Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quân Nga đang mở những cuộc tấn công mới chuẩn bị chiến dịch mùa Đông, hơn 2 năm sau khi bắt đầu cuộc xâm lăng. Đầu tháng 9/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bay qua Washington vận động Mỹ gia tăng viện trợ quân sự.

NATO Summit In Vilnius-National Addresses

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 12/07/2023 tại Vilnius - Dominika Zarzycka / NurPhoto / AFP

Ngay sau khi Zelensky trở về nước, quân Ukraine đã phải rút khỏi Vuhledar, lấy lý do "để bảo tồn lực lượng và vũ khí". Quân Nga đông gấp bội đã vây hãm, bắn đại pháo, hỏa tiễn, và bom có định hướng trong hai năm. Thành phố trước đây có 14.000 dân, phần lớn là công nhân mỏ than, giờ chỉ còn 100, theo Associated Press. Vuhledar nằm trên một khu đất cao từ đó có thể quan sát nếu quân Nga di chuyển trên hai đường giao thông dưới cánh đồng.

Chiếm được Vuhledar, Nga chuẩn bị tấn công Pokrovsk cách đó 30 cây số về phía Bắc, vốn là một trung tâm chuyển quân và vũ khí của quân Ukraine. Khi nắm được Pokrovsk, Nga sẽ dễ dàng tiến tới các thành phố Chasiv Yar và Toretsk, nằm trên vùng đất cao hơn. Cả chiến tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine trong vùng này sẽ bị đe dọa.

Muốn ngăn chặn quân Nga, Ukraine cần đánh vào trong lãnh thổ Nga, nhắm tấn công các hậu cứ chuyển quân và vũ khí. Họ phải dùng tới các hỏa tiễn tầm xa đã được Mỹ và các nước Châu Âu cung cấp ; nhưng Mỹ chưa bật đèn xanh. Vì thế, các căn cứ quân sự Nga, cùng với các kho vũ khí và hỏa tiễn, những phi trường xuất phát các chuyến không kích vẫn hoạt động an toàn. Theo tin AP, mỗi ngày trung bình máy bay Nga thực hiện 120 trận không kích. Họ dùng những trái bom cũ từ thời Xô Viết, nhưng mới được ráp thêm các bộ phận điện tử để hướng dẫn chính xác hơn. Khi nào quân Ukraine chưa được phép phóng hỏa tiễn tầm xa tới các vị trí này, họ không hy vọng cản đường quân Nga.

Trước khi gặp ông Zelensky, Tổng thống Joe Biden tuyên bố, "Tôi phải nói rõ ràng, Nga không thể thắng cuộc chiến này… Ukraine sẽ chiến thắng". Nhưng tình trạng thực tế trên các mặt trận hiện nay không lạc quan như vậy. Chiến tranh càng kéo dài thì Ukraine càng bất lợi trên nhiều mặt. Số binh sĩ sẽ giảm dần, dân số Ukraine chỉ bằng một phần năm dân Nga. Ngoài ra, hơn 6 triệu rưỡi người đã ra nước ngoài tị nạn, trong đó có nhiều thanh niên.

Ukraine vẫn giữ chế độ quân dịch, nhưng số người tòng quân giảm sút, phải kiểm soát các phòng trà buổi tối để "bắt lính" và tuyển nhiều người đã lớn tuổi, bệnh hay nghiện rượu ; quân sĩ thường vắng mặt từ 5% đến 10%, theo tờ Economist ! Ukraine phải sử dụng đến các nữ quân nhân tình nguyện, gần một phần năm quân số, theo tạp chí Grid Magazine ; phụ nữ chỉ chiếm dưới một phần trăm quân đội Nga. Quân Nga tiếp tục tuyển các tay tội phạm tình nguyện ra mặt trận để được xóa án. Vadym Skibitsky, phát ngôn viên Tình báo Quân đội Ukraine nói với báo Kyiv Independent rằng mỗi tháng có 30.000 lính tình nguyện ký hợp đồng với quân đội Nga.

Sức mạnh của Ukraine là dân chúng đồng tâm bảo vệ tổ quốc ; quân đội chiến đấu dũng cảm và bộ chỉ huy lo bảo vệ mạng sống của binh sĩ.

Một sĩ quan chỉ huy Ukraine nói với báo Economist rằng cứ mỗi binh sĩ của họ chết hoặc bị thương thì Nga bị thương vong nhiều gấp sáu lần. Kể từ khi ông Putin ra lệnh xâm lăng, tháng 2/2022, gần một triệu quân Nga đã bị loại ra ngoài vòng chiến. Hiện mỗi ngày Nga mất thêm hơn một ngàn binh sĩ, theo nhật báo Wall Street Journal ngày 17/09/2024. Nhật báo Kyiv Post tại thủ đô Kyiv của Ukraine, cho biết thêm trong tháng 9 vừa qua 38.130 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến ; số thiệt hại nặng hàng thứ nhì kể từ khi khởi chiến. Theo nhà phân tích thống kê Ragnar Gudmundsson ở Washington, trong số 10 ngày quân Nga bị thương vong nặng nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu thì có 4 ngày xảy ra trong tháng 9 vừa qua : ngày 21, mất 1.,440 binh sĩ, ngày 22 mất 1.500, ngày 24 : 1.400, và ngày 28 mất 1.470 binh sĩ.

Khả năng sản xuất vũ khí của Ukraine cũng kém Nga mặc dù tiềm năng rất cao. Trước đây, Ukraine là nơi sản xuất vũ khí lớn của Liên bang Xô Viết nhưng hiện nay chỉ dùng được một phần ba tiềm năng của họ, theo báo The Economist. Từ khi độc lập, nhiều cơ xưởng vũ khí đã ngưng hoạt động suốt mấy chục năm ; hiện nay phần lớn công nhân và giới quản đốc phải nhập ngũ. Các công ty vũ khí Mỹ và Châu Âu đã tới đầu tư, sử dụng các nhà máy nhưng chưa hoạt động được đầy đủ.

Chiến tranh trong thời đại công nghiệp tùy thuộc vào sức sản xuất kinh tế ; The Economist cho biết sau hơn 2 năm chiến tranh kinh tế Ukraine vẫn đứng vững và có phần phát triển hơn trước khi bị xâm lăng, mặc dù nhiều công nhân đã nhập ngũ hoặc ra ngoại quốc.

Quân đội Ukraine vẫn cần được tiếp viện nhiều hơn mức độ hiện nay. Theo Kiel Institute for The World Economy, Mỹ đã giúp Ukraine hơn 75 tỷ đồng euros, trong đó 51,6 tỷ euros vũ khí, cho tới cuối tháng 6 vừa qua. Các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU) cùng Norway, Iceland, Anh và Thụy Sĩ giúp 110.2 tỷ euros, trong đó 51.5 tỷ dành cho vũ khí.

Kiel Institute cho biết sau Mỹ là Đức, Anh quốc, Nhật Bản và Canada, đã viện trợ 14.7 tỷ, 13.1 tỷ, 9.1 tỷ, và 7.2 tỷ đồng euros. Đan Mạch, Estonia, Lithuania đóng góp với tỷ lệ cao nhất so với Tổng sản lượng nội địa của họ. Hòa Lan, Thụy Điển, Ba Lan và Phần Lan, giúp Ukraine từ 5 tỷ xuống đến 2 tỷ rưỡi, theo bản tin BBC.

Nhưng các chương trình viện trợ của các nước Tây phương không đáp ứng đúng nhu cầu của quân đội Ukraine trên chiến trường. Vụ thất thủ Vuhledar là hậu quả tiêu biểu ; vì Ukraine không được phép phóng vào nước Nga các hỏa tiễn tầm xa, như hệ thống ATACMS (Army Tactical Missile Systems) của Mỹ.

Cuộc chiến Ukraine tùy thuộc các quyết định chính trị ở Washington và Brussels, Châu Âu, cũng như Moscow, Bắc Kinh, và Tehran, Iran, Bình Nhưỡng, Bắc Hàn là những nước cung cấp vũ khí cho Nga. Trong khi đó, một khuynh hướng mới đã xuất hiện trong giới chính trị ở Mỹ, không còn thiết tha đến việc giúp Ukraine tự bảo vệ nữa.

Khi quân Nga xâm lăng Ukraine gần một năm, nhật báo The Wall Street Journal, vốn là tiếng nói của khuynh hướng bảo thủ ở Mỹ đã viết vào tháng 12/2022 : "Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư với lợi suất rất cao ! Một đạo quân thù nghịch quan trọng bậc nhất của nước Mỹ đang bị đánh tơi tả, mà không một người lính Mỹ nào phải hy sinh !". Kinh tế gia Tim­o­thy Garton Ash phân tích lợi hại (costs and ben­e­fits) : "Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư ít tốn kém đáng kinh ngạc vì làm hao tổn "sức mạnh quân sự của nước Nga mà chỉ tốn mấy phần trăm ngân sách Ngũ Giác Đài", tức Bộ quốc phòng Mỹ.

Mục đích của ông Vladimir Putin khi đánh Ukraine là ngăn không cho nước này gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU) và tham gia minh ước quân sự NATO trong đó Mỹ đóng vai chính. Muốn làm ông Putin nản chí thì phải cho ông thấy việc Ukraine vào EU và NATO chắc chắn sẽ diễn ra, dù ông còn tiếp tục chiến tranh.

Liên Hiệp Châu Âu đã bắt đầu thảo luận thể thức gia nhập với hai nước Ukraine và Moldova, một nước láng giềng đang bị Nga xâm lấn. Sau khi gặp ông Zelensky và công bố số tiền viện trợ gần 8 tỷ mỹ kim, trong ngân sách 61 tỷ đã được Quốc hội Mỹ thông qua từ tháng 4, ông Joe Biden đã tuyên bố Ukraine đang "tiến trên đường gia nhập EU và NATO".

Lời hứa hẹn này phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Ukraine vào NATO không có nghĩa là quân đội các nước trong minh ước sẽ tiến vào nước này, cũng không cần tham dự vào cuộc chiến. Khi Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm 1955, họ vẫn chấp nhận một nửa quốc gia bị quân Nga chiếm đóng. Na Uy đã vào minh ước từ năm 1949 nhưng không để cho quân NATO trú đóng tại nước mình. Ukraine cũng có thể đi trên con đường tương tự.

Khi triển vọng Ukraine sẽ tham dự vào EU và NATO ngày rõ rệt và chắc chắn hơn, ông Putin sẽ phải chấp nhận không thể nào chinh phục được Ukraine để tái lập một đế quốc như thời Liên Xô nữa. Khi đó, dân Ukraine mới có hy vọng sống trong hòa bình.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 14/10/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tố cáo Nga “tra tấn tù nhân Ukraina” một cách có hệ thống

 

RFI, 02/10/2024

 

Kể từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã điều tra về số phận của các tù nhân chiến tranh ở cả hai phe. Báo cáo của cơ quan này, được công bố hôm qua, 01/10/2024, chỉ ra rằng Nga đã tra tấn, ngược đãi các tù binh chiến tranh Ukraina một cách có hệ trống. Các tù nhân Nga mà Ukraina bắt giữ cũng bị ngược đãi, nhưng chỉ lúc đầu, khi mới bị bắt giữ.

tu-nhan-ukraina-00-resized

Tù nhân Ukraina được Nga trả tự do. Ảnh chụp ngày 14/09/2024 tại một địa điểm được giữ bí mật. AP

 

Các nhà điều tra của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã phỏng vấn 377 tù nhân chiến tranh Ukraina, được Nga thả ra từ tháng 3/2023. Hầu hết đều mô tả đã trải qua những lần bị tra tấn bằng dùi cui điện, búa, dao, bị bạo lực tình dục, bị ngạt thở, tra tấn tâm lý bằng các vụ hành quyết giả, đôi khi là họ dùng chó để tấn công tù nhân.

 

Các tù nhân Ukraina phải chịu đựng các hành vi tra tấn trong suốt quá trình giam giữ. Báo cáo cho biết đã xác định được 60 địa điểm giam giữ không chính thức và 76 địa điểm chính thức của Nga.

 

Theo báo cáo, từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2024, 10 tù nhân Ukraina đã bỏ mạng trong những nơi bị giam giữ do bị tra tấn, hoặc do điều kiện giam giữ khắc nghiệt, thiếu hỗ trợ y tế phù hợp.

 

Về phía Nga, các nhà điều tra đã thu thập thông tin từ 205 tù nhân chiến tranh Nga bị Kiev giam giữ. 104 người trong số này cho biết đã bị ngược đãi, bị đánh đập, bị dọa giết, hoặc bị sốc điện. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, tất cả các hành vi ngược đãi này hầu như chỉ được thực hiện khi mới bị bắt, bị tra khảo, và kết thúc sau khi đến nơi giam giữ.

Chi Phương, RFI, 02/10/2024

Additional Info

  • Author Chi Phương, RFI, 02/10/2024
Published in Quốc tế

Làn gió mới hy vọng, từ Hoa Kỳ đến Ukraine

Les Echos ngày 26/08/2024 đặt vấn đề "Phải chăng đã có thể hy vọng, từ Washington đến Kiev ?". Ông Joe Biden rút lui vào phút chót và Ukraine tiến công vào đất Nga đã làm thay đổi thế trận trong vòng chưa đầy một tháng.

hyvong1

Một quân nhân Ukraine tuần tra tại trung tâm thành phố Sudzha thuộc tỉnh Kursk của Nga, ngày 16/08/2024. AP

Bầu cử Mỹ : Gió bỗng đổi chiều

"Trump sẽ được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ và Nga áp đặt các điều kiện hòa bình cho Ukraine". Một sĩ quan cao cấp trong quân đội Pháp hôm 20/07 thổ lộ, đây cũng là nhận định chung của giới tinh hoa Pháp và thế giới. Nhưng đó là một ngày trước khi ông Joe Biden tuyên bố không ra tranh cử. Rút lui một cách trễ tràng như vậy, Biden đã chọn lựa Kamala Harris : không còn thời gian để tổ chức một cuộc vận động thực sự trong đảng.

Những hình ảnh của đại hội đảng Dân chủ ở Chicago gợi nhớ đến năm 2008, nhưng Barack Obama hồi đó tỏ vẻ quý phái và xa cách, Kamala Harris nồng nhiệt và vui tươi hơn ; không khí năm nay phấn chấn hơn. Harris khôn khéo gợi ra những tình cảm tích cực, vào lúc đối thủ cảnh báo một Đệ tam thế chiến (nếu Trump không tái đắc cử, tất nhiên), theo kiểu sắp tận thế.

Khi chọn Tim Walz, thống đốc Minnesota làm người đứng chung liên danh, Harris khiến Donald Trump không còn độc quyền về phiếu của giới cổ xanh, đồng thời thu hút cử tri nông thôn, khác với tính cách cực đoan của J.D. Vance. Vẫn chưa gì chắc chắn trong một nước Mỹ phân cực, và đảng Dân chủ cần tránh quá nhấn mạnh đến bản sắc. Nhưng sự năng động đã chuyển hẳn sang phía Dân chủ.

Nếu không phải phương Tây hay Kiev mệt mỏi, mà là người Nga ?

Về chiến tranh Ukraine, cũng chưa thể khẳng định được điều gì. Nhưng khi đưa các trận đánh vào sâu trên đất Nga và chiếm được hơn 100 thành phố, làng mạc, Kiev đã ghi điểm so với Moskva. Chiến dịch thần tốc này rõ ràng hoàn toàn gây bất ngờ. Tạo ra được một vùng đệm gần biên giới, Ukraine một lần nữa chứng tỏ chàng David nhỏ bé có thể khiến Goliath Nga bị choáng váng. Lần đầu tiên kể từ Đệ nhị Thế chiến một quân đội nước ngoài tiến vào lãnh thổ Nga, hai trăm ngàn dân Nga phải chạy loạn.

Một "chiến dịch quân sự đặc biệt" ngỡ rằng nhanh chóng buộc Ukraine phải quỳ gối bắt đầu giống như một thảm họa, lại làm bộc lộ sự yếu kém của Nga và đặc biệt là quân đội của Putin. Rất thực tế, người Ukraine không khoe khoang chiến thắng. Nhưng những vùng đất tạm chiếm được, ngoài giá trị chiến lược còn có thể dùng để trao đổi, và đảo lộn trạng thái tâm lý – theo Les Echos.

Từ đầu cuộc chiến, Moskva trông cậy vào sự mệt mỏi trước hết của phương Tây và sau đó là của người Ukraine. Nhưng nếu người Nga chán nản vì chiến tranh trước người Ukraine thì sao ? Và nếu giới an ninh Nga chán ngán trước Putin ? Tổng thống Nga tin tưởng chờ đợi chiến thắng của Donald Trump ở Hoa Kỳ, nếu Kamala Harris thắng ông ta sẽ rất bối rối. Trong đại hội đảng ở Chicago, bà đả kích tất cả những ai "làm bạn với những nhà độc tài". Vào lúc Moskva muốn tranh thủ "các nước phương Nam", việc một phụ nữ lai da đen và Ấn Độ trở thành người đứng đầu đại cường số một thế giới khiến các luận điệu chống phương Tây không còn hiệu quả.

Đã hẳn nếu cặp Harris/Walz đắc cử không có nghĩa là Ukraine sẽ chiến thắng, nhưng nếu Trump/Vance thắng sẽ là một thất bại cho Kiev. Nước Mỹ của ông Trump không hẳn sẽ bỏ rơi Ukraine, nhưng không có sự chung thủy và lòng thương cảm đối với người Ukraine như nước Mỹ của Biden (và của Harris ngày mai). Và phải chăng hy vọng đã đổi bên ?

Nhà văn Aseyev : "Tôi sợ nhất là phải quay lại nhà tù Nga"

Le Monde thuật lại câu chuyện của nhà báo kiêm nhà văn Ukraine 34 tuổi, Stanislav Aseyev, sống sót sau thời gian bị giam giữ tại Nga, nhiều lần bị thương ngoài mặt trận, đã lại đi chiến đấu ở Pokrovsk, thành phố đang là trung tâm các vụ tấn công của Nga. Ông suýt chết hai lần, lần đầu vì chấn thương não sau một tuần chịu đựng bom liên tục, và lần thứ hai vì một mảnh đạn pháo suýt cắt đứt động mạch cảnh.

Aseyev từng bị hành hạ trong hơn hai năm trong ngục tối ở Izolyatsia, một trại tập trung do FSB quản lý. Giữa hai địa ngục trại tập trung và chiến tranh, ông chọn ra trận. Trả lời câu hỏi của Le Monde, nếu lại bị bắt làm tù binh thì sao, Stanislav Aseyev cười buồn : "Tôi mang theo một quả lựu đạn. Nhưng liệu có can đảm rút chốt hay không thì tôi không biết".

Pavel Durov, ông chủ kín tiếng của Telegram

Cũng liên quan đến Nga, Libération thắc mắc : "Nhà sáng lập ứng dụng Telegram, theo chủ nghĩa tự do, tự cho là đối lập với Putin... Nhưng Pavel Durov là người như thế nào ?".  Bị chính quyền Pháp truy nã, tỉ phú 39 tuổi mang quốc tịch Pháp-Nga đã bị bắt hôm thứ Bảy 24/08 tại phi trường Bourget, khi vừa xuống máy bay từ Baku, Azerbaijan.

Ông Durov có nguy cơ bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có các vụ liên quan đến bạo lực trẻ em, buôn ma túy, lừa đảo, quấy nhiễu trên mạng, tội phạm có tổ chức, cổ vũ khủng bố. Nền tảng Telegram, nơi những nhóm thảo luận có thể lên đến 200.000 người, đôi khi bị tố cáo là làm tăng lượng tương tác của tin giả, lan tràn các nội dung thù hận, tân quốc xã, ấu dâm, thuyết âm mưu, khủng bố.

Dù Telegram rất nổi tiếng, nhưng ông chủ thì ít ai biết. Pavel Durov sinh năm 1984 tại Leningrad, được nhập tịch Pháp năm 2021 dưới tên Paul du Rove, thông qua thủ tục đặc biệt dành cho "người ngoại quốc ưu tú", tuy không thấy hành động nào đóng góp cho vinh quang của nước Pháp. Sống ở Dubai từ 2017, nơi đặt trụ sở Telegram, Durov còn mang quốc tịch Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và có hộ chiếu thiên đường thuế Saint-Christophe-et-Niévès ở vùng vịnh Caribbean.

Năm 22 tuổi, Pavel Durov lập ra mạng VKontakte (VK) tương đương Facebook của Nga, được Gazprom mua lại rồi chịu sự kiểm soát của Kremlin, có thời gian bị Apple loại khỏi kho ứng dụng. Chuyên gia tin học này tự cho là đối lập với Putin, nói rằng đã nhiều lần từ chối khóa các danh khoản VK như của Alexei Navalny hay cho biết thông tin của các nhà hoạt động Ukraine. Năm 2014 dưới áp lực Nga, Durov rời ban lãnh đạo VK và trốn khỏi Nga.

Bảo vệ tự do ngôn luận và cả… khủng bố

Một năm trước đó, năm 2013 Pavel Durov cùng với người anh là Nikolai lập ra ứng dụng mã hóa Telegram, cạnh tranh với WhatsApp và Signal. Với hơn 900 triệu người sử dụng trên thế giới, Telegram tuyên bố không bao giờ kiểm duyệt. Chính nhờ vậy mà ứng dụng này được bọn buôn lậu và khủng bố ưa chuộng. Chẳng hạn những kẻ thánh chiến đã dùng Telegram thông báo và liên lạc với nhau trong vụ khủng bố ở Etienne-du-Rouvray ở Pháp năm 2016.

Tỉ phú Elon Musk lên tiếng ủng hộ Pavel Durov, còn cựu ứng cử viên Mỹ Robert F. Kennedy Jr cũng đòi "bảo vệ tự do ngôn luận". Nhưng nhà chính trị học Ilya Grashchenkov đưa ra giả thiết Durov có thể đã thương lượng với các quan chức và doanh nhân Nga để giao Telegram cho Liên bang Nga, và như vậy Kremlin sẽ càng kiểm soát chặt internet.

Với khối tài sản 15 tỉ đô la, Pavel Durov nói rằng không sở hữu dinh thự nào, không uống rượu, tránh caféine, không dùng thuốc, không ăn thịt, không dùng sản phẩm sữa. Một cuộc sống khổ hạnh nhưng không loại trừ việc du hành bằng phi cơ riêng. Và được cảnh sát Pháp chờ đợi trên phi đạo. Le Figaro nhắc lại, trong bài đăng mới nhất hôm 14/08 hướng đến 12 triệu người theo dõi của mình trên Telegram, Pavel Dourov viết : "Hồi 11 tuổi năm 1995, tôi đã tự hứa với mình là mỗi ngày phải thông minh hơn, mạnh mẽ hơn và tự do hơn". Giờ đây nhà tỉ phú đã mất đi sự tự do này.

Israel ồ ạt tung đòn phủ đầu với Hezbollah

Tại Trung Đông, rạng sáng hôm qua các phi cơ Israel đã tấn công phòng vệ vào 6.000 địa điểm phóng rốc-kết và hỏa tiễn của Hezbollah. Tiên hạ thủ vi cường : Ít nhất 100 chiến đấu cơ Israel liên tục oanh kích trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Theo quân đội Israel, chiến dịch tấn công quy mô này đã làm thất bại ý đồ tung một trận bão lửa không chỉ vào miền bắc Israel gần biên giới Lebanon mà cả Tel Aviv. Để phòng hờ, phi trường quốc tế Ben Gourion đóng cửa trong vài tiếng đồng hồ. Theo giới quân sự, dân quân Shia tay sai của Iran định oanh tạc vào tổng hành dinh Mossad ở ngoại ô bắc Tel Aviv và một căn cứ có nhiều đơn vị tình báo quân sự. Về phía phong trào thân Iran loan báo đã bắn sang hàng trăm rốc-kết và drone vào các mục tiêu quân sự ở Israel.

Dù bị đánh phủ đầu, theo Les Echos thì Hezbollah vẫn bắn được 220 rốc-kết và 20 drone vào miền bắc Israel nhưng không có nạn nhân nào. Để giảm nhẹ thất bại, Hezbollah nói rằng đó chỉ là "giai đoạn đầu" của việc trả thù cho Fouad Shukr, "tổng tham mưu trưởng" bị Israel tiêu diệt cuối tháng 7. Bên cạnh đó, chính quyền Israel thông báo áp dụng "tình trạng đặc biệt" trong 48 giờ và có thể gia hạn, cư dân miền bắc được kêu gọi ở trong hầm trú ẩn, cấm tụ tập trên 30 người ở khu vực xung quanh Tel Aviv. Nhưng sau đó hầu hết những hạn chế này đều được dỡ bỏ trong ngày.

Vấn đề là liệu sẽ có leo thang thêm hay không. Thủ tướng Benyamin Netanyahou chỉ đơn giản nói là "Chúng tôi đánh vào những kẻ tấn công chúng tôi", nhấn mạnh chiến dịch hôm Chủ nhật không phải là "hồi kết". Song song đó, Benyamin Netanyahou vẫn bật đèn xanh cho việc gởi phái đoàn sang Cairo đàm phán ngưng bắn. Theo báo chí Israel, Hoa Kỳ không được báo trước về chiến dịch đánh phủ đầu này. Hezbollah vẫn còn kho vũ khí rất lớn với 150.000 hỏa tiễn, rốc-kết, drone ; đã đào bới khắp nước Lebanon, xây một mạng lưới địa đạo để che giấu, có thể tạo ra những vụ nổ lớn nếu quân đội Israel tung ra chiến dịch trên bộ ở Lebanon.

Không thể nào biện minh cho nạn bài Do Thái

La Croix dành trang nhất và bài xã luận để nhấn mạnh "Chống nạn bài Do Thái là điều khẩn thiết". Hôm thứ Bảy, nhà thờ Do Thái giáo tại La Grande-Motte đã bị phóng hỏa gây ra vụ nổ lớn, và nếu tính từ đầu năm đến nay thì số vụ tấn công nhắm vào cộng đồng người Do Thái đã tăng gấp ba lần.

Nhật báo công giáo ví nạn bài Do Thái như một chất độc giết người, và không thể lấy bất kỳ lý do nào để biện minh, đặc biệt là những mưu đồ chính trị. Dư luận khắp nơi đã mạnh mẽ lên án, nhưng bên cạnh đó, làm thế nào để chống lại một cách hiệu quả ? Giáo sĩ Haïm Korsia và hàng giáo phẩm công giáo đề nghị coi việc chống nạn bài Do Thái là cuộc chiến đấu mang tính quốc gia. Cảnh sát, tình báo và tư pháp giờ đây cứng rắn hơn, là một phần của câu trả lời, nhưng bên cạnh đó còn cần dự báo và giáo dục. Một công trình hy vọng được chính phủ mới ưu tiên.

Trong bài xã luận "Đừng bao giờ lơi lỏng cảnh giác", Le Figaro nhấn mạnh, nước Pháp vừa kỷ niệm 80 năm giải phóng Paris. Một trang sử đã được lật qua : chiến tranh, quốc xã, trại tập trung tử thần đã giết hại 6 triệu người Do Thái… Lịch sử không lặp lại, nhưng các nền dân chủ vẫn bị thù nghịch. Cuối tuần qua, tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ đâm chết người ở một thành phố nhỏ gần Dusseldorf, hung thủ là một người tị nạn Syria muốn "trả thù cho người Hồi giáo ở Palestine và các nơi khác".

Nạn bài Do Thái chưa bao giờ kết thúc, với những cái cớ mới. Như ở La Grande-Motte, thủ phạm là một người Algerian quấn khăn và cờ Palestine. Những kẻ chống phương Tây không chờ đợi sự trả đũa của Israel sau vụ thảm sát ngày 07/10, mà thực ra muốn phá hoại những giá trị dân chủ. Thêm vào hiện tượng quốc tế hóa Hồi giáo là trò chơi nguy hiểm của những chính khách như Jean-Luc Mélenchon. Với cái cớ chống sion-nít, ông ta có trách nhiệm lớn về vấn nạn này.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Tổng thống Biden s d b lnh cm L đoàn Azov ca Ukraine s dng vũ khí M

Reuters, VOA, 11/06/2024

Hôm th Hai 10/6, báo Washington Post dn li các quan chc B Ngoi giao M đưa tin rng chính quyn ca Tng thng Biden s d b lnh cm vic mt đơn v quân đi nhiu điu tiếng ca Ukraine s dng vũ khí M.

uk1

Các chiến binh thuc L đoàn Azov d l tang ca mt đng đi t trn, 10/5/2024.

B Ngoi giao đã hy b lnh cm kéo dài hàng thp k đi vi vic L đoàn Azov s dng vũ khí và phương pháp hun luyn ca M sau khi mt phân tích mi không thy có bng chng nào v vic đơn v này vi phm nhân quyn, Washington Post viết.

"Sau khi B Ngoi giao Hoa K tiến hành rà soát k lưỡng, Lc lượng đc bit s 12 thuc L đoàn Azov ca Ukraine đã đáp ng các điu kin chun thun theo Lut Leahy", B Ngoi giao nói trong mt tuyên b mà báo Washington Post nhn được. B không tr li ngay khi Reuters đ ngh đưa ra bình lun.

Lut Leahy cm M cung cp tr giúp quân s cho các đơn v nước ngoài b phát hin có nhng vi phm nhân quyn.

Trung đoàn Azov, có ngun gc cc hu và ch nghĩa dân tc cc đoan, là mt phn trong Lc lượng V binh Quc gia Ukraine và phát trin t mt tiu đoàn được thành lp vào năm 2014, h chiến đu chng li phe ly khai được Nga hu thun, là phe đã tách ra thành các khu vc ly khai min đông Ukraine.

Trung đoàn này được tôn vinh Ukraine vì đã bo v đt nước trước cuc xâm lược ca Nga và đc bit là thành ph Mariupol min nam Ukraine, nhưng h b Đin Kremlin ca Tng thng Nga Vladimir Putin ch trích.

Reuters

***************************

Hội nghị tái thiết Ukraine ở Đức: Phục hồi khẩn cấp lĩnh vực năng lượng bị Nga phá hủy

Trọng Thành, RFI, 11/06/2024

Hội nghị bàn về tái thiết Ukraine diễn ra trong hai ngày, 11/06 và 12/06/2024 tại Berlin, Đức, với sự tham gia của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trên mạng X hôm 10/06, tổng thống Ukraine nhấn mạnh : "Ưu tiên số một của chúng tôi là các giải pháp khẩn cấp cho lĩnh vực năng lượng".

uk2

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và thủ tướng Đức Olaf Scholz, trong Hội nghị Tái thiết Ukraine, Berlin, Đức, ngày 11/06/2024. AP - Britta Pedersen

Tham dự hội nghị tái thiết Ukraine tại Berlin, có gần 600 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế hay cơ sở hạ tầng, cùng đại diện nhiều quốc gia trong đó có 10 lãnh đạo chính phủ. Đây là hội nghị tái thiết Ukraine lần thứ ba và là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu. Hai hội nghị trước được tổ chức tại Thụy Sĩ (2022) và Anh (2023). Theo The Guardian, hội nghị tại Berlin sẽ chuyển hướng từ mục tiêu bàn việc tái thiết sau chiến tranh sang các mục tiêu khẩn cấp, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng mất điện dự kiến kéo dài trên quy mô lớn trong mùa đông. 

Bà Mattia Nelles, giám đốc điều hành của Văn phòng Đức-Ukraine, kêu gọi : "Hãy ngừng nói về mục tiêu tái thiết dài hạn không gắn gì với thực tế. Ngoài việc cung cấp đủ vũ khí và đạn dược cho Ukraine, cũng cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống năng lượng vững chắc có khả năng phục hồi nhanh chóng. Với hơn 50% sản lượng năng lượng quốc gia bị phá hủy hiện nay, tình hình đang ngày càng nghiêm trọng".

Ukraine : Lãnh đạo cơ quan tái thiết từ chức để phản đối chính quyền 

Tuy nhiên, thách thức với Ukraine không chỉ là các đầu tư về tài chính và phương tiện mà còn là tệ nạn tham nhũng. Trước thềm hội nghị tại Berlin, một diễn biến mới tại Kiev gây lo ngại cho các đối tác phương Tây. Hôm qua, 10/06, quan chức phụ trách tái thiết Ukraine, ông Mustafa Nayyem, quyết định từ chức, đồng thời cáo buộc chính quyền Zelensky ngăn cản ông thực thi phận sự.

Tường trình của thông tín viên Stéphane Siohan từ Kiev :

Cựu phóng viên Mustafa Nayyem, một hình tượng tiêu biểu của cuộc cách mạng Maidan, tham gia chính trị từ mười năm nay, với mục tiêu cải cách từ bên trong bộ máy hành chính công. Năm 2023, ông Mustafa Nayyem được bổ nhiệm đứng đầu cơ quan tái thiết, phụ trách điều phối trợ giúp quốc tế, cho phép phục hồi các cơ sở hạ tầng của đất nước. Thách thức là rất lớn trong lĩnh vực này. Đầu tư cho các tái thiết lên đến hàng tỉ đô la, trong lúc các cơ quan chống tham nhũng kiểm soát sát sao việc sử dụng các khoản tiền khổng lồ này để đề phòng tham nhũng.  

Vài giờ trước khi hội nghị tái thiết Ukraine tại Berlin khai mạc, chính quyền đã cấm Mustafa Nayyem đi Đức, nơi ông có kế hoạch gặp gỡ các nhà đầu tư cho công cuộc tái thiết. Vài giờ sau đó, Mustafa Nayyem đã quyết định từ chức để phản đối việc các hoạt động của ông bị cản trở.  

Tại Kiev, mọi cặp mắt đang dồn về Andriy Yermak, nhân vật đầy quyền lực đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine. Andriy Yermak, bị cáo buộc là người thao túng các quyết định bổ nhiệm, tìm mọi cách để bố trí những người thân cận với phe tổng thống vào tất cả các vị trí quan trọng trong guồng máy quyền lực.

Đối với các tổ chức thuộc xã hội dân sự, vụ việc rất nghiêm trọng. Nhiều người lo ngại là những nhân vật thân cận với ông Zelensky quyết định can thiệp vào mọi lĩnh vực, có nguy gây ra các hiện tượng tham nhũng, thiên vị trong việc phân bổ các hợp đồng tái thiết.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Reuters, Trọng Thành
Published in Quốc tế

Một lần bị mìn nổ văng vào người và lần khác bị ngã khỏi xe bọc thép, Nguyễn Lâm Tùng đã trải qua một số trong số những trận chiến ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine. Đất nước và con người Ukraine đã trở thành một phần máu thịt của anh và các đồng đội còn thân thiết hơn cả người nhà. Giờ đang hồi phục trong bệnh viện, anh nhìn lại cuộc chiến đã thay đổi anh như thế nào nhân dịp kỉ niệm hai năm chiến sự bùng nổ.

Nguồn : VOA, 24/02/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Video

Quc hi M chun chi quc phòng 886 t đô, trong đó có giúp Ukraine và chng Trung Quốc

Reuters, VOA, 15/12/2023

Hơn hai phn ba H vin Hoa K đã b phiếu ng h d lut chính sách quc phòng hôm 14/12, bao gm mc chi tiêu quân s hàng năm k lc 886 t đô la và cho phép các chính sách như vin tr cho Ukraine và đy lùi chng li Trung Quc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

uk1

Lãnh đo Khi Đa s Thượng vin M Chuck Schumer (phi) và lãnh đo khi Thiu s Mitch McConnell (trái) đi cùng Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy khi ông đến thăm Washington, ngày 12/12/2023, đ vn đng thêm vin tr.

H vin ng h Đo lut y quyn quc phòng quốc gia (National Defense Authorization Act - NDAA), vi t l 310 trên 118, vi s ng h mnh m t Đng Cng hòa và Đng Dân ch. Cn hơn 2/3 đa s cn thiết đ thông qua d lut trước khi gi đến Tòa Bch c đ Tng thng Joe Biden ký thành lut.

Ngoài các d lut phân b vn quy đnh mc chi tiêu ca chính ph, NDAA cho phép mi th t tăng lương cho quân đi - năm nay s là 5,2% - cho đến mua tàu, đn dược và máy bay.

Bi vì đây là mt trong s ít nhng điu lut quan trng được tr thành lut hàng năm nên các thành viên Quc hi s dng nó như mt phương tin cho nhiu sáng kiến. Nó cũng được theo dõi cht ch bi các công ty quc phòng ln, chng hn như Lockheed Martin, RTX Corp và các công ty khác nhn được hp đng ca B Quc phòng.

Cuc b phiếu cho d lut năm nay, vn dài gn 3.100 trang và chun chi mc k lc 886 t đô la, tăng 3% so vi năm ngoái, có nghĩa là Quc hi đã thông qua NDAA trong 63 năm liên tiếp.

Phiên bn cui cùng ca NDAA đã b qua các điu khon gii quyết các vn đ xã hi gây chia r, chng hn như quyn tiếp cn phá thai và đi x vi các quân nhân chuyn gii, vn đã được đưa vào phiên bn được H vin đa s thuc Đng Cng hòa thông qua trước s phn đi ca Đng Dân ch.

Thượng vin do đng Dân ch kim soát đã ng h NDAA, cũng vi đa s lưỡng đng mnh m - 87 trên 13 - vào ngày 13/12.

NDAA năm tài chính 2024 cũng bao gm vic gia hn thêm 4 tháng đi vi thm quyn theo dõi trong nước, giúp các nhà lp pháp có thêm thi gian đ ci cách hoc duy trì chương trình gi là Mc 702 ca Đo lut Theo dõi Tình báo Nước ngoài (FISA).

Điu khon đó vp phi s phn đi c Thượng vin và H vin, nhưng không đ đ làm chch hướng d lut. Thượng vin đã đánh bi n lc loi b phn m rng FISA khi NDAA vào ngày 13/12 trước khi b phiếu thông qua lut quc phòng.

H vin và Thượng vin tng thông qua phiên bn NDAA ca riêng h vào đu năm nay. D lut được thông qua trong tun này là s tha hip gia hai đng và hai vin.

D lut m rng mt bin pháp đ giúp Ukraine, Sáng kiến H tr An ninh Ukraine, đến cui năm 2026, cp 300 triu đô la cho chương trình trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9/2024 và năm tiếp theo.

Tuy nhiên, con s đó ch là rt nh so vi khon h tr 61 t đô la dành cho Ukraine mà ông Biden đã yêu cu Quc hi chp thun đ giúp đ Kyiv khi nước này chng li cuc xâm lược ca Nga bt đu vào tháng 2/2022.

Yêu cu chi tiêu khn cp đó b sa ly ti Quc hi, vì đng Cng hòa đã t chi chp thun h tr cho Ukraine nếu đng Dân ch không đng ý tht cht đáng k lut nhp cư.

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gp các nhà lp pháp ti Đin Capitol vào ngày 12/12 đ thuyết phc chun chi khon tài tr mà ông Biden yêu cu, nhưng ông ri cuc hp mà không có cam kết ca đng Cng hòa.

Reuters

**************************

Có phải Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang ‘tống tiền’ EU ?

Sofia Bettiza, BBC, 16/12/2023

Những diễn biến đầy kịch tính ở hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Brussels, Bỉ tuần này đã gây sốc đối với cả những nhà quan sát kì cựu nhất.

uk2

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cáo buộc Brussels nắm giữ quá nhiều quyền lực

Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau lần cuối trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào một người : Thủ tướng Hungary, Viktor Orban.

Ông được coi là đồng minh thân cận nhất của Điện Kremlin ở Châu Âu và là nhà lãnh đạo EU duy nhất gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong năm nay.

Khi tiếng nói của ông Orban ngày càng lớn hơn với những lời đe dọa rằng ông sẽ ngăn chặn hai quyết định quan trọng về Ukraine, thì ở Brussels đã xuất hiện nhiều đồn đoán về việc các cuộc đàm phán sẽ đi đến đâu. Liệu ông Orban có làm tan vỡ thượng đỉnh không ?

Có thông tin rằng các cuộc đàm phán có thể kéo dài nhiều ngày và có thể kéo dài đến cuối tuần.

Trên đường đến Bỉ, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tỏ ra lạnh lùng : "Mối đe dọa từ Nga là có thật. Tôi sẵn sàng đàm phán và tôi đã mang thêm rất nhiều áo sơ mi".

Bên lề thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo EU thưởng thức bữa trưa với không khí lễ hội bao gồm món Breton, cá phi lê với các loại rau củ và bánh panettone.

Sau đó là lúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra lời kêu gọi cuối cùng thông qua một đoạn video.

uk3

Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp lên tiếng khó chịu với lập trường của ông Orban

"Mười năm trước ở Ukraine, người dân đã nổi dậy dưới lá cờ của Liên Hiệp Châu Âu… Hôm nay tôi xin nói với các bạn một điều : đừng phản bội người dân của chúng tôi và niềm tin của họ vào Châu Âu".

Nhiều giờ trôi qua. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khoác thêm áo len bên ngoài bộ vest. Một nhà ngoại giao EU nói với tôi : "một dấu hiệu cho thấy ông ấy sẽ ở trong phòng họp lâu dài".

Sau đó, các cuộc họp về việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Ukraine đã gặp phải trở ngại. Tình thế rơi vào bế tắc : 26 thuận 1 chống.

Đó là lúc thủ tướng Đức dẫn ông Orban vào góc phòng và đề nghị ông nên ra ngoài đi uống cà phê.

"Không ai có thể nghe thấy họ đang nói gì", một quan chức EU nói với tôi. "Nhưng không có vẻ như ông Scholz đang ra lệnh cho ông Orban. Thủ tướng Hungary tự nguyện rời đi. Ông đi vào phòng phái đoàn của mình ở cùng tầng".

Với việc ông Orban ra ngoài theo đúng nghĩa đen, 26 nhà lãnh đạo còn lại đã tiếp tục thảo luận và cuộc bỏ phiếu không gặp phản đối. Vì quyết định mở đàm phán tư cách thành viên cho Ukraine cần có sự ủng hộ nhất trí nên nếu có sự hiện diện của thủ tướng Hungary sẽ khiến điều đó sẽ không thể được thực hiện.

Sau đó, hóa ra ý tưởng để ông Orban rời phòng họp nhằm giúp cứu nỗ lực gia nhập EU của Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ý tưởng này là nỗ lực tập thể.

Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas gọi chiến lược này là "sự kiện thú vị trong sử sách". Bà nói đùa rằng một ngày nào đó bà sẽ mô tả những gì diễn ra trong hồi ký của mình.

Khi tin tức về việc đàm phán về tư cách thành viên EU của Ukraine được đưa ra, không khí trong phòng họp báo - nơi hàng trăm phóng viên quốc tế đang đưa tin về thượng đỉnh EU - đã chuyển từ tỉnh táo sang hưng phấn chỉ trong vài giây.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel, người chủ trì cuộc họp, đã đến nói chuyện với các nhà báo - chủ yếu là để tự chúc mừng mình về "thời điểm lịch sử thể hiện sức mạnh của Liên Hiệp Châu Âu".

uk4

Ông Charles Michel chủ trì hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Châu Âu về việc Ukraine xin gia nhập EU

Ngay sau đó, ông Orban đăng một video lên mạng xã hội, mô tả quyết định này là "hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và sai lầm".

Vậy tại sao ông lại để điều đó xảy ra ?

Thủ tướng Hungary biện minh cho quyết định bỏ phiếu trắng của mình bằng cách nói rằng ông đã "dành 8 giờ để thuyết phục họ không làm điều này". Ông cho biết các nhà lãnh đạo EU khác muốn đạt được điều đó một cách "điên cuồng", vì vậy ông đồng ý với họ rằng ông sẽ mặc kệ mối nguy hiểm và để họ tự lo liệu.

Trên thực tế, các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU là một loạt các vấn đề cần cân nhắc thận trọng và mang tính kỹ thuật. Sẽ mất nhiều năm trước khi Ukraine sẵn sàng gia nhập khối. Và ông Orban biết rằng ông vẫn còn nhiều cơ hội để ngăn chặn quá trình này.

Nhưng nếu các nhà lãnh đạo EU cho rằng Thủ tướng Hungary bất ngờ rơi vào tình thế khó khăn thì họ lại phải thất vọng.

Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào khoảng 02g30 sáng, sau khi ông Orban sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn quyết định cụ thể hơn và cấp bách hơn nhiều là gửi gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ USD) cho Kyiv.

Đây không phải là lần đầu tiên ông sử dụng quyền phủ quyết để giành được những nhượng bộ cho Budapest - chẳng hạn như miễn trừ nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng ông chưa bao giờ ngăn cản một thỏa thuận của EU.

Hành động của ông Orban không mấy suôn sẻ với Tổng thống Pháp Macron.

"Hungary được tôn trọng trong cuộc họp này của Hội đồng Châu Âu. [Orban] đã được lắng nghe. Sự tôn trọng này bao hàm trách nhiệm và vì vậy tôi mong đợi ở Viktor Orban trong những tháng tới rằng… ông ấy sẽ cư xử như một người Châu Âu và không bắt tiến bộ chính trị của chúng ta làm con tin", ông Macron nói.

Nhưng Balazs Orban, giám đốc chính trị của ông Viktor Orban (hai người không phải họ hàng), cho biết Hungary không tống tiền EU, và trên thực tế thì ngược lại.

uk5

Viktor Orban được coi là đồng minh của tổng thống Nga Putin và đã gặp ông ở Bắc Kinh vào tháng 10/2023

Ông ngụ ý rằng Thủ tướng Hungary sẽ chỉ bắt đầu hợp tác nếu EU giải ngân khoản tiền 20 tỷ euro cho Hungary, vốn bị đóng băng vì lo ngại về nhân quyền và tham nhũng ở nước này.

"Chúng tôi không hiểu tại sao chúng tôi không thể tiếp cận 100% nguồn vốn tài chính", ông nói thêm.

Hungary muốn có số tiền đó trước khi đồng ý chi thêm cho Ukraine.

Bất chấp kịch tính ngoại giao đằng sau hậu trường, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng giải pháp về tiền mặt cho Ukraine có thể được giải quyết vào đầu năm tới, bằng cách đưa ông Orban vào cuộc hoặc buộc gói viện trợ cho Kyiv phải được thông qua mà không có sự ủng hộ của ông.

EU đã chuẩn bị giải quyết vấn đề phủ quyết của Hungary nếu cần thiết, chẳng hạn bằng cách cho phép tất cả các nước EU ngoại trừ Hungary cung cấp tài trợ song phương cho Ukraine ngoài ngân sách EU vào năm 2024.

Việc một quốc gia Châu Âu trì hoãn quyết định về tiền của EU không phải là chưa từng có : Các nhà ngoại giao ở Brussels đã quen với việc hỗ trợ các thỏa thuận và thỏa hiệp. Và khi nói đến Ukraine - một quốc gia bị lôi kéo vào cuộc chiến ngay trước cửa EU - khối này rất muốn chứng tỏ rằng họ sẽ sát cánh cùng Kyiv, bao lâu cũng được.

Khi được hỏi làm thế nào để thuyết phục ông Orban thay đổi lập trường về Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cười và nói rằng ông sẵn sàng đón nhận các đề xuất.

Sofia Bettiza

Nguồn : BBC, 16/12/2023

**************************

Liên Âu bất ngờ đạt thỏa thuận mở đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova

Trọng Nghĩa, RFI, 15/12/2023

Tại hội nghị thượng đỉnh mở ra vào hôm qua, 14/12/2023, ở Bruxelles, Liên Hiệp Châu Âu đã bất ngờ thông qua được một cách nhanh chóng thỏa thuận mở đàm phán với Ukraine để kết nạp nước này vào khối. Cho dù đã liên tiếp đe dọa sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ thỏa thuận này, thủ tướng Hungary rốt cuộc đã chọn phương án không bỏ phiếu, trong lúc toàn bộ 26 thành viên còn lại đều bỏ phiếu tán đồng.

uk6

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel thông báo với giới truyền thông về việc mở đàm phán gia nhập kết nạp Ukraine và Moldova vào Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 14/12/2023. AP - Virginia Mayo

Cùng với Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu cũng bật đèn xanh cho Moldova mở đàm phán gia nhập, đồng thời cấp cho Gruzia quy chế ứng viên vào Liên Âu.

Theo thông tín viên RFI tại Bruxelles, thỏa thuận nói trên đã đạt được một cách chóng vánh bất ngờ chỉ sau vài tiếng đồng hồ thương thuyết, trong khi mọi người lo ngại thượng đỉnh sẽ phải kéo dài với những cuộc đàm phán khó khăn với thủ tướng Hungary Viktor Orban. Dù ông Orban chưa hẳn đã chịu thua trên vấn đề Ukraine, nhưng thỏa thuận đạt được hôm qua được xem là một thành công cho Liên Hiệp Châu Âu.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet phân tích :

"Rốt cuộc ông Viktor Orban đã quyết định không phủ quyết mà sử dụng phương án được gọi ở đây là "bỏ phiếu trắng mang tính xây dựng". Thủ tướng Hungary rời phòng họp vào lúc 26 lãnh đạo còn lại quyết định cho mở đàm phán gia nhập với Ukraine.

Ông Orban vẫn coi quyết định này là một điều phi lý, nhất là vì đối với ông, Ukraine chưa đáp ứng được ba trong số bảy tiêu chí cần thiết ban đầu là quyền dành cho các nhóm thiểu số, chống tham nhũng và ảnh hưởng của những đại tài phiệt.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có một giai đoạn thứ hai, có thể là vào tháng Ba tới đây, khi một hội nghị liên chính phủ giữa 27 nước ấn định khuôn khổ các cuộc đàm phán. Điều đó đặt ra một thời hạn mới để tiếp tục đánh giá việc tuân thủ tất cả các tiêu chí sơ bộ.

Dù sao đi nữa, thỏa thuận hôm qua là một thành công đối với Liên Hiệp Châu Âu, vốn muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ chính trị dành cho Ukraine, một tín hiệu gởi đến chính người dân Ukraine cũng như cho cả tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tín hiệu đó được củng cố thêm bằng quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Moldova và trao cho Gruzia tư cách quốc gia ứng viên vào Liên Âu".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dĩ nhiên đã thở phào nhẹ nhõm khi đón nhận tin vui từ Bruxelles. Đối với ông, đó là một "chiến thắng cho Ukraine" và "cho toàn bộ Châu Âu".

Pháp và Đức, hai đầu tàu của Liên Âu, cũng tỏ thái độ hài lòng. Đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, quyết định của Liên Âu là "phản ứng hợp lý, công bằng và cần thiết", trong lúc thủ tướng Đức nói đến một "dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ… mang lại một triển vọng" cho Ukraine.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Hoa Kỳ, nước ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga cũng tuyên bố vui mừng. Trên mạng xã hội, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Joe Biden, đã "hoan nghênh quyết định lịch sử của EU về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova".

Về phía Nga, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov hôm nay cho rằng việc kết nạp Ukraine và Moldova "sẽ gây mất ổn định" cho Liên Hiệp Châu Âu vì những nước này "không đáp ứng các tiêu chí".

Trọng Nghĩa

***********************

Kiev kêu gọi Liên Âu khẩn trương giải tỏa ngân sách viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine

Thùy Dương, RFI, 16/12/2023

Sau khi thủ tướng Hungary Viktor Orban cản trở Liên Âu trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev, hôm qua 15/12/2023, Bộ Ngoại giao Ukraine ra thông cáo kêu gọi Bruxelles có biện pháp giải tỏa viện trợ 50 tỉ euro cho Ukraine ngay trong tháng Giêng 2024 để Kiev có thể nhận được khoản tiền mà Liên Âu đã hứa và càng sớm càng tốt.

u8

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Kiev, Ukraine, ngày 04/11/2023. AP - Efrem Lukatsky

Tại Bruxelles, hôm qua chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, cũng khẳng định bằng mọi giá sẽ tìm ra giải pháp giải tỏa viện trợ cho Ukraine.

Về phía tổng thống Ukraine, trong video thường nhật phát trên mạng xã hội, ông Zelensky khẳng định sẽ làm mọi điều trong quyền hạn của mình để đưa Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn và tự tin hơn cả về sự ủng hộ quốc phòng, tài chính và chính trị. Tổng thống Ukraine trong những ngày qua đã liên tục có những chuyến đi đến Mỹ, Đức, và sang cả Na Uy để tìm hiếm sự trợ giúp mới về quân sự và tài chính trong bối cảnh sự hỗ trợ của Liên Âu và Mỹ trong những tháng qua có dấu hiệu chững lại do chiến tranh Gaza, trong khi Nga giành được một số ưu thế.

Thủ tướng Hungary Orban được dư luận trong nước ủng hộ

Nhìn sang Hungary, chiến lược của thủ tướng Viktor Orban tại thượng đỉnh Liên Âu vừa qua nhìn chung được người dân hoan nghênh, không chỉ là những cử tri vốn dĩ ủng hộ ông.

Từ Budapest, thông tín viên Florence La Bruyère cho biết thêm chi tiết :

"Tiền của người Hung đóng thuế sẽ không được chuyển đến Ukraine". Câu nói đắc thắng này của Viktor Orban, người đã chặn viện trợ của Châu Âu cho Ukraine, xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông mà thủ tướng Hungary kiểm soát.

Mandiner, một tờ báo bảo thủ chạy tựa "Viktor Orban đã thắng trên mọi mặt". Trên kênh truyền hình công, một nhà phân tích ủng hộ quan điểm của thủ tướng : "Chúng ta không thể mở các cuộc đàm phán với Ukraine. Trong hoàn cảnh bình thường, Ukraine dường như cũng không đủ điều kiện là ứng viên gia nhập khối, huống hồ là vào thời chiến !"

Ilona, một người dân Budapest ủng hộ Viktor Orban, hoàn toàn đồng ý với thủ tướng. Bà nói : "Thủ tướng rất kiên quyết. Ông ấy có thể trông thấy trước nhiều điều. Cho Ukraine gia nhập Liên Âu quả là một ý tướng kỳ quặc của Bruxelles. Ukraine đang bị tàn phá. Liên Âu không thể kiếm soát tình hình".

Ngay cả những người đối lập với Viktor Orban cũng tỏ vẻ hoài nghi (về việc để Ukraine gia nhập Liên Âu). Balazs, một người không muốn chúng tôi ghi âm câu trả lời, cho rằng nếu Ukraine gia nhập Liên Âu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ông nói : "Ukraine cũng như Hungary thôi, mà Bruxelles thì đã có quá nhiều vấn đề với Hungary rồi".

Thùy Dương

****************************

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraine

Phan Minh, RFI, 15/12/2023

Mặc dù đạt được thỏa thuận mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine, nhưng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 14/12/2023, đã không thuyết phục được thủ tướng Hungary Viktor Orban bật đèn xanh trong việc trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev.

uk77

Một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đang trao đổi với nhau trong ngày đầu họp thượng đỉnh tại Bruxelles, Bỉ, 14/12/2023. Reuters – Yves Herman

Từ Bruxelles, đặc phái viên Daniel Vallot giải thích :

Viktor Orban tỏ ra cứng rắn về khoản hỗ trợ tài chính khi ông muốn các nước thành viên viện trợ trực tiếp cho Ukraine mà không thông qua quỹ chung của khối. Điều này rất khó thực hiện và nhất là sẽ khiến Kiev chịu nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, Charles Michel, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, đêm qua cho biết các cuộc thảo luận mới về vấn đề này sẽ được tiến hành vào đầu năm tới.

Mặc dù vấp phải sự cản trở của thủ tướng Hungary, các nhà lãnh đạo Châu Âu mong muốn gửi một thông điệp ủng hộ rõ ràng tới Ukraine, vào thời điểm hết sức quan trọng, khi nước này đang phải đối mặt với khó khăn kép : phản công thất bại và hỗ trợ tài chính của Mỹ dường như chững lại, một tin xấu đối với Volodymyr Zelensky.

Tuy nhiên, tổng thống Ukraine hôm qua đã phát biểu qua video với các nhà lãnh đạo Châu Âu và đạt được điều quan trọng nhất mang tính biểu tượng, đó là việc khởi động các cuộc đàm phán để Ukraine gia nhập Liên Âu - điều mà cho đến 24 giờ trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, mọi người vẫn không nghĩ là có thể thực hiện được.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Reuters, Sofia Bettiza, Trọng Nghĩa, Thùy Dương, Phan Minh
Published in Quốc tế

Nguồn : Người Việt Channel, 04/10/2023

Additional Info

  • Author Hoàng Bách, Nguyễn Gia Kiểng, Đinh Xuân Quân
Published in Video

Lộ mặt thật sau cuộc xâm lăng, các dân biểu Ukraine thân Nga vẫn an nhiên tự tại

Le Figaro ngày 02/08/2022 nói về cuộc sống hiện nay của những dân biểu Ukraine thân Nga. Sau khi quân Nga tràn sang, một số chạy sang phía kẻ thù, số khác vẫn ở lại Quốc hội.

thannga1

Ảnh tư liệu : Tài phiệt Ukraine Viktor Medvedchuk (giữa), lãnh đạo đảng OPZJ phát biểu tại trụ sở sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Kiev ngày 21/07/2019. AP - Efrem Lukatsky

Những nhân vật hy vọng có chân trong chính quyền bù nhìn

Trên một đại lộ nhộn nhịp ở trung tâm Kiev, khó thể tìm được trụ sở của đảng "Nền tảng đối lập – Vì cuộc sống" (OPZJ), một tòa nhà không bảng hiệu. Khi nhà báo Pháp hỏi đường, một người láng giềng đã trả lời : "Những kẻ đó lẽ ra đã phải vào tù". Phải nói rằng đảng thân Nga không được mấy cảm tình tại Ukraine, với những nhân vật được cho là sẽ lên làm lãnh đạo một chính phủ ngụy quyền – trong tính toán của Kremlin chiếm được Kiev chỉ trong ba ngày.

Vào thời điểm trước cuộc xâm lăng, các đảng thân Nga là lực lượng đối lập thứ nhì trong Rada (Quốc hội Ukraine) với 44/423 dân biểu. Ngay trước khi những quả bom Nga rơi đầy xuống các thành phố Ukraine tháng 2/2022, họ vẫn không ngừng kêu gọi thương lượng và tổng tuyển cử. Nhưng chỉ trong một đêm, tất cả đã đảo lộn. Dân chúng nhìn Moskva bằng cặp mắt khác, kể cả tại miền đông nói tiếng Nga. Hội đồng An ninh Quốc gia cho ngưng hoạt động tất cả lực lượng chính trị có liên quan đến Nga, và tháng 6/2022 một đạo luật chính thức cấm hoạt động.

Dân biểu thân Nga kêu gọi thả bom nguyên tử xuống Kiev

Mỗi một người trong số 44 dân biểu thân Nga trên đây có cuộc sống khác nhau trong chiến tranh, khoảng 12 người rời Ukraine trước khi quân Nga tràn sang. Dân biểu Ilya Kiva một ngày trước cuộc xâm lăng đã loan báo trong một video bằng tiếng Nga "Nhân dân Ukraine cần được giải phóng". Nay đã bị tước tư cách dân biểu và bị truy nã, ông ta sống thoải mái trong một thành phố dành riêng cho giới tinh hoa ở gần Moskva, hoặc ở Tây Ban Nha, di chuyển bằng xe địa hình chống đạn. Từ một phòng tập thể thao hay sân golf, Kiva gởi đi những video đả kích Ukraine, thậm chí kêu gọi thả bom nguyên tử xuống Kiev.

Dù nam giới từ 18 đến 60 tuổi bị cấm ra khỏi nước, nhưng những dân biểu khác kín tiếng hơn vẫn đang sống ở nước ngoài, như Serhiy Lyovoshkin, Vadym Stolar, Ihor Abramovich. Tờ báo Ukrainska Pravda gọi đó là "tiểu đoàn Monaco" - những chính khách và doanh nhân Ukraine sống lưu vong một cách đế vương ở vùng Côte d’Azur (Pháp). Tháng 6/2022, tờ Nice Matin còn thuật lại vụ một người trong số này đã dùng chất nổ để đào hồ bơi trong biệt thự ở Cap Ferrat.

Lợi dụng dân chủ để phá hoại dân chủ

Nhưng không phải ai cũng gặp may. Tài phiệt Viktor Medvedchuk, chủ tịch đảng đã chạy trốn được trong những điều kiện mờ ám tháng 3/2022 dù bị quản thúc vì "phản quốc", rồi bị tình báo Ukraine bắt lại được vào tháng 4/2022. Sau nhiều tháng thương lượng, người cha đỡ đầu của con gái Putin đã được trao đổi lấy các chiến binh Azov ở Mariupol,

Tổng cộng trong số 19 dân biểu đã bị bãi miễn có 11 người của OPZJ, số khác vẫn giữ nguyên tư cách dù ở nước ngoài. Hơn phân nửa dân chúng muốn tước quyền tất cả những đại biểu này, nhưng các điều kiện ở Ukraine rất nghiêm ngặt : chỉ khi nào dân biểu mất tích, qua đời, bỏ quốc tịch hay có lệnh của tòa án. Nhà phân tích Oleksandr Salizhenko của tổ chức Chesno chuyên về minh bạch chính trị cho biết : "Trong thời gian chờ phiên tòa, có thể lên đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu, dân biểu vẫn có được mọi quyền lực liên quan đến vai trò của mình, được dự họp và biết được các bí mật Nhà nước…".

Nhà chính trị học Volodymyr Fessenko nói : "Điều này chứng tỏ Ukraine là một quốc gia dân chủ, nhưng lại đặt ra vấn đề về an ninh". Cơ quan Chesno đã tổ chức một cuộc triển lãm trên mạng, tập hợp những truyền đơn, áp-phích tuyên truyền của nhiều đảng phái thân Nga kể từ 1991. Triển lãm này cho thấy "Trong suốt nhiều năm dài, những thông điệp của họ không hề khác với tuyên truyền của quân đội thù địch đã tràn sang Ukraine hôm 24/02/2022".

Tình báo phương Tây chiêu mộ người Nga 

Về phía phương Tây, Le Figaro cho biết các cơ quan tình báo đang tìm cách tuyển dụng những người Nga phản chiến.Trong một môi trường mà sự bí mật không chỉ là quy định mà còn là nỗi ám ảnh, Richard Moore, giám đốc cơ quan tình báo Anh MI6 tuần trước tại Praha đã đề nghị người Nga hợp tác với tình báo phương Tây, trở thành nguồn cung cấp tin hoặc gián điệp đôi. Trước hết đây là một hoạt động truyền thông, nhưng theo một người thông thạo lãnh vực này, thì "Những điệp vụ hoàn hảo nhất đều là kết quả của những vụ đào thoát".

Ông Richard Moore nói : "Ngày nay, nhiều người Nga kinh hoàng nhìn thấy những người lính nước mình tàn phá một đất nước anh em. Trong tâm khảm, họ hiểu rằng những luận điệu của Putin là dối trá". Ông khẳng định cánh cửa luôn mở rộng để chào đón họ, bảo đảm tính bí mật và chuyên nghiệp, nhằm "chấm dứt đổ máu". Giám đốc CIA William Burns cũng cho rằng tâm trạng bất bình hiện nay là "cơ hội chỉ đến một lần trong một thế hệ".

Tình báo Mỹ đưa ra những thông điệp bằng tiếng Nga trên mạng xã hội và nhất là Telegram vốn được người Nga ưa chuộng, để giải thích cách liên lạc với CIA thông qua dark web. Một video đăng trên YouTube khơi dậy lòng ái quốc của người Nga, thuyết phục rằng họ không phản bội tổ quốc khi cung cấp thông tin về bộ máy quân sự của Vladimir Putin. Tuy các chuyên gia về tình báo nghi ngờ kết quả của chiến dịch này, nhưng ít nhất đã gây hoang mang cho Moskva.

Dacha, nơi dân Nga tạm lánh không khí chiến tranh

Trên lãnh vực xã hội, trong loạt bài mùa hè, Le Figaro nói về "Dacha, nơi trú ẩn muôn năm của người Nga". Với Covid và nay là chiến tranh ở Ukraine, hơn bao giờ hết nhiều người Nga coi đây là nơi tạm lánh những vấn đề thời sự căng thẳng.

Theo Viện thăm dò VTsIOM, một phần ba dân Nga sở hữu một căn nhà ở quê hoặc một mảnh đất. Sau Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945) do thiếu thốn thực phẩm, chính quyền quyết định cấp cho dân những mảnh đất nhỏ để tự cung tự cấp vì Nhà nước không lo nổi. Quyền sở hữu đất vẫn thuộc về chế độ cộng sản, không được cất nhà, chỉ cho phép một nhà kho nhỏ để dụng cụ. Khi Liên Xô sụp đổ, đất được tư hữu hóa, những khu vườn nho nhỏ trở thành nhà nghỉ.

Mùa hè này, 30% dân Nga dự định đi nghỉ ở dacha, tỉ lệ cao nhất từ 20 năm qua ; để tiết kiệm, do khó ra nước ngoài và cũng để tránh không khí nặng nề ở thành phố. Tờ báo kể ra trường hợp của Vania và Katia một cặp vợ chồng hưu trí từ Moskva về. Tuy đã tẩy chay các kênh truyền hình do Kremlin kiểm soát, họ vẫn không tránh khỏi những người láng giềng luôn tin vào tuyên truyền.

Hôm thì một người hàng xóm khẳng định tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đã bị thương nặng, hôm thì người khác cam đoan Mỹ đã tung những con muỗi nhiễm độc đến chích lính Nga… Họ than thở: "Một số tiền khổng lồ đã được đổ ra để tuyên truyền. Nhưng chúng tôi tin rằng Nga sẽ thất bại : không thể một mình chống lại cả thế giới".

Ảnh hưởng ở Châu Phi giảm: Pháp đánh giá sai sự lũng đoạn của Moskva

Còn tại Châu Phi, "Sự giảm sút ảnh hưởng của Pháp và phương Tây khiến Nga hưởng lợi" - theo Le Figaro. Sáu ngày sau vụ đảo chánh ở Niger, hôm qua các công dân Pháp ở Niamey nhận được tin nhắn SMS của Đại sứ quán Pháp thông báo chiến dịch di tản bằng hàng không sẽ được tiến hành lập tức.

Sau khi rút khỏi Mali, Trung Phi và Burkina Faso, âm thầm tái lập ảnh hưởng tại Niger, Paris ngỡ rằng đã chận được "nạn dịch" nổi dậy ở Châu Phi nói tiếng Pháp. Nhưng giờ đây Pháp lại mất đồng minh chính trong khu vực là tổng thống Bazoum của Niger, chứng tỏ thuyết domino phiên bản Nga đang tiếp tục. Niger không chỉ là điểm tựa của chiến dịch chống khủng bố ở Sahel, mà còn là nhân tố chiến lược trong cuộc chiến đấu chống quân thánh chiến – mang tính quyết định cho tương lai của vùng Sahel và Libya, và cần thiết để ngăn chặn luồng di dân bất hợp pháp vào Châu Âu.

Cũng như trong vụ xâm lăng Ukraine, sai lầm của Pháp là không đánh giá đúng mức ảnh hưởng Nga. Cùng với việc can thiệp quân sự vào Georgia, Ukraine và Syria, bành trướng sang Trung Đông, Kremlin còn kích hoạt những kênh thao túng thời Liên Xô ở Châu Phi, đầu tư ồ ạt cho quyền lực mềm và tuyên truyền. Hơn nữa Kremlin còn "bảo hiểm nhân thọ" cho các chế độ độc tài Châu Phi bị người dân chống đối.

Giải pháp nào cho sự hiện diện quân sự và chính trị của Pháp tại Niger và các nơi khác ? Paris không thể đứng về phía phe đảo chánh, nhưng nếu rút đi sẽ tạo lỗ hổng an ninh cho Châu Âu. IFRI nêu ra nghịch lý : vào lúc ảnh hưởng xuống thấp, Paris lại càng bị chỉ trích ở Châu Phi và cho rằng Pháp không rút ra được bài học từ Libya, Iraq và Afghanistan.

Trung Quốc thúc đẩy kinh tế, hạn chế xuất kim loại hiếm để trả đũa Mỹ

Nhìn sang Châu Á, Les Echos chú ý đến việc Bắc Kinh tung ra hàng loạt biện pháp đẩy mạnh kinh tế. Kế hoạch mới chưa được công bố chi tiết, nhưng nhằm hỗ trợ nhu cầu nhà ở, lãnh vực văn hóa, du lịch đang rất đáng thất vọng, và "tiêu thụ xanh". Các công ty tư nhân được tạo điều kiện vay tiền, được hứa giao đất xây dựng ; nới lỏng cho lãnh vực công nghệ sau hai năm bị siết chặt. Trước mắt, đây là một làn gió mát, nhưng về lâu về dài những thách thức căn bản như dân số và sự lệ thuộc vào nhu cầu thế giới khiến hy vọng tăng trưởng mạnh khó thành sự thực.

Le Figaro quan tâm đến việc "Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm". Trong khi phương Tây muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh bèn đẩy họ vào chân tường bằng cách áp đặt giới hạn xuất khẩu những kim loại tối cần cho kỹ nghệ. Kể từ hôm qua 01/08, các nhà xuất khẩu gallium và germanium của Trung Quốc phải có được giấy phép ghi rõ nơi đến cuối cùng và việc sử dụng những kim loại này. Trung Quốc chiếm đến 94% sản lượng gallium toàn cầu, hiện diện trong các bảng vi mạch, đèn LED, tấm quang điện ; và 83% germanium dùng cho cáp quang và hồng ngoại - Những công nghệ quan trọng cho kỹ nghệ xanh và vũ khí. Đây là một sự ăn miếng trả miếng trong "chiến tranh chip bán dẫn" với Hoa Kỳ, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ cho Washington vì nhu cầu của Mỹ thấp, còn Châu Âu lại bị kẹt vào gọng kềm.

Dấu hiệu đáng khích lệ ở Miến Điện

Tại Đông Nam Á, Le Monde, Les Echos  La Croix cùng chú ý đến việc bà Aung San Suu Kyi hôm qua được tập đoàn quân sự Miến Điện ân xá một phần. Bị kết án 33 năm tù vì 19 tội danh, cựu lãnh đạo Miến Điện 78 tuổi chỉ được giảm 6 năm tù và 5 tội danh. Một nhà báo Miến Điện nhận định, trước áp lực quốc tế, tập đoàn quân sự cố làm một "cử chỉ đẹp". Lowy Institute cho rằng tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng là kết quả đáng chú ý về mặt vận động ngoại giao, trong bối cảnh phong trào kháng chiến càng lúc càng tỏ ra cương quyết hơn.

Botox và "Zoom boom"

Covid kết thúc, doanh số các nhà bào chế sút giảm, nhưng nhà sản xuất Botox thì ngược lại. Từ khi phong tỏa, nhu cầu dùng Botox bùng nổ khi người ta phát hiện những nếp nhăn trên mặt khi sử dụng ứng dụng Zoom để làm việc từ xa. Thu nhập của công ty dược AbbVie (Mỹ) - với chi nhánh Allergan kiểm soát thương hiệu Botox - tăng vọt, trong đó Hoa Kỳ chiếm phân nửa thị trường thế giới. Nhờ hiệu ứng "Zoom boom", doanh số bán Botox sáu tháng đầu năm nay lên đến 2,8 tỉ đô la.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Ở Ukraine, nhiều công việc trùng tu mang tính biểu tượng đã bắt đầu cuối tuần qua ở trung tâm thủ đô. Chính quyền Kiev đã quyết định "phi cộng sản hóa" công trình ấn tượng nhất thành phố : Dỡ bỏ búa liềm gắn trên bức tượng Mẹ Tổ Quốc. Tượng đài khổng lồ, được đặt ở trung tâm thành phố từ thời kì Xô Viết kể kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến thế giới thứ 2, đã gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. 

Từ Kiev, thông tín viên Staphane Siohan tường trình. 

"Bức tượng Mẹ Tổ Quốc với 62m chiều cao, được dựng trên đồi bên bờ sông Dniepr, là một trong những biểu tượng của Kiev. Hình ảnh một người phụ nữ bảo vệ tổ quốc, một tay cầm gươm và tay kia cầm lá chắn. Hoàn thành năm 1981, được khánh thành bởi cựu tổng bí thư Leonid Brejnev, bức tượng thuộc bảo tàng lịch sử của Ukraine trong chiến tranh thế giới thứ 2. Khu tượng đài này vốn chịu ảnh hưởng lịch sử Xô Viết, nhưng giờ đây cũng là biểu tượng ca ngợi tinh thần kháng chiến của Ukraine chống xâm lăng Nga. 

tuong1

Bức tượng Mẹ Tổ Quốc, Kiev, Ukraine. AP - Dmitriy Rogulin

Mùa hè năm nay, sau khi trưng cầu ý kiến người dân qua internet, Bộ Văn hóa Ukraine đã quyết định giữ lại bức tượng này với kiến trúc đặc trưng thời Liên Xô nhưng là một phần cảnh quan của người dân Kiev. Mặt khác, chính quyền quyết định bỏ búa liềm, các biểu tượng của chế độ cộng sản, được hàn trên tấm chắn, để thay thế vào đó bằng cây đinh ba, biểu tượng quốc gia của Ukraine. 

Công việc chỉnh sửa bắt đầu vào thứ Bảy, ở trên cao, và sẽ được hoàn thành trước ngày 24 tháng 8, ngày Quốc khánh. Sau đó, tượng đài Mẹ Tổ Quốc sẽ được đổi tên thành tượng Mẹ Ukraine". 

Thanh Hiếu

Additional Info

  • Author Thanh Hiếu
Published in Quốc tế

Ukraine thắng lớn tại G7 nhưng lùi ở Bakhmut

Hội nghị thượng đỉnh G7 là thắng lợi ngoại giao rất lớn của tổng thống Zelensky : Ukraine trở thành chủ đề trung tâm, được Mỹ bật đèn xanh cho việc chi viện F-16. Cùng thời điểm, Wagner tuyên bố chiếm được Bakhmut sau khi đã mất ít nhất 20.000 mạng lính. Nhìn toàn cảnh địa chính trị, Les Echos nói về "Trật tự tam cực mới của thế giới" thay cho quan điểm lưỡng cực xưa nay.

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất ngờ đến Hiroshima dự hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 20/05/2023 bằng chuyên cơ của chính phủ Pháp, từ sáng kiến của Paris. AP

Chiến tranh Ukraine thành trọng tâm G7 : Chiến thắng lớn của Zelensky

La Croix nhận định "Thượng đỉnh G7 là thắng lợi ngoại giao của Volodymyr Zelensky", ông được hứa hẹn viện trợ thêm vũ khí và có được sự ủng hộ "không gì lay chuyển nổi". Le Figaro cũng cho rằng đây là "Hoạt động ngoại giao mang lại rất nhiều lợi ích cho Volodymyr Zelensky".

Tổng thống Ukraine hiện diện khắp nơi, trước hết tại Châu Âu rồi đến Saudi Arabia với các nước Ả Rập, và G7 với những cường quốc kinh tế và đại diện các nước "phương Nam". Trong khi đó Vladimir Putin bị cô lập, tẩy chay và không dám đi đến một số nước vì lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Hình ảnh Volodymyr Zelensky – vị tổng thống được truyền thông chú ý nhiều nhất thế giới - thảo luận với lãnh đạo các đại cường và ông chủ điện Kremlin cố thủ tại nhà với niềm an ủi duy nhất là quân Nga vào được một thành phố đã thành bình địa, có thể tóm tắt tình hình hiện tại.

Theo Le Figaro, việc Volodymyr Zelensky đích thân đến Hiroshima đã đặt cuộc chiến tranh Ukraine vào trung tâm tranh luận ở G7, trên cả cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Nỗ lực bền bỉ của ông, sự anh dũng của quân đội, phong trào kháng chiến của người dân Ukraine, cùng với áp lực từ một số nước Châu Âu khiến Mỹ bớt ngần ngại. Zelensky là đầu tàu đã cuốn phương Tây theo với những tiến triển của một lịch sử ngày càng được viết ra nhanh chóng. Vòng công du của tổng thống Ukraine trước cuộc phản công đã gặt hái nhiều thành công, mà việc Mỹ bật đèn xanh cho việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 mà Kiev mong đợi từ lâu là chiến thắng quan trọng của Zelensky.

Chuyến đi bất ngờ từ đề nghị của Pháp để gặp các nước "trung lập"

Bực tức khi thấy Volodymyr Zelensky hiện diện ở G7, Nga ra thông báo lên án khối này mời "người đứng đầu chế độ Kiev" đến để "biến Hiroshima thành nơi tuyên truyền". Nhưng theo Les Echos, chính để phản bác tuyên truyền của Kremlin mà Zelensky đã đến Nhật, bởi vì tổng thống Ukraine đã gặp gỡ hầu hết các nhà lãnh đạo G7 vài ngày trước đó ở Châu Âu. Đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cần trao cho Zelensky cơ hội tiếp xúc với những nước nói muốn hòa bình nhưng lại đứng ngoài xa.

Les Echos cho biết thêm về chuyện hậu trường. Tối Chủ nhật trước đó tại Elysée, Emmanuel Macron đã đề nghị một ván bài tẩy với Volodymyr Zelensky : mời ông đến dự G7, và thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng có cùng ý tưởng. Theo Macron, gặp trực tiếp lãnh đạo các nước vẫn đang thuận theo Moskva thay vì qua video "có thể thay đổi tình thế". Đến giữa tuần, phía Kiev liên lạc nhờ Paris giúp cho việc di chuyển. Một chiếc A330 mang màu cờ Pháp cùng với cựu đại sứ Pháp ở Kiev đã đến Ba Lan, và đưa ông Zelensky bắt đầu vòng công du bất ngờ. Trước hết là 4 giờ bay đến Saudi Arabia dự thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập, rồi thêm 14 giờ để đến Hiroshima. Được báo tin rất trễ, chính phủ Nhật khá vất vả để sắp xếp lại chương trình nghị sự vốn đã dày đặc, tất cả lãnh đạo G7 và Úc, Hàn Quốc đều sẵn sàng gặp song phương.

Tuy nhiên, Libération nhận thấy "ở Nhật Bản, Zelensky không thuyết phục được những nước "trung lập"". Đối với Les Echos, "tại Hiroshima, Zelensky gặp khó khăn khi thuyết phục các nước mới nổi đứng về phía mình". Tuy có được cuộc đối thoại với tổng thống Indonesia Joko Widodo, Zelensky vẫn không có dịp tương tự với thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông cũng không gặp tổng thống Brazil Lula, mà theo Brasilia là vì "không sắp được lịch". Dấu hiệu tích cực nhất là thủ tướng Ấn Độ cho đến nay vẫn "trung lập", đã tỏ ra cởi mở hơn, hứa sẽ làm mọi cách để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.

Bakhmut đã thất thủ ?

Trên chiến trường Ukraine, các báo đều có những nhận xét về tình hình Bakhmut. Libération La Croix cùng ghi nhận "tại Bakhmut, Nga tuyên bố chiến thắng", Les Echos thấy rằng "Nga và Ukraine tranh giành việc kiểm soát thành phố hoang tàn", Le Figaro cho là "Bakhmut bị chiếm, Ukraine sẵn sàng tấn công tiếp". Chiến thuật của Ukraine để chuẩn bị bao vây Nga, hoặc là thất bại sau mười tháng chiến đấu ngoan cường.

Thủ lãnh Wagner tuyên bố đã kiểm soát toàn bộ thành phố, từ nay đến 25/05 sẽ lục soát và chuyển giao cho quân đội Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nghi ngờ khả năng này, vì rút đi đội quân đang ở sát bên đối thủ rất phức tạp, khó thể thực hiện chỉ trong vài ngày. Có lẽ Yevgeny Prigozhin muốn sớm thoát ra khỏi lò sát sinh này. Đã nhiều lần ông ta nói rằng chiếm được Bakhmut, nhưng lần này dường như là thật. Theo một số nhà quan sát, Prigozhin và nhóm Wagner được Vladimir Putin giao cho nhiệm vụ chiếm cho được Bakhmut bằng mọi giá.

20.000 mạng lính Nga : Cái giá quá đắt để chiếm một thành phố nhỏ

Trong bài phóng sự dài, đặc phái viên Le Figaro tả lại cuộc di tản của những thường dân cuối cùng còn lại vào đêm 16 và 17/05, khi những chiến binh Ukraine tiếp tục bảo vệ một số tòa nhà ở rìa thành phố. Trung sĩ Roman Sinkievitch thuộc lữ đoàn cơ giới số 93 cho biết những trận đánh ở đây hết sức ác liệt. Từ 2014, họ đã quen với một cuộc chiến tiêu hao chủ yếu dựa vào đấu pháo, nhưng tại Bakhmut lại là cận chiến. Những trận đánh có thể khởi động bất kỳ lúc nào, không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu mất một tòa nhà, phải lui ngay về con đường kế cận.

Timothy Shpara, một quân nhân từng bị thương kể lại : "Tình hình rất đáng sợ. Các drone của địch bay cùng khắp trên bầu trời, có thể nhận ra ta bất kỳ lúc nào và đổ xuống một trận mưa đạn pháo. Mỗi lần bắn hạ các lính Nga, họ nổi điên rót pháo gấp đôi". Chưa kể những tòa nhà đang trú ẩn có nguy cơ sụp đổ, chôn vùi những người lính, và đạn phốt-pho gây cháy của Nga. Những người bảo vệ Bakhmut từ nhiều tuần qua chỉ có thể ra vào ban đêm, dùng thiết giáp vượt qua những cánh đồng, hay chạy vài trăm mét để đến vị trí.

Nhưng theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, dù bị bao vây ba tháng qua, họ đã thành công trong việc rút lui có kiểm soát. Cựu tổng thống Petro Porochenko nói rằng "Bakhmut đã hoàn tất nhiệm vụ" khi giúp tiêu diệt hàng mấy chục ngàn lính Nga. Tướng Oleksandr Syrsky, tư lệnh lục quân, khẳng định "Wagner tiến vào Bakhmut như những con chuột chạy vào bẫy". Ông nêu ra cuộc "bao vây chiến thuật". Oleksander Yabchanka, người lính của đơn vị Gonor cho biết : "Việc Bakhmut bị chiếm không thay đổi gì nhiều, chúng tôi đã giành được những điểm cao ở trên và có thể dội pháo xuống phía địch". 

Chiến đấu cơ cho Ukraine và bài học quá khứ

Trong bài xã luận, cây bút Anne Sinclair trên Libération nhấn mạnh "Vâng, cần phải có chiến đấu cơ cho Ukraine". Từ nhiều tuần, qua những camera gắn ở đầu súng hoặc trên nón sắt của các chiến binh, người ta chứng kiến hàng mấy chục ngàn người lính mỗi bên ngã xuống vì vài mét đất giành được rồi mất đi. Những hình ảnh trông thấy hằng đêm có thể gây mất ngủ.

Và trong khi Bakhmut dần sụp đổ như thời Đệ nhất Thế chiến, chính tại thành phố có 100.000 người chết năm 1945, Hiroshima, mà tổng thống kiêm chiến binh xông pha trên mọi mặt trận, Volodymyr Zelensky đến gặp các nhà lãnh đạo G7. Và Hoa Kỳ bật đèn xanh cho việc chuyển giao F-16 và huấn luyện phi công ở Châu Âu. Một châu lục một lần nữa phải chịu đựng chiến tranh, một Châu Âu biết rằng chính ở Bakhmut, Soledar, Kherson, hay mai đây là Odessa chẳng hạn, mà định mệnh của Châu Âu được quyết định.

Cần phải sát cánh để Ukraine còn tiếp tục trụ được, để vũ lực không thể chiến thắng, để không thể có cuộc chiến tổng lực trong thế kỷ 21. Ukraine phải thắng và Putin phải bại trận. Hồi năm 1936, các chính phủ Châu Âu run sợ, nghĩ rằng có thể tránh được chiến tranh khi từ chối giúp đỡ Tây Ban Nha. Mặc cho những lời kêu gọi "phi cơ cho Tây Ban Nha", người ta để phe cộng hòa bị quân Franco đè bẹp, nhằm có được một nền hòa bình giả tạo. Giờ đây nhất thiết phải có được chiến đấu cơ cho Ukraine, bất chấp những rủi ro, bất chấp dư luận lo âu, hay "chiến tranh lan rộng", vì họ chiến đấu cho cả châu lục.

Trên 410 tỉ euro để tăng cường quân đội Pháp

Về phía Pháp, nhân dịp luật ngân sách quân sự được đưa ra thảo luận tại Quốc hội từ hôm nay, La Croix chạy tựa "quân đội, chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh tương lai". Ngân sách quốc phòng sẽ được tăng mạnh, những lãnh vực được củng cố là tình báo, không gian, chiến tranh mạng và máy bay không người lái. Le Figaro nhấn mạnh "tương lai của quân đội đang trong tay Quốc hội". Libération đăng ảnh những người lính khai hỏa đại bác với dòng tít lớn : "Vũ khí : Những vụ làm ăn béo bở của chiến tranh".

Nhật báo thiên tả trong bài xã luận "món lợi bất ngờ" đánh giá cuộc xâm lăng Ukraine đã làm thay đổi quan điểm về nhu cầu vũ trang của Pháp, cần phải có thêm nhiều drone, radar, giám sát điện tử, hỏa tiễn, đạn, tình báo, tăng cường kho dự trữ chiến lược. Nhưng tờ báo thắc mắc do có nhiều món chi "cổ điển" trong ngân sách khổng lồ 413,3 tỉ euro rải ra trong bảy năm, và tỏ ra nghi ngờ kỹ nghệ vũ khí vì giá đội lên rất cao so với những kiểu cũ. Nhật báo công giáo La Croix hình dung ra "Quân đội Pháp sẽ như thế nào vào năm 2030 ?", nhấn mạnh đến "hợp tác". Paris không thể đơn thương độc mã, mà cần kết hợp chặt chẽ với các cường quốc phương Tây khác.

Thế giới tam cực : Trật tự quốc tế mới

Nhìn toàn cảnh địa chính trị, Les Echos nhận định về "Trật tự tam cực mới của thế giới". Theo tác giả Dominique Moïsi, cách nhìn một thế giới lưỡng cực, trong đó Đông và Tây đối đầu, không phản ánh được thực tế vốn phức tạp hơn nhiều. Một thế giới tam cực đang xuất hiện, mỗi cực tuân theo những quy luật riêng.

Ở phương Tây, do Hoa Kỳ không còn hào quang đạo đức và ưu thế kinh tế như thời chiến tranh lạnh, vị thế cân bằng hơn giữa các thành viên so với lúc Đệ nhị Thế chiến vừa chấm dứt. Không chỉ do Châu Âu hay "phương Tây Châu Á" như Nhật Bản, Hàn Quốc có trọng lượng hơn, mà là Mỹ giảm bớt sự hiện diện. Nhà báo Mỹ gốc Ấn Fareed Zakaria trong cuốn "Thế giới hậu Hoa Kỳ" xuất bản năm 2008, trùng với Thế vận hội Bắc Kinh, không nhấn mạnh đến sự xuống dốc của Hoa Kỳ mà là sự thăng hạng của các nước khác nhất là Trung Quốc.

Trong hội nghị Hội Đồng Toàn Châu Âu vừa kết thúc tại Iceland cách đây vài ngày, Anh Quốc và Hà Lan đã có những quyết định can đảm hơn Hoa Kỳ, khi ủng hộ việc giao chiến đấu cơ F-16 cho Kiev, khiến Washington rốt cuộc bớt do dự. Tuy đoàn kết trước mối đe dọa từ Nga, nhưng phương Tây lại không thống nhất trước Trung Quốc.

Phương Nam : Thêm một cực bên cạnh phương Đông và phương Tây

Cực thứ hai là phương Đông - phía sau Trung Quốc và Nga, nhưng giữa các nước này không có sự cân bằng như phương Tây, và Trung Quốc ngày càng thống trị. Cuộc xâm lăng Ukraine đã đẩy nhanh quá trình Nga trở thành chư hầu của Trung Quốc, ngược hẳn với thập niên 50 và 60. Một điểm khác nữa : trước kia Liên Xô và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa xã hội, nay là chế độ toàn trị. Một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và phương Đông chăng ? Nhưng nay Trung Quốc đã thay cho Liên Xô, và ngược với Moskva, Bắc Kinh là cường quốc về nhiều phương diện chứ không chỉ quân sự.

Và các nước phương Nam ngày nay không đơn giản là các quốc gia không liên kết xưa kia, cả về kinh tế, chiến lược lẫn dân số. Một người khổng lồ mới là Ấn Độ đã xuất hiện, được cả Mỹ, Châu Âu lẫn Nga chú ý, trở thành lãnh đạo của cực này. Trong thời chiến tranh lạnh trước đây, "không liên kết" có nghĩa là từ chối chọn lựa giữa phương Đông xã hội chủ nghĩa và phương Tây tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, đó là một phương Nam muốn phục thù phương Tây thực dân xưa kia.

Các nước phương Tây cần ý thức về một thế giới mới gồm ba cực, không chỉ quảng bá những giá trị của mình với phương Nam, mà còn phải tỏ ra gương mẫu về dân chủ, khiêm tốn và thực tế hơn, vì không còn nắm giữ tất cả những lá bài như những thế kỷ trước.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế
Trang 1 đến 3