, hay xem nó là thứ để giải tỏa những bất mãn không thể nói ra công khai… đều có thể. Thậm chí ở một mức độ trung dung với những nội dung đậm giải trí, nó còn được xem là một nét văn hóa nội bộ đặc thù.
Tôi tin Đại tướng Tô Lâm không ra lệnh bắt "Thánh rắc hành".
Nhưng cấp dưới của ông thì lại có thể.
Anh rắc muối, tôi rắc hành
Anh nổi tiếng, tôi vào tù
Vì nịnh thần ở đâu cũng có
Nịnh thần thì rất sốt sắng làm một việc nào đó mà họ nghĩ rằng sẽ khiến lãnh đạo vui. Bất kể điều đó có khiến lãnh đạo vui thật hay không, họ chỉ cần đón gió để tranh thủ lấy điểm.
Và vì ở Việt Nam, húy kỵ của các lãnh đạo e rằng còn ngặt nghèo hơn cả với vua chúa thời xưa.
Hôm giữa tháng 8/2022, một nữ streamer đã nhắc đến một vị chủ tịch nước có cái trán hói khi đang live stream, trả lời một bình luận của người xem rằng những người xem phim 18+ nhiều thường hơi hói.
Đọc kỹ toàn bộ câu nói của nữ streamer này, tôi hiểu ý cô là phản bác bình luận nói trên (nguyên văn : À, ok ông. Chứ chắc mấy bác Chủ tịch nước toàn chả làm cái mẹ gì suốt ngày ở nhà toàn xem phim 18+ nên là bác hói hết. Đầu đ* còn tóc luôn, đầu còn vài sợi lơ hơ đúng không ? Tại làm ăn đ* gì đâu, chả làm ăn gì, suốt ngày ở nhà xem phim 18+). Nhưng, xem lướt qua và nhất là khi người xem ồn ào cười cợt bình luận xung quanh ví dụ này, thì rất dễ kết luận cô ấy đang lôi vị chủ tịch nước có cái đầu hói nào đó ra chế nhạo.
Sau đó, cô gái bị Công an tỉnh Thái Bình xử phạt 10 triệu đồng vì "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân", làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước (trích nguyên văn bài báo trên báo Công Lý ngày 07/9/2022).
Mặc dù cô không hề nhắc đến tên vị chủ tịch nước nào. Mà chủ tịch nước hơi hói thì tôi tin là nhiều nước có, chứ chẳng riêng gì Việt Nam.
Thực tế nó thế cho nên người dân hình thành niềm tin chắc chắn rằng nếu dân thường mà cả gan dám cà khịa công khai lãnh đạo cao cấp thì sẽ bị sờ gáy, "đòn thù" (xin nhắc lại là người thò bàn tay ra sờ gáy nhiều lúc không phải là chính chủ bị đem ra cà rỡn hay chế nhạo, mà là những cấp dưới nịnh bợ của họ. Nhưng người dân thì chẳng ai biết đấy là đâu cả !).
Với tâm thế nô lệ lãnh đạo của khá nhiều kẻ cấp dưới, cụm từ "xúc phạm lãnh đạo" đã trở thành một cái gông có thể áp vào rất nhiều thứ, trở thành một thứ luật bất thành văn nhưng có tác dụng đe dọa ghê gớm.
***
Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần. Từ nhiều quan sát, người ta cho rằng Đại tướng Tô Lâm chính là người được chọn để thay thế ông Trọng trong hệ thống quyền lực. Từ đấy, sự e sợ khi nhắc đến món bò bít tết, bò dát vàng, thánh rắc muối… càng trở nên trầm trọng. Nói cách khác, từ nay những cụm từ này đã được thêm vào từ điển trọng húy của người dân.
Và đó là một điều đáng buồn cho tương lai lãnh đạo của Đại tướng Tô Lâm.
Nguyễn Nhơn
Nguồn : RFA, 23/07/2024
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam
Benoît de Tréglodé, Thu Hằng, RFI, 22/07/2024
Chủ tịch nước Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam khi kiêm nhiệm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản từ ngày 18/07/2024. Giới quan sát và truyền thông phương Tây đều cho rằng ông Tô Lâm "có khả năng củng cố quyền lực hơn nữa".
Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 20/06/2024 © Reuters – Minh Hoang
Là người trực tiếp chống tham nhũng và cũng là "người cuối cùng trụ lại", ông Tô Lâm sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng "phục vụ cả lợi ích riêng", theo nhận định của giáo sư Zachary Abuza, Trường Chiến tranh Quốc gia Washington.
Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là "bước đệm" cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công an.
Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam - tổng bí thư và chủ tịch nước - là "một thắng lợi hoàn toàn" của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM). Ông đánh giá : "Đây là một chính trị gia vô cùng quyền lực, nhận được sự ủng hộ của một bộ (Công an) nằm trọng tâm của dự án chính trị. Chúng ta sẽ thấy một sự cá nhân hóa quyền lực xung quanh ông".
Trả lời RFI tiếng Việt ngày 19/07, chuyên gia về Việt Nam Benoît de Tréglodé, nhấn mạnh sẽ "không có đoạn tuyệt", mà là "tiếp nối" chính sách của người tiền nhiệm. Có nghĩa là chiến dịch "đốt lò" sẽ tiếp diễn, nhưng được điều phối để tránh ảnh hưởng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
-------------------------
RFI : Ông Tô Lâm dường như từng không muốn trở thành chủ tịch nước Việt Nam nếu như chỉ giữ một mình chức vụ này nhưng hiện giờ ông đang giữ vị trí mà ông Võ Văn Thưởng phải từ bỏ. Chức vụ mà ông Tô Lâm thực sự nhắm tới là tổng bí thư Đảng cộng sản, hiện giờ ông được Bộ Chính trị chỉ định thay thế cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như vậy ông kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất. Liệu cuối cùng thời điểm có đến sớm hơn so với dự kiến không ?
Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí bộ trưởng Công an của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.
Vị trí chủ tịch nước có tầm quan trọng tương đối hình thức trong hệ thống chính trị Việt Nam, ông Tô Lâm không quan tâm trực tiếp đến chức vụ này. Nếu ông chấp nhận đảm nhiệm vai trò chủ tịch nước, đó là vì ông biết dù sao đi nữa thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không còn nhiều thời gian và chức chủ tịch nước thực sự chỉ là hình thức chuyển tiếp đối với ông. Xin nhắc lại là trong lịch sử chính trị Việt Nam đã có một số lần vị trí chủ tịch nước và tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm, ví dụ sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm từ năm 2019 đến 2021.
Hiện giờ, có lẽ chính việc tạm quyền, điều mà ông từng ngóng đợi và hy vọng đó, sẽ đưa ông giữ chức vụ này ít nhất cho đến đại hội sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam, vào đầu năm 2026. Cho nên, xin nhắc lại, đó là điều mà ông Tô Lâm đã tính toán.
RFI : Tại sao "đây là một thắng lợi hoàn toàn đối với ông" Tô Lâm, theo đánh giá của ông với một số cơ quan truyền thông Pháp ?
Benoît de Tréglodé : Điều đầu tiên cần ghi nhận là trong những năm qua, với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, các cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên, khủng hoảng Covid-19, tất cả các xã hội đều suy yếu. Vì vậy mục tiêu của các nhà lãnh đạo đất nước - vốn khá độc đoán - là làm mọi cách để bảo vệ sự phát triển yên bình của đất nước. Và nhìn từ góc độ này, trật tự là một khái niệm cực kỳ quan trọng. Đó cũng là điểm chung đã đưa ông Nguyễn Phú Trọng đến gần ông Tô Lâm hơn, lúc đó mới chỉ là bộ trưởng Công an chứ không phải là người kế thừa.
Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm đôi lúc vô cùng sóng gió. Nhưng rõ ràng họ có chung quan niệm là xã hội Việt Nam phải có kỷ cương, không thể để đất nước được quản lý theo cách "hỗn loạn, bất ổn" và cần phải cân bằng giữa chủ trương "cởi mở về chính trị" và quan niệm "chặt chẽ về trật tự". Do đó, trật tự và việc duy trì trật tự là trọng tâm trong dự án chính trị của hai nhà tư tưởng cực kỳ thực dụng này. Cả hai đều chưa bao giờ thực sự muốn xem xét lại sự cân bằng quyền lực truyền thống với Bắc Kinh, cũng như các nước lớn khác trên trường quốc tế. Mục tiêu là tránh bất ổn trong nước và cho phép kinh tế xoa dịu bớt những khát vọng tiềm tàng của người dân trong việc đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn.
RFI : Liệu "chiến thắng" này có khả năng kéo dài đến sau cả Đại hội đảng ?
Benoît de Tréglodé : Có. Phải nói là lịch sử thường không phải là nhà cố vấn hay lắm nhưng đôi khi thì ngược lại. Người ta vẫn nhớ đến một nhân vật ít nổi tiếng nhưng cuối cùng lại để lại một chút dấu ấn trong ký ức, đặc biệt là ở nước ngoài, trong đó có Pháp. Đó là bộ trưởng bộ Công an đầu tiên của Việt Nam, ông Trần Quốc Hoàn. Trong thời gian rất dài, gần 28 năm, từ năm 1953 đến 1981, ông Trần Quốc Hoàn đứng đầu một bộ nòng cốt, mà hiểu được cách vận hành của bộ này giúp nắm được sự hình thành chế độ chính trị Việt Nam.
Có thể hình dung là ông Tô Lâm lấy tấm gương lịch sử này để làm hình mẫu. Ông Trần Quốc Hoàn trở thành bộ trưởng bộ Công an năm 36 tuổi. Đây không phải là trường hợp của ông Tô Lâm khi ông giữ vị trí được đánh giá là quan trọng trong bộ máy Việt Nam. Nhưng dù sao gương mặt lịch sử này có ý nghĩa quan trọng để hiểu điều mà ông Tô Lâm muốn làm với chế độ chính trị Việt Nam và cách ông đã thành công trong vòng 3-4 năm vừa qua, đưa bộ Công an và người của ông vào vị trí không ai cạnh tranh được. Trong bộ máy Nhà nước, cũng như trong Bộ Chính trị và trong chính phủ, người xuất thân từ bộ Công an hiện giờ không có đối thủ cạnh tranh.
RFI : Việc ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất, ít nhất cho đến kỳ Đại hội đảng, có thể dẫn đến những thay đổi nào trong nội bộ ?
Benoît de Tréglodé : Sẽ không có thay đổi lớn nào. Trước tiên, đó là một kế hoạch chính trị đã được suy tính. Chúng ta nhớ là vào kỳ họp toàn thể của Đảng cộng sản vào mùa thu 2023, vấn đề kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng còn chưa ngã ngũ. Ông Tô Lâm thực sự không muốn có một cái tên nào khác nổi lên. Bị rơi vào tình thế khá tế nhị đó, ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải quyết định là đích thân ông chỉ đạo tiểu ban nhân sự đảng. Đây là điểm quan trọng để hiểu được thời điểm căng thẳng lúc đó. Ông Tô Lâm, nhân vật quyền lực số hai của chính quyền lúc đó, đã tính toán và chuẩn bị cho mục tiêu của mình.
Một điểm quan trọng khác vào thời điểm đó, đó là ông Tô Lâm đã lãnh trách nhiệm về các chiến dịch chống tham nhũng, lĩnh vực trước đây nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, sự chuyển tiếp đã được được bắt đầu từ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, cho nên đừng mong là sẽ có những thay đổi lớn nào đó xảy ra từ giờ cho đến Đại hội Đảng cộng sản sắp tới. Ông Tô Lâm hoàn toàn ý thức được rằng từ giờ ông kiểm soát bộ máy nhà nước Việt Nam. Và ông cũng ý thức được hình ảnh của ông, cũng như trách nhiệm về hình ảnh của ông ở nước ngoài. Không có chuyện khiến các đối tác thương mại lớn nước ngoài sợ hãi. Đảng không có phương tiện, chính phủ cũng vậy. Tôi nghĩ rằng ông Tô Lâm sẽ duy trì tư duy khá cổ điển, có nghĩa là chính sách "ngoại giao cây tre" nổi tiếng. Mô hình ngoại giao này không phải do ông Nguyễn Phú Trọng tạo ra mà đã có từ rất lâu trong nền chính trị Việt Nam. Và tôi nghĩ ông Tô Lâm sẽ tiếp tục chiến lược này.
RFI : Các đối tác phương Tây sẽ có hình ảnh như thế nào về chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tô Lâm, cũng như về chính phủ Việt Nam khi những kỷ niệm mà ông Tô Lâm để lại ở Đức và Slovakia không hẳn tốt đẹp lắm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?
Benoît de Tréglodé : Trước tiên, thường thì người ta chóng quên những chuyện liên quan đến chính trị. Tôi cho rằng chủ nghĩa thực dụng đang chiếm ưu thế và đặc biệt là đối với các đối tác lớn nước ngoài đang làm việc với Hà Nội, cũng như những đại tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và các nước đang mong muốn tăng cường hợp tác song phương với Việt Nam. Những hành xử độc đoán trong quá khứ sẽ bị lãng quên khá nhanh chóng.
Hơn nữa, trong vòng một năm rưỡi cho đến kỳ Đại hội đảng lần tới, ông Tô Lâm sẽ tiếp tục công cuộc mà Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện, tức là cách thức mà cố tổng bí thư đã xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực với một lập trường khá khéo léo, uyển chuyển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và tất nhiên là vị trí của Việt Nam trong khu vực, như trong khối ASEAN hoặc với các cường quốc Đông Bắc Á. Đứng từ quan điểm này, chủ trương chuyên chế về chính trị với trong nước của ông Tô Lâm sẽ được phối hợp với một chủ nghĩa thực dụng về kinh tế cực kỳ mạnh mẽ.
RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).
Thu Hằng thực hiện
Tin thêm :
Hãng tin Pháp AFP ngày 19/07 quan tâm đến "sự thăng tiến vượt bậc của ông Tô Lâm, từ ngành cảnh sát đến đứng đầu đất nước" cùng với nhận định ông là "một người khéo léo điều hành lâu năm trong hậu trường ngành công an". Còn Reuters, trích nhận định của các chuyên gia, cho rằng việc ông thăng tiến từ bộ trưởng Công an lên chủ tịch nước Việt Nam vào tháng 05 và hai tháng sau đảm nhận luôn nhiệm vụ của người đứng đầu đảng chỉ càng củng cố thêm quyền lực của ông.
Giáo sư danh dự Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, nhận định : "Nếu ông Lâm trở thành người quyền lực nhất ở Việt Nam mà không có cơ chế kiểm tra và cân bằng thì sẽ không tốt cho Việt Nam và làm xói mòn nguyên tắc tập trung dân chủ".
**************************
Tương lai nào cho tân Tổng bí thư ?
Đặng Đình Mạnh, VNTB, 21/07/2024
Công an ngồi vào các ghế quyền lực không ít, chủ tịch nước, chính phủ, quốc hội, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao… nhưng công an đầu tiên ngồi vào ghế tổng bí thư tột đỉnh quyền lực là ông Tô Lâm.
Khi cả rừng xanh đều xem Tô Lâm là kẻ tử thù và chực sẵn tư thế vồ mồi, thì mãnh hổ xem ra cũng khó sống.
Các đời tổng bí thư đảng trước nay, khi được đặt vào chiếc ghế quyền lực vẫn được tiếng là trong sạch cho đến khi bị phát hiện có vấn đề, phải lộ mặt mới thôi.
Thế nhưng, với đời tổng bí thư Tô Lâm, khi chưa nhậm chức thì ông ấy đã sớm lộ mặt một cách nghiễm nhiên là nghi can tội phạm quốc tế lẫn nội địa :
– Bắt cóc xuyên biên giới : Tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức mang về Việt Nam theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng.
– Đàn áp nhân dân : Tổ chức tấn công đẫm máu vào dân làng Đồng Tâm, giết chết cụ Lê Đình Kình hơn 80 tuổi đầu. Tổ chức bắt giữ khởi tố hàng loạt người dân có tiếng nói phản biện xã hội. Tổ chức triệt phá hàng loạt các tổ chức dân sự xã hội.
– Bảo kê doanh nghiệp thân hữu : Dùng quyền hạn khi ấy là Thứ trưởng Bộ công an lập đến 3 văn bản đóng dấu mật để che giấu thương vụ AVG bán trót lọt 95% cổ phần, gây thiệt hại đến 7.000 tỷ đồng cho Mobifone.
– Sinh hoạt xa hoa : Tham gia buổi tiệc ăn bò dát vàng tại Châu Âu gây phản cảm.
– Lũng đoạn lập pháp : Cưỡng ép Quốc hội sửa luật căn cước, hộ chiếu nhiều lần, ban hành luật tăng quân số công an.
– Vơ vét tài nguyên quốc gia : Cưỡng ép Quốc hội ban hành luật cướp lấy 85% tổng số tiền phạt vi phạm giao thông.
– Tống tiền doanh nghiệp : Dùng thủ đoạn phanh phui sai phạm của hàng loạt doanh nghiệp lớn để tống tiền, thay vì xử lý chúng theo quy định.
– Lũng đoạn quyền lực quốc gia : Cưỡng ép chính phủ chia sẻ quyền thủ tướng và các bộ có lợi ích béo bở nhất cho ngành công an.
Thật ra, nghi can tội phạm là tổng bí thư cũng chẳng có gì lạ lùng đối với một hệ thống chính trị nhan nhãn tội phạm thông qua danh sách dài sọc được lập từ chiến dịch "Đốt lò".
Lúc này, hỏi ai đang có vị thế quyền lực nhất quốc gia, tôi tin có đến 200% dân số sẽ có cùng câu trả lời : Tô Lâm.
Tuy vậy, với cách Tô Lâm tạo nên vị thế tột đỉnh quyền lực như hiện nay, thì thật ra, lúc Tô Lâm đắc thắng nhất cũng là lúc ông ấy đang ở vị thế nguy hiểm nhất trong cuộc đời chính trị của mình.
Thật vậy, trong môi trường chính trị chỉ toàn tội phạm là các cán bộ đảng viên nắm giữ các chức vụ cao cấp, "rờ" đến đâu là lộ diện ra đến đó. Thế nên, khi được giao tư cách làm cánh tay phải của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc "đốt lò" với thẩm quyền và nguồn lực gồm vật lực, tài lực và nhân lực gần như vô giới hạn. Cộng với thế mạnh của công an là điều tra, nắm giữ hồ sơ tội phạm của cán bộ đảng viên đã giúp cho Tô Lâm có tư cách tiêu diệt, trấn áp, khống chế đồng chí của mình nếu không thuộc "cánh hẩu" thân tín.
Những Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh… cùng hàng loạt bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch các đầu tỉnh lần lượt nối dài danh sách nạn nhân của Tô Lâm. Vô hình trung, Tô Lâm trở thành khắc tinh và là kẻ thù tiềm tàng cho toàn bộ hệ thống chính trị gồm các chính trị gia còn lại chưa bị lộ diện tội phạm. Thế thì có ai trong số ấy lại không muốn tiêu diệt Tô Lâm để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và duy trì các lợi ích đang hưởng thụ ?
Nguyễn Phú Trọng, ngày bước vào nhiệm kỳ tổng bí thư thứ 3 vào năm 2021 bằng cách không chính danh, dẫm đạp lên Điều lệ đảng, tạo nên khủng hoảng về niềm tin và sự tôn trọng nguyên tắc. Kế thừa, Tô Lâm cũng vậy, tạo nên vị thế quyền lực tột đỉnh hiện nay cũng theo cách không chính danh, mà nhờ thế lực của những họng súng. Thế nhưng, không chỉ công an mới có những họng súng đen ngòm tạo quyền lực. Hơn nữa, "mãnh hổ nan địch quần hồ", khi cả rừng xanh đều xem Tô Lâm là kẻ tử thù và chực sẵn tư thế vồ mồi, thì mãnh hổ xem ra cũng khó sống.
Lâm, tên của ông Tô Lâm còn có nghĩa là rừng xanh. Như định mệnh, Lâm sẽ phải chết vì luật của rừng xanh. Thậm chí, điều an ủi cuối cùng cho một bạo chúa, là Tô Lâm có được tặng Huân chương Sao Vàng như chủ cũ, người vừa quá vãng, Nguyễn Phú Trọng, cũng không lấy gì làm chắc chắn.
Chính trường Việt Nam, sẽ còn tanh tưởi đầy mùi máu…
DC, ngày 20/07/2024
Đặng Đình Mạnh
Nguồn : VNTB, 21/07/2024
Nguyễn Phú Trọng phải điều trị bệnh, Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới
Zachary Abuza, RFA, 18/07/2024
Cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm - người vừa được Đảng chọn làm Chủ tịch nước vào tháng năm vừa qua - đang đứng trước cơ hội trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào nhiệm kỳ tới khi có những thông tin về tình hình sức khỏe ngày một yếu của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
RFA phỏng vấn Giáo sư Zachary Abuza - giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown - về tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái), Chủ tịch nước Tô Lâm - Reuters/AFP/RFA edit
____________________
RFA : Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam mới đây đã phân công ông Tô Lâm điều hành Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để tập trung điều trị tích cực cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, điều này cho thấy dấu hiệu gì trong tình hình chính trị Việt Nam vào lúc này ?
Zachary Abuza : Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đã không được tốt trong một thời gian dài. Nên điều này không có gì mới. Ông ấy đã không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng kể từ cuối năm 2023 và nhiều nhân vật quan trọng phải thay thế cho ông ta. Và gần đây nhất là việc Chủ tịch nước Tô Lâm lên nắm trách nhiệm thay ông ta. Theo điều lệ của Đảng, Thường trực Ban Bí thư – tướng Lương Cường – phải là người nắm quyền thay Tổng bí thư khi Tổng bí thư không thể thực hiện nhiệm vụ. Lương Cường mới được bầu vào chức vụ này. Ông ta đã ở trong Ban Bí thư một thời gian nhưng mới chỉ là Thương trực Ban bí thư vài tháng thôi. Tôi nghĩ, thông điệp của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ra hôm nay nói rằng ông Tô Lâm sẽ nắm trách nhiệm và hoạt động như một quyền Tổng bí thư có thể cho thấy là Ban chấp hành Trung ương ít nhiều đồng ý rằng Tô Lâm sẽ trở thành Tổng bí thư trong Đại hội 14 sẽ diễn ra vào tháng 1/2026.
RFA : Như vậy là ông Tô Lâm mới chỉ tạm quyền và ông ta vẫn cần phải được bầu vào vị trí Tổng bí thư tại Đại hội Đảng 14 diễn ra vào năm 2026 để có thể chính thức nắm chức vụ này ?
Zachary Abuza : Đúng vậy. Tôi nghĩ là ông ta sẽ làm quyền Tổng bí thư cho đến lúc đó. Nhưng điều này vẫn đặt ông ta vào một vị trí đầy quyền lực bước vào Đại hội tới. Ông ta đã chọn được những người gần gũi mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, người hiện không phải là ủy viên Bộ Chính trị nhưng rất có thể sẽ sớm thành một ủy viên.
Ông ta cũng chọn người thân cận từ Bộ Công an vào Văn phòng Trung ương Đảng, một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tổ chứ Ban chấp hành Trung ương gồm 180 ủy viên và các hoạt động hàng ngày của họ cũng như sắp đặt các nghị trình, tổ chức các cuộc họp. Vì vậy ông ta đã có những đồng minh hết sức gần gũi ở các vị trí quyền lực.
Điều khác nữa là ông Tô Lâm đồng thời lại là Chủ tịch nước trong khi Việt Nam có một hệ thống lãnh đạo tập thể. Việt Nam có xu hướng tách hai vị trí này riêng biệt, mặc dù vậy, Nguyễn Phú Trọng đã từng nắm hai chức vụ này cùng lúc trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 khi Chủ tịch nước qua đời. Nhưng khác với Trung Quốc, Việt Nam đã thực sự cố gắng tách rời hai vị trí này. Tôi không nghĩ Tô Lâm muốn cả hai. Tôi nghĩ nếu có ai đó muốn thực hiện theo mô hình của Trung Quốc tức là hợp nhất cả hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì Tô Lâm có thể làm được điều này và ông ta đang ở một vị trí đầy quyền lực để có thể làm điều này.
RFA : Nếu ông Tô Lâm được bầu vào vị trí Tổng bí thư và thậm chí nắm luôn cả chức Chủ tịch nước thì điều này có ý nghĩa gì ?
Zachary Abuza : Điều này chắc chắn cho thấy quyền lực mạnh mẽ của ông ta. Việt Nam luôn tự hào là có hệ thống lãnh đạo tập thể nơi không có một nguồn quyền lực duy nhất. Như chúng ta thấy thì vị trí Tổng bí thư không phải là một vị trí điều hành.
Tổng bí thư không quản lý các bộ, ngành. Vị trí này không có nhiều quyền lực trên giấy tờ nhưng không ai lại không đồng ý rằng đó là vị trí quyền lực nhất trong đất nước. Vì vậy bất cứ ai có thể gom cả hệ thống Đảng lẫn Nhà nước vào chung thì sẽ ở một vị trí cực kỳ mạnh. Mặc dù vậy, có logic trong việc hợp nhất hai vị trí này cùng lúc hoặc để một người nắm giữ hai chức vụ cùng lúc như Trung Quốc. Theo nghi thức ngoại giao, sẽ rất là lạ lùng nếu một quan chức (nước ngoài) đến Việt Nam mà lại không được gặp người quyền lực nhất của cả nước nếu chỉ có cuộc gặp với Chủ tịch nước. Tất nhiên, bạn có thể linh hoạt và có cách sắp xếp. Nhưng cuối cùng thì ông ta (TBT) cũng không phải là người đứng đầu Nhà nước, ông ta chỉ là TBT. Cho nên có logic trong việc Tổng bí thư cũng là Chủ tịch nước.
RFA : Đâu là những rào cản đối với ông Tô Lâm bước vào Đại hội 14 sắp tới ?
Zachary Abuza : Tô Lâm bước vào Đại hội 14 ở một vị trí đầy quyền lực. Như tôi đã nói, ông ta đã sắp đặt cho những người thân cận, ông ta đã vũ khí hóa chiến dịch chống tham nhũng và loại bỏ một cách có hệ thống các đối thủ của mình. Chúng ta chưa từng thấy điều này bao giờ trước kia. Bảy trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị được bầu ở Đại hội 13 vào tháng 1/2021 bị bắt buộc phải từ chức. Theo điều lệ hiện hành của Đảng, chỉ có một ứng cử viên khác đã phục vụ hai nhiệm kỳ ở Bộ Chính trị đủ điều kiện làm Tổng bí thư và đó là Phạm Minh Chính – Thủ tướng. Bản thân ông ta cũng có vấn đề về tham nhũng treo lơ lửng trên đầu.
Những rào cản mà Tô Lâm phải đối mặt, theo tôi, là hai điều. Thứ nhất, đó là có những quan ngại rằng ông ta là một người đầy tham vọng và tàn bạo. Ông ta đã vũ khí hóa việc chống tham nhũng. Ông ta đã sử dụng quyền lực bao trùm của Bộ Công an để loại bỏ các đối thủ cho tham vọng quyền lực cá nhân mà người Việt Nam vốn không quen thuộc. Khác với Trung Quốc, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan rất quyền lực. Chúng ta đã thấy trong quá khứ Ban chấp hành Trung ương đã chống lại quyết định của Bộ Chính trị về vị trí Tổng bí thư tiếp theo. Điều này xảy ra với ông Lê Khả Phiêu. Cho nên có một khả năng là Ban chấp hành Trung ương được bầu vào Đại hội 14 tới sẽ muốn một sự bắt đầu hoàn toàn mới và muốn dọn sạch nhà và tôi có thể thấy điều này có thể xảy ra.
Phạm Minh Chính có thể là một nhân vật được thỏa hiệp. Cũng có thể họ sẽ thay đổi những quy định trong Đảng và họ có một bộ mặt mới cho vị trí Tổng bí thư.
Rào cản thứ hai mà Tô Lâm có là việc ông ta cũng có những scandal tham nhũng của chính mình. Rõ ràng là khi mọi người nghĩ đến Tô Lâm, họ thường nghĩ đến cảnh ăn bò dát vàng ở London trị giá 2.000 đô la. Nhưng mà gia đình ông ta, anh em của ông ta cũng có việc kinh doanh và một người trong số họ đứng đầu một tập đoàn lớn. Có những tin đồn rằng ông ta đang bị điều tra bởi quân đội qua hệ thống của quân đội mà Tô Lâm hoàn toàn không thể kiểm soát. Cho nên đó là hai rào cản mà tôi nghĩ Tô Lâm đang gặp phải. Nhưng nhìn chung, ông ta đang ở vị trí rất mạnh, dặc biệt là khi ông ta nắm vị trí quyền Tổng bí thư.
RFA : Nếu ông Tô Lâm trở thành Tổng bí thư thì công cuộc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới sẽ ra sao ?
Zachary Abuza : Công cuộc đốt lò chống tham nhũng chắc chắn là điểm chính trong chính trị Việt Nam lúc này và trong suốt tám năm qua. Tham nhũng là vấn đề hết sức lớn ở Việt Nam. Không có cách nào để nói khác đi được. Tham nhũng ở tất cả mọi cấp và nó dường như càng ngày càng tệ hơn.
Mặc dù vậy, tôi nghĩ là chúng có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng sẽ có chú ít được nới nhẹ hơn vào lúc này. Đây là một ưu tiên mang tính cá nhân khi ông Nguyễn Phú Trọng thực sự tin tham nhũng là mối đe dọa hiện hữu của Đảng cộng sản và nó làm mất đi tính chính danh của Đảng trong mắt công chúng. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ là Tô Lâm là người thực sự đã vũ khí hóa nó cho mục đích chính trị. Bây giờ ông ta lại nắm quyền Tổng bí thư, logic chính trị của việc duy trì sự mất ổn định không nằm ở đó. Thực tế là Tô Lâm hưởng lợi ở mức độ nào đó nhờ sự ổn định chính trị. Tôi nghĩ là ông ta là một người thực dụng hơn Nguyễn Phú Trọng. Tô Lâm không phải là người lý luận. Ông ta là công an. Ông ta quan tâm đến việc kiểm soát. Ông ta quan tâm đến việc duy trì quyền lực độc quyền của Đảng. Nhưng ông ta cũng quan tâm và tin là tính chính danh đến từ tăng trưởng kinh tế. Thực tế là Nguyễn Phú Trọng không muốn đánh đổi quyền lực của Đảng lấy tăng trưởng kinh tế. Và đây là điều khác biệt giữa hai người. Cho nên chiến dịch chống tham nhũng sẽ vẫn tiếp tục. Nó sẽ luôn được sử dụng để chống lại những đối thủ chính trị. Và như tôi đã nói, ông ta (Tô Lâm) đã sắp đặt cho "đệ tử" của mình làm Bộ trưởng Công an nên ông ta có thể tin tưởng cái tổ chức này sẽ phục vụ ông ta nhưng logic chính trị của việc duy trì sự mất ổn định không phải vào lúc này.
RFA : Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
Nguồn : RFA, 18/07/2024
***************************
Bộ Chính Trị "phá lệ" thông báo tình hình sức khỏe Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng ?
RFA, 18/07/2024
Trưa 18/07/2024, truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt loan thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch nước Tô Lâm được Bộ chính trị phân công chủ trì công việc của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.
Ông Nguyễn Phú Trọng tháng 5/2021 - AFP
Cũng trong ngày 18/07/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo đảng, Nhà nước công bố quyết định và trao Huân chương Sao vàng tới ông Nguyễn Phú Trọng. Lễ trao tặng huân chương diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Không có bản tin nào kèm hình ảnh.
Việc Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của ông Trọng được dư luận quan tâm, bởi trước đó chỉ hai tháng, ngày 22/05/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 440/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế. Theo đó, danh mục bí mật nhà nước độ tối mật gồm : Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Bốn năm trước, Thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng ký ban hành Quyết định 1295/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế. Theo quyết định này, những vấn đề liên quan sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng như : Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe... thuộc danh mục ‘tối mật’.
Nhận định về việc này, một bác sĩ ở Hà Nội từng chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo cao cấp, yêu cầu ẩn danh, nói với RFA :
"Với trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, khi mà tình hình sức khỏe lãnh đạo được cho là ‘tối mật’ mà họ phải phá lệ, thông báo ra tức là nó có chuyện rồi. Người ta thông báo thế để dân khỏi thấy bất ngờ, chứ thật ra dân biết cả rồi. Trước đây có hai vị lãnh đạo chết lúc còn đương chức là ông Hồ Chí Minh và ông Lê Duẩn. Bây giờ ông Trọng có thể là người thứ ba.
Sở dĩ tôi nói vậy vì Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe ông Trọng cùng lúc với tin trao Huân chương Sao vàng cho ông Trọng tại bệnh viện. Thường huân chương này hầu như được trao lúc sắp chết hoặc đã chết vì nó là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam mà. Tổng bí thư Lê Duẩn nhận huân chương sao vàng khi đã mất rồi.
Ông Trọng nằm viện lâu rồi, không biết có còn ý thức để biết mình được tặng huận chương hay không nữa chứ. Có những người được tặng huân chương hay được trao quân hàm vào lúc chẳng còn biết gì nữa. Thiếu tướng Đỗ Xuân Hợp - Giám đốc Học viện Quân y - là một ví dụ. Ông Hợp được trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lúc đang hôn mê, chả biết gì".
Vị bác sĩ này nói thêm, ông Nguyễn Phú Trọng là trường hợp lãnh đạo cao cấp thứ hai được Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe, ông Hồ Chí Minh là trường hợp thứ nhất. Ông kể :
"Tôi nhớ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1969, chính tôi nghe đài Hà Nội thông báo cho đồng bào và chiến sĩ cả nước biết tình hình sức khỏe Hồ chủ tịch không tốt và các bác sĩ đang cố gắng chăm sóc sức khỏe cho chủ tịch thì chỉ vài ngày sau ông ấy chết".
Tình hình sức khỏe của ông Trọng bị cho là yếu đi từ sau lần đột quỵ ở Kiên Giang vào giữa tháng 4/2019 dù báo chí Nhà nước hoàn toàn im lặng. Sau sự kiện đó, ông Trọng nhiều lần vắng mặt tại một số buổi tiếp đón các nguyên thủ quốc tế. Đặc biệt trong tháng 1/2024, ông Trọng không xuất hiện để đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày 6 và 7/1 ; không ra mặt tiếp Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 11 đến 13/1. Đến sáng 15/1 ông Trọng mới xuất hiện tại lễ khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội với tư cách "khách mời và lãnh đạo Đảng, Nhà nước".
Mạng báo Bloomberg lúc đó dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết ông Trọng phải nhập viện. Báo chí Nhà nước vẫn im lặng.
Với lần công bố tình hình sức khỏe ông Trọng lần này, nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn nhận định :
"Theo tôi, sở dĩ họ phải thông báo vì họ thấy tin này không thể giữ bí mật được nữa, trước sau gì nó cũng lọt ra ngoài. Nó là một tin rất quan trọng. Công luận trong và ngoài nước đều quan sát và biết tình hình sức khỏe ông Trọng rất yếu, đã đến giai đoạn cuối cùng của cuộc đời rồi cho nên không cần phải bí mật nữa. Ngoài ra, báo nhà nước đưa tin trao Huân chương Sao vàng cho ông Trọng cũng cho thấy họ đang dọn đường cho biến cố lớn. Một là ông Trọng sẽ ra đi theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử ; hai là không cưỡng được việc phải trao chức Tổng bí thư cho người kế vị là ông Tô Lâm. Hiện nay, quyền lực và ảnh hưởng của ông Tô Lâm rất mạnh mà Thường trực Ban bí Thư Lương Cường không thể vượt qua được".
Nguồn : RFA, 18/07/2024
Thăm Lào, Campuchia và cho bắt bớ trái luật các đại biểu quốc hội ; lo trấn yểm long mạch ở quê nhà và đi dâng hương khắp các đền thờ trong Nam ngoài Bắc… Tô Đại tướng đang huy động cả chính quyền lẫn thần quyền nhằm phô trương ‘chân mệnh đế vương’ của bản thân.
Chủ tịch nước Tô Lâm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet hôm 13/7/2024 ở Phnom Penh - TTXVN
________________________
Sau hàng loạt vụ cưỡng ép các thành viên ‘Bộ tứ’, ‘Bộ ngũ’ của Đảng cộng sản Việt Nam phải từ chức bằng ‘phê và tự phê’, con người vốn bị coi chỉ là phương tiện trong tay ‘ông chủ lò’, nghiễm nhiên trở thành ‘Nguyên thủ quốc gia’ của ‘xứ Chiều nay’. Từ ngày ‘lên ngôi’ (22/5), Tô Lâm chưa có cơ hội ‘ra mắt thiên hạ’ tận Phòng Bầu dục hay Quảng trường Thiên An Môn, tân Chủ tịch nước đành sang ‘chiêm bái’ Lào và Campuchia. Với chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ 11 đến 13/7, tân Chủ tịch nước Tô Lâm không nhằm khẳng định ưu tiên của Việt Nam đối với hai nước láng giềng vốn được coi là ‘keo sơn’ từ xưa. Điều này thì ai cũng đã biết. Thậm chí, Hà Nội đang ngậm ngùi cay đắng nhận ra rằng, do đâu mà hai nước láng giềng vốn từng thân thiết bao đời, giờ đây lại đang đòi phải tái định vị ngôi thứ ‘ai là anh, ai là em’ trong mối quan hệ mà Tuyên giáo Việt Nam giờ này vẫn tự hào, ba đảng cầm quyền xứ Đông Dương này vốn được sinh ra từ một gốc (1).
Với ‘lý lịch trích ngang’ từ ngành An ninh gia truyền, Tô Đại tướng chẳng cần phải PR bản thân bằng cách bắt chước Tổng thống Putin, khi ông này đã thân chinh lái xe đưa Kim Jung-un đi dạo một đoạn trên đường phố Bình Nhưỡng. Lần này, Tô Đại tướng cũng đích thân lái xe đưa Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith dạo một vòng trên Quảng trường Nhà Quốc hội tại Vientiane (2). Điều đáng lưu tâm ở đây là chẳng có báo chí quốc tế nào màng đến chuyện Tô Lâm ‘ăn chơi biết lái xe hơi’, cũng như chuyến thăm ‘trình làng’ của tân Chủ tịch nước. Chỉ có lời tụng ca ‘nhạt như nước ốc’ của Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia, rằng chuyến công du của Tô Lâm là minh chứng cho mối quan hệ mật thiết ở cấp cao nhất giữa hai nước (3). Truyền thông Lào trước đó cũng rập khuôn theo Hà Nội, rầm rộ đưa tin nổi bật về chuyến thăm của Tô Đại tướng trên ‘đất nước triệu voi’ (4).
Tờ Le Monde của Pháp trước đó đã khui lại câu chuyện ông Tô Lâm đang muốn quên. Sự nghiệp Tô Đại tướng suýt bị lung lay hồi tháng 11/2021, vì vụ ông đã ăn món bít-tết dát vàng của đầu bếp nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gokce tại một nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn, với cái giá trên trời. Khi về nước, bị Tổng Trọng chì chiết công khai trong cuộc họp, Tô Lâm đã cay cú, nổi giận lôi đình… Một mặt, khui ra vụ ‘chuyến bay giải cứu’, mặt khác ông ra tay trấn áp xã hội dân sự. Bùi Tuấn Lâm, một chủ quán bún bò đã diễu nhại cách rắc muối của đầu bếp Thổ, lãnh án năm năm rưỡi tù giam vì ‘chống Nhà nước’. Ông Tréglodé từ Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp cho rằng, với Tô Lâm, chính quyền Việt Nam sẽ bảo thủ hơn và kiểm soát xã hội chặt chẽ hơn, đồng thời sẽ xích lại gần Trung Quốc. Ngược lại, phe quân đội xưa nay vốn cảnh giác trước người láng giềng phương bắc, nay thấy họ im hơi lặng tiếng (5).
Hơn ba tuần nay, ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại nhiều sự kiện quan trọng ngay giữa thủ đô Hà Nội và chỉ có thể gửi phát biểu chỉ đạo đến các hội nghị nổi bật. Điều này cho thấy sức khỏe của Tổng bí thư ngày càng nguy kịch. Trong khi đó, tân Chủ tịch nước Tô Lâm bắt chước lối chơi ngông của Putin, đã đưa ra được hình ảnh tương phản với tình trạng sức khỏe bết bát của Tổng Trọng. Trước khi ‘xuất ngoại’, ông Tô Lâm đã đi thắp hương và vái lạy tại nhiều chùa chiền nổi tiếng, bao gồm Chùa Ba Vàng và Chùa Yên Tử (Quảng Ninh), Đền thờ Triệu Việt Vương (Hưng Yên) và Chùa Hương (Hà Nội)... (6) Theo tin nội bộ, Tô Đại tướng đã mật lệnh cho ’trùng tu’ lại công trình Bắc Hưng Hải trên quê nhà nhằm phá việc địa danh này từng bị yểm. Để ‘tỏ tình đoàn kết’ với Tô Lâm, chiều 7/7 mới đây, cũng tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố ‘Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tại Hưng Yên năm 2024’. Về phần mình, Tô Đại tướng cũng đi thăm, ủy lạo, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ trên các đồn biên phòng cửa khẩu ở Cao Bằng (7), dâng hương đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trà Vinh (8) và cả Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (9).
Trong khi Tô Đại tướng đi ‘kinh lý’ ở ngoại quốc thì tại thủ đô Hà Nội, Đại biểu quốc hội nổi tiếng ‘trực ngôn’ thứ hai của Việt Nam, Tiến sĩ Luật Lê Thanh Vân vừa mới bị bắt, với cáo buộc ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 358 Bộ luật hình sự’. Từ đầu nhiệm kỳ bắt đầu năm 2021 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã bãi nhiệm ba đại biểu, cho thôi nhiệm vụ 10 đại biểu, khiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện tại chỉ còn 486 người (10). Đây là thực tế đau lòng trong xã hội công an trị ở Việt Nam hiện nay, khi mà những tiếng nói được cho là ‘trung ngôn’ đang bị đàn áp khốc liệt và xã hội dân sự thì coi như ‘đã bị chết lâm sàng’. Đài RFA mới đây vừa có buổi hội luận rất hữu ích khi đặt vấn đề, liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy chủ trương mới của Đảng cộng sản Việt Nam nhắm đến việc triệt hạ những tiếng nói độc lập trong và ngoài Quốc hội dám thách thức các nhóm lợi ích trong Đảng cộng sản ? (11). Điều đáng báo động là, tiến trình khủng bố các tiếng nói ‘trung ngôn nghịch nhĩ’ này ngày càng diễn ra công khai, với sự toa rập của chính các cơ quan tư pháp, trong đó có cả Quốc hội.
Tô Đại tướng hiện đang huy động cả chính quyền lẫn thần quyển nhằm phô trương ‘chân mệnh đế vương’ của mình. Trong chuyến thăm Trường Song ngữ Lào – Việt tại thủ đô Vientiane, được biết Tô Đại tướng đã lẩy Kiều :
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Thưa tân Chủ tịch nước, nếu ông có tấm lòng muốn các thầy cô tiếp tục khơi gợi hun đúc đạo đức cho học sinh, thì thực sự không thể ‘miệng Nam Mô bụng một bồ dao găm’. Theo nhận xét của Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, khi mới là Phó Cục trưởng Bộ Công an, Tô Lâm được đánh giá là thông minh và mưu mẹo hơn quan thầy của mình là Nguyễn Văn Hưởng (12). Số phận thay đổi, thời cơ đến, ngay cả người bình thường cũng có thể thành công, nhưng để vận may qua đi, ngay cả anh hùng cũng phải chịu nhiều hối tiếc :
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Cho nên ‘chủ lò’ Nguyễn Phú Trọng của Tô Lâm, tại một hội nghị toàn quốc ngày 30/6/2022 cũng từng lẩy Kiều :
‘Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần’.
Rồi ông Trọng liền cảnh báo :
‘Cấp trên ở chẳng chính ngôi
Cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào’ (13).
Mong tân Chủ tịch nước giữ được chính ngôi, lời nói phải đi đôi với hành động !
Trần Hiếu Chân
Nguồn : RFA, 14/07/2024
Tham khảo :
(1) https://www.youtube.com/watch?v=gAbCL1I7wss
(10) https://www.voatiengviet.com/a/7692555.html
(11) https://www.rfa.org/vietnamese/video
(12) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/09/110905_more_wikileaks_general_huong
Bằng cách "xuất mã" sangLào rồi đến Campuchia, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định lại ưu tiên quan trọng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng vốn từng thân thiết từ xưa.
Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trên bục danh dự, nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Ảnh : Nhan Sáng-TTXVN
Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao "cây tre", đu dây giữa các cường quốc, nhưng ưu tiên sát sườn nhất vẫn là với những người anh em truyền thống. Bộ ngoại giao Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc ưu tiên quan hệ với Lào và Campuchia trong chính sách đối ngoại của mình.
Theo thứ trưởng ngoại giaoĐỗ Hùng Việt trả lời báo chí thì chuyến đi từ ngày 11-13/7 này khẳng định sự "đoàn kết gắn bó keo sơn giữa 3 nước anh em". Theo ông Việt thì không chỉ gắn bó về mặt địa lý và chính trị mà Việt Nam tiếp tục là một trong những đối tác thương mại của hai nước.
Tổng cục thống kê cho biết Việt Nam đang có 255 dự án đầu tư tại Lào với số vốn trên 5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm 2022. Với Campuchia, Việt nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 và lớn nhất trong ASEAN, với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 2,94 tỷ USD. Trong năm 2023, kim ngạch thương mại giữa 2 quốc gia đạt 8,6 tỷ USD, giảm đến 19,5% so với năm 2022.
Yếu tố Trung Quốc : Hạ tầng đường sắt và đường thuỷ
Lào từ xưa vẫn được xem là "người em" thân cận của Việt Nam, lệ thuộc khá lớn vào Việt Nam cả về kinh tế và chính trị. Thế nhưng, trong khoảng 10 năm nay, tình hình đã dần dần có sự thay đổi, Trung Quốc đã nổi lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Lào với kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên đạt khoảng 5,5 tỷ USD trong năm 2023.
Trong đó Lào xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 2,5 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 3 tỷ USD.Tài liệu dự án của Viện Mekong (Mekong institute) cho biết những triển vọng hợp tác khổng lồ giữa hai nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các dự án cơ sở hạ tầng.
Việt Nam, khoảng 10 năm nay, đang cố tình trì hoãn những dự án thuộc Vành đai và Con đường, thì Trung Quốc đã kịp tiến hành giúp Lào xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối giữa thủ đô Vientiane của Lào và Côn Minh của tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đã hoạt động từ cuối năm 2021.
Sư hiện diện của Trung Quốc trong hàng loạt dự án ở ngay sườn phía tây Việt Nam ngày càng rõ rệt. Theotài liệu của Ngân hàng Thế giới, hàng loạt dự án hạ tầng về giao thông, năng lượng, thủy điện… kết nối thủ đô Vientiane của Lào với biên giới Trung Quốc đang được thực thi rầm rộ.
Trung Quốc đầu tư cả kỹ thuật và tiền vốn, tạo được những động lực phát triển lớn giữa hai quốc gia, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, giảm thiểu chi phí vận tải hàng hóa và hành khách giữa hai nước.
Thế nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra hàng loạtnguy cơ kinh tế và ẩn hoạ môi trường đang chờ đợi nước Lào do chính sách đổ tiền làm thủy điện của Trung Quốc, trong đó có thủy điện Sanakham có giá trị hơn 2 tỷ USD, là thủy điện thứ 6 dự kiến được xây dựng ngay trên dòng chính của Mekong, ảnh hưởng rất lớn đến khu vực hạ lưu.
Về tổng thể, Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày càng lớn tại Lào, có thể gây sức ép lên vùng phiên giậu phía tây của Việt Nam.
Và Siêu dự án Funan Techo
Đúng vào ngày 5/8/2024, sinh nhật của chủ tịch thượng viện Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen", Campuchia sẽ làmlễ động thổ khởi công xây dựng kênh đào Funan Techo. Ông Hun Sen đề nghị"Tất cả các ngôi chùa và những nơi khác sẽ đánh trống và bắn pháo hoa vào ngày khởi công dự án này".
Kênh Funan Techo được coi là một siêu dự án của Campuchia, dài 180km, được thiết kế rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ nguồn, sâu 5,4m, đủ cho 2 làn tàu di chuyển. Dự án cũng bao gồm 3 đập thủ điện, 11 cây cầu, 208 km đường bộ và các công trình vượt sông khác.
Gần như đó là tất cả những gì công chúng được biết về Siêu dự án này dựa vào "thông báo"của Campuchia gửi cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) vào ngày 8/8/2023.
Nhưng ngày 9/5/2024, trung tâm STIMSON tại Washington đăngbài viết "Tác động của Kênh đào Funan Techo và Ý nghĩa đối với hợp tác sông Mekong" trong đó nêu rõ Campuchia đã định nghĩa sai về dự án, coi con kênh chỉ bắt đầu trên sông Bassac là phụ lưu (Tributary) của sông Mekong, để né tránh nghĩa vụ tham vấn.
Thực chất đây là một dự án kết nối 2 dòng chính (Mainstream) của sông Mekong và theo quy định tại Điều 5 củaHiệp định về Hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (năm 1995) thì những dự án ở dòng chính phải cần có sự tham vấn trước với Ủy hội sông Mekong (MCR).
Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng dự báo nhiều "ẩn họa" có thể xảy ra đối với Việt Nam. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, giảng viên chính ở Đại học Cần Thơ đã lên tiếng cảnh báo Dự án kênh Funan Techo có thể khiến nước về miền Tây giảm 50% và tác động đến một vùng rộng lớn hàng chục triệu dân cùng nhiều vấn đề lo ngại khác.
Những vấn đề chờ đợi ông Tô Lâm
Mặc dù Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố rằng sẽ"không nhượng bộ và không đàm phán" với bất cứ ai về kênh đào này, nhưng vấn đề kênh đào chắc chắn sẽ là một phần nghị sự trong chuyến đi của ông Tô Lâm.
Thực tế thì đã có sự thay đổi kể từ khi dư luận ồn ào biết về kênh đào này. Đầu tiên, ngày 17/5 Khmer Times đưa tin rằng Trung Quốc sẽ đầu tư 1,7 tỷ USD cho dự án này theo phương án BOT (Xây dựng – Vận hành - Chuyển giao) trong vòng 50 năm. Đối tác Trung Quốc để thực thi dự án là Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc.
Đến ngày 6/6,BBC đăng tin thủ tướng Hun Manet thông báo rằng "Dự án là liên doanh giữa Cảng tự trị Sihanoukville, Cảng tự trị Phnom Penh và một công ty tư nhân chiếm 51% vốn và các nhà đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT". Ông Hun Manet đã không nêu các nhà đầu tư nước ngoài là từ quốc gia nào".
Dự án sẽ được xây dựng ra sao ? Vấn đề môi trường ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ? Sâu xa hơn nữa rằng Trung Quốc có thể biến kênh đào này trở thành "một xa lộ đường thủy" để vận chuyển hàng hóa cho cả những con tàu lên đến 3.000 hay năm 5.000 tấn hay không ?
Đây sẽ là một con kênh đào vận tải hay là một con kênh đào đa năng ? Ngoài vận chuyển còn có các mục đích khác mà Chính phủ Campuchia không thông báo cho Việt Nam biết hay chăng ?
Có phải là Trung Quốc sẽ vận hành kênh đào này trong vòng 50 năm tới ? và nếu vậy thì có gì đảm bảo Trung Quốc không sử dụng con kênh như một phương tiện chiến tranh, biến nước thành "vũ khí" để làm hại Việt Nam nếu như tranh chấp xảy ra ?
Liệu có hoặc biến nó trở thành một thủy lộ cho các tàu quân sự Trung Quốc đi sâu vào lãnh thổ của Campuchia, áp sát vào ngay biên giới của Việt Nam hay đi ngược lên thúc vào cạnh sườn của Việt Nam, không xa thành phố Sài Gòn ?
Lấy được đầy đủ thông tin, đàm phán một cách có lợi nhất cho quốc gia, cả hiện tại và tương lai chính là phép thử quan trọng nhất đối với vị tướng quyền lực đang lên. Chúng ta hãy chờ xem liệu ông có thể thực hiện được không ?
Lê Quốc Quân
Nguồn : VOA, 11/07/2024
Mối tương quan quyền lực giữa tân Chủ tịch nước với một Tổng bí thư cao tuổi đang bị bạo bệnh có thể sẽ thay đổi tùy theo các yếu tố chính trị, sự ủng hộ giữa các phe phái, cũng như các quyết định cá nhân giữa các thành viên khác trong Trung ương và Bộ Chính trị.
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị - Ảnh : TTXVN
Tân Chủ tịch nước với Bộ Công an
Trong diễn tiến mới nhất, sáng ngày 4/7/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an trung ương, Bộ trưởng Công an đã chủ trì hội nghị Đảng ủy Công an trung ương. Đây là tổ chức Đảng trong ngành công an, có vai trò chủ chốt, chỉ đạo và giám sát mọi hoạt động của lực lượng công an theo đúng đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.Phát biểu khai mạc, Bí thư Lương Tam Quang cho biết, Bộ Chính trị đã đồng ý phân công tân Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham gia Đảng ủy Công an trung ương và Ban Thường vụ của Đảng ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Việc nguyên thủ quốc gia là thuộc cấp của một Bộ trưởng, chỉ là ủy viên Trung ương Đảng, không phải là lần đầu tiên bộc lộ sự tréo ngoe trong cấu trúc quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam !
Bộ trưởng Quang cũng thông báo với hội nghị nội dung phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng, không dự cuộc họp được nên đã chuyển toàn văn bài nói đến hội nghị, trong đó ông chúc mừng những người dự họp trên cương vị mới, gồm Chủ tịch nước Tô Lâm ; tân Bộ trưởng Lương Tam Quang và Chánh Văn phòng Trung ương đảng Nguyễn Duy Ngọc (nguyên Thứ trưởng Công an) (1).Vậy là, Chủ tịch nước Tô Lâm tuy ngồi trên ‘Tứ trụ’ nhưng vẫn sẽ nắm rất chắc Bộ Công an ở bên dưới qua ba kênh : ông là Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh (theo Hiến pháp) ; là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an trung ương (Bộ Chính trị vừa phân công) và kênh thứ ba, Bộ trưởng Quang là dân Hưng Yên, được cho là ‘đệ tử ruột’ của Tô Đại tướng từ những năm tháng sát cánh cùng nhau trong Bộ.‘Việc ông Tô Lâm duy trì ảnh hưởng tại Bộ Công an sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định liệu ông có thể trở thành Tổng bí thư hay không’, bà Ishizuka từ Viện Kinh tế Phát triển JETRO (Nhật Bản) nhận định như vậy với BBC (2).
Còn nhớ tại Hội nghị Trung ương 9, Tô Lâm đã triển khai kế hoạch vận động để Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc, lúc bấy giờ cả hai mới ở hàm Thứ trưởng, được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Nhưng kế hoạch không thành. Tuy nhiên, Lương Tam Quang, dù chỉ mới là Ủy viên Trung ương đảng sau đó vẫn được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Công an, còn Nguyễn Duy Ngọc, được Bộ Chính trị phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương đảng.Trên lý thuyết, quyền lực Tô Lâm không phải là vô đối mà được cân bằng và kiểm soát bởi các cơ quan khác trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhưng qua những đợt ‘xáo bài’ trên thực tế, các lần ‘đánh lấn’ của Tô Lâm đều thành công mỹ mãn (3).
Giữ đất nước trong vòng sợ hãi ?
Sáng 1/7/2024, tại 63 tỉnh thành trên cả nước đã rầm rộ làm Lễ đồng loạt ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở. Truyền thông trong nước đánh giá đây là sự kiện quan trọng, được lãnh đạo và nhân dân quan tâm (4).Tuy nhiên, trong một thảo luận tại Quốc hội gần bốn năm về trước, khi dự thảo luật nói trên cũng do Tô Lâm lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công an đệ trình, đã có những ý kiến trái chiều về chủ trương này. Tại phiên thảo luận về dự án ‘Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở’ liên tiếp nhận được những đánh giá thẳng thắn xoay quanh việc có cần thiết phải ban hành luật này hay không và những lo ngại liên quan đến vấn đề phình bộ máy biên chế trong các lực lượng công an.
Hồi đó, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2, Đại biểu quốc hội tỉnh Hà Giang đã đặt câu hỏi :‘Liệu có cần thêm một lực lượng nữa không khi lực lượng công an đã quá đông ? Bây giờ một tỉnh nhỏ có ít nhất 3.000 công an, tỉnh to phải từ 4.000 công an cơ sở trở lên, và hơn 4.000 công an chính quy. Lực lượng đông như thế, giờ lại thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ để nắm được tình hình, xử lý tình hình hay sao ?’ (5). Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), lúc bấy giờ còn là quan chức Quốc hội cho rằng, khi 126 nghìn lực lượng công an bán chuyên trách được hợp thức hóa, thì ông lo ngại công an chính quy sẽ ‘lười biếng’, dồn hết công việc cho lực lượng bán chuyên làm. Đặc biệt đại biểu Nhưỡng tiếp tục lo ngại tình trạng phình bộ máy, ‘phình cả động mạch, cả tĩnh mạch’. Ông Nhưỡng đề nghị hết sức cân nhắc, bởi nếu ban hành luật mà luật bị ‘bật trở lại’, không có hiệu quả trong thực tiễn, nghĩa là có lỗi với nhân dân.
‘Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở’ nói trên là một trong ba dự luật mà Bộ trưởng Tô Lâm từng đệ trình lên Quốc hội trước khi rời nhiệm sở. Hai dự án sau là ‘Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ’ và ‘Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ’. Nhà báo Huy Đức trước khi bị bắt khẩn cấp đã kể lại trên Facebook cá nhân về sự kiện này. Theo nhà báo hiện đang trong trại giam, nếu tư duy ‘quy đồng’ [theo kiểu mọi người đều là tội phạm] thì có lẽ, có ngày chúng ta phải ăn bốc, vì đũa cũng là vũ khí nguy hiểm’. Huy Đức thuật lại bình luận của một giáo sư luật, khi ông này theo dõi những sửa đổi trong Luật quản lý và sử dụng vũ khí... Thực tiễn cho thấy, không phải cứ lực lượng công an đông mà đất nước an toàn hơn. Chưa bao giờ tội phạm phát triển phức tạp như hiện nay… như bà Trương Mỹ Lan từng chuyển hàng trăm nghìn tỷ tiền mặt ra khỏi ngân hàng, hay bạo loạn có hàng trăm người tham gia ở Tây Nguyê n mà Bộ Công an đã không phát hiện được từ trong trứng nước. Đáng tiếc, Facebook này của Huy Đức nay đã bị đóng, đành đọc ‘lỗ mỗ’ trên đường dẫn của báo ‘Công an Nhân dân’ (6).
Tô Lâm và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Quyền lực của tân Chủ tịch nước trong mối tương quan với Tổng bí thư Trọng có lẽ là một trong những ẩn số lớn của cuộc chiến cung đình trên thượng tầng Ba Đình. Ngay cả giới thạo tin trong nước vẫn bị chia tách thành hai xu hướng ngược nhau. Trend thứ nhất cho rằng, Tô Lâm chỉ là phương tiện của Nguyễn Phú Trọng dùng cho công cuộc ‘đốt lò’. Trend thứ hai thì lập luận ngược lại, cựu Bộ trưởng Công an đã ‘tương kế tựu kế’, bề ngoài làm như là ‘tuân chỉ’, thực hiện lệnh của Tổng bí thư, nhưng ‘nhất cử lưỡng tiện’, Tô Lâm ‘đôn đáo’ công việc ấy còn là để loại bỏ tất cả các đối thủ tiềm tàng cản trở bước tiến trên con đường trở thành người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam vào thời điểm thích hợp.Một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Giáo sư Zachary đánh giá : ‘Việc ông Huệ bị mất chức đã khiến chuyện Bộ trưởng Công an Tô Lâm trở thành Tổng bí thư càng có thêm khả năng hơn bao giờ hết’ (7).
Tuy nhiên, cơ cấu quyền lực hiện tại của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy Tổng bí thư vẫn là vị trí quyền lực cao nhất, có khả năng ảnh hưởng lớn đến các quyết định chính sách và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Trong khi đó, tân Chủ tịch nước, mặc dù có vai trò quan trọng về mặt đối ngoại và biểu tượng quốc gia, nhưng thường phụ thuộc nhiều vào sự đồng thuận trong Bộ Chính trị và Ban bí thư, nơi mà Tổng bí thư có tiếng nói quyết định. Mối tương quan quyền lực giữa tân Chủ tịch nước với một Tổng bí thư cao tuổi và bị bạo bệnh có thể sẽ thay đổi tùy theo các yếu tố chính trị, sự ủng hộ trong nội bộ, cũng như các quyết định cá nhân của các thành viên khác trong Trung ương và Bộ Chính trị.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Đảng trưởng qua ba nhiệm kỳ và hiện vẫn có ảnh hưởng lớn trong Đảng. Tô Lâm không dễ gì tiếm quyền như một số nhà phân tích đánh giá. Mới đây, ông Trọng lại bố trí Đại tướng quân đội Lương Cường đứng đầu Ban bí thư, âu cũng là một cách ‘cân bằng và đối trọng’ giữa các lực lượng vũ trang v ới nhau.
Và dù có tăng cường đàn áp và bắt bớ, tân Chủ tịch nước Tô Lâm vẫn khó trở thành nhà độc tài. Nắm giữ vị trí thứ ba trong ‘Bộ tứ’, Tô Lâm hiện đang đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan cả về đối nội lẫn đối ngoại. Theo những rò rỉ từ nội bộ, một mặt, tân Chủ tịch nước muốn các phe phái tạm hưu chiến để chuẩn bị cho Đại hội 14, đảm bảo sự đồng thuận và đoàn kết trong nội bộ Đảng và Chính phủ để các bên cùng xốc lại lực lượng. Nhưng sau những chiến dịch ‘đốt lò’ kinh thiên động địa vừa qua thì đây không còn là nhiệm vụ dễ dàng. Mặt khác, tân Chủ tịch nước lại cũng phải tập trung làm tốt nhiệm vụ tham mưu trong Bộ Chính trị, đề xuất với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều chủ trương quan điểm, định hướng lớn về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
Theo nguồn nội bộ không muốn tiết lộ danh tính, tân Chủ tịch nước Tô Lâm đang lên kế hoạch cho một số hoạt động đối ngoại để ra mắt quốc tế. Có tin Tô Lâm sẽ sang Lào ngày 9/7 và đi Campuchia ngày 10/7 tới. Nếu đúng như thế thì đây là quyết định tập thể của Bộ Chính trị và nằm trong định hướng đối ngoại lớn của Đảng cộng sản Việt Nam. Yếu tố bất ngờ chưa biết được là tân Chủ tịch nước sẽ có mũi đột phá nào trong bang giao với các cường quốc ? Theo giới thạo tin, đột phá theo hướng nào cũng đều khó khăn, dù đó là sang Mỹ hay thăm Trung Quốc. Cũng ngày 4/7/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã làm việc với Ban Đối ngoại trung ương (về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 đến nay (8). Truyền thông chính thống không cho biết cuộc họp bàn cụ thể những gì, nhưng thăm Campuchia trong bối cảnh cha con nhà Hun Sen ‘đang quậy’ hết cỡ cũng là thách thức cho tân Chủ tịch nước.
***
Quyền lực – Câu chuyện ngàn xưa ấy bao giờ cũng mới. Ở Việt Nam, Tổng bí thư Trọng từng đề cập đến vấn để kiểm soát quyền lực ít nhất là từ tháng 4/2016. Nhưng cuộc ‘nhốt quyền lực’ của ông Trọng dường như đã không đem lại nhiều kết quả như mong muốn. Theo các số liệu chính thức, Đảng đã cho 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị, tức là gần 40% ban lãnh đạo chóp bu khóa 13, cùng hàng trăm ủy viên trung ương, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp ở trung ương và các địa phương ‘bay chức’ ; trong số này nhiều người không chỉ bị mất chức mà còn vào tù. Theo tác giả Tùng Phong, dưới bề mặt phẳng lặng của cái ao tù chính trị nhàm chán ở Ba Đình, những cơn sóng ngầm, lật đổ phía sau hậu trường, thanh trừng đấu đá không kém phần tàn khốc vẫn luôn diễn ra. Vị trí Chủ tịch nước chưa bao giờ bất ổn như thời gian qua. Điều này mang nhiều ý nghĩa. Có thể, công cuộc ‘đốt lò’ quả thực không có vùng cấm. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy các cuộc đấu đá nội bộ vẫn chưa dừng và rất có thể sẽ vượt ra ngoà i tầm kiểm soát (9).
Trong bối cảnh ấy, quyền lực của Tô Lâm cũng chỉ là tương đối và đến phút này vẫn khó tiên lượng một cách chắc chắn, quan hệ giữa Tô Đại tướng với Tổng bí thư ‘cơm có lành, canh có ngọt’ cho tận phút chót của ‘vở diễn ?’
Hoàng Trường
Nguồn : VOA, 07/07/2024
Tham khảo :
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckkky02p617o
(3) https://www.voatiengviet.com/a/trung-uong-9-buoc-ngoat-hay-ngo-cut-/7617585.html
(5) https://cafef.vn/moi-tinh-co-tu-3000-4000-cong-an-chinh-quy-co-qua-nhieu-20201117134516697.chn
(7) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n1wx0q0z2o
(9) https://www.voatiengviet.com/a/dot-lo-hay-dao-chinh-/7538536.html
Xoay quanh chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Hà Nội hôm 19-20/6/2024, nhà quan sát chính trị Việt Nam David Hutt cho rằng chuyến thăm này "chẳng mang lại mấy ý nghĩa, trừ khi phe an ninh đang trỗi dậy có thể áp đặt những gì xảy ra trong Đảng cộng sản Việt Nam". Tuy nhiên, trao đổi với RFA, nhiều nhà nghiên cứu khác không đồng tình với nhận định đó của ông David Hutt.
Trao đổi với RFA, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, công pháp và bang giao quốc tế, cho rằng cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những tính toán rất kỹ, đi đúng theo một kịch bản mà mình đã vạch ra. Đó là điều ông thấy khi quan sát thượng tầng chính trị Việt Nam xoay quanh việc đón tiếp ông Putin ở Hà Nội. Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, trước ngày ông Putin tới Việt Nam, có ba động thái của ông Tô Lâm đáng chú ý. Động thái thứ nhất, ngày 11/6, ông Tô Lâm tiếp ông Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba, ngày 13 ông Tô Lâm tiếp ông Đại sứ Mỹ Marc Knapper. Ngày thứ hai, 17/6 thì tiếp ông Đại sứ Nga tại Hà Nội, chính thức thông báo cuộc viếng thăm của ông Putin tới Hà Nội. Ông nói tiếp :
"Những nguồn tin được tiết lộ ra bằng cách này cách khác cho tôi biết là ở Hà Nội có sự không đồng thuận giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Trung ương Đảng đối với chuyến thăm của ông Tô Lâm. Ông Nguyễn Phú Trọng đã mời ông Putin vào cuối tháng 3 vừa rồi nên ông Tô Lâm dù chấp nhận hay không thì đó cũng là sự đã rồi. Lời mời đó của ông Trọng được nhắc đi nhắc lại. Các văn bản thông báo nhấn mạnh là ông Trọng mời, còn ông Tô Lâm là người đứng ra đón tiếp. Ông Tô Lâm đứng ra đón tiếp Putin thì vừa là do vấn đề sức khỏe của ông Trọng, vừa để khẳng định quyền lực mới.
Điểm thứ hai là có một nguồn tin là một cựu đại sứ của Hà Nội đã nói bóng gió rằng phía Hà Nội đã tìm cách từ chối chuyến thăm của ông Putin nhưng phía Nga đã tìm cách tác động rất nhiều để dẫn đến chuyến thăm đó.
Rõ ràng, nếu chúng ta nhìn các văn kiện mà hai bên Việt Nga ký kết trong chuyến thăm của ông Putin, cũng như những nội dung công khai khác, thì ta thấy không có nội dung gì quan trọng và mang tính chiến lược cả".
Tuy nhiên, theo Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyến thăm này mang một thông điệp là cả hai bên cùng thắng. Phía Putin muốn truyền một thông điệp là nước Nga vẫn có bạn chứ không bị bao vây hoàn toàn, và đặc biệt "chính sách hướng Đông" của Nga vẫn đang đi đúng hướng. Còn phía Việt Nam, với một ý nhấn mạnh trong Tuyên bố chung Việt Nga, là bên này sẽ không đứng về bên thứ ba để chống lại bên kia, Hà Nội đã nhận được đồng thuận từ Moscow là họ sẽ không đứng về phía Trung Quốc nếu xung đột Việt Trung xảy ra trên Biển Đông.
Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết, với các nguồn tin mà ông có từ phía Việt Nam đưa ra, những nguồn tin ông kiểm chứng chéo với phía Hoa Kỳ, với một số sứ quán phương Tây ở Hà Nội, thì ông cho rằng ông Tô Lâm có một chương trình nghị sự cho Việt Nam và muốn có một khoảng cách nhất định với Bắc Kinh.
Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng tình với cả nhà quan sát David Hutt và Luật sư Vũ Đức Khanh. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, ông David Hutt nói "phe an ninh trị" đã điều khiển việc Hà Nội đón Putin nhưng không thấy đưa ra cơ sở cho lập luận của mình. Ông giải thích rằng ở Việt Nam, có nhiều cơ quan tham gia vào việc xây dựng chính sách đối ngoại, như Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương (bên Đảng), Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Còn quyết định cao nhất, cuối cùng là ở Bộ Chính trị. Ông nói tiếp :
"Ngành an ninh rất mạnh, có nhiều ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng mạnh hơn ở bên ngành ngoại giao, chứ chưa chắc ảnh hưởng vào Bộ Quốc phòng. Vì Bộ Quốc phòng có hệ thống riêng của họ.
Những chuyến thăm ở cấp nguyên thủ như chuyến thăm của ông Putin thì phải có chủ trương hằng năm trời chứ không thể quyết định trong thời gian ngắn. Cho nên nói ngành an ninh quyết định trong thời gian ngắn để mời ông Putin thì rất khó xảy ra. Đó là chưa kể quyết định ở Bộ Chính trị là quyết định tập thể. Vì vậy, nếu nói ngành an ninh gây áp lực để mời ông Putin thì theo tôi không phù hợp lắm".
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, dấu ấn cá nhân thì lúc nào cũng có, nhưng ở Việt Nam, điều đó không có nghĩa là dấu ấn cá nhân sẽ có tính quyết định. Câu chuyện quan hệ Việt Mỹ, Việt Trung, Việt Nga không phải là do một cá nhân quyết định. Việt Nam muốn giữ bí mật đến phút chót nên không thể nói được bên nào có dấu ấn. Ông nhận xét :
"Ví dụ câu chuyện nâng cấp quan hệ Việt Mỹ, theo tôi hiểu thì không phải do riêng Bộ Ngoại giao hay Ban Đối ngoại Trung ương thực hiện mà là do cả hệ thống chính trị Việt Nam thực hiện. Tức là ở Việt Nam, hệ thống ra quyết định rất khác, không giống như phương Tây. Nếu nói có một cá nhân lên thì thay đổi hẳn chính sách đối ngoại thì theo tôi là không có".
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, khó có thể căn cứ vào việc Tô Lâm là người trực tiếp đón ông Putin để suy ra một câu chuyện gì khác đằng sau. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị rất quan trọng. Đảng đã phân công thì ông Tô Lâm với vai trò là chủ tịch nước sẽ thực hiện, tuân thủ. Với vai trò chủ tịch nước thì ông Tô Lâm đón ông Putin là chuyện rất bình thường, nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải thích.
Trái ngược với nhà nghiên cứu Hoàng Việt luôn nhấn mạnh vai trò của tập thể Bộ Chính trị đối với các quyết sách trên thượng tầng Việt Nam, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng ở thời điểm hiện nay, đối với cả phương Tây và Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng không còn nhiều giá trị chính trị. Ông Tô Lâm đã thực sự là một quyền lực mới trên chính trường Việt Nam.
Trao đổi với RFA, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ ở Đại học Houston at Downtown đồng tình với Luật sư Vũ Đức Khanh, cho rằng hiện nay, ông Tô Lâm thực sự là một quyền lực mới. So sánh chính trị Việt Nam với môi trường giáo dục, nơi giáo viên thường có "phiếu bé ngoan" liệt kê những lỗi mà các cháu học sinh mắc phải, sau khi trừ điểm thì số điểm còn lại sẽ điểm các cháu, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho rằng ông Tô Lâm có thể đã có đủ báo cáo "phiếu bé ngoan" của hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Với các "phiếu bé ngoan" này, "thầy giáo" Tô Lâm có thể làm chủ cả "lớp học". Nhắc lại sự việc gần đây, khi Bộ Công an đề nghị Bộ Chính trị đưa ông Lương Tam Quang lên bộ trưởng Công an và Bộ Chính trị chấp nhận, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho biết ông không ngờ Bộ Chính trị phải chịu điều đó. Điều đó cho thấy lực lượng ông Tô Lâm mạnh đến mức nào.
Đồng quan điểm với Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng ông Tô Lâm không dừng lại ở vị trí chủ tịch nước mà muốn nắm vị trí cao nhất là tổng bí thư, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho rằng có thể ông Tô Lâm muốn copy mô hình Trung Quốc là chủ tịch nước và tổng bí thư là một. Nếu ông Tô Lâm làm được điều này, quyền lực của ông ấy sẽ rất mạnh, bất kể, hai ông Lương Tam Quang và ông Nguyễn Duy Ngọc có vào Bộ chính trị hay không.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, việc ông Tô Lâm quá mạnh cũng có thể gây ra điểm tiêu cực là mắc phải "strongman symptom" (hội chứng kẻ mạnh). Giáo sư Chữ lấy ví dụ Trung Quốc thả khí cầu do thám trên không phận Mỹ vào đầu năm 2023. Phía Mỹ sau khi tiếp xúc với ông Tập Cận Bình, nhận ra rằng ông Tập dường như không hay biết chuyện đó, dù điều đó đã gây ra điểm nóng về quan hệ hai nước. Lý do là ông Tập quá mạnh thì những người xung quanh ông không dám nói sự thật. Họ không dám báo cáo với ông những điều bất lợi đang diễn ra vì sợ bị trừng phạt. Khi lãnh đạo tối cao quá mạnh, làm những người xung quanh mình, thậm chí cả xã hội phải sợ hãi thì không còn ái dám nói sự thật cho họ nữa. Khi đó, người lãnh đạo sẽ dễ dàng mắc sai lầm. Đó là "hội chứng kẻ mạnh" trong chính trị. Cũng tương tự như vậy, theo Giáo sư Chữ, khi ông Tô Lâm quá mạnh thì có nguy cơ mắc phải hội chứng đó. Bất kỳ quyết định nào cũng có mặt tốt và xấu. Nếu những người xung quanh vị lãnh đạo không dám nói ra mặt xấu vì họ quá sợ hãi, khi đó, người lãnh đạo sẽ không được cảnh báo trước các rủi ro để tránh sai lầm.
Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, với các nguồn tin mà ông có được, hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc ông Tô Lâm có thể thăm Mỹ trong tháng 7. Nếu quả thực ông Tô Lâm sẽ đến Mỹ vào tháng 7 này, đó sẽ là chỉ dấu cho thấy mọi thứ đang đi đúng hướng trong tính toán của hai phía. LS Khanh cho biết tất nhiên, đó chỉ là giả thuyết, phân tích từ những thông tin ông có được chứ chưa có thông tin chính thức. Những điều đó sẽ được quyết định từ Washington DC, Hà Nội và một số nơi khác.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, nếu ông Tô Lâm đi Mỹ trong thời gian tới thì đó cũng là điều hợp lý. Bởi vì ông ấy đi Trung Quốc nhiều rồi. Với Mỹ, ông ấy cũng đã đi nhiều, nhưng với tư cách bộ trưởng. Bây giờ ông ấy ở cái tầm khác, là nguyên thủ quốc gia. Ông ấy có thể chứng tỏ với Mỹ vai trò, vị trí của ông ở Việt Nam. Do đó, theo Giáo sư Chữ, sẽ có vài chuyển động chính trị ở Việt Nam nhưng sẽ không phải là thân Mỹ nhiều hơn hay gần với Mỹ nhiều hơn trước.
Đối với việc tiếp đón Putin vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cho rằng có khả năng hai bên đã thảo luận kín điều mà Ngân hàng Việt Nga từng đề xuất hồi tháng 4, là hai nước giao dịch bằng đồng nội tệ, để giúp Nga tránh cấm vận. Theo Giáo sư Chữ, nếu làm điều đó, chỉ có lợi cho Nga mà không có lợi gì cho Việt Nam, vì nếu nó tích tụ nguyên nhân để phương Tây và Mỹ trừng phạt trong tương lai thì doanh nghiệp của họ sẽ không muốn vào Việt Nam đầu tư.
Nguồn : RFA, 28/06/2024