Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/05/2020

Những sự thật về Tô Lâm

Hoàng Trung

(Thông tin tuyệt mật)

Cho tới nay, trong số các Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, thì Tô Lâm, đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an là người lắm điều tiếng nhất. Và đã có không ít các vị lãnh đạo lão thành có đơn thư gửi tới tận Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tố cáo về những việc làm sai, thậm chí là nguy hại cho đất nước.

tolam1

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam

Nhưng đáp lại là sự im lặng đến khó hiểu từ ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị.

Vậy chúng ta cùng điểm qua, Tô Lâm đã mắc những tội gì, và là kẻ gian hùng như thế nào ?

Thứ nhất : Vai trò của Tô Lâm trong vụ án đánh bạc qua mạng ở C50.

– Vụ án đánh bạc nghìn tỉ của Nguyễn Văn Dương con rể Phạm Quang Nghị, xảy ra có đến hai năm, dưới thời Tô Lâm làm Bộ trưởng, còn khi khởi sự thì Tô Lâm là Thứ trưởng phụ trách an ninh. Lâm quen biết qua lại với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương đánh bạc lấy lời chia nhau, nên khi Phú Thọ phát hiện ra nhưng Tô Lâm không cho bắt. Trước khi bị bắt 1 tuần, Nguyễn Văn Dương còn đưa vợ Tô Lâm đi mua sắm thăm thú cả tuần lễ ở Châu Âu, nói vậy chắc Tổng bí thư thấy rõ quan hệ gắn bó giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Dương. Vậy Tô Lâm không có trách nhiệm gì trong vụ án động trời này sao ?

tolam2

Con rể Phạm Quang Nghị – bị cáo Nguyễn Văn Dương bị dẫn ra tòa hồm 22/11/2018

Sau đó, Tô Lâm để cho Trần Văn Vệ chỉ đạo ông Hoành bắt Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và đối xử vô cùng tàn tệ, đến nỗi Phan Văn Vĩnh bị bệnh nặng suýt chết trong trại mới được đưa đi bệnh viện.

– Vụ án AVG : Trong vụ án này, chủ mưu là Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ. Nhưng nếu không có Tô Lâm bảo kê bằng các công văn như :

Một là công văn số 2889/BCA-A61, khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật, đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn này mà Bắc Son "yên tâm" chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký Hợp đồng. và điều đáng nói là công văn này hoàn toàn sai chức năng, vì Bộ Công an có phải cơ quan định giá tài sản của Doanh nghiệp đâu ?

tolam3

Công văn 2889/BCA-A61 và công văn 418/BCA-TCAN đều do Tô Lâm ký và đóng dấu Mật, Tối Mật

* Hai là công văn số 418/BCA-TCAN là công văn đồng ý đưa vào tài liệu Tối Mật

Công văn này chính là để bịt mồm báo chí, và sau này khi tòa án xét xử thì cũng là công văn bịt mồm luật sư và Hội đồng xét xử. Mặc dù Tòa án đề nghị cho công bố nhưng Tô Lâm không đồng ý. Vì có chữ Mật, nên không ai phản biện và giờ vì chữ Mật đó mà hàng loạt cán bộ có năng lực phải vào tù ?

Vì sao Tô Lâm lại ký văn bản để AVG từ tư nhân lại phải chỉ bán cho Công ty nhà nước ? Rõ ràng đây là con đường Nguyễn Bắc Son-Tô Lâm và Phạm Nhật Vũ đã vẽ ra để rút tiền nhà nước. Tô Lâm là người nổi tiếng trong các Bộ trưởng Công an về khoản ăn tiền. Vậy thì Vũ đã đưa Tô Lâm bao nhiêu ? Không có đồng nào sao ? Nếu không phải là 5-10 triệu đô la Mỹ thì còn lâu Nhật Vũ nhận được bản án vô lý như vậy.

tolam4

Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ trước tòa

Thứ hai : Vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang tận Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Đây là vụ án điển hình về việc làm vi pháp luật pháp quốc tế và khiến uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài…Và cho đến giờ vẫn còn bị một số quốc gia "cảnh giác" và vô hiệu hóa các lực lượng an ninh, tình báo của Việt Nam tại Châu Âu.

Vụ này, Tô Lâm làm là để thỏa mãn ý chí cá nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và để thể hiện "lòng trung thành tuyệt đối" với Tổng bí thư… Có lẽ vì vậy, Ông Trọng đã trả ơn Tô Lâm bằng cách dẹp đi tất cả những tội lỗi của Tô Lâm trọng vụ AVG, vụ án giết ông Kình tại xã Đồng Tâm, và nhiều khuyết điểm tày trời khác.

Thứ ba : Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc.

Việc này thể hiện rõ ở điểm : Tô Lâm đã cho thay đổi Bộ máy Bộ Công an theo mô hình tổ chức của Công an Trung Quốc. Từ 8 Tổng cục, thực ra có thể giải tán 6 Tổng cục để giảm đầu mối, bớt cồng kềnh, nhưng Tô Lâm cho giải tán hết, đặc biệt là hai Tổng Cục lẽ ra phải giữ là Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát. Cực kỳ nguy hiểm nữa là Tô Lâm cho xóa hết phòng Tình báo ở Công an các tỉnh biên giới phía Bắc, khiến cho công tác nắm tình hình ngoại biên bây giờ không có.

Nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng công an đã phản đối, nhưng Tô Lâm phớt lờ tất cả.

Tô Lâm cho giải tán hết để mình nắm quyền đến trưởng phòng. Bây giờ đến trưởng phó phòng các Cục, các tỉnh đều do Bộ trưởng bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm bây giờ nhất thiết phải có tiền. Theo dư luận anh em công an thì cấp phòng mất vài tỉ, nếu là phòng kinh tế, cảnh sát giao thông thì 5 tỉ. Cấp Cục trưởng Cục phó, Giám đốc, Phó giám đốc các tỉnh chi ít cũng là 1 triệu đô la Mỹ. Thì ra việc giải tán các Tổng cục là để Tô Lâm thâu tóm quyền lực, là để ăn tiền và ăn nhiều tiền.

Tô Lâm còn giải tán các cơ sở thường trực phía Nam. Một lô cơ ngơi trị giá hàng nghìn tỉ giờ là nhà hoang của các oan hồn.

tolam5

Tô Lâm tổ chức cuộc tấn công với hàng ngàn lính đặc nhiệm nửa đêm vào làng Hoành, Đồng Tâm, giết chết người Đảng viên 84 tuổi Lê Đình Kình và bắt đi 30 người khác

Các Bộ phía Nam chạy xấc bấc xang bang mới có chỗ để hợp lý gia đình. Anh nào, chị nào không tiền thì chịu lưu đày khốn khổ hoặc phải xin ra khỏi ngành. Cái nguy là : miền Nam là điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội, là đầu tàu kinh tế. Bây giờ bỏ trống trận địa, nhất nhất phải là Hà Nội vô, không sâu sát. Việc thả lỏng vô trách nhiệm ấy để làm gì ? khó hiểu.

Bây giờ tâm trạng sĩ quan hời hợt, không làm việc, cán bộ ngồi chơi xơi nước. Nhân dịp này Tô Lâm đã Hưng Yên hóa Bộ Công an : 30 cán bộ quê Hưng Yên được đề bạt vào nhiều vị trí quan trọng từ Thứ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh. Thậm chí, hai Thứ trưởng mới cũng quê Hưng Yên. Chính vì vậy anh em công an đang nói về xu thế " nhãn lồng hóa" Bộ Công an Hai Thứ trưởng mới đều không đủ tuổi cơ cấu Trung ương là người Hưng Yên được đưa lên. Giám đốc Công an Phú Thọ, người chủ trì vụ án đánh bạc ngàn tỉ của Dương bị đẩy lên làm Giám đốc Sơn La. Phạm trưởng Giang, Giám đốc Hải Dương, một cánh hẩu của Tô Lâm được lắp lên Phú Thọ – vụ án nghìn tỉ giai đoạn II coi như khép lại.

Chuyện giải tán và luân chuyển là việc động trời, sĩ quan từ cấp tá trở lên đều biết. Vậy mà Bộ chính trị sao không biết. Tổng bí thư là Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương coi chừng bị dính chưởng quan liêu với Tô Lâm đây.

Tô Lâm giỏi luồn lọt lắm, người đương chức, kẻ về hưu cao cấp đều được Tô Lâm săn sóc, Tô Lâm từng khoe : Tổng bí thư từng nói "không ai hơn Tô Lâm" và hứa sẽ "đưa vào vị trí chủ chốt". Ông Ba Dũng thì tiến cử Tô Lâm làm Chủ tịch nước (?).

Trên các trang mạng trong 3 năm qua cũng đã từng nêu về năng lực của Tô Lâm. Thử xem một số vụ lớn đã xảy ra mà các trang báo mạng đã nêu thì thấy rõ năng lực Tô Lâm.

tolam6

Phẫn uất vì bị lực lượng Công an và nhà nước bao che cho Formosa xả thải hóa chất gây ô nhiễm biển miền Trung làm tôm cá chết hàng loạt, hàng chục cuộc biểu tình nổ ra hồi năm 2017 mà đỉnh điểm là dân Hà tĩnh chiếm trụ sở UBND Huyện Lộc Hà sau khi Công an đàn áp và bắt người dân vô tội

– Vụ giàn khoan 981, năm 2014 các Công ty nhà máy ở Bình Dương bị đập phá với cớ phản đối Trung Quốc – Tô Lâm im lặng thả nổi.

– Vụ Formosa năm 2017, Nghệ An, Hà Tĩnh biểu tình, Quốc lộ 1 tắt nghẽn cả tháng trời, dân bắt bớ khống chế cán bộ, Tô Lâm bất lực.

– Năm 2018, vụ phản đối Đặc khu, biểu tình cả nước, Bình Thuận bị kẻ xấu xông vào đập phá Tỉnh ủy, ủy ban, đốt xe, đốt nhà, bắt Công an, lột súng, lột áo giáp Công an. Tô Lâm không chỉ đạo xử lý kịp thời. Phó Giám đốc Công an Bình Thuận phụ trách an ninh là Lê Việt Thắng (người của Tô Lâm chuyển vào) đã để bạo loạn, không xử lý được nhưng không bị kỷ luật. Ngược lại, Tô Lâm đưa lên làm Giám đốc, bị Tỉnh ủy phản đối. Tô Lâm phải đưa về làm Giám đốc Công an Bạc Liêu vừa được lòng với bố của Thắng, vừa ẳm gọn một cục đô la.

– Năm 2019, vụ Đồng Tâm là điển hình về sự yếu kém của Tô Lâm. Một việc đơn giản như vậy xảy ra kéo dài đến 2 năm, không phương án giải quyết, cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng nửa đêm để tiêu diệt ông Lê Đình Kình để 3 Công an chết oan mạng. Rõ ràng chiến thuật sai, vô cùng non kém. Với trình độ đó mà Tô Lâm dám xưng mình là Giáo sư an ninh ư ! Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu, có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết một vài cuốn sách, vậy mà chễm chệ chức danh Giáo sư an ninh. Thật xót xa thay cho đội ngũ thầy cô giáo ngành an ninh.

Mới đây trên mạng nêu rõ người viết luận án Tiến sĩ cho Tô Lâm là Thượng tá Nguyễn Xuân Thao, vừa được Tô Lâm trả ơn cho giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Quay trở lại vụ AVG để phân tích kỹ hơn vai trò của Tô Lâm.

– Năm 2019, vụ Đồng Tâm là điển hình về sự yếu kém của Tô Lâm. Một việc đơn giản như vậy xảy ra kéo dài đến 2 năm, không phương án giải quyết, cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng nửa đêm để tiêu diệt ông Lê Đình Kình để 3 Công an chết oan mạng. Rõ ràng chiến thuật sai, vô cùng non kém. Với trình độ đó mà Tô Lâm dám xưng mình là Giáo sư an ninh ư ! Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu, có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết một vài cuốn sách, vậy mà chễm chệ chức danh Giáo sư an ninh. Thật xót xa thay cho đội ngũ thầy cô giáo ngành an ninh.

Mới đây trên mạng nêu rõ người viết luận án Tiến sĩ cho Tô Lâm là Thượng tá Nguyễn Xuân Thao, vừa được Tô Lâm trả ơn cho giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Quay trở lại vụ AVG để phân tích kỹ hơn vai trò của Tô Lâm.

tolam7

Chính Bộ trưởng Tô Lâm là người tổ chức qua Châu Âu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trực tiếp thuê máy bay của Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước "đầu thú"

Dân chúng sẽ tiếp tục nguyền rủa những Nguyễn Bắc Son hay trưởng Minh Tuấn mà không hề biết sự thật của vụ án là như thế nào. Dù có kêu tên cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì mọi sự cũng sẽ bị quên đi trong thời gian ngắn tới đây bởi mấu chốt của mọi vấn đề nằm ở hai từ MẬT và TÔ LÂM.

Đầu năm 2016, ngay tại thời điểm diễn ra Đại Hội Đảng lần thứ 12, Công An Hà Nội nhận được tập hồ sơ của một người từ trung tâm MobiFone 2, người được cho là đã hiểu và tiếp cận khá đầy đủ về toàn bộ vụ việc MobiFone mua AVG. Nhưng anh này sau đó bị Nguyễn Bắc Son "xử" và không còn ở lại MobiFone.

Các thông tin đã được nêu khá tỉ mỉ trong suốt hơn hai năm qua và trong 56 trang cáo trạng cũng như những diễn biến tại phiên tòa. Đó mới chỉ là một phần của vụ việc mà không phải là bản chất của vụ án. Một chi tiết đáng chú ý là đã có luật sư kêu Tòa cho xử kín vì nhiều tài liệu chưa được giải mật. Cựu phó tổng giám đốc MobiFone Phan Thị Mai Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng thưa tại Tòa là mọi sự sai phạm với họ đến từ cái gọi là Mật. Các hồ sơ bị đóng dấu mật và ra tòa, nhiều tài liệu không được giải mật nên bức tranh tổng thể chưa được hoàn thiện và phiên tòa chỉ là một phần phiến diện mà thôi.

Ngày 15 tháng 10 năm 2014, Phạm Nhật Vũ gửi công văn số 517/AVG-CV cho Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong đó có nói là có công ty 8206 của Hồng Kong đã đặt cọc 10 triệu Mỹ kim để mua AVG với giá 700 triệu Mỹ kim. Điều này đã được Phạm Nhật Vũ khẳng định một lần nữa trong công văn gởi MobiFone đòi nốt 5% số tiền còn lại trong hợp đồng mua AVG. Người đại diện của AVG là ông Nguyễn Quốc Chiến, số thẻ căn cước công dân số 001073008351 đã nhận tiền và xin ý kiến Phạm Nhật Vũ để chuyển về Việt Nam. Trong văn thư 517/AVG-CV này thì Phạm Nhật Vũ xin được chào bán AVG cho công ty 8206. Đồng thời khẳng định là sẽ ký kết hợp đồng vào ngày 15/11/2014.

Ngày 26/11/2014, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông trưởng Minh Tuấn ký văn thư số 200/BTTTT-VP gửi Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm xin ý kiến về việc hướng dẫn chào bán cổ phần cho AVG.

Ngày 8/12/2014, Thứ trưởng Tô Lâm ký văn thư số 4352/BCA-A81 phúc đáp công văn 200/BTTTT-VP và cho biết là không cho bán cổ phần cho nước ngoài mà chỉ bán cho trong nước.

Và trong văn thư này thì Thứ trưởng Tô Lâm nói rằng, con số 700 triệu Mỹ kim là quá cao.

Tổng thể văn thư số 4352/BCA-A81 của Bộ Công an do Thứ trưởng Tô Lâm ký và văn thư số 200/BTTTT-VP do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký thì không có một dòng nào phủ nhận hay khẳng định thông tin đặt cọc 10 triệu Mỹ kim của công ty 8206 Hồng Kong là thật hay giả. Nó có thể coi là việc Phạm Nhật Vũ báo là có giao dịch 8206 là có thật.

Trong 56 trang cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hạch tội các bị cáo thì nói rằng, thông tin này là không có, không chính xác và kết tội các bị cáo là không kiểm tra dẫn đến những sai phạm sau đó. Nhưng không có một dòng nào nói đến trách nhiệm của tướng Tô Lâm.

tolam8

Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Bản chất của việc Bộ Thông tin và truyền thông hỏi Bộ Công an thì trách nhiệm trả lời và xác minh thuộc về Bộ Công an và tướng Tô Lâm phải chịu trách nhiệm nhưng không hề được nhắc đến.

Để đảm bảo không có thông tin nào rỏ rỉ ra ngoài, ngày 5/3/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 44/BTTTT-QLDN gửi Tô Lâm và yêu cầu Bộ Công an đưa giao dịch này vào danh mục bí mật. Tướng Tô Lâm ký văn thư số 418/BCA-TCAN ngày 9/3/2015, đã đưa các giao dịch này vào dạng mật và đó là một trong những lý do để vụ việc mua bán trái pháp luật này không bị phát giác. Văn bản 418/BCA-TCAN này vi phạm quyết đinh số 961/QĐ-BCA (A11) ngày 22/8/2006 quy định về các danh mục bảo mật.

Ngày 18/12/2015, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký văn thư số 235/BTTTT-QLDN gửi Bộ Công an về nội dung giá. Ngày 21/12/2015, Tô Lâm ký văn thư số 2889/BCA-A61 trả lời có hai nội dung về giá mua và hiệu quả kinh doanh. Về giá mua được tướng Tô Lâm xác định là rẻ hơn so với thẩm định của các đơn vị thẩm định. Chức năng thẩm định giá và phương án kinh doanh thuộc về các bộ Tài Chính và Kế hoach đầu tư chứ không phải của Bộ Công an. Bộ Công an có chức năng thẩm định vấn đề an ninh thì trả lời về giá và hiệu quả kinh doanh.

Những vi phạm mà các bị cáo bị truy tố đều do tướng Tô Lâm gây ra nhưng các bị cáo thì đi tù và tướng Tô Lâm đứng ngoài vòng pháp luật.

Căn cứ theo nội dung cáo trạng truy tố các bị cáo ra tòa và nội dung các văn thư mà tướng Tô Lâm ký thì ông ấy phải là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc không có dòng nào nhắc đến vai trò và trách nhiệm của ông Lâm và Bộ Công an trong khi trói tội các bị cáo khác đang đặt ra câu hỏi, vì sao lại có chuyện này ? Vì sao Nguyễn Bắc Son bị buộc phải chết ?

Ông Tổng bí thư Chủ tịch nước, trưởng ban Phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này ? Ông Trọng đang tính toán điều gì hay ông đang bị Tô Lâm khống chế ?

Việt Nam đang vận hành xã hội theo pháp luật hay theo ý riêng của ông Trọng ? Ông tha ai, ông xử ai tùy ông hay thực sự không có vùng cấm ?

Thực sự vì một xã hội pháp trị, phiên tòa phải bị dừng lại và điều tra lại, mở rộng sang tất cả các đối tượng liên quan như Bộ trưởng Công an Tô Lâm phải bị điều tra.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 12/05/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Trung
Read 1285 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)