Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc cáo buộc hai nước Đông Nam Á đang "kết bè kết lũ" khi mở rộng hợp tác lực lượng hải cảnh hai nước ở Biển Đông.

canhbao1

Một tàu bảo vệ bờ biển Philippines (phải) đi ngang qua một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, gần Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh : AFP

Trung Quốc thường xuyên thể hiện rõ rằng họ phản đối "kết bè kết lũ", hay các nước cùng nhau chống lại, thách thức hoặc thậm chí làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc.

Tuần này, họ chỉ trích thỏa thuận được ký kết giữa Philippines và Việt Nam nhằm mở rộng hợp tác giữa lực lượng hải của hai nước và ngăn chặn các sự cố ở Biển Đông.

Cáo buộc Manila "tiếp tục các hành động khiêu khích ở Biển Đông" tờ báo lá cải Hoàn Cầu Thời Báo cho biết Philippines đã cố gắng thành lập một "bè phái nhỏ" bằng cách ký thỏa thuận với Việt Nam.

Tờ báo cho biết hành vi của Manila "sẽ làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực này và phá hoại niềm tin chính trị giữa tất cả các bên liên quan".

Một thuật ngữ có hàm ý tiêu cực trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, "bè phái" từng được hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã định nghĩa trong một báo cáo là "liên minh khu vực chống Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương".

canhbao2

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos (trái) và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương tại Hà Nội ngày 30/1. Ảnh : AFP

Đây cũng là một thuật ngữ chung được Bắc Kinh sử dụng khi cảm thấy bị cô lập hoặc bị đe dọa, hoặc trong những thời điểm hành vi họ bị chỉ trích.

Vào năm 2021, khi các nhà lãnh đạo của Bộ tứ – Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ – gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh nhằm "đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích nhóm này vì "hình thành các bè phái nhỏ khép kín", cho động thái này là "chắc chắn là cách phá hủy trật tự quốc tế".

Giữa những cáo buộc của Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ là Liz Truss rằng Trung Quốc đã không lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022, Trung Quốc cho biết các quy tắc quốc tế không nên được xác định bởi một "bè phái hoặc khối" nhất định.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Li Shangfu cho biết khu vực cần hợp tác cởi mở và toàn diện chứ không phải "các nhóm nhỏ tư lợi và độc quyền".

canhbao3

Sau khi các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản gặp nhau tại Trại David vào tháng 8/2023, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố gắng khơi dậy Chiến tranh Lạnh ở Châu Á - Thái Bình Dương thông qua "các bè phái nhỏ”. Ảnh : AP

Tháng 8 năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gặp nhau tại Camp David, cam kết tăng cường an ninh đồng thời chỉ trích các động thái "nguy hiểm và hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố khơi dậy Chiến tranh Lạnh ở Châu Á – Thái Bình Dương thông qua nhiều "bè phái" khác nhau.

Vào tháng 12, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp những người đồng cấp Australia và Anh để đạt được thỏa thuận mới về tăng cường hợp tác công nghệ và chia sẻ thông tin, China Daily đã đăng một dòng tiêu đề với nội dung: "Những dấu hiệu hoàn hảo và kiêu ngạo của bè lũ Aukus".

Mặc dù có thể hiểu được Trung Quốc rõ ràng có cảm giác bị bao vây, nhưng điều cần lưu ý là loại "bè phái" mà Trung Quốc phản đối trong những năm gần đây là do các cường quốc phương Tây hoặc Châu Âu hùng mạnh với "các giá trị chung" thành lập.

Các quốc gia này hợp tác song song với các đồng minh ở Châu Á và Thái Bình Dương – chủ yếu là Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – những quốc gia có chung các giá trị dân chủ và hầu hết đều có nền kinh tế phát triển.

Với hợp tác tuần này giữa Philippines và Việt Nam, rõ ràng hai nước Đông Nam Á không có giá trị hay hệ tư tưởng chung, nhưng họ có mong muốn chung là tự vệ trước Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cả hai đều có truyền thống phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng, đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam có hàng hóa sản xuất tại Việt nam phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nói cách khác, hai quốc gia này có rất ít hoặc không có động cơ để khiêu khích hoặc chọc giận Trung Quốc để chịu nguy cơ bị trả đũa.

Tuy nhiên, Việt Nam và Phipippines đã cùng nhau thiết lập đường dây liên lạc nóng và chia sẻ thông tin giữa quân đội hai bên trong bối cảnh các cuộc giao tranh với Bắc Kinh đang diễn ở Biển Đông.

Phương thức hoạt động của "bè phái"này đã thay đổi, từ các quốc gia phương Tây mạnh hơn cùng nhau chống lại Trung Quốc, đến các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn cũng hành động tương tự, và được cho là có nguy cơ lớn hơn đối với nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn của họ.

Trong khi Bắc Kinh sẽ tiếp tục công khai tố cáo việc "kết bè kết lũ" dưới bất kỳ hình thức nào, thì trong thâm tâm họ nên tự hỏi tại sao các nước láng giềng nhỏ hơn lại tập hợp lại để thách thức chính quyền Trung Quốc dù các nước nhỏ này không hề "nguy hiểm" và gần như không có hoặc không mong muốn "phá hủy trật tự quốc tế"

Maria Siow

Nguyên tác : South China Sea: Vietnam and Philippines aren’t a ‘clique’ out to ‘sabotage’ Beijing, SMCP, 02/02/2024

Anh Khoa biên dịch

Nguồn : VNTB, 05/02/2024

Published in Diễn đàn

Ai sẽ giúp Việt Nam nếu bị Trung Quốc uy hiếp trực tiếp trên Biển Đông ?

Diễm Thi, RFA, 10/08/2023

Hôm 5/8/2023, tàu hải cảnh Trung Quốc đã phun vòi rồng vào các tàu Philippines chở hàng tiếp tế cho toán thủy quân lục chiến đồn trú trên chiếc tàu mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây. Phía Philippines tố hành động của Trung Quốc là nguy hiểm và phi pháp. Phía Trung Quốc tố ngược lại là Philippines đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, đã không thực hiện lời hứa trục kéo chiếc tàu mắc cạn ra khỏi bãi ngầm.

vietphi1

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 14/5/2024 - Reuters

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines lên án mạnh mẽ các hành động nguy hiểm của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Đức và Canada. Trong một tuyên bố vào ngày 5/8/2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định nước này sát cánh cùng đồng minh Philippines và khẳng định "một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào các tàu công vụ, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines, sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung theo điều IV Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippines năm 1951".

Hồi tháng 5 vừa qua, Hoa Kỳ đưa ra bản "Hướng dẫn phòng thủ song phương" với Philippines, trong đó ghi cụ thể rằng các cam kết theo hiệp ước song phương sẽ được kích hoạt nếu một trong hai bên bị tấn công ở trong chính Biển Đông và kể cả khi các tàu tuần duyên bị nhắm mục tiêu.

Vụ việc vừa xảy ra tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines làm dấy lên câu hỏi, nếu Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp với hành động tương tự thì quốc gia nào sẽ đứng về phía Việt Nam, ủng hộ Việt Nam chống lại Trung Quốc ?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, nêu nhận định của ông với RFA :

"Nếu xảy ra với Việt Nam thì Liên Hiệp Quốc và một số nước bạn bè như Nhật Bản hay Liên Minh Châu Âu sẽ can thiệp bằng cách lên tiếng. Trong ASEAN thì có thể có Philippines, Indonesia, nhiều lắm là có thêm Malaysia. Còn những nước khác trong ASEAN sẽ không lên tiếng, ví dụ như Campuchia, Lào hay Singapore. Mỹ cũng sẽ lên tiếng nhưng Việt Nam và Mỹ chưa phải là đồng minh cho nên phản ứng của Mỹ chỉ trong giới hạn nào đó hết mức của pháp lý quốc tế cho phép mà thôi.

Nếu Việt Nam có quan hệ đồng minh với một nước nào đó thì chắc chắn lúc đó họ mới giúp Việt Nam bằng cách can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Hiện Việt Nam không có quan hệ đồng minh với ai cả.

Nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam chắc chắn sẽ có những nước gần đấy ủng hộ Việt Nam. Thậm chí họ sẽ có những sự giúp sức trực tiếp bằng quân sự. Nước đó có thể là Nhật Bản. Mà khi Nhật Bản giúp Việt Nam đánh kẻ xâm lược, mà kẻ xâm lược đó đánh Nhật Bản thì họ lọt bẫy đồng minh giữa Nhật và Mỹ".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông :

"Có một điều đặc biệt là Mỹ lên tiếng rất mạnh mẽ, các nước Phương Tây cũng ủng hộ Philippines nhưng ASEAN chưa lên tiếng chính thức về hành động của Trung Quốc. Điều đó gây ngạc nhiên cho giới quan sát trên thế giới. Nếu như Việt Nam bị Trung Quốc có hành động giống như với Philippines vừa qua thì liệu có ai lên tiếng ủng hộ Việt Nam hay không ?

Nên nhớ rằng, Việt Nam nhiều lần tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông thì Mỹ và các nước phương Tây đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, nhưng không ai lên tiếng bảo vệ hay ủng hộ chủ quyền của Việt nam. Họ quan niệm rằng, vấn đề chủ quyền của Việt Nam với Trung Quốc hay với các nước khác cần đem ra tòa án quốc tế để giải quyết".

vietphi2

Tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu tiếp tế của Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 5/8/2023. Reuters

Bãi Cỏ Mây cách đảo Palawan của Philippines 105 hải lý, nằm ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ. Philippines tuyên bố bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trái phép hầu hết Biển Đông thông qua yêu sách đường chín đoạn và nói bãi Cỏ Mây là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Trong năm 2020, ngoài một vài quốc gia ASEAN gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, một số các quốc gia Phương Tây cũng có những động thái tương tự.

Đầu tháng 6/2020, Hoa Kỳ gửi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông với lý do yêu sách của Bắc Kinh không phù hợp với luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển năm 1982. Úc hôm 23/7/2020 cũng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 và thể hiện lập trường ủng hộ Mỹ.

Giữa tháng 9/2020, Pháp, Đức và Anh đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một công hàm chung bác bỏ "các quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông, lập luận rằng những quyền này không phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Về việc nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ, hôm 29/7/2023, Reuters đã dẫn nguyên văn lời Tổng thống Biden rằng : "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, hết sức mong muốn gặp tôi khi tôi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20. Vị này muốn nâng quan hệ với chúng tôi lên làm một đối tác quan trọng, cùng với Nga và Trung Quốc".

Hội nghị thượng đỉnh khối các nước G20 sẽ diễn ra vào tháng 9/2023 tại Ấn Độ.

Mới đây hôm 9/8/2023, tại một buổi gây quỹ cho Đảng Dân Chủ ở tiểu bang New Mexico, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông sẽ sớm đến thăm Việt Nam vì Việt Nam muốn nâng tầm quan hệ và trở thành một đối tác lớn với Hoa Kỳ.

Nhận định về việc này, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói với RFA :

"Đây là một cơ hội thuận tiện, bây giờ hoặc không bao giờ, Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ để tìm chỗ đứng bảo vệ an ninh cho mình. Tôi thấy rằng, không phải Nhà nước Việt Nam chủ trương theo Mỹ, dựa vào Mỹ hay liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc, hay chống lại bất cứ nước nào trên thế giới. Mà Việt Nam đang thấy quyền lợi song trùng giữa Mỹ và Việt Nam.

Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương để triển khai Ấn Độ Dương Thái Bình Dương rộng mở. Việt Nam thì có nhu cầu bảo vệ an ninh của mình trước sức ép của Trung Quốc.

Tôi thấy rằng, cái mà Việt Nam cần làm là cái quan hệ với Mỹ trong tháng 9 này như thông tin Tổng Thống Mỹ Biden tuyên bố. Và đó cũng là mong muốn của bao người dân Việt Nam".

Hồi tháng 4 năm 2023, tại một cuộc gặp ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ để cùng các đối tác của Hoa Kỳ ở Châu Á đoàn kết chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông.

Mong muốn cam kết và một hiệp ước phòng thủ chung như của Philippines và Hoa Kỳ là một cách biệt khá lớn.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 10/08/02023

****************************

Gia căng thng vi Trung Quc, Tổng thống Philippines nhm ký tha thun hàng hi vi Vit Nam

VOA, 10/08/2023

Tng thng Philippines Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. hôm th Năm (10/8) nói rng Philippines mong mun ký mt tha thun vi Vit Nam nhm tăng cường hp tác hàng hi Bin Tây Philippines (Bin Đông), gia bi cnh căng thng đang gia tăng gia nước này vi Trung Quc trong tun qua sau khi tàu hi cnh Trung Quc dùng vòi rng bn vào các tàu tiếp tế ca Philippines ti Bãi C Mây Bin Đông vào ngày 5/8.

vietphi3

Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr.

Truyn thông Philippines cho biết trong cuc hi đàm vi Đi s Vit Nam ti Philippines Hoàng Huy Chung, Tng thng Ferdinand Marcos Jr. nói mt tho thun hàng hi vi Vit Nam s mang li "s n đnh" và giúp đi mt "d dàng hơn" vi "nhng thách thc chung" trong tranh chp lãnh th Bin Đông.

Tuyên b được đưa ra trong cuc đin đàm chia tay vi Đi s Vit Nam sp mãn nhim Hoàng Huy Chung ti Manila, theo thông cáo t văn phòng ca ông Marcos.

"Bây gi chúng ta s bt đu tho lun v tha thun mà chúng ta có gia Philippines và Vit Nam, tôi nghĩ đây là mt điu rt, rt quan trng nó s là mt phn rt, rt quan trng trong mi quan h ca chúng ta và nó s mang li yếu t n đnh đi vi các vn đ mà chúng ta đang thy hin nay Bin Đông", Politiko dn li Tng thng Philippines nói.

Theo li ông Marcos, tha thun s đánh du "mt bước tiến rt ln" trong quan h gia hai quc gia Đông Nam Á.

Vic Manila cân nhc ký tha thun vi Hà Ni din ra trong bi cnh căng thng trên bin đang leo thang gia Philippines và Trung Quc. Quan h song phương gia Bc Kinh và Manila đã đi xung do nhng tranh chp Bin Đông.

vietphi4

Tàu chiến mc cn Sierra Madre Bãi C Mây.

S vic gn nht din ra hôm 5/8. Philippines cáo buc Trung Quc gây hn Bin Đông khi hi cnh ca h s dng vòi rng và thc hin các hành đng được cho là nguy him đi vi các tàu Philippines ch hàng tiếp tế cho các binh sĩ trên chiếc tàu Sierra Madre mc cn t thi Thế chiến th hai ti Bãi C Mây.

Philippines đã gi công hàm phn đi ti Trung Quc v v vic "vi phm lut pháp quc tế".

Ngược li, phía Trung Quc cáo buc Philippines không gi li ha "rõ ràng" là s di di con tàu mà Manila đã cho neo đu vào năm 1999 đ cng c yêu sách lãnh th ca mình ti mt trong nhng khu vc tranh chp nht trên thế gii.

Đáp li, Philipines nói h chưa bao gi ha vi Trung Quc v vic di di con tàu và tuyên b ca Bc Kinh ch là "sn phm trong trí tưởng tượng nhm phc v cho tt c nhng ý đ và mc đích ca h".

Trong cuc nói chuyn vi Tng thng Philipines, Đi s Hoàng Huy Chung cm ơn ông Marcos vì s hp tác ca Philippines "liên quan đến li ích chung Bin Tây Philippines và ngăn chn các s c vùng bin Philippines", trang Yeni Safak tường thut.

Ông Chung cũng nói vi ông Marcos rng Ch tch Vit Nam Võ Văn Thưởng bày t lòng biết ơn ti ông Marcos và chính ph Philippines vì đã hp tác cht ch vi Vit Nam, đc bit là vì li ích chung ca hai quc gia Bin Đông và ngăn chn các s c tiếp theo vùng bin Philippines.

Trong khi đó, ông Marcos nói rng mt tha thun "tt vng chc" có li cho c hai nước và giúp đi đu vi "nhng thách thc chung" trong tranh chp lãnh th Bin Đông "d dàng hơn".

Manila dưới thi ca Tng thng Marcos, người va lên nhm chc vào năm ngoái, đã có nhng bước đi kiên quyết và thng thng trong vic đi phó vi Trung Quc trên Bin Đông. Philippines được cho là nghiêng hn v phía M khi cho phép quân đi M tiếp cn nhiu căn c quân s hơn trước.

Nguồn : VOA, 09/08/2023

***********************

Thủ thuật "dư luận chiến" trong vụ Manila Times nói Việt Nam quân sự hóa Biển Đông

RFA, 08/08/2023

Hôm 1/8/2023, ở Manila, thủ đô Philippines, xảy một vụ biểu tình của một nhóm nhỏ người Philippines phản đối Việt Nam "quân sự hóa" một số đảo ở Biển Đông. Theo một số chuyên gia, sự kiện này và một số hoạt động tuyên truyền của hai tờ báo Manila Times và Manila Bulletin ở Philippines trước đó có dấu hiệu của một hoạt động "dư luận chiến" kiểu Trung Quốc. 

vietphi5

Tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu tiếp tế Philippines hôm 5/8/2023 tại Bãi Cỏ Mây (minh họa) - Reuters

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, một giáo sư ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, trong một nghiên cứu cấp nhà nước về "Một số vấn đề về Tam chủng Chiến pháp của Trung Quốc ở Biển Đông" thực hiện năm 2021, Tam chủng Chiến pháp của Trung Quốc bao gồm "chiến tranh pháp lý", "chiến tranh tâm lý" và "chiến tranh dư luận". Ba loại hình chiến tranh này được Đảng Cộng sản và Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức phê chuẩn năm 2003. Trong đó, chiến tranh dư luận (hay "dư luận chiến") là sử dụng các công cụ truyền thông đa dạng khác nhau để làm suy yếu ý chí và gây chia rẽ đối phương, trong khi đó tăng cường sức mạnh tinh thần và tạo sự đoàn kết về mặt xã hội và chính trị cho Trung Quốc. 

Ông Josh Kurlantzick , nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), một viện nghiên cứu tại New York, từng công bố cuốn sách "Chiến dịch Chiếm lĩnh Truyền thông Toàn cầu của Trung Quốc : Chiến dịch giành ảnh hưởng bất đối xứng của Trung Quốc ở Châu Á và trên thế giới", vào tháng 12/2022. Cuốn sách này nghiên cứu toàn diện về chiến lược tuyên truyền quốc tế của Trung Quốc, trong đó có chiến thuật thao túng các hãng truyền thông nước nước ngoài để phục vụ cho "dư luận chiến". 

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét rằng, nhìn chung chiến thuật "dư luận chiến" của Trung Quốc thường pha trộn thông tin thật và thông tin giả trong cùng một bản tin. Đó là cách tạo ra tình huống nhập nhằng giữa hư và thực, lấy cái thực để tạo niềm tin, khiến cho công chúng qua đó tin vào cái giả, vì họ bị rơi vào tình huống thật giả lẫn lộn. Ông cho rằng hai sự kiện truyền thông của Manila Times và Manila Bulletin vào cuối tháng 7, 2023, mô tả Việt Nam như là bên gây ra bất ổn trên Biển Đông có thể là một hình thức như vậy. 

Bí ẩn văn bản mà Manila Times sử dụng 

Cuối tháng 7/2023, tờ báo Manila Times ở Philippines liên tiếp đăng 2 bài nói Việt Nam "quân sự hóa" Biển Đông. Trong đó bài thứ nhất  "Việt Nam tăng cường quân sự hóa ở Biển Tây Philippines" (RFA chú thích : Biển Tây Philippines là Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), đăng ngày 16/7, chỉ nêu mơ hồ về nguồn tin là "theo các tài liệu của dự án chính phủ bị rò rỉ cho tờ báo Manila Times". 

Sau đó, đến ngày 27/7, tờ báo này đăng tiếp bài thứ hai,  nêu rõ tài liệu họ sử dụng là tài liệu "Quy hoạch hệ thống công trình xây dựng trên đảo Phan Vinh và đảo Tiên Nữ thuộc quần đảo Trường Sa", (được Manila Times dịch ra tiếng Anh là "Planning of Construction Projects on Pearson Reef and Pigeon Reef in Spratly Islands",) một văn bản được cho là của Quân chủng Hải quân do Tư lệnh Hải quân Trần Thanh Nghiêm ký ngày 27/3/2023. 

Một nhà nghiên cứu quốc tế về vấn đề Biển Đông được yêu cầu ẩn danh vì lí do an ninh đã cho RFA tham khảo văn bản này. Nhà nghiên cứu cho biết nó được cung cấp bởi một số nguồn tin Philippines.

RFA đặt câu câu hỏi với một số nhà nghiên cứu về vấn đề Biển Đông để kiểm chứng tính xác thực của tư liệu và thông tin mà Manila Times đưa ra. 

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhà nghiên cứu Trần Bằng, nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Paris 2 Pantheon – Assas, nhận xét với RFA rằng văn bản này có rất nhiều dấu hiệu để đặt dấu hỏi về tính xác thực của nó. 

Thứ nhất, một văn bản liên quan đến kế hoạch xây dựng cơ sở quân sự thì chắc chắn là văn bản mật, nhưng văn bản này không có dấu mật. Thứ hai, trong phần "căn cứ" để ra quyết định của các văn bản chính quy của Việt Nam, các văn bản của lãnh đạo nhà nước có tính chất là chính sách tổng quan, là những chỉ đạo chung, sẽ được liệt kê trước, văn bản và ý kiến của các cấp thực thi sẽ được liệt kê tiếp theo. Nhưng văn bản này liệt kê một văn bản của Quân chủng Hải quân trước ý kiến kết luận của Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương, và ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương được liệt kê trước văn bản Quyết định về chính sách chung của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, con dấu ở cuối văn bản bị mờ, có dấu hiệu rõ ràng là được scan lại, trong khi phần chữ của văn bản thì không có dấu hiệu của một văn bản được scan lại. Con dấu do đó chuyển thành màu hồng trong khi con dấu của Việt Nam có màu đỏ tươi. 

Ngoài ra, văn bản có những câu sai ngữ pháp tiếng Việt một cách cơ bản, ví dụ như câu sau đây : "Tăng cường kiểm soát đối với tuyến đường biển, gây thêm sức ép về an ninh quốc phòng đối với các nước có tranh chấp tại khu vực".  Câu này được Manila Times dịch sang tiếng Anh, trích dẫn để chứng minh tính chất "hung hăng" của Việt Nam :"This is of long-term strategic significance since the control of waterways can be strengthened and military pressure to neighbor countries can be increased", it said in the document".  Tuy nhiên, hai nhà quan sát nêu trên cho rằng câu tiếng Việt là câu cụt (thiếu chủ ngữ), một hiện tượng khó thấy ở một văn bản cấp Bộ Quốc phòng. 

Văn bản nói trên cũng đề cập đến kinh phí xây dựng đảo và quy số tiền ra đồng đô la. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cũng lưu ý rằng ngay cả hợp đồng kinh tế bình thường ở Việt Nam cũng bị cấm sử dụng USD, cho nên sẽ khó hiểu khi một văn bản của Hải quân Việt Nam quy tổng kinh phí từ tiền Việt ra đồng USD tương đương, trong khi người thực thi xây dựng là "Công binh Hải quân" chứ không liên quan đến nước ngoài. 

Trích dẫn văn bản nào : râu ông nọ cắm cằm bà kia ?

Bài báo thứ hai của Manila Times (ngày 27/7/2023), khi trích dẫn văn bản được cho là của Tư lệnh Hải quân Trần Thanh Nghiêm nêu trên, cho biết văn bản này dẫn "căn cứ" là một "Quyết định" của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam : "Quyết định 1492/QĐ-TTg do Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành về Đề án Quy hoạch tổng thể phát huy năng lực quản lý, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030". Tuy nhiên, RFA nhận thấy trên trang web của Chính phủ Việt Nam, Quyết định mang số 1492/QĐ-TTg là một quyết định về phòng cháy chữa cháy, không liên quan đến Biển Đông, Trường Sa hay vấn đề quân sự nào khác. 

Mặt khác, trong văn bản được cho là của Tư lệnh Hải quân Việt Nam mà Manila Times sử dụng, quyết định được cho là ban hành về "Đề án Quy hoạch tổng thể phát huy năng lực quản lý, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030" lại mang số hiệu 1537/QĐ-Ttg ngày 10/11/2021. 

Một lần nữa, RFA không tìm thấy trên website của Chính phủ Việt Nam quyết định nào mang số hiệu số 1537/QĐ-Ttg được ban hành vào năm 2021. RFA chỉ tìm thấy hai văn bản mang số hiệu như vậy, Quyết định số 1537/QĐ-Ttg năm 2007 và Quyết định 1537/QĐ-Ttg năm 2015. Cả hai đều không liên quan đến quân sự và biển đảo.

Nhà nghiên cứu Trần Bằng nhận xét rằng chúng ta chưa thể bác bỏ hoàn toàn, nhưng chỉ cần với các chi tiết sai nêu trên thì có thể đặt nghi vấn đây là những nội dung được dàn dựng cho một mục đích nào đó. 

vietphi6

Hình chụp vệ tinh Đảo Phan Vinh do Việt Nam nắm giữ thuộc quần đảo Trường Sa. Hình : CSIS/AMTI

Chiến thuật thực ảo lẫn lộn ? 

Bài báo hôm 16/7 trên tờ Manila Times viết rằng : "các thực thể ở Biển Tây Philippines được cho là sẽ bị Việt Nam quân sự hóa bao gồm Đá Hizon (Pearson), Đá Pigeon (Tennent) và Đá Maskardo (Barque Canada)". Bài viết cho biết Việt Nam "chiếm đóng các thực thể này" từ lâu 1987 và 1988, và trích dẫn nguồn tin dấu tên nói rằng : 

"Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng "công sự bí mật, công sự chỉ huy, công sự hỏa lực, công sự kho vũ khí, hệ thống giao thông hào, giao thông hào và các hạng mục chiến thuật liên quan" tại các vùng lãnh thổ nêu trên".

Nguồn tin nói thêm với The Manila Times rằng chính phủ Việt Nam sẵn sàng gửi người đến các thực thể địa lý này, nơi họ sẽ thiết lập nơi cư trú.

"Họ nghĩ rằng việc xây dựng các công trình quân sự và dân sự và đưa người dân đến sống ở các đảo [sẽ chứng minh rằng] những đảo đó thuộc về họ", nguồn tin cho biết".

Những thông tin nêu trên đã xen kẽ thông tin đúng với thông tin sai. Thông tin Việt Nam chiếm giữ các thực thể trên từ lâu là đúng, nhưng thông tin cho rằng đến bây giờ mới bắt đầu lên kế hoạch "quân sự hóa" chúng trong tương lai là sai. Truyền thông Việt Nam từ lâu đã cho biết các thực thể này đã có quân đội Việt Nam đồn trú. Một bản tin trên báo Thanh Niên ngày 6/6/2020 cho biết Quân đội Việt Nam đã đồn trú trên Đá Phan Vinh từ lâu và có thiết bị quân sự phòng thủ. Đá Phan Vinh còn có một ngôi chùa Việt Nam. Đá Pigeon (Tennent) tức Tiên Nữ, cũng có quân đồn trú dù quy mô nhỏ hơn (xem trên báo Đại Đoàn Kết, năm 22/1/2023.) Maskardo (Barque Canada) là Bãi Thuyền Chài, nơi Việt Nam đã đóng quân từ 1987 (theo Tiền Phong và Hà Nội Mới.) 

Về vấn đề Việt Nam từ lâu đã có quân đội đồn trú trên các thực thể địa lý này, ông Vũ Minh Trí, cựu sĩ quan Quân đội Việt Nam, nói với RFA : 

"Có tới sáu nước/vùng lãnh thổ tham gia tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, trong đó Trung Quốc là hung hãn nhất, đã nhiều lần dùng vũ lực, gây đổ máu để chiếm đóng, mở rộng vùng kiểm soát của mình, vì vậy, đối với các bên tham gia tranh chấp, việc "quân sự hoá" là cần thiết và dễ hiểu, chí ít cũng là để duy trì những gì mình đã có ở trên quần đảo này".

Như vậy, không phải như Manila Times đưa tin và nhận xét của nguồn tin ẩn danh của tờ báo này, việc Việt Nam có quân đồn trú ở một số thực thể ở Trường Sa không phải là vấn đề mới và bí mật, có tính chất "hung hăng" ("aggressively"), mà đã công khai từ lâu. 

Ông Trần Bằng cho rằng các kế hoạch kinh tế quốc phòng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa thì không phải là bí mật gì vì đã được công khai từ lâu, ví dụ tờ trình dự thảo luật công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp đã có nhắc đến. Vì vậy, chuyện cải tạo các đảo cũng không có gì mới. Một lần nữa, ông Trần Bằng nói ở đây, rõ ràng có sự đan xen giữa những thông tin đã xác thực, đã được công khai, với những thông tin làm ra vẻ như hoàn toàn mới và những thông tin không thực, có nhiều nghi vấn. 

Mặc dù đặt ra nhiều nghi vấn về tính xác thực của văn bản được cho là của Tư lệnh Hải quân Việt Nam mà Manila Times sử dụng, cả hai nhà nghiên cứu Hoàng Việt và Trần Bằng đều cẩn trọng cho rằng trừ khi cơ quan hữu quan ở Việt Nam lên tiếng, rất khó để có thể khẳng định đây là văn bản giả, nhưng cũng chưa có cơ sở để nói nó là văn bản thật. Lí do là văn bản có một số điểm đáng nghi vấn để đặt câu hỏi phải chăng nó là giả, nhưng đồng thời, những điểm nghi vấn đó vẫn có xác suất nhất định có thể tồn tại trong thực tế nên không ai có thể kết luận được gì.

Dư luận Philippines tiếp nhận thế nào ?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng có thể đặt ra nghi vấn về sự liên quan giữa hai bài báo nói trên của Manila Times (ngày 16 và 27 tháng 7, 2023) với các diễn biến chính trị ở Philippines. Sau khi Manila Times đăng liên tiếp hai bài này, nói Việt Nam lên kế hoạch "quân sự hóa" các thực thể (mà thực ra Việt Nam đã quân sự hóa từ lâu), thì xảy ra một vụ biểu tình ở Manila chống Việt Nam "quân sự hóa" Biển Đông. Vụ này xảy ra ngày 1/8, đúng ngày Thượng viện Philippines thông qua Nghị quyết lên án Trung Quốc gây bất ổn an ninh trên Biển Đông. Nhiều chuyên gia suy đoán rằng đây có thể là một cách dàn dựng để pha loãng sự chú ý tới nghị quyết của Thượng viện Philippines. Các bài báo và cuộc biểu tình phê phán Việt Nam "quân sự hóa" Biển Đông hướng mũi dùi dư luận Philippines về phía Việt Nam thay vì Trung Quốc. 

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt chỉ ra là chỉ có hai tờ báo Philippines đăng tin này : Manila Times và Manila Bulletin. Trong đó Manila Bulletin đưa tin về vụ biểu tình, kêu gọi Việt Nam "hãy hiểu tình trạng của những ngư dân Philippines nghèo khổ", "xin hãy để ngư dân của chúng tôi đánh cá nuôi sống gia đình họ". Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói cách đưa tin này gây ra ấn tượng sai lạc rằng Việt Nam mới là bên gây ra tình trạng khốn khó cho ngư dân Philippines. Do đó, có cơ sở để phán đoán rằng hai bài báo trên Manila Times và văn bản họ sử dụng có khả năng là một kiểu "dư luận chiến". Bởi lẽ, những bài viết này và thông điệp của cuộc biểu tình đã lồng chuyện giả xen kẽ với chuyện thật, gây hoang mang dư luận Philippines, bằng cách dùng một nửa sự thật để thuyết phục công chúng về chuyện không có thật. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng ngoài Manila Times và Manila Bulletin thì các báo khác của nước này đều im lặng. Còn đối với vụ tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Philippines hôm 5/8/2023 thì đồng loạt toàn bộ giới truyền thông Philippines phản đối. Ông Hoàng Việt nhấn mạnh điều đó cho thấy dư luận Philippines thực sự biết ai mới là bên thực sự gây bất ổn và gây thiệt hại cho lợi ích của Philippines ở Biển Đông.

Nguồn : RFA, 08/08/2023

Published in Châu Á

Lợi nhiều hơn hại nếu Việt Nam kiện Trung Quốc về Biển Đông (VOA, 23/09/2019)

Trong gần 2 tun nay, 9 t chc và gn 700 cá nhân đã và đang vn đng ch ký cho mt văn bnkêu gi chính quyn Vit Nam "kin Trung Quc ra tòa án quc tế" v tranh chp Bin Đông.

manila1

Hình ảnh tun duyên Trung Quc và bn đ khu vc Bãi Tư Chính trên Bin Đông. (nh chp màn hình Thanh Niên)

Một nhà nghiên cu lâu năm v Bin Đông bình lun vi VOA rng vic đưa Trung Quc ra tòa trng tài quc tế s có li cho Vit Nam nhiu hơn là có hi, song ông cũng phân tích v 2 lý do có th làm Vit Nam còn e ngi chưa tiến hành bước đi quyết đoán.

Thư kêu gọi được đưa lên mng xã hi hôm 10/9 vi nhng ch ký đu tiên ca các nhân vt có nhiu nh hưởng như nhà nghiên cu Nguyn Khc Mai, tiến sĩ Nguyn Quang A, nhà văn Nguyên Ngc, tiến sĩ Chu Ho, nguyên Giám đc S Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Đi hc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đào Công Tiến, và nhiu hc gi, nhà hot đng trong và ngoài nước, k c M, Pháp, v.v…

Bức thư xut hin trong bi cnh 2 tháng đã trôi qua k t khi tàu kho sát đa cht ca Trung Quc bt đu hot đng tại Bãi Tư Chính nm trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam t đu tháng 7.

Theo tìm hiểu ca VOA, t đó đến nay, tàu ca Trung Quc thc hin 3 đt kho sát, gây ra mt s cuc đu khu ngoi giao gia hai nước láng giềng.

Có tin đợt kho sát th 3 va kết thúc. Trang Facebook mang tên D án Đi s ký Bin Đông cho biết đi tàu Trung Quc gm tàu Hi Dương Đa Cht 8 và 4 tàu hi cnh h tng vào sáng sm ngày 22/9 "bt ng ri khi vùng đc quyn kinh tế ca Việt Nam v Đá Ch Thp".

Thông tin trên được D án Đi s ký Bin Đông đưa ra căn c vào d liu trên h thng nhn dng t đng tàu bè AIS, là h thng quc tế nhn và phát tín hiu qua v tinh đ thông báo v v trí, tc đ, hướng đi, tên tàu, s nhn dạng, kích thước tàu, v.v…

"Đây là lúc thuận li nht đ kin Trung Quc ra toà án quc tế", mt đon trong thư ca 9 t chc và gn 700 cá nhân viết, đng thi thư nhn mnh rng "đã đến lúc không th nhân nhượng đ cu mong yên bình trước s thách thc ngang ngược ca nhà cm quyn Trung Quc đi vi ch quyn quc gia".

Bức thư kêu gi chính quyn Vit Nam thc hin 3 vic gm kin nhà cm quyn Trung Quc v vic nước này "xâm phm quyn li kinh tế bin ca Vit Nam Bin Đông", bên cnh đó là đòi h "trả li các đo" ca Vit Nam thuc qun đo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quc đã cưỡng chiếm bng vũ lc, và nâng quan h đi tác toàn din vi M thành "đi tác chiến lược toàn din".

Thạc sĩ lut quc tế Hoàng Vit, mt nhà nghiên cu lâu năm v Bin Đông, nói vi VOA rng trong hai yêu cu đu tiên mà nhng người vn đng đưa ra, vic kin đòi Trung Quc tôn trng li ích ca Vit Nam có tính kh thi hơn.

Nhà nghiên cứu Hoàng Vit giải thích rằng vic đòi Hoàng Sa, Trường Sa là tranh chp v ch quyn, lãnh th, do đó nếu Vit Nam mun đưa Trung Quc ra tòa v vn đ này, nước láng ging phương bc phi đng ý là mt bên trong v kin thì mt tòa án quc tế mi có th xét x. "Nhưng đó là điều khó khăn vì Trung Quc luôn luôn t chi đưa ra tòa", thc sĩ Hoàng Vit nói.

Ngược li, Vit Nam hoàn toàn có tht hiu qu" nếu làm tương t như Philippines là kin Trung Quc ti tòa trng tài quc tế đ yêu cu đt nước có hơn 1,4 t dân phải tuân th Công ước v Lut bin Liên Hiệp Quốc, trong đó phi tôn trng vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam và dng các hành vi xâm phm, ông Hoàng Vit nói vi VOA.

Trong trường hp này, dù Trung Quc t chi ra tòa, phiên tòa vn có th thiết lp được và ra phán quyết được, theo thc sĩ Hoàng Vit.

u ý rng dù phán quyết ti tòa trng tài dù "không có giá tr thi hành" vì không có cơ quan quc tế bt buc thi hành án, song nhà nghiên cu Bin Đông này cho rng Vit Nam vn có li nếu làm như vy.

Dẫn li phán quyết ca tòa quc tế hi tháng 7/2016 v v Philippines kin Trung Quc, ông Hoàng Vit nói dù Trung Quc tuyên b không công nhn giá tr ca phán quyết song Trung Quc k t đó đã phi đi phó rt nhiu.

Ông nói thêm :

"Trong tuyên bố gn đây nht, ca người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc, Cnh Sng, ngày 18/9, h không nhc đến yêu sách đường 9 đon/đường lưỡi bò na. Có l Trung Quc thy rng phán quyết ca tòa bác b đường này, và đường này hoàn toàn vô lý, nên Trung Quc thay đi chăng. Th hai, có rất nhiu gii chc Trung Quc nhiu tng lp khác nhau, mc đ khác nhau phi tìm cách chng li phán quyết này, và điu đy cũng khiến cho Trung Quc b mt mi rt nhiu".

Một đim li khác mà Vit Nam có th xem xét, theo nhn đnh riêng ca thc sĩ Hoàng Việt, là Trung Quc đã phi "xung thang rt nhiu" sau phán quyết. Trước đây, Trung Quc khng đnh toàn b vùng Scarborough thuc ch quyn nước này, nhưng k t khi có phán quyết, Tng thng Duterte ca Philippines đã có li thế đ đàm phán v khai thác dầu khí chung vùng bin nêu trên.

"Nếu không có phán quyết, còn lâu ông Duterte mi có th đàm phán vi Trung Quc trên vùng bin này được. Nói gì thì nói, phán quyết vn có tác đng ca nó", nhà nghiên cu Hoàng Vit nói vi VOA.

Thư kiến ngh ca 9 t chc và gn 700 cá nhân cho rng các đng thái phn ng ca Vit Nam v vic Trung Quc tiến hành kho sát Bãi Tư Chính cũng như chưa kin Trung Quc ra tòa quc tế cho thy s "yếu t" ca Vit Nam.

Từ góc nhìn ca nhà nghiên cu, thc sĩ Hoàng Vit bình luận vi VOA rng Vit Nam đang vào thế khó vì có 2 điu cn tr. Ông gii thích thêm :

"Lý do thứ nht, là lý do ln, là sc ép và s đe da tr đũa t Trung Quc. Trung Quc đã gây sc ép vi Philippines rt là mnh. Chc chn vi Vit Nam, Trung Quc s làm mnh và còn căng thng hơn. Điu đy cũng chng t mt điu là nếu Trung Quc không coi phán quyết ca tòa là cái gì, ti sao Trung Quc li phi lo ngi khi Vit Nam có th khi kin. Th hai, mt s người Vit Nam cho rng trong tuyên b v đường s năm 1982 ca Vit Nam, nó còn có mt s vn đ".

Cụ th, theo ông Hoàng Vit, Vit Nam công b đường cơ s trên bin vào tháng 11/1982, mt tháng trước khi Công ước v Lut bin Liên Hiệp Quốc được ký kết, nhưng đường cơ s này vp phi s phn đi ca 10 nước trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia vì mt s đim mc không phù hp, hay mt s vin dn lch s ca Vit Nam, nht là gn vi Vnh Bc B, đã b "lc hu". Đây là nhng đim yếu mà Trung Quc có th tìm cách khai thác đ chng li v kin tim tàng của Vit Nam, ông Hoàng Vit đưa ra ý kiến.

Những người khi xướng bc thư kiến ngh Vit Nam kin Trung Quc chưa đt ra hn chót s gi thư đến chính quyn Vit Nam.

Trong khi đó, hôm 21/9, Phó thủ tướng Vit Nam Vũ Đc Đam đã gp Phó th tướng Trung Quốc Hàn Chính nhân Hi ngh thượng đnh thương mi-đu tư Trung Quc-ASEAN ti Nam Ninh, tnh Qung Tây, Trung Quc.

Nói về Bin Đông, Phó Th tướng Đam "đ ngh Trung Quc tôn trng quyn và li ích chính đáng ca Vit Nam, không đ tiếp din tình hình phức tp trên bin".

Đáp lại, Phó th tướng Trung Quc Hàn Chính khng đnh coi trng phát trin quan h láng ging hu ngh, hp tác toàn din vi Vit Nam.

******************

Philippines tập trận chiếm đảo gần Biển Đông (RFI, 23/09/2019)

Từ ngày 16/09/2019 vừa qua, quân đội Philippines đã khởi động cuộc tập trận mang tên DAGIT-PA tại ba địa điểm : Quezon City, Zambales, and Nueva Ecija, dự trù kéo dài cho đến ngày 27/09 tới đây.

manila2

Xe thiết giáp lội nước của thủy quân lục chiến Philippine trong cuộc tập trận ở Vịnh Subic, ngày 21/09/2019 TED ALJIBE / AFP

Theo giới quan sát, điểm đáng chú ý trong cuộc tập trận lần này là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Philippines đã sử dụng các phương tiện đổ bộ tấn công mới do Hàn Quốc chế tạo, trong những bài tập đổ bộ đánh chiếm đảo tại một khu vực sát cạnh Biển Đông.

Theo nhật báo Manila Bulletin, vào hôm 21/09 vừa qua, các đơn vị thủy quân lục chiến phối hợp với không quân và hải quân đã huy động các phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) mới để thực hiện một cuộc tập trận theo một kịch bản đổ bộ tái chiếm một hòn đảo.

Địa điểm tập trận là một một bãi biển ở vùng Subic Bay, đối diện Biển Đông - nơi mà Bắc Kinh đã xây dựng nhiều cơ sở quân sự trên các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 22/09, phát ngôn viên các lực lượng vũ trang Philippines, đại tá Noel Detoyato, đã khẳng định rằng cuộc tập trận không nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, hay "bất kỳ một vụ việc, hay khu vực cụ thể nào".

Theo phát ngôn viên này : "Khu vực tập trận đã được sử dụng trong thời gian dài vì tọa lạc gần các doanh trại hải quân của chúng tôi".

Còn trung tá Henry Espinosa, chỉ huy lực lượng đổ bộ Philippines thì đã cho rằng cuộc tập trận mang tính "lịch sử" vì đây là lần đầu tiên lực lượng thủy quân lục chiến Philippines sử dụng đến phương tiện đổ bộ tấn công của riêng mình.

Trước đây, binh lính Philippines cũng đã tập đổ bộ, những chủ yếu là tập trận chung với quân đội Mỹ, và sử dụng các phương tiện của Mỹ.

Theo tạp chí Quốc Phòng Anh, các loại xe đổ bộ tấn công mà Philippines tung vào cuộc tập trận lần này là loại xe mà cựu tổng thống Philippines Aquino đã đặt mua của Hàn Quốc vào năm 2016, và mới tháng Tư vừa qua mới được bàn giao.2019)

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính (RFI, 05/09/2019)

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

bien1

Chụp màn hình Twitter của South China Sea News, ngày 05/09/2019(Capture d'image @SCS-News)

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

Các nhà quan sát đều thận trọng chưa thể khẳng định nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, vì trước đây chiếc tàu khảo sát đã từng rời đi ngày 7/9 và quay lại ngày 13/9, cho thấy việc đến Đá Chữ Thập có lẽ chỉ để tiếp tế nhiên liệu và lương thực.

Theo tài khoản Đại sự ký Biển Đông trên Facebook, các tàu cảnh sát biển Việt Nam hôm nay vẫn hiện diện khá nhiều ở khu vực gần Bãi Tư Chính. Ngoài hoạt động của giàn khoan Hakuryu-5 ở lô dầu 06.1 thì mới đây, Việt Nam cũng đã đặt chân đế giàn công nghệ trung tâm Sao Vàng ở mỏ dầu Sao Vàng - Đại Nguyệt nằm sâu trong bờ biển Việt Nam.

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm vào đầu năm 1988 sau khi dùng bốn tàu chiến chặn các tàu công binh của Việt Nam tiến vào, và hiện nay Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.

Về tàu cẩu khổng lồ Lam Kình (Lanjing) của Trung Quốc, một nguồn tin độc lập chưa được kiểm chứng cho biết hôm nay chiếc tàu này đã ra khỏi lãnh hải Việt Nam, hướng về Quảng Đông.

Thụy My

******************

Phán quyết quốc tế về Biển Đông : Tổng thống Philippines thừa nhận bế tắc (RFI, 06/09/2019)

Phát biểu lần đầu tiên tối 04/09/2019 về cuộc nói chuyện giữa ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về tranh chấp Biển Đông nhân chuyến công du Bắc Kinh vừa qua, tổng thống Philippines đã công khai thừa nhận rằng ông hoàn toàn không còn cách nào khác để ép buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye.

bien2

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (ở giữa bên T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hội đàm tại Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, 29/08/2019.@ How Hwee Young/Pool via Reuters

Trong một cuộc họp báo truyền hình, tổng thống Rodrigo Duterte đã nhắc lại rằng khi ông đề cập đến phán quyết trong cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nói thẳng : "Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường".

Theo tường thuật của hãng tin Mỹ AP, khi được hỏi là ông sẽ làm gì tiếp theo, tổng thống Philippines đã bắt đầu bằng cách giải thích như sau : "Họ (Trung Quốc) đã tuyên bố rằng đó (Biển Đông) là của họ, và điều tệ hại là họ tuyên bố đó là quyền lịch sử của họ và họ đang nắm quyền kiểm soát trên tài sản của họ".

Và sau đó ông hỏi ngược lại các nhà báo : "Nếu muốn giúp đỡ bằng cách gợi ý, quý vị có gợi ý nào khác không ? Hoặc là có nghe nói hay không về một giải pháp lành mạnh nào mà không cần lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, nước đã nói rằng "Chúng tôi sẽ không nhúc nhích" ?

Từ lúc lên cầm quyền tại Philippines cho đến nay, ông Duterte đã bị một phần dư luận Philippines chỉ trích vì tạm gác việc yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài ở La Haye (Hà Lan) phủ nhận tính chất hợp pháp các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển.

Phán quyết quốc tế đó còn xác nhận quyền chủ quyền của Philippines trên một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nơi mà kế hoạch thăm dò và khai thác dầu khí dưới đáy biển của Manila đã bị trì hoãn dưới áp lực của Bắc Kinh cho rằng các vùng này là của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á