Sốc ! Bộ trưởng Tô Lâm hết cơ hội thành Chủ tịch nước vì ghé thăm nơi Độc Lạ này !
Nhân Việt TV, 06/11/2021
Nguyễn Huỳnh, VNTB, 07/11/2021
Một video được đăng tải hôm 3/11/2021 trên tài khoản TikTok của đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, người có biệt danh Salt Bae hay còn gọi "Thánh rắc muối" với gần 11 triệu người theo dõi đã lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là người dân Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đại tướng Tô Lâm, đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ nước chủ nhà, bà Priti Patel vào ngày 1/11. Hiện chưa thấy các cơ quan truyền thông Việt Nam lên tiếng xác nhận, bác bỏ hay giải thích về vụ "ăn bò dát vàng" của lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam.
Trong ngày 5/11, Bộ trưởng Tô Lâm tiếp tục cùng đoàn của thủ tướng chính phủ thăm Pháp, và trở về Hà Nội ngay chiều 5/11 (giờ Paris).
Từ lâu nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhắc nhở cán bộ cần học theo lối sống giản dị, khiêm tốn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống xa hoa, lãng phí.
Nhân bữa tiệc thịt bò dát vàng được đích thân "Thánh rắc muối" đút tận miệng tướng Tô Lâm của Việt Nam, đặt ra một câu hỏi là trách nhiệm ở đây của Bộ Ngoại giao Việt Nam đến đâu ?
Bởi, với chính khách và việc giữ gìn hình ảnh là điều mà những viên chức ngoại giao Việt Nam phải ‘liệu toan’, không thể để ‘miếng ăn’ khiến thanh danh của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đã thành kẻ ‘phàm ăn tục uống’ thảm hại đến vậy trong hành động ‘há miệng’ của động tác được hình ảnh thể hiện là ‘đớp’ đầy dung tục trên bàn ăn xứ Anh Quốc.
Không ngạc nhiên khi báo chí nước ngoài nhanh chóng đăng tải những bài viết châm biếm, tranh biếm họa về ‘cú đớp ’ của tướng công an Tô Lâm trong đoàn chính phủ Phạm Minh Chính, mà lại không ngại bị kiện.
Họ không ngại kiện tụng từ bất kỳ ai, kể cả Hà Nội, vì có một nguyên tắc, các chính khách đều là những người nổi tiếng, bởi đơn giản các quyết định của họ đều ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sinh hoạt của dân. Do đó luật pháp nhiều nước như Anh Quốc, trao quyền miễn trừ cho các phát ngôn của các cá nhân thuộc cơ quan lập pháp, tư pháp khi thực thi công vụ.
Đặc quyền này cũng trao một phần cho các nhà báo tường thuật, khi đảm bảo rằng tin tức đó phục vụ công chúng. Đó là cách những người đóng thuế, thông qua truyền thông, gián tiếp buộc "người của công chúng" phải giữ gìn hình ảnh và danh tiếng, chứ không buộc báo chí phải bảo vệ điều đó vô điều kiện như với công dân bình thường khác.
Và cũng bởi một nhà nước pháp quyền bao giờ cũng xem việc bảo vệ công dân, cả về tính mạng và danh dự là điều quan trọng. Nhưng việc quan trọng không kém là tạo cơ chế để công dân giám sát những người được mình trao quyền lực đã hành xử ra sao, mà truyền thông là phương tiện hữu hiệu nhất.
Thực tiễn trên thế giới, một nhà lãnh đạo, một chính khách khi thấy mình không còn được tin tưởng và được tín nhiệm nữa thì đều sẵn sàng xin từ chức. Ở phương Đông, quan chức thời xưa cũng có hành động tương tự, đó là "từ quan".
Đây không phải là sự chối bỏ trách nhiệm mà là phản ứng tự nhiên của lòng tự trọng, nền tảng cơ bản nhất của văn hóa chính trị. Hành động đó thể hiện sự từ chối quyền lực, bổng lộc một cách rất nhẹ nhàng. Hạt nhân của văn hóa từ chức là sự nhận thức cao về tinh thần trách nhiệm cá nhân.
Và với những sự việc đã xảy ra, thiết nghĩ đã đến lúc với trách nhiệm chính trị, tướng Tô Lâm hiện đã ở tuổi 64, có thể ‘cáo lão hồi gia’ hưởng thú điền viên bên gia đình.
Nói thêm, việc từ chức với ông Lâm có thể không là một quyết định dễ dàng lẫn dễ chịu, bởi ông còn là một ủy viên trong bộ chính trị 18 người đầy quyền lực của Việt Nam. Ông trở thành bộ trưởng công an từ năm 2016 và đã trấn áp mạnh tay các phong trào nhân quyền, bắt giữ và truy tố nhiều người bất đồng chính kiến trong những năm gần đây.
Bộ trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai ?
Diễm Thi, RFA, 05/11/2021
Bữa ăn ngoại giao hay bữa ăn từ tiền thuế của dân ?
Một video clip chỉ khoảng 40 giây được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội hai hôm nay, cho thấy "Thánh rắc muối" Salt Bae tự tay bưng món bò dát vàng phục vụ cho Bộ trưởng công an Tô Lâm, người phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô và một người nữa trong đoàn tùy tùng của ngài Bộ trưởng, tại một nhà hàng sang trọng. Được biết giá tiền mỗi phần ăn như vậy lên đến 45 triệu đồng Việt Nam. Tổng cộng ba phần là 135 triệu đồng.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng - AFP
Cư dân mạng xã hội nổi giận với hình ảnh các quan chức Việt Nam ăn uống xa xỉ, trong khi dân trong nước đang kiệt quệ vì dịch bệnh kéo dài suốt hơn hai năm qua. Facebooker Phạm Minh Vũ viết trên danh khoản Facebook cá nhân của mình rằng:
"Tôi nhớ lại từng chuyến xe tháo chạy khỏi Saigon mấy đợt vừa qua của người dân để chạy cái đói, cái khổ, tôi nhớ từng đoàn người đi bộ nối hàng dài lam lũ trở về quê hàng trăm cây số vì đói, tôi nhớ tới đoàn xe thiên di leo lên đỉnh Hải Vân trong cái mưa lạnh kèm bão lũ, tôi nhớ tới hình ảnh người đàn ông phải nhặt từng hạt gạo khi cái nilon bục giữa hè phố sau khi xin được nhà hảo tâm cho 3 kg gạo... và còn lắm cảnh thê lương mà Dân ta chịu nỗi khốn khổ vì đại dịch, trong mấy tháng qua.
Tháp tùng Thủ tướng đi dự hội nghị tại Âu Châu không biết hiệu quả đạt được ra sao? Mang lại lợi ích thế nào cho dân cho nước. Trước mắt là thấy ngốn không ít tiền thuế của dân. Nhưng, lại tổ chức ăn uống nhìn nó thật khốn nạn và lưu manh, kệch cỡm."
Cũng trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng, bữa ăn là do nước ngoài mời, không tốn ngân sách nhà nước, có gì mà ầm ĩ !
Nêu quan điểm của mình về vấn đề này với RFA, nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech, một người luôn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước nói :
"Khi tôi xem video clip đó thì cảm giác đầu tiên của tôi là rất sốc vì trong khi dân hết sức đói nghèo, nợ công đất nước thì ngập. Nhiều dư luận viên nhảy vào bênh ông Tô Lâm rằng đây là bữa tiệc chiêu đãi của Chính phủ Pháp. Nói như thế là ngờ nghệch vì tôi ở Châu Âu đã lâu rồi, không bao giờ quan chức mời quan chức lại vào những chỗ đắt tiền như thế đâu. Họ lịch thiệp và không bao giờ làm chuyện hoang phí như vậy thì đó là ngân sách của quốc gia, là tiền thuế của dân. Họ không lãng phí như vậy đâu. Thêm vào đó, nếu là buổi chiêu đãi thì phải có đối tác ngồi cùng bàn chứ.
Tôi cho rằng, họ ăn uống như thế trong khi dân thì quá đói khổ sau đợt Covid là thiếu tính nhân văn và tầm văn hóa rất kém. Tôi đánh giá tư cách của một quan chức như vậy là vất đi !".
Miếng thịt bò dát vàng - Ảnh minh họa
Vụ "ăn chơi" của Tô Lâm có "sân sau" lo ?
Video clip được loan tải khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP26 tại Anh, sau đó đoàn Việt Nam sẽ thăm chính thức Pháp.
Đằng sau hình ảnh ăn uống sang trọng, xa xỉ của các vị đứng đầu ngành công an như trong clip đăng tải hai ngày qua, nhiều người dân đặt câu hỏi rằng, tiền đâu mà các quan chức có thể tiêu xài phung phí như vậy ? Phải chăng đó là tiêu chuẩn đặc biệt của những người thuộc hàng lãnh đạo ngành công an - người mà bấy lâu nay được coi là "thanh kiếm và lá chắn của đảng" ?
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại, khi nghe về thông tin trên đã khẳng định rằng ông không tin như thế. Ông Triết giải thích thêm với RFA vào sáng ngày 5 tháng 11 :
"Bộ Tài chính họ đài thọ cho đoàn đó gồm bao nhiêu người, mỗi người theo cấp bậc, trong thời gian bao lâu… là có quy định hết. Cho nên, đoàn đó có muốn lấy nhiều hơn cũng không được, chỉ theo chuẩn đã được Bộ Tài chính và những cơ quan chức năng khác quy định.
Trước khi đi (công tác - PV), Bộ Tài chánh họ chuẩn bị sẵn số tiền đó và họ đến nhận. Khi trở về cũng phải báo cáo số tiền sử dụng. Bộ Tài chính họ đâu được đưa quá số tiền quy định. Nếu làm sai quy định họ sẽ vi phạm. Việc gì họ phải gánh tội như thế trong khi họ đâu phải người đi ?".
Một luật gia tên HL, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, người từng đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam những năm 90, nói với RFA :
"Nếu cuộc viếng thăm do nước sở tại mời thì thông thường họ đài thọ chi phí. Còn nếu mình chủ động thì mình phải tự lo. Ví dụ mình thành viên của một khối, tổ chức quốc tế nào đó, khi đi dự các hội nghị liên quan thì phải bỏ tiền túi ra, mà tiền này là ngân sách nhà nước. Nó có hết trong các chương trình làm việc.
Chuyện ‘ăn chơi’ của Tô Lâm, theo tôi, có thể do một số doanh nghiệp cánh hẩu, một số doanh nghiệp sân sau của ổng ở đó đãi ổng. Công an họ có nhiều doanh nghiệp sân sau núp bóng bằng công ty tư nhân ở khắp thế giới mà. Ở đâu họ chẳng có ‘đệ tử’. Chuyện đó đâu có gì khó hiểu. Công an nó có những đặc tình của nó, nó có cách kinh doanh của nó. Chỉ có nó mới ‘bán’ hộ chiếu, ‘bán’ visa được thôi. Giá cả thì tùy vào độ gấp, độ cần thiết của người mua. Tuy không có bằng chứng chứng minh nhưng tôi chắc chắn ai cũng biết những điều đó.
Chỉ có điều, trong lúc nhân dân đang đói kém do đại dịch mà ăn uống xa xỉ như thế thì đập vào mặt dân là hình ảnh quan chức cộng sản hưởng lạc. Thế thôi, chứ tiền thì họ thiếu gì !".
Những "doanh nghiệp sân sau" hay "doanh nghiệp thân hữu" được coi là những doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi, tiếp tay của các quan chức trong việc tiếp cận các lĩnh vực kinh doanh "béo bở" từ đất đai, tài chính, ngân sách, giấy phép, mức thuế và rất nhiều các ưu đãi khác.
Những doanh nghiệp như thế tồn tại rất nhiều, không chỉ ở Việt Nam. Truyền thông Nhà nước từng dẫn lời Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung về việc này rằng :"Vì sao thân hữu ở Việt Nam nhiều đến thế ? Vì Nhà nước có quá nhiều thứ để cho, Nhà nước có quá nhiều và thị trường lại có quá ít và Nhà nước cho không minh bạch, không chịu trách nhiệm giải trình".
Dẫn giải về chuyện sân sau, Luật gia HL. kể thêm rằng, trong lần sang thăm chính thức Hàn Quốc năm 1997, Tổng bí thư Đỗ Mười lúc bấy giờ nhận được một món quà bằng tiền mặt trị giá một triệu USD, do các doanh nghiệp nước này góp lại tặng. Ông Đỗ Mười được toàn quyền chi xài số tiền này :
"Chính cháu ruột ông Đỗ Mười nói với tôi rằng, mùa hè năm đó ổng mua 40 dàn máy vi tính tặng cho 40 trường xuất sắc trong năm. Phần còn lại ổng đút túi ổng tiêu".
Sự kiện năm 1997 cũng từng được báo chí Nhà nước loan. Tuy vậy, theo nội dung được loan thì, Tập đoàn LG đã gửi biếu cố Tổng bí thư Đỗ Mười một triệu USD và Công ty Nomura biếu 100.000 USD để chi dùng khuyến học.
Ngày 18 tháng 3 năm đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã gửi công văn tới các ban ngành truyền đạt ý kiến của ông Đỗ Mười về việc sử dụng 1,1 triệu USD nói trên. Theo đó, số tiền này được chia đều làm 11 phần. Chín phần chia cho chín tỉnh của ba vùng Trung, Nam, Bắc để xây dựng trường tật học. Một phần góp vào Quỹ khen thưởng dành cho học sinh nghèo học giỏi. Một phần dùng để "xây dựng một trung tâm đào tạo giáo viên tật học tại Đại học sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội".
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 05/11/2021
"Học ăn, học nói, học gói, học mở"
Câu nhắc nhở của người xưa chắc không phải chỉ là dành cho bậc ông bà cha mẹ dạy con cái. Bởi đơn giản là con người ta, từ chào đời cho tới khi lìa đời, luôn phải học hỏi, tu dưỡng.
Hình chụp màn hình Bộ trưởng Công an Tô Lâm được "thánh rắc muối" Salt Bae bón cho ăn và bên cạnh là miếng thịt bò dát vàng - RFA edit
Với thời nay, với một số nhân vật có ảnh hưởng lớn tới xã hội, thiết nghĩ cái sự "học" đó càng quan trọng.
Hai hình ảnh
Tối qua, trên mạng xuất hiệnhình ảnh một số quan chức ăn uống ở một nhà hàng sang trọng bên Anh quốc,được ông "Thánh rắc muối" khét tiếng trực tiếp phục vụ, đút cho ăn.
Chợt nhớ cũng hình ảnh tương tự trên báo, từ năm kia tại Hà Nội,một cô gái trẻ chủ một khách sạn, cũng đượcông "Thánh" phục vụ tận tình như vậy.
Mới tháng trước,báo chí kể về độ đắt đỏ và tiếng tăm ở nhà hàng ông này, mà một người ăn có thể phải bỏ ra tới hơn 50 ngàn đô la, riêng tiền phục vụ tới hơn 6 ngàn.
Một nỗi buồn
Cô gái trẻ, lại là chủ khách sạn, việc chi xài tốn kém, đưa hình ảnh lên mạng không ngoài mục đích chủ yếu quảng bá cho công việc kinh doanh của mình. Chuyện thường tình.
Các quan chức dùng bữa ngon, tiện nghi như vậy, cũng đừng vội chê trách. Họ được mời, hoặc do công việc, cần hiểu cuộc sống mọi mặt, mọi giới v.v..
Thế nhưng, cô gái trẻ và các vị quan chức lại có những điểm vô cùng khác biệt.
Cô ấy không răn dạy người đời phải sống thanh cao, liêm khiết ; còn các quan chức thì có.
Cô là hàng con cháu, đáng được nhận từ các quan chức tấm gương đạo đức.
Cô ấy không có mức thu nhập khiêm tốn mỗi tháng hai chục triệu đồng như các quan chức.
Cô ấy không có quyền hành lớn lao quyết định tới cuộc sống – vật chất, tinh thần, quyền tự do - của muôn người ; còn các quan chức thì có.
Hàng triệu người dân nhìn vào hình ảnh của cô gái, có thể có chút chê bai, nhưng không hề hấn gì.
Hàng triệu người dân nhìn vào hình ảnh của các quan chức, sẽ không ít khó chịu, nhưng khó dám hé răng vì sợ … mang vạ.
Buồn ở sự giống mà khác đó. Một đằng "xây dựng hình ảnh", một đằng… thì ngược lại.
Không chút cảm thông
Không thể cảm thông với các quan chức đó không phải ở chỗ họ đã có mặt trong bữa tiệc, vì "ăn" để sống, để tận hưởng và đôi khi cũng là công việc.
Nhưng điều tai hại là họ đã không có được cái tỉnh táo của những "chính trị gia", biết khép mình trong cương vị công quyền. Họ hồn nhiên vui vẻ không khác gì cô gái kia.
Cha ông ta còn dạy"Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" cơ mà. Sao không trông thấy những ống kính đang chĩa vào mình ?
Với đầy kinh nghiệm và đủ quyền hành, phương tiện, song họ lại không biết giữ gìn hình ảnh, để lộ ra bên ngoài … Hàng triệu người dân đang đói khổ vô cùng suốt hai năm đại dịch, đang ngóng chờ ít tiền chính phủ hỗ trợ … sẽ nhìn vào, buồn tủi và thất vọng.
Ấy là thiếu bản lĩnh. Cách hành xử đó chỉ có thể có ở những quan chức cỡ nhàng nhàng, hoặc sắp về chiều là cùng. Hiện ngoài các trang báo, mạng tiếng Việt, bài viết, video cũngđã xuất hiện trên báo và trang YouTube tiếng Anh.
Ngoài ra, họ còn thiếu một nền tảng văn hóa, lại yếu về ý thức tiếp tục học hỏi, xây dựng cho nó khá hơn lên chút nào.
Họ vẫn cần phải "học ăn" sao cho thiên hạ khỏi rủa …
"Miếng ăn … miếng nhục !"
Người dân phẫn nộ trước bữa ăn dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm
RFA, 05/11/2021
Nhiều người dân Việt Nam tỏ ra giận dữ với một đoạn video được đăng tải hôm 3/11 quay lại cảnh bữa ăn tối dát vàng của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, cùng với đoàn tuỳ tùng bao gồm Chánh văn phòng, Phát ngôn nhân Bộ Công an - Tô Ân Xô ở một nhà hàng sang trọng của của anh chàng Salt Be, trong lúc nhiều người khó khăn vẫn chưa nhận được hỗ trợ của chính quyền.
Bác sĩ ở Đà Nẵng ăn mì gói để chống dịch và bữa ăn dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm - Báo Lao Động/ RFA edited
Thời điểm đăng video của "thánh rắc muối" diễn ra cùng lúc với chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Anh và chuyến thăm Pháp ngay sau đó, trong đó có sự tháp tùng của hai nhân vật kể trên.
Trong video dài 41 giây có đoạn ông Bộ trưởng được phục vụ món bò bít tết dát vàng, và được đích thân chủ của chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới bón món ăn tận miệng theo đúng nghĩa đen.
Thịt bò được bọc trong bao giấy lát vàng mỏng khi nướng trên vỉ
Món thịt bò dát vàng
Xếp bếp Salt Bae, được biết dưới tên "thánh rắc muối", tận tay đút vào miệng ông Tô Lâm miếng thịt vừa cắt còn nóng hổi
Tướng Tô Lâm giơ ngón tay cái khen Thánh rắc muối vì làm món thịt ngon
Video này sau đó được người dùng mạng xã hội ở Việt Nam chia sẻ lại vào tối ngày 4 tháng 11 và nhanh chóng được lan truyền rộng rãi.
Vô vàn bình luận đã được đưa ra về bữa tối sang trọng này, trong đó nhiều người tỏ ra giận giữ trước điều mà họ cho là "xa hoa, hoang phí" của những cán bộ nhà nước. Cũng có nhiều người đưa ra những bình luận mỉa mai về "giai cấp vô sản" mà Đảng cộng sản ở Việt Nam vốn tuyên truyền mình là đại diện.
Trả lời phỏng vấn của RFA, ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà quan sát và bình luận chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân vì sao người dân phẫn nộ trước những hình ảnh này. Ông Trung nói :
"Thứ nhất là cái thời điểm, đó là trong cái hoàn cảnh mà cả đất nước cũng như cả thế giới này đang đau khổ và khốn khổ vì cái chuyện phong toả xã hội vì địch bệnh Covid-19, và thu nhập của người dân giảm rất là sâu vì rõ ràng là nếu không đi làm được thì không có thu nhập, và nhà nước phải cứu trợ cũng như nhiều hội nhóm xã hội dân sự phải làm thiện nguyện, từ thiện để cứu trợ. Thế nhưng mà ở đây một cái người quan chức cộng sản họ đã đi ăn một cái bữa ăn rất là mắc tiền. Đó cho nên là cái việc nó gây phẫn nộ với người dân vì tầng lớp quan chức sống rất là xa hoa còn người dân thì khổ sở vì dịch bệnh.
Thứ hai, tôi nghĩ người dân phẫn nộ là vì chính những người quan chức đó là những người mà đi giảng đạo đức cho người dân, họ nói là phải cần-kiệm-liêm-chính, chí-công-vô-tư, rồi suốt ngày giảng về đạo đức cách mạng. Thế nhưng mà khi người ta nhìn vào cái bữa ăn như vậy thì người ta thấy là họ có thực sự cần-kiệm-liêm-chính không, và chắc chắn là không có rồi. Cho nên là người dân người ta phẫn nộ vì cái thói đạo đức giả của quan chức nữa".
Người dân vạ vật bên vệ đường để lấy sức tiếp tục đi xe máy về quê hồi đầu tháng 10/2021. Ảnh : Soha
Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên của Bộ Công an, người cũng xuất hiện trong video quay lại bữa tối sang trọng này được nhiều người sử dụng mạng xã hội bêu rếu vì chính ông này trước đây đã đấu tố cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm là "cường hào, địa chủ mới".
Sau khi hình ảnh và tin tức về bữa ăn này được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội thì một vài trang Facebook thường có bài viết "ủng hộ chính phủ và chỉ trích các tiếng nói đối lập" đã đăng bài giải thích rằng bữa ăn đó là "bữa tối tiếp khách do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Pháp - nước chủ nhà mời đại diện Bộ Công an với vai trò là thượng khách".
Tuy nhiên, tờ báo The Evening Standard của Anh lại cho biết "thánh rắc muối" Salt Bae đang ở nhà hàng của ông Luân Đôn trong suốt 6 tuần vừa qua sau khi khai trương nhà hàng sang trọng ở đây, và sẽ rời đi vào Chủ nhật này để đến Saudi Arabia khai trương một chi nhánh khác của ông.
Nhận định về cách "chữa cháy" trên của lực lượng dư luận viên, một người dân Hà Nội giấu tên vì điều kiện an ninh, cho RFA biết :
"Tôi thấy rằng việc này là việc làm chống chế từ những người ủng hộ chính phủ, và càng chống chế thì người ta lại càng nảy sinh nghi ngờ, rằng nếu mà anh đi ăn một bữa ăn bình thường do một người đại sứ hay doanh nghiệp mời thì cứ đi bình thường và có thể thông tin công khai.
Tuy nhiên, với việc chống chế như vậy thì khiến dư luận đặt câu hỏi là càng chống chế thì càng cho thấy bữa ăn đó thực tế được chi trả bằng tiền ngân sách của Việt Nam, mà ngân sách ở đây tức là từ việc đóng thuế của người Việt Nam để phục vụ bữa ăn của Bộ trưởng.
Cái điều đó là điều khiến nhiều người bức xúc, bởi vì trong khi ở trong nước thì người dân rất khổ sau đại dịch, thậm chí Việt Nam ra nước ngoài phải xin từng đồng và từng giọt vắc-xin để chống dịch, thì tại sao Bộ trưởng lại bỏ tiền ra một cách phung phí như vậy ?!".
Hiện Bộ Công an, báo chí nhà nước và các cơ quan của chính phủ Việt Nam vẫn chưa có giải thích chính thức nào về sự việc.
Ngày 14/10/2020, nhật báo Đức TAZ có đăng một bài báo nêu nghi vấn "Vụ buôn lậu ma túy từ Berlin có lẽ có dính líu tới Tô Lâm". Sau đây là bản dịch :
Bài đăng trên nhật báo Taz của Đức với hình Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm với dòng tin "Một người thân của Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam được cho là có liên quan đến vụ buôn lậu ma túy từ Berlin về Hà Nội. Hàng hóa có lẽ đã được khai báo là mỹ phẩm".
Có những chứng cớ cho thấy khả năng một người thân của Bộ trưởng Công an đầy tham vọng của Việt Nam có liên quan hoặc có thể đã bao che cho vụ buôn lậu loại ma túy tổng hợp (Ecstasy) từ Berlin về Hà Nội.
Vụ việc bắt đầu bằng một hoạt động của công an Việt Nam trong ‘thế giới' ma túy ở Hà Nội. Công an bắt được một người bán ma túy và tìm thấy một số lượng lớn thuốc lắc màu xanh và đen (loại ma túy tổng hợp Esctasy). Trong cuộc thẩm vấn, nghi can khai rằng số ma túy tổng hợp đến từ một công ty vận chuyển hàng hóa ở Berlin.
Gần đây công ty này đã gửi 40 đến 45 kg ma túy trong các hộp mỹ phẩm từ Berlin về Hà Nội.
Ít nhất đó là những gì một người cung cấp thông tin muốn dấu tên đã nói với tạp chí trực tuyến tiếng Việt Thoibao.de có trụ sở tại Berlin. Người này cũng đã báo cho cảnh sát Đức biết vụ buôn lậu ma túy này ở Berlin.
Báo chí truyền thông tại Việt Nam đưa tin thuốc lắc được tìm thấy trong các bưu kiện hàng hóa đến từ Đức vào giữa tháng Bảy, nhưng với số lượng nhỏ hơn, và 6 người bị bắt. Người ta cũng phỏng đoán rằng những loại ma túy đó thường xuyên được gửi từ Đức.
Theo người cung cấp thông tin, trong khi ở Việt Nam những người bán ma túy ngoài đường phố bị bắt, thì công ty vận chuyển ở Berlin – cũng có nhân viên ở Hà Nội – vẫn bình an vô sự.
Giám đốc điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn này là em rể của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm. Ông muốn được trao chức Chủ tịch nước tại Đại hội của Đảng cộng sản cầm quyền độc nhất vào tháng Giêng tới.
Vì sức khỏe suy yếu nên, Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng (76 tuổi) chỉ có thể tự đi được vài bước một mình kể từ khi ông bị đột quỵ.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm được đánh giá là ứng cử viên triển vọng nhất để kế nhiệm Chủ tịch nước
Nhưng cũng chính ông ta, theo án quyết của Tòa án Tối cao Berlin, đã ra lệnh bắt cóc cựu cán bộ bị thất sủng Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội vào năm 2017 và là người thuê một chuyên cơ của chính phủ Slovakia ở Bratislava để đưa người bị bắt cóc ra khỏi EU. Chính ông ta cũng ngồi trên chuyến bay này.
Trang web bằng tiếng Việt của công ty TK Consulting & Service GmbH có trụ sở đặt tại Berlin Đức.
Công ty vận chuyển TK Consulting & Service GmbH ở Berlin, bị tình nghi buôn lậu ma túy về Hà Nội, có trụ sở tại một con phố nhỏ trong khu công nghiệp quận Lichtenberg ở Berlin (gần chợ Đồng Xuân).
Người phát ngôn của Sở Điều tra Hải quan Berlin-Brandenburg xác nhận với tờ TAZ về một cuộc khám xét công ty này vào ngày 3 tháng 8. Đó là sau khi vụ phát hiện ma túy ở Hà Nội xảy ra và sau khi có đơn tố giác tội phạm của người Việt Nam cung cấp thông tin nói trên.
Các tài liệu thu được từ cuộc khám xét của hải quan vẫn còn đang được thẩm tra, vì thế người phát ngôn của hải quan không thể cung cấp thêm thông tin.
Ông ta cũng không muốn nói liệu đã có vụ bắt giữ nào ở Đức vì vụ buôn lậu ma túy này hay không. Công ty vận chuyển cũng không trả lời các câu hỏi của tờ TAZ.
Trên trang Facebook của mình, công ty vận chuyển thông báo bằng tiếng Việt : "Kể từ ngày 9/8, việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng cá nhân về Việt Nam đã tạm dừng".
Công ty tạm thời không nhận vận chuyển hàng hóa cho khách hàng tư nhân, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp.
TK Consulting & Service GmbH là công ty dẫn đầu thị trường vận tải giữa Đức và Việt Nam.
Chủ sở hữu, người có quan hệ họ hàng với Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã từng học đại học ở Cộng hòa dân chủ Đức và có liên quan đến Ngôi nhà Việt (Viethaus – dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên tại Cộng hòa liên bang Đức do một công ty nhà nước Việt Nam thực hiện – đã kinh doanh thua lỗ và đóng cửa từ cuối năm 2018) nhiều tranh cãi ở Berlin trước khi ông ta bước vào kinh doanh lãnh vực vận chuyển.
Về tội buôn bán 40 kg thuốc lắc, ở Đức bị kết án ít nhất là 5 năm tù, ở Việt Nam là án tử hình. Hoặc người ta có người thân nhiều thế lực.
Từ đầu năm 2020 đến nay chỉ riêng Bộ đội Biên phòng đã bắt và thu giữ gần 2,9 tấn ma túy các loại. Theo báo quân đội nhân dân, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 701 vụ, 1.200 đối tượng, thu giữ gần 2,9 tấn ma túy các loại.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm pháp luật về ma túy, số đối tượng bị phát hiện bắt giữ tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện 11.215 vụ, bắt giữ 15.775 đối tượng phạm tội về ma túy ; thu giữ 235 kg heroin, gần 1,6 tấn và 850.000 viên ma túy tổng hợp, 113 kg cần sa.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã bắt giữ 7 tấn ma túy
Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Bộ Công an, hiện trên thế giới có hơn 3,5 triệu người nghiện ma túy, riêng Việt Nam có 224.000 người nghiện ma túy.
Ma túy vào Việt Nam bằng 4 con đường, trong đó 90% thẩm lậu qua tuyến đường bộ (Trung Quốc, Lào và Campuchia) ; đường hàng không (qua hai sân bay lớn là Tân Sơn Nhất và Nội Bài) ; qua đường biển về tại các cảng lớn như Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và cuối cùng là ma túy qua đường bưu điện.
Thời gian qua, lực lượng phòng chống ma túy Bộ Công an khám phá 21.000 vụ với 31.000 đối tượng ma túy. Năm 2018 thu 2,2 tấn các loại ma túy (gồm 1,5 tấn heroin, 500 kg ma túy tổng hợp, vài triệu viên ma túy tổng hợp).
Cả nước hiện có 62 trại cải tạo (55% – 60% tội phạm ma túy ; 40%- 45% liên quan đến tội phạm hình sự, kinh tế và các loại tội phạm khác).
Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2019, tình hình ma túy tại Việt Nam tăng đột biến, riêng ma túy thu giữ tăng gấp nhiều lần so với năm 2018, thu 7 tấn ma túy các loại (heroin, ma túy đá, ma túy tổng hợp tăng vọt).
Hàng loạt vụ vận chuyển ma túy đá từ Đức về Việt nam qua đường Bưu điện đã được phát hiện gần đây ở nhiều tỉnh phía Bắc.
Hôm 14/7/2020, Hải quan Hà Nội thông báo phát hiện 5 lô hàng từ Đức về Việt Nam giấu hơn 42.000 viên MDMA, gần 400 g ketamine và khoảng một cân ma túy nghi dạng viên sủi.
5 lô hàng theo dạng chuyển phát nhanh gửi về 5 địa chỉ ở Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương và Hà Tĩnh ; bên trong chứa thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm.
Báo chí Việt nam đưa tin về vụ chuyển ma túy đá từ Đức về Việt Nam qua đường Bưu điện
Nhà chức trách phát hiện trong các hộp thực phẩm chức năng chữa rụng tóc, bổ sung vitamin, tăng cường khoáng chất… có giấu lượng lớn ma túy ở dạng viên nén, tinh thể.
Ngày 14/7, Cục Hải quan Hà Nội thông báo tạm giữ đã 6 người trong đường dây vận chuyển ma túy trên.
Đường dây vận chuyển ma túy từ Châu Âu về Việt Nam bằng phát chuyển nhanh
Ngày 16/7, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã thông tin ban đầu về đường dây mua bán trái phép chất ma túy qua đường chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam, thu giữ tang vật là 9 kg ma túy đá.
Trước đó, khoảng đầu tháng 6/2020, Công an quận Hoàng Mai phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy lớn từ Đức qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài về Việt Nam rồi đưa đi các nơi tiêu thụ như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình đấu tranh, đến khoảng 9h45 ngày 22/6, tại khu vực ngõ 24 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Hoàng Mai bắt quả tang 2 đối tượng tại phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 1 hộp giấy bên trong có 3 lọ nhựa chứa khoảng 2.000 viên nén hình tam giác màu xanh.
Các đối tượng khai nhận đây là ma túy tổng hợp đang chuẩn bị giao vào cho một đối tượng ở Thành phố Hồ Chí Minh qua tuyến xe khách Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục đấu tranh, lực lượng chức năng bắt giữ thêm 3 đối tượng và khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng trên, lực lượng chức năng thu giữ 23 lọ nhựa có chứa các viên nén nhiều màu (khoảng 16.500 viên) được trà trộn vào các loại thuốc tân dược khác ở bên trong thùng xốp để tại phòng trọ. Các đối tượng khai đây là ma túy tổng hợp đang chờ để vận chuyển cho các đối tượng đặt mua ma túy.
Ma túy giấu trong các lô hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng. Ảnh do Hải quan cung cấp.
Ngoài ra, từ lời khai của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ một số lượng lớn ma túy được các đối tượng phân tán tại nhiều "nhà kho chứa đồ" nằm rải rác trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tổng số ma túy thu giữ được trong vụ án là khoảng 35.000 viên có trọng lượng là 9,234 kg là ma túy tổng hợp loại MĐMA.
Căn cứ vào lời khai của các đối tượng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố vụ án làm rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu của Nguyễn Tiến Thế 39 tuổi, thường trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An ; hiện đang sống tại Đức.
20.000 viên ma túy giấu hộp sữa bột, đưa từ Đức về Việt Nam
20.000 viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc với khối lượng 4 kg, được đựng trong vỏ hộp sữa bột, gửi từ Cộng hòa Liên bang Đức về tỉnh Nam Định.
Kiểm tra bưu kiện, Công an phát hiện có 20.000 viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc với khối lượng 4 kg, được đựng trong vỏ hộp sữa bột, gửi từ Cộng hòa Liên bang Đức về tỉnh Nam Định.
Chiều 23/9, thông tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết, Phòng Cảnh sát ma túy Công an tỉnh phối hợp với Cục Cảnh sát ma túy (Bộ Công an), lực lượng Hải quan vừa triệt xóa thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Liên bang Đức về Nam Định tiêu thụ qua đường bưu điện, bắt giữ hai đối tượng, thu 20.000 viên ma túy tổng hợp.
Qua quá trình theo dõi, vào 17 giờ 30 ngày 7/9, khi đối tượng Lê Minh Hùng (36 tuổi, trú Thành phố Nam Định) đang nhận một hộp bưu kiện tại bưu điện trên địa bàn tỉnh Nam Định, đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ.
Bên trong hộp bưu kiện có chứa 20.000 viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc với khối lượng 4 kg. Toàn bộ số ma túy được đựng trong vỏ hộp sữa bột, gửi qua đường bưu điện từ Cộng hòa Liên bang Đức về Nam Định.
Lan Anh (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 16/10/2020
(Thông tin tuyệt mật)
Cho tới nay, trong số các Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, thì Tô Lâm, đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an là người lắm điều tiếng nhất. Và đã có không ít các vị lãnh đạo lão thành có đơn thư gửi tới tận Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tố cáo về những việc làm sai, thậm chí là nguy hại cho đất nước.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Nhưng đáp lại là sự im lặng đến khó hiểu từ ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị.
Vậy chúng ta cùng điểm qua, Tô Lâm đã mắc những tội gì, và là kẻ gian hùng như thế nào ?
Thứ nhất : Vai trò của Tô Lâm trong vụ án đánh bạc qua mạng ở C50.
– Vụ án đánh bạc nghìn tỉ của Nguyễn Văn Dương con rể Phạm Quang Nghị, xảy ra có đến hai năm, dưới thời Tô Lâm làm Bộ trưởng, còn khi khởi sự thì Tô Lâm là Thứ trưởng phụ trách an ninh. Lâm quen biết qua lại với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương đánh bạc lấy lời chia nhau, nên khi Phú Thọ phát hiện ra nhưng Tô Lâm không cho bắt. Trước khi bị bắt 1 tuần, Nguyễn Văn Dương còn đưa vợ Tô Lâm đi mua sắm thăm thú cả tuần lễ ở Châu Âu, nói vậy chắc Tổng bí thư thấy rõ quan hệ gắn bó giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Dương. Vậy Tô Lâm không có trách nhiệm gì trong vụ án động trời này sao ?
Con rể Phạm Quang Nghị – bị cáo Nguyễn Văn Dương bị dẫn ra tòa hồm 22/11/2018
Sau đó, Tô Lâm để cho Trần Văn Vệ chỉ đạo ông Hoành bắt Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và đối xử vô cùng tàn tệ, đến nỗi Phan Văn Vĩnh bị bệnh nặng suýt chết trong trại mới được đưa đi bệnh viện.
– Vụ án AVG : Trong vụ án này, chủ mưu là Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ. Nhưng nếu không có Tô Lâm bảo kê bằng các công văn như :
Một là công văn số 2889/BCA-A61, khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật, đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn này mà Bắc Son "yên tâm" chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký Hợp đồng. và điều đáng nói là công văn này hoàn toàn sai chức năng, vì Bộ Công an có phải cơ quan định giá tài sản của Doanh nghiệp đâu ?
Công văn 2889/BCA-A61 và công văn 418/BCA-TCAN đều do Tô Lâm ký và đóng dấu Mật, Tối Mật
* Hai là công văn số 418/BCA-TCAN là công văn đồng ý đưa vào tài liệu Tối Mật
Công văn này chính là để bịt mồm báo chí, và sau này khi tòa án xét xử thì cũng là công văn bịt mồm luật sư và Hội đồng xét xử. Mặc dù Tòa án đề nghị cho công bố nhưng Tô Lâm không đồng ý. Vì có chữ Mật, nên không ai phản biện và giờ vì chữ Mật đó mà hàng loạt cán bộ có năng lực phải vào tù ?
Vì sao Tô Lâm lại ký văn bản để AVG từ tư nhân lại phải chỉ bán cho Công ty nhà nước ? Rõ ràng đây là con đường Nguyễn Bắc Son-Tô Lâm và Phạm Nhật Vũ đã vẽ ra để rút tiền nhà nước. Tô Lâm là người nổi tiếng trong các Bộ trưởng Công an về khoản ăn tiền. Vậy thì Vũ đã đưa Tô Lâm bao nhiêu ? Không có đồng nào sao ? Nếu không phải là 5-10 triệu đô la Mỹ thì còn lâu Nhật Vũ nhận được bản án vô lý như vậy.
Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ trước tòa
Thứ hai : Vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang tận Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Đây là vụ án điển hình về việc làm vi pháp luật pháp quốc tế và khiến uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài…Và cho đến giờ vẫn còn bị một số quốc gia "cảnh giác" và vô hiệu hóa các lực lượng an ninh, tình báo của Việt Nam tại Châu Âu.
Vụ này, Tô Lâm làm là để thỏa mãn ý chí cá nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và để thể hiện "lòng trung thành tuyệt đối" với Tổng bí thư… Có lẽ vì vậy, Ông Trọng đã trả ơn Tô Lâm bằng cách dẹp đi tất cả những tội lỗi của Tô Lâm trọng vụ AVG, vụ án giết ông Kình tại xã Đồng Tâm, và nhiều khuyết điểm tày trời khác.
Thứ ba : Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc.
Việc này thể hiện rõ ở điểm : Tô Lâm đã cho thay đổi Bộ máy Bộ Công an theo mô hình tổ chức của Công an Trung Quốc. Từ 8 Tổng cục, thực ra có thể giải tán 6 Tổng cục để giảm đầu mối, bớt cồng kềnh, nhưng Tô Lâm cho giải tán hết, đặc biệt là hai Tổng Cục lẽ ra phải giữ là Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát. Cực kỳ nguy hiểm nữa là Tô Lâm cho xóa hết phòng Tình báo ở Công an các tỉnh biên giới phía Bắc, khiến cho công tác nắm tình hình ngoại biên bây giờ không có.
Nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng công an đã phản đối, nhưng Tô Lâm phớt lờ tất cả.
Tô Lâm cho giải tán hết để mình nắm quyền đến trưởng phòng. Bây giờ đến trưởng phó phòng các Cục, các tỉnh đều do Bộ trưởng bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm bây giờ nhất thiết phải có tiền. Theo dư luận anh em công an thì cấp phòng mất vài tỉ, nếu là phòng kinh tế, cảnh sát giao thông thì 5 tỉ. Cấp Cục trưởng Cục phó, Giám đốc, Phó giám đốc các tỉnh chi ít cũng là 1 triệu đô la Mỹ. Thì ra việc giải tán các Tổng cục là để Tô Lâm thâu tóm quyền lực, là để ăn tiền và ăn nhiều tiền.
Tô Lâm còn giải tán các cơ sở thường trực phía Nam. Một lô cơ ngơi trị giá hàng nghìn tỉ giờ là nhà hoang của các oan hồn.
Tô Lâm tổ chức cuộc tấn công với hàng ngàn lính đặc nhiệm nửa đêm vào làng Hoành, Đồng Tâm, giết chết người Đảng viên 84 tuổi Lê Đình Kình và bắt đi 30 người khác
Các Bộ phía Nam chạy xấc bấc xang bang mới có chỗ để hợp lý gia đình. Anh nào, chị nào không tiền thì chịu lưu đày khốn khổ hoặc phải xin ra khỏi ngành. Cái nguy là : miền Nam là điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội, là đầu tàu kinh tế. Bây giờ bỏ trống trận địa, nhất nhất phải là Hà Nội vô, không sâu sát. Việc thả lỏng vô trách nhiệm ấy để làm gì ? khó hiểu.
Bây giờ tâm trạng sĩ quan hời hợt, không làm việc, cán bộ ngồi chơi xơi nước. Nhân dịp này Tô Lâm đã Hưng Yên hóa Bộ Công an : 30 cán bộ quê Hưng Yên được đề bạt vào nhiều vị trí quan trọng từ Thứ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh. Thậm chí, hai Thứ trưởng mới cũng quê Hưng Yên. Chính vì vậy anh em công an đang nói về xu thế " nhãn lồng hóa" Bộ Công an Hai Thứ trưởng mới đều không đủ tuổi cơ cấu Trung ương là người Hưng Yên được đưa lên. Giám đốc Công an Phú Thọ, người chủ trì vụ án đánh bạc ngàn tỉ của Dương bị đẩy lên làm Giám đốc Sơn La. Phạm trưởng Giang, Giám đốc Hải Dương, một cánh hẩu của Tô Lâm được lắp lên Phú Thọ – vụ án nghìn tỉ giai đoạn II coi như khép lại.
Chuyện giải tán và luân chuyển là việc động trời, sĩ quan từ cấp tá trở lên đều biết. Vậy mà Bộ chính trị sao không biết. Tổng bí thư là Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương coi chừng bị dính chưởng quan liêu với Tô Lâm đây.
Tô Lâm giỏi luồn lọt lắm, người đương chức, kẻ về hưu cao cấp đều được Tô Lâm săn sóc, Tô Lâm từng khoe : Tổng bí thư từng nói "không ai hơn Tô Lâm" và hứa sẽ "đưa vào vị trí chủ chốt". Ông Ba Dũng thì tiến cử Tô Lâm làm Chủ tịch nước (?).
Trên các trang mạng trong 3 năm qua cũng đã từng nêu về năng lực của Tô Lâm. Thử xem một số vụ lớn đã xảy ra mà các trang báo mạng đã nêu thì thấy rõ năng lực Tô Lâm.
Phẫn uất vì bị lực lượng Công an và nhà nước bao che cho Formosa xả thải hóa chất gây ô nhiễm biển miền Trung làm tôm cá chết hàng loạt, hàng chục cuộc biểu tình nổ ra hồi năm 2017 mà đỉnh điểm là dân Hà tĩnh chiếm trụ sở UBND Huyện Lộc Hà sau khi Công an đàn áp và bắt người dân vô tội
– Vụ giàn khoan 981, năm 2014 các Công ty nhà máy ở Bình Dương bị đập phá với cớ phản đối Trung Quốc – Tô Lâm im lặng thả nổi.
– Vụ Formosa năm 2017, Nghệ An, Hà Tĩnh biểu tình, Quốc lộ 1 tắt nghẽn cả tháng trời, dân bắt bớ khống chế cán bộ, Tô Lâm bất lực.
– Năm 2018, vụ phản đối Đặc khu, biểu tình cả nước, Bình Thuận bị kẻ xấu xông vào đập phá Tỉnh ủy, ủy ban, đốt xe, đốt nhà, bắt Công an, lột súng, lột áo giáp Công an. Tô Lâm không chỉ đạo xử lý kịp thời. Phó Giám đốc Công an Bình Thuận phụ trách an ninh là Lê Việt Thắng (người của Tô Lâm chuyển vào) đã để bạo loạn, không xử lý được nhưng không bị kỷ luật. Ngược lại, Tô Lâm đưa lên làm Giám đốc, bị Tỉnh ủy phản đối. Tô Lâm phải đưa về làm Giám đốc Công an Bạc Liêu vừa được lòng với bố của Thắng, vừa ẳm gọn một cục đô la.
– Năm 2019, vụ Đồng Tâm là điển hình về sự yếu kém của Tô Lâm. Một việc đơn giản như vậy xảy ra kéo dài đến 2 năm, không phương án giải quyết, cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng nửa đêm để tiêu diệt ông Lê Đình Kình để 3 Công an chết oan mạng. Rõ ràng chiến thuật sai, vô cùng non kém. Với trình độ đó mà Tô Lâm dám xưng mình là Giáo sư an ninh ư ! Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu, có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết một vài cuốn sách, vậy mà chễm chệ chức danh Giáo sư an ninh. Thật xót xa thay cho đội ngũ thầy cô giáo ngành an ninh.
Mới đây trên mạng nêu rõ người viết luận án Tiến sĩ cho Tô Lâm là Thượng tá Nguyễn Xuân Thao, vừa được Tô Lâm trả ơn cho giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Quay trở lại vụ AVG để phân tích kỹ hơn vai trò của Tô Lâm.
– Năm 2019, vụ Đồng Tâm là điển hình về sự yếu kém của Tô Lâm. Một việc đơn giản như vậy xảy ra kéo dài đến 2 năm, không phương án giải quyết, cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng nửa đêm để tiêu diệt ông Lê Đình Kình để 3 Công an chết oan mạng. Rõ ràng chiến thuật sai, vô cùng non kém. Với trình độ đó mà Tô Lâm dám xưng mình là Giáo sư an ninh ư ! Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu, có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết một vài cuốn sách, vậy mà chễm chệ chức danh Giáo sư an ninh. Thật xót xa thay cho đội ngũ thầy cô giáo ngành an ninh.
Mới đây trên mạng nêu rõ người viết luận án Tiến sĩ cho Tô Lâm là Thượng tá Nguyễn Xuân Thao, vừa được Tô Lâm trả ơn cho giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Quay trở lại vụ AVG để phân tích kỹ hơn vai trò của Tô Lâm.
Chính Bộ trưởng Tô Lâm là người tổ chức qua Châu Âu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trực tiếp thuê máy bay của Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước "đầu thú"
Dân chúng sẽ tiếp tục nguyền rủa những Nguyễn Bắc Son hay trưởng Minh Tuấn mà không hề biết sự thật của vụ án là như thế nào. Dù có kêu tên cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì mọi sự cũng sẽ bị quên đi trong thời gian ngắn tới đây bởi mấu chốt của mọi vấn đề nằm ở hai từ MẬT và TÔ LÂM.
Đầu năm 2016, ngay tại thời điểm diễn ra Đại Hội Đảng lần thứ 12, Công An Hà Nội nhận được tập hồ sơ của một người từ trung tâm MobiFone 2, người được cho là đã hiểu và tiếp cận khá đầy đủ về toàn bộ vụ việc MobiFone mua AVG. Nhưng anh này sau đó bị Nguyễn Bắc Son "xử" và không còn ở lại MobiFone.
Các thông tin đã được nêu khá tỉ mỉ trong suốt hơn hai năm qua và trong 56 trang cáo trạng cũng như những diễn biến tại phiên tòa. Đó mới chỉ là một phần của vụ việc mà không phải là bản chất của vụ án. Một chi tiết đáng chú ý là đã có luật sư kêu Tòa cho xử kín vì nhiều tài liệu chưa được giải mật. Cựu phó tổng giám đốc MobiFone Phan Thị Mai Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng thưa tại Tòa là mọi sự sai phạm với họ đến từ cái gọi là Mật. Các hồ sơ bị đóng dấu mật và ra tòa, nhiều tài liệu không được giải mật nên bức tranh tổng thể chưa được hoàn thiện và phiên tòa chỉ là một phần phiến diện mà thôi.
Ngày 15 tháng 10 năm 2014, Phạm Nhật Vũ gửi công văn số 517/AVG-CV cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong đó có nói là có công ty 8206 của Hồng Kong đã đặt cọc 10 triệu Mỹ kim để mua AVG với giá 700 triệu Mỹ kim. Điều này đã được Phạm Nhật Vũ khẳng định một lần nữa trong công văn gởi MobiFone đòi nốt 5% số tiền còn lại trong hợp đồng mua AVG. Người đại diện của AVG là ông Nguyễn Quốc Chiến, số thẻ căn cước công dân số 001073008351 đã nhận tiền và xin ý kiến Phạm Nhật Vũ để chuyển về Việt Nam. Trong văn thư 517/AVG-CV này thì Phạm Nhật Vũ xin được chào bán AVG cho công ty 8206. Đồng thời khẳng định là sẽ ký kết hợp đồng vào ngày 15/11/2014.
Ngày 26/11/2014, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông trưởng Minh Tuấn ký văn thư số 200/BTTTT-VP gửi Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm xin ý kiến về việc hướng dẫn chào bán cổ phần cho AVG.
Ngày 8/12/2014, Thứ trưởng Tô Lâm ký văn thư số 4352/BCA-A81 phúc đáp công văn 200/BTTTT-VP và cho biết là không cho bán cổ phần cho nước ngoài mà chỉ bán cho trong nước.
Và trong văn thư này thì Thứ trưởng Tô Lâm nói rằng, con số 700 triệu Mỹ kim là quá cao.
Tổng thể văn thư số 4352/BCA-A81 của Bộ Công an do Thứ trưởng Tô Lâm ký và văn thư số 200/BTTTT-VP do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký thì không có một dòng nào phủ nhận hay khẳng định thông tin đặt cọc 10 triệu Mỹ kim của công ty 8206 Hồng Kong là thật hay giả. Nó có thể coi là việc Phạm Nhật Vũ báo là có giao dịch 8206 là có thật.
Trong 56 trang cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hạch tội các bị cáo thì nói rằng, thông tin này là không có, không chính xác và kết tội các bị cáo là không kiểm tra dẫn đến những sai phạm sau đó. Nhưng không có một dòng nào nói đến trách nhiệm của tướng Tô Lâm.
Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Bản chất của việc Bộ Thông tin và truyền thông hỏi Bộ Công an thì trách nhiệm trả lời và xác minh thuộc về Bộ Công an và tướng Tô Lâm phải chịu trách nhiệm nhưng không hề được nhắc đến.
Để đảm bảo không có thông tin nào rỏ rỉ ra ngoài, ngày 5/3/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 44/BTTTT-QLDN gửi Tô Lâm và yêu cầu Bộ Công an đưa giao dịch này vào danh mục bí mật. Tướng Tô Lâm ký văn thư số 418/BCA-TCAN ngày 9/3/2015, đã đưa các giao dịch này vào dạng mật và đó là một trong những lý do để vụ việc mua bán trái pháp luật này không bị phát giác. Văn bản 418/BCA-TCAN này vi phạm quyết đinh số 961/QĐ-BCA (A11) ngày 22/8/2006 quy định về các danh mục bảo mật.
Ngày 18/12/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 235/BTTTT-QLDN gửi Bộ Công an về nội dung giá. Ngày 21/12/2015, Tô Lâm ký văn thư số 2889/BCA-A61 trả lời có hai nội dung về giá mua và hiệu quả kinh doanh. Về giá mua được tướng Tô Lâm xác định là rẻ hơn so với thẩm định của các đơn vị thẩm định. Chức năng thẩm định giá và phương án kinh doanh thuộc về các bộ Tài Chính và Kế hoach đầu tư chứ không phải của Bộ Công an. Bộ Công an có chức năng thẩm định vấn đề an ninh thì trả lời về giá và hiệu quả kinh doanh.
Những vi phạm mà các bị cáo bị truy tố đều do tướng Tô Lâm gây ra nhưng các bị cáo thì đi tù và tướng Tô Lâm đứng ngoài vòng pháp luật.
Căn cứ theo nội dung cáo trạng truy tố các bị cáo ra tòa và nội dung các văn thư mà tướng Tô Lâm ký thì ông ấy phải là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc không có dòng nào nhắc đến vai trò và trách nhiệm của ông Lâm và Bộ Công an trong khi trói tội các bị cáo khác đang đặt ra câu hỏi, vì sao lại có chuyện này ? Vì sao Nguyễn Bắc Son bị buộc phải chết ?
Ông Tổng bí thư Chủ tịch nước, trưởng ban Phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này ? Ông Trọng đang tính toán điều gì hay ông đang bị Tô Lâm khống chế ?
Việt Nam đang vận hành xã hội theo pháp luật hay theo ý riêng của ông Trọng ? Ông tha ai, ông xử ai tùy ông hay thực sự không có vùng cấm ?
Thực sự vì một xã hội pháp trị, phiên tòa phải bị dừng lại và điều tra lại, mở rộng sang tất cả các đối tượng liên quan như Bộ trưởng Công an Tô Lâm phải bị điều tra.
Hoàng Trung (Hà Nội)
Nguồn : Thoibao.de, 12/05/2020
Tô Lâm thân mến,
Tớ giật thót người khi Công an nhân dân – cơ quan ngôn luận chỗ cậu – vừa mới ông ổng rằng : Cần hiểu đúng bản chất vụ Đường "Nhuệ", Thái Bình (1). Không may là nếu chịu đọc, đọc xong, thiên hạ lại thấy bản chất của công an và chính quyền nhân dân hết sức tệ hại ! Chống đỡ vụng về như thế thì… hỏng. Hỏng… hẳn Tô Lâm ạ !
Trụ sở công ty Đường Dương và vợ chồng Nguyễn Xuân Đường - Nguyễn Thị Dương (ảnh nhỏ) - Ảnh Báo Công An Nhân Dân
Các cậu lên án "thế lực thù địch và đối tượng cơ hội chính trị" lợi dụng vụ Đường "Nhuệ" để vu khống, bôi nhọ, tạo dư luận không đúng, gây hiểu lầm về công an nhân dân và chính quyền nhân dân nhưng nói thật với cậu, biện giải kiểu đó thì chẳng cần ai bôi cũng… nhọ, rửa bằng… vòi rồng cũng chẳng hết nhọ !
Các cậu bảo rằng, Đường "Nhuệ" đã thường xuyên tập họp một số đối tượng không có việc làm, gây ra một số vụ cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng từ… năm 2007. Cho tớ hỏi nhỏ : Tại sao công an nhân dân và chính quyền nhân dân để yên cho y tác oai, tác quái, càng ngày càng lộng hành, xông vào cả trụ sở công an một phường đánh người trọng thương,… mà vẫn vô sự lâu thế ?
Tô Lâm thân mến,
"Con dại, cái mang", ai cũng ngại trách nhiệm nhưng để thuộc cấp mặc tình biện bạch, rằng từ công an đến chính quyền không… sai khi vợ chồng Đường "Nhuệ" tham dự đấu giá, mua bán nhà đất rần rần suốt mười năm mà chỉ phải nộp… thuế môn bài thì dở quá. Dở tệ Tô Lâm ạ ! Chẳng lẽ cậu cũng tin, từ công an đến chính quyền vô tư khi miễn trừ các loại thuế, phí cho doanh nghiệp của cặp này vì… không phát sinh doanh thu ?
Dễ dãi như vậy, ngân sách thất thu chỉ mới là một lẽ, điều còn lại, quan trọng hơn là làm… lệch lạc bản chất của chế độ ta ! Trước nay, ta vẫn chủ trương "thu thuế như vặt lông vịt, phải vặt thế nào để vừa có thật nhiều lông, vừa giữ không cho vịt kêu toáng lên" (2) và trên thực tế ta vẫn luôn như thế. Cố ý hay vô tình để sót các doanh nghiệp của vợ chồng Đường "Nhuệ", làm sao "ta" khóa được mỏ lũ vịt bán hàng rong, chạy xe ôm ?...
Tương tự, chẳng lẽ cậu không đỏ mặt khi công an và chính quyền nhân dân có thể phát hiện, triệt phá ngay các tổ chức tôn giáo, xã hội "lợi dụng dịch bệnh" phát khẩu trang để gieo rắc ảnh hưởng nguy hại (3) mà không hề biết gì về "Hiệp hội Tang lễ Thái Bình" do Đường "Nhuệ" thành lập từ năm 2017 để buộc các cơ sở dịch vụ mai táng phải nộp tiền khi đưa các tử thi từ Thái Bình sang Nam Định hỏa táng ?
Tạo ra tình tiết, các cơ sở dịch vụ mai táng ngậm đắng, nuốt cay đóng tiền cho Đường Nhuệ trong hai năm rưỡi và vì họ không dám… tố cáo nên công an và chính quyền nhân dân không… biết, có khác gì lột da… mông đắp lên… mặt ! Tai sao nhân dân thà làm tôi mọi cho Đường "Nhuệ" mà không tưởng đến chuyện cậy nhờ công an và chính quyền nhân dân bảo vệ mình nhỉ ?
Tô Lâm thân mến,
Tớ biết cậu đang trong giai đoạn phải "nằm gai, nếm mật", ráng bỏ ngoài tai những chì chiết, oán thán vì đủ mọi chuyện "thiên sầu, địa thảm" do lực lượng công an của cậu gieo rắc trên nhân dân, song tớ tin, bất kể thế nào cậu cũng sẽ "tai qua, nạn khỏi". Cán bộ cấp chiến lược của "ta" ai lại… chẳng thế ! Xứ mình bây giờ, có ngành nào, ở cấp nào mà không nặng mùi !
Này, tớ đánh giá rất cao chuyện cậu thoái thác trách nhiệm người đứng đầu bằng các… chỉ đạo điều tra, làm rõ đủ loại scandal đấy nhé ! Cho dù chẳng lạ gì cậu nhưng thú thật, đôi khi tớ vẫn có cảm giác, dường như cậu không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an mà như… thần tiên đến từ… thượng giới để… chấn chỉnh lực lượng công an nhân dân đang khuấy động xã hội chẳng khác gì âm binh.
Tuy nhiên chỉ còn mươi tháng nữa là đại hội đảng, bất kể cậu đã "giả mù, giả điếc, giả câm, giả bại liệt" nhưng muốn bước lên cao hơn, cậu phải nhắc hệ thống truyền thông trong ngành cùng phải giả hệt như thế mới ổn Tô Lâm ạ. Cứ ông ổng như Công an nhân dân trong vụ Đường "Nhuệ" là "lợi bất cập hại" ! Dân không mù, không điếc, không câm và cũng chẳng bại liệt. Giờ là lúc có… câm mới… lành đấy Tô Lâm ạ !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 30/04/2020
Chú thích
Nghiệp vụ công an Việt Nam qua vụ Đồng Tâm và Tuấn ‘khỉ’ !
Diễm Thi, RFA, 06/02/2020
Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, đại biểu Nguyễn Đình Quyền từng phát biểu với truyền thông trong nước hồi tháng 11 năm 2013 rằng ‘cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh’.
Một Cảnh sát Cơ động Việt Nam. AFP
Thực tế trong nhiều năm qua cũng cho thấy bất cứ tiếng nói đối lập, nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ - nhân quyền nào cũng đều nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của an ninh, công an.
Tuy nhiên có hai vụ gần đây là vụ đánh úp vào Đồng Tâm hôm ngày 9 tháng 1 và vụ truy bắt ông Lê Quốc Tuấn, tức Tuấn ‘khỉ’ khiến nhiều người đặt câu hỏi về nghiệp vụ của công an Việt Nam.
Chiều 29 tháng 1 năm 2020, ông Lê Quốc Tuấn, một công an, đã mang súng AK giết chết 4 người tại sòng bạc ở huyện Củ Chi sau khi tham gia đá gà, đánh bạc từ sáng đến trưa, thua bạc và cự cãi với một số người.
Từ sáng đến trưa 30 tháng 1, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đã được Bộ Công an cử đến hiện trường để chỉ đạo khoảng 500 Cảnh sát cơ động, hình sự vũ trang vây bắt kẻ giết người. Các tuyến đường liên quan đều có rất đông cảnh sát ôm súng, phong tỏa nhiều lớp.
Đến nay đã hơn một tuần nhưng kẻ thủ ác vẫn bặt vô âm tín. Công an huyện Củ Chi xác nhận với RFA vào chiều tối 6 tháng 2 :
"Vẫn chưa tìm được. Chưa bắt được chị ạ !"
Anh Vĩnh, một người dân Củ Chi cho rằng công an phong tỏa, rà soát nhiều tuyến đường ở đây nhưng vẫn không ‘thấy tăm hơi’ ông Tuấn ở đâu trong khi dân vừa hiếu kỳ vừa lo sợ cho tính mạng của mình khi biết hung thủ có súng. Anh nhận định :
"Huy động lực lượng 500 người bao vây một khu vực không rộng lớn nhưng không bắt được. Cái đó một phần do năng lực yếu kém của lực lượng công an, một phần họ sợ trách nhiệm. Có lẽ họ muốn kéo dài thời gian cho đối tượng mệt mỏi ra đầu thú. Như vậy là an toàn nhất".
RFA liên lạc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh để hỏi thêm thông tin cũng như cảm nhận của họ khi người dân đánh giá nghiệp vụ của ngành công an nói chung thì nhận được câu trả lời :
"Cái này tôi không có ý kiến. Ngoài thẩm quyền của tôi nên tôi không trả lời được. Chị muốn gì chị lên trực tiếp phòng hình sự hỏi".
Hai mươi ngày trước đó, rạng sáng ngày 9 tháng 1, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm và giết chết ông Lê Đình Kình, bắt đi gần 30 người dân.
Hai sự việc trên khiến người dân đặt câu hỏi về nghiệp vụ của lực lượng vũ trang Việt Nam khi huy động hàng ngàn người để giết chết một cụ già 84 tuổi đời, gần 60 tuổi đảng ngay tại nhà vào lúc tối trời ; trong khi đó hàng trăm cảnh sát cơ động dưới sự chỉ đạo của cả tướng công an chỉ để truy bắt một đối tượng suốt cả tuần lễ mà vẫn chưa đạt kết quả gì.
Cảnh sát Việt Nam xem xét một vài loại vũ khí mới tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội ngày 18 tháng 8 năm 2015 AFP
Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Hội nhận định :
"Công an Việt Nam từ trước đến vẫn được mệnh danh là giỏi nhất thế giới, nhưng qua hai vụ việc thì chứng tỏ điều ngược lại. 500 công an không bắt được một đối tượng ; 3000 công an giết được một cụ già. Đó là một điều nghịch lý. Nó chứng tỏ trình độ của công an ngày nay không được như mong muốn. Cũng có thể do đối tượng quá giỏi vượt được vòng vây truy nã và vây bắt trong khi công an thì quá kém".
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích thêm về hai vụ việc có lực lượng công an, cảnh sát tham gia đông đảo với trang bị tận răng :
"Việc sử dụng đến 3000 cảnh sát trang bị tận răng tấn công thôn Hoành là để dập tắt sự phản kháng của người dân chống lại việc chính quyền lấy đất trái pháp luật, cụ thể họ đã giết cụ Lê Đình Kình và bắt những người trong "nhóm Đồng Thuận". Còn vụ huy động 500 cảnh sát cơ động cũng vũ trang đến tận răng truy bắt một tên tội phạm đang trong ngành công an, thì về mặt nghiệp vụ là quá kém.
Họ đã rầm rộ đem một lực lượng 3000 người đến tấn công làng Đồng Tâm và giết một cụ già nên bây giờ phải dùng 500 cảnh sát cơ động với một Thứ trưởng công an chỉ huy để bắt một tên công an giết người, phải chăng Bộ công an muốn cho người dân thấy sự cân bằng giữa hai sự việc kiểu như ‘đánh bùn sang ao’ ?"
Hồi giữa tháng 12 năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một buổi diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cơ quan như Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất… nhằm đánh giá khả năng thực binh, ứng phó của các đơn vị khi có các sự cố xảy ra như : các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, gây rối trật tự hoặc nhóm khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp để tấn công trụ sở, cơ quan nhà nước, bắt giữ cán bộ, hoặc dùng chất nổ đe dọa khủng bố cơ quan nhà nước.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 5 tháng 2, liên quan đến vụ xả súng ở sới bạc Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tướng Lương Tam Quang bác bỏ thông tin "công an đã huy động lực lượng lớn" để vây bắt Tuấn ‘khỉ’ trong khi tờ Bảo vệ Pháp luật, một cơ quan của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa thông tin ‘500 Cảnh sát đang vây bắt nghi phạm bắn chết 4 người ở Củ Chi’ hôm 30 tháng 1.
Báo trong nước dẫn lời ông Lương Tam Quang rằng : "Tôi không rõ thông tin về việc "huy động lực lượng lớn" xuất phát từ đâu. Về vụ việc có nguyên nhân do mâu thuẫn đánh bạc, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Lê Quốc Tuấn và Phạm Thanh Tâm. Hiện Tâm đã đầu thú".
Trong vụ tấn công vào Đồng Tâm hôm 9 tháng 1, có một sĩ quan cao cấp và hai sĩ quan cảnh sát cơ động bị thiệt mạng. Bộ Công an nêu ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 người này không thống nhất. Tuy nhiên ngay sau đó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và bộ trưởng công an vinh danh, tưởng thưởng cho họ. Nhiều ý kiến thắc mắc liệu chiến công mà họ thực hiện được có phải là do bắn chết người dân hay không ?
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 06/02/2020
********************
Chờ ông Tô Lâm
Trân Văn, VOA, 05/02/2020
Càng ngày càng nhiều scandal liên quan đến vai trò, trách nhiệm của ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam nhưng ông vẫn làm ngơ…
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại quốc hội Việt Nam, 4/11/2019
***
Vụ Lê Quốc Tuấn, Thượng úy cảnh sát, làm việc tại Công an quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh, giết năm người ở Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra đúng một tuần. Cho dù Bộ Công an đã điều động hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ từ cảnh sát cơ động đến công an nhiều ngành khác nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… tham gia vây bắt nhưng đến nay, Bộ Công an vẫn chưa tìm ra Tuấn, vô hiệu hóa được một tội phạm được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng.
Cũng vì vậy, hình ảnh đủ loại cảnh sát, công an với vô số trang thiết bị chuyên dụng đổ đến Củ Chi vây bắt Tuấn trở thành phản tác dụng. Đó cũng là lý do nhiều người kết nối thất bại trong việc săn tìm Lê Quốc Tuấn để dè bỉu, bày tỏ sự nghi ngại về những đợt diễn tập chống "khủng bố, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng" được Bộ Công an tổ chức rầm rộ trong thời gian vừa qua.
Thay vì đòi ông Tô Lâm giải trình tại sao lực lượng công an được đầu tư đủ loại trang, thiết bị hiện đại đến vậy mà hoạt động lại thiếu hiệu quả như vậy, hệ thống công quyền Việt Nam vừa mượn miệng hệ thống truyền thông chính thức, dọa sẽ xử lý những người đã thực hiện livestream tại hiện trường, ghi hình hoạt động vây bắt và giới thiệu rộng rãi trên mạng xã hội trong suốt tuần vừa qua bởi… "thông tin không đúng sự thật, gây khó khăn cho việc truy bắt" (1) !
Lẽ nào chỉ livestream, ghi hình ở bên ngoài vòng vây mà cũng có thể làm suy giảm mức độ… "tinh nhuệ" của công an Việt Nam ? Đó là thắc mắc thứ nhất !
***
Thắc mắc thứ hai : Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thật sự sòng phẳng và thật tâm thực thi cam kết "truy cứu trách nhiệm người đứng đầu", tại sao không điệu ông Tô Lâm từ hậu trường ra phía trước, yêu cầu ông cho biết, trách nhiệm của ông trong việc quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ trong ngành công an đến đâu khi sĩ quan công an dùng vũ khí quân dụng cướp của, thậm chí giết người,… man rợ như Lê Quốc Tuấn ? Lê Quốc Tuấn không phải trường hợp cá biệt !
Chẳng hạn tháng 7 năm ngoái, Đào Xuân Tư, một trung úy của Công an huyện Triệu Sơn cũng đã nổ súng uy hiếp nhân viên Chi nhánh ở huyện Tĩnh Gia của Vietcombank để cướp tiền. Tuy nhiên lúc đầu, Tư chỉ bị khởi tố vì "gây rối trật tự công cộng". Do công chúng chỉ trích kịch liệt, bốn tháng sau (tháng 11 năm 2019), công an mới thay đổi tội danh, cáo buộc Tư "cướp tài sản" (2)…
Dẫu càng ngày càng nhiều sĩ quan công an, kể cả những sĩ quan cao cấp mang hàm tướng, đảm nhận những vai trò đặc biệt quan trọng như Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng,… phạm đủ loại tội ác khác nhau, không chỉ nguy hại cho trật tự - an toàn xã hội mà con đe dọa an ninh quốc gia, có những trường hợp phải kỷ luật toàn bộ sĩ quan lãnh đạo công an một tỉnh như Đồng Nai… nhưng ông Tô Lâm luôn luôn vô can và chẳng có viên chức hữu trách nào thắc mắc về vai trò, trách nhiệm của ông.
Lẽ nào cứ là Ủy viên Bộ Chính trị và đảm nhiệm thêm vai trò Bộ trưởng Công an thì trở thành bất khả xâm phạm và bất khả tư nghị ?
Trong vụ Thượng úy Lê Quốc Tuấn "cướp tài sản", "sử dụng vụ khí quân dụng trái phép", có tới năm người bị giết. Ngành công an nói chung và ông Tô Lâm nói riêng không thèm nói tiếng nào với thân nhân các nạn nhân. Trước giờ, tuy đã gây ra rất nhiều oan án, hủy diệt nhiều số phận, nhiều gia đình, thậm chí trước áp lực của dư luận, đã có một số sĩ quan công an bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tra tấn nạn nhân đến chết nhưng cả ngành công an lẫn ông Tô Lâm chưa bao giờ lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi.
Ngay cả với đồng đội, ngành công an và ông Tô Lâm cũng thiếu sòng phẳng về mặt trách nhiệm như thế. Ngành công an và ông Tô Lâm không hề có bất kỳ lỗi lầm nào khi có đến ba sĩ quan công an tử nạn trong vụ đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ? Trao tặng Huân chương Chiến công Hạng 1, phong Liệt sĩ, đến thăm hỏi, động viên, tổ chức học tập "gương hy sinh" là đủ để có thể xóa sạch cả trách nhiệm tập thể lẫn trách nhiệm cá nhân khi cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha ?
Ai dám khẳng định với cách hành xử như thế, những cán bộ, chiến sĩ công an sẵn sàng trở thành những "tấm gương" oan nghiệt khác ?
***
Không chỉ "bôi nhọ uy tín của đảng, nhà nước" với nhân dân trong nước, "tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, nhà nước", ngành công an nói chung và ông Tô Lâm còn làm y như thế ở bên ngoài Việt Nam, "gây nguy hại cho quan hệ đối ngoại". Cho đến giờ, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vẫn chưa lắng xuống. Đức và Slovakia đã vỗ mặt Việt Nam nhiều lần về sự càn rỡ này (3) nhưng ngành công an và ông Tô Lâm tiếp tục làm thinh.
Tòa án Đức mới bác đơn kháng cáo của Nguyễn Hải Long, giữ nguyên hình phạt 3 năm 10 tháng tù vì đã hỗ trợ công an Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (4), ngành công an và ông Tô Lâm vẫn náu mình trong hậu trường, không nói tiếng nào. Không rõ các giáo trình về "khoa học an ninh" của Việt Nam – ngành hướng dẫn và trao học vị Tiến sĩ cho ông Tô Lâm – được soạn thế nào mà ông Tô Lâm và đồng đội tạo ra, để lại nhiều dấu vết lộ liễu đến như vậy ?
Lẽ nào các giáo trình về "khoa học an ninh" của Việt Nam khác hẳn thiên hạ, dạy công an Việt Nam sẵn sàng bỏ rơi, thí sạch những đặc tình như Nguyễn Hải Long chỉ để một cá nhân như Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm lập thành tích ? Sau scandal kéo dài đã hai năm rưỡi này, sẽ có bao nhiêu đặc tình của công an Việt Nam nhìn vào đó rồi ngẫm về số phận của mình và chùn bước ?
Ngành công an và Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm có thể che đậy các lỗi hết sức sơ đẳng mà họ đã mắc phải khi tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với dân chúng Việt Nam nhưng làm sao hủy được vụ án mà Slovakia đã khởi tố nhằm điều tra chuyện Bộ trưởng Công an Việt Nam dùng danh nghĩa chính phủ Việt Nam thuê chuyên cơ để vận chuyển Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen (6), đến giờ vẫn chưa thanh toán khoản 17.000 Euro còn thiếu khi thuê chuyến chuyên cơ này (7) ?
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có thể lờ đi nhưng vì không ai rõ phạm vi và thời hiệu của vụ án mà Slovakia đã khởi tố, nếu chẳng may lực lượng bảo vệ pháp luật của quốc gia nào đó tiến hành bắt giữ Đại tướng, Tiến sĩ Tô Lâm hay những cá nhân có liên quan khác khi họ đi công tác hoặc du lịch bên ngoài Việt Nam để chuyển giao cho Slovakia thì sao ?..
***
Rõ ràng phải chờ ông Tô Lâm, Đại tướng, Tiến sĩ Khoa học An ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, nói gì đó về trách nhiệm của ông đối với cả ta lẫn thiên hạ.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/02/2020
Chú thích :
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/world-47183221
(4) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laywer-of-trinh-xuan-thanh-01292020134239.html
(5) http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20181002-bat-coc-trinh-xuan-thanh-slovakia-khoi-to-vu-an-chinh-phu
(6) http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20181002-bat-coc-trinh-xuan-thanh-slovakia-khoi-to-vu-an-chinh-phu
*****************
Công an làm trò khỉ với Tuấn Khỉ !
Hoàng Lan Mộc Châu, VNTB, 05/02/2020
Công an Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi thượng úy Lê Quốc Tuấn, hỗn danh Tuấn khỉ, cán bộ Công an quận 11, ra đầu thú để hưởng khoan hồng theo quy định của pháp luật. Tuấn là người bắn chết 5 người, 1 người bị thương trong một vụ đánh bạc.
Thượng úy Lê Quốc Tuấn, hỗn danh Tuấn khỉ, cán bộ Công an quận 11, là người bắn chết 5 người, 2 người bị thương trong một vụ đánh bạc ngày 29/01/2020 tại Củ Chi.
Chiều 29/1, Tuấn cùng Minh, anh em họ, đi chung xe máy, mang theo súng AK, đến đánh bạc tại vườn nhãn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Thua bạc, Tuấn xả súng AK vào các con bạc đang chơi khiến 4 người gục chết tại chỗ. Y cướp 1 tỷ đồng trên chiếu bạc, một chiếc xe gắn máy rồi chạy trốn. Trên đường đào tẩu, thượng úy công an này đã bắn bị thương 2 người định cướp xe hơi nhưng không thành, sau đó y bắn chết một người đi xe gắn máy, cướp xe chạy trốn. Tổng cộng y đã bắn chết 5 người, bắn bị thương 2 người. Ngày 30/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy nã đối với Tuấn Khỉ, Lê Quốc Tuấn, tội "giết người, cướp tài sản, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng".
Đội quân từng nhanh chóng xé toang thân thể cụ Lê Đình Kình trong vụ Đồng Tâm vẫn không thể tìm ra Tuấn Khỉ sau 6 ngày y gây án. Hơn một tiểu đoàn cảnh sát cơ động, được tăng cường quân đội, trang bị hàng loạt khí tài, quân trang, quân dụng hiện đại vẫn chờn vờn, đứng đường, trốn trong nhà dân quanh vùng vỏn vẹn mấy chục hecta cây ăn trái nơi Tuấn Khỉ trốn.
Tuấn Khỉ đang có trong tay súng AK47 quân dụng, y đã được ngành công an huấn luyện kỹ năng sử dụng vũ khí thuần thục, từng là xạ thủ giỏi trong ngành, là đối tượng đặc biệt nguy hiểm cho lực lượng 5, 6 trăm công an và quân đội hỗ trợ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, sáng sớm ngày 9 tháng 1 lực lượng hai trung đoàn cảnh sát đã nhanh chóng nghiền nát dân Đồng Tâm, những người không có vũ khí trong tay, nhưng gần một tuần qua, cũng những người trong đoàn quận tinh nhuệ đó đang dậm chân tại chỗ trong việc tìm dấu vết một đồng chí của mình, dù bị một ông thứ trưởng công an và hàng mớ tướng tá có mặt tại hiện trường thúc sau đít.
Đám công an đang vây Tuấn Khỉ những ngày qua không như các đồng chí của họ hung hăng tiến vào hang ổ kẻ thù Đồng Tâm vì biết dân Đồng Tâm trước đó từng hù dọa sống chết để giữ đất, cũng vẫn một lòng sống chết với đảng, tin yêu Hồ Chủ tịch, và đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Nhưng với Tuấn Khỉ thì khác, y đã dám giết và còn sẽ dám giết nữa. Tuấn Khỉ công tác trong trại giam, y hẳn nghe, biết về nhiều loại tội phạm. Y không thể không biết tội giết hàng loạt người một cách dã man, vô nhân tính, ra tòa dễ bị dựa cột.
Y vừa lạnh lùng thanh toán 5 mạng và đang lăm le trong tay cây tiểu liên còn nóng hổi máu người, cây AK47, vũ khí giết người nổi tiếng được ưa chuộng về độ bền bỉ và chính xác. Giết để sống còn là cách chọn lựa của Tuấn Khỉ.
Tuấn Khỉ đang đâu đó trong các vườn cây ăn trái Bình Dương, nơi có thể nuôi con khỉ này lâu dài. Y tuyệt đối không dùng điện thoại để không bị định vị, nhưng họng súng của y sẵn sàng khạc đạn vào bất cứ kẻ nào, nhất là các đồng chí công an đến gần, phát giác ra y.
Công an Việt Nam thỉnh thoảng được tâng bốc là giỏi nhất thế giới vì phá được vài vụ cướp hiếp giết nào đó trong vòng vài ngày, không thể để bị mất mặt, điều động vào cuộc các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ nhưng trước họng súng của Tuấn Khỉ có lẽ họ chẳng dại mong nhận huy chương chiến công nào. Dù có đần cách mấy họ cũng không dám liều xông vào họng súng của đồng chí, lỡ xuôi tay giã từ vũ khí một cách tức tưởi, bỏ con, bỏ vợ nhận tiền tử tuất, ôm hình chồng, rên rỉ câu ‘trong 5, 6 trăm quân đó, sao lại là anh’.
Lính lác đã sun vòi lên cổ, tướng tá núp sau lưng lính đành giở trò khỉ, tuyên truyền đường lối khoan hồng của đảng và pháp luật với Tuấn Khỉ. Công an kêu gọi 2 đối tượng Tuấn Khỉ và đồng bọn Phạm Thanh Tâm, còn gọi Tí Bà Dòm ra đầu thú để hưởng khoan hồng theo quy định của pháp luật. Tí Bà Dòm đang giữ 1 tỷ tiền cướp được của Tuấn Khỉ cũng cao xa chạy, cao bay.
Ở đâu đó Tí Bà Dòm và Tuấn Khỉ có nghe được lời của công an ? Không biết Tí Bà Dòm nghĩ thế nào, nhưng có lẽ Tuấn Khỉ thì đến 90% không tin những lời gạt gẫm của đồng chí, trừ phi y là con khỉ khô. Con khỉ, đang lén lút ở đâu đó, nghe những lời dụ dỗ của đồng chí mình không thể không nhớ và suy nghĩ đến những chuyện bức cung, mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình trong việc hỏi cung bị can của các đồng chí trong ngành của Tuấn Khỉ.
Hàng trăm, hàng ngàn vụ án oan sai khiến hàng trăm, ngàn người vô tội chịu tử hình nhục nhã. Vài người may mắn được minh oan sau khi chịu 10, 20, thậm chí 40 năm trong lao ngục. Hàng trăm gia đình tan nát, hàng ngàn đứa trẻ mất cha, mất luôn tương lai vì ‘thành tích phá án’ thần kỳ, đưa người vào chỗ chết của công an cộng sản. Tùy từng loại tội phạm, tùy từng lúc, từng nơi, công an điều tra được cho là đã áp dụng đủ mọi cách lấy lời khai của nghi phạm.
Bước đầu có thể khó khăn là bắt dược nghi phạm. Bước sau đó thật dễ dàng. ‘Đã bắt là phải làm ra tội’, ‘giết lầm hơn bỏ sót’.
Các vụ án Trần Ngọc Linh ở Vĩnh Phúc, Hàn Đức Long ở Bắc giang, Nguyễn Sỹ Lý ở Nghệ An, Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và nhiều vụ oan sai khác là những ví dụ cho phương pháp mớm cung, dụ cung, bức cung hay dụng nhục hình.
Thượng úy công an Tuấn Khỉ hẳn được dạy kỹ cách tra vấn nghi phạm chẳng dại gì để bị dụ, mớm cung hay chịu nhục hình. Vụ của Tuấn Khỉ rành rành, rõ như ban ngày, nếu bị bắt Tuấn sẽ thành khẩn khai tuốt luốt chẳng giấu giếm điều gì với anh em, đồng chí mình, nhưng Tuấn sẽ không hoàn toàn tin vào sự khoan hồng của đảng và pháp luật.
Tuấn Khỉ không thể nào quên vụ y án tử hình ông Đặng Văn Hiến, một dân oan và bạn bè đã ra đầu thú mong nhân khoan hồng như lời hứa. Ra tòa, chẳng thấy ông Hiến được khoan hồng đâu mà sơ thẩm, phúc thẩm vẫn nguyên án tử hình.
Thế nên nếu không trốn được ra nước ngoài, hoặc đến một nơi nào đó tuyệt tích giang hồ, thì họng súng AK47 của Tuấn khỉ sẵn sàng tước đi vài sinh mạng đồng chí của y, trước khi chẳng may bị bắn tan xác.
Thế nhưng, biết đâu Tuấn Khỉ chả vứt súng đầu hàng xin khoan hồng khi y nhìn gương hàng đống đống chí củi gộc bị đút vào lò của tổng Trọng, tưởng thành than, thành tro thì nhờ khóc lóc, đóng kịch giỏi, rạp đầu xin lỗi Tổng bí thư, nhờ được xét đã từng cống hiến cho cách mạng, đã từng công đức cho chùa chiền mà được khoan hồng cho nhăn răng sống, cười khì trong lò bát quái… Nín thở qua sông, chờ qua vài lần giảm án là về vinh quy bái tổ.
Hoàng Lan Mộc Châu
Nguồn : VNTB, 05/02/2020
******************
Công an sẽ xử lý những người đưa tin việc truy bắt hung thủ nổ súng giết người ở Củ Chi
RFA, 03/02/2020
Lực lượng chức năng huyện Củ Chi sẽ mời những người live stream, đăng video bị cho là sai sự thật về vụ việc truy bắt hung thủ là thượng úy công an, người đã xả súng AK ở một sòng bài khiến 4 người bị thiệt mạng hôm 29/1/2020.
Nhiều người tụ tập tại khu vực lực lượng chức năng vây vây ráp, truy bắt nghi phạm Tuấn "khỉ" ở xã Trung An ngày 03/02/20. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 3/2.
Tin cho biết Công an thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và huyện Củ Chi vẫn đang tiếp tục truy lùng nghi phạm Lê Quốc Tuấn, có biệt danh Tuấn "khỉ", đã dùng súng AK bắn chết 4 người và một người khác bị thương hôm mùng 5 Tết Canh Tý.
Nghi phạm Lê Quốc Tuấn, 33 tuổi, trước khi gây án là cán bộ công an đang làm việc tại nhà tạm giữ công an quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng chức năng cho biết sau 6 ngày vụ việc xảy ra, nhiều người đổ về khu vực cảnh sát đang vây ráp, truy bắt hung thủ để live stream, quay clip đăng tải lên Youtube và nội dung bị cho không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến quá trình phá án.
Lực lượng chức năng huyện Củ Chi cho báo giới biết là sẽ mời các Youtuber như thế lên làm việc trước khi xử lý. Đồng thời, khuyến cáo mọi người không nên tập trung theo dõi cuộc truy bắt Tuấn "khỉ" vì nghi phạm này và đồng bọn có súng và rất nguy hiểm.
Báo giới cũng dẫn nguồn từ công an cho biết đã phát lệnh truy nã một đồng bọn của Tuấn "khỉ", tên là Phạm Thanh Tâm. Người này được xác định đang giữ số tiền khoảng 1 tỷ đồng mà nghi phạm Tuấn "khỉ" cướp tại sòng bạc ở Củ Chi vào hôm gây án ngày 29/1/2020.
Trong một diễn tiến khác tại Bình Thuận, Công an huyện Bắc Bình cho báo giới biết vào ngày 3/2 đã bắt tạm giam Nguyễn Đức Hùng để điều tra liên quan vụ việc dùng súng bắn đạn chì làm 4 người bị thương, ở thôn Bình Long, Phan Rí Thành hôm 19/1.
Vụ việc được nói xảy ra do một nhóm côn đồ đi trộm dê và đã gây án đối với chủ nhà.
Kẻ cầm đầu nhóm côn đồ là Nguyễn Quốc Hùng, người trực tiếp nổ súng bắn 4 người bị thương, đã bị bắt tại Nha Trang vào đêm 22/1.
Tô Lâm thân mến,
Tớ là một người hâm mộ công an và đặc biệt ái mộ cậu. Thời buổi bây giờ, đâu có dễ kiếm những sĩ quan công an mà sự nghiệp gắn chặt với lực lượng an ninh nhân dân suốt 45 năm như cậu. Trong nhận thức của dân xứ mình, công an vốn đã… độc, an ninh còn… độc hơn ! Thành ra đa số sĩ quan an ninh nhân dân thường "chồn tay, lỏng gối", không xin chuyển công tác thì cũng thoái ngành sớm. Kiên định như cậu rõ ràng là hiếm mà thành quý đấy !
"Đoạn trường… thất thanh, Tô Lâm bán mình chuộc Vũ !" - Ảnh ghép minh họa : Phạm Nhật Vũ, Trương Minh Tuấn và Tô Lâm
Tớ biết "càng cao danh vọng, càng dày gian nan" nên rất thông cảm với cậu khi cậu bị đám "tiện dân" dè bỉu về đủ thứ chuyện. Chẳng hạn chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.
Lũ "tiện dân" đó làm sao biết được Tiến sĩ Luật có nhiều loại, Giáo sư Khoa học An ninh cũng thế. Tổ chức bắt cóc, tạo ra – lưu lại đủ thứ dấu vết cho thiên hạ vạch mặt, chỉ tên thì đã… sao ?
Lẽ ra "tiện dân" phải thấy đó cũng là… "biện pháp nghiệp vụ" để cả thế giới biết đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam là… Giáo sư – Tiến sĩ chứ ! Thiếu những "biện pháp nghiệp vụ" đó, làm sao Tô Lâm có tên trong các giáo trình về tội phạm, không phải ở vị trí… tác giả mà ở phần… "case studies" ?
Tô Lâm thân mến,
Tuy cậu không biết tớ nhưng xét về tất cả mọi mặt, tớ tin, tớ chính là "tri kỷ, tri bỉ, tri âm" của cậu đấy ! À… mà… này… có thể mớ từ ấy khiến cậu hoang mang về ngữ nghĩa, vì sở học giúp cậu thành Giáo sư – Tiến sĩ toàn những thứ chẳng mấy người bận tâm nhưng đừng… lo.
Đâu phải là lần đầu cậu nghe những thứ mà cậu thật sự chẳng biết là gì mà vẫn lập đi lập lại suốt 45 năm qua, đúng không ? Thế thì cứ xem "tri kỷ, tri bỉ, tri âm" giống như… bất cứ thứ gì cậu… thích ! Vậy nhé !
Tớ chẳng biết cậu có còn cần kiếm thêm tiền nữa hay không nhưng tớ tin cậu vẫn đang cầu… danh. Tớ vốn thuộc loại hèn kém, không phải Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Công an, tất nhiên không có cơ hội kiếm tiền như cậu nên không dám lạm bàn chuyện thu thập vàng bạc nhưng thú thật với cậu là tớ vẫn thèm… danh và vừa nhìn thấy cơ hội có thể kiếm tí… danh, nếu tớ giúp cậu… giương danh. Thành ra tớ mới viết thư này.
Tô Lâm thân mến,
Sau khi thuộc cấp của cậu công bố Kết luận điều tra vụ Nguyễn Bắc Son và đồng bọn "vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", "nhận hối lộ", "đưa hối lộ" – xác định lão Son là chủ mưu, kèm đề nghị cho Phạm Nhật Vũ hưởng "chính sách hình sự đặc biệt", tớ nghĩ ngay đến kiệt tác "Đoạn trường tân thanh".
Bởi cậu là… Giáo sư – Tiến sĩ chỉ rành… theo dõi, tống giam, đánh cho ra… lời khai và cúi đầu nhận… tội nên chỗ này tớ phải mở ngoặc chú thích "Đoạn trường tân thanh" là tác phẩm mà các cụ nhà mình vẫn gọi nôm na là… Truyện Kiều đấy !
Tớ tin là hồi nhỏ cậu cũng có… đi học ! Học hành dẫu "ba chớp, ba nhoáng" thì cũng có biết loáng thoáng chuyện Thúy Kiều bán mình chuộc cha trong Truyện Kiều. "Đoạn trường tân thanh" với Thúy Kiều bán mình chuộc cha là gợi ý để tớ dự tính viết "Đoạn trường… thất thanh" nhằm khắc họa Tô Lâm bán mình chuộc Vũ đấy.
Tớ tin chắc, chỉ cần tóm lược quá trình công an các cậu thụ lý – điều tra vụ án Nguyễn Bắc Son và đồng bọn "vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", "nhận hối lộ" là… hoàn thành tác phẩm này thôi ! Để cậu dễ hình dung, tớ tạm tóm tắt như thế này nhé : Tô Lâm là Bộ trưởng Công an và chắc chắn không thể đứng ngoài, nhìn thuộc cấp điều tra một trong những vụ án mà Ban Chỉ đạo Phòng – Chống tham nhũng trung ương xác định là phải giám sát như vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG. Với tư cách là người đứng đầu, trách nhiệm của cậu ra sao khi…
Thương vụ vừa kể diễn ra vào năm 2015 và chính công an các cậu đã tạo điều kiện để xảy ra những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng : Các cậu nhân danh "an ninh quốc gia", khuyến cáo Bộ Thông tin và truyền thông không để AVG bán cổ phần cho nước ngoài khi AVG "dọa" bán thân, mở đường cho obiFone "thương lượng" mua lại cổ phần của AVG.
Chuyện MobiFone mua AVG vốn đã lùm xùm ngay từ lúc khởi đầu, thư tố cáo bay lượn như bươm bướm trên Internet nhưng tất cả những viên chức, cơ quan hữu trách đều làm ngơ, không xem xét, không có ý kiến nào về việc định giá rồi trả cho AVG khoản tiền gấp 14 lần giá trị thật, chỉ vì công an các cậu dán nhãn… "mật" lên hồ sơ.
Mãi đến giữa năm 2017, sau khi Ban Bí thư chỉ đạo phải thanh tra thương vụ này, Thanh tra của chính phủ mới có quyền tiếp cận hồ sơ nhưng Bộ Thông tin và truyền thông đã dùng cảnh báo do công an các cậu phát hành và nhãn "mật" do các cậu dán, cản trở thanh tra, khiến cuộc thanh tra kéo dài cả năm. Tháng 3 năm 2018, Ban Bí thư phải thúc, Kết luận Thanh tra mới được công bố.
Tô Lâm thân mến,
Tại sao Thanh tra đề nghị công an các cậu khởi tố vụ án nhưng các cậu án binh, bất động cho đến tháng 7 năm 2018, tạo điều kiện để MobiFone và AVG ký thỏa thuận hủy hợp đồng mua bán, giúp AVG "lập công chuộc tội" bằng cách hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận từ MobiFone, thậm chí trả thêm tiền lãi cho khoản tiền đã nhận này ?
Tuần rồi, sau khi công bố Kết luận Điều tra của Bộ Công an, cậu Ngọc – Thiếu tướng, Thứ trưởng của cậu – bảo rằng, công an các cậu "đã điều tra toàn diện vụ án, vi phạm đến đâu, kết luận đến đó", thế thì tại sao công an các cậu lại bỏ qua, không xác định đúng – sai, không truy cứu trách nhiệm về cảnh báo mà các cậu từng phát hành và nhãn "mật" mà các cậu từng dán ?
Công an các cậu còn tùy tiện đặt ra "chính sách hình sự đặc biệt", vò cam kết "sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật" vứt vào thùng rác, biến Kết luận Điều tra thành… bản báo công cho Phạm Nhật Vũ. Chuyển hóa Vũ thành "nạn nhân" trong vụ án do lão Son là "đạo diễn" ?
Tô Lâm thân mến,
Tuy cậu là Ủy viên Bộ Chính trị, được đảng cử phụ trách ngành công an song có thể cậu bị thuộc cấp qua mặt. Khả năng này rất thấp, dường như chưa ai dám… đẻ những cá nhân dám qua mặt cậu nhưng… biết đâu được ! Thế nhưng, xét cho đến cùng, cậu là người đứng đầu ngành công an nên muốn hay không, cậu vẫn chịu trách nhiệm liên đới.
Đã có những dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy, công an các cậu bán Hiến pháp, pháp luật để chuộc Vũ. Ngay cả "tiện dân" như tớ cũng thấy : Công an các cậu đã dám dùng "an ninh quốc gia" mở đường, bảo trợ cho Vũ bán AVG thì chuyện "sáng tạo" ra "chính sách hình sự đặc biệt" là hợp… quy luật thôi. Cậu đã không ngại xuất hiện trước đồng đội, đồng chí, đồng bào như một… "Giáo sư Khoa học an ninh", một Tiến sĩ Luật" thì tớ tin, dù chủ động hay bị qua mặt, cậu vẫn quan tâm đến việc trở thành nhân vật chính của "Đoạn trường… thất thanh", được hậu sinh nhắc tới… vạn niên.
Nói tới danh, đám "tiện dân" thích luận về danh thơm và xú danh (lưu danh thiên cổ, lưu xú vạn niên) nhưng tớ tin cậu đã vượt qua khỏi mức tầm thường, không còn sá thơm hay… thúi, cứ… muôn năm, muôn đời là… được ! Đây là dịp hiếm có, cậu nên suy nghĩ và hồi âm sớm để tớ biết cậu có hợp tác, giúp tớ viết "Đoạn trường… thất thanh, Tô Lâm bán mình chuộc Vũ !" – không nhé !
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 07/09/2019
Việc Tô Lâm - quan chức bộ trưởng công an - hiện diện với tư cách người chứng kiến lễ ký kết hai hiệp định thương mại EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh Châu Âu) giữa đại diện của Liên Hiệp Châu Âu (EU) và đại diện của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội là… khá lạ.
Trong lễ ký kết có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng được mời lên chứng kiến lễ ký. Ngoài ra còn có Bộ trưởng Công an Tô Lâm (bìa trái), Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội. Về bên phía EU, chứng kiến có đại sứ Romania và Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam.
Một gương mặt lầm lì và ủ dột
Lạ là bởi dấu hỏi ‘công an chuyên nghề an ninh hay cảnh sát thì có gì liên quan đến hiệp định kinh tế mà phải chứng kiến ?".
Một chi tiết khác cũng đáng mổ xẻ là trong tấm hình lễ ký kết trên được báo chí quốc doanh loan tải rộng rãi, gương mặt của Tô Lâm lại lầm lì, nặng nề, nếu không nói là ủ dột, thuộc loại kém tươi vui nhất so với vẻ hớn hở của Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng, Trương Hòa Bình - Phó thủ tướng thường trực và cơ mặt giãn ra của những phó thủ tướng ‘thường’ là Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.
Cũng tại lễ ký kết trên, Thủ tướng Phúc đã có một phát biểu đáng lưu ý : "Để quá trình triển khai thành công, Việt Nam sẽ ban hành 1 chương trình hành động quốc gia thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ biện pháp cụ thể, thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai đến các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, gắn với phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện, hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, hùng cường".
Phát biểu trên rõ ràng là lời cam kết của chính phủ Việt Nam với EU về việc thực thi nghiêm túc các cam kết trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA, với trách nhiệm thực thi liên quan đến nhiều ngành - trước hết là Bộ Công thương, sau đó đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác như Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao…
Còn Bộ Công an thì sao ?
Phải chăng Bộ Công an được xem là một trong những cơ quan có liên quan về trách nhiệm thực thi nghiêm túc EVFTA và EVIPA ? Trách nhiệm đó là gì ?
Hẳn là Tô Lâm đã chẳng việc gì phải ‘điểm danh’ trong lễ ký kết EVFTA, nếu gần một năm trước đó đã không diễn ra một cuộc gặp bất thường giữa ông ta và Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.
Bernd Lange ‘đòi nợ’
INTA là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tham mưu cho EP về các hiệp định thương mại quốc tế. Theo quy định của EU, quá trình xem xét các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA phải trải qua 2 giai đoạn : Giai đoạn 1, Ủy ban thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy đủ. Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện Châu Âu để thông qua.
"Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới..". - trang web Bộ Công an Việt Nam đưa một bản tin ‘lạ’ ngay sau cuộc gặp Tô Lâm - Bernd Lange.
Vì sao EU muốn ‘tăng cường hợp tác với Bộ Công an’ ?
Vào tháng Chín năm 2017, Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi này diễn ra một tháng rưỡi sau vụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và khiến nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt, biến thành một cơn địa chấn không chỉ trong nền chính trị Đức mà còn gây chấn động cả Châu Âu.
Vào thời điểm trên, ông Bernd Lange đã nói thẳng "Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU". Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.
Phát ngôn của Bernd Lange là sự nối tiếp của nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) của Nghị viện Châu Âu. Nghị quyết này được ban hành vào tháng 6/2016, lần đầu tiên thể hiện thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7/2017 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sĩ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sĩ sớm thông qua EVFTA.
Rõ ràng trong cuộc gặp với Tô Lâm vào năm 2018, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange mang trên mình nhiệm vụ ‘đòi nợ’ phức tạp nhưng đầy ý nghĩa : vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ (một biệt danh mà người dân Việt Nam đặt cho Bộ Công an) phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.
Đến ngày 15/11/2018, Nghị viện Châu Âu lại tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Còn Tô Lâm thì sao ?
Có một thỏa thuận ngầm về cải thiện nhân quyền ?
Dù muốn hay không, Tô Lâm cũng phải tuân theo ‘chính sách Nguyễn Phú Trọng’ về ‘EVFTA là ưu tiên số một’, để sau đó vẫn còn cơ hội ‘đạt hiệp định trước, bắt nhân quyền sau’ như chính quyền Việt Nam đã hung hãn ‘bắt bù’ vào thời hậu WTO giai đoạn 2008 - 2012.
Nhưng ngay trước mắt khi EVFTA còn phải chờ đợi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu có thông qua hay không vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, còn EVIPA thì phải lâu hơn thế bởi phải chờ đợi sự đồng thuận của quốc hội 28 quốc gia trong khối EU, chính quyền Việt Nam chưa thể có được ‘dư địa’ để tha hồ bắt bớ và xử án nặng nề giới bất đồng chính kiến. Thay vào đó, chính quyền này đang phải tìm cách đối phó với những đòi hỏi của Nghị viện Châu Âu như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người được nêu tên trong tuyên bố của 32 nghị sĩ Quốc hội Châu Âu vào ngày 17/9/2018.
Vào năm 2018, tín hiệu thông qua EVFTA của EU đã được chính quyền Việt Nam trả treo bằng việc trả tự do trước thời hạn nhưng tống xuất ra nước ngoài hai tù nhân lương tâm là luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Còn vào năm 2019, một khả năng có thể là đã có một thỏa thuận giữa EU với chính quyền Việt Nam, đặc biệt là với Bộ Công an, về việc Việt nam phải đáp ứng một số yêu cầu cải thiện nhân quyền của EU trong khoảng thời gian từ lúc ký kết EVFTA cho đến khi Nghị viện Châu Âu tổ chức họp bỏ phiếu cho hiêp định này.
Vài nguồn tin đáng tin cậy từ hải ngoại đã xác nhận có thỏa thuận trên. Tuy nhiên, dường như bà Cecilia Malmstrom - Cao ủy Thương mại EU - chưa muốn công bố thỏa thuận này nhằm giữ cái được xem là thể diện của chính thể độc tài ở Việt Nam.
Hẳn đó chính là nguyên do Bộ trưởng công an Tô Lâm được yêu cầu có mặt trong buỗi lễ ký kết EVFTA và EVIPA tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019, để những gì mà bộ này sẽ làm trong những tháng tới sẽ chứng thực cho việc chính phủ Việt Nam có thực thi đúng cam kết trong hai hiệp định thương mại ký với EU hay không, và cũng là cơ sở để Nghị viện Châu Âu xem xét và quyết định có cho chính thể độc tài Việt Nam ‘ăn’ hai hiệp định béo ngậy này hay sẽ ‘treo niêu’ thương mại song phương.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 06/07/2019
Cả hai đều "vận động" ?
Ông Nguyễn Phú Trọng đang có cơ hội lặp lại lịch sử được đón tiếp tại Phòng Bầu Dục ở Tòa Bạch Ốc năm 2015 trong năm 2019 này.
Trước, trong và sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Hà Nội vào cuối tháng Hai, năm 2019, một số nguồn tin từ truyền thông quốc tế và giới quan sát chính trị ở Việt Nam cho biết Bộ công an Việt Nam đã "vận động" giới chức an ninh Mỹ để Bộ trưởng công an Tô Lâm có một chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng Tư, năm 2019, cùng lúc có thông tin về một chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019.
Bộ trưởng Tô Lâm tặng hoa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dịp hội nghị công an toàn quốc lần thứ 73 tại Hà Nội ngày 15/01/2018
John Bolton, cố vấn an ninh Mỹ, người đã có mặt cùng với Tổng Thống Trump trong cuộc gặp với Kim Jong-un, đã nhận được "gợi ý" từ phía Bộ công an Việt Nam.
Vào cuối năm 2018, một nguồn tin ngoại giao cho biết Tô Lâm đã "vận động đi Mỹ", tuy nhiên khi đó phía Mỹ chưa thể sắp xếp được cho chuyến đi này, cũng như chưa rõ mục đích chuyến đi của Tô Lâm nhằm vào điều gì.
Vào ba tháng cuối năm 2018 cũng đã lao xao đôi chút đồn đoán về việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam đôn đáo vận động cho một chuyến "thăm và làm việc" của Nguyễn Phú Trọng – người mà khi đó đã chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia sau khi trám vào cái ghế chủ tịch nước của nhân vật vừa chết là Trần Đại Quang. Tuy nhiên những nguồn tin ngoại giao khi đó cho biết "Mỹ chưa thể tiếp Trọng" do Trump còn bận nhiều việc và còn phải căng mình đối phó với những đợt tấn công dữ dội của đảng Dân Chủ.
Chỉ đến cuối tháng Hai, năm 2019, khi tổ chức "thành công" sự kiện cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội, dường như Nguyễn Phú Trọng và một số cấp dưới của ông ta như Bộ trưởng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và cả Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mới có thể tự tin và mạnh miệng hơn để "gợi ý" Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những chuyến "thăm và làm việc" của lãnh đạo Việt Nam tại Mỹ trong năm 2019.
Theo đó, quốc gia mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ cần có một cuộc đón tiếp chính thức và cực kỳ tôn trọng dành cho Nguyễn Phú Trọng – người mà giờ đây khác xưa rất nhiều khi không chỉ là tổng bí thư mà dễ bị giới chính khách phương Tây xét nét về vị thế "không chính danh" khi xem xét các nghi thức ngoại giao để đón tiếp, mà đã trở thành chủ tịch nước và suy ra là nguyên thủ quốc gia… Điều này theo đúng não trạng "mình phải như thế nào người ta mới tiếp như thế chứ" của ông Trọng sau khi ông ta được Tổng Thống Mỹ Barak Obama trải thảm đỏ tại Phòng Bầu Dục vào tháng Bảy, năm 2015.
Điệu cười mơn trớn và hể hả như thể "địa chủ được mùa" chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng dành cho một tổng thống Mỹ khi hai nhân vật này gặp nhau ở Hà Nội bên lề thượng đỉnh Trump-Kim là logic với một luồng dư luận cho rằng phía Hoa Kỳ đã phát ra tín hiệu ưng thuận cho Trọng đến Washington vào mùa Hè năm 2019.
60 tỷ USD !
Đến gần giữa tháng Ba, 2019, viên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là Hà Kim Ngọc đã chính thức thông báo cho báo chí nhà nước về chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, tuy chưa rõ và thời điểm nào năm.
Tình hình trên đang có vẻ "hợp lý" với bầu không khí từ "cầu viện" biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ tháng Bảy, năm 2017, khi Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải "bỏ của chạy lấy người". Sau đó Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính trị Việt Nam : dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của "đồng chí bốn tốt".
Bằng chứng là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng Mười Một, năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức "Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không" của Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh.
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 -12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập cảng hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, $60 tỷ dự kiến khai thác được từ dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam, gấp đến 3 lần con số dự đoán trước đây là 20 tỷ USD) – được xem là giá trị rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước "đồng chí tốt" Trung Quốc.
Còn với Trump, là một nhà kinh doanh thực dụng trước khi bước chân vào chính trường, $60 tỷ quả là con số hấp dẫn.
Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, nếu diễn ra, sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là "làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng" và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để "kẻ cướp" dây phần.
Còn Tô Lâm đóng vai trò gì cho chuyến đi trên ?
Nhìn lại Trần Đại Quang
Bốn tháng sau khi chính thức trở thành "tổng chủ", Nguyễn Phú Trọng đã chính thức thăng hàm đại tướng cho Bộ trưởng công an Tô Lâm, hàm mà trước đó chỉ đặc cách cho phái quân đội và nghe nói Tô Lâm đã phải chờ đợi đủ lâu mới có được cầu vai mới này.
Vụ phong hàm đại tướng trên xảy đến trong bối cảnh vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Tnanh" vẫn còn nguyên một núi hậu quả mà chưa giải quyết được một vấn đề nào, còn Thủ Tướng Đức Angela Merkel hối thúc các cơ quan điều tra và công tố Đức lẫn phía Slovakia tăng tốc điều tra vụ "vận chuyển" Trịnh Xuân Thanh từ Berlin sang Bratislava và từ đó về Việt Nam – bằng cách nào và nhờ vào bàn tay đạo diễn của những người Việt nào.
Cũng một cách chính thức, có thể hiểu rằng Tô Lâm đã trở thành "người của Trọng" – một hình ảnh mà dễ khiến người ta ngay lập tức liên tưởng với một hình ảnh khác : Trần Đại Quang, vào năm 2015 còn là bộ trưởng công an, cũng đã được xem là "người của bác Cả" và đã có một chuyến đi tiền trạm Hoa Kỳ cho Trọng vào tháng Ba, năm 2015, trong đó có những cuộc gặp không chỉ giới giới chức an ninh mà cả với Bộ quốc phòng Mỹ. Bốn tháng sau, Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Obama tiếp tại Washington và được báo đảng Việt Nam ca ngợi như "một thắng lợi ngoại giao chưa từng có".
Một dấu hỏi đang hiện ra là liệu chuyến đi Mỹ của Tô Lâm vào tháng Tư, năm 2019, nếu xảy ra, có liên quan và có phải chuyến đi tiền trạm cho chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019 hay không ? Hoặc những chuyến đi Mỹ của hai nhân vật này chỉ là "đánh lẻ" ?
Dù gì đi nữa, 2019 có thể là năm sẽ chứng kiến một phong trào "đi Mỹ" khá ồ ạt của giới quan chức cao cấp Việt Nam như đã từng diễn ra vào năm 2015, bao gồm cả giới quan chức bên khối chính phủ, Quốc hộii và thậm chí… dân vận.
Nếu Tô Lâm đi Mỹ tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng, đó sẽ là hiện tượng một bộ trưởng công an "làm phông" cho tổng bí thư hai lần liên tiếp cách nhau 4 năm.
Cần nhắc lại, sau chuyến tiền trạm Mỹ cho Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đã được ông Trọng xếp vào danh sách ứng cử viên hàng đầu cho ghế chủ tịch nước. Tuy nhiên từ sau khi trở thành chủ tịch nước, mối quan hệ giữa Quang và Trọng đã không còn "cơm lành canh ngọt" nữa – theo rất nhiều dư luận và cả bình luận của truyền thông quốc tế.
Đến tháng Chín, năm 2018, khi mới ngồi ghế nguyên thủ quốc gia chưa đầy nửa nhiệm kỳ, Trần Đại Quang chết.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 15/03/2019
Tờ Thanh Niên đã sửa tựa bài tường thuật buổi góp ý cho Dự luật Thi hành án hình sự từ : "Bộ trưởng Công an : Chế độ phạm nhân cao, có người sẽ tìm cách để đi tù" thành… "Bộ trưởng Công an : Quyền của phạm nhân phải phù hợp khả năng đáp ứng của nhà nước" (1).
Viễn cảnh mà ông Tô Lâm phác ra : Nếu cải thiện chế độ lao tù, cho phạm nhân được ăn no, mặc ấm, chỗ ở đạt các tiêu chuẩn tối thiểu dành cho một con người, sẽ khiến nhiều người lương thiện tìm cách này hay cách khác để được vào tù…
Cho dù tựa bài tường thuật vừa kể đã được sửa nhưng ý kiến ông Tô Lâm đóng góp cho Dự luật Thi hành án hình sự vẫn thế : ông Tô Lâm không tán thành việc sửa luật thi hành án hình sự theo hướng minh định các quyền của phạm nhân.
Dự luật Thi hành án hình sự nhằm sửa Luật Thi hành án hình sự được ban hành năm 2010 nhằm chứng tỏ Việt Nam có nỗ lực thăng tiến nhân quyền đúng như đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
Theo dự luật, tuy bị tước bỏ tự do nhưng phạm nhân có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, bảo đảm điều kiện ăn, ở, gặp gỡ thân nhân,… sao cho ra hồn người. Cũng theo hướng đó, họ còn có quyền lao động, học hành, học nghề...
Tháng 11 năm ngoái, Dự luật Thi hành án hình sự được trình cho Quốc hội để nghe các đại biểu góp ý. Một số tán thành, một số phản bác kịch liệt. Giờ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy thêm ý kiến.
Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, một trong những đại biểu đại diện cho nhóm phản bác nói thẳng, dẫu dự luật minh định nhiều quyền dành cho phạm nhân giống như thiên hạ nhưng ở Việt Nam không phù hợp, không khả thi.
Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, chuyện ấn định mỗi phạm nhân được 17 ký gạo, 15 ký rau, bao nhiêm gram thịt, bao nhiêu gram đường trong một tháng, rồi quần áo thế nào,… là quá cao. Ông Lâm dùng chính thực tế để nhắc nhở, ở Việt Nam, nhiều công dân lương thiện dẫu cần cù vẫn không đạt được mức đó ! Cũng vì vậy, ông cảnh cáo, không loại bỏ tiêu chuẩn này, sẽ có nhiều người cố tình phạm tội để được vào tù. Tình huống đó sẽ gây khó khăn cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền.
***
Thiên hạ vẫn bảo giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam giảo hoạt song ít nhất là lần này, khi góp ý cho Dự luật Thi hành án hình sự, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu quốc hội, Bí thư Đảng ủy Công an trung ương, Bộ trưởng Công an Tô Lâm tỏ ra rất thẳng thắn.
Cải thiện môi trường giam giữ ở Việt Nam – dẫu là một trong những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, rõ ràng không phải là đã hứa thì sẽ làm. Ông Tô Lâm – nhân vật đặc trách giáo dục, cải tạo phạm nhân - không giấu diếm chuyện ông thay mặt toàn ngành không… ưng xóa bỏ tình trạng phạm nhân bị đối xử như những con vật.
Ông Tô Lâm còn hết sức thật thà khi so sánh tiêu chuẩn mà bộ phận soạn thảo Dự luật Thi hành án hình sự dự tính dành cho phạm nhân, với chuyện nhiều công dân lương thiện của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuy rất cần cù vẫn không thể đạt được mức dinh dưỡng tối thiểu là 17 ký gạo và 15 ký rau/tháng/người,…
Viễn cảnh mà ông Tô Lâm phác ra : Nếu cải thiện chế độ lao tù, cho phạm nhân được ăn no, mặc ấm, chỗ ở đạt các tiêu chuẩn tối thiểu dành cho một con người, sẽ khiến nhiều người lương thiện tìm cách này hay cách khác để được vào tù - chính là lời thú nhận chân thành về hiện trạng kinh tế - xã hội Việt Nam.
Hóa ra ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nói… thật, khi nêu câu hỏi thay cho câu trả lời về hiện trạng kinh tế - xã hội Việt Nam : Đất nước đã bao giờ được như thế này chưa ? Đã có rất nhiều người chế giễu ông Trọng vì hiểu "được" thuần túy là… được, trong khi "được" có thể hiểu theo nghĩa ngược lại.
Vâng, đúng là đất nước chưa bao giờ "được" như thế này ! Sau bảy thập niên kiên định xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng, 17 ký gạo và 15 ký rau/tháng/người,… vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người. Ăn ở, mặc,… ở mức tối thiểu vẫn là giấc mơ chẳng biết khi nào mới có thể trở thành sự thật.
Thực tế ấy và con số đang phải sống dưới mức tối thiểu mà một phạm nhân nên được hưởng khiến Bộ trưởng Công an phát hoảng, phải huỵch toẹt, rằng cải thiện chế độ lao tù sẽ khiến người ta lũ lượt xin vào tù, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kham không nổi.
Thảm thay !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 14/01/2019
Chú thích :